Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 87 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
87
Dung lượng
1,23 MB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN LUẬT TƯ PHÁP
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NIÊN KHÓA 2011-2015
Đề tài:
THỰC TRẠNG XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ
ĐỐI VỚI TÁC PHẨM PHÁI SINH
Giảng viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
Ths. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
Nguyễn Lê Bảo Ngọc
MSSV: 5115735
Lớp:Thương Mại 2 Khóa 37
Cần Thơ, 2014
Luận văn tốt nghiệp
Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
Lời Cảm Ơn
……
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô-Ths. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền, giảng
viên bộ môn tư pháp, khoa Luật, trường Đại Học Cần Thơ, người đã tận tình hướng dẫn
và giúp đỡ tác giả để hoàn thành luận văn này. Bên cạnh đó người viết cũng chân thành
gửi lời cản ơn đến quý thầy cô, những người đã dạy dỗ và truyền đạt kiến thức trong suốt
thời gian tác giả học tập tại trường Đại Học Cần Thơ. Đó là những kiến thức quý báo từ
những giờ lên lớp, qua đó người viết có thể vận dụng và áp dụng vào bài luận văn của
mình.
Luận văn là công trình nghiên cứu với sự tìm tòi và phân tích của cá nhân người
viết cùng sự giúp đỡ của giảng viên hướng dẫn. Mặc dù đã cố gắng hoàn thiện luận văn,
tuy nhiên do sự hạn chế về kiến thức và thời gian nên sẽ không tránh khỏi những thiếu
xót trong quá trình lập luận cũng như phân tích. Tác giả rất mong nhận được những ý
kiến đóng góp quý báu từ phía các thầy cô để tác giả hoàn thành luận văn tốt nghiệp, học
hỏi thêm những kinh nghiệm, qua đó có thể rút kinh nghiệm cho những công trình nghiên
cứu về sau.
Cần Thơ, ngày 19 tháng 11 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Lê Bảo Ngọc
GVHD: ThS.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
SVTH: Nguyễn Lê Bảo Ngọc
Luận văn tốt nghiệp
Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
……
……………………………………………………………………………………………....
……………………………………………………………………………………………....
……………………………………………………………………………………………....
……………………………………………………………………………………………....
……………………………………………………………………………………………....
……………………………………………………………………………………………....
……………………………………………………………………………………………....
……………………………………………………………………………………………....
……………………………………………………………………………………………....
……………………………………………………………………………………………....
……………………………………………………………………………………………....
……………………………………………………………………………………………....
……………………………………………………………………………………………....
……………………………………………………………………………………………....
……………………………………………………………………………………………....
……………………………………………………………………………………………....
GVHD: ThS.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
SVTH: Nguyễn Lê Bảo Ngọc
Luận văn tốt nghiệp
Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN
……
……………………………………………………………………………………………....
……………………………………………………………………………………………....
……………………………………………………………………………………………....
……………………………………………………………………………………………....
……………………………………………………………………………………………....
……………………………………………………………………………………………....
……………………………………………………………………………………………....
……………………………………………………………………………………………....
……………………………………………………………………………………………....
……………………………………………………………………………………………....
……………………………………………………………………………………………....
……………………………………………………………………………………………....
……………………………………………………………………………………………....
……………………………………………………………………………………………....
……………………………………………………………………………………………....
……………………………………………………………………………………………....
GVHD: ThS.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
SVTH: Nguyễn Lê Bảo Ngọc
Luận văn tốt nghiệp
Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014
MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................... 1
2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................... 2
3. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................. 2
4. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................................... 2
5. Cấu trúc của đề tài ........................................................................................................ 2
Chương 1 TÌM HIỂU CHUNG VỀ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM ........ 3
PHÁI SINH ........................................................................................................................ 3
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển quyền tác giả ................................................... 3
1.1.1. Trên thế giới ........................................................................................................ 3
1.1.2. Tại Việt Nam ....................................................................................................... 5
1.2. Khái quát về quyền tác giả ..................................................................................... 7
1.2.1. Nội dung quyền tác giả ....................................................................................... 7
1.2.1.1. Quyền nhân thân của quyền tác giả .............................................................. 7
1.2.1.2. Quyền tài sản của quyền tác giả ................................................................... 9
1.2.2. Đặc điểm quyền tác giả ...................................................................................... 9
1.3. Khái niệm tác phẩm .............................................................................................. 10
1.3.1. Tác phẩm gốc .................................................................................................... 10
1.3.2. Tác phẩm phái sinh và phân loại tác phẩm phái sinh ...................................... 11
1.3.2.1. Khái niệm tác phẩm phái sinh .................................................................... 11
1.3.2.2. Phân loại tác phẩm phái sinh ...................................................................... 13
1.3.2.3. Quyền làm tác phẩm phái sinh ................................................................... 14
1.4. Khái niệm chung về quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh......................... 14
GVHD: ThS.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
SVTH: Nguyễn Lê Bảo Ngọc
Luận văn tốt nghiệp
Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
1.4.1. Khái niệm về quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh ................................... 15
1.4.2. Đặc điểm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh......................................... 15
1.4.3. Chủ thể quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh ........................................... 16
1.4.4. Nội dung quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh ......................................... 21
1.4.5. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh.............................. 21
1.5. Biện pháp bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh ............................. 23
1.5.1. Các biện pháp tự bảo vệ ................................................................................... 23
1.5.1.1. Áp dụng biện pháp công nghệ .................................................................... 24
1.5.1.2. Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác
phẩm phái sinh phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính, công khai, bồi
thường thiệt hại ........................................................................................................ 25
1.5.1.3 Yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm theo
quy định của Luật sở hữu trí tuệ và các quy định khác của pháp luật có liên quan 25
1.5.1.4. Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
mình ......................................................................................................................... 26
1.5.2. Các biện pháp xử lý xâm phạm đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với
tác phẩm phái sinh ...................................................................................................... 26
Chương 2 CÁC HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM
PHÁI SINH VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ ........................................................................... 30
2.1 Những quy định của pháp luật trên thế giới về bảo vệ quyền tác giả đối với tác
phẩm phái sinh ............................................................................................................. 30
2.1.1 Công ước Berne về bảo hộ quyền tác giả .......................................................... 30
2.1.2 Hiệp ước WIPO về quyền tác giả ...................................................................... 31
2.1.3. Quy định của một số quốc gia về tác phẩm phái sinh ...................................... 32
2.2. Các hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh ................... 34
2.2.1. Các hành vi xâm phạm quyền nhân thân .......................................................... 35
2.2.1.1. Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học
................................................................................................................................. 35
2.2.1.2. Mạo danh tác giả, tự ý công bố, phân phối mà không có sự cho phép của
tác giả, đồng tác giả ................................................................................................. 36
GVHD: ThS.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
SVTH: Nguyễn Lê Bảo Ngọc
Luận văn tốt nghiệp
Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
2.2.1.3. Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây
phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả ......................................................... 38
2.2.2. Các hành vi xâm phạm quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm ......... 40
2.2.2.1. Sao chép tác phẩm, làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác
giả, chủ sở hữu quyền tác giả .................................................................................. 40
2.2.2.2. Sử dụng, cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền
lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả................................... 41
2.2.2.3. Xuất bản, nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày truyền đạt tác
phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà
không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả...................................................... 43
2.2.2.4. Cố ý xoá, thay đổi, hủy bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ
sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình
................................................................................................................................. 44
2.2.2.5. Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho
thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ
thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác
phẩm của mình; xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được
phép của chủ sở hữu quyền tác giả .......................................................................... 45
2.2.2.6. Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo............................ 46
2.3. Các biện pháp xử lý xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh ..... 46
2.3.1. Biện pháp dân sự .............................................................................................. 47
2.3.2. Biện pháp hành chính ....................................................................................... 50
2.3.4. Biện pháp hình sự ............................................................................................. 52
Chương 3 THỰC TRẠNG XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI ................... 55
TÁC PHẨM PHÁI SINH, NGUYÊN NHÂN GIẢI PHÁP VÀ HƯỚNG HOÀN
THIỆN .............................................................................................................................. 55
3.1. Những thể loại tác phẩm phái sinh bị xâm phạm .............................................. 55
3.1.1. Về việc dịch tác phẩm âm nhạc và văn học ...................................................... 55
3.1.2. Tác phẩm cải biên âm nhạc xuyên tạc .............................................................. 58
3.1.3. Xâm phạm chương trình máy tính .................................................................... 59
3.2. Tình hình chung về các lĩnh vực bị xâm phạm quyền tác giả ........................... 60
GVHD: ThS.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
SVTH: Nguyễn Lê Bảo Ngọc
Luận văn tốt nghiệp
Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
3.3. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm
phái sinh và một số giải pháp ...................................................................................... 65
3.3.1. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm
phái sinh ...................................................................................................................... 65
3.3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện các quy định chung về quyền tác giả và tác phẩm
phái sinh ...................................................................................................................... 68
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 75
GVHD: ThS.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
SVTH: Nguyễn Lê Bảo Ngọc
Luận văn tốt nghiệp
Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày 01/01/2006, Bộ luật Dân sự năm 2005 có hiệu lực, trong đó bao gồm các
điều khoản quy định các vấn đề liên quan đến quyền tác giả, tạo cơ sở cho các quy định
tại Luật sở hữu trí tuệ. Ngày 1-7-2006, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 có hiệu lực; và
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ 2009 có hiệu lực từ ngày
01/01/2010 quy định chi tiết và cụ thể hơn về những vấn đề thuộc quyền tác giả; bao
gồm các quy định về tác giả, đối tượng thuộc phạm vi bảo hộ, điều kiện bảo hộ, nội
dung quyền, giới hạn quyền và thời hạn bảo hộ, chủ sở hữu quyền tác giả… Có thể nói,
hệ thống pháp luật Việt Nam đã tạo hành lang pháp lý an toàn khuyến khích các hoạt
động sáng tạo và bảo hộ thành quả của lao động đó. Hệ thống này là phương tiện để các
chủ thể quyền tác giả sử dụng nhằm bảo vệ quyền lợi của mình đồng thời là công cụ
quản lý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói chung
và quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh nói riêng.
Tuy nhiên, hiện nay tình trạng xâm phạm quyền tác giả, đặc biệt là xâm phạm
quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh đã và đang diễn ra theo chiều hướng gia tăng, có
tính phức tạp và ngày càng nghiêm trọng.Tình trạng xâm phạm quyền nhân thân và
quyền tài sản của tác giả tác phẩm phái sinh diễn ra khá phổ biến. Những việc xâm phạm
đó là làm tác phẩm phái sinh như: dịch và phát tán tác phẩm văn học nước ngoài, dịch
sang lời Việt những ca khúc nổi tiếng nước ngoài… mà không xin phép gây phương hại
đến tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; các chương trình máy tính bị xài “chùa” không
mua bản quyền, không xin phép. Những hành vi này không những xâm phạm quyền nhân
thân và tài sản của các chủ thể quyền mà còn hạn chế đến sự phát triển kinh tế, làm mất
hình ảnh nước ta trong mắt bạn bè quốc tế và giảm đi lòng tin sáng tạo của các tác giả.
Pháp luật sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng cũng có những quy định cụ
thể nhằm bảo vệ các quyền của chủ sở hữu, tuy nhiên bên cạnh đó luật cũng có những
hạn chế như khái niệm không đầy đủ tác phẩm phái sinh, biện pháp xử lý chưa đủ tính
răn đe và ý thức bảo vệ của chủ sở hữu còn hạn chế, đặc biệt là sự cố tình xâm phạm của
các chủ thể khác trên thực tế còn diễn ra phức tạp dưới nhiều hình thức khác nhau. Vì
vậy, người viết chọn đề tài: “Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm
phái sinh” để nghiên cứu làm đề tài tốt nghiệp.
GVHD: ThS.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
-1-
SVTH: Nguyễn Lê Bảo Ngọc
Luận văn tốt nghiệp
Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
2. Phạm vi nghiên cứu
Sở hữu trí tuệ là một phạm trù có phạm vi nghiên cứu rộng, bao gồm nhiều đối
tượng được Nhà nước bảo hộ. Trong phạm vi nghiên cứu, do hạn chế về hiểu biết và thời
gian nghiên cứu nên người viết chỉ nghiên cứu về những quy định của các quy định của
pháp luật quốc tế và Pháp luật quốc gia liên quan đến quyền tác giả. Đồng thời phân tích
những quy định đó dựa trên đối tượng là các tác phẩm phái sinh. Trong bài viết, người
viết sẽ tập trung nghiên cứu phân tích những vụ việc xâm phạm tác phẩm phái sinh, từ đó
đưa ra những ý kiến đánh giá và những đề xuất theo quan điểm cá nhân.
3. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình làm luận văn, người viết đã sử dụng các phương pháp tổng hợp từ
các quy định quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, điều ước quốc tế và một số
Quốc gia, cũng như những tài liệu khác trên internet… Đồng thời áp dụng phương pháp
phân tích để tiến hành phân tích các nguồn tài liệu trên để so sánh các tài liệu có liên
quan để xây dựng đề tài. Bên cạnh, người viết sẽ kết hợp với thực tiễn, trình bày những
hành vi xâm phạm cụ thể để đưa ra giải pháp giải quyết.
4. Mục tiêu nghiên cứu
Nhằm làm rõ nội dung quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh, thực trạng xâm
phạm và hướng giải quyết. Tìm hiểu các quy định của các điều ước quốc tế kết hợp với
pháp luật Việt Nam nhằm giải quyết những tranh chấp tác phẩm phái sinh, xử lý những
hành vi xâm phạm, sau đó đưa ra giải pháp và kiến nghị.
5. Cấu trúc của đề tài
Chương 1: Tìm hiểu chung về quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
Chương 2: Các hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh và
biện pháp xử lý
Chương 3: Thực trạng, xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh,
nguyên nhân giải pháp và hướng hoàn thiện
GVHD: ThS.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
-2-
SVTH: Nguyễn Lê Bảo Ngọc
Luận văn tốt nghiệp
Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
Chương 1
TÌM HIỂU CHUNG VỀ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM
PHÁI SINH
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển quyền tác giả
1.1.1. Trên thế giới
Bảo hộ pháp lý về quyền tác giả có từ rất sớm ở nhiều nước trên thế giới. Hình
thức khởi thuỷ của sự bảo hộ bản quyền ở Anh là việc cấp giấy phép Hoàng gia cho các
chủ xưởng in có từ khoảng đầu thế kỷ XVI. Giấy phép này được cấp vừa có mục tiêu bảo
hộ độc quyền in sách cho các chủ xưởng in nhất định chống lại các chủ xưởng in khác
không có giấy phép, lại vừa làm tăng thêm một khoản tiền đáng kể cho ngân quỹ của nhà
cầm quyền vì chủ xưởng in muốn được cấp giấy phép thì phải nộp một khoản lệ phí.
Đồng thời, việc cấp giấy phép in sách độc quyền còn tạo ra sự dễ dàng, thuận tiện cho
chính quyền trong sự kiểm soát các ấn phẩm có tính chất dấy loạn hoặc phản tôn giáo.
Cùng với phát minh in, các bản sao chép lại của một tác phẩm bắt đầu có thể được
sản xuất ở số lượng lớn một cách dễ dàng hơn. Nhưng tác giả vẫn chưa có được "quyền
tác giả" ở bên cạnh và còn phải vui mừng là chẳng những tác phẩm được in mà nhà in
hay nhà xuất bản còn trả cho một số tiền cho bản viết tay. Thế rồi đi đến trường hợp là
bản in đầu tiên bị các nhà in khác in lại. Việc này làm cho việc kinh doanh của nhà in đầu
tiên khó khăn đi vì người này đã đầu tư lao động nhiều hơn và có thể cũng đã trả tiền cho
tác giả, những người in lại tự nhiên là có thể mời chào sản phẩm của họ rẻ tiền hơn. Tác
giả cũng có thể không bằng lòng với các bản in lại vì những bản in lại này thường được
sản xuất ít kỹ lưỡng hơn: có lỗi hay thậm chí bài viết còn bị cố ý sửa đổi.
Vì thế, để chống lại tệ in lại, các nhà in đã xin các quyền lợi đặc biệt từ phía chính
quyền, cấm in lại một tác phẩm ít nhất là trong một thời gian nhất định. Lợi ích của nhà
in trùng với lợi ích của nhà cầm quyền vì những người này muốn có ảnh hưởng đến
những tác phẩm được phát hành trong lãnh địa của họ. Đặc biệt là nước Pháp do có chế
độ chuyên chế sớm nên đã thực hiện được điều này, ít thành công hơn là ở Đức. Tại Đức
một số hầu tước còn cố tình không quan tâm đến việc các nhà xuất bản vi phạm các đặc
quyền từ hoàng đế nhằm để giúp đỡ các nhà xuất bản này về kinh tế và để mang vào lãnh
GVHD: ThS.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
-3-
SVTH: Nguyễn Lê Bảo Ngọc
Luận văn tốt nghiệp
Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
thổ văn học đang được ưa chuộng một cách rẻ tiền. Những ý tưởng của phong tràu khai
sáng phần lớn là đã được truyền bá bằng các bản in lậu.
Đạo luật đầu tiên về bản quyền của Anh được ban hành năm 1709 thường được
gọi là Đạo luật của Nữ hoàng Anne đã dành 14 năm độc quyền cho việc in một cuốn sách
và độc quyền này có thể được gia hạn thêm 14 năm nữa, nếu tác giả của cuốn sách vẫn
còn sống khi thời hạn bảo hộ đầu tiên đã hết.
Ở Pháp, với hai Nghị định nổi tiếng năm 1791, 1793, Nhà nước đã chính thức thiết
lập luật về quyền tác giả, trong đó không chỉ bảo hộ lợi ích kinh tế của chủ nhà in, mà
còn dành cho tác giả tác phẩm văn học, nghệ thuật một sự độc quyền trong sự cho phép
nhân bản và trình diễn đối với tác phẩm của họ (chỉ với sự sửa đổi không đáng kể, luật
này có hiệu lực cho tới năm 1957).
Từ những năm 1980, quyền sở hữu trí tuệ bắt đầu trở thành mối quan tâm thường
xuyên và có ảnh hưởng trực tiếp tới các thể chế thương mại quốc tế. Hệ thống bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ của các quốc gia khác nhau đã được đánh giá và đòi hỏi phải tuân
thủ các tiêu chuẩn thống nhất có tính quốc tế. Sự đóng góp ngày càng tăng của tài sản trí
tuệ vào tăng trưởng kinh tế và tạo ra tri thức một cách nhanh chóng, bao gồm sự xuất
hiện của những công nghệ mới, đã dẫn đến sự thay đổi chính sách về quyền sở hữu trí tuệ
và sự lựa chọn cách thức quản lý mới đối với tài sản trí tuệ. Bên cạnh đó, khuynh hướng
sử dụng trái phép các tài sản trí tuệ đã và đang diễn ra ngày càng một phổ biến và trầm
trọng với vấn nạn hàng giả, hàng nhái bùng nổ trên toàn cầu. Việc bắt chước, sao chép để
sản xuất và bán các sản phẩm có chứa thành quả sáng tạo đã dẫn đến tình trạng cạnh
tranh không lành mạnh, đẩy những người đã bỏ công sức đầu tư thực sự ra khỏi thị
trường. Thực tế này đã khiến họ không có khả năng thu hồi vốn và lợi nhuận cần thiết để
tiếp tục các hoạt động sáng tạo. Do vậy, một số nước phát triển đã bắt đầu sử dụng những
biện pháp thương mại nhằm kiềm chế nạn đánh cắp tài sản trí tuệ ở nước ngoài. Tuy
nhiên, trong thực tiễn hoạt động thương mại quốc tế, mức độ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
là khác nhau, nên thường dẫn tới tình trạng các tranh chấp thương mại không được giải
quyết theo tiêu chí thống nhất. Trong bối cảnh đó, việc tạo lập một hệ thống bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ có tính bắt buộc trên phạm vi quốc tế nhằm ngăn chặn việc sử dụng
trái phép tài sản trí tuệ và khuyến khích, thúc đẩy hoạt động sáng tạo ngày càng trở nên
cấp thiết. Phần lớn các quốc gia đều nhất trí rằng cần phải nghiên cứu, thảo luận nhằm
hình thành một công ước điều tiết các vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ. Hiệp định Trips của
GVHD: ThS.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
-4-
SVTH: Nguyễn Lê Bảo Ngọc
Luận văn tốt nghiệp
Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
WTO1 (được ký kết năm 1994) đã ra đời nhằm giải quyết một cách toàn diện vấn đề sở
hữu trí tuệ.
Đến năm 1886, Công ước quốc tế về Bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật đã
được ký kết tại Berne – Thuỵ Sỹ với 10 nước tham gia là Anh, Pháp, Đức, Hali, Tây Ban
Nha, Bỉ, Thuỵ Sỹ, Li Bi, Hai-i-ti và Tuy Ni theo sáng kiến của các nhà xuất bản và nhà
văn của hai nước Anh và Pháp là những nước có nền văn hoá, khoa học, nghệ thuật
đương thời tương đối phát triển. Xuất phát từ cơ sở của nguyên tắc “xử sự hợp lý ” cũng
như từ nhiều lợi ích khác, họ đã đa ra yêu cầu bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật
của tác giả trong phạm vi quốc tế2.
1.1.2. Tại Việt Nam
Ngay từ bản hiến pháp đầu tiên vào năm 1946, Nhà nước Việt Nam đã ghi nhận
những quyền cơ bản của công dân liên quan đến quyền tác giả, thể hiện tư tưởng tiến bộ
nhân văn về quyền con người. Đó là quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản của công dân,
là việc Nhà nước cam kết bảo vệ quyền lợi của tri thức, tôn trọng quyền sở hữu tư nhân
về tài sản. Tư tưởng lập pháp đó đã được tiếp tục thể hiện tại Hiến pháp 1959, 1980, 1992
và Hiến pháp 2013 đang có hiệu lực thi hành.
Năm 1986 với Nghị định 142/HĐBT, lần đầu tiên ở Việt Nam một văn bản riêng
biệt về quyền tác giả đã được ban hành với những quy định cơ bản, ban đầu với sự giúp
đỡ của hãng VAB (Hãng bảo hộ quyền tác giả của Liên Xô cũ). Trước yêu cầu của sự
phát triển, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã thông qua pháp lệnh về quyền tác giả vào
tháng 10-1994. Tại kỳ họp thứ 8 khóa IX, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Bộ luật dân
sự, trong đó có các quy định về quyền tác giả. Với 36 điều quy định riêng về quyền tác
giả tại chương I, phần thứ 6 và phần thứ 7 Bộ luật dân sự, nó đã điều chỉnh gần hết các
quan hệ dân sự về quyền tác giả, trong điều kiện đất nước chuyển đổi cơ chế từ quản lý
tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường.
Để thúc đẩy các bước phát triển mới trong hoạt động bảo hộ tại quốc gia và hội
nhập quốc tế, tại kỳ họp thứ 8 khóa XI ngày 29-11-2005, Quốc hội đã thông qua Luật sở
Tổ chức thương mại quốc tế (World Trade Organization)
Thongtinphapluatdansu.edu.vn, Bảo hộ pháp lý quyền tác giả, Ths. Hồ Thị
Thanh,http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2007/10/11/b%E1%BA%A2o-h%E1%BB%98-phap-lyquy%E1%BB%80n-tac-gi%E1%BA%A2/ , [truy cập ngày 26/9/2014].
1
2
GVHD: ThS.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
-5-
SVTH: Nguyễn Lê Bảo Ngọc
Luận văn tốt nghiệp
Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
hữu trí tuệ. Với 222 điều, Luật sở hữu trí tuệ điều chỉnh các quan hệ sáng tạo, bảo hộ tài
sản trí tuệ của ba đối tượng gồm quyền tác giả, quyền liên quan, quyền sở hữu công
nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Nhằm khắc phục kịp thời một số hạn chế, cản
trở thực thi tại quốc gia và hội nhập quốc tế, Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật sửa
đổi bổ sung một số điều Luật sở hữu trí tuệ tại kỳ họp thứ 5 ngày 19-6-2009 với 33 điều
sửa đổi bổ sung.
Luật Báo chí, Luật Xuất bản, Luật Di sản văn hóa, Luật Điện ảnh, Pháp lệnh
quảng cáo cũng có một số điều khoản quy định về quyền tác giả, nhằm tăng cường quản
lý ở các lĩnh vực đặc biệt quan trọng này. Luật Hải quan đã có quy định các biện pháp
bảo hộ tại biên giới đối với hàng hóa xuất nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ.
Hệ thống các chế tài về hành chính, dân sự và hình sự đã được hình thành, đảm
bảo cho các quy định pháp luật về quyền tác giả được thi hành với bộ máy cưỡng chế của
Nhà nước. Tại Bộ luật Hình sự sửa đổi tháng 6 năm 2009 có qui định mức phạt tối đa là
200 triệu đồng và 3 năm tù giam, đối với các hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên
quan.
Đồng thời với hệ thống pháp luật quốc gia đã được định hình như trên, Việt Nam
đã là thành viên của 5 điều ước quốc tế đa phương gồm Công ước Berne bảo hộ tác phẩm
văn học, nghệ thuật và khoa học; Công ước Roma bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất
bản ghi âm, tổ chức phát sóng; Công ước Brussel bảo hộ tín hiệu vệ tinh mang chương
trình truyền qua vệ tinh đã được mã hóa; Công ước Genava bảo hộ nhà sản xuất bản ghi
âm chống lại việc sao chép bất hợp pháp bản ghi âm của họ. Hiệp định Trips về các khía
cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ. Các công ước song phương và đa phương trên
đã trở thành một bộ phận của pháp luật quốc gia về quyền tác giả, quyền liên quan.
Có thể khẳng định rằng hoạt động lập pháp, lập quy về quyền tác giả, quyền liên
quan đã có bước phát triển vượt bậc, tạo lập được hành lang pháp lý an toàn, khuyến
khích các hoạt động sáng tạo và phát triển, đồng thời bảo hộ thành quả lao động sáng tạo
đã kết tinh trong tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học. Luật pháp đó đảm bảo hài
hòa lợi ích giữa người sáng tạo, nhà sử dụng, và công chúng hưởng thụ; bảo vệ lợi ích
quốc gia trong hội nhập; thể hiện tính thống nhất, minh bạch và khả thi. Về cơ bản nó phù
GVHD: ThS.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
-6-
SVTH: Nguyễn Lê Bảo Ngọc
Luận văn tốt nghiệp
Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
hợp với các chuẩn mực quốc tế, tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động bảo hộ tại quốc gia
và hội nhập quốc tế có bước phát triển mới3.
1.2. Khái quát về quyền tác giả
Quyền tác giả là một chế định pháp luật dân sự, được quy định trong bộ luật dân
sự 20054, Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009) và trong các văn bản
pháp luật có liên quan, là một trong những bộ phận cấu thành của quyền sở hữu trí tuệ5.
Quyền tác giả là một nhóm các quyền bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.
1.2.1. Nội dung quyền tác giả
Quyền tác giả là quyền sở hữu trí tuệ có đối tượng điều chỉnh rộng lớn, là tổng hợp
các quy định về bảo vệ quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu tác
phẩm đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. Quyền tác giả được chia thành
quyền nhân thân và quyền tài sản, tùy thuộc vào tác giả có phải đồng thời là chủ sở hữu
tác phẩm hay không mà pháp luật cho tác giả, chủ sở hữu sẽ được hưởng các quyền nhân
thân và tài sản nhất định.
Theo khoản 1, điều 6 Luật sở hữu trí tuệ 2005, quyền tác giả là được phát sinh kể
từ thời điểm tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức nhất định,
không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay
chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký. Riêng đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật
dân gian tại điểm a,b,c khoản 1, điều 23 Luật sở hữu trí tuệ 2005, bao gồm: truyện, thơ,
câu đố, điệu hát, làn điệu âm nhạc, điệu múa, vở diễn, nghi lễ và các trò chơi, được bảo
hộ không phụ thuộc vào việc định hình.
