Giáo trình môi trường và biến đổi khí hậu

133 1.5K 0
Giáo trình môi trường và biến đổi khí hậu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Các vấn đề về ô nhiễm môi trường,Tác động của biến đổi khí hậu. Biện pháp hạn chế biến đổi khí hậu, Quản lý môi trườngCác vấn đề về ô nhiễm môi trường,Tác động của biến đổi khí hậu. Biện pháp hạn chế biến đổi khí hậu, Quản lý môi trườngCác vấn đề về ô nhiễm môi trường,Tác động của biến đổi khí hậu. Biện pháp hạn chế biến đổi khí hậu, Quản lý môi trường

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG LƯƠNG THỰC - THỰC PHẨM Biên soạn: Lê Thị Hương Giang BÀI GIẢNG MÔI TRƯỜNG VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (Lưu hành nội bộ) Đà Nẵng – 2013 KHÁI QUÁT CHUNG.......................................................................................................5 CÁC VẤN ĐỀ VỀ Ô NHIẾM MÔI TRƯỜNG..............................................................42 MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU.....................63 KỊCH BẢN VÀ BIỆN PHÁP HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU...98 QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG............................................................................................126 KHÁI QUÁT CHUNG 1. Môi trường 1.1. Định nghĩa môi trường - - Luật BVMT Việt Nam (2005): “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất, nhân tạo, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”. Bách khoa toàn thư về môi trường (1994): “Môi trường là tổng thể các thành tố sinh thái tự nhiên, xã hội nhân văn và các điều kiện tác động trực tiếp hay gián tiếp lên phát triển, lên đời sống và hoạt động của con người trong thời gian bất kỳ.” Có thể phân tích định nghĩa trên chi tiết hơn như sau: - - Các thành tố sinh thái tự nhiên gồm: Đất trồng trọt, lãnh thổ, nước, không khí, động thực vật, các hệ sinh thái, các trường vật lý (nhiệt, điện từ, phóng xạ). Các thành tố xã hội nhân văn gồm: Dân số, động lực dân cư (tiêu dùng, xả thải), nghèo đói, giới tính, dân tộc, phong tục tập quán, văn hóa, lối sống, luật chính sách, hương ước, lệ làng, tổ chức cộng đồng xã hội,… Các điều kiện tác động (chủ yếu là hoạt động phát triển kinh tế) bao gồm: các chương trình, dự án phát triển kinh tế, hoạt động quân sự, chiến tranh,… các hoạt động kinh tế (nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, ngư nghiệp, du lịch, xây dựng và đô thị hóa), công nghệ kỹ thuật quản lý Ba nhóm yếu tố trên tạo thành ba phân hệ của hệ thống môi trường, bảo đảm cho cuộc sống và sự phát triển của con người. Một số thuật ngữ liên quan: Hoạt động bảo vệ môi trường: là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học. Ô nhiễm môi trường: là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật. Suy thoái môi trường: là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đối với con người và sinh vật. Sự cố môi trường: là tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi thất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng. 1.2. Phân loại môi trường Tùy theo mục đích nghiên cứu và sử dụng, có nhiều cách phân loại môi trường khác nhau. Có thể phân loại môi trường theo các đặc trưng sau: 1.2.1. Phân loại theo chức năng - Môi trường tự nhiên (Natural Environment): bao gồm các yếu tố tự nhiên tồn tại - - khách quan ngoài ý muốn của con người nhưng ít nhiều cũng chịu tác động của con người như không khí, đất đai, nguồn nước, sinh vật,... Môi trường xã hội (Social Environment): là tổng thể các quan hệ giữa người và người như: luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định, hương ước,... ở các cấp khác nhau Môi trường nhân tạo (Artifical Environment): là tất cả các yếu tố tự nhiên, xã hội do con người tạo nên và chịu sự chi phối của con người, làm thành những tiện nghi cho cuộc sống của con người. 1.2.2. Phân loại theo sự sống - - Môi trường vật lý (Physical Environment): là các thành phần vô sinh của môi trường tự nhiên như thạch quyển, thủy quyển, khí quyển. Hay nói một cách khác, môi trường vật lý là môi trường không có sự sống. Môi trường sinh học (Bio-Environment): là thành phần hữu sin của môi trường, hay nói cách khác là môi trường mà ở đó có diễn ra sự sống: các hệ sinh thái, các quần thể thực vật, động vật, vi sinh vật và cả con người. Khái niệm thuật ngữ môi trường sinh học đã đưa đến thuật ngữ Môi trường sinh thái (Ecological Environment), điều đó muốn ám chỉ môi trường này là sự sống của sinh vật và của con người, để phân biệt với những môi trường không có sinh vật. Tuy nhiên hầu hết các môi trường đều có sinh vật tham gia; chính vì vậy, nói đến môi trường là đề cập đến môi trường sinh thái. Nhưng khi người ta muốn nhấn mạnh đến “tính sinh học” và bảo vệ sự sống, người ta vẫn quen dùng khái niệm môi trường sinh thái, hoặc sử dụng nó như một thói quen. 1.2.3. Phân loại theo thành phần tự nhiên - Môi trường đất (Soil Environment) Môi trường nước (Water Environment) Môi trường không khí (Air Environment) 1.2.4. Phân loại theo vị trí địa lý - Môi trường ven biển (Coastal Zone Environment) Môi trường đồng bằng (Delta Environment) Môi trường miền núi (Hill Environment)... 