1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Phân tích bài thơ Dọn về làng của Nông Quốc Chấn

2 1,5K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 16,64 KB

Nội dung

Bài thơ được viết sau chiến thắng giải phóng biên giới, một chiến thắng có ý nghĩa đối với cuộc kháng chiến chống Pháp: mở thông chiến khu với các nước xã hội chủ nghĩa. BÀI LÀM    Bài thơ được viết sau chiến thắng giải phóng biên giới, một chiến thắng có ý nghĩa đối với cuộc kháng chiến chống Pháp: mở thông chiến khu với các nước xã hội chủ nghĩa. Song bài thơ không đi vào ý nghĩa chính trị ấy. Ở đây, bài thơ nói về ý nghĩa giải phóng đối với cuộc đời của bà con người dân tộc. Ý nghĩa toát ra từ bài thơ qua bút pháp kể chuyện, miêu tả. Tác giả không dùng bút pháp chính luận.    Nét đặc sắc đầu tiên là giọng kể: chất phác, sinh động, cụ thể. Mở đầu là một Hình ảnh tiêu biểu của chiến thắng được đặc tả chân thật và độc đáo: Tây bị chết bị bắt sống hàng đàn           Vệ quốc quân chiếm lại các đồn            Người đông như kiến, súng đầy như củi.    Suốt bài vẫn giữ nguyên được cách kể và cách nghĩ ấy. Các chi tiết đời sông vị hồn nhiên, tự nhiên và rất đậm dấu ấn cách tư duy cụ thể của bà con dân tộc ít người. Ngày chiến thắng như ngày hội nên “người đông như kiến” Cách ví ấy là phổ cập. Nhưng “súng đầy như củi” cách ví này là đặc thù của con dân tộc miền núi, ở kề với rừng, nơi củi rất quen thuộc trong đời sống. Người quen dùng bếp ga chắc không có cách ví von này.    Bố cục bài thơ sát với kiểu tư duy của người dân thường. Sau tiếng reo là sự ai những cay cực khi giặc chiếm đóng và cuối cùng là quang cảnh sinh hoạt của bây giờ, của giải phóng. Người đọc, ngay cả người ít học miền rừng, ách bố cục này tiếp nhận bài thơ sẽ rất dễ dàng. Đặc điểm nổi bật của bài thơ này là cách diễn tả các chi tiết. Cảnh chạy giặc: quên tết tháng giêng, quên rằm tháng bảy, rồi đường đi lại vắt bám, rồi gió bão sấm sét, cây đổ, cay đắng đủ mùi… Rồi cảnh giặc càn: nó đốt, nó vét, mẹ địu em, bà bị loà mắt... Diễn biến tình cảm của người con trước cái chết bi thương và anh dũng của người cha.Tác giả mượn lời người con kể chuyện cũng là giãi bày nổi lòng (tự sự kết với trữ tình): Mẹ ngồi khóc con cúi đầu cũng khóc Sợ Tây nghe, mẹ dỗ “nín ”, con im  Mẹ tháo khăn phủ mặt cho chồng     Con cởi áo liệm thân cho bố              Người chết thảm, người sống cũng thảm, cảnh sống cùng cực đau đớn đã lên cao trào dâng sôi sục. Giải phóng đã thành một yêu cầu bức xúc của mỗi người dân. Đánh giặc là đòi hỏi tất yếu của cuộc sống cực khổ ấy. Bài thơ có nhiều chi tiết và hay nhất là những chi tiết ở đoạn cuối - quang cảnh dọn về làng và cảnh sinh hoạt ở bản làng sau ngày giải phóng: Người nói cỏ lay trong rừng rậm      Cuốc đất dọn cỏ mẹ khuyên con       Đường cái kêu vang tiếng ô tô          Trong trường ríu rít tiếng cười con trẻ Mờ mờ khói bếp bay trên mái nhà lá.    Khung cảnh lam làm no ấm... Từng nét từng nét hiện dần lên. Tác giả vẫn không bình luận hay ca ngợi lộ liễu. Ông cứ tả. Tả thoáng mà đủ. Mỗi mặt cuộc sống chỉ nói bằng một nét, rất gợi: Người nói cỏ lay là cảnh ruộng rẫy, khói bếp bay trên mái nhà lá là cảnh thanh bình no ấm. Tiếng ô tô, tiếng cười con trẻ cho thấy cái đông vui ríu rít của bản làng... Có những chi tiết rất sắc sảo gợi được thần thái núi rừng và nếp sống đồng bào, hơn thế còn có ý vị thiết tha Hổ không dám đến đẻ con trong vườn chuối Quả trong vườn không lo tự chín, tự rụng.      Giải phóng đã đồng nghĩa với sự trở về tất yếu của quy luật đời sống : vật nào vào chỗ ấy, quả chín do tay người.    Kể chuyện mà vẫn bộc lộ được cảm xúc cá thể. Chi tiết nhiều mà không rậm, trái lại mỗi chi tiết như một nét khắc: cụ thể nhưng khái quát. Đây không chỉ là kết quả một quan sát công phu, mà là kết quả của sự từng trải. Tác giả sống với các chi tiết đó, thấm thía về nó. Chất thơ ở đây là chất của đời sống. Bài thơ, do vậy cho thây một nét đặc sắc của thơ kháng chiến chống Pháp: miêu tả hiện thực rộng lớn và nỗi riêng tư của tác giả hoà đồng vào hiện thực đó. Xem thêm: Video bài giảng môn Văn học >>>>> Luyện thi ĐH-THPT Quốc Gia 2016 bám sát cấu trúc Bộ GD&ĐT bởi các Thầy Cô uy tín, nổi tiếng đến từ các trung tâm Luyện thi ĐH hàng đầu Hà Nội, các Trường THPT Chuyên và Trường Đại học.