1.2.1.1. Quyền nhân thân của quyền tác giả
Quyền nhân thân là thuật ngữ pháp lý để chỉ những quyền gắn liền với bản thân
con người, đó là danh dự, nhân phẩm và uy tín của mỗi người, và không thể chuyển giao
cho người khác. Sự biểu hiện của quyền nhân thân được xác định vào thời điểm tác phẩm
Cov.gov.vn, Kiến thức cơ bản, phổ thông về quyền tác giả, quyền liên quan, Ts.Vũ Mạnh Chu
http://www.cov.gov.vn/cbq/index.php?option=com_content&view=article&id=1256%3Akin-thc-c-bn-ph-thong-vquyn-tac-gi-quyn-lien-quan&catid=51%3Anghien-cuu-trao-doi&Itemid=107&limitstart=1 [truy cập ngày
27/9/2014].
4
Mục 1 chương XXXIV phần thứ sáu Luật dân sự 2005
5
Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan
đến tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.Khoản 1 điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005,
sửa đổi bổ sung 2009.
3
GVHD: ThS.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
-7-
SVTH: Nguyễn Lê Bảo Ngọc
Luận văn tốt nghiệp
Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
được tạo ra và cũng theo đó quyền tài sản được xác lập. Điều 24 Bộ luật dân sự 2005
định nghĩa: “quyền nhân thân là quyền dân dự gắn liền với mội cá nhân, không thể
chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Như vậy một
xã hội càng tiến bộ bao nhiêu thì con người ngày càng được quý trọng bấy nhiêu, do đó
quyền nhân thân cũng ngày càng được pháp luật quy định rõ ràng và cụ thể hơn.
Quyền nhân thân của tác giả là tập hợp các quyền nhằm bảo vệ các lợi ích tinh
thần của tác giả; được bảo hộ vô thời hạn, không được chuyển giao hay thừa kế (trừ
quyền công bố tác phẩm) được quy định tại điều 19 Luật sở hữu trí tuệ 2005(sửa đổi, bổ
sung 2009) và điều 22 Nghị định 100/2006/NĐ-CP (ngày 21 tháng 9 năm 2006 của
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật dân sự, Luật
sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan) bao gồm các quyền như sau:
- Quyền đặt tên cho tác phẩm: là quyền quan trọng của tác giả để khai sinh cho tác
phẩm của mình. Riêng đối với tác phẩm phái sinh thì tác giả không có quyền đặt tên cho
tác phẩm dịch.
- Quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút
danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng. Tác giả có quyền lựa chọn việc đứng tên thật,
bút danh hoặc có thể chủ động không đứng tên, để tác phẩm ở “tình trạng khuyết danh”.
Quyền này của tác giả là quyền yêu cầu được ghi tên tác giả trên bản gốc, bản sao tác
phẩm, quyền được nêu tên khi biểu diễn, phát sóng tác phẩm.
- Quyền công bố hoặc cho người khác công bố tác phẩm của mình. Việc công bố
hay chưa công bố tác phẩm tùy thuộc vào quyết định của tác giả.
- Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén
hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín
của tác giả. Người biên tập có thể thực hiện việc sửa chữa tác phẩm (do sự thay đổi các
chuẩn mực xã hội, ngôn từ, chính tả) nhưng phải được sự đồng ý của tác giả.
Tác giả chương trình máy tính và các nhà đầu tư sản xuất chương trình máy tính
có thể thoả thuận về việc đặt tên và việc phát triển các chương trình máy tính6.
Khoản 4 điều 22 Nghị định 100/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân
sự Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan
6
GVHD: ThS.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
-8-
SVTH: Nguyễn Lê Bảo Ngọc
Luận văn tốt nghiệp
Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
Trong các quyền trên, quyền đứng tên, quyền đặt tên và quyền bảo vệ sự toàn vẹn
tác phẩm là quyền được pháp luật quốc gia và quốc tế bảo hộ vô thời hạn và không được
chuyển giao. Quyền công bố tác phẩm là quyền có thể để lại thừa kế, chuyển giao cho cá
nhân, tổ chức khác.
1.2.1.2. Quyền tài sản của quyền tác giả
Quyền tài sản của quyền tác giả là tập hợp các quyền nhằm bảo vệ lợi ích được
khai thác hoặc tham gia vào quá trình sử dụng, khai thác các giá trị kinh tế của tác phẩm
hoặc tác giả. Quyền tài sản được quy định cụ thể tại điều 20 Luật sở hữu trí tuệ 2005 bao
gồm các quyền sau: “Làm tác phẩm phái sinh;biểu diễn tác phẩm trước công chúng; sao
chép tác phẩm; phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; truyền đạt tác
phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc
bất kỳ phương tiện nào khác; cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương
trình máy tính”.
Các quyền được quy định này do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực
hiện hoặc cho người khác thực hiện theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ. Tổ chức, cá
nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền nêu trên phải xin phép
và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi ích vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác
giả7.
1.2.2. Đặc điểm quyền tác giả
Quyền tác giả có các đặc điểm là, thứ nhất chỉ được bảo hộ về mặt hình thức chứ
không bảo hộ về mặt nội dung. Nói cách khác quyền tác giả dành cho cách thức thể hiện
sáng tạo một tác phẩm chứ không dành cho bản thân nội dung thể hiện trong tác phẩm.
Có nghĩa là cùng một ý tưởng nhưng được thể hiện dưới những cách thức khác nhau thì
đều được bảo hộ. Ví dụ như cùng viết về đề tài nông thôn Việt Nam trước cách mạng có:
tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao hay Tắt Đèn của Ngô Tất Tố. Cả hai tác giả đó đều được
bảo hộ đối với tác phẩm của mình.
Thứ hai, tác phẩm được bảo hộ phải là tác phẩm nguyên gốc tức đó phải là tác
phẩm do chính tác giả sáng tạo ra, không được sao chép của người khác. Điều quan trọng
nhất của quyền tác giả đó chính là tính nguyên gốc, nghĩa là tác phẩm đó phải là kết quả
7
Khoản 3 điều 20 Luật sở hữu trí tuệ 2005
GVHD: ThS.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
-9-
SVTH: Nguyễn Lê Bảo Ngọc
Luận văn tốt nghiệp
Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
của quá trình lao động của chính tác giả chứ không phải ai khác. Tính mới là một căn cứ
quan trọng để xem xét về sự sáng tạo, tuy nhiên, nó không được xem xét trên bản thân ý
tưởng, mà nó được xem xét dựa trên cách thể hiện ý tưởng đó. Việc bảo hộ tác phẩm
được thực hiện ngay từ lúc mới hình thành mà không cần qua bất cứ thủ tục đăng ký nào.
Việc đăng ký chỉ có giá trị chứng cứ tức nó chỉ giúp cho người đăng ký không phải
chứng minh khi có tranh chấp xảy ra.
1.3. Khái niệm tác phẩm
Quyền tác giả phát sinh ngay khi tác phẩm ra đời mà không cần đơn yêu cầu công
nhận, không phải trải qua bất kỳ thẩm định nào của cơ quan công quyền, không cần một
thủ tục đăng ký nào. Do nó phát sinh dễ dàng và không được thẩm định trước nên khi có
tranh chấp hay vi phạm quyền tác giả thì công việc đầu tiên của tòa án là xác định có hay
không có quyền tác giả đối với sản phẩm là đối tượng tranh chấp, nghĩa là xác định sản
phẩm đó có phải là một tác phẩm hay không. Khái niệm tác phẩm và cùng với nó là định
nghĩa tác phẩm vì vậy giữ một vai trò then chốt trong xây dựng và thực thi luật quyền tác
giả.
1.3.1. Tác phẩm gốc
Được hiểu là dạng hay hình thức vật chất mà trên đó kết tinh lao động sáng tạo
trong việc thể hiện tác phẩm của tác giả, được định hình đầu tiên8. Khái niệm bản gốc của
tác phẩm dễ bị nhầm lẫn với dạng phi vật chất của tác phẩm gốc hay tính gốc của tác
phẩm, trong trường hợp mang ra so sánh hay đối chiếu với tác phẩm đạo văn hoặc tác
phẩm phái sinh. Do vậy, cần lưu ý phân biệt giữa bản gốc của tác phẩm với tính gốc hay
nguyên thủy của tác phẩm. Tính gốc, tính nguyên thủy của tác phẩm tồn tại độc lập với
dạng vật chất thể hiện tác phẩm.
Theo Luật sở hữu trí tuệ 2005(sửa đổi bổ sung 2009) và các văn bản quy định chi
tiết, hướng dẫn thi hành của Việt Nam, bản gốc tác phẩm là bản được tồn tại dưới dạng
vật chất mà trên đó việc sáng tạo tác phẩm được định hình đầu tiên9.
Đối với tác phẩm viết, bản gốc là bản thảo viết tay hoặc trên máy tính. Đối với tác
phẩm mỹ thuật, chủ yếu về hội họa và điêu khắc thì quyền tác giả đối với bản gốc được
Điều 2 công ước Berne Bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật
Khoản 3 điều 4 nghị định 100/2006 NĐ-CPQuy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân
sự Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan
8
9
GVHD: ThS.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
- 10 -
SVTH: Nguyễn Lê Bảo Ngọc
Luận văn tốt nghiệp
Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
mở rộng hơn về quyền triển lãm, bán bản gốc tác phẩm. Pháp luật về quyền tác giả của
một số nước còn quy định quyền được hưởng phần lợi nhuận chênh lệch từ việc bán bản
gốc tác phẩm. Quyền sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm còn bao gồm quyền sở hữu
động sản đối với bản gốc, việc bán bản gốc không có nghĩa là cho phép sao chép, trình
diễn,… Việc chuyển quyền sử dụng, cấp giấy phép sử dụng tác phẩm không nhất thiết
phải bao hàm việc chuyển giao quyền sở hữu đối với bản gốc tác phẩm10.
1.3.2. Tác phẩm phái sinh và phân loại tác phẩm phái sinh
Việc kế thừa các tác phẩm đã tồn tại, các nghiên cứu đi trước trong lĩnh vực văn
học, nghệ thuật và khoa học là một trong các yếu tố thúc đẩy sự phát triển của tài sản trí
tuệ. Tác phẩm phái sinh là một trong các dạng tác phẩm thực hiện việc kế thừa vừa nêu
và là đối tượng được bảo hộ quyền tác giả.
1.3.2.1. Khái niệm tác phẩm phái sinh
Khoản 2 điều 736 Bộ luật dân sự 2005 quy định: "Người sáng tạo ra tác phẩm
phái sinh từ tác phẩm của người khác, bao gồm tác phẩm được dịch từ ngôn ngữ này
sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển
chọn là tác giả của tác phẩm phái sinh đó”. Đây là lần đầu tiên thuật ngữ tác phẩm phái
sinh được đưa vào văn bản quy phạm pháp luật.
Khoản 8 điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 định nghĩa "Tác phẩm phái sinh là tác
phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển
thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn”.
Còn theo khoản 3 điều 2 Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ
thuật đã quy định: "Các tác phẩm dịch, mô phỏng, chuyển nhạc và các chuyển thể khác
từ một tác phẩm văn học hoặc nghệ thuật đều được bảo hộ như các tác phẩm gốc, miễn
không phương hại đến quyền tác giả của tác phẩm gốc”.
- Tác phẩm dịch (dịch thuật) có nghĩa là việc thể hiện một tác phẩm bằng một
ngôn ngữ khác với ngôn ngữ của tác phẩm gốc. Ngôn ngữ ở đây là để chỉ các từ ngữ
được dùng cho việc giao tiếp giữa con người, cho nên không bao giờ gồm ngôn ngữ máy
tính. Tương tự, việc chuyển đổi ngôn ngữ của một địa phương sang một dạng phổ thông
10
Cov.gov.vn, Bản gốc của tác phẩm, http://cov.gov.vn/cbq/index.php?option=com_glossary&id=24 [truy cập ngày
28/9/2014]
GVHD: ThS.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
- 11 -
SVTH: Nguyễn Lê Bảo Ngọc
Luận văn tốt nghiệp
Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
của cùng ngôn ngữ sang hệ thống mã hóa, hệ thống chữ nổi… không được coi là dịch
thuật mà được coi là một hình thức của sao chép. Nói cách khác, quyền dịch thuật nói
chung có nghĩa là quyền dịch tác phẩm gốc sang một ngôn ngữ nước ngoài. Việc dịch tác
phẩm phải tuân theo sự cho phép vì đây là quyền độc quyền thuộc quyền là tác phẩm phái
sinh trong quyền tài sản của chủ thể nắm giữ quyền tác giả.
- Cải biên có nghĩa là việc tạo ra một tác phẩm mới, từ tác phẩm đã có bằng việc
tạo thêm những yếu tố ngôn từ sáng tạo mới. Ví dụ như là sự điều chỉnh lại hình thức thể
hiện của một tác phẩm âm nhạc, phục vụ cho những mục đích đặc biệt, theo yêu cầu của
một dàn nhạc, nhạc cụ hoặc giọng hát thực tế của một ca sỹ…
- Biên soạn: tác phẩm biên soạn được tuyển chọn theo một chủ đề có thể bình
luận, đánh giá. Chẳng hạn như tuyển tập các ca khúc hay nhất của một ca sỹ nào đó.
- Phóng tác có nghĩa là thay đổi hình thức thể hiện của tác phẩm, chẳng hạn như
chuyển đổi tác phẩm nhiếp ảnh thành tác phẩm hội họa hoặc tác phẩm điêu khắc.
- Chuyển thể là việc thay đổi hình thức thể hiện của tác phẩm đã có nhưng vẫn giữ
được nội dung tác phẩm được sử dụng để thực hiện việc chuyển thể. Chẳng hạn như
chuyển thể tác phẩm văn học thành tác phẩm điện ảnh.
- Chú giải là việc làm rõ nghĩa của một số từ, câu, địa danh của một tác phẩm đã
có.
Bộ luật dân sự và Luật sở hữu trí tuệ 2005 không có điều luật nào định nghĩa tác
phẩm phái sinh đối với chương trình máy tính, nhưng Hiệp định về các khía cạnh liên
quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPS) quy định các nước
thành viên phải tuân thủ theo quy định tại điều 1 đến điều 21 Công ước Berne. Hiệp định
TRIPS cũng quy định bảo hộ chương trình máy tính, bảo hộ tác phẩm phái sinh được
sáng tạo từ việc tuyển chọn, sắp xếp. Điều 10 Hiệp định TRIPS nêu: “Các chương trình
máy tính, dù dưới dạng mã nguồn hay mã máy, đều phải được bảo hộ như tác phẩm văn
học theo Công ước Berne (1971). Các bộ sưu tập dữ liệu hoặc tư liệu khác, dù dưới dạng
đọc được bằng máy hay dưới dạng khác, mà việc tuyển chọn hoặc sắp xếp nội dung chính
là thành quả của hoạt động trí tuệ đều phải được bảo hộ. Việc bảo hộ nói trên, với phạm
vi không bao hàm chính các dữ liệu hoặc tư liệu đó, không được làm ảnh hưởng tới bản
quyền đang tồn tại đối với chính dữ liệu hoặc tư liệu đó”.
GVHD: ThS.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
- 12 -
SVTH: Nguyễn Lê Bảo Ngọc
Luận văn tốt nghiệp
Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
1.3.2.2. Phân loại tác phẩm phái sinh
Khoản 8 điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 liệt kê tác phẩm phái sinh bao gồm: tác
phẩm dịch, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn. Các
loại hình tác phẩm phái sinh vừa nêu có thể chia thành hai nhóm:
- Nhóm có tác động với tác phẩm gốc:
Tác phẩm dịch: là tác phẩm phái sinh được thể hiện bởi ngôn ngữ khác biệt với
ngôn ngữ mà tác phẩm gốc thể hiện, sự sáng tạo của tác phẩm phái sinh được thông qua
cách sử dụng ngôn ngữ của tác giả. Việc dịch tác phẩm có thể phát sinh hiện tượng “tác
phẩm phái sinh từ tác phẩm phái sinh”, nghĩa là tác phẩm phái sinh không được hình
thành trên cơ sở tác phẩm gốc, mà lại được hình thành từ tác phẩm phái sinh khác. Việc
xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm gốc trong trường hợp tác phẩm dịch ít xảy ra
đối với quyền nhân thân không thể chuyển giao.
Tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể: là tác phẩm ra đời dựa trên sự biến đổi
tác phẩm gốc nhằm làm cho tác phẩm phù hợp với những điều kiện khai thác khác nhau.
Thuật ngữ “phóng tác, cải biên chuyển thể” trong quy định của pháp luật Việt Nam về
quyền tác giả được sử dụng tương đương với thuật ngữ adaptation trong tiếng Anh, có
nghĩa là sự phỏng theo, việc sửa lại cho phù hợp; sự biến đổi làm cho thích hợp…
Tác phẩm chuyển thể là tác phẩm được hình thành từ tác phẩm văn học sang một
loại hình khác ví dụ chuyển thể từ tác phẩm văn học thành kịch bản sân khấu hoặc điện
ảnh. Tác phẩm gốc có thể là tiểu thuyết, trường ca, truyện dài… hoặc cũng có thể là tác
phẩm kịch được chuyển thành kịch bản điện ảnh, nhạc kịch…
- Nhóm không tác động đến tác phẩm gốc:
Việc phải phân loại tác phẩm phái sinh được hình thành trên cơ sở không tác động
đến cấu trúc của tác phẩm gốc có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định quyền tài sản
đối với tác phẩm phái sinh khi tác phẩm gốc đã hết thời hạn bảo hộ quyền tài sản.
Tác phẩm phái sinh thuộc dạng này bao gồm: tác phẩm tuyển chọn: là tác phẩm
dựa trên sự tập hợp, chọn lọc, sắp xếp những tác phẩm đã tồn tại theo những yêu cầu nhất
định; tác phẩm biên soạn: là tác phẩm biên soạn được Luật sở hữu trí tuệ 2005 liệt kê vào
dạng tác phẩm phái sinh. Như vậy biên soạn là việc sáng tạo nên tác phẩm, tác phẩm đó
GVHD: ThS.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
- 13 -
SVTH: Nguyễn Lê Bảo Ngọc
Luận văn tốt nghiệp
Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
là hoàn toàn mới, không phải là việc sáng tạo một tác phẩm dựa trên tác phẩm đã có vì
các tài liệu đã được thu thập được không phải là các tác phẩm được quy định tại điều 14
Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung 2009)11.
1.3.2.3. Quyền làm tác phẩm phái sinh
Quyền làm tác phẩm phái sinh là quyền do tác giả tự thực hiện hoặc cho phép
người khác sử dụng tác phẩm của mình để sáng tạo ra tác phẩm mới. Tác phẩm mới này
được gọi là tác phẩm phái sinh, như tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác,
tác phẩm chuyển thể, cải biên, phóng tác, phiên âm, chú giải.
Người làm tác phẩm phái sinh chỉ có quyền tác giả khi không gây phương hại tới
quyền tác giả của tác phẩm được sử dụng để sáng tạo ra tác phẩm phái sinh12. Như vậy
nếu muốn làm tác phẩm phái sinh thì phải liên hệ với chủ sở hữu quyền và phải được
người này đồng ý. Điều này có nghĩa là phải có sự thõa thuận trước khi sử dụng để sáng
tạo ra tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ
khác cho người khiếm thị13.
Quyền tài sản đối với tác phẩm phái sinh khi được sáng tạo ra là quyền được
hưởng những lợi ích vật chất khi tác phẩm được sử dụng dưới hình thức như là bản sao,
biểu diễn, trưng bày, phát thanh, truyền hình… Quyền tài sản của tác giả được phát sinh
đồng thời với quyền nhân thân, từ khi tác phẩm được hình thành (điều 6 Luật sở hữu trí
tuệ 2005), đến với quyền làm tác phẩm phái sinh (điểm a khoản 1 điều 20 Luật sở hữu trí
tuệ 2005).
1.4. Khái niệm chung về quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
Việc bảo hộ tác phẩm phái sinh có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao, nhưng việc
nghiên cứu các quy định về bảo hộ tác phẩm phái sinh vẫn còn những điểm hạn chế ở
Việt Nam. Do đó, việc nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn để bảo hộ tác phẩm phái
sinh, góp phần đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về quyền tác giả đối với việc
bảo hộ tác phẩm phái sinh là cần thiết.
Tks.edu.vn, Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh, Ts. Trần Văn Hải,
http://tks.edu.vn/portal/detailtks/6034_64_0_Bao-ho-quyen-tac-gia-doi-voi-tac-pham-phai-sinh.html?TabId=&pos=
[truy cập ngày 01/10/2014]
12
Khoản 2 điều 14 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009
13
Khoản 7 điều 28 Luật sở hữu trí tuệ 2005
11
GVHD: ThS.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
- 14 -
SVTH: Nguyễn Lê Bảo Ngọc
Luận văn tốt nghiệp
Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
1.4.1. Khái niệm về quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
Tác phẩm phái sinh được sáng tạo ra phải do chính tác giả trực tiếp sáng tạo bằng
lao động trí tuệ của mình mà không sao chép của người khác. Người sáng tạo ra tác phẩm
phái sinh cũng sẽ được pháp luật quốc gia và quốc tế bảo hộ các quyền nhân thân và tài
sản giống như tác phẩm gốc nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đến quyền tác
giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh14. Đây là lần đầu tiên thuật
ngữ tác phẩm phái sinh được đưa vào văn bản quy phạm pháp luật.
Khoản 3 điều 2 Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật đã
quy định: “Các tác phẩm dịch, mô phỏng, chuyển nhạc và các chuyển thể khác từ một tác
phẩm văn học hoặc nghệ thuật đều được bảo hộ như các tác phẩm gốc, miễn không
phương hại đến quyền tác giả của tác phẩm gốc”.
1.4.2. Đặc điểm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
Quyền tác giả của tác phẩm phái sinh có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, tác phẩm phái sinh chỉ được hình thành trên cơ sở một tác phẩm đã
được tồn tại. Tác phẩm đã tồn tại có thể còn thời hạn hoặc hết thời hạn bảo hộ quyền
công bố tác phẩm và quyền tài sản. Quyền cho làm tác phẩm phái sinh thuộc nhóm quyền
tài sản đối với tác phẩm, quyền này được quy định tại điểm a khoản 1 điều 20 Luật sở
hữu trí tuệ 2005. Do đó, có thể tồn tại hai tình huống:
- Tình huống 1: sáng tạo tác phẩm phái sinh mà không cần sự cho phép của chủ sở
hữu tác phẩm gốc;
- Tình huống 2: sáng tạo tác phẩm phái sinh, nhưng nhất thiết phải được sự cho
phép của chủ sở hữu tác phẩm gốc.
Trong cả hai tình huống trên thì các quyền nhân thân được quy định tại khoản 1, 2,
4 điều 19 Luật sở hữu trí tuệ 2005 luôn luôn tồn tại, do đó ngay cả trong tình huống 1 thì
người sáng tạo tác phẩm phái sinh vẫn phải tôn trọng quyền nhân thân không thể chuyển
giao của tác giả tác phẩm gốc. Thuật ngữ tác phẩm gốc vừa nêu là tác phẩm mà người
sáng tạo tác phẩm phái sinh dựa trên nền của nó để sáng tạo tác phẩm phái sinh của mình.
14
Khoản 2 điều 14 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009
GVHD: ThS.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
- 15 -
SVTH: Nguyễn Lê Bảo Ngọc
Luận văn tốt nghiệp
Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
Thứ hai, về hình thức thể hiện của tác phẩm phái sinh, pháp luật quyền tác giả
không bảo hộ nội dung ý tưởng mà chỉ bảo hộ hình thức thể hiện của ý tưởng. Mặt khác,
tác phẩm phái sinh không phải là bản sao của tác phẩm gốc. Do đó, trong nhiều trường
hợp hình thức ranh giới giữa sáng tạo tác phẩm phái sinh và xâm phạm quyền tác giả của
tác phẩm gốc là khó nhận biết. Sự xâm phạm này thường thể hiện ở việc xâm phạm
quyền nhân thân không thể chuyển giao trong quyền tác giả.
Thứ ba, về tính nguyên gốc, tác phẩm phái sinh phải do tác giả tự mình sáng tạo
nên mà không sao chép từ tác phẩm, những tác phẩm khác. Thuật ngữ “tác phẩm khác”
được hiểu là kể cả tác phẩm của chính tác giả đó. Để một tác phẩm phái sinh được bảo hộ
thì nó phải mang dấu ấn sáng tạo của tác giả. Tuy nhiên, nếu ranh giới giữa sáng tạo từng
phần và sáng tạo hoàn toàn là dễ nhận biết, ranh giới giữa sáng tạo tác phẩm phái sinh và
xâm phạm quyền tác giả của tác phẩm gốc là khó nhận biết. Sự xâm phạm này thường thể
hiện ở việc xâm phạm quyền nhân thân không thể chuyển giao trong quyền tác giả.
Thứ tư, về dấu ấn của tác phẩm gốc trong tác phẩm phái sinh, mặc dù tác phẩm
phái sinh phải đảm bảo tính nguyên gốc như vừa phân tích, nhưng dấu ấn của tác phẩm
gốc phải được thể hiện trong tác phẩm phái sinh, có nghĩa là khi nhận biết tác phẩm phái
sinh thì công chúng phải liên tưởng đến tác phẩm gốc, sự liên tưởng này được thể hiện
qua nội dung của tác phẩm gốc.
Pháp luật quyền tác giả không bảo hộ nội dung của tác phẩm, do đó sự liên tưởng
về nội dung giữa tác phẩm phái sinh với tác phẩm gốc không làm mất đi tính nguyên gốc
của tác phẩm phái sinh15.
1.4.3. Chủ thể quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
Theo Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005, quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân
đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Như vậy, chủ thể của quyền tác giả có
thể là chính tác giả (đồng tác giả), hoặc chủ sở hữu quyền tác giả. Bên cạnh đó cũng có
một số cá nhân được sở hữu tác phẩm không phải do họ sáng tạo mà do được chuyển
giao hoặc được thừa kế của cá nhân khác để lại, chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá
Tks.edu.vn, Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh, Ts. Trần Văn Hải,
http://tks.edu.vn/portal/detailtks/6034_64_0_Bao-ho-quyen-tac-gia-doi-voi-tac-pham-phai-sinh.html?TabId=&pos=
[truy cập ngày 02/10/2014]
15
GVHD: ThS.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
- 16 -
SVTH: Nguyễn Lê Bảo Ngọc
Luận văn tốt nghiệp
Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả, ngoài ra còn có chủ
sở hữu quyền tác giả là Nhà nước và những tác phẩm thuộc về công chúng.
- Chủ thể quyền là tác giả, đồng tác giả
Chủ sở hữu là tác giả: tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra toàn bộ hay một phần
tác phẩm. Như vậy một người muốn được công nhận tác giả của một tác phẩm, trước tiên
phải trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm đó bằng chính tri thức của mình, khi đó người sáng tạo
ra tác phẩm hiển nhiên là tác giả của tác phẩm.
Tác giả là cá nhân trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học,
nghệ thuật, khoa học từ lao động trí óc. Theo điều 8 Nghị định 100/2006/NĐ-CP, tác giả
có thể là một trong các chủ thể sau:
“- Cá nhân Việt Nam có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả;
- Cá nhân nước ngoài có tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức vật
chất nhất định tại Việt Nam;
- Cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam;
- Cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo Điều ước quốc
tế về quyền tác giả mà Việt Nam là thành viên.
Tổ chức, cá nhân làm công việc hỗ trợ, góp ý kiến hoặc cung cấp tư liệu cho
người khác sáng tạo ra tác phẩm không được công nhận là tác giả.”
Theo điều 37 Luật sở hữu trí tuệ 2005: “Tác giả sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở
vật chất-kỹ thuật của mình để sáng tạo ra tác phẩm có các quyền nhân thân quy định tại
điều 19 và các quyền tài sản quy định tại điều 20 của Luật này”. Tác giả có thể là đồng
thời là chủ sở hữu quyền tác giả hoặc không. Nếu tác giả đồng thời là chủ sở hữu quyền
tác giả thì sẽ có quyền theo quy định tại điều 37 như trên. Trong trường hợp tác giả
không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả thì tác giả có quyền nhân thân tại khoản 1,2
và 4 điều 19 Luật sở hữu trí tuệ 2005, và quyền được hưởng nhuận bút, thù lao và quyền
lợi vật chất khác theo thõa thuận với chủ sở hữu quyền tác giả.