1.2.5. Phân loại theo khu vực dân cư sinh sống - Môi trường thành thị (Urban Environment) Môi trường nông thôn (Rural Environment) Ngoài các cách phân loại trên còn có các cách phân loại khác phù hợp với mục đích nghiên cứu, sử dụng của con người và sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, dù bất cứ cách phân loại nào thì cũng đều thống nhất ở một sự nhận thức chung: Môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển 1.3. Các chức năng cơ bản của môi trường Đối với sinh vật nói chung và con người nói riêng thì môi trường sống gồm có bốn chức năng cơ bản sau: 1.3.1. Môi trường là không gian sinh sống cho con người và thế giới sinh vật Mỗi một người đều cần một không gian nhất định để phục vụ cho các hoạt động sống như: nhà ở, nơi nghĩ, đất để sản xuất nông nghiệp,... Mỗi người mỗi ngày cần trung bình 4 m3 không khí sạch để hít thở; 2,5 lít nước để uống, một lượng lương thực, thực phẩm tương ứng 2000-2500 calo. Tuy nhiên, hiện nay không gian này ngày càng bị thu hẹp năm 1650 diện tích đất bình quân đầu người trên thế giới là 27,5 ha/người đến năm 2010 chỉ còn 1,8 ha/người. Yêu cầu về không gian sống của con người thay đổi theo trình độ khoa học và công nghệ. Trình độ phát triển càng cao thì nhu cầu về không gian sản xuất sẽ càng giảm. Tuy nhiên, con người luôn cần một khoảng không gian riêng cho nhà ở, sản xuất lương thực và tái tạo chất lượng MT. Con người có thể gia tăng không gian sống cần thiết nhất cho mình bằng việc khai thác và chuyển đổi chức năng sử dụng của các loại không gian khác như: khai hoang, phá rừng,... Có thể phân loại chức năng không gian sống của con người thành các dạng cụ thể sau đây: - Chức năng xây dựng: cung cấp mặt bằng và nền móng cho các đô thị, khu công nghiệp, kiến trúc hạ tầng và nông thôn. Chức năng vận tải: cung cấp mặt bằng, khoảng không gian và nền móng cho giao thông đường thủy, đường bộ và đường không. Chức năng cung cấp mặt bằng cho sự phân hủy chất thải Chức năng giải trí của con người Chức năng cung cấp mặt bằng và không gian xây dựng các hồ chứa Chức năng cung cấp mặt bằng, không gian cho việc xây dựng các nhà máy, xí nghiệp Chức năng cung cấp mặt bằng và các yếu tố cần thiết khác cho hoạt động canh tác nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản... 1.3.2. Môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người. Trong lịch sử phát triển, loài người đã trải qua nhiều giai đoạn. Bắt đầu từ khi con người biết canh tác cách đây khoảng 14-15 nghìn năm, vào thời kỳ đồ đá giữa cho đến khi phát minh ra máy hơi nước vào thế kỷ thứ XVIII. Xét về bản chất, mọi hoạt động của con người đều nhằm vào việc khai thác các hệ thống sinh thái của tự nhiên theo sơ đồ sau: Sơ đồ 1.1: Hệ thống sinh thái của tự nhiên và nhân tạo. (KHMT) Mọi sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp,... của con người đều bắt nguồn từ các dạng vật chất tồn tại trên Trái đất và không gian bao quanh Trái đất. Nhu cầu của con người về các nguồn tài nguyên không ngừng tăng lên cả về số lượng, chất lượng và mức độ phức tạp theo trình độ phát triển của xã hội. Chức năng này của MT còn gọi là nhóm chức năng sản xuất tự nhiên gồm: - Rừng tự nhiên: có chức năng cung cấp nước, bảo tồn tính ĐDSH và độ phì nhiêu của đất, nguồn gỗ củi, dược liệu và cải thiện điều kiện sinh thái. Các thủy vực: có chức năng cung cấp nước, dinh dưỡng, nơi vui chơi giải trí và ácc nguồn thủy hải sản. Động thực vật: cung cấp lương thực và thực phẩm và các nguồn gen quý hiếm. Không khí, nhiệt độ, năng lượng mặt trời, gió, nước: để chúng ta hít thở, cây cối ra hoa và kết trái. Các loại quặng, dầu mỡ: cung cấp năng lượng và nguyên liệu cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp,… 1.3.3. Giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật. Trái đất là nơi sinh sống của con người và các sinh vật nhờ các điều kiện môi trường đặc biệt như: nhiệt độ không khí không quá cao, nồng độ ôxy và các khí khác tương đối ổn định,…Sự phát sinh và phát triển sự sống xảy ra trên Trái đất nhờ hoạt động của hệ thống các thành phần của MT Trái đất như khí quyển, thủy quyển, sinh quyển và thạch quyển. - Khí quyển giữ cho nhiệt độ Trái đất tránh được các bức xạ quá cao, chênh lệch nhiệt độ lớn, ổn định nhiệt độ trong khả năng chịu đựng của con người,… Thủy quyển thực hiện chu trình tuần hoàn nước, giữ cân bằng nhiệt độ, các chất khí, giảm nhẹ tác động có hại của thiên nhiên đến con người và các sinh vật. Thạch quyển liên tục cung cấp năng lượng, vật chất cho các quyển khác của Trái đất, giảm tác động tiệu cực của thiên tai tới con người và sinh vật. 