Phân tích bài thơ dọn về làng của Nông Quốc Chấn I. Tác giả Nhà thơ Nông Quốc Chấn tên thật là Nông Văn Quỳnh, sinh ngày 18 tháng 11 năm 1923, quê gốc xã Cốc Đán, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Cạn. Dân tộc Tày. Hội viên Hội nhà văn Việt Nam (1958). Sớm giác ngộ cách mạng, ông hoạt động trong Mặt trận Việt Minh, tham gia du kích và giải phóng quân trước tháng 8 năm 1945. Sau cách mạng tháng Tám vẫn tiếp tục hoạt động trong Mặt trận Việt Minh, tham gia tỉnh ủy tỉnh Bắc Cạn, phục vụ chiến dịch và bắt đầu hoạt động văn hóa nghệ thuật. Sau 1945 nhà thơ Nông Quốc Chấn tham gia khu ủy Việt Bắc, là đại biểu Quốc hội khóa I, Chủ tịch Hội Văn nghệ khu Việt Bắc, Ủy viên rồi Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật toàn quốc. Từ năm 1964 đến nay, nhà thơ Nông Quốc Chấn tiếp tục đảm nhận những trọng trách của Đảng và Nhà nước: Đại biểu Quốc hội, Thứ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin kiêm Hiệu trưởng trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Hiệu trưởng trường Viết văn Nguyễn Du, Chỉ tịch Hội Văn hóa văn nghệ các dân tộc, Phó Chủ tịch Ủy ban Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Toàn cảnh sự kiện và dư luận. Tác phẩm đã xuất bản: Tập thơ: Tiếng ca người Việt Bắc – 1959; Người núi Hoa – 1961; Đèo gió – 1968; Bước chân Pắc Bó – 1971; Suối và biển – 1984. Tiểu luận: Một vườn hoa nhiều hương sắc – 1977; Đường ta đi – 1970. Giải thưởng Văn học: Bài thơ Dọn về làng – Giải thưởng Đại hội liên hoan thanh niên sinh viên thế giới ở Béclin năm 1951; Một số bài thơ cách mạng và kháng chiến được Hội Văn nghệ Việt Nam trao giải 1945, Hội Nhà văn Việt Nam trao giải 1958. Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật. Và đặc biệt là bài Nhớ, đã được phổ nhạc và được công chúng yêu thích. II. Tác phẩm Dọn về làng được sáng tác năm 1950, là bài thơ viết về quê hương của tác giả trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp nhiều đau thương mà anh dũng. Bài thơ được trao giải nhì tại Đại hội liên hoan thanh niên và sinh viên thế giới ở Béc-lin, sau đó được dịch đăng trên Tạp chí Châu Âu. Bài thơ viết bằng tiếng Tày, do tác giả dịch sang tiếng Việt. Dọn về làng là bức tranh hiện thực sinh động của nhân dân Cao – Bắc – Lạng trong những năm kháng chiến chống Pháp. Bức tranh có hai mảng tối và sáng: tối là cuộc sống cơ cực và bị giặc đàn áp của người dân; sáng là cuộc sống hồi sinh, vui tươi sau ngày hoàn toàn giải phóng. Tứ thơ Dọn về làng được khơi nguồn từ cảm hứng hồi sinh đó. Bài thơ có kết cấu khá hiện đại theo trình tự hiện tại – quá khứ - hiện tại. Nhà thơ đứng ở thời điểm hiện tại để viết bài thơ. Mở đầu là những câu thơ tràn đầy niềm vui chiến thắng khi quê hương hoàn toàn giải phóng, mọi người chuẩn bị “dọn về làng” để khôi phục lại cuộc sống. Mẹ! Cao – Lạng hoàn toàn giải