GVHD: ThS.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
- 17 -
SVTH: Nguyễn Lê Bảo Ngọc
Luận văn tốt nghiệp
Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
Chủ sở hữu là đồng tác giả: dạng này cũng tương tự như dạng nêu trên, thay vì
một người độc lập sáng tạo ra tác phẩm thì có thể bằng hai người trở lên cùng sáng tạo ra
tác phẩm. Vì vậy họ có chung các quyền tại điều 19 và 20 Luật sở hữu trí tuệ 2005.
Có thể phân chia các đồng tác giả làm hai loại:
- Loại thứ nhất: Những người cùng sáng tạo ra tác phẩm thống nhất mà phần sáng
tác của mỗi người không thể tách ra làm sử dụng riêng, vì nó sẽ làm phương hại đến phần
của các đồng tác giả khác. Ví dụ, trong một tác phẩm điện ảnh thống nhất có các đồng tác
giả là các diễn viên, đạo diễn, người quay phim,…Các đồng tác giả thuộc loại này thường
xuất hiện trong các tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu16.
- Loại thứ hai: Những người cùng sáng tạo ra tác phẩm thống nhất mà phần sáng
tác của mỗi người có thể tách ra để sử dụng riêng mà không làm phương hại đến phần
của các đồng tác giả khác. Ví dụ như một bài hát được phổ nhạc có hai đồng tác giả cùng
nhau sáng tạo nên: tác giả phần thơ và tác giả phần nhạc. Trong trường hợp này, họ sẽ có
các quyền tại điều 19 và 20 Luật sở hữu trí tuệ 2005 với phần riêng biệt đó.
Nói tóm lại, chủ sở hữu quyền tác giả là những cá nhân tổ chức nắm giữ một phần
hoặc toàn bộ các quyền và tài sản mà họ nắm giữ, vì lý do này nên khi cá nhân tổ chức
khác này muốn sử dụng, khai thác tác phẩm đã kể trên phải xin phép và trả tiền nhuận bút
cho chủ sở hữu quyền tác giả.
- Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc
giao kết hợp đồng với tác giả
Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ
các quyền tài sản quy định tại điều 20 Luật sở hữu trí tuệ 2005. Điều 27 nghị định
100/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân
sự Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan quy định chủ sở hữu quyền tác
giả bao gồm:
“- Tổ chức, cá nhân Việt Nam;
Điều 19 Nghị định 100/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự Luật
sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan
16
GVHD: ThS.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
- 18 -
SVTH: Nguyễn Lê Bảo Ngọc
Luận văn tốt nghiệp
Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
- Tổ chức cá nước ngoài có tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức
vật chất nhất định tại Việt Nam;
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt
Nam;
-Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều
ước quốc tế về tác giả mà Việt Nam là thành viên”.
Như vậy, chủ sở hữu quyền tác giả chỉ thõa các yêu cầu là tổ chức, cá nhân đầu tư
các cơ sở vật chất kĩ thuật cho tác phẩm thì có quyền trở thành chủ sở hữu của một tác
phẩm đó. Các chủ sở hữu này là cá nhân, tổ chức là người Việt Nam hay nước ngoài đều
có quyền sở hữu miễn là các cá nhân, tổ chức này có tác phẩm được công bố lần đầu tiên
tại Việt Nam.
- Chủ thể quyền tác giả được chuyển giao hoặc thừa kế
Theo quyền tự do sáng tạo các cá nhân hoàn toàn có quyền sáng tác vào tất cả các
lĩnh vực như tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học và có quyền đóng góp của cá nhân
khác. Bên cạnh đó cũng có một số cá nhân được sở hữu tác phẩm không phải do họ sáng
tạo mà do được chuyển giao hoặc được thừa kế của cá nhân khác để lại.
Chủ sở hữu quyền tác giả là người nhận chuyển nhượng quyền tác giả: trường hợp
này bao gồm các trường hợp của chủ sở hữu quyền tác giả chuyển nhượng một, một số
hoặc toàn bộ các quyền tài sản theo cam kết hợp đồng. Tổ chức, cá nhân nhận chuyển
nhượng là chủ sở hữu.
Chủ sở hữu quyền tác giả là người thừa kế: di sản của người chết để lại, trong đó
có di sản là tài sản trí tuệ. Tùy theo hàng thừa kế, theo quy định của pháp luật về thừa kế,
người được hưởng quyền đối với di sản văn học, nghệ thuật và khoa học của người chết
để lại là chủ sở hữu quyền tác giả.
- Chủ sở hữu quyền tác giả là Nhà nước và tác phẩm thuộc về công chúng
Nhà nước là chủ sở hữu quyền tác giả đối với: Tác phẩm khuyết danh; tác phẩm
mà chủ sở hữu quyền tác giả chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận
GVHD: ThS.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
- 19 -
SVTH: Nguyễn Lê Bảo Ngọc
Luận văn tốt nghiệp
Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
di sản hoặc không được hưởng quyền thừa kế; tác phẩm mà chủ sở hữu quyền tác giả
chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước17.
Đối với tác phẩm khuyết danh, nếu do cá nhân, tổ chức đang quản lý thì tổ chức cá
nhân đó được hưởng quyền chủ sở hữu18. Theo đó quyền sở hữu tác phẩm khuyết danh
chỉ thuộc về sở hữu nhà nước khi tác phẩm đó không có người quản lý và thuộc về chủ sở
hữu thật sự khi danh tính của chủ sở hữu được xác định. Quy định này một phần để bảo
vệ những người có công quản lý quyền tác giả của tác phẩm, đồng thời nhà nước cũng
đảm bảo quyền tác giả không bị xâm hại nếu tác phẩm đó không có người quản lý. Khi
danh tính chủ sở hữu thực sự của tác phẩm được xác định thì quyền sở hữu thuộc về chủ
sở hữu đó, kể từ ngày danh tính chủ sở hữu được xác định.
Tác phẩm được chủ sở hữu quyền tác giả chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà
nước. Việc nhận chuyển giao quyền sở hữu quyền tác giả có thể là một giao dịch có tính
chất đền bù hoặc không, như là hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, hợp đồng tặng
cho quyền tác giả được giao kết giữa đại diện nhà nước và chủ sở hữu quyền tác giả được
chuyển giao tặng cho. Cá nhân, tổ chức muốn khai thác quyền tác giả thuộc ở hữu Nhà
nước phải thông qua cơ quan đại diện quản lý quyền tác giả của Nhà nước là Cục bản
quyền tác giả Văn học-Nghệ thuật19.
Tác phẩm được bảo hộ bằng quyền tác giả trong một thời hạn nhất định. Nếu hết
thời hạn bảo hộ quyền tác giả, tác phẩm sẽ không được bảo hộ nữa. Mặc dù tác phẩm là
tài sản văn hóa do một cá nhân sáng tạo ra, nhưng do có nhiều người sử dụng nên tác
phẩm sẽ thuộc về xã hội. Khi hết thời hạn bảo hộ nhất định, toàn xã hội có thể sử dụng
tác phẩm một cách tự do. Do vậy, tác phẩm đã hết thời hạn bảo hộ sẽ thuộc về sở hữu
công chúng. Mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền sử dụng nó nhưng phải tôn trọng các
quyền nhân thân theo quy định của pháp luật20.
Khoản 1 điều 42 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009
Khoản 2 điều 28 nghị định 100/2006 NĐ-CPQuy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân
sự Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan
19
Điều 29 nghị định 100/2006 NĐ-CPQuy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự Luật
sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan
20
Khoản 1 và 2 điều 43 Luật sở hữu trí tuệ 2005
17
18
GVHD: ThS.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
- 20 -
SVTH: Nguyễn Lê Bảo Ngọc
Luận văn tốt nghiệp
Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
1.4.4. Nội dung quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
Quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác
phẩm do mình sáng tạo hoặc sở hữu21. Quyền tác giả được ghi nhận cho tác phẩm văn
học, nghệ thuật, khoa học như sách, bài giảng, tác phẩm âm nhạc, tác phẩm sân khấu, tác
phẩm điện ảnh, tác phẩm tạo hình mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm nhiếp ảnh, tác phẩm
khiến trúc, phần mềm máy tính. Quyền tác giả tự động phát sinh từ thời điểm tác phẩm
được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định, bất kể tác phẩm đã công bố hay
chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
Quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh cũng giống với quyền tác giả theo pháp
luật Việt Nam gồm quyền nhân thân và quyền tài sản (điều 19 và 20 Luật sở hữu trí tuệ
2005).
- Quyền nhân thân bao gồm quyền nhân thân gắn liền với tài sản và quyền nhân
thân không gắn liền với tài sản. Quyền nhân thân không gắn liền với tài sản là quyền gắn
liền với nhân thân của tác giả không thể chuyển giao gồm: quyền đặt tên cho tác phẩm,
quyền đứng tên tác phẩm và bảo vệ sự toàn vẹn của nội dung tác phẩm; quyền này gắn
liền với tác giả kể cả khi quyền sử dụng, định đoạt tác phẩm đã được chuyển giao, nó
được bảo hộ vô thời hạn. Quyền nhân thân gắn liền với tài sản là các quyền cho hay
không người khác sử dụng tác phẩm, quyền này có thể chuyển giao và gắn liền với quy
định về quyền tài sản của tác giả.
- Quyền tài sản có nghĩa là quyền được sử dụng và quyền được hưởng thù lao.
Quyền sử dụng bao gồm quyền công bố, phổ biến, trình diễn, sao chép, ghi âm, ghi hình,
cho thuê…
Hành vi sử dụng tác phẩm mà không xin phép chủ sở hữu tác phẩm đều bị coi là
hành vi xâm phạm quyền tác giả trừ những trường hợp được quy định tại điều 25 Luật sở
hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009.
1.4.5. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
Người sáng tạo ra tác phẩm phái sinh cũng sẽ được pháp luật quốc gia và quốc tế
bảo hộ các quyền nhân thân và tài sản giống như tác phẩm gốc nếu không gây phương hại
21
Khoản 2 điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009
GVHD: ThS.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
- 21 -
SVTH: Nguyễn Lê Bảo Ngọc
Luận văn tốt nghiệp
Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
đến quyền tác giả đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái
sinh. Vì vậy thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh cũng giống như bảo
hộ quyền tác giả đối với tác phẩm gốc. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả được quy định như
sau:
Các quyền nhân thân, gồm: đặt tên cho tác phẩm; đứng tên thật hoặc bút danh trên
tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; bảo vệ
sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác
phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả) được
bảo hộ vô thời hạn22. Quyền đặt tên cho tác phẩm không áp dụng đối với tác phẩm dịch từ
ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác23.
Các quyền nhân thân, gồm: công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố
tác phẩm; và quyền tài sản, gồm: làm tác phẩm phái sinh; biểu diễn tác phẩm trước công
chúng; sao chép tác phẩm; phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; truyền
đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện
tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác; cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm
điện ảnh, chương trình máy tính, có thời hạn bảo hộ tại điều 27 Luật sở hữu trí tuệ 2005
(sửa đổi bổ sung 2009) như sau:
- Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời
hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; đối với
tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai
mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm,
kể từ khi tác phẩm được định hình.
- Đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì có thời
hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết trong
trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm
mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.
- Thời hạn bảo hộ của các tác phẩm trên chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31
tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.
Khoản 1 điều 27 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009
Khoản 1 điều 22 Nghị định 100/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật
Dân sự Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan
22
23
GVHD: ThS.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
- 22 -
SVTH: Nguyễn Lê Bảo Ngọc
Luận văn tốt nghiệp
Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
Các quyền tài sản và quyền nhân thân, gồm: Công bố tác phẩm hoặc cho phép
người khác công bố tác phẩm đối với tác phẩm di cảo là năm mươi năm, kể từ khi tác
phẩm được công bố lần đầu tiên24.
Các quyền tài sản và quyền nhân thân, gồm: Công bố tác phẩm hoặc cho phép
người khác công bố tác phẩm, đối với tác phẩm nhiếp ảnh, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
là năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên. Trong thời hạn năm
mươi năm, nếu tác phẩm chưa công bố thì thời hạn bảo hộ là năm mươi năm, kể từ khi
tác phẩm được định hình25.
1.5. Biện pháp bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
Thực tế hiện nay ở nước ta, việc xâm phạm quyền sở tác giả là một hiện tưởng khá
phổ biến và khó kiểm soát, ví dụ điển hình là tình trạng bằng đĩa lậu, sách lậu, hàng giả,
hàng nhái có xuất sứ không rõ ràng.... Mô hình chung không chỉ ảnh hưởng đến người
dân và còn gây ảnh hưởng mạnh đến môi trường kinh doanh. Do vậy,để bảo vệ quyền sở
hữu trí tuệ chủ thể quyền có thể thực hiện quyền tự bảo vệ hoặc yêu cầu các cơ quan thực
thi xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng các biện pháp dân sự, hành chính
hoặc hình sự, hoặc yêu cầu áp dụng biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất, nhập khẩu để
phát hiện, ngăn chặn và xử lý hành vi xuất, nhập khẩu hàng hoá xâm phạm quyền.
1.5.1. Các biện pháp tự bảo vệ
Biện pháp tự bảo vệ cho phép chủ thể quyền tác giả được tiến hành các biện pháp
trong khuôn khổ của pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp đối với tác phẩm của
mình trước những hành vi xâm phạm hoặc có khả năng xâm phạm. Biện pháp tự bảo vệ
xuất phát từ nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự của pháp luật Việt Nam được ghi
nhận tại điều 9, điều 255 Bộ luật dân sự 2005 và được cụ thể hóa tại điều 198 Luật sở
hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009) các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền áp
dụng các biện pháp khác nhau để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình.
Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc phát
hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho
xã hội có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm
Khoản 1 điều 26 Nghị định 100/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật
Dân sự Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan
25
Khoản 2 điều 26 Nghị định 100/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật
Dân sự Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan
24
GVHD: ThS.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
- 23 -
SVTH: Nguyễn Lê Bảo Ngọc
Luận văn tốt nghiệp
Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có
liên quan.
Chủ thể quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh có quyền áp dụng các biện pháp
sau để bảo vệ các quyền của mình:
1.5.1.1. Áp dụng biện pháp công nghệ
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ như: công nghệ in ấn, tiến bộ của
khoa học kỹ thuật đặc biệt là trong lĩnh vực internet… thì hành vi xâm phạm quyền tác
giả ngày càng tinh vi phức tạp hơn. Ví dụ như việc sao chép, in ấn, vi phạm bản quyền…
Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả không muốn tác phẩm, quyền sở hữu của mình bị xâm
phạm thì phải áp dụng các biện pháp bảo vệ. Trong đó, trước tiên là các biện pháp công
nghệ26 bao gồm: mã hóa, công nghệ chống sao chép, in ấn đưa thông tin chỉ dẫn về căn cứ
phát sinh, văn bằng bảo hộ, chủ sở hữu, phạm vi, thời hạn bảo hộ… nhằm ngăn chặn việc
sao chép, in ấn lậu, cũng như thông báo cho mọi người biết đây là đối tượng thuộc sở hữu
của mình nhằm ý thức cho người khác không được xâm phạm.
Ta có thể hiểu biểu hiện biện pháp công nghệ là những biện pháp mang tính kỹ
thuật mà tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả áp dụng nhằm bảo vệ quyền tác giả nói chung
và bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh nói riêng. Biện pháp này được dùng
để bảo vệ thông tin về tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, nội dung tác phẩm hay thời hạn,
điều kiện sử dụng tác phẩm khi tác phẩm đó được truyền đến công chúng mà ở đây chính
là độc giả tiếp cận tác phẩm hay bất cứ chủ thể nào tiếp cận với tác phẩm. Khi một tác
phẩm xuất hiện trên môi trường mạng thì chủ sở hữu có quyền đưa thông tin về bản thân
họ cũng như những thông tin về tác phẩm đến với độc giả và đồng thời họ cũng có quyền
áp dụng các biện pháp công nghệ trong trường hợp này để bảo vệ những thông tin đó.
Các biện pháp này có thể là việc cài mật khẩu cho những thông tin của mình, hay định
dạng chữ tránh trường hợp sao chép, sửa nội dung thông tin đó…Ví dụ như một số trang
web không cho sao chép in ấn, chỉ những thành viên hợp pháp của trang web đó mới thực
hiện được, hoặc là khi nhà sản xuất phim khi phát hành sản phẩm trên băng đĩa thì phải
có tem trên sản phẩm của mình để phân biệt với những sản phẩm làm giả…Tất cả những
trường hợp này nhằm tránh trường hợp thông tin bị đánh cắp nhằm mục đích xấu không
phù hợp với nguyện vọng của chủ thể quyền. Ngoài ra khi phát hiện hành vi xâm phạm
26
Điểm a khoản 1 điều 198 Luật sở hữu trí tuệ 2005
GVHD: ThS.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
- 24 -
SVTH: Nguyễn Lê Bảo Ngọc
Luận văn tốt nghiệp
Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
mặc dù tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đã áp dụng các biện pháp công nghệ thì họ vẫn
có thể tiến hành các biện pháp tiếp theo theo các quy định của luật.
1.5.1.2. Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm
phái sinh phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính, công khai, bồi thường thiệt
hại
Trong trường hợp quyền tác giả bị xâm phạm, theo Cục sở hữu trí tuệ, trước khi
yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền hay tòa án xử lý các cá nhân tổ chức nên thông báo
cho chủ thể xâm phạm biết về sự tồn tại của quyền tác giả. Sau đó yêu cầu phải chấm dứt
ngay hành vi xâm phạm, cải chính, công khai bồi thường thiệt hại nếu hành vi xâm phạm
đó có thiệt hại xảy ra. Để làm được như vậy chủ thể quyền tác giả phải chủ động thường
xuyên theo dõi, phát hiện hành vi xâm phạm thông qua nhiều mạng lưới kiểm soát khác
nhau.
Biện pháp này được chủ thể quyền tác giả áp dụng khi phát hiện hành vi xâm
phạm xảy ra. Điều này có nghĩa là khi phát hiện quyền tác giả của mình bị xâm phạm bởi
một hành vi chủ thể, cá nhân nào đó thì chủ thể quyền tác giả phải gửi văn bản thông báo
cho họ biết. Trong văn bản thông báo chủ thể quyền cần thông tin đầy đủ để chứng minh
rằng hành vi đó đã xâm phạm quyền tác giả của mình bằng cách nêu rõ các quy định của
pháp luật về hành vi đó, đồng thời cũng cung cấp đầy đủ thông tin quyền tác giả của
mình đối với tác phẩm. Bên cạnh đó, trong thông báo cũng cần nêu rõ việc tổ chức, cá
nhân có hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi xâm phạm trong một thời gian nhất
định; yêu cầu họ phải tiến hành đính chính thông tin, xin lỗi công khai và bồi thường thiệt
hại theo mức độ, tính chất hành vi và hậu quả của nó.
1.5.1.3 Yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm theo quy định
của Luật sở hữu trí tuệ và các quy định khác của pháp luật có liên quan
Đối với trường hợp có hành vi xâm phạm quyền tác giả của tác phẩm phái sinh mà
chủ thể quyền đã gửi thông báo yêu cầu chấm dứt hành vi, buộc cải chính công khai bồi
thường thiệt hại mà cá nhân, tổ chức đó không thực hiện thì tác giả, chủ sở hữu quyền tác
giả có quyền gửi đơn đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền yêu cầu xử lý hành vi xâm
phạm quyền tác giả theo luật định. Khoản 1 điều 200 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ
sung 2009 thì trong phạm vi nhiệm vụ của mình thì các cơ quan Tòa án, Thanh tra, Quản
lý thị trường, Hải quan, Công an, Ủy ban nhân dân các cấp có quyền xử lý hành vi xâm
phạm sở hữu trí tuệ.
GVHD: ThS.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
- 25 -
SVTH: Nguyễn Lê Bảo Ngọc
Luận văn tốt nghiệp
Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
Khi gửi đơn yêu cầu chủ thể quyền phải gửi kèm theo chứng cứ chứng minh mình
bị xâm phạm quyền tác giả cũng như hành vi xâm phạm đó vẫn tiếp tục xảy ra mặc dù
chủ thể quyền đã gửi thông báo chấm dứt hành vi đó.
1.5.1.4. Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình
Trong các biện pháp được áp dụng thì khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài là hình
thức sau cùng mà tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có thể áp dụng khi có hành vi xâm
phạm của các cá nhân, tổ chức khác. Nếu chủ sở hữu muốn giải quyết bằng con đường
trọng tài thì phải thuyết phục bên còn lại đồng ý, đổi lại mâu thuẫn giữa các chủ thể sẽ
được giải quyết nhanh, gọn, hiệu quả cao hơn và tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức
và chi phí. Nếu chủ thể xâm phạm từ chối giải quyết bằng trọng tài thì chủ thể quyền tác
giả có quyền khởi kiện ra tòa án. Đây là hướng giải quyết bất đắc dĩ cuối cùng có thể áp
dụng của chủ thể quyền bởi vì giải quyết bằng con đường tòa án tốn rất nhiều chi phí cho
các khoản chi khác nhau, và mất nhiều thời gian cho việc thu nhập chứng cứ, xác minh…
Có thể nói đây là biện pháp hiệu quả nhất trong các biện pháp xử lý nhằm bảo vệ
quyền tác giả, bởi nó giải quyết một cách triệt để hành vi xâm phạm thông qua quyết định
của tòa án có hiệu lực bắt buộc các bên thi hành thay vì thông báo của chủ thể quyền đến
đối tượng thực hiện hành vi yêu cầu chấm dứt hành vi, xin lỗi, cải chính, công khai và bồi
thường thiệt hại; tính hiệu lực của thông báo này không có bất cứ sự ràng buộc hay răn đe
đối với chủ thể xâm phạm.
Như vậy, biện pháp tự bảo vệ là biện pháp thể hiện cao nhất sự tự định đoạt của
các chủ thể trong quan hệ pháp luật. Nó thể hiện sự chủ động của chủ thể quyền tác giả
trong việc áp dụng các biện pháp nhằm bảo vệ quyền tác giả mà không bị phụ thuộc vào
tác động của các chủ thể khác.
1.5.2. Các biện pháp xử lý xâm phạm đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác
phẩm phái sinh
Quyền tự bảo vệ cho phép chủ thể quyền quyền tác giả tự bảo vệ quyền của mình.
Nhưng các quyền đó sẽ không thể nào thực hiện được một cách có
GVHD: ThS.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
- 26 -
SVTH: Nguyễn Lê Bảo Ngọc
Luận văn tốt nghiệp
Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
hiệu quả nếu như không có biện pháp xử lý mang tính cưỡng chế của Nhà nước, vì đa số
những cá nhân, tổ chức vi phạm quyền tác giả luôn cố tình vi phạm. Tùy theo tính chất
mức độ khác nhau, mà tổ chức cá nhân có hành vi xâm phạm quyền tác giả đó có thể bị
xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự.
-Biện pháp dân sự:
Trong bộ luật dân sự và Luật sở hữu trí tuệ 2005 ghi nhận các quyền dân sự bao
gồm: quyền nhân thân và quyền tài sản. Cho nên, quyền tác giả đối với tác phẩm phái
sinh cũng là quyền dân sự được pháp luật ghi nhận và bảo hộ27. Tuy nhiên, Nhà nước
muốn bảo hộ quyền này thì cần phải đưa ra nhiều biện pháp khác nhau để áp dụng cho
phù hợp với từng mức độ xâm phạm, đó là biện pháp dân sự, hành chính và hình sự.
Trong các biện pháp đó biện pháp dân sự là quan trọng và phổ biến nhất mà các chủ thể
quyền lựa chọn áp dụng trước tiên để giải quyết bởi vì đây là biện pháp giải quyết triệt để
nhu cầu về quyền lợi và danh tiếng của họ.
Vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự đã và đang rất được
quan tâm tại nhiều quốc gia trên thế giới, do đây là biện pháp có nhiều ưu điểm mà pháp
luật về sở hữu trí tuệ cần đề cao. Tại Việt Nam, lĩnh vực này cần phải được nghiên cứu
kỹ hơn, đáp ứng được sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực quyền sở hữu trí tuệ với tư
cách là một quyền dân sự cần phải được bảo vệ bằng nhiều biện pháp trong đó cần chú
trọng biện pháp dân sự28.
Điều 202 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định: toà án áp dụng các biện pháp dân sự
sau đây để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ: “Buộc chấm
dứt hành vi xâm phạm; buộc xin lỗi, cải chính công khai; buộc thực hiện nghĩa vụ dân
sự; buộc bồi thường thiệt hại; buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng
không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện
được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Khoản 2 điều 14 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009
Thanhtra.most.gov.vn, Xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự tại Việt Nam, Thực tiễn pháp
luật và hướng hoàn thiện, Phạm Văn Toàn, http://thanhtra.most.gov.vn/vi/cac-bai-nghien-cuu-shtt/x-ly-xam-ph-mquy-n-s-h-u-tri-tu-b-ng-bi-n-phap-dan-s-t-i-vi-t-nam-th-c-ti-n-phap-lu-t-va-d-xu-t-hoan-thi-n [truy cập ngày
13/10/2014]
27
28
GVHD: ThS.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
- 27 -
SVTH: Nguyễn Lê Bảo Ngọc
Luận văn tốt nghiệp
Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở
hữu trí tuệ”.
- Biện pháp hành chính:
Biện pháp hành chính là biện pháp thuộc thẩm quyền của các cơ quan như Thanh
tra, Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Ủy ban nhân dân các cấp áp dụng để xử lý
hành vi xâm phạm quyền tác giả mà cụ thể ở đây là hành vi xâm phạm quyền tác giả đối
với tác phẩm phái sinh mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trong trường
hợp cần thiết, các cơ quan này có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn và đảm bảo xử phạt
hành chính theo quy định của pháp luật29.
Điều 211 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009 quy đinh các hành vi sau
đây xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sau đây bị xử phạt hành chính:
“- Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu, người tiêu
dùng hoặc cho xã hội;
- Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ
quy định tại Điều 213 của Luật này hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi
này;
- Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ tem, nhãn hoặc vật phẩm
khác mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý giả mạo hoặc giao cho người khác thực
hiện hành vi này.”
Chính phủ quy định cụ thể về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt vi
phạm hành chính, hình thức, mức phạt và thủ tục xử phạt. Tổ chức, cá nhân thực hiện
hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu trí tuệ thì bị xử phạt vi phạm hành chính
theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
Nguyên tắc cơ bản của việc xử lý vi phạm hành chính liên quan đến quyền tác giả
đối với tác phẩm phái sinh trong trường hợp này phải tuân theo những quy định của pháp
luật về xử lý vi phạm hành chính.
- Biện pháp hình sự:
29
Khoản 3 điều 200 Luật sở hữu trí tuệ 2005
GVHD: ThS.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
- 28 -
SVTH: Nguyễn Lê Bảo Ngọc
Luận văn tốt nghiệp
Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
Cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội
phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự30. Qua đó ta
thấy khi hành vi của các chủ thể xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh mà
có yếu tố cấu thành tội phạm thì cũng bị xử lý hình sự theo quy định này và phải tuân
theo đúng nguyên tắc xử lý của Bộ luật hình sự 2009.
Theo Điều 170a Bộ luật hình sự, người nào không được phép của chủ thể quyền
tác giả, quyền liên quan mà thực hiện một trong các hành vi dưới đây xâm phạm quyền
tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại thì sẽ bị
xử lý hình. Những hành vi vi phạm đó là: “Sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình;
phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm, bản sao bản ghi
hình”.
Người phạm tội sẽ chịu các hình phạt sau:
- Bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng hoặc cải tạo không
giam giữ đến hai năm;
- Phạm tội có tổ chức; phạm tội nhiều lần thì bị phạt tiền từ bốn trăm triệu đồng
đến một tỷ đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm;
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai mươi triệu đồng đến hai
trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định
từ một năm đến năm năm.
30
Điều 212 Luật sở hữu trí tuệ 2005
GVHD: ThS.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
- 29 -
SVTH: Nguyễn Lê Bảo Ngọc
Luận văn tốt nghiệp
Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
Chương 2
CÁC HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM
PHÁI SINH VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ
2.1 Những quy định của pháp luật trên thế giới về bảo vệ quyền tác giả đối với tác
phẩm phái sinh
2.1.1 Công ước Berne về bảo hộ quyền tác giả
Công cuộc đổi mới đất nước đã đẩy mạnh sự phát triển của khoa học công nghệ.