1.3.4. Môi trường có chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người. Cung cấp sự ghi chép lưu trữ lịch sử địa chất, lịch sử tiến hóa của vật chất và sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hóa của loài người. Cung cấp các chỉ thị không gian và tạm thời mang tính chất tín hiệu và báo động sớm các hiểm họa. Lưu trữ và cung cấp cho con người sự đa dạng các nguồn gen. è Như vậy, có thể có các dạng vi phạm chức năng của môi trường sống như: Làm cạn kiệt nguyên liệu và năng lượng cần cho sự tồn tại và phát triển của các cơ thể sống. Làm ứ thừa phế thải trong không gian sống, Làm mất cân bằng sinh thái giữa các loài sinh vật với nhau và giữa chúng với các thành phần môi trường. Vi phạm chức năng giảm nhẹ tác động của thiên tai. Vi phạm chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người. Sơ đồ 1.2: Các chức năng chủ yếu của môi trường (KHMT) 1.4. Các thành phần cơ bản của môi trường - Thạch quyển (lithosphere) hay còn gọi là địa quyển hay môi trường đất Sinh quyển (biosphere) còn gọi là môi trường sinh học. Khí quyển (atmosphere) hay môi trường không khí Thủy quyển (hydrosphere) hay môi trường nước 1.5. An ninh và an toàn môi trường 1.5.1. Khái niệm: An ninh môi trường là trạng thái mà một hệ thống môi trường có khả năng bảo đảm điều kiện sống an toàn cho con người. Một hệ thống môi trường bị mất an ninh có thể do các nguyên nhân tự nhiên, do hoạt động của con người hoặc do phối hợp cả hai nguyên nhân trên. 1.5.2. Đặc điểm an ninh môi trường: An ninh môi trường mặc dầu được quan niệm như một bộ phận của an ninh quốc gia, song giữa an ninh môi trường và các dạng an ninh khác, chẳng hạn an ninh quân sự vẫn có những sự sai khác cơ bản. Ví dụ đối với an ninh môi trường tác hại là vô ý, hậu quả là lâu dài và kẻ thù chính là con người,... 1.5.3. Tác nhân gây hại an ninh môi trường Tác nhân thiên nhiên: thiên tai là những biến đổi của thiên nhiên làm thiệt hại đến con người và sản xuất. Các dạng thiên tai chủ yếu như động đất, núi lửa, sóng thần, lũ lụt, bảo,... Tác nhân xã hội: - Khai thác tài nguyên Ô nhiễm do hoạt động của con người Thay đổi cân bằng loài Tạo ra và sử dụng các sinh vật biến đổi gen (GMO) - Vũ khí sinh học Tranh chấp tài nguyên Tị nạn môi trường 2. Tài nguyên 2.1. Khái niệm Nhiều người cho rằng, tài nguyên bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, năng lượng, thông tin có trên Trái đất và trong không gian vũ trụ liên quan mà con người có thể sử dụng được để phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình. 2.1.1. Phân loại tài nguyên Người ta có thể phân loại tài nguyên thiên nhiên gắn liền với các nhân tố thiên nhiên và tài nguyên nhân văn gắn liền với các nhân tố hoạt động của con người và xã hội. Trong thực tế sử dụng tài nguyên còn được phân theo các dạng của nó như tài nguyên đất, tài nguyên khí hậu, tài nguyên sinh vật, tài nguyên nước, tài nguyên lao động, tài nguyên thông tin, tài nguyên trí tuệ... Dựa vào khả năng tái tạo, tài nguyên được phân thành tài nguyên tái tạo được và tài nguyên không tái tạo được. Tài nguyên tái tạo được là những tài nguyên dựa vào năng lượng được cung cấp hầu như liên tục và vô tận từ vũ trụ vào Trái đất, dựa vào trật tự thiên nhiên, nguồn thông tin vật lý và sinh học đã hình thành và tiếp tục tồn tại, sinh sôi; chỉ mất đi khi không còn nguồn năng lượng và thông tin nói trên. Tài nguyên tái tạo được cũng có thể định nghĩa một cách đơn giản hơn, đó là các tài nguyên có thể tự duy trì hoặc tự bổ sung một cách liên tục nếu được quản lý một cách khôn ngoan (Jorgensen S.E, 1981). Nước, tài nguyên sinh vật ... là những tài nguyên tái tạo được. Tài nguyên không tái tạo được tồn tại một cách hữu hạn sẽ mất đi hoặc hoàn toàn bị biến đổi, không còn giữ được tính chất ban đầu sau quá trình sử dụng. Các khoáng sản, nhiên liệu, các thông tin di truyền bị mai một không giữ lại được cho đời sau là những tài nguyên không tái tạo được. Trên lý thuyết thì với thời gian hàng triệu năm các tài nguyên này cũng có khả năng được tái tạo một cách tự nhiên, nhưng xét theo tuổi thọ của con người hiện nay thì phải xem là không tái tạo được. Như vậy, dưới sự phát triển mạnh mẽ như vũ bão của công cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, khái niệm tài nguyên được mở rộng ra nhiều lĩnh vực hoạt động của con người. Vậy tài nguyên bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng, thông tin, có trên Trái đất và trong không gian vũ trụ mà con người có thể sử dụng cho mục đích tồn tại và phát triển của mình. Dưới đây sẽ trình bày sơ đồ phân loại tài nguyên như sau: 2.1.2. Tài nguyên rừng (a) Vai trò của rừng • Về mặt sinh thái - Điều hoà khí hậu: Rừng ảnh hưởng đến nhiệt độ, độ ẩm không khí, thành phần khí quyển và có ý nghĩa điều hoà khí hậu. Rừng cũng góp phần làm giảm tiếng ồn. Rừng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng làm