phóng Tây bị chết, bị bắt sống hàng đàn Vệ quốc quân chiếm lại các đồn Người đông như kiến, súng đầy như củi Sáng mai về làng, sửa nhà phát cỏ Cày ruộng vườn trồng lúa ngô khoai. Từ niềm vui giải phóng, nhà thơ nhớ lại những năm cơ cực, khổ đau khi quê hương bị kẻ thù xâm lược, giày xéo tàn bạo, đồng thời bị bắn giết dã man: Mấy năm qua quên tết tháng giêng, quên rằm tháng bảy. Chạy hết núi khe, cay đắng đủ mùi. Đoạn hồi ức khá dài này là sự đan xen giữa khổ đau và căm thù mà hình ảnh cái chết đầy uất hận của người cha đã nói rõ. Cái chết đau thương: Không ván, không người đưa cha đi chôn cất Mẹ tháo khăn phủ mặt cho chồng Con cởi ái liệm thân cho bố. Đã tố cáo tội ác tày trời của quân cướp nước và lòng căm thù của tác giả (cũng là của nhân dân). Từ lòng căm thù, đoạn văn chuyển thành lời nguyền phẫn nỗ: Mày sẽ chết! Thằng giặc Pháp hung tàn Băm xương thịt mày, tao mới hả. Rồi từ hồi ức đau thương, cảm hứng thơ lại trở về với niềm vui giải phóng, với công việc “dọn về làng” tấp nập, vui vẻ trong cuộc sống hồi sinh của mọi người: Hôm nay Cao – Bắc – Lạng cười vang, Dọn lán, rời rừng, người xuống làng Người nói cỏ lay trong rừng rậm, Cuốc đất dọn cỏ mẹ khuyên con. Đường cái kêu vang tiếng ô tô Trong trường ríu rít tiếng cười con trẻ. Đoạn thơ là một bức tranh đẹp của ngày “dọn về làng”. Dọn về làng là trở về với cuộc sống, là chiến thắng quân thù, là niêm vui giải phóng. Bởi vậy, sự trở về với cuộc sống ở đây mang một ý nghĩa mới cao hơn, tốt đẹp hơn. Nó có được là nhờ sự chiến đấu, hi sinh và gian khổ của bộ đội và nhân dân, nó là minh chứng hùng hồn cho mục đích chính nghĩa và sức sống mạnh mẽ trong cuộc kháng chiến của dân tộc. Cuộc sống ấy đẹp lắm, quý lắm, phải giữ lấy nó trong tay. Và người con đã lên đường vì lẽ đó: Mặt trời lên! Sáng rõ rồi mẹ ạ! Con đi bộ đội, mẹ ở lại nhà, Giặc Pháp, Mĩ còn giết người, cướp của trên đấtt a Đuổi hết nó đi, con sẽ về trông mẹ. Mở đầu bài thơ, tác giả gọi “mẹ” để báo tin Cao – Lạng giải phóng, kết thúc bài thơ lại từ giã “mẹ” để đi bộ đội giữ yên cho niềm vui đó. “Mẹ” ở đây vừa là mẹ cụ thể, vừa được khái quát thành người mẹ chung, thành quê hương đất nước. ... Người nói cỏ lay rừng rậm, Cuốc đất dọn cỏ mẹ khuyên Đường kêu vang tiếng ô tô Trong trường ríu rít tiếng cười trẻ Đoạn thơ tranh đẹp ngày dọn làng Dọn làng trở với sống, chiến thắng quân thù,... thương, cảm hứng thơ lại trở với niềm vui giải phóng, với công việc dọn làng tấp nập, vui vẻ sống hồi sinh người: Hôm Cao – Bắc – Lạng cười vang, Dọn lán, rời rừng, người xuống làng Người nói... Giặc Pháp, Mĩ giết người, cướp đấtt a Đuổi hết đi, trông mẹ Mở đầu thơ, tác giả gọi “mẹ” để báo tin Cao – Lạng giải phóng, kết thúc thơ lại từ giã “mẹ” để đội giữ yên cho niềm vui “Mẹ” vừa mẹ cụ

Ngày đăng: 02/10/2015, 23:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w