Vì sự phát triển của đất nước, quá trình mở giao lưu văn hóa- kinh tế xã hội với các nước
trên thế giới ngày càng tăng, nhiều hàng hóa về sở hữu trí tuệ đã được du nhập vào nước
ta, việc này giúp cho việc giao lưu văn hóa, tiếp cận các tri thức của nhân loại nhưng
cũng đặt ra nhiều thách thức. Việc một tác phẩm chỉ được bảo hộ trong phạm vi một
nước nên nạn xâm phạm quyền tác giả ở nước ngoài diễn ra ngày càng nhiều và hầu như
không có biện pháp bảo vệ bởi pháp luật một nước chỉ bảo vệ được quyền tác giả trong
giới hạn của quốc gia đó. Trước tình trạng đó việc tham gia một công ước mang tính bảo
vệ toàn vẹn cho tác phẩm văn học văn học với phạm vi ảnh hưởng rộng lớn như công ước
Berne là việc cần thiết. Việt Nam gia nhập công ước và chính thức trở thành thành viên
ngày 26 tháng 10 năm 2004.
Công ước Berne được ký kết lần đầu tiên vào ngày 9 tháng 9 năm 1886 tại Berne,
Tụy Sỹ. Sau đó, Công ước này đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần và lần gần nhất là đạo
luật Paris được sửa đổi, bổ sung vào ngày 24 tháng 7 năm 1971 tại Paris, Cộng hòa Pháp.
Ngày 7 tháng 6 năm 2004, Chủ tịch nước đã có quyết định số 32/2004QĐ-CTN về
việc Việt Nam tham gia công ước Berne, trở thành quốc gia thứ 156 tham gia công ước
và có hiệu lực thi hành từ ngày 26/10/2004.
Các nguyên tắc bảo hộ đối với tác phẩm nói chung và tác phẩm phái sinh nói riêng
theo Công ước Berne thì tác giả được hưởng các quyền tương tự như công dân nước đó
được hưởng theo quy định của pháp luật quốc gia sở tại. Việc hưởng và thực hiện các
quyền tác giả đối với tác phẩm không phải làm bất cứ thủ tục nào. Ngoài ra việc bảo hộ
được thực hiện kể cả trong trường hợp tác phẩm không được bảo hộ ở quốc gia gốc31.
Pháp luật của quốc gia đã tham gia công ước sẽ quy định về mức độ và thủ tục nhằm thực
hiện sự bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm được yêu cầu bảo hộ. Sự đãi ngộ đặc biệt
hoặc hạn chế bảo hộ đối với quốc gia khác không phải là thành viên của công ước đối với
31
Khái niệm quốc gia gốc quy định tại điều 5 khoản 4 công ước Berne
GVHD: ThS.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
- 30 -
SVTH: Nguyễn Lê Bảo Ngọc
Luận văn tốt nghiệp
Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
tác phẩm của tác giả là công dân của nước thành viên sẽ không bắt buộc áp dụng tại các
quốc gia thành viên khác. Quá đó ta thấy khi trở thành thành viên của công ước Berne thì
quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh sẽ được bảo hộ ngoài phạm vi quốc gia. Điều đó
có nghĩa là trước khi công ước Berne ra đời thì quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
chỉ được bảo vệ trong phạm vi quốc gia mà tác phẩm được công bố.
Với việc phát triển của khoa học, đặc biệt là công nghệ thông tin thì việc một tác
phẩm đến với công chúng ngoài phạm vi quốc gia là chuyện bình thường, vì công nghệ
internet giúp cho chúng ta kết nối và trao đổi thông tin rất dễ dàng và nhanh chóng. Từ đó
ta thấy việc xâm phạm đối với tác phẩm phái sinh sẽ khó kiểm soát hơn, do đó nếu phạm
vi bảo hộ được mở rộng thì tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có thể bảo vệ tác phẩm của
mình một cách tốt hơn cũng như việc đem về một lợi ích kinh tế lớn hơn. Theo quy định
của công ước thì một tác phẩm được bảo hộ không cần phải đáp ứng một thể thức nào
mà chỉ cần được định hình dưới một dạng vật chất nhất định. Tức là khi tác phẩm hình
thành bằng cách viết trên giấy hoặc dưới dạng ký tự khi đánh máy tính thì đều dược bảo
hộ bởi công ước Berne. Tuy nhiên công ước Berne khuyến khích nên đăng ký quyền tác
giả vì khi ấy nó là bằng chứng hữu hiệu nhất cho việc chứng minh toàn bộ quá trình sáng
tạo tác phẩm. Các tiêu chuẩn bảo hộ tác phẩm của công ước Berne có quy định trường
hợp tác giả là công dân hoặc cư trú thường xuyên ở một trong những nước là thành viên
của công ước. Theo tiêu chuẩn này thì nếu tác giả là công dân Việt Nam hoặc không phải
là công dân Việt Nam nhưng cư trú thường xuyên tại Việt Nam thì tất cả các tác phẩm
của họ đều được bảo hộ ở tất cả những nước thành viên trong đó có Việt Nam. Quy định
này không những góp phần bảo hộ tác phẩm của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả là công
dân Việt Nam nhưng cư trú thường xuyên tại Việt Nam. Quá đó thu hút nguồn nhân lực
từ nhiều nơi đến Việt Nam và các nước thành viên của công ước Berne.
Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định về tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả, thời hạn
bảo hộ…đều được hình thành trên những quy định của công ước. Với việc xây dựng luật
dựa trên công ước đã tạo những điều kiện thuận lợi nhất định trong việc bảo hộ quyền tác
giả nói chung cũng như tác phẩm phái sinh nói riêng.
2.1.2 Hiệp ước WIPO về quyền tác giả
Hiệp ước WIPO về quyền tác giả ra đời trên tinh thần của điều 20 công ước Berne
nhằm mong muốn duy trì và phát triển sự bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học
và nghệ thuật một cách có hiệu quả và đồng bộ nhất. Thừa nhận sự cần thiết đưa ra những
quy định quốc tế mới và xác định rõ những nội dung của các quy định hiện có nhằm đặt
giải pháp thõa đáng cho các vấn đề nảy sinh do sự phát triển mới về nền kinh tế, xã hội,
văn hóa và công nghệ. Thừa nhận ảnh hưởng sâu rộng của sự phát triển và thành tựu của
GVHD: ThS.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
- 31 -
SVTH: Nguyễn Lê Bảo Ngọc
Luận văn tốt nghiệp
Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
công nghệ tin học và truyền thông đối với việc sáng tạo và sử dụng các tác phẩm văn học
và nghệ thuật. Thừa nhận sự cần thiết duy trì cân bằng giữa quyền lợi ích tác giả và lợi
ích công chúng, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục, nghiên cứu và tiếp cận thông tin như đã
nêu trong công ước Berne.
Trong hiệp ước WIPO thì tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả được thừa nhận những
quyền thuộc về kỹ thuật số. Thứ nhất là quyền sao chép, đặc biệt là sử dụng tác phẩm kỹ
thuật số. Trong đó có các tác phẩm phái sinh như âm nhạc, văn học truyền thống được
đưa lên internet là một dạng của kỹ thuật số. Những tác phẩm trên được thừa nhận là một
trong những tác phẩm được bảo hộ dưới hình thức kỹ thuật số cho việc sao chép tác phẩm
bằng các biện pháp điện tử tạo thành. Thứ hai là tác giả tác phẩm được hưởng độc quyền
“cho phép bất kỳ sự truyền thông nào tác phẩm đến với công chúng32. Bao gồm sự truyền
đạt tới công chúng tác phẩm của họ và công chúng có thể truy cập các tác phẩm từ một
địa điểm hay thời điểm nhất định. Thứ ba là thừa nhận việc sử dụng ngày càng nhiều các
biện pháp công nghệ nhằm quản lý quyền, nhận biết các tác phẩm kỹ thuật số cũng như
đưa ra các biện pháp chế tài đối với bất kỳ hành vi là mất, sửa đổi thông tin quản lý
quyền điện tử hay nhằm che đậy việc xâm phạm quyền tác giả hoặc hành vi tiến hành
giao dịch thương mại đối với tác phẩm, bản sao đã bị mất hay có sự sửa đổi về thông tin
quản lý. Đồng thời chấp nhận các biện pháp chế tài đã được đưa ra nhằm ngăn cản sự phá
hoại đối với các giải pháp công nghệ kể trên.33
Hiệp ước WIPO ra đời đã đánh dấu sự kiện quan trọng về nghiên cứu luật quyền
tác giả. Các điều khoản trong hiệp ước này là thành quả nghiên cứu cũng như kinh
nghiệm của các quốc gia. Tuy nhiên, trong cùng thời điểm sự phát triển của môi trường
kỹ thuật số không ngừng tăng lên ảnh hưởng không ít đến quyền lợi của người nắm giữ
quyền tác giả, người sử dụng trong các lĩnh vực văn hóa cũng như những nhóm người
khác thì việc quy định trong hiệp ước cần được thể chế, quy định rõ hơn trong luật của
từng quốc gia thành viên nhằm bảo hộ chặt chẽ hơn đối với các tài sản sở hữu trí tuệ nói
chung, quyền tác giả nói riêng và đặc biệt là quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh.
2.1.3. Quy định của một số quốc gia về tác phẩm phái sinh
Luật quyền tác giả của Hoa Kỳ quy định: "Tác phẩm phái sinh” là tác phẩm được
hình thành trên cơ sở một hoặc nhiều tác phẩm đã có như là các tác phẩm dịch, các tác
phẩm được phổ nhạc, được chuyển thể thành kịch, được tiểu thuyết hóa, được điện ảnh
hoá, âm nhạc hóa, mỹ nghệ hóa, tóm tắt, tóm lược, hoặc bất kỳ hình thức nào khác mà
trong đó tác phẩm có thể được cải biên, chuyển thể hoặc bổ sung. Một tác phẩm bao hàm
32
33
Điều 8 Hiệp ước WIPO
Điều 11 hiệp ước WIPO
GVHD: ThS.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
- 32 -
SVTH: Nguyễn Lê Bảo Ngọc
Luận văn tốt nghiệp
Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
các bản thảo đã được biên tập lại, các lời bình chú, phân tích hoặc các sửa chữa khác một
về tổng thể là một tác phẩm nguyên thuỷ độc đáo hoàn chỉnh của tác giả là "tác phẩm
phái sinh”. Như vậy, điều kiện để có một tác phẩm phái sinh là trước hết phải tồn tại "một
hoặc nhiều tác phẩm”, thuật ngữ "một hoặc nhiều tác phẩm” vừa nêu có thể thuộc một
loại hình hay nhiều loại hình tác phẩm, bởi vậy không loại trừ trường hợp, một tác phẩm
phái sinh được hình thành từ một tác phẩm văn học và một tác phẩm kịch.
Luật Quyền tác giả, Kiểu dáng và Sáng chế Anh quốc 1988 (bản sửa đổi năm
2009) không dùng thuật ngữ tác phẩm phái sinh, nhưng có quy định chi tiết về tác phẩm
phóng tác, cải biên chuyển thể (adaptation), cơ sở dữ liệu (databases) và tuyển tập
(collections), điều kiện bảo hộ quyền tác giả đối với các loại tác phẩm này.
Pháp luật của Pháp có dùng thuật ngữ tác phẩm phái sinh (œvre dérivée). So với
pháp luật của Hoa Kỳ và Anh quốc, thì pháp luật của Pháp quy định về tác phẩm phái
sinh có phần chi tiết và cụ thể hơn. Điều L.112-3 Bộ Luật sở hữu trí tuệ của Pháp quy
định: "Tác giả của tác phẩm dịch, tác phẩm phóng tác, chuyển thể hoặc cải biên sẽ được
hưởng sự bảo hộ theo Luật này, miễn là không phương hại đến quyền tác giả của các tác
phẩm gốc. Điều này cũng áp dụng tương tự đối với tác giả của tác phẩm hợp tuyển, tuyển
tập hay sưu tập dữ liệu mà sự lựa chọn hay sắp xếp nội dung của chúng tạo thành nững
tác phẩm có tính sáng tạo”.Điều L.113-2 Bộ Luật sở hữu trí tuệ của Pháp quy định về tác
phẩm tuyển chọn (œvre collective), tác phẩm hợp tuyển (œuvre composite) và tác phẩm
hợp tác (œuvre de collaboration). Pháp Luật về sở hữu trí tuệ của Pháp cũng không định
nghĩa cụ thể thế nào là tác phẩm phái sinh mà chỉ liệt kê các loại hình tác phẩm thuộc tác
phẩm phái sinh. Pháp luật về quyền tác giả của Pháp tôn trọng quyền nhân thân của cá
nhân tác giả, do đó không coi pháp nhân là tác giả, đồng thời cũng không coi bên giao
nhiệm vụ (dù là cá nhân hay pháp nhân) cho người khác sáng tạo nên tác phẩm là tác giả.
Luật quyền tác giả của Nhật Bản có sử dụng thuật ngữ tác phẩm phái sinh, trong
đó có quy định rõ việc bảo hộ tác phẩm phái sinh không làm phương hại đến quyền tác
giả của tác phẩm đã tồn tại. Luật quyền này có quy định về tác phẩm sưu tập
(compilations) và phân biệt tác phẩm sưu tập (quy định tại điều 12) với dữ liệu
(databases, được quy định tại điều 12bis).
Luật quyền tác giả của Trung Quốc không dùng thuật ngữ tác phẩm phái sinh,
nhưng tại Điều 12 có quy định trường hợp tác phẩm được tạo ra bằng cách chú thích,
GVHD: ThS.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
- 33 -
SVTH: Nguyễn Lê Bảo Ngọc
Luận văn tốt nghiệp
Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
dịch, sắp xếp, chuyển thể… thì được bảo hộ quyền tác giả, miễn là không làm phương hại
đến quyền tác giả của tác phẩm đã tồn tại34.
2.2. Các hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại, việc bảo vệ các quyền sở
hữu trí tuệ ngày càng trở nên cấp thiết. Đứng trước thực tế phát triển kinh tế xã hội của
nước ta, việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong đó có quyền tác giả đối với tác phẩm phái
sinh đang được nhà nước quan tâm hơn bằng việc ban hành các văn bản pháp luật quy
định về lĩnh vực này. Tuy nhiên, hiện nay các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nói
chung và quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh nói riêng ngày càng gia tăng gây ảnh
hưởng đến sự sáng tạo của các tác giả. Các hành vi xâm phạm đó là việc các chủ thể sử
dụng tài sản trí tuệ của tổ chức cá nhân có quyền đối với tài sản đó nhằm mục đích kinh
doanh kiếm lợi nhuận thì được coi là xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ35.
Theo điều 28 Luật sở hữu trí tuệ 2005 thì cá nhân, tổ chức khi thực hiện một trong
các hành vi sau đây thì được xem là hành vi xâm phạm quyền tác giả: “chiếm đoạt quyền
tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; mạo danh tác giả; công bố, phân
phối tác phẩm mà không được phép của tác giả; công bố, phân phối tác phẩm có đồng
tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó; sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác
phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả; sao
chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả (trừ trường
hợp quy định khác); làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu
quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh (trừ trường hợp quy
định khác); sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không
trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ
trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này; cho thuê tác phẩm mà không trả
tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác
giả; nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến
công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép
của chủ sở hữu quyền tác giả; xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu
quyền tác giả; cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền
Tks.edu.vn, Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh, Ts. Trần Văn Hải,
http://tks.edu.vn/portal/detailtks/6034_64_0_Bao-ho-quyen-tac-gia-doi-voi-tac-pham-phai-sinh.html?TabId=&pos=
[truy cập ngày 12/11/2014]
35
Các hành vi xâm phạm này được quy định cụ thể tại điều 28, Luật sở hữu trí tuệ 2005
34
GVHD: ThS.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
- 34 -
SVTH: Nguyễn Lê Bảo Ngọc
Luận văn tốt nghiệp
Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình; cố ý xoá, thay đổi
thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm; sản xuất, lắp ráp, biến
đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở
để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực
hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình; làm và bán tác phẩm mà chữ ký
của tác giả bị giả mạo, xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không
được phép của chủ sở hữu quyền tác giả”.
Nguyên nhân dẫn đến những hành vi xâm phạm trên chủ yếu là do nhận thức, hiểu
biết, đặc biệt là ý thức chấp hành pháp luật quyền tác giả của nhiều cá nhân, tổ chức khai
thác, sử dụng còn nhiều hạn chế, đôi khi vì lợi nhuận cao mà cố tình xâm phạm bất chấp
những quy định để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh.
2.2.1. Các hành vi xâm phạm quyền nhân thân
Hành vi xâm phạm đến quyền tác giả chủ yếu là do xâm phạm liên quan đến
quyền nhân thân, xâm hại đến danh dự và uy tín của tác giả. Quyền nhân thân đối với tác
phẩm phái sinh là các quyền mang yếu tố tinh thần của chủ thể đối với tác phẩm. Như tên
gọi của nó, quyền nhân thân là các quyền luôn gắn liền với một chủ thể nhất định mà
không thể chuyển dịch được, nó là cơ sở để chủ thể thực hiện các quyền khác về tài sản.
Các hành vi xâm phạm đến quyền này bao gồm:
2.2.1.1. Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học
Chiếm đoạt quyền tác giả có nghĩa là việc lấy đi cái của người khác làm của mình
một cách lén lúc hoặc công khai dựa vào vũ lực hoặc quyền thế. Hay nói cách khác chiếm
đoạt quyền tác giả là hành vi lấy tác phẩm của người khác làm của mình để đứng tên tác
giả, công bố và phát hành tác phẩm đó.
Ví dụ:Nhiều tác giả trẻ hay cộng tác viên của một tờ báo hay tạp chí nào đó, mới
chập chững bước vào nghề và chưa có danh tiếng. Khi cho ra đời tác phẩm mới,
do muốn được tác phẩm mình được in ấn, đăng bài nên bị những cá nhân khác lợi
dụng danh tiếng, quyền lực của họ để ép những tác giả trẻ này khước từ và
nhường lại quyền tác giả.
Hành động chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật khoa
học ngày càng tăng lên đáng kể, vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến uy tín, danh dự và
GVHD: ThS.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
- 35 -
SVTH: Nguyễn Lê Bảo Ngọc
Luận văn tốt nghiệp
Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
những lợi ích kinh tế của các cá nhân tổ chức. Hành vi này trực tiếp xâm phạm đến quyền
nhân thân của tác giả. Ngoài ý nghĩa bảo vệ quyền, lợi ích về tinh thần của mình ra,
quyền được công nhận là tác giả có ý nghĩa quyết định đối với việc bảo vệ người sáng tạo
ra tác phẩm được hưởng các lợi ích vật chất nhất định từ việc khai thác giá trị kinh tế của
tác phẩm. Vì thế tác giả tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học cần có sự bảo hộ của cơ
quan pháp luật để chống lại các hành vi chiếm đoạt xâm phạm quyền và lợi ích của họ.
2.2.1.2. Mạo danh tác giả, tự ý công bố, phân phối mà không có sự cho phép của tác giả,
đồng tác giả
Mạo danh là hành vi nhân danh người khác có uy tín, danh tiếng để thực hiện một
công việc nào đó nhằm phục vụ lợi ích riêng của bản thân mình. Theo đó, mạo danh tác
giả được hiểu là dùng hành vi dùng tên người khác để đứng tên tác giả trên tác phẩm của
mình nhằm lợi dụng danh tiếng của họ để kiếm lợi nhuận từ việc cho thuê hoặc bán tác
phẩm đó. Điển hình cho hành vi này là việc một người lấy tên của một họa sĩ nổi tiếng
đặt tên cho bức tranh do mình sáng tạo nên nhằm thu hút sự chú ý của công chúng.
Tình hình mạo danh tác giả hiện nay ngày càng phổ biến và tinh vi hơn, tình trạng
này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích của tác giả, đặc biệt là quyền nhân
thân.
Ví dụ: Lợi dụng thông tin của Nguyễn Hà Đông chuẩn bị đưa phiên bản game
Flappy Bird mới trở lại. Ngày 8/3/2014 kẻ mạo danh tác giả Nguyễn Hà Đông đã
được đưa lên App Store game “Flappy Bird: New Season” có thiết kế giống hệt
so với Flappy Bird “xịn” từ phong cách đồ họa cho tới cách chơi. “Kẻ mạo
danh” Nguyễn Hà Đông đồng thời là tác giả của Flappy Bird: New Season khá
tinh vi khi tại phần thông tin nhà phát triển đã đăng ký với App Store tên Dong
Nguyen (trùng với tên đăng ký của Nguyễn Hà Đông). Có thể hiểu chính điều này
đã khiến các fan của Flappy Bird đã chính thức trở lại với tên Flappy Bird: New
Season và ứng dụng này nhanh chóng trở thành một trong những ứng dụng được
tải về nhiều nhất trên App Store những ngày gần đây giúp mang về hàng tỷ đồng
doanh thu chia sẻ từ quảng cáo cho “kẻ mạo danh” Nguyễn Hà Đông. Trước đó,
vào ngày 1/4/2014 trên tài khoản Twitter giống hệt tài khoản của Nguyễn Hà
Đông, “kẻ mạo danh” này đã đăng một thông báo thông báo về việc Flappy Bird
đã trở lại trên App Store với tên Dong Nguyen (@dongatory_). Tài khoản Twitter
GVHD: ThS.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
- 36 -
SVTH: Nguyễn Lê Bảo Ngọc
Luận văn tốt nghiệp
Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
này chỉ khác biệt với một dấu gạch dưới ( _ ) so với tài khoản của Nguyễn Hà
Đông (@dongatory_).
Trên Twitter của mình, ngày 15/5, Nguyễn Hà Đông đã xác nhận Flappy Bird:
New Season không phải là của mình.
Hiện chân dung 'kẻ mạo danh' Nguyễn Hà Đông chưa bị lộ nhưng có một
điều chắc chắn đến giờ với việc mạo danh Nguyễn Hà Đông, tác giả Flappy Bird:
New Season sẽ còn kiếm được hàng tỷ đồng mỗi ngày từ chia sẻ doanh thu của các
nhà quảng cáo36.
Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm quy định tại
khoản 3 Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ 2005 là việc phát hành tác phẩm đến công chúng
với số lượng bản sao đủ để đáp ứng nhu cầu hợp lý của công chúng tuỳ theo bản chất của
tác phẩm, do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện hoặc do cá nhân, tổ chức khác
thực hiện với sự đồng ý của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.
Trong trường hợp nhiều tác giả cùng làm nên một tác phẩm thì những người đó
được gọi là đồng tác giả của tác phẩm đó. Trường hợp tác phẩm được các đồng tác giả
sáng tạo, trong đó mỗi phần do từng đồng tác giả sáng tạo có thể tách rời để sử dụng độc
lập thì quy định tại Điều 740 của Bộ luật dân sự 2005 được áp dụng cho từng phần tác
phẩm được sử dụng độc lập đó, nếu các đồng tác giả không có thoả thuận khác37.
Công bố tác phẩm không bao gồm việc trình diễn một tác phẩm sân khấu, điện
ảnh, âm nhạc; đọc trước công chúng một tác phẩm văn học; phát sóng tác phẩm văn học,
nghệ thuật; trưng bày tác phẩm tạo hình; xây dựng công trình từ tác phẩm kiến trúc38.
Ví dụ: Tác giả cho phép một nhà xuất bản công bố tác phẩm của mình bằng cách
ký hợp đồng với nhà xuất bản. Việc ký hợp đồng được xem là hành vi cấp phép,
chưa được coi là hành vi công bố. Tác phẩm chỉ được coi là đã công bố khi nhà
xuất bản đã xuất bản và đưa các bản sao vào lưu thông. Trong thời gian từ khi ký
hợp đồng đến khi xuất bản, tác giả có thể thực hiện quyền rút lui khỏi hợp đồng,
Baodautu.vn, ‘Kẻ mạo danh’ Nguyễn Hà Đông kiếm tiền tỷ từ Flappy Bird http://baodautu.vn/ke-mao-danhnguyen-ha-dong-kiem-tien-ty-tu-flappy-bird.html [truy cập ngày 14/10/2014]
37
Điều 741 Bộ luật dân sự 2005
38
Khoản 3 điều 22 Nghị định 100/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật
Dân sự Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan
36
GVHD: ThS.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
- 37 -
SVTH: Nguyễn Lê Bảo Ngọc
Luận văn tốt nghiệp
Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
hủy bỏ hợp đồng, tức là rút giấy phép hoặc hủy giấy phép. Trong những trường
hợp như vậy, tác phẩm vẫn chưa được công bố.
Hành vi mạo danh, tự ý công bố, phân phối mà không có sự cho phép của tác giả,
đồng tác giả đã xâm phạm nặng nề về tinh thần của tác giả. Bởi vì, khi tác phẩm đã được
công bố thì danh tiếng, uy tín của tác giả có thể được nâng cao, song cũng có thể bị giảm
đi mà danh tiếng uy tín này thuộc về giá trị tinh thần của tác giả. Tác giả là người có
quyền định đoạt việc có công bố tác phẩm của mình hay không, thời điểm và cách thức
công bố, tự mình công bố hay cho người khác công bố, phổ biến hoặc sử dụng,… Vì vậy,
mặc dù quyền công bố được xếp vào quyền nhân thân của tác giả, nhưng khoản 2 điều 27
Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009 lại quy định đặc thù của quyền này là bảo
hộ có thời hạn và có thể chuyển dịch được.
Do đó, khi cá nhân tổ chức muốn công bố hay phân phối tác phẩm cần phải được
sự cho phép của tác giả, đồng tác giả, khi đó danh dự, uy tín và những lợi ích vật chất của
tác giả mới được đảm bảo.
2.2.1.3. Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây
phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả
Tác phẩm là kết quả lao động sáng tạo của tác giả và luôn là một chỉnh thể thể
hiện chủ đề tư tưởng và đời sống tinh thần của tác giả. Cho nên, bất kỳ một hành vi hủy
hoại nào đối với tác phẩm cũng đều xâm hại đến kết quả sáng tạo của tác giả. Những
hành vi hủy hoại đó có thể là cắn xén, xuyên tạc hoặc là sửa đổi nội dung của tác phẩm
mặc dù ít hoặc nhiều cũng làm tư tưởng sáng tạo của tác giả.
Ví dụ: Mới đây, một số cơ quan báo chí đã lên tiếng khi phát hiện ra việc vi phạm
bản quyền ở một số cuốn sách. Trong đó, cuốn “Văn hóa tộc người Việt Nam” của
học giả Nguyễn Từ Chi do NXB Thời đại, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, Nhà sách
Thăng Long (TP.Hồ Chí Minh) liên kết phát hành là cuốn sách được “tái bản và
sửa chữa” một cách cẩu thả trong công tác biên tập, vi phạm bản quyền và đáng
bị xem là "thảm họa" so với tác phẩm gốc mang tên “Góp phần nghiên cứu văn
hóa và tộc người của Nguyễn Từ Chi” (NXB Văn hóa Thông Tin và tạp chí Văn
hóa Nghệ thuật ấn hành) xuất bản lần đầu năm 1996. Được biết, trong bìa lót
GVHD: ThS.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
- 38 -
SVTH: Nguyễn Lê Bảo Ngọc
Luận văn tốt nghiệp
Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
cuốn sách “Văn hóa tộc người Việt Nam” có ghi là “tái bản, có sửa chữa và bổ
sung” nhưng thực chất NXB đã bớt xén quá nhiều thông tin trong cuốn sách gốc.39
Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm là quyền nhân thân rất quan trọng đối với tác giả,
nó thể hiện rõ tính cách riêng của tác giả thể hiện trong tác phẩm và qua đó bảo vệ uy tín,
danh dự của tác giả. Quyền này là quyền nhân thân đặc trưng của tác giả, luôn thuộc về
tác giả, ngay cả trong trường hợp tác giả không còn là chủ sở hữu của tác phẩm, hoặc
quyền tài sản đã được chuyển dịch cho người khác.
Ngoài việc bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, tác giả còn có quyền yêu cầu những
người sử dụng tác phẩm của mình phải sử dụng và truyền đạt tác phẩm một cách toàn bộ
mà không bị sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc đối với tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào. Chỉ
có bản thân tác giả mới có quyền thay đổi nội dung của tác phẩm, cá nhân tổ chức sản
xuất chương trình nếu muốn thay đổi nội dung tác phẩm nhằm phù hợp ngôn từ, thuần
phong mỹ tục khi trình bày trước công chúng thì phải có sự đồng ý của tác giả.