cân bằng lượng O2 và CO2 trong khí quyển. - Đa dạng, nguồn gen: Rừng là hệ sinh thái có độ đa dạng sinh học cao nhất ở trên cạn, nhất là rừng ẩm nhiệt đới. Là nơi cư trú của hàng triệu loài động vật và vi sinh vật, rừng được xem là ngân hàng gen khổng lồ, lưu trữ các loại gen quí. • Về bảo vệ môi trường - Hấp thụ CO2: Rừng là “lá phổi xanh” hấp thụ CO2, tái sinh oxy, điều hòa khí hậu cho khu vực. Trung bình một ha rừng tạo nên 16 tấn oxy/năm,. - Bảo vệ nguồn nước, chống xói mòn: Thảm thực vật có chức năng quan trọng - • - - trong việc ngăn cản một phần nước mưa rơi xuống đất và có vai trò phân phối lại lượng nước này. Rừng làm tăng khả năng thấm và giữ nước của đất, hạn chế dòng chảy trên mặt. Tầng thảm mục rừng có khả năng giữ lại lượng nước bằng 100 - 900% trọng lượng của nó. Tán rừng có khả năng giảm sức công phá của nước mưa đối với lớp đất bề mặt. Lượng đất xói mòn vùng đất có rừng chỉ bằng 10% vùng đất không có rừng, Thảm mục rừng là kho chứa các chất dinh dưỡng khoáng, mùn và ảnh hưởng lớn đến độ phì nhiêu của đất. Đây cũng là nơi cư trú và cung cấp chất dinh dưỡng cho vi sinh vật, nhiều loại côn trùng và động vật đất, tạo môi trường thuận lợi cho động vật và vi sinh vật đất phát triển và có ảnh hưởng đến các quá trình xảy ra trong đất. Về cung cấp tài nguyên Lương thực, thực phẩm: Năng suất trung bình của rừng trên thế giới đạt 5 tấn chất khô/ha/năm, đáp ứng 2 - 3% nhu cầu lương thực, thực phẩm cho con người Nguyên liệu: Rừng là nguồn cung cấp gỗ, chất đốt, nguyên vật liệu cho công nghiệp... Cung cấp dược liệu: nhiều loài thực vật, động vật rừng là các loại thuốc chữa bệnh (b) Phân loại • • - Căn cứ vai trò của rừng: Rừng phòng hộ: bảo vệ nguồn nước, đất, điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường Rừng đặc dụng: bảo tồn thiên nhiên, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích, ... Rừng sản xuất: khai thác gỗ, củi, động vật,...có thể kết hợp mục đích phòng hộ. Theo độ giàu nghèo: Rừng giàu: có trữ lượng gỗ trên 150 m3/ha. Rừng trung bình: có trữ lương gỗ từ 80 -150 m3/ha. Rừng nghèo: có trữ lượng gỗ dưới 80 m3/ha. (c) Tài nguyên rừng trên thế giới Tài nguyên rừng trên thế giới ngày càng bị thu hẹp: diện tích rừng từ 60 triệu km2 đầu thế kỷ XX xuống 44,05 triệu km2 năm 1958; 37,37 triệu km2 năm 1973 và 23 triệu km2 năm 1995. Diện tích rừng bình quân đầu người trên thế giới là 0,6 ha/người. Tuy nhiên có sự sai khác lớn giữa các quốc gia. Rừng bị thu hẹp chủ yếu để lấy đất trồng trọt và chăn nuôi. Tốc độ mất rừng trung bình của thế giới là 15~20 triệu ha/năm, trong đó rừng nhiệt đới suy giảm nhanh nhất. Năm 1990 Châu Phi và Mỹ La tinh chỉ còn lại 75% diện tích rừng nhiệt đới ban đầu; Châu Á chỉ còn 40%. Năm 2010, rừng nhiệt đới chỉ còn 20~25% diện tích ban đầu ở một số nước Châu Phi, Mỹ La tinh và Đông Nam Á. Các nguyên nhân mất rừng: - Chặt phá rừng để lấy đất canh tác, lấy gỗ củi,.... Ô nhiễm không khí tạo nên những trận mưa acid làm hủy diệt nhiều khu rừng Hiệu ứng nhà kính làm cho trái đất nóng lên và nước biển dâng cao Bom đạn và chất độc chiến tranh tàn phá rừng. (d) Tài nguyên rừng ở Việt Nam Ở nước ta, năm 1943 có 13,3 triệu ha rừng (độ che phủ 43,8%); đến những năm đầu thập niên 1990 giảm xuống còn 7,8 ~ 8,5 triệu ha (độ che phủ 23,6% ~ 23,8%); đặc biệt độ che phủ rừng phòng hộ chỉ còn 20% tức là đã ở dưới mức báo động (30%). Tốc độ mất rừng là 120.000 ~ 150.000 ha/năm. Trên nhiều vùng trước đây là rừng bạt ngàn thì nay chỉ còn là đồi trọc, diện tích rừng còn lại rất ít, như vùng Tây Bắc chỉ còn 2,4 triệu ha; Tây Nguyên chỉ còn 2,3 triệu ha. Rừng ngập mặn trước năm 1945 phủ một diện tích 400.000 ngàn ha nay chỉ còn gần một nửa (200.000 ha) chủ yếu là thứ sinh và rừng trồng. Nguyên nhân chính của sự thu hẹp rừng ở nước ta là do nạn du canh, du cư, phá rừng đốt rẫy làm nông nghiệp, trồng cây xuất khẩu, lấy gỗ củi, mở mang đô thị, làm giao thông, khai thác mỏ.... Hậu quả của chiến tranh hóa học do Mỹ thực hiện ở Việt Nam trong thời gian qua để lại cho rừng là không nhỏ (trong chiến tranh, quân đội Mỹ đã rải xuống miền Nam hơn 80 triệu lít thuốc diệt cỏ 2,4-D và 2,4,5-T có lẫn dioxin). Sức ép dân số và nhu cầu về đời sống, về lương thực và thực phẩm, năng lượng, gỗ dân dụng... đang là mối đe doạ đối với rừng còn lại ở nước ta. Từ những năm cuối thập niên 90, diện tích và độ che phủ có phần tăng lên nhờ các chương trình trồng rừng, chăm sóc rừng, khoanh nuôi tái sinh... Độ che phủ rừng là 28,2% (1995), tăng lên 28,8% (1998), 33% (2000), 36,1% (2003) và 36,7% (2005)... Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng được Quốc hội phê chuẩn, coi trọng việc bảo vệ rừng hiện có và trồng mới rừng nâng độ che phủ rừng lên 43% vào năm 2010. Các vấn đề bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng Việt Nam được trình bày trong Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 1991 và các qui định khác của nhà nước, bao gồm một số nội dung sau: - Trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc. Bảo vệ rừng phòng hộ, các vườn quốc gia và các khu dự trữ tự nhiên Khai thác hợp lý rừng sản xuất, hạn chế khai hoang chuyển rừng thành đất nông nghiệp, hạn chế di dân tự do. Đóng cửa rừng tự nhiên. 