Ví dụ:Lễ kỷ niệm 20 năm của tập đoàn FPT ngày 13/9/2008 được tổ chức tại
Trung tâm Hội nghị Quốc gia. Trong chương 1 “Những bài hát truyền thống”,
cuốn “Giai điệu STC”, có lẽ đáng chú ý hơn cả là bài “FPT ca” - bài hát lâu đời
nhất và cũng là bài hát đầu tiên trong các tuyển tập “Sách đỏ FPT” mà cư dân
mạng thường gọi... được chế theo bài “Đoàn Vệ quốc quân” của nhạc sĩ Phan
Huỳnh Điểu với những câu “Ra đi, ra đi áo quần không có/Ra đi ra đi sạch bách
mới thôi”...
Tác giả chỉ có thể cấm những hành vi làm ảnh hưởng tới sự toàn vẹn của tác
phẩm, nếu hành vi này gây nguy hại đến danh dự uy tín của tác giả mà không có sự đồng
ý của tác giả. Nhưng đối với những dạng của tác phẩm phái sinh như: dịch, cải biên, biên
soạn,… thì khi tác giả đã cho phép người khác làm tác phẩm phái sinh thì người làm tác
phẩm phái sinh được phép có những sửa đổi nhất định. Vì vậy tác giả không có quyền
phản đối những chủ thể này về các hành vi sử dụng sáng tạo của họ.
dangcongsan.vn, Vi phạm bản quyền nhưng vẫn được trao sách hay?!, Hồng Ngọc,
http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/Preview/PrintPreview.aspx?co_id=30111&cn_id=676999 [truy cập
ngày 15/10/2014]
39
GVHD: ThS.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
- 39 -
SVTH: Nguyễn Lê Bảo Ngọc
Luận văn tốt nghiệp
Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
2.2.2. Các hành vi xâm phạm quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm
Không giống như các quyền nhân thân chỉ mang lại lợi ích tinh thần các quyền tài
sản còn mang lại cho tác giả những lợi ích vật chất. Để cho ra đời một tác phẩm, tác giả
đã đầu tư công sức và vật chất nhất định. Chi phí vật chất đó có thể do chính tác giả bỏ ra
hoặc cũng có thể do sự đầu tư của người khác. Vì vậy, khi tác phẩm được sử dụng, tác
giả và chủ sở hữu tác phẩm sẽ hiển nhiên được hưởng các quyền lợi tài sản được khai
thác từ tác phẩm đó. Các hành vi xâm phạm đến quyền này bao gồm:
2.2.2.1. Sao chép tác phẩm, làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ
sở hữu quyền tác giả
Sao chép là việc tạo ra một hoặc nhiều bản sao của tác phẩm hoặc bản ghi âm, ghi
hình bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc lưu trữ thường xuyên
hoặc tạm thời tác phẩm dưới hình thức điện tử40. Có thể hiểu sao chép là các hoạt động
như: in ấn, thâu hình, thâu băng, thâu đĩa…Mọi hoạt động sao chép này phải được tác giả
chấp nhận và phải trả thù lao cho tác giả, ngoại trừ tác giả từ chối quyền đó.
Mọi việc sao chép tác phẩm của người khác nhằm mục đích lợi nhuận từ việc bán
các bản sao chép các tác phẩm đều phải trả tác quyền. Ví dụ: hành vi sao chép bài hát của
các ca sỹ nổi tiếng rồi in đĩa bán ra thị trường. Tác phẩm sao chép để cho mượn hoặc cho
thuê cũng phải trả tác quyền cho tác giả.
Cá nhân tự sao chép một bản để sử dụng riêng nhằm mục đích nghiên cứu khoa
học, giảng dạy cá nhân, lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu thì không cần
phải xin phép tác giả và không phải trả bản quyền41. Hành vi sao chép tác phẩm mà
không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả là xâm phạm đến quyền lợi tài sản
của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.
Tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác
phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn42. Làm tác phẩm
phái sinh là quyền do tác giả tự thực hiện hoặc cho phép người khác sử dụng tác phẩm
của mình để tạo ra tác phẩm mới.
Khoản 10 điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009
Điểm a và d điều 25 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009
42
Khoản 8 điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009
40
41
GVHD: ThS.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
- 40 -
SVTH: Nguyễn Lê Bảo Ngọc
Luận văn tốt nghiệp
Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
Quyền làm tác phẩm phái sinh là một trong những quyền sở hữu trí tuệ cơ bản của
tác giả. Bởi vậy chỉ có tác giả tác phẩm gốc mới có quyền làm tác phẩm phái sinh, cá
nhân khác muốn làm tác phẩm phái sinh thì phải được sự cho phép của tác giả tác phẩm
gốc. Trường hợp làm tác phẩm phái sinh từ một tác phẩm phái sinh khác thì cần phải xin
phép tác giả tác phẩm phái sinh đó lẫn tác giả của tác phẩm gốc. Tuy nhiên quy định như
vậy vẫn chưa hợp lý bởi vì, quyền cho người khác làm tác phẩm phái sinh lại nhóm
quyền tài sản và có thể không thuộc về tác giả nếu tác giả không đồng thời là chủ sở hữu
của quyền tác giả. Như vậy, trong trường hợp tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác
phẩm thì quyền cho làm tác phẩm phẩm phái sinh độc lập với quyền bảo vệ sự toàn vẹn
của tác phẩm gốc ở quyền nhân thân.
Sau đây là trường hợp làm tác phẩm phái sinh trái phép (hành vi dịch trái phép):
Tiến sỹ văn học Trần Thị Hảo nguyên là giáo viên, có chồng là Đại sứ
Unesico của Việt Nam tại Pháp nên đang theo chồng sống tại Pháp. Tháng
8/2010, Trần Thị Hảo tự dịch nguyên văn sang tiếng Pháp cuốn tiểu thuyết
"Chuyện tình viên phó sứ" tác giả Nguyễn Thị Mỹ Dung (đã xuất bản tại Việt Nam
vào năm 2005), thêm phần lời tựa giới thiệu về Hảo và phát triển phần cuối để
thành tác phẩm tiếng Pháp mà tác giả là Trần Thị Hảo. Hảo đặt tên cho cuốn
sách tiếng Pháp là "À toujuor's ma concubine" (có nghĩa là Luôn mãi bên em) và
đã cho xuất bản tại Pháp. Trong 161 trang cuốn sách này thì có 125 trang là y
nguyên dịch từ tác phẩm "Chuyện tình viên phó sứ", nhưng Hảo không hề ghi tên
Nguyễn Thị Mỹ Dung ở bất kỳ chỗ nào của cuốn sách và cũng không xin phép tác
giả.43
2.2.2.2. Sử dụng, cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật
chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả
Vấn đề sử dụng ở đây có thể được hiểu là việc khai thác giá trị kinh tế của tác
phẩm bằng một hoặc nhiều hành vi sử dụng khác nhau, tùy thuộc vào từng loại hình của
tác phẩm như: nhân bản, trưng bày, phổ biến, thuyết trình, trình diễn,..Theo quy định của
pháp luật, trường hợp người thứ ba khai thác các giá trị kinh tế của tác phẩm, thì tác giả
Danluat.thuvienphapluat.vn, Trần Thị Hảo mạo danh tác giả hay chiếm đoạt quyền tác giả,
http://danluat.thuvienphapluat.vn/tran-thi-hao-mao-danh-tac-gia-hay-chiem-doat-quyen-tac-gia-38426.aspx [truy
cập ngày 16/10/2014]
43
GVHD: ThS.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
- 41 -
SVTH: Nguyễn Lê Bảo Ngọc
Luận văn tốt nghiệp
Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
sẽ được hưởng một phần từ giá trị kinh tế của tác phẩm thu được từ đơn vị khai thác tác
phẩm, tức là hưởng thù lao, tiền nhuận bút và các lợi ích vật chất khác.
- Nhuận bút là khoản tiền do bên sử dụng tác phẩm trả cho tác giả hoặc chủ sở hữu
tác phẩm khi tác phẩm được sử dụng.
- Thù lao là khoản tiền do bên sử dụng tác phẩm trả cho những người thực hiện
các công việc có liên quan đến tác phẩm.
- Lợi ích vật chất là các lợi ích mà tác giả được hưởng ngoài nhuận bút bao gồm:
nhận sách biếu; vé mời xem tác phẩm công bố, phổ biến; giải thưởng trong nước hoặc
quốc tế...44
Để thực hiện nghĩa vụ về quyền tác giả, người sử dụng có thể liên hệ trực tiếp với
tác giả, chủ sở hữu quyền để xin phép và trả tiền bản quyền. Tuy nhiên, trên thực tế, việc
tìm đến tác giả trên thực tế để xin phép và trả tiền bản quyền rất khó khăn và tiêu tốn rất
nhiều thời gian và công sức, chẳng hạn như việc xin phép biểu diễn đối với một tác phẩm
âm nhạc mà tác giả là người nước ngoài.
Quyền cho hoặc không cho phép người sử dụng tác phẩm là quyền tài sản của tác
giả45được pháp luật Việt Nam bảo hộ có thời hạn và chuyển giao được nên khi cá nhân, tổ
chức xâm phạm đến quyền này thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Cho thuê tác phẩm chỉ áp dụng đối với một số loại tác phẩm nhất định như tác
phẩm điện ảnh, âm nhạc hay chương trình máy tính. Các tác giả có thể khai thác những
lợi ích kinh tế từ tác phẩm này bằng cách cho thuê tác phẩm, bản gốc hay bản sao tùy
theo sự thõa thuận của các bên. Theo đó, bên được cho thuê phải có nghĩa vụ trả tiền cho
tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả theo thõa thuận.
Quyền cho thuê bản gốc hay bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính
quy định tại điểm e khoản 1 điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ 2005 do chủ sở hữu quyền tác
giả thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện cho thuê để sử dụng có thời hạn.
Không áp dụng quyền cho thuê đối với chương trình máy tính, khi bản thân
chương trình đó không phải là đối tượng chủ yếu để cho thuê như chương trình máy tính
44
45
Khoản 5 điều 5 Nghị định 61/2002/NĐ-CP quy định về chế độ nhuận bút
Điểm d khoản 1 Điều 20 Luật sở hữu trí tuệ 2005
GVHD: ThS.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
- 42 -
SVTH: Nguyễn Lê Bảo Ngọc
Luận văn tốt nghiệp
Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
gắn liền với việc vận hành bình thường các loại phương tiện giao thông cũng như các loại
máy móc, thiết bị tương tự khác.
2.2.2.3. Xuất bản, nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày truyền đạt tác phẩm
đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được
phép của chủ sở hữu quyền tác giả
Khoản 1 điều 4 Luật Xuất bản 2012 quy định xuất bản là việc tổ chức, khai thác
bản thảo, biên tập thành bản mẫu để in và phát hành hoặc để phát hành trực tiếp qua các
phương tiện điện tử. Xuất bản phẩm là tác phẩm, tài liệu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã
hội, giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật được xuất bản thông
qua nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản bằng các ngôn ngữ
khác nhau, bằng hình ảnh, âm thanh và được thể hiện dưới các hình thức sau đây: “sách
in; sách chữ nổi; tranh, ảnh, bản đồ, áp-phích, tờ rời, tờ gấp; các loại lịch; bản ghi âm,
ghi hình có nội dung thay sách hoặc minh họa cho sách”46.
Xuất bản tác phẩm là việc tác giả của một tác phẩm chuyển nhượng theo những
điều kiện xác định cho một người gọi là nhà xuất bản quyền để thực hiện một số bản tác
phẩm, đảm bảo việc phát hành. Chẳng hạn như in sách, in đĩa…Khi đó nhà xuất bản phải
tôn trọng các quyền lợi về nhân thân của tác giả: xin phép và phải được sự đồng ý của tác
giả, phải nêu tên thật và bút danh của tác giả trên tác phẩm, phải tôn trong sự toàn vẹn
của tác phẩm, không được sửa đổi, thêm bớt tác phẩm nếu không được sự cho phép của
tác giả.
Chủ sở hữu quyền tác giả là người được hưởng các lợi ích về vật chất xuất pháp từ
tác phẩm của chính mình sở hữu. Việc xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ
sở hữu quyền tác giả sẽ gây thiệt hại đến lợi ích vật chất, không những vậy còn ảnh
hưởng đến sự tôn trọng nếu chủ sở hữu đồng thời là tác giả.
Quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến,
mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác quy định tại điểm d
khoản 1 điều 20 Luật sở hữu trí tuệ 2005 là quyền độc quyền thực hiện của chủ sở hữu
quyền tác giả hoặc cho phép người khác thực hiện để đưa tác phẩm hoặc bản sao tác
phẩm đến công chúng mà công chúng có thể tiếp cận được tại địa điểm và thời gian do
chính họ lựa chọn.
46
Khoản 4 điều 4 Luật xuất bản 2012
GVHD: ThS.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
- 43 -
SVTH: Nguyễn Lê Bảo Ngọc
Luận văn tốt nghiệp
Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
Bất cứ chủ thể nào thực hiện các quyền này mà không được phép của chủ sở hữu
quyền tác giả đều là hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích của chủ sở hữu quyền tác
giả.
2.2.2.4. Cố ý xoá, thay đổi, hủy bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở
hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình
Những việc này thường xảy ra trong các chương trình máy tính. Cùng với các tác
phẩm văn học, âm nhạc và phim ảnh thì chương trình máy tính là một hình thức mới của
tài sản trí tuệ47. Do đó, việc bảo vệ phầm mềm máy tính cũng được điều chỉnh trong các
văn bản Luật giống như các loại hình âm nhạc, văn chương, phim ảnh và các tác phẩm
được bảo vệ quyền tác giả khác có liên quan. Việc sao chép phần mềm bất hợp pháp
không khác gì hành vi sao chép bất hợp pháp các loại hình tài sản trí tuệ khác và các biện
pháp chế tài dành cho hành vi này cũng giống như hành vi xâm phạm đối với tài sản trí
tuệ khác vậy.
Bất cứ khi người nào sử dụng một phần nhỏ phần mềm không được cấp phép là
người đó lấy đi thu nhập từ việc tạo ra phần mềm của họ. Điều quan trọng hơn là người
đó lấy đi tính sáng tạo của nhóm người đã phát triển phần mềm đó (lập trình viên, thiết kế
đồ họa…)
Đối với thực tế phát triển xã hội, việc xâm phạm phần mềm ảnh hưởng bất lợi đến
nền kinh tế bằng cách lấy đi phần tiền dùng cho việc kích thích sự phát triển của sản
phẩm sau này.
Thiệt hại phải gánh chịu trực tiếp từ việc xâm phạm phần mềm là tổn thất về lợi
nhuận của ngành công nghiệp phần mềm. Số tiền thiệt hại do người xâm phạm gây ra
làm cho các nhà sản xuất phần mềm có ít nguồn lực để nghiên cứu và phát triển sản phẩm
mới, có ít doanh thu hơn để làm giảm giá thành sản phẩm và phải buộc chuyển chi phí
này đến khách hàng để bảo vệ doanh thu của họ.
47
Được quy định tại điểm m khoản 1 điều 14 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009
GVHD: ThS.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
- 44 -
SVTH: Nguyễn Lê Bảo Ngọc
Luận văn tốt nghiệp
Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
2.2.2.5. Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê
thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do
chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình;
xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu
quyền tác giả
Hành vi sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho
thuê thiết bị thường xảy ra đối với các chương trình máy tính, các thiết bị này có khả
năng làm nguy hại đến các chương trình quản lý quyền của chủ sở hữu quyền tác giả. Tuy
không phải là hành vi trực tiếp xâm phạm đến quyền tác giả, nhưng đã gián tiếp làm nguy
hại đến khả năng đảm bảo quyền và lợi ích của chủ sở hữu. Do đó, không cần có hành vi
trực tiếp, các hành vi sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán
hoặc cho thuê thiết bị khi biết thiết bị hoặc cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện
pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác
phẩm của mình.
Bất cứ chủ thể nào khi sử dụng một phần nhỏ phần mềm không được cấp phép là
người đó đang lấy đi thu nhập của người đã phát triển phần mềm (lập trình viên, thiết kế
đồ họa…) mà họ đã bỏ thời gian và trí tuệ làm ra. Thiệt hại trực tiếp từ việc xâm phạm
phần mềm là tổn thất về lợi nhuận. Việc xâm phạm này sẽ gây áp lực cho các nhà sản
xuất phần mềm tăng giá bán sản phẩm để bảo vệ doanh thu, và người thiệt hại sẽ là khách
hàng. Ngoài ra việc xâm phạm này còn tạo tâm lý e dè, ngại đầu tư sáng tạo cho các tài
năng phần mềm vì tài sản phần mềm này dễ bị đánh cắp. Cho nên cần phải có quy định
cấm các hành vi này để bảo vệ quyền tài sản và kích thích sáng tạo của con người dọn
đường cho những phát minh tiếp theo.
Còn quyền cho người khác xuất bản, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm là
quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực
hiện bằng bất kỳ hình thức, phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được
để bán, cho thuê hoặc các hình thức chuyển nhượng bản sao tác phẩm.
Quyền cho xuất bản, nhập khẩu, phân phối bản sao tùy thuộc vào sự cho phép của
tác giả, chủ sở hữu quyền tác phẩm gốc. Và chỉ khi được sự cho phép hoặc được chuyển
giao quyền tác giả đối với tác phẩm thì người được cho phép, chủ sở hữu bản sao đó mới
có quyền phân phối, nhập khẩu, xuất bản theo ý chí của mình mà không cần hỏi ý chủ sở
hữu quyền tác giả.
GVHD: ThS.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
- 45 -
SVTH: Nguyễn Lê Bảo Ngọc
Luận văn tốt nghiệp
Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
2.2.2.6. Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo
Giả mạo là hành vi làm giả nhằm đánh lừa người khác. Giả mạo tên, chữ ký của
tác giả là hành vi làm nhái lại tác phẩm của người khác và làm giả tên, chữ ký của người
đó trên tác phẩm nhằm đánh lừa khách hàng rằng đó là tác phẩm của người bị giả mạo.
Hành vi này thường xảy ra đối với tác phẩm văn học, mỹ thuật, đối với những tác
giả trẻ hay tác giả vô danh không có nhiều danh tiếng trong lĩnh vực văn học muốn tác
phẩm mình được bán dễ dàng và thu được lợi nhuân nhanh chóng nên đã mạo danh tác
giả và chữ ký của những người nổi tiếng trên tác phẩm của mình. Hành vi này xâm phạm
nghiêm trọng đến danh dự uy tín của các tác giả nổi tiếng nên cần phải có quy định này
để bảo vệ hình ảnh của tác giả và có quyền khởi kiện khi phát hiện ra có hành vi xâm
phạm.
Ngoài ra ý thức bảo vệ bản quyền của một số họa sỹ vẫn còn chưa tốt, đã có biểu
hiện các tác giả tự chép lại tranh của chính mình khi thấy bán được nhiều. Hoặc chủ thể
khác chép lại tranh của tác giả nổi tiếng và tự giả mạo chữ ký của tác giả đó. Khi đó danh
dự, uy tín của tác giả sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Khi đó, hành vi này xâm phạm trực tiếp
quyền nhân thân của tác phẩm gốc.
Ví dụ: Ngày 4/10/2008 Trên trang web của hãng đấu giá danh tiếng thế giới
Sotheby’s đã rao bán đấu giá 5 bức tranh của danh hoạ Bùi Xuân Phái. Nhưng
theo hoạ sĩ Bùi Thanh Phương- con trai danh hoạ Bùi Xuân Phái cho biết, những
thông tin về phiên đấu giá có 4 bức tranh là giả. 4 bức tranh giả mang tên danh
hoạ Bùi Xuân Phái mà Sotheby’s rao đấu giá gồm hai bức vẽ Chèo, hai bức vẽ
phố cổ. Tác phẩm thật duy nhất được “độn” vào “phi vụ” này mang tên Red catMèo đỏ, một bức tranh nhỏ được danh hoạ vẽ trên bưu thiếp chúc mừng năm mới
tặng bạn bè. 4 bức giả đều được rao bán với mức giá từ khoảng 120.000- 200.000
HKD (khoảng trên 250- 420 triệu đồng). Bức Red cat được rao bán giá 40.00050.0000 HKD.
2.3. Các biện pháp xử lý xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
Các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả theo quy định của pháp luật
sở hữu trí tuệ bao gồm các biện pháp dân sự, hành chính và hình sự tùy theo tính chất vi
mức độ của hành vi xâm phạm. Ngoài ra, trong trường hợp cần thiết cơ quan có thẩm
GVHD: ThS.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
- 46 -
SVTH: Nguyễn Lê Bảo Ngọc
Luận văn tốt nghiệp
Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
quyền có thể áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp kiểm soát hàng hóa
xuất nhập khẩu có liên quan đến sở hữu trí tuệ, biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt
hành chính theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ và các quy định pháp luật khác có liên
quan.
2.3.1. Biện pháp dân sự
Giải quyết tranh chấp về sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự được đánh giá là cơ
chế bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ phổ biến và hữu hiệu nhất hiện nay. Trong pháp luật Việt
Nam, biện pháp dân sự cũng thể hiện được những ưu thế riêng so với biện pháp hành
chính và biện pháp hình sự. Nếu như biện pháp hành chính và hình sự chỉ có ý nghĩa
ngăn chặn hành vi xâm phạm, áp dụng các chế tài hành chính hoặc hình sự mang tính
mệnh lệnh phục tùng nhằm giáo dục, răn đe các đối tượng vi phạm thì biện pháp dân sự,
chủ thể quyền sở hữu trí tuệ bên cạnh quyền yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm còn có
quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với những thiệt hại thực tế do hành vi xâm phạm
gây ra kể cả về vật chất lẫn tinh thần.
Biện pháp dân sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm theo yêu cầu
của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm
gây ra, kể cả hành vi đó đang đã hoặc đang bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc biện
pháp hình sự. Biện pháp dân sự thường được áp dụng do tính chất thõa thuận, tôn trọng
giữa các bên.Các biện pháp dân sự mà tòa án có thể áp dụng có thể là buộc bên vi phạm
chấm dứt hành vi vi phạm; Buộc xin lỗi, cải chính công khai; buộc thực hiện nghĩa vụ
dân sự; buộc bồi thường thiệt hại; buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử
dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và
phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở
hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể
quyền sở hữu trí tuệ.
- Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm
Theo yêu cầu của người khởi kiện, Tòa án quyết định buộc người có hành vi xâm
phạm quyền tác giả chấm dứt ngay hành vi xâm phạm. Chẳng hạn như buộc người có
hành vi xâm phạm chấm dứt việc sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả,
chủ sở hữu quyền.
GVHD: ThS.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
- 47 -
SVTH: Nguyễn Lê Bảo Ngọc
Luận văn tốt nghiệp
Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
Tòa án có thể quyết định buộc người có hành vi xâm phạm quyền tác giả chấm dứt
hành vi xâm phạm trong bản án hoặc trong quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm
thời theo quy định tại điều 206 Luật sở hữu trí tuệ 2005 và quy định tại khoản 12 điều
102 và điều 115 của bộ Luật tố tụng dân sự 2004.Trong bản án, quyết định,Tòa án phải
nêu cụ thể các quyền tác giả bị xâm phạm, và cũng phải quy định rõ những việc mà chủ
thể xâm phạm phải thực hiện và không được thực hiện để thi hành nghiêm chỉnh bản án,
quyết định của tòa án. Theo quy định tại khoản 1 điều 123 của Bộ luật tố tụng dân sự, thì
quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời buộc chấm dứt hành vi xâm phạm quyền
tác giả đó, thì trong thời hạn khiếu nại, giải quyết khiếu nại theo quy định tại các điều 124
và 125 của Bộ luật tố tụng dân sự, họ vẫn phải thi hành quyết định đó.
- Buộc xin lỗi cải chính công khai
Tòa án quyết định trong bản án, quyết định về việc buộc người có hành vi xâm
phạm quyền sở hữu trí tuệ phải xin lỗi, cải chính công khai nhằm khôi phục danh dự,
nhân phẩm, uy tín, danh tiếng...cho chủ thể quyền sở hữu trí tuệ bị xâm phạm. Ví dụ như
là hành vi xâm phạm quyền tác giả đã sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm làm cho
công chúng hiểu lầm về tác giả gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
Việc buộc xin lỗi, cải chính công khai nhằm mục đích bảo vệ quyền nhân thân của
tác giả quy định tại khoản điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ(2005) và khôi phục danh dự, uy
tín cho tác giả.
Các đương sự có thể thỏa thuận được với nhau về nội dung, cách thức thực hiện
xin lỗi, cải chính công khai và chi phí thực hiện việc xin lỗi, cải chính đó mà thõa thuận
đó không trái pháp luật, đạo đức xã hội, thì tòa án công nhận sự thõa thuận của họ.
Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được với nhau về nội dung, cách thức
xin lỗi, cải chính công khai và chi phí thực hiện thì Tòa án căn cứ vào tính chất và mức
độ xâm phạm gây ra mà ra quyết định về nội dung, thời lượng xin lỗi, cải chính công khai
và chi phí thực hiện. Việc xin lỗi, cải chính công khai có thể thực hiện trực tiếp tại địa chỉ
GVHD: ThS.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
- 48 -
SVTH: Nguyễn Lê Bảo Ngọc
Luận văn tốt nghiệp
Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
người bị thiệt hại hoặc đăng công khai trên báo hằng ngày của cơ quan trung ương, báo
địa phương nơi có địa chỉ chính của người bị thiệt hại trong ba số liên tiếp48.
Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự
Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự được Tòa án quyết định áp dụng đối với người có
hành vi xâm phạm nghĩa vụ đối với chủ thể quyền tác giả. Không được thực hiện hoặc
thực hiện không đúng nghĩa vụ đã thõa thuận theo hợp đồng và phải chịu trách nhiệm dân
sự đối với chủ thể quyền tác giả.
Khi áp dụng các biện pháp này cần căn cứ vào các quy định tương ứng tại các mục
2 và 3 Chương XVII, Phần thứ ba của Bộ luật dân sự 2005.
Buộc bồi thường thiệt hại
Người có hành vi xâm phạm quyền tác giả mà gây thiệt hại về vật chất và tinh thần
cho chủ thể quyền tác giả, thì phải bồi thường. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của
người có hành vi xâm phạm quyền tác giả được xác định theo các căn cứ quy định tại
khoản 1 điều 604 của Bộ luật dân sự và hướng dẫn tại mục 1 Phần I của nghị quyết số
03/2006/NQ-HĐTP ngày 8/7/2006 của Hội đồng thẩm phám tòa án nhân dân tối cao
hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự 2005 về bồi thường thiệt hại về
hợp đồng.
Do Bộ luật dân sự có quy định về có quy định về nguyên tắc bồi thường thiệt hại,
xác định thiệt hại và cách thức bồi thường thiệt hại khác với quy định của Luật sở hữu trí
tuệ; do đó theo quy định tại khoản 2 điều 5 của Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung
2009 khi giải quyết yêu cầu về bồi thường thiệt hại phải áp dụng các quy định tại các điều
204 và 205 của luật này.
48
Khoản 2 mục IV Phần B Thông tư liên tịch số 02/2008TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BVHTT&DL-BKH&CNBTPHướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ
tại Toà án nhân dân
GVHD: ThS.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
- 49 -
SVTH: Nguyễn Lê Bảo Ngọc
Luận văn tốt nghiệp
Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
-Buộc tiêu hủy hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích
thương mại đối với hàng hóa
Buộc tiêu hủy hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích
thương mại đối với hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu
để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền tác giả với điều kiện không làm ảnh
hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền tác giả. Tòa án xem xét quyết
định buộc tiêu hủy hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương
mại đối với hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện nêu trên mà không phụ thuộc
vào việc chủ thể quyền có yêu cầu hay không có yêu cầu. Khi quyết định buộc tiêu hủy
hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh
doanh hàng hóa xâm phạm quyền tác giả, Tòa án sẽ quyết định trách nhiệm của người có
hành vi xâm phạm quyền tác giả phải chịu chi phí cho việc tiêu hủy đó.
Trường hợp cần thiết, tòa án có thể áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời như
các biện pháp thu giữ, kê biên, niêm phong, cấm thay đổi hiện trạng, cấm di chuyển hay
dịch chuyển quyền sở hữu49. Có nhiều biện pháp dân sự được áp dụng khá chi tiết, chẳng
hạn về quyền và nghĩa vụ chứng minh của đương sự, quyền yêu cầu tòa án áp dụng biện
pháp khẩn cấp tạm thời... Đáng chú ý là quy định về nguyên tắc và căn cứ xác định thiệt
hại mà mức bồi thường thiệt hại về vật chất và tinh thần. Cụ thể tại điều 204 và 205 Luật
sở hữu trí tuệ 2005, thiệt hại được xác định về cả vật chất và tinh thần. Thiệt hại về vậy
chất được xác định trên các tổn thất thực tế, nếu không xác định đượcthì mức bồi thường
thiệt hại do tòa án ấn định, nhưng không quá 500.000.000 đồng. Thiệt hại về tinh thần có
thể được bồi thường có thể được bồi thường từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
2.3.2. Biện pháp hành chính
Cùng với xử lý xâm phạm bằng biện pháp hình sự, chỉ có qui định 5 điều (từ điều
211 đến 215) thì quy định riêng cho xử lý bằng biện pháp hành chính hết 4 điều, trong đó
có 2 điều đã được sửa đổi bổ sung. Như vậy ta thấy hành vi xâm phạm quyền tác giả nói
chung và quyền tác giả tác phẩm phái sinh nói riêng là rất phổ biến, tinh vi nên dẫn đến
những điều luật mới cụ thể hơn và phù hợp với từng hành vi xâm phạm.
Khoản 1, Điều 211 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009 quy định những
hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sau đây bị xử phạt vi phạm hành chính: Xâm
49
Điều 207 Luật sở hữu trí tuệ 2005
GVHD: ThS.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
- 50 -
SVTH: Nguyễn Lê Bảo Ngọc
Luận văn tốt nghiệp
Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu, người tiêu dùng hoặc cho
xã hội; sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ
hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này; sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn
bán, tàng trữ tem, nhãn hoặc vật phẩm khác mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý giả mạo
hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này.
Đối với từng hành vi xâm phạm và mức độ thiệt hại của các hành vi trên thì chủ
thể xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sẽ bị xử phạt hành chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền50.
Tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền sở hữu
trí tuệ còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: tịch thu
hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ
yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ; đình chỉ có thời hạn hoạt
động kinh doanh trong lĩnh vực đã xảy ra vi phạm51.
Mức phạt, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm sở
hữu trí tuệ được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính52. Cụ
thể được quy định tại nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính
về quyền tác giả, quyền liên quan.
Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan đối với cá nhân
là 250.000.000 đồng, đối với tổ chức là 500.000.000 đồng53. Không phải tất cả các cơ
quan có thẩm quyền đều có quyền xử lý hành vi xâm phạm về quyền tác giả. Tương ứng
với quyền yêu cầu các cớ quan có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm của chủ thể quyền
tác giả, khi đó bên vi phạm sẽ bị một trong các cơ quan như Thanh tra, Công an, Quản lý
thị trường, Hải quan, Ủy ban nhân dân các cấp xử lý và áp dụng các hình thức xử lý hành
chính này và buộc phải chấm dứt hành vi xâm phạm.
Thông thường, hành vi xâm phạm quyền tác giả có thể sẽ xâm phạm đến nhiều
lĩnh vực khác nữa. Không đơn thuần chỉ áp dụng việc xử phạt hành chính cho một hành
vi xâm phạm đó là đủ. Vì thế bên cạnh việc xử lý bằng tiền, hay cảnh cáo, và buộc chấm
dứt ngay hành vi xâm phạm, của tổ chức cá nhân có hành vi xâm phạm mà áp dụng một
Khoản 1 điều 219 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009
Khoản 2 điều 214 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009
52
Khoản 4 điều 214 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009
53
Khoản 1 điều 2 Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên
quan
50
51
GVHD: ThS.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
- 51 -
SVTH: Nguyễn Lê Bảo Ngọc
Luận văn tốt nghiệp
Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
hoặc các hình thức xử phạt bổ sung đối với họ như tịch thu hàng hóa giả mạo; tịch thu
nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả
mạo và đình chỉ có thời hạn hoạt động trong lĩnh vực đã xảy ra vi phạm.
Ngoài ra, nếu gây ra hậu quả thì tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền tác giả còn có
thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả như buộc thiêu hủy hoặc phân
phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa giả mạo
về quyền tác giả; buộc đưa vào sử dụng nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử
dụng chủ yếu để sản xuất kinh doanh hàng hóa giả mạo đó mà không làm ảnh hưởng đến
khả năng khai thác của chủ thể quyền; hoặc buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam dối với
hàng hóa quá cảnh xâm phạm quyền tác giả hoặc buộc tái xuất đối với hàng hóa giả mạo
về quyền tác giả, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để
sản xuất kinh doanh hàng hóa giả mạo sau khi đã loại bỏ các yếu tố vi phạm trên hàng
hóa.
Ngoài các biện pháp khắc phục hậu quả trên thì điều 3 nghị định 131/2013/NĐ-CP
còn quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan như
sau:“buộc sửa lại đúng tên tác giả, tên tác phẩm, tên người biểu diễn; buộc thu hồi Giấy
chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan; buộc dỡ
bỏ bản sao tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng vi
phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số; buộc hoàn trả cho
chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi
vật chất thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm”.
2.3.4. Biện pháp hình sự
Trong các biện pháp xử lý các hành vi xâm phạm quyền tác giả nếu biện pháp
hành chính được xem là biện pháp nhẹ nhàng nhất và được áp dụng nhiều nhất thì biện
pháp hình sự được xem là biện pháp có tính trừng phạt cao nhất, nghiêm khắc nhất trong
các chế tài đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả. Bộ luật hình sự Công hòa xã hội chủ
nghĩa Việt nam năm 1999 (sửa đổi bổ sung 2009) cũng quy định một số hình phạt áp
dụng trong các trường hợp vi phạm bản quyền mang tính chất nghiêm trọng. Đối với các
trường hợp vi phạm bản quyền gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính
hay đã bị kết án mà chưa được xoá án tích mà lại vi phạm thì người vi phạm có thể bị xử
lý hình sự theo Điều 131 “Tội xâm phạm quyền tác giả”.
GVHD: ThS.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
- 52 -
SVTH: Nguyễn Lê Bảo Ngọc
Luận văn tốt nghiệp
Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
Thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp hình sự tuân theo quy định
của pháp luật tố tụng về hình sự.
Bộ luật hình sự 1999 đã quy định một số điều luật để xử lý các hành vi xâm phạm
quyền sở hữu trí tuệ. Nhằm bảo hộ quyền tác giả, Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ
sung 2009 có quy định các tội phạm:
Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan(điều 170a Bộ luật hình sự) và các
tội vi phạm các quy định về xuất bản, phát hành sách, báo, đĩa âm thanh, băng âm thanh,
đĩa hình, băng hình và các ấn phẩm khác (điều 271 Bộ luật hình sự)
Điều 170a. Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan:
“1.Người nào không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan mà
thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đang
được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng
đến năm trăm triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm:
a) Sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình;
b) Phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm, bản sao bản
ghi hình.
2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ bốn trăm
triệu đồng đến một tỷ đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần.
3.Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai mươi triệu đồng đến hai trăm triệu
đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm
đến năm năm.”
Điều 271. Tội vi phạm các quy định về xuất bản, phát hành sách, báo, đĩa âm
thanh, băng âm thanh, đĩa hình, băng hình hoặc các ấn phẩm khác:
“1.Người nào vi phạm các quy định về xuất bản và phát hành sách, báo, đĩa âm
thanh, băng âm thanh, đĩa hình, băng hình hoặc các ấn phẩm khác, thì bị phạt
GVHD: ThS.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
- 53 -
SVTH: Nguyễn Lê Bảo Ngọc
Luận văn tốt nghiệp
Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
cảnh cáo, phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không
giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
2.Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu
đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ
một năm đến năm năm.”
Tòa án nhân dân là cơ quan duy nhất có thẩm quyền tuyên bố một người có thực
hiện hành vi xâm phạm quyền tác giả theo quy định tại Điều 170a, Bộ luật Hình sự. Đồng
thời cũng là cơ quan duy nhất có thẩm quyền áp dụng hình phạt với những đối tượng
thực hiện tội phạm này.
GVHD: ThS.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
- 54 -
SVTH: Nguyễn Lê Bảo Ngọc
Luận văn tốt nghiệp
Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
Chương 3
THỰC TRẠNG XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI
TÁC PHẨM PHÁI SINH, NGUYÊN NHÂN GIẢI PHÁP VÀ HƯỚNG
HOÀN THIỆN
Xu thế toàn cầu hóa ngày càng diễn ra sâu sắc, cùng với sự phát triển không ngừng
của khoa học, công nghệ, vấn đề bảo hộ quyền tác giả mà trong đó có quyền tác giả đối
với những tác phẩm phái sinh ngày càng trở nên quan trọng và trở thành mối quan tâm
hàng đầu trong mối quan hệ kinh tế hội nhập. Đặc biệt, từ khi Việt Nam tham gia tổ chức
thương mại thế giới WTO, các vấn đề như: vi phạm quyền tác giả, xâm phạm quyền và
lợi ích của chủ sở hữu tác phẩm, sao chép tác phẩm trái phép (trong đó có xâm phạm đối
với tác phẩm phái sinh)…ngày càng được chủ thể quyền và cơ quan nhà nước quan tâm
hơn. Tuy nhiên trên thực tế tình trạng vi phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh ở
nước ta khá phổ biến và ngày càng phức tạp, và nó đang là thách thức với cơ chế bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ ở nước ta. Trước tình hình đó pháp luật nước ta cần phải có những
biện pháp thực thi mạnh mẽ và hiệu quả hơn.
3.1. Những thể loại tác phẩm phái sinh bị xâm phạm
3.1.1. Về việc dịch tác phẩm âm nhạc và văn học
Tình trạng dịch các tác phẩm sang tiếng Việt, hoặc từ tiếng Việt sang các ngôn
ngữ khác mà không xin phép cũng như trả tiền thù lao cho tác giả hiện đang là một vấn
đề đáng quan tâm.
+ Trong lĩnh vực âm nhạc, hiện nay việc chuyển lời các tác phẩm âm nhạc Việt
Nam sang nhiều ngôn ngữ, đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Nhật, hoặc chuyển lời các tác
phẩm âm nhạc nước ngoài sang tiếng Việt đang diễn ra khá phổ biến. Những ca khúc
được chọn chuyển sang tiếng nước ngoài thường có một vị trí nhất định trong làng âm
nhạc nước nhà hoặc là những ca khúc đang ăn khách, được nhiều khán giả yêu mến. Bên
cạnh các trường hợp đã được sự đồng ý của tác giả, vẫn còn tồn tại những trường hợp tự
ý dịch các bài hát Việt Nam sang ngôn ngữ khác mà không được sự cho phép của tác giả.
Theo Nguyễn Văn Chung, ca khúc Vầng trăng khóc được anh sáng tác nhạc
và lời từ năm 2002. Công ty Nhạc xanh mua, được Khánh Ngọc và Nhật Tinh Anh
biểu diễn (2003) và trở thành bài “hit” trong thị trường âm nhạc. Năm 2004
GVHD: ThS.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
- 55 -
SVTH: Nguyễn Lê Bảo Ngọc
Luận văn tốt nghiệp
Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
clip Vầng trăng khóc nằm trong đĩa “Như em vẫn yêu” của Khánh Ngọc và
đĩa “Tình anh vẫn như thế” của Nhật Tinh Anh.
Từ năm 2008 đến nay, trên Internet đã lần lượt xuất hiện các phiên bản ca
khúc Vầng trăng khóc của các ca sĩ nước Lào, Campuchia, Thái Lan và Trung
Quốc. Cứ mỗi lần như vậy Nguyễn Văn Chung lại bị nghi là đạo nhạc. Bức xúc vì
những “nghi án” đạo nhạc, Nguyễn Văn Chung đã viết đơn kiện gửi tới Trung tâm
Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam...
Đến năm 2009, khi clip của ca sĩ người Trung Quốc do Công ty Thiên Lạc
phát hành (9/2009) xuất hiện trên mạng, một lần nữa việc đạo nhạc lại xôn xao.
Ngay sau đó Nguyễn Văn Chung đã làm đơn kiện gửi Trung tâm Bảo vệ quyền tác
giả âm nhạc Việt Nam - nơi mà tác giả ủy thác tác quyền những bài hát của mình đề nghị Trung tâm làm những việc cần thiết để bảo vệ quyền lợi cho tôi. Được
biết, Trung tâm đã chuyển đơn này đến Liên minh quốc tế các hiệp hội nhạc và lời
thế giới (CISAC).
Trong buổi họp mang tính chất thông báo, có đại diện của CISAC và
COMPASS. Ông Melvin Tan, Giám đốc bộ phận giấy phép và giải quyết tranh
chấp của Hiệp hội Nhạc sĩ và Nhà sản xuất Âm nhạc Singapore (COMPASS),
người trực tiếp theo dõi vụ kiện này nói rằng, với những dữ liệu xuất hiện trên
Internet (những clip) và trong công chúng (album được phát hành), thì phiên
bản Vầng trăng khóc của Nguyễn Văn Chung xuất hiện đầu tiên, những clip và
album có phiên bản giống bài “Vầng trăng khóc” của các ca sĩ Lào, Thái Lan,
Campuchia và Trung Quốc xuất hiện sau đó đều không ghi tên tác giả. Với thực tế
như vậy, COMPASS xem là vi phạm quyền tác giả và công nhận nhạc sĩ Nguyễn
Văn Chung là tác giả của ca khúc Vầng trăng khóc.
Tại Singapore, họ đã chính thức cập nhật ca khúc Vầng trăng khóc với tên
tác giả là Nguyễn Văn Chung trong phần mềm lưu trữ và quản lý thông tin toàn bộ
ca khúc khu vực châu Á - MIS@ASIA - với mã số 655830654.
thethaovanhoa.vn, Nhạc sỹ Nguyễn Văn Chung được minh oan và “Thắng kiện”, Bình Minh,
http://thethaovanhoa.vn/van-hoa-giai-tri/nhac-si-nguyen-van-chung-duoc-minh-oan-va-thang-kienn20110911105649339.htm [truy cập ngày 25/10/2014]
54
GVHD: ThS.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
- 56 -
SVTH: Nguyễn Lê Bảo Ngọc
Luận văn tốt nghiệp
Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
Các nhạc sỹ thường có tâm lý dễ dàng bỏ qua mà không có đòi hỏi gì khi phát hiện
ra các tác phẩm của mình được dịch sang ngôn ngữ khác mà không xin phép, bởi họ cũng
mong muốn tác phẩm của mình được yêu thích, phổ biến ở nước ngoài cho nhiều người
biết đến. Điều này khiến các cơ quan chức năng khó có thể can thiệp.
+ Trong lĩnh vực văn học, tình trạng dịch các tác phẩm mà không được sự cho
phép của tác giả đang diễn ra khá phổ biến, đặc biệt là các trường hợp diễn ra trên mạng
internet. Hiện nay, có rất nhiều tác phẩm tiểu thuyết, truyện ngắn của các tác giả nổi tiếng
được dịch và đăng trên các trang web hay blog cá nhân. Hầu hết các trường hợp dịch này
đều không được sự cho phép của tác giả, và không được thẩm định về chất lượng bản
dịch, thậm chí có trường hợp tác giả không hề biết rằng tác phẩm của mình được dịch
sang ngôn ngữ khác.
Điển hình là trường hợp xảy ra vào năm 2007, sau khi tác phẩm Harry
Potter 7 bản tiếng Anh được Fahasa phát hành tại Việt Nam, các bản dịch tiếng
Việt của truyện này đã được đăng lên mạng internet. Điều đáng nói là, nhanh nhất
cũng phải 2 tháng nữa, NXB Trẻ mới tung ra bản tiếng Việt sau khi đã bỏ ra một
khoản tiền lớn mua bản quyền. “Vào nhiều diễn đàn mạng lúc này rất dễ nhận
được lời mời enjoy- thưởng thức những chương đầu tiên của Harry Potter 7 trên
địa chỉ www.hp7... Truy cập trang web này không chỉ được đọc các chương của
cuốn truyện đang hot bậc nhất này mà còn tìm được những chú giải cụ thể về tên
tập 7 Harry Potterand the Deathly Hallows… Cũng trang web này còn cung cấp
từ điển bùa chú, và quan trọng hơn cả là một số chương đã dịch xong do nhiều
người dịch khác nhau.”55
Trước khi có sự việc trên cũng đã có rất nhiều bạn trẻ âm thầm dịch thuật truyện
nước ngoài sang tiếng Việt rồi đưa lên internet nhằm mục đíchrèn luyện ngoại ngữ và
muốn chia sẻ với cộng đồng những tác phẩm hay. Tuy vậy, việc tự ý dịch các tác phẩm từ
các ngôn ngữ khác sang tiếng Việt hoặc ngược lại để đăng lên mạng internet mà không
xin phép và trả tiền thù lao cho tác giả đã vi phạm “Quyền làm tác phẩm phái sinh” của
tác giả tại điểm a khoản 1 Điều 20 Luật sở hữu trí tuệ. Điều này gây tổn thất lớn cho các
tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, cũng như các nhà xuất bản và độc giả.
tienphong.vn, Cư dân mạng chia nhau dịch Harry Potter 7,http://www.tienphong.vn/Van-Hoa/90768/Cu-danmang-chia-nhau-dich-Harry-Potter-7.html [truy cập ngày 26/10/2014]
55
GVHD: ThS.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
- 57 -
SVTH: Nguyễn Lê Bảo Ngọc
Luận văn tốt nghiệp
Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
+Vấn đề sử dụng nhạc beat trái phép: Beat là nhịp điệu, thanh âm trong phối khí
của một bản nhạc. Hiện nay có một số ca sỹ trẻ thường tìm các đoạn beat nhạc ngoại có
sẵn trên mạng internet để sáng tác cho tác phẩm mới của mình (tức là tác phẩm phái sinh)
mà không xin phép và ghi tên tác giả.
Thời gian gần đây vụ việc của ca sĩ trẻ Sơn Tùng được nhiều báo chí đề
cập. Việc Sơn Tùng lấy beat nhạc của người khác để làm thêm phần giai điệu mà
không ghi rõ xuất xứ. 3 ca khúc của Sơn Tùng M-TP sáng tác được được cho là
đạo beat nhạc nước ngoài gồm “Cơn mưa ngang qua” có nhiều đoạn giống lời
bài hát của nhóm Namolla Family (Hàn Quốc), “Nắng ấm xa dần” giống
Monologue (As One), “Cơn mưa ngang qua 3” đạo Remember của Bang Yong
Guk B.A.P, “Em của ngày hôm qua” đạo Every Night của Exid. Đáng chú ý là
MV “Em của ngày hôm qua” còn có tạo hình, trang phục và cách quay MV giống
với sản phẩm âm nhạc của nam ca sĩ G-Dragon (Hàn Quốc).
Trước nghi án đạo nhạc, Sơn Tùng M-TP không né tránh mà lên tiếng thừa
nhận hàng loạt các ca khúc hit do anh viết có học hỏi từ nhạc nước ngoài, đặc biệt
là từ Hàn Quốc56.
Hành động cố tình đạo beat nhạc của ca sỹ trên là không thể chấp nhận được, biết
là đó là hành vi xâm phạm quyền làm tác phẩm phái sinh nhưng vẫn cố ý khai thác mà
không xin phép và ghi tên tác giả. Đây là hành động không đúng theo những quy định về
bản quyền. Dùng beat nhạc của người khác nhưng không ghi tên tác giả, và không xin
phép tác giả, đó là hành vi trái với quy định về việc làm một tác phẩm phái sinh theo Luật
Sở hữu trí tuệ Việt Nam và Công ước Berne.
3.1.2. Tác phẩm cải biên âm nhạc xuyên tạc
Các tác phẩm văn học, âm nhạc là những đối tượng dễ dàng bị cải biên thành
những tác phẩm mới theo kiểu đạo văn, đạo thơ, đạo nhạc… mà không xin phép nên rất
dễ bị xuyên tạc dưới nhiều hình thức. Do đó,việc xâm phạm quyền tác giả tác phẩm gốc
không gì là xa lạ.
worldcup.thethaovanhoa.vn, Sơn Tùng M-TV và việc sử dụng beat nhạc trái phép(kỳ 1): Đằng sau chuyện “đạo
nhạc”, Hữu Thịnh, http://worldcup.thethaovanhoa.vn/world-cup-2014/son-tung-mtp-va-viec-su-dung-beat-nhac-traiphep-ky-1-dang-sau-chuyen-dao-nhac-n20140622042225969.htm [truy cập ngày 27/11/2013]
56
GVHD: ThS.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
- 58 -
SVTH: Nguyễn Lê Bảo Ngọc
Luận văn tốt nghiệp
Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
Nhạc sỹ Phan Huỳnh Điểu rất bức xúc khi các ca khúc của mình bị xuyên tạc, bài
bài “Đoàn Vệ quốc quân” của ông bị chế thành những câu với lời lẽ dung tục như “Ra đi,
ra đi áo quần không có/Ra đi ra đi sạch bách mới thôi”... Đây là một trong những ca
khúc bị xuyên tạc trong cuốn “ Giai điệu STC” trong lễ kỷ niệm 20 năm thành lập tập
đoàn FPT. Trong đó có những ca khúc cách mạng cũng bị chế như:Tiểu đoàn 307, sáng
tác Nguyễn Hữu Trí; Du kích ca-Đỗ Nhuận; Lá xanh-Hoàng Việt…Bên cạnh đó tác
phẩm tuyên ngôn độc lập của Chủ Tịch Hồ Chí Minh cũng bị FPT chế một cách vô tư.
Điều đáng nói hơn ở đây chính là không chỉ những tác phẩm độc hại này không
chỉ giới hạn ở phạm vi nội bộ là một lễ kỷ niệm mà nó đã được in thành sánh với tên gọi
là “FPT - Sử kí 20 năm” và được cấp giấy phép xuất bản số 429/QĐ-XB do Nhà xuất
bản Hồng Đức cấp phép ngày 28/8/2008 và được in tới 4.000 bản. Ngoài ra, những cuốn
sách này được đem tặng rộng rãi và nó còn được chuyển ra nước ngoài để tặng. Điều này
rất dễ gây hiểu nhầm với bạn bè quốc tế vì đây là các bản chế từ những bài ca cách mạng
hùng hồn của dân tộc lại được cấp phép xuất bản hợp pháp.
3.1.3. Xâm phạm chương trình máy tính
Hiện nay chương trình máy tính là đối tượng bị xâm phạm dễ dàng và phổ biến
nhất vì những khoản lợi nhuận khổng lồ do các hành vi xâm phạm đó. Điển hình là việc
trò chơi điện tử “Flappy Bird” của Nguyễn Hà Đông bị giả mạo từ phần nội dung và hình
thức thể hiện và thu về hàng tỷ đồng từ tiền quảng cáo.
Ngoài ra việc xài phầm mềm chùa trong các doanh nghiệp diễn ra tràn lan và khó
kiểm soát. Vừa qua Thanh tra Bộ Văn hóa Thể Thao và Du lịch phối hợp với Cục Cảnh
sát Phòng chống Tội phạm Công nghệ cao, Tổng cục Cảnh sát Phòng chống Tội phạm,
Bộ Công an vừa thực hiện một chiến dịch có quy mô “truy quét” tình trạng doanh nghiệp
vô tư “xài chùa” phần mềm máy tính.
Gần 400 máy tính bị kiểm tra, phát hiện 1251 phần mềm các loại bị cài đặt trái
phép, 14/16 doanh nghiệp kiểm tra bị phát hiện có dấu hiệu sử dụng bất hợp pháp nhiều
phần mềm không có bản quyền trong đó có bốn công ty Hàn Quốc, ba công ty Đài Loan,
hai công ty của Mỹ, hai công ty của Nhật Bản và ba công ty của Việt Nam, Úc và Thụy
Sĩ. Các phần mềm vi phạm chủ yếu được tìm thấy là các ứng dụng phần mềm văn phòng
phổ biến của Adobe Systems, Autodesk, Lạc Việt, Microsoft và Symantec.
GVHD: ThS.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
- 59 -
SVTH: Nguyễn Lê Bảo Ngọc
Luận văn tốt nghiệp
Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
Điều đáng nói, các công ty sử dụng phần mềm bất hợp pháp một cách chủ ý với
tổng giá trị phần mềm bị vi phạm ước tính lên tới hơn 15 tỷ đồng. Có nhiều công ty sử
dụng phần mềm trái phép giá trị cả tỷ đồng nhưng khi bị kiểm tra còn ngoan cố, bất hợp
tác.
Điển hình là công ty TNHH Giấy Chánh Dương của Đài Loan đặt trụ sở tại lô B2-CN, Đường D15, KCN Mỹ Phước, thị trấn Mỹ Phước, huyện Bến Cát, tỉnh Bình
Dương. Công ty này bị phát hiện sử dụng phần mềm trái phép lên đến hơn 1 tỷ đồng
(tương đương với 48,212 đô la Mỹ) nhưng bất hợp tác, không chịu trách nhiệm đối với
việc làm sai trái của mình57.
3.2. Tình hình chung về các lĩnh vực bị xâm phạm quyền tác giả
Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh ở nước ta hiện nay
đang đặt ra nhiều vấn đề có tính cấp bách cần phải có những giải pháp khắc phục và giải
quyết các vướng mắc còn chưa hợp lý của luật. Với những thành tựu sáng tạo của công
nghệ thông tin, con người có thể tiếp cận, khai thác, sử dụng dễ dàng các nguồn thông tin,
điều này đồng nghĩa với việc vi phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh cũng có
thể xảy ra dễ dàng và phổ biến. Chẳng hạn, khó có ai đánh giá được việc sử dụng hợp
pháp hay không đối với tác phẩm âm nhạc, phim ảnh online trên những chiếc điện thoại
di động, máy tính hoặc tải về từ các website một bản nhạc hay một quyển sách mà khó
xác định được là có xâm phạm tác quyền hay không… Thực tế cho thấy có rất ít các nhà
cung ứng dịch vụ qua các thiết bị số chủ động và tự nguyện thiết lập các thõa thuận về
bản quyền với tác giả khi phổ biến tác phẩm của họ, những nhà sản xuất ấn phẩm thường
bị thiệt hại do nạn sao chép lậu.
Một tác phẩm gốc không phải chỉ có duy nhất một tác phẩm phái sinh mà có thể là
hai, ba hoặc nhiều hơn; cũng có trường hợp một tác phẩm gốc kết hợp với tác phẩm phái
sinh tạo ra tác phẩm phái sinh mới; cũng có trường hợp nhiều tác phẩm gốc và phái sinh
kết hợp với nhau tạo ra tác phẩm phái sinh mới. Từ đó, tạo điều kiện sáng tạo của tác giả
trong các lĩnh vực khoa học, văn học nghệ thuật mà còn tạo ra môi trường bản quyền lành
mạnh, công bằng tạo điều kiện thu hút đầu tư của nước ngoài vào nước ta. Trong những
năm qua chính sách bảo hộ quyền tác giả đã phát huy tác dụng tích cực và đã có tiến bộ
Baomoi.com, Tiếp tục “xử” các công ty xâm phạm bản quyền, http://www.baomoi.com/Tiep-tuc-xu-cac-cong-tyvi-pham-ban-quyen-phan-mem/76/15162708.epi [ truy cập ngày 28/10/2014]
57
GVHD: ThS.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
- 60 -
SVTH: Nguyễn Lê Bảo Ngọc
Luận văn tốt nghiệp
Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
trong thực thi bảo hộ quyền tác giả. Tuy nhiên, hiện nay, thực trạng xâm phạm quyền tài
sản của tác giả vẫn xảy ra rất thường xuyên, phổ biến trong nhiều lĩnh vực.
- Trong lĩnh vực xuất bản
Tình trạng sách, giáo trình bị in ấn trái phép đang diễn ra tràn lan và khó kiểm
soát. Tình trạng này đã duy trì nhiều năm qua, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho các đơn vị
xuất bản nhưng vẫn chưa được giải quyết triệt để. Trước đây, sách in lậu có thể dễ dàng
nhận biết được do chữ in bị nhòe, mực bị mờ. Nhưng hiện nay, sách in lậu ngày càng tinh
vi, phức tạp, khó nhận biết, và rất dễ nhầm với sách thật.