2.1.3. Tài nguyên sinh học (a) Giá trị của đa dạng sinh học • • - Những giá trị kinh tế trực tiếp Giá trị cho tiêu thụ Giá trị sử dụng cho sản xuất Những giá trị kinh tế gián tiếp Khả năng sản xuất của hệ sinh thái Điều hoà khí hậu Phân huỷ các chất thải Những mối quan hệ giữa các loài Nghỉ ngơi và du lịch sinh thái Giá trị giáo dục và khoa học Quan trắc môi trường (b) Tài nguyên sinh học trên thế giới Tài nguyên sinh học hay đa dạng sinh học là tất cả các loài động vật, thực vật và vi sinh vật sống hoang dại, tự nhiên trong rừng, trong đất và trong các vực nước. Sự phát sinh và phát triển của chúng trên trái đất đã đóng góp cho sự tiến hóa của sinh quyển, đồng thời lại là nguồn sống của con người. Đến nay chúng ta chưa biết chính xác trên Trái đất có bao nhiêu loài sinh vật. Theo tài liệu mới nhất thì chúng ta đã biết và mô tả 1,74 triệu loài và dự đoán số loài có thể lên đến 14 triệu loài. Trong số 1,7 triệu loài đã mô tả có 4.000 loài vi khuẩn, 1.320.000 loài động vật, 70.000 loài nấm và 270.000 loài thực vật. Đa dạng loài lớn nhất là ở vùng rừng nhiệt đới. Mặc dù rừng nhiệt đới chỉ chiếm 7% diện tích mặt đất và khoảng 2% diện tích bề mặt hành tinh, chúng chứa hơn 1/2 loài trên thế giới. Đánh giá này chỉ dựa vào các mẫu côn trùng và chân khớp, là những nhóm chính về số loài trên thế giới. Đánh giá về số lượng các loài côn trùng chưa được mô tả ở rừng nhiệt đới nằm trong phạm vi từ 5 đến 30 triệu loài; hiện tại, con số 10 triệu loài là chấp nhận và được sử dụng nhiều trong các tài liệu hiện nay. (c) Tài nguyên sinh học ở Việt Nam Nước ta rất phong phú và đa dạng động thực vật hoang dã đặc trưng cho vùng nhiệt đới gió mùa. Theo các tài liệu đã công bố, hệ thực vật nước ta gồm khoảng 10.084 loài thực vật bậc cao có mạch, khoảng 800 loài rêu và 600 loài nấm, trong đó có tới 2.300 loài đã được nhân dân sử dụng làm lương thực và thực phẩm, dược phẩm, làm thức ăn gia súc, lấy gỗ, tinh dầu, các nguyên vật liệu khác hay làm củi đun. Hệ thực vật Việt Nam có độ đặc hữu cao. Phần lớn số loài đặc hữu này (10%) tập trung ở bốn khu vực chính: khu vực núi cao Hoàng Liên Sơn ở phía Bắc, khu vực núi cao Ngọc Linh ở miền Trung, cao nguyên Lâm Viên ở phía Nam và khu vực rừng mưa ở Bắc Trung Bộ. Nhiều loài là đặc hữu điạ phương chỉ gặp trong vùng rất hẹp với số các thể rất thấp. Bên cạnh đó, do đặc điểm cấu trúc, các kiểu rừng ẩm nhiệt đới thường không có loài ưu thế rõ rệt nên số lượng cá thể của từng loài thường hạn chế và một khi đã bị khai thác nhất là khai thác không hợp lý thì chúng chóng bị kiệt quệ. Đó là tình trạng hiện nay của một số loài gỗ quí như Gõ đỏ, Gụ mật, nhiều loài cây làm thuốc như Hoàng Liên chân gà, Ba kích,... Thậm chí có nhiều loài đã trở nên rất hiếm hay có nguy cơ tuyệt chủng như Hoàng đàn, Cẩm lai, Pơ mu,... Khu hệ động vật cũng hết sức phong phú. Hiện đã thống kê được 275 loài và phân loài thú, 828 loài chim, 180 loài bò sát, 80 loài ếch nhái, khoảng 500 loài cá nước ngọt và 2.000 loài cá biển và hàng vạn loài động vật không xương sống ở cạn, ở biển và nước ngọt. Cũng như thực vật giới, động vật giới Việt Nam có nhiều loài là đặc hữu: hơn 100 loài và phân loài chim và 78 loài và phân loài thú là đặc hữu. Có rất nhiều loài động vật có giá trị thực tiễn cao và nhiều loài có ý nghĩa lớn về bảo vệ như voi, Tê giác, Bò rừng, Hổ, Báo, Voọc vá, Voọc xám, Trĩ, Sếu, Cò quắm. Trong vùng phụ Đông Dương (phân vùng theo địa lý động vật) có 21 loài khỉ thì ở Việt Nam có 15 loài, trong đó có 7 loài đặc hữu của vùng phụ này. Có 49 loài chim đặc hữu cho vùng phụ thì ở Việt Nam có 33 loài, trong đó có 11 loài là đặc hữu của Việt Nam; trong khi Miến Điện, Thái Lan, Mã Lai, Hải Nam mỗi nơi chỉ có 2 loài, Lào 1 loài và Campuchia không có loài đặc hữu nào. Ở Việt Nam các rạn san hô phân bố rãi rác suốt từ Bắc vào Nam của biển Đông và càng vào phía Nam cấu trúc và số lượng loài càng phong phú. Hiện nay chúng ta đã phát hiện hơn 300 loài san hô cứng ở vùng biển Việt Nam, trong đó có 62 loài là san hô tạo rạn, phù hợp với điều kiện trong vùng. Về các nhóm ở nước mặn, chúng ta đã thống kê được 2.500 loài thân mềm, giáp xác 1.500 loài, giun nhiều tơ 700 loài, da gai 350 loài, hải miên 150 loài, 653 loài tảo biển cũng đã được xác định. Nguồn lợi sinh vật hoang dã ở nước ta cũng đang bị suy giảm nhanh. Nhiều loài đã biết nay đã bị tiêu diệt (hươu sao, heo vòi, cá chình Nhật). Đến nay đã chỉ ra rằng khoảng 365 loài động vật đang ở trong tình trạng hiếm và có nguy cơ bị tiêu diệt cũng vào khoảng con số trên. (d) Nguyên nhân suy thoái đa