Sách bị in lậu khiến các nhà xuất bản rất khó tiêu thụ sản phẩm chân chính của
mình. Những cuốn sách được in lậu thường có mức chiết khấu cao, bán với giá thấp, có
thể chỉ bằng một nửa giá bán so với sách được xuất bản hợp pháp nên không ít nhà sách
làm ngơ bán sách giả, hoặc bày bán sách lậu trên vỉa hè, lề đường. Đôi khi có những
trường hợp giá bìa lại đẩy lên cao hơn sách thật 30% đến 40% rồi nói cớ với khách hàng
là giảm giá 40%. Ví dụ như cuốn sách “Sống như Tiểu Cường” giả có giá 85.000 đồng
trong khi giá sách thật là 69.000 đồng; cuốn “Nghe bố này, con gái!” có giá 40.000 đồng
trong khi giá sách thật là 39.000 đồng,… Điều này đã là ảnh hưởng không nhỏ đến doanh
thu và sự tồn tại của các nhà xuất bản. Nhiều nhà xuất bản đang rơi vào tình trạng xuất
bản cầm chừng, không dám xuất bản nhiều vì lo ngại bị tồn kho do vấn đề in lậu.
Ngoài hoạt động làm sách giả bán trên thị trường, một kiểu vi phạm quyền tác giả
mới cũng khá phổ biến hiện nay đó là thông qua mạng internt. Các chủ thể vi phạm dùng
internet làm môi trường kinh doanh phạm pháp của mình. Giá cả rao bán giữa các trang
web cũng khác nhau, bộ ba tác phẩm“Chạng vạng,” “Trăng non” và “Nhật thực” trên
chodientu có giá là 40.000 đồng/cuốn, trên raovat là 160.000 đ/3 cuốn, trên raovat.xalo là
145.000 đ/3 cuốn58...
Ngoài ra, hiện tượng vi phạm xảy ra cũng bởi chính các nhà xuất bản. Một số nhà
xuất bản không được sự cho phép của tác giả khi xuất bản. Chẳng hạn như trường hợp
NXB Văn học tự ý xuất bản truyện ngắn của hai nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ và Phan
vietnamplus.vn, Tuyên chiến với đại nạn buôn sách lậu, Hữu Duyên, http://www.vietnamplus.vn/tuyen-chien-voidai-nan-in-buon-ban-sach-lau/50292.vnp [Truy cập ngày 20/10/2014]
58
GVHD: ThS.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
- 61 -
SVTH: Nguyễn Lê Bảo Ngọc
Luận văn tốt nghiệp
Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
Thị Vàng Anh mà không được sự cho phép của các tác giả này.59 Bên cạnh đó còn có một
số nhà xuất bản cũng “tiếp tay” cho các cơ sở in lậu sách bằng việc cấp giấy phép in ấn
cho các cơ sở này. Ví dụ, “cuốn Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi của NXB Trẻ bị nhà
sách Quỳnh Mai “chế tác” thành Sống hạnh phúc và kết bạn phát hành nhờ giấy phép của
NXB Đồng Nai, cuốn Dạy con làm giàu cũng của NXB Trẻ bị NXB Văn hóa Thông tin
“xào nấu” thành Cha giàu, cha nghèo.”
- Trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh băng, đĩa
Hiện nay tình trạng sao chép và bán băng, đĩa lậu đang diễn ra rất phổ biến.
Nhiều vụ việc đã được các cơ quan chức năng phát hiện, nhiều cơ sở sản xuất và tiêu thụ
băng, đĩa lậu đã bị xử lý, tuy nhiên việc sản xuất và bán băng, đĩa lậu vẫn đang là vấn đề
nan giải. Ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, …, băng, đĩa lậu vẫn
được lưu hành tràn lan và khó kiểm soát. Giá bán của băng, đĩa in lậu rất rẻ, thậm chí có
thể chỉ bằng 10% giá băng, đĩa được sản xuất hợp pháp. Băng, đĩa lậu thường có nguồn
gốc là băng, đĩa được in lại mà không được phép của nhà xuất bản, hoặc được nhập lậu.
Có trường hợp băng, đĩa được “nhân bản” nhanh chóng, công khai bằng cách sử dụng
những máy in sao băng đĩa ngay trong chợ hoặc ngay tại các cửa hàng. Các thiết bị sao
chép rất khó kiểm soát, vì chỉ với dàn máy vi tính có gắn chừng 4 - 5 ổ CD-R, những chủ
thể in lậu có thể sao chép băng, đĩa thoải mái; nhãn mác thì lấy từ internet, tự vẽ rồi in
bằng máy in phun. Băng đĩa được in lậu được bày bán tấp nập và công khai tại nhiều địa
điểm kinh doanh băng đĩa trên các con phố, các chợ... Chỉ cần một cửa hàng có diện tích
chưa đầy 30m2, hay thậm chí chỉ cần một miếng ni- lông trải ra trên vỉa hè, lề đường là
đã có thể bày bán công khai rất nhiều băng, đĩa lậu với giá rất rẻ để người mua tha hồ lựa
chọn.
Một thực trạng nữa đang diễn ra là việc các nhà sản xuất băng, đĩa âm thanh, băng
đĩa hình không xin phép tác giả, chủ sở hữu tác phẩm có các tác phẩm mà họ sử dụng
trong băng, đĩa sản xuất. “Theo thống kê, 1/3 số đĩa nhạc được sản xuất trong năm 2004
là nhạc ngoại lời Việt (chủ yếu là nhạc Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản). Khi sản xuất
các đĩa này, nhà sản xuất cũng không xin phép tác giả, chủ sở hữu tác phẩm.”60.
Thongtinphapluatdansu.wordpress.com, Thực thi quyền tác giả, Ths. Nguyễn Như
Quỳnh,http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2008/08/07/1502/ [Truy cập ngày 21/10/2014]
60
Thongtinphapluatdansu.wordpress.com, Thực thi quyền tác giả, Ths. Nguyễn Như
Quỳnhhttp://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2008/08/07/1502/ [truy cập ngày 23/10/2014]
59
GVHD: ThS.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
- 62 -
SVTH: Nguyễn Lê Bảo Ngọc
Luận văn tốt nghiệp
Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
- Trong lĩnh vực phần mềm máy tính
Thực trạng vi phạm bản quyền ở Việt nam hiện nay vẫn mang tính nghiêm trọng
mà phổ biến dưới các hình thức sau:
- Việc kinh doanh các bản sao trái phép các loại chương trình máy tính được thực
hiện ngang nhiên và rộng rãi, đặc biệt là các công ty buôn bán máy tính sao chép sẵn các
chương trình trên đĩa cứng bán cho khách hay cài đặt miễn phí cho các mạng máy tính
được cung cấp theo hợp đồng và các cửa hàng kinh doanh đĩa vi tính trực tiếp thực hiện
sao chép và bán bất cứ chương trình máy tính nào theo yêu cầu của khách hàng.
- Việc kinh doanh các bản sao trái phép các loại chương trình máy tính được thực
hiện ngang nhiên và rộng rãi, đặc biệt là các công ty buôn bán máy tính sao chép sẵn các
chương trình trên đĩa cứng bán cho khách hay cài đặt miễn phí cho các mạng máy tính
được cung cấp theo hợp đồng và các cửa hàng kinh doanh đĩa vi tính trực tiếp thực hiện
sao chép và bán bất cứ chương trình máy tính nào theo yêu cầu của khách hàng.
- Việc sao chép, phổ biến trái phép các phần mềm máy tính như các chương tình
ứng dụng, trò chơi vi tính của các chủ sở hữu trong nước cũng như nước ngoài không
nhằm mục đích kinh doanh diễn ra rộng rãi, công khai và được coi là chuyện bình thường
- Phần lớn các tổ chức, công ty của nước ta hiện nay sử dụng các phần mềm máy
tính không có li-xăng trong hoạt động, sản xuất và kinh doanh của mình
- Nhiều công ty, tổ chức xây dựng phần mềm vi phạm bản quyền hoặc sử dụng bí
mật thương mại cùng nhân viên của các tổ chức khác, nhất là cải biên, chuyển thể hay sao
chép phần quan trọng các chương trình của nước ngoài và sử dụng các chương trình công
cụ không có li-xăng.
Theo Nghiên cứu của BSA, năm 2011, Việt Nam có tỉ lệ vi phạm bản quyền phần
mềm máy tính là 81%, giảm 2% trong hai năm liên tiếp, so với mức 83% năm 2010 và
85% năm 2009. Giá trị thương mại của phần mềm bị vi phạm bản quyền là 395
triệu USD, giảm 4% so với năm trước61. Điều này thể hiện những nỗ lực không nhỏ của
Việt Nam trong việc cải thiện khung pháp lý nhằm bảo vệ bản quyền phần mềm và tăng
cường công tác tuyên truyền cũng như công tác thực thi.
iword.com.vn, Tỉ lệ vi phạm bản quyền phần mềm ở Việt Nam, http://iworld.com.vn/ti-le-vi-pham-ban-quyenphan-mem-o-viet-nam-giam-2/ [truy cập ngày 23/10/2014]
61
GVHD: ThS.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
- 63 -
SVTH: Nguyễn Lê Bảo Ngọc
Luận văn tốt nghiệp
Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
Tuy nhiên, sau một số năm có những bứt phá khá lạc quan, năm 2013, tỷ lệ máy
tính cài đặt phần mềm không có bản quyền tại Việt Nam vẫn ở mức 81%, giữ nguyên tỷ
lệ năm 2011, nhưng tổng số tiền vi phạm ước tính lên tới 620 triệu USD62.
Thực tế hiện nay cho thấy tình trạng vi phạm quyền tác giả trong lĩnh vực này vẫn
đang ngày càng gia tăng. Rất nhiều phần mềm của các tác giả nước ngoài và tác giả Việt
Nam bị sao chép, sử dụng mà không được tác giả cho phép. “Theo Liên minh Phần mềm
doanh nghiệp (BSA) thì tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm của Việt Nam vẫn ở mức
cao, trên 80%”63. “Trong năm 2010, lực lượng thanh tra liên ngành đã tổ chức thanh tra
tại 60 doanh nghiệp, kiểm tra là 2.361 máy tính. Hầu hết các doanh nghiệp đều vi phạm
sử dụng phần mềm máy tính không hợp pháp và đã bị xử phạt vi phạm hành chính và yêu
cầu dừng sử dụng phần mềm bất hợp pháp. Theo báo cáo của các doanh nghiệp và phản
ánh của các chủ sở hữu thì các doanh nghiệp đã mua các phần mềm trị giá 1.379.228
USD. Năm 2011 cho đến nay, lực lượng thanh tra đã tiến hành thanh tra 50 doanh nghiệp,
kiểm tra gần 2.000 máy và theo báo cáo chưa đầy đủ của các doanh nghiệp và phản ánh
của các chủ sở hữu thì các doanh nghiệp đã mua các phần mềm trị giá 489.775 USD”.64
Ngày 3/10/2011, Cục cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao phối hợp
cùng Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiến hành thanh tra 4 doanh nghiệp lớn
tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng và phát hiện các doanh nghiệp này sử
dụng hơn 700 phần mềm không bản quyền trị giá lên đến gần một triệu USD. Các doanh
nghiệp này đã sử dụng các sản phẩm phần mềm không bản quyền bao gồm: Adobe,
Autodesk, Corel, Lạc Việt, Microsoft, Symantec và Tekla...65 Các doanh nghiệp này là
những doanh nghiệp lớn, có đủ tiền lực về tài chính, hoàn toàn có đủ khả năng mua các
phần mềm có bản quyền của chính hãng, đồng thời có đủ hiểu biết về luật pháp nhưng
vẫn cố tình vi phạm.
62
Baotintuc.vn, Vi phạm bản quyền phần mềm vẫn cao, http://baotintuc.vn/phap-luat/vi-pham-ban-quyen-phanmem-van-cao-20140703223916566.htm [truy cập ngày 23/10/2014]
63
Baomoi.com, Chống vi phạm bản quyền phần mềm theo…yêu cầu, http://www.baomoi.com/Chong-vi-pham-banquyen-phan-mem-theo-yeu-cau/76/3462925.epi [truy cập ngày 23/10/2014]
64
Pcworld.com.vn, Việt Nam xử lý vi phạm phần mềm mạnh tay hơn, N.B,
http://www.pcworld.com.vn/articles/quan-ly/chuyen-muc/2011/10/1228610/viet-nam-xu-ly-vi-pham-ban-quyenphan-mem-manh-tay-hon/ [truy cập ngày 24/10/2014]
65
Nhipcaudautu.vn, Bốn doanh nghiệp Việt Nam vi phạm bản quyền phần mềm, Vĩnh Bảo,
http://nhipcaudautu.vn/article.aspx?id=10371-bon-doanh-nghiep-viet-nam-vi-pham-ban-quyen-phan-mem- [truy cập
ngày 24/10/2014]
GVHD: ThS.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
- 64 -
SVTH: Nguyễn Lê Bảo Ngọc
Luận văn tốt nghiệp
Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
Việc xâm phạm quyền tác giả đối với phần mềm máy tính gây hậu quả nghiêm
trọng, làm hạn chế sự sáng tạo về công nghệ thông tin, là mối đe dọa lớn đối với nền kinh
tế toàn cầu nói chung, và kinh tế Việt Nam nói riêng.
3.3. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm
phái sinh và một số giải pháp
3.3.1. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái
sinh
- Về phía các văn bản pháp luật
Trong những năm qua, nước ta đã từng bước hoàn thiện hệ thống văn bản pháp
luật về sở hữu trí tuệ trong đó có quyền tác giả nói chung và quyền tác giả đối với tác
phẩm phái sinh nói riêng. Tuy nhiên, các quy định về quyền tác giả và hành vi xâm phạm
quyền tác giả vẫn còn thiếu hệ thống, chưa thực sự đầy đủ và đồng bộ, còn tản mạn trong
nhiều văn bản, chẳng hạn như: Hiến pháp năm 1992, BLDS năm 2005, BLHS năm 1999
(sửa đổi, bổ sung năm 2009), Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)… và
trong nhiều văn bản hướng dẫn thi hành của các văn bản này.
Ngoài ra, các quy định về các biện pháp và chế tài xử lý vi phạm mới chủ yếu
dừng lại ở hình thức xử lý hành chính, chế tài hình sự chỉ áp dụng được đối với các cá
nhân vi phạm, mà không thể áp dụng đối với các pháp nhân có hành vi vi phạm. Điều này
chưa phù hợp với tình hình thực tế, chưa đủ sức răn đe đối tượng có hành vi vi phạm.
Bên cạnh đó, các quy định về các yếu tố cấu thành của tội xâm phạm quyền tác giả trong
BLHS 1999 chưa cập nhật được những nội dung mới trong Luật sở hữu trí tuệ 2005 dẫn
đến khó khăn trong việc áp dụng pháp luật.
- Về phía các cơ quan nhà nước
Các cơ quan quản lý còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình xử lý vi phạm, công
tác đấu tranh phòng chống tội xâm phạm sở hữu trí tuệ hiện còn nhiều hạn chế, chưa đáp
ứng được yêu cầu bảo vệ quyền tác giả một cách hiệu quả. Đồng thời do “cơ chế bảo đảm
thực thi chưa được hoàn thiện và chưa phát huy đúng mức, biểu hiện vụ việc được giải
quyết ở tòa án rất ít ỏi, mà chủ yếu được giải quyết ở các cơ quan hành chính, cùng với
các quy định đã có nhưng mới chỉ dừng ở nguyên tắc chứ chưa đủ chi tiết, nên việc áp
GVHD: ThS.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
- 65 -
SVTH: Nguyễn Lê Bảo Ngọc
Luận văn tốt nghiệp
Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
dụng các chế tài bị lẫn lộn và thiếu hiệu quả. Trình tự dân sự đáng lẽ phải được coi là
biện pháp chủ yếu nhưng các quan hệ dân sự thông thường đã bị hành chính hóa một
cách quá mức”.66 Bên cạnh đó, “tổ chức, hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền trong
việc đấu tranh với các hành vi xâm phạm quyền tác giả còn thiếu đồng bộ, chồng chéo,
nhiều nấc xử lý khiến hiệu lực thực thi bị phân tán, phức tạp. Hiện có tới 6 loại cơ quan
(UBND các cấp, thanh tra khoa học và công nghệ, thanh tra văn hóa, cảnh sát kinh tế,
quản lý thị trường, hải quan) cùng có thẩm quyền xử phạt vi phạm.”67 Ngoài ra, trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ của phần lớn đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ pháp luật còn
hạn chế, đặc biệt là trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói chung, quyền tác giả nói riêng. Mặc
dù đã có sự quan tâm đúng mức đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về pháp
luật sở hữu trí tuệ cho đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ pháp luật, nhưng do tính phức
tạp và đa dạng của các tranh chấp về quyền tác giả, nên các cán bộ vẫn gặp không ít khó
khăn trong việc giải quyết các vụ án tranh chấp về quyền tác giả do chưa đủ trình độ
chuyên sâu về vấn đề này.
- Về phía người có hành vi xâm phạm
Những người này thường mang tâm lý tham lam, ích kỷ, tham cái lợi trước mắt,
bỏ qua cái lợi chung của cộng đồng mà không ngần ngại thực hiện hành vi xâm phạm đến
quyền và lợi ích của chủ thể khác. Có một số trường hợp chủ thể có hành vi vi phạm là
người có chức vụ, quyền hạn nhất định.
+ Đối với thực trạng xâm phạm quyền nhân thân của tác giả:
Nhìn chung, những người có hành vi xâm phạm quyền nhân thân của tác giả tác
phẩm phái sinh thường xuất phát từ lợi ích tinh thần, đó là những lợi ích về danh dự, uy
tín là chủ yếu. Những người này thường muốn được nổi tiếng, được mọi người biết đến,
thậm chí là muốn tạo ra những vụ tai tiếng lớn nhằm thu hút sự chú ý của quần chúng, dư
luận…, vì thế họ thường nhắm vào những tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học nổi
tiếng, đã được trao các giải thưởng, gắn liền với các sự kiện lớn… để thực hiện hành vi
xâm phạm quyền nhân thân của các tác giả.
66
thanhtra.most.gov.vn, Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong bối cảnh hội nhập và xây dựng nền kinh tế tri thức, Trần
Thanh Lâm, http://thanhtra.most.gov.vn/vi/cac-bai-nghien-cuu-shtt/bao-ho-quyen-so-huu-tri-tue-trong-boi-canh-hoinhap-va-xay-dung-nen-kinh-te-tri-thuc [truy cập ngày 28/10/2013]
67
ThS. Lê Việt Long, Thanh tra, Bộ Công thương/Xâm phạm sở hữu trí tuệ: Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp/
Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 126, tháng 7/2008
GVHD: ThS.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
- 66 -
SVTH: Nguyễn Lê Bảo Ngọc
Luận văn tốt nghiệp
Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
Ngoài ra, những người xâm phạm quyền nhân thân của tác giả còn hướng tới việc
có quyền được khai thác, sử dụng tác phẩm một cách tự do, không phải trải qua các thủ
tục xin phép, thỏa thuận với tác giả. Trong một số trường hợp, người thực hiện hành vi
xâm phạm quyền nhân thân của tác giả không chỉ nhắm vào những lợi ích tinh thần, mà
sẽ hướng tới cả các lợi ích vật chất, thể hiện ở việc xâm phạm quyền “Công bố tác phẩm
hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm” tại khoản 3 Điều 19 Luật sở hữu trí tuệ, để
từ đó được hưởng tiền thù lao, nhuận bút hoặc các lợi ích vật chất khác với tư cách là chủ
sở hữu quyền tác giả theo khoản 3 Điều 20 Luật sở hữu trí tuệ 2005:
“Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy
định tại khoản 1 Điều này và khoản 3 Điều 19 của Luật này phải xin phép và trả tiền
nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.”
+ Đối với thực trạng xâm phạm quyền tài sản của tác giả: những người có hành vi
xâm phạm quyền tác giả thường nhằm vào các lợi ích vật chất là chủ yếu. Nguyên nhân
là do tâm lý hám lợi, chỉ hướng tới cái lợi trước mắt mà bỏ qua lợi ích chung của cả cộng
đồng, những người có hành vi vi phạm đã không ngần ngại tiến hành bán các ấn phẩm
sách, giáo trình in lậu, băng, đĩa lậu… với giá rẻ hơn rất nhiều so với sách, giáo trình thật,
băng đĩa hợp pháp.
- Về phía chủ thể của quyền tác giả
Phần lớn các chủ thể của quyền tác giả ở nước ta chưa thực sự chủ động chú ý đến
việc bảo vệ quyền lợi của mình mà họ vẫn mang nặng tâm lý ỷ lại vào nhà nước. Điều
này thể hiện ở việc các chủ thể của quyền tác giả chưa có ý thức cao trong việc đăng ký
bảo hộ những tác phẩm của mình.
- Về phía cộng đồng dân cư
Một nguyên nhân nữa dẫn đến tình trạng xâm phạm quyền tác giả là do trình độ
nhận thức, sự hiểu biết của đại đa số người dân về quyền tác giả còn hạn chế, đồng thời ý
thức chấp hành pháp luật còn kém, chưa nghiêm túc, chưa hình thành tập quán tôn trọng
quyền tác giả trong cộng đồng, dẫn đến việc “biết đó là hành vi vi phạm pháp luật mà vẫn
cứ thực hiện”, thậm chí còn lặp lại hành vi vi phạm nhiều lần, tạo thành phong trào có
ảnh hưởng xấu trong đời sống xã hội.
GVHD: ThS.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
- 67 -
SVTH: Nguyễn Lê Bảo Ngọc
Luận văn tốt nghiệp
Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
Do ảnh hưởng từ mặt trái của quá trình hội nhập kinh tế, trong điều kiện thu nhập
bình quân thấp, nhiều người sẵn sàng lựa chọn những sản phẩm giống như thật mà lại có
giá bán thấp hơn. Do đó, việc sao chụp, mô phỏng, làm nhái các sản phẩm của nhau
nhằm bán để thu lợi nhuận trở thành hiện tượng phổ biến. Thực tế không phải mọi loại
hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ đều được sản xuất ở Việt Nam, mà một khối
lượng hàng hóa loại đó được sản xuất ở nước ngoài rồi đưa vào Việt Nam theo nhiều
đường, bằng nhiều cách để tiêu thụ. Bên cạnh đó, sự bùng nổ khoa học công nghệ hiện
nay đã tạo ra nhiều thiết bị, công cụ, phương tiện để tiến hành hành vi vi phạm một cách
tinh vi nên khó phát hiện.
3.3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện các quy định chung về quyền tác giả và tác phẩm
phái sinh
- Kiến nghị hoàn thiện các quy định chung về quyền tác giả
Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển, các loại hình tác phẩm đều có thể
tồn tại trong môi trường kỹ thuật số. Qua đó tác giả dễ dàng sản xuất và đem tác phẩm
đến công chúng một cách nhanh nhất. Tuy nhiên, công nghệ này là công cụ để phát sinh
các hình thức khai thác và sử dụng bất hợp pháp, ví dụ như việc tự dịch và đăng tải một
tác phẩm văn học nước ngoài lên internet mà chưa có sự cho phép của chính tác giả.
Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm gốc là một trong những quyền nhân thân không
thể chuyển giao, nó tồn tại vĩnh viễn và thuộc về tác giả. Trong khi đó, quyền cho người
khác làm tác phẩm phái sinh lại thuộc nhóm quyền tài sản và có thể không thuộc về tác
giả nếu tác giả không đồng thời là chủ sở hữu của quyền tác giả. Như vậy, trong trường
hợp tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm thì quyền cho làm tác phẩm phẩm
phái sinh độc lập với quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm gốc. Vì vậy người viết yêu
cầu quyền làm tác phẩm phái sinh chuyển từ nhóm quyền tài sản ở điều 20 sang nhóm
quyền nhân thân quy định ở điều 19.
- Về quyền nhân thân tại khoản 4 Điều 19 Luật sở hữu trí tuệ: “Bảo vệ sự toàn vẹn
của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất
kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả” .
Quyền nhân thân trên thuộc về tác giả và được bảo hộ vô thời hạn theo quy định
của pháp luật. Đây là một trong những quyền quan trọng nhất nhưng lại hay bị xâm phạm
nhất trong thực tiễn. Quy định trên có thể được hiểu là: nếu một người có hành vi sửa
GVHD: ThS.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
- 68 -
SVTH: Nguyễn Lê Bảo Ngọc
Luận văn tốt nghiệp
Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
chữa, cắt xén, xuyên tạc tác phẩm nhưng lại chứng minh được hành vi đó làm cho tác
phẩm đó hay hơn trước, hoặc danh dự, uy tín của tác giả không bị gây phương hại, thì
người đó không xâm phạm quyền nhân thân của tác giả tại khoản 4 Điều 19 Luật sở hữu
trí tuệ. Cách hiểu như vậy là không chính xác, bởi lẽ pháp luật sở hữu trí tuệ chỉ bảo hộ
tính nguyên gốc của tác phẩm chứ không bảo hộ chất lượng và nội dung của tác phẩm, do
đó, bất cứ hành vi nào sửa chữa, cắt xén hay xuyên tạc tác phẩm đều phải bị coi là hành
vi xâm phạm quyền tác giả mà không phụ thuộc vào việc hành vi đó có gây phương hại
đến danh dự, uy tín của tác giả hay không.
Mặt khác, điểm d khoản 2 Điều 738 BLDS 2005 quy định về quyền nhân thân này
như sau: “Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén,
xuyên tạc tác phẩm.”
Vì vậy, khoản 4 Điều 19 Luật sở hữu trí tuệ nên được sửa lại để phù hợp với quy
định trên của bộ luật dân sự 2005 như sau: “Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho
người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào”.
- Về thuật ngữ “bản sao tác phẩm”, khoản 4 Điều 4 Nghị định 100/2006/NĐ-CP
quy định:“Bản sao tác phẩm là bản sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp một phần hoặc toàn
bộ tác phẩm”. Quy định này chưa hợp lý, bởi lẽ nếu bản sao chép một phần tác phẩm
được hiểu là bản sao tác phẩm thì phần trích dẫn tác phẩm cũng là bản sao tác phẩm. Mà
hành vi trích dẫn tác phẩm và hành vi sao chép tác phẩm được pháp luật điều chỉnh
không giống nhau: Quyền trích dẫn tác phẩm được quy định tại Điều 25 Luật sở hữu
trítuệ, không thuộc nội dung quyền tác giả. Trong khi đó, quyền sao chép là một quyền
tài sản của tác giả. Do đó, người viết xin kiến nghị sửa quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị
định 100/2006/NĐ-CP thành: “Bản sao tác phẩm là bản sao chép trực tiếp hoặc gián
tiếp toàn bộ tác phẩm”.
- Đối với tác phẩm biên soạn: khó có thể phân biệt được sự khác biệt giữa tác
phẩm biên soạn (là tác phẩm phái sinh theo khoản 8 điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005) với
tác phẩm gốc, bởi vì tác phẩm biên soạn có thể là tác phẩm gốc. Đại từ điển tiếng Việt
giải thích biên soạn: viết thành ông trình, thành sách dựa trên các tài liệu đã thu thập
được, đã có68. Như vậy biên soạn là việc sáng tạo nên tác phẩm, tác phẩm đó là hoàn toàn
mới, không phải là việc sáng tạo một tác phẩm dựa trên tác phẩm đã có vì các tài liệu đã
68
Nguyễn Như Ý, Đại từ điển tiếng Việt, NXB Văn Hóa- Thông tin,Hà Nội, 1998, trang 58
GVHD: ThS.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
- 69 -
SVTH: Nguyễn Lê Bảo Ngọc
Luận văn tốt nghiệp
Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
được thu thập được không phải là các tác phẩm được quy định tại điều 14 Luật sở hữu trí
tuệ 2005.
Giải pháp đối với vấn đề này là không quy định tác phẩm biên soạn là tác phẩm
phái sinh, mà tác phẩm biên soạn phải là tác phẩm (gốc).
Bộ Luật dân sự, Luật sở hữu trí tuệ và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến
vấn đề sở hữu trí tuệ đều không có chỉ rõ chương trình máy tính có thuộc tác phẩm phái
sinh hay không, khi nó được hình thành trên những mã nguồn mở là các tác phẩm gốc.
Tháng 2 năm 1985, WIPO và UNESCO đã triệu tập tại Geneva một nhóm chuyên
gia để bàn về các khía cạnh của việc bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính.
Kết quả của các cuộc thảo luận là khoản 1 điều 10 Hiệp định TRIPS và điều 4 Hiệp ước
của WIPO về quyền tác giả đã nêu rõ chương trình máy tính được bảo hộ như một tác
phẩm văn học theo điều 2 của Công ước Berne. Điều 22 Luật sở hữu trí tuệ 2005cũng
quy định chương trình máy tính được bảo hộ như một tác phẩm văn học.
Quy định trên là chưa hợp lý khi chương trình máy tính được hình thành từ
một/những mã nguồn mở (mã nguồn mở là tác phẩm gốc), như vậy việc bảo hộ quyền tác
giả đối với chương trình máy tính đã vi phạm nguyên tắc tính nguyên gốc của tác phẩm.
Điều kiện tiên quyết để bảo hộ quyền tác giả đối với một tác phẩm là tính nguyên
gốc của tác phẩm đó, có nghĩa là tác phẩm phải thể hiện là sự sáng tạo của tác giả, hay
nói cách khác tác giả phải tự mình sáng tạo nên tác phẩm mà không sao chép từ tác
phẩm, những tác phẩm khác. Nhưng trong thực tế thì nhiều chương trình máy tính được
phát triển trên cơ sở chương trình phần mềm nguồn mở. Mà, chương trình phần mềm
nguồn mở cho phép người khác quyền tự do sử dụng, quyền nghiên cứu và sửa đổi
chương trình, quyền sao chép và tái phát hành phần mềm gốc hoặc phần mềm đã sửa đổi
mà không phải trả phí bản quyền cho những người lập trình trước. Như vậy, chương trình
máy tính được phát triển trên cơ sở chương trình phần mềm nguồn mở không đảm bảo
tính nguyên gốc của tác phẩm.
Trong thực tiễn những phần mềm nguồn mở và ứng dụng thay thế hiện có tại Việt
Nam, như: Hệ điều hành nguồn mở có Vietkey Linux, CMC Linux, Hacao Linux… (thay
thế hệ điều hành Windows); Bộ ứng dụng văn phòng mở có Open Office (thay thế
Microsoft Office); Ứng dụng thay thế khác có Unikey (thay Vietkey), 7-zip (thay
GVHD: ThS.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
- 70 -
SVTH: Nguyễn Lê Bảo Ngọc
Luận văn tốt nghiệp
Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
Winzip), Mozilla FireFox và Mozilla FireFox ThunderBird (thay thế Internet Explorer và
Outlook Express), Gimpshop (thay thế Photoshop), Gaim (thay thế Yahoo Massenger)…
Các hệ điều hành nguồn mở, bộ ứng dụng văn phòng, ứng dụng thay thế vừa nêu được
dựa trên hệ điều hành gốc, bởi vậy chúng không đảm bảo tính nguyên gốc, nhưng pháp
luật quyền tác giả vẫn bảo hộ chúng như những tác phẩm văn học là điểm không hợp
lý. Mặt khác, bảo hộ chương trình máy tính như một tác phẩm văn học đồng nghĩa với
việc công nhận việc vi phạm pháp luật quyền tác giả là tất yếu, vì việc sửa đổi chương
trình phần mềm nguồn mở (mà không cần sự cho phép của những người lập trình trước)
đã vi phạm quyền nhân thân được quy định tại khoản 4 điều 19 Luật sở hữu trí tuệ vì xâm
phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm của người khác.
Giải pháp đối với trường hợp vừa phân tích là nếu chương trình máy tính được
hình thành từ phần mềm mã nguồn mở (tác phẩm gốc) thì nó phải là tác phẩm phái sinh,
khi đó xuất hiện mối quan hệ pháp lý giữa tác giả, chủ sở hữu tác phẩm chương trình máy
tính với tác giả, chủ sở hữu tác phẩm phần mềm mã nguồn mở với nội dung như quy định
tại điều 18 và điều 19 Luật sở hữu trí tuệ.
Các văn bản trong tương lai nên thêm chương trình máy tính vào dạng tác phẩm
phái sinh cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Bởi vì Hiệp định TRIPS cũng quy định bảo
hộ chương trình máy tính, bảo hộ tác phẩm phái sinh được sáng tạo từ việc tuyển chọn,
sắp xếp69.
- Về định nghĩa tác phẩm phái sinh, khoản 8 điều 4 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi bổ
sung 2009 quy định: Tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn
ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải tuyển
chọn.Người viết kiến nghị , điều luật trên nên sửa thành:Tác phẩm phái sinh là tác phẩm
dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên
soạn, chú giải tuyển chọn, chương trình máy tính hình thành từ mã nguồn mở.
- Kiến nghị hoàn thiện cơ chế về quyền tác giả
- Về phía các cơ quan nhà nước:
Trước hết, cần điều chỉnh lại tổ chức, hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền trong việc đấu tranh với các hành vi xâm phạm quyền tác giả sao cho đồng bộ, tập
69
Điều 10 hiệp định TRIPS, Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ
GVHD: ThS.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
- 71 -
SVTH: Nguyễn Lê Bảo Ngọc
Luận văn tốt nghiệp
Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
trung, tránh tình trạng chồng chéo. Đồng thời, tăng cường hơn nữa vai trò của Tòa án
trong việc giải quyết các vụ việc xâm phạm quyền tác giả.
Bên cạnh đó, cần tăng cường nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội
ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ pháp luật theo hướng chuyên sâu về lĩnh vực quyền tác
giả. Cần trú trọng về mục tiêu và chương trình đào tạo có hệ thống để đào tạo, bồi dưỡng
nghiệp vu chuyên sâu về sở hữu trí tuệ cho đội ngũ cán bộ, đặc biệt là Thẩm phán ở các
Tòa án hiện nay, “tiến tới mô hình có các Thẩm phán chuyên xét xử về các tranh chấp về
quyền sở hữu trí tuệ. Cần chú trọng công tác bồi dưỡng theo chuyên đề kết hợp với việc
tổ chức nhiều cuộc hội thảo trong nước và quốc tế về sở hữu trí tuệ và triển khai các công
tác này một cách rộng khắp để cho đông đảo các cán bộ Thẩm phán có thể tiếp cận được.
Bên cạnh đó, việc hoàn thiện pháp luật nội dung về sở hữu trí tuệ cũng cần được chú
trọng, bảo đảm tính minh bạch, rõ ràng, tránh tình trạng nhận định thiếu thống nhất (ngay
cả giữa các cơ quan chức năng về sở hữu trí tuệ) như hiện nay, gây khó khăn cho việc
giải quyết các vụ án tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ tại Tòa án như hiện nay.”70
- Có thể hiểu biện pháp dân sự thực chất là thủ tục giải quyết tranh chấp về quyền
tác giả tại Tòa án. So với biện pháp hành chính và biện pháp hình sự, biện pháp dân sự có
những ưu thế nhất định và được đánh giá là cơ chế bảo vệ quyền tác giả phổ biến và hữu
hiệu nhất hiện nay. Biện pháp hành chính và biện pháp hình sự hướng tới mục đích bảo
vệ quyền lợi chung cộng đồng, ngăn chặn hành vi xâm phạm, áp dụng các chế tài hành
chính hoặc hình sự nhằm răn đe, giáo dục các đối tượng vi phạm. Còn biện pháp dân sự
hướng tới việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho chủ thể cụ thể có quyền lợi bị xâm phạm,
cụ thể: chủ thể quyền tác giả có quyền yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm và quyền yêu
cầu bồi thường thiệt hại đối với những thiệt hại thực tế do hành vi xâm phạm gây ra cả về
vật chất lẫn tinh thần.
Tuy nhiên, thực tế có rất ít tranh chấp về quyền tác giả được đưa ra giải quyết tại
Tòa án, mà thay vào đó chúng được giải quyết bởi các cơ quan hành chính. Để khắc phục
tình trạng này, cần tiếp tục hoàn thiện pháp luật về tố tụng đối với việc giải quyết các vụ
án tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ nói riêng và tranh chấp về quyền tác giả nói chung,
nhằm tạo ra cơ chế giải quyết thuận lợi, nhanh chóng và bảo đảm các quyền, lợi ích hợp
pháp của các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ. Đồng thời, cần nâng cao vai trò của việc giải
Ths. Nguyễn Văn Tiến, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao/ Thực tiễn giải quyết các vụ án tranh chấp về quyền
sở hữu trí tuệ tại Tòa án nhân dân (www.toaan.gov.vn) [truy cập ngày 28/10/2014]
70
GVHD: ThS.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
- 72 -
SVTH: Nguyễn Lê Bảo Ngọc
Luận văn tốt nghiệp
Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
quyết các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự, vì quyền sở hữu trí
tuệ là chế định pháp luật dân sự, thuộc quan hệ pháp luật dân sự.
-Về phía cộng đồng dân cư:
Cần tiếp tục nâng cao trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của người dân bằng cách
tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về quyền tác giả qua các phương tiện truyền
thông, phương tiện thông tin đại chúng. Gần đây, sự xuất hiện của tập truyện tranh về
quyền tác giả là một sự sáng tạo lớn trong việc giáo dục pháp luật về quyền tác giả cho
mọi người, đặc biệt là đối với các em nhỏ ở độ tuổi thiếu niên, nhi đồng. Trong thời gian
gần đây, tình trạng quyền tác giả đối với tác phẩm nhiếp ảnh đang bị xâm phạm ngày
càng nhiều. Vì vậy, kiến nghị “thành lập Trung tâm bảo vệ quyền tác giả ảnh Việt Nam”.
Ngoài việc bảo vệ quyền lợi cho các nhà nhiếp ảnh có tác phẩm bị xâm hại, đây còn là
nơi thu tiền bản quyền để chi trả cho các thành viên đã ký hợp đồng với trung tâm, đồng
thời tiến hành các giao dịch khác liên quan đến bản quyền ảnh...
- Kiến nghị hoàn thiện quy định về xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả tác
phẩm phái sinh
Công tác quản lý chưa hiệu quả và chế tài xử phạt nhẹ là các nguyên nhân khiến
việc làm tác phẩm phái sinh diễn ra tràn lan và khó kiểm soát. Việc xử lý vi phạm quyền
tác giả làm tác phẩm phái sinh phải nhằm tới tất cả các đối tượng mới có thể đẩy được ý
tưởng làm tác phẩm phái sinh một cách tự phát thiếu giá trị nghệ thuật mà mang tính
xuyên tạc làm mất giá trị của tác phẩm gốc. Vì vậy các văn bản pháp luật cần phải đổi
mới theo hướng xử lý mạnh tay hơn như tăng mức phạt vi phạm hành chính.
Nhìn chung, chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể quyền tác giả đối với
tác phẩm phái sinh từ định nghĩa, nội dung, đối tượng điều chỉnh hay phạm vi điều chỉnh
đến các quy định xử phạt vi phạm, đa phần vụ việc tranh chấp của các tác phẩm phái sinh
xảy ra đều dựa vào quy định tác giả của tác phẩm gốc...Về việc xử lý vi phạm quyền làm
tác phẩm phái sinh quy định tại điều 12 Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt
hành chính đối với quyền tác giả quyền liên quan. Quy định phạt tiền từ 5.000.000 đồng
đến 10.000.000 đồng mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả. Quy định phạt
với số tiền như vậy là không có tính răn đe cao và số tiền phạt rất ít so với lợi nhuận mà
chủ thể xâm phạm có được, thậm chí còn thấp hơn so với số tiền phạt mà nghị định
GVHD: ThS.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
- 73 -
SVTH: Nguyễn Lê Bảo Ngọc
Luận văn tốt nghiệp
Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
47/2009/NĐ-CP(đã hết hiệu lực) quy định xử phạt hành vi tương đương là từ 10.000.000
đồng đến 20.000.000 đồng.
GVHD: ThS.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
- 74 -
SVTH: Nguyễn Lê Bảo Ngọc
Luận văn tốt nghiệp
Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
KẾT LUẬN
Từ khi nước ta tham gia công ước Berne nam 2004 đến nay thì vấn đề bảo vệ
quyền tác giả trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Bởi thực trạng xâm phạm quyền tác giả
tác phẩm phái sinh ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp nhất là trong thời đại công
nghệ hiện đại việc bảo vệ càng khó khăn hơn. Từ năm 2004 đến nay, nước ta đã ban hành
nhiều văn bản pháp luật nhằm thực thi quyền sở hữu trí tuệ nói chung và bảo vệ quyền
tác giả nói riêng nhất là bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh. Tuy nhiên vấn
đề thực thi còn nhiều trở ngại và chưa thật sự hiệu quả.
Qua tìm hiểu nội dung về quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh từ các điều ước
quốc tế, quy định của pháp luật Việt Nam và một số quốc gia khác thì quyền tác giả đối
với tác phẩm phái sinh cũng tương tự như các tác phẩm gốc, được bảo hộ ngang bằng so
với tác phẩm gốc nhưng bị hạn chế về quyền nhân thân, người muốn làm tác phẩm phái
sinh phải xin phép,và cho dù có những sự sáng tạo mới hay không thì cũng phải bảo đảm
sự toàn vẹn của tác phẩm gốc. Từ một tác phẩm gốc ban đầu thì các tác giả có thể làm ra
nhiều tác phẩm phái sinh, cho nên việc bảo đảm hài hòa sự toàn vẹn sự toàn vẹn của tác
phẩm gốc và sự sáng tạo mới trong các tác phẩm phái sinh là cần thiết. Bên cạnh đó, việc
xâm phạm trên thực tế còn diễn ra tràn lan, phức tạp dưới nhiều hình thức khác nhau đối
với cả tác phẩm gốc và phái sinh. Việc xâm phạm này có nhiều nguyên nhân chủ quan và
khách quan khác nhau, và trong Luật sở hữu trí tuệ cũng chưa qui định rõ về từng dạng
tác phẩm phái sinh nên dễ gây nhầm lẫn trong việc xác định có phải hay không một tác
phẩm phái sinh.
Trong quá trỉnh thực hiện đề tài, với kiến thức hiểu biết chung và chuyên ngành
chưa sâu, nguồn tài liệu hạn chế, nên khó tránh khỏi những thiếu sót, khó có thể thống
nhất những quan điểm trái chiều nhau, người viết hy vọng rằng với sự cố gắng vận dụng
kiến thức và sự hiểu biết của cá nhân có thể cung cấp cho người đọc một cách cơ bản và
tổng quát nhất về quyền tác giả với tác phẩm phái sinh trên thực tế.
GVHD: ThS.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
- 75 -
SVTH: Nguyễn Lê Bảo Ngọc
Luận văn tốt nghiệp
Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Văn bản pháp luật quốc tế
1. Công ước berne 9/9/1986 Bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật (Đạo luật
Paris, ngày 24 tháng 7 năm 1971,Sửa đổi ngày 28 tháng 9 năm 1979).
2. Hiệp định TRIPS Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền
sở hữu trí tuệ.
3. Hiệp ước của WIPO về biểu diễn và bản ghi âm (WPPT) (1996).
Văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam
4. Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992 và 2013
5. Bộ luật dân sự 2005.
6.
7.
8.
9.
Bộ luật tố tụng dân sự 2004
Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi bổ sung 2009).
Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).
Luật cạnh tranh 2004
10. Luật xuất bản 2012
11. Nghị định của Chính phủ số 61/2002/NĐ-CP ngày 11/6/2002 quy định về chế độ
nhuận bút.
12. Nghị định của Chính phủ số 100/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006 quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật dân sự, Luật sở hữu trí tuệ về quyền
tác giả và quyền liên quan.
13. Nghị định của Chính phủ số 47/2009/NĐ-CP ngày 13/5/2009 quy định xử phạt vi
phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan.
14. Nghị định của Chính phủ số 85/2011/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của
Nghị định số 100/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Bộ luật dân sự, Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền
liên quan.
15. Nghị định của Chính phủ số 131/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 quy định xử phạt
vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan.
GVHD: ThS.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
SVTH: Nguyễn Lê Bảo Ngọc
Luận văn tốt nghiệp
Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
16. Thông tư liên tịch số 02/2008TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BVHTT&DLBKH&CN-BTPngày 03/4/2008 giữa Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân
dân tối cao, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tư
pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong việc giải quyết các
tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ tại Toà án nhân dân
17. Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 8/7/2006 của Hội đồng thẩm phám tòa án
nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự 2005 về
bồi thường thiệt hại về hợp đồng.
Danh mục sách, báo, tạp chí:
18. Lê Việt Long, Thanh tra, Bộ Công thương/Xâm phạm sở hữu trí tuệ: Thực trạng,
nguyên nhân và giải pháp/ Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 126, tháng 7/2008.
19. Nguyễn Ngọc Điện, Một số vấn đề lý luận và các phương pháp phân tích luật viết,
NXB Tư pháp, Hà Nội, 2006.
20. Nguyễn Như Ý, Đại từ điển tiếng Việt, NXB Văn Hóa- Thông tin,Hà Nội, 1998,
trang 58.
21. Nguyễn Phan Khôi, Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ, Khoa Luật trường Đại Học
Cần Thơ 2003
22. Phan Trung Hiền, Để hoàn thành tốt luận văn ngành luật, NXB Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2009.
Trang thông tin điện tử
23. Thongtinphapluatdansu.edu.vn, Bảo hộ pháp lý quyền tác giả, Ths. Hồ Thị Thanh,
http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2007/10/11/b%E1%BA%A2oh%E1%BB%98-phap-ly-quy%E1%BB%80n-tac-gi%E1%BA%A2/ , [truy cập
ngày 26/9/2014].
24. Cov.gov.vn, Kiến thức cơ bản, phổ thông về quyền tác giả, quyền liên quan, Ts.Vũ
Mạnh Chu
http://www.cov.gov.vn/cbq/index.php?option=com_content&view=article&id=12
56%3Akin-thc-c-bn-ph-thong-v-quyn-tac-gi-quyn-lienquan&catid=51%3Anghien-cuu-trao-doi&Itemid=107&limitstart=1 [truy cập ngày
27/9/2014].
25. Tks.edu.vn, Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh, Ts. Trần Văn Hải,
http://tks.edu.vn/portal/detailtks/6034_64_0_Bao-ho-quyen-tac-gia-doi-voi-tacpham-phai-sinh.html?TabId=&pos= [truy cập ngày 01/10/2014]
GVHD: ThS.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
SVTH: Nguyễn Lê Bảo Ngọc
Luận văn tốt nghiệp
Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
26. Thanhtra.most.gov.vn, Xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân
sự tại Việt Nam, Thực tiễn pháp luật và hướng hoàn thiện, Phạm Văn Toàn,
http://thanhtra.most.gov.vn/vi/cac-bai-nghien-cuu-shtt/x-ly-xam-ph-m-quy-n-s-hu-tri-tu-b-ng-bi-n-phap-dan-s-t-i-vi-t-nam-th-c-ti-n-phap-lu-t-va-d-xu-t-hoan-thi-n
[truy cập ngày 13/10/2014]
27. Baodautu.vn, ‘Kẻ mạo danh’ Nguyễn Hà Đông kiếm tiền tỷ từ Flappy Bird
http://baodautu.vn/ke-mao-danh-nguyen-ha-dong-kiem-tien-ty-tu-flappy-bird.html
[truy cập ngày 14/10/2014]
28. dangcongsan.vn, Vi phạm bản quyền nhưng vẫn được trao sách hay?!, Hồng
Ngọc,
http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/Preview/PrintPreview.aspx?co_id=30111&cn
_id=676999 [truy cập ngày 15/10/2014]
29. Danluat.thuvienphapluat.vn, Trần Thị Hảo mạo danh tác giả hay chiếm đoạt quyền
tác giả, http://danluat.thuvienphapluat.vn/tran-thi-hao-mao-danh-tac-gia-haychiem-doat-quyen-tac-gia-38426.aspx [truy cập ngày 16/10/2014]
30. vietnamplus.vn, Tuyên chiến với đại nạn buôn sách lậu, Hữu Duyên,
http://www.vietnamplus.vn/tuyen-chien-voi-dai-nan-in-buon-ban-sachlau/50292.vnp [Truy cập ngày 20/10/2014]
31. Thongtinphapluatdansu.wordpress.com, Thực thi quyền tác giả, Ths. Nguyễn Như
Quỳnh, http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2008/08/07/1502/ [Truy cập
ngày 21/10/2014]
32. iword.com.vn, Tỉ lệ vi phạm bản quyền phần mềm ở Việt Nam,
http://iworld.com.vn/ti-le-vi-pham-ban-quyen-phan-mem-o-viet-nam-giam-2/
[truy cập ngày 23/10/2014]
33. Baotintuc.vn, Vi phạm bản quyền phần mềm vẫn cao, http://baotintuc.vn/phapluat/vi-pham-ban-quyen-phan-mem-van-cao-20140703223916566.htm [truy cập
ngày 23/10/2014]
34. Baomoi.com, Chống vi phạm bản quyền phần mềm theo…yêu cầu,
http://www.baomoi.com/Chong-vi-pham-ban-quyen-phan-mem-theo-yeucau/76/3462925.epi [truy cập ngày 23/10/2014]
35. Pcworld.com.vn, Việt Nam xử lý vi phạm phần mềm mạnh tay hơn, N.B,
http://www.pcworld.com.vn/articles/quan-ly/chuyen-muc/2011/10/1228610/vietGVHD: ThS.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
SVTH: Nguyễn Lê Bảo Ngọc
Luận văn tốt nghiệp
Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
nam-xu-ly-vi-pham-ban-quyen-phan-mem-manh-tay-hon/ [truy cập ngày
24/10/2014]
36. Nhipcaudautu.vn, Bốn doanh nghiệp Việt Nam vi phạm bản quyền phần mềm,
Vĩnh Bảo, http://nhipcaudautu.vn/article.aspx?id=10371-bon-doanh-nghiep-vietnam-vi-pham-ban-quyen-phan-mem- [truy cập ngày 24/10/2014]
37. thethaovanhoa.vn, Nhạc sỹ Nguyễn Văn Chung được minh oan và “Thắng kiện”,
Bình Minh, http://thethaovanhoa.vn/van-hoa-giai-tri/nhac-si-nguyen-van-chungduoc-minh-oan-va-thang-kien-n20110911105649339.htm [truy cập ngày
25/10/2014]
38. tienphong.vn, Cư dân mạng chia nhau dịch Harry Potter 7,
http://www.tienphong.vn/Van-Hoa/90768/Cu-dan-mang-chia-nhau-dich-HarryPotter-7.html [truy cập ngày 26/10/2014]
39. worldcup.thethaovanhoa.vn, Sơn Tùng M-TV và việc sử dụng beat nhạc trái
phép(kỳ 1): Đằng sau chuyện “đạo nhạc”, Hữu Thịnh,
http://worldcup.thethaovanhoa.vn/world-cup-2014/son-tung-mtp-va-viec-su-dungbeat-nhac-trai-phep-ky-1-dang-sau-chuyen-dao-nhac-n20140622042225969.htm
[truy cập ngày 27/11/2013]
40. Baomoi.com, Tiếp tục “xử” các công ty xâm phạm bản quyền,
http://www.baomoi.com/Tiep-tuc-xu-cac-cong-ty-vi-pham-ban-quyen-phanmem/76/15162708.epi [ truy cập ngày 28/10/2014]
41. thanhtra.most.gov.vn, Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong bối cảnh hội nhập và xây
dựng nền kinh tế tri thức, Trần Thanh Lâm, http://thanhtra.most.gov.vn/vi/cac-bainghien-cuu-shtt/bao-ho-quyen-so-huu-tri-tue-trong-boi-canh-hoi-nhap-va-xaydung-nen-kinh-te-tri-thuc [truy cập ngày 28/10/2013]
42. Ths. Nguyễn Văn Tiến, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao/ Thực tiễn giải quyết
các vụ án tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ tại Tòa án nhân dân
(www.toaan.gov.vn) [truy cập ngày 28/10/2014]
GVHD: ThS.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
SVTH: Nguyễn Lê Bảo Ngọc
[...]... dịch tác phẩm có thể phát sinh hiện tượng tác phẩm phái sinh từ tác phẩm phái sinh , nghĩa là tác phẩm phái sinh không được hình thành trên cơ sở tác phẩm gốc, mà lại được hình thành từ tác phẩm phái sinh khác Việc xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm gốc trong trường hợp tác phẩm dịch ít xảy ra đối với quyền nhân thân không thể chuyển giao Tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể: là tác phẩm. .. quyền tác giả của tác phẩm gốc” 1.4.2 Đặc điểm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh Quyền tác giả của tác phẩm phái sinh có những đặc điểm sau: Thứ nhất, tác phẩm phái sinh chỉ được hình thành trên cơ sở một tác phẩm đã được tồn tại Tác phẩm đã tồn tại có thể còn thời hạn hoặc hết thời hạn bảo hộ quyền công bố tác phẩm và quyền tài sản Quyền cho làm tác phẩm phái sinh thuộc nhóm quyền tài sản đối. .. hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan 20 Khoản 1 và 2 điều 43 Luật sở hữu trí tuệ 2005 17 18 GVHD: ThS.Nguyễn Thị Ngọc Tuyền - 20 - SVTH: Nguyễn Lê Bảo Ngọc Luận văn tốt nghiệp Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh 1.4.4 Nội dung quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh Quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng... quyền tác giả đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh Vì vậy thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh cũng giống như bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm gốc Thời hạn bảo hộ quyền tác giả được quy định như sau: Các quyền nhân thân, gồm: đặt tên cho tác phẩm; đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công... 1.3.2.3 Quyền làm tác phẩm phái sinh Quyền làm tác phẩm phái sinh là quyền do tác giả tự thực hiện hoặc cho phép người khác sử dụng tác phẩm của mình để sáng tạo ra tác phẩm mới Tác phẩm mới này được gọi là tác phẩm phái sinh, như tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm chuyển thể, cải biên, phóng tác, phiên âm, chú giải Người làm tác phẩm phái sinh chỉ có quyền tác giả khi không gây... trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh Thứ hai, về hình thức thể hiện của tác phẩm phái sinh, pháp luật quyền tác giả không bảo hộ nội dung ý tưởng mà chỉ bảo hộ hình thức thể hiện của ý tưởng Mặt khác, tác phẩm phái sinh không phải là bản sao của tác phẩm gốc Do đó, trong nhiều trường hợp hình thức ranh giới giữa sáng tạo tác phẩm phái sinh và xâm phạm quyền tác giả của tác phẩm gốc... sáng tạo tác phẩm phái sinh và xâm phạm quyền tác giả của tác phẩm gốc là khó nhận biết Sự xâm phạm này thường thể hiện ở việc xâm phạm quyền nhân thân không thể chuyển giao trong quyền tác giả Thứ tư, về dấu ấn của tác phẩm gốc trong tác phẩm phái sinh, mặc dù tác phẩm phái sinh phải đảm bảo tính nguyên gốc như vừa phân tích, nhưng dấu ấn của tác phẩm gốc phải được thể hiện trong tác phẩm phái sinh, ... Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh 1.4.1 Khái niệm về quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh Tác phẩm phái sinh được sáng tạo ra phải do chính tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép của người khác Người sáng tạo ra tác phẩm phái sinh cũng sẽ được pháp luật quốc gia và quốc tế bảo hộ các quyền nhân thân và tài sản giống như tác phẩm gốc... là khi nhận biết tác phẩm phái sinh thì công chúng phải liên tưởng đến tác phẩm gốc, sự liên tưởng này được thể hiện qua nội dung của tác phẩm gốc Pháp luật quyền tác giả không bảo hộ nội dung của tác phẩm, do đó sự liên tưởng về nội dung giữa tác phẩm phái sinh với tác phẩm gốc không làm mất đi tính nguyên gốc của tác phẩm phái sinh1 5 1.4.3 Chủ thể quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh Theo Điều... hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan) bao gồm các quyền như sau: - Quyền đặt tên cho tác phẩm: là quyền quan trọng của tác giả để khai sinh cho tác phẩm của mình Riêng đối với tác phẩm phái sinh thì tác giả không có quyền đặt tên cho tác phẩm dịch - Quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng Tác giả có quyền lựa chọn