dạng sinh học • • - Nguyên nhân trực tiếp: Sự mở rộng đất nông nghiệp Khai thác gỗ, củi Khai thác các sản phẩm ngoài gỗ Cháy rừng Xây dựng cơ bản Chiến tranh Buôn bán các loài động thực vật quý hiếm Ô nhiễm môi trường Ô nhiễm sinh học Nguyên nhân sâu xa: Tăng dân số Sự di dân Sự nghèo đói Chính sách kinh tế vĩ mô Chính sách kinh tế cộng đồng: Chính sách sử dụng đất, chính sách lâm nghiệp Tập quán du canh du cư 2.1.4. Tài nguyên đất (a) Đặc điểm và vai trò của tài nguyên đất Theo Đacutraev: Đất là một hợp phần tự nhiên được hình thành dưới tác động tổng hợp của năm yếu tố đá mẹ, khí hậu, địa hình, sinh vật và thời gian. Trên quan điểm sinh thái, đất không phải là một khối vật chất trơ mà là một hệ thống cân bằng của một tổng thể gồm các thể khoáng nghiền vụn, các chất hữu cơ và những sinh vật đất. Thành phần vật chất của đất gồm: các hạt khoáng (40-45%), các chất mùn hữu cơ (~5%), không khí (20-25%) và nước (25-35%). Đất được con người sử dụng vào 2 nhóm mục đích cơ bản: xây dựng nhà ở, công trình và sản xuất nông lâm nghiệp. Có thể nêu lên các vai trò cơ bản của đất: - Là môi trường (địa bàn) để con người và sinh vật trên cạn sinh trưởng và phát triển. Là địa bàn để cho các quá trình biến đổi và phân hủy các phế thải. - Là nơi cư trú cho các động vật và thực vật đất. Là địa bàn cho các công trình xây dựng. Lọc và cung cấp nguồn nước cho con người (b) Tài nguyên đất trên thế giới Theo UNEP (1980), diện tích phần đất liền của các lục địa là 14.777 triệu ha gồm 1.527 triệu ha đất đóng băng, 13.251 triệu ha đất không phủ băng; trong số này có 12% là đất canh tác, 24% là đồng cỏ chăn nuôi gia súc, 32% là diện tích rừng và đất rừng; 32% còn lại là đất cư trú, đầm lầy,... Diện tích đất có khả năng canh tác được khoảng 3.200 triệu ha, hiện mới khai thác 1.500 ha (tức chỉ 2000 mm). Nguy cơ thiếu nước do khai thác ngày càng nhiều tài nguyên nước phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất. Trong vòng 70 năm qua, lượng sử dụng toàn cầu tăng 6 lần; lượng nước ngầm khai thác năm 1980 gấp 30 lần năm 1960. Hiện tượng thiếu nước đã xảy ra ở nhiều vùng rộng lớn (Trung Đông, Châu Phi). Do chặt phá rừng mà nguồn nước ngọt ở nội địa đã bị suy giảm nhanh chóng, nhiều dòng sông vào mùa mưa đã trở nên không có nước. Nguy cơ thiếu nước sạch do ô nhiễm nước. Nhiều con sông, ao hồ, nguồn nước ngầm đã bị ô nhiễm do chất thải từ sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp. Trước ngưỡng cửa khủng hoảng nước toàn cầu (số lượng nước cần cung cấp đã không đủ khi dân số tăng, chất lượng nước lại xấu đi do ô nhiễm), năm 1980, Liên Hợp Quốc đã khởi xướng “Thập kỷ quốc tế về cung cấp nước uống và vệ sinh 19801990” với mục đích tới năm 1990 đảm bảo cho tất cả mọi người được cung cấp nước sạch. Thế giới đã chi 300 tỷ USD cho chương trình cung cấp nước sạch. Một trong các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs) là giảm ½ tỷ lệ số người thiếu nước uống an toàn vào năm 2015. LHQ phát động thập kỷ “Nước cho cuộc sống” (2005-2015). Ước tính phải cần 11,3 tỷ USD/năm (c) Tài nguyên nước ở Việt Nam Việt Nam có tài nguyên nước khá phong phú, bình quân đầu người 17.000 3 m /năm. Nước mặt. Do lượng mưa ở nước ta vào loại cao (2.000mm/năm; gấp 2,6 lần lượng mưa trung bình vùng lục địa trên thế giới) đã tạo nên một mạng dày đặc sông suối. Tổng lượng dòng chảy hằng năm trên các sông suối Việt Nam khoảng 853 km3, trong đó tổng lượng dòng chảy phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam là 317 km3/năm (37% tổng lượng dòng chảy), phần còn lại sản sinh từ các nước láng giềng (536 km3/năm chiếm 63%). Nước ngầm. Cùng với nước mặt, chúng ta còn có nước ngầm với một trữ lượng đáng kể. Theo các tính toán dự báo hiện nay, trữ lượng có tiềm năng khai thác khoảng 60 tỷ m3/năm và trữ lượng khai thác khoảng 5%. Dù trữ lượng nước lớn, nhưng do mật độ dân số cao, nên bình quân nước phát sinh trong lãnh thổ vào loại trung bình thấp trên thế giới. Theo sự gia tăng dân số, con số này cũn ngày càng giảm. Năm 2007, lượng nước phát sinh trên lãnh thổ bình quân là 3.840m3/người/năm; ước tính năm 2025 sẽ chỉ còn 2.830 m3/người/năm Về chất lượng nước của các sông ngòi nước ta, dù đã có xuất hiện các hiện tượng ô nhiễm về các chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng, kim loại nặng và hóa chất độc ở một vài nơi (chủ yếu là hạ lưu các sông chảy qua đô thị lớn và gần khu công nghiệp); song nhìn chung, có thể thỏa mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội. • Các vấn đề về tài nguyên nước ở nước ta: Tình trạng thiếu nước mùa khô, lũ lụt mùa mưa đang xảy ra tại nhiều địa phương với mức độ ngày càng nghiêm trọng. Vào mùa lũ, lượng nước dòng chảy chiếm tới 80%, còn mùa khô chỉ có 20%. Nguyên nhân chính là do rừng đầu nguồn bị chặt phá. Tình trạng cạn kiệt nguồn nước ngầm, xâm nhập mặn và ô nhiễm nước ngầm đang diễn ra ở các đô thị lớn và các tỉnh đồng bằng. Nguyên nhân chính là do khai thác quá mức, thiếu quy hoạch, nước thải không xử lý. Sự ô nhiễm nước mặt đã xuất hiện trên một số sông, kênh rạch thuộc một số đô thị lớn (sông Tô Lịch, sông Nhuệ-Đáy, sông Thị Vải, sông Đồng Nai, Sài Gòn,....) đến mức báo động. Một số hồ ao có hiện tượng phú dưỡng nặng, một số vùng cửa sông có dấu hiệu ô nhiễm dầu, thuốc trừ sâu, kim loại nặng. Nguyên nhân là do nước thải, chất thải rắn chưa được thu gom, xử lý thích hợp. Sự xâm nhập mặn vào sông xảy ra với quy mô ngày càng gia tăng (thời gian dài hơn, lên xa phía thượng lưu hơn) ở nhiều sông miền Trung. Nguyên nhân do giảm rừng đầu nguồn, khí hậu thay đổi bất thường. 2.1.6. Tài nguyên khoáng sản (a) Đặc điểm tài nguyên khoáng sản Tài nguyên khoáng sản là tích tụ vật chất dưới dạng hợp chất hoặc đơn chất trong lòng đất, trên mặt đất và hoà tan trong nước biển, mà hiện tại con người có khả năng lấy ra các nguyên tố có ích hoặc sử dụng trực tiếp trong đời sống hàng ngày. Tài nguyên khoáng sản có ý nghĩa rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế. Việc khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản có tác động mạnh mẽ đến môi trường. Khoáng sản đa dạng về nguồn gốc và chủng loại, được phân loại theo nhiều cách: - Theo dạng tồn tại: rắn (quặng, than), khí (khí đốt, He), lỏng (dầu, nước khoáng) Theo nguồn gốc: nội sinh (sinh ra trong lòng Trái đất), ngoại sinh (sinh ra trên bề mặt trái đất). Theo thành phần hoá học: Khoáng kim loại: gồm kim loại thường gặp có trữ lượng lớn (nhôm, sắt, crom, magiê,..) và kim loại hiếm (vàng, bạc, bạch kim, thuỷ ngân, ..) Khoáng phi kim loại: gồm các loại quặng photphat, sunphat,.; các vật liệu khoáng (cát, thạch anh, đá vôi,..); và dạng nhiên liệu (than, dầu mỏ, khí đốt,..). (b) Tài nguyên khoáng sản trên thế giới Tốc độ khai thác khoáng sản của con người trong 100 năm lại đây tăng rất nhanh do nhu cầu công nghiệp hóa và gia tăng dân số, vi dụ ước tính đã lấy đi từ lòng đất một lượng khổng lồ 130 tỷ tấn than. Khoáng sản là dạng tài nguyên không tái tạo do vậy khai thác làm cho trữ lượng của chúng cạn dần. Theo tính toán của một số nhà khoa học, trữ lượng khoáng sản được thăm dò tới năm 1989 cho phép khai thác trong một khoảng thời gian nhất định, ví dụ: dầu - 55 năm, than –216 đến 393 năm, đồng - 47 năm, chì - 24 năm, kẽm – 25 năm, sắt – 85 năm, bauxit – 290 năm, thiếc – 20 năm.... Hiện tại công việc thăm dò và khai thác khoáng sản ở biển và đại dương càng hối hả khi nhiều mỏ ở lục địa đã cạn dần. (c) Tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam Nước ta có tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng, với 5.000 mỏ và điểm quặng, thuộc 60 loại khoáng sản đã được phát hiện và đánh giá trữ lượng. • Một số khoáng sản chính: Than đá: trữ lượng 3 -3,5 tỷ tấn; chủ yếu ở Quảng Ninh. Bôxit: trữ lượng ~ 4 tỷ tấn; chủ yếu ở Lâm Đồng, Đắc Lắc Apatit: trữ lượng ~ 100 triệu tấn, tập trung ở Lào Cai Sắt: trữ lượng ~ 650 triệu tấn; các mỏ Thạch Khê, Quỷ Xạ) Đất hiếm: trữ lượng khoảng 10 triệu tấn, tập trung ở Tây Bắc,… (d) Tài nguyên khoáng sản và môi trường Tác động môi trường của các hoạt động từ khai thác đến sử dụng khoáng sản: - Khai thác khoáng sản gây ra mất đất, mất rừng, ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí (bụi, khí độc), ô nhiễm phóng xạ, tiếng ồn,... Vận chuyển, chế biến khoáng sản gây ô nhiễm không khí, nước và ô nhiễm chất thải rắn. Sử dụng khoáng sản gây ra ô nhiễm không khí (CO2, SO2, bụi, khí độc,...), ô nhiễm nước, chất thải rắn. 2.1.7. Tài nguyên năng lượng (a) Đặc điểm tài nguyên năng lượng Năng lượng là một dạng tài nguyên vật chất, xuất phát từ hai nguồn chủ yếu là năng lượng mặt trời và năng lượng lòng đất. Năng lượng là nền tảng cho nền văn minh và sự phát triển của xã hội. Con người cần năng lượng cho sự tồn tại của bản thân mình và phần quan trọng là để sản ra công cho mọi hoạt động sản xuất và dịch vụ. • • - Nhu cầu năng lượng của con người tăng lên nhanh chóng trong quá trình phát triển: Khoảng 100.000 năm TCN: tiêu thụ khoảng 4.000 - 5.000kcal/người/ngày Khoảng 500 năm TCN: tiêu thụ khoảng 12.000 kcal/người/ngày Vào thế kỷ XV – 1850: tiêu thụ khoảng 26.000 kcal/người/ngày. Hiện nay ở các nước công nghiệp phát triển là 200.000 kcal/người/ngày. Các nguồn năng lượng sử dụng trên thế giới gồm: Than đá - là nguồn năng lượng chủ yếu của loài người với tổng trữ lượng trên 700 tỷ tấn, có khả năng đáp ứng nhu cầu của con người khoảng 180 năm. Tuy nhiên các vấn đề môi trường liên quan than đá như ô nhiễm bụi, ô nhiễm nước, lún đất trong quá trình khai thác; thải ra các khí SO2, CO2 khi đốt. - Dầu và khí cũng tạo ra các vấn đề môi trường như ô nhiễm dầu cho nước và đất trong quá trình khai thác; thải ra các khí CO, CO2, hydrocarbon khi đốt cháy. - Thủy năng được coi là năng lượng sạch. Tổng trữ lượng thế giới khoảng 2.214.000 MW. Tuy nhiên, việc xây dựng các đập, hồ chứa lớn tạo ra các tác - - động môi trường như thay đổi thời tiết khu vực, phá vỡ cân bằng các hệ sinh thái, tạo các biến động dòng chảy hạ lưu, tiềm ẩn tai biến môi trường,... Năng lượng hạt nhân là năng lượng giải phóng trong quá trình phân hủy hạt nhân hay tổng hợp nhiệt hạch. Năng lượng giải phóng từ 1 g 235U tương đương đốt 1 tấn than. Các nhà máy điện hạt nhân không thải các khí thải gây hiệu ứng nhà kính, nhưng lại thải chất thải phóng xạ. Các nguồn năng lượng khác: Gió, bức xạ mặt trời,...là các loại năng lượng sạch có công suất bé, thích hợp các vùng có nguồn dự trữ phong phú và xa các nguồn năng lượng truyền thống Gỗ củi thích hợp cho sử dụng quy mô nhỏ và nền công nghiệp kém phát triển Khí sinh học (biogas) là nguồn năng lượng được khuyến khích ở các nước đang phát triển vì vừa giải quyết ô nhiễm chất thải hữu cơ, vừa tạo ra năng lượng sử dụng. Địa nhiệt, sóng biển, thuỷ triều: còn ít phổ biến. (b) Sử dụng tài nguyên năng lượng trên thế giới Tỷ lệ các dạng năng lượng khác nhau tham gia vào sự phát triển kinh tế - xã hội khác nhau ở mỗi thời điểm, mỗi quốc gia. - - - - Than đá, dầu mỏ, khí đốt là các dạng năng lượng quan trọng nhất hiện nay ở quy mô toàn cầu. Than đá chiếm phần lớn ở các nước đang phát triển; ví dụ chiếm 80 % năng lượng sử dụng ở Trung Quốc nhưng chỉ 22,5 % ở các nước Châu Âu. Tỷ lệ đóng góp của năng lượng hạt nhân đang tăng nhanh nhất là ở các nưóc phát triển. Dự báo đến năm 2020 năng lượng hạt nhân sẽ chiếm 60-65% cấu thành năng lượng của thế giới. Khai thác thuỷ điện hiện cao nhất ở các nước Châu Âu (chiếm 59% tiềm năng thuỷ điện) sau đó đến Bắc Mỹ (khoảng 36%), Châu Á mới khai thác khoảng 9 % tiềm năng thuỷ điện Những nguồn năng lượng mới và sạch như Mặt Trời, thủy triều, gió, địa nhiệt,...bắt đầu được khai thác và sẽ đóng góp vào cấu thành năng lượng của tương lai. (c) Tài nguyên năng lượng ở Việt Nam Nhu cầu năng lượng cho nền kinh tế nước ta ngày càng cao, ngoài cung cấp cho sinh hoạt và đun nấu trong gia đình, năng lượng phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng giao thông vận tải đòi hỏi ngày một nhiều. Cơ cấu năng lượng ở nước ta: Than đá: Chủ yếu sử dụng trong công nghiệp, một phần sử dụng trong sinh hoạt (đun nấu). Một số nhà máy nhiệt điện chạy bằng than đá như Phả Lại, Uông Bí, Ninh Bình,... phát thải CO2 và gây ô nhiễm không khí. Gỗ củi: khai thác và sử dụng rất phổ biến ở nhiều nơi, nhất là nông thôn; chủ yếu trong sinh hoạt. Sử dụng nguồn năng lượng này dẫn đến phá rừng, góp phần phát thải CO2. Dầu - khí: khai thác ở Biển Đông; sử dụng nhiều trong công nghiệp, giao thông, sinh hoạt. Hiện nay nước ta đã đưa vào hoạt động nhà máy điện chạy bằng khí đồng hành (nhiệt điện khí Phú Mỹ). Thủy điện. Tiềm năng thuỷ điện của nước ta rất to lớn, ước khoảng 30.970 MW, chiếm 1,4% tiềm năng thủy điện thê giới. Chúng ta đã xây dựng nhiều nhà máy thuỷ điện như: Thác Bà-công suất 108 MW; Trị An - 400 MW; Hoà Bình -1920 MW; Thác Mơ -150 MW; Sông Hinh 66 - MW, Yali - 690 MW. Sắp tới sẽ là thủy điện Sơn La. Theo mục tiêu phấn đấu, trong 5 năm (2000-2005) công suất nguồn điện sẽ tăng thêm khoảng 5.200 MW, đến 2005 đạt 11.400 MW, trong đó thủy điện 40%, nhiệt điện khí trên 44%, nhiệt điện than trên 15%. Theo "Chiến lược ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hoà bình đến năm 2020”, nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam sẽ được triển khai xây dựng vào năm 2015 và đi vào vận hành năm 2020 và Việt Nam đặt mục tiêu nâng tỷ lệ điện hạt nhân lên khoảng 11% tổng lượng điện quốc gia vào 2025 và 25-30% vào năm 2040-2050. Trên phương diện bảo tồn tài nguyên và bảo vệ môi trường chúng ta phải tiết kiệm tài nguyên năng lượng cổ điển (than, dầu); ưu tiên phát triển các nguồn năng lượng mới và sạch, phải tiến hành đánh giá tác động môi trường của các dự án sản xuất năng lượng ở nước ta. 2.2. Tài nguyên thiên nhiên và sử dụng hợp lý tài nguyên Trên phương diện môi trường, tài nguyên thiên nhiên các vùng nông thôn nghiên cứu được xem xét bao gồm 9 nhóm: Đất đai được xem xét và đánh giá trên 3 khía cạnh: - Cơ cấu sử dụng: cho lâm nghiệp, nông nghiệp, cho xây dựng khu dân cư, công nghiệp, giao thông, du lịch và cho các mục đích khác. Hệ số sử dụng: hệ số quay vòng sử dụng theo các chu kỳ: 1 năm, 5 năm, 10 năm. Hiệu quả sử dụng: được xem xét trên các mặt: cho các mục tiêu kinh tế, các mục tiêu xã hội, các mục tiêu môi trường. Nguồn nước được xem xét dưới 3 dạng: - Nước mưa: hiệu quả sử dụng qua từng trận mưa, từng mùa mưa và mùa khô. Nước mặt: sông, suối, ao, hồ, các dòng chảy. Nước ngầm: túi nước, sông ngầm. Tài nguyên khí tượng được xem xét dưới 4 dạng: Đại khí hậu trong toàn vùng nghiên cứu Tiểu khí hậu trong từng hệ sinh thái Vi khí hậu trong từng đám ruộng, mảnh vườn Các thiên tai: úng, lụt, lũ, gió, lốc, mưa đá, sương muối, gió khô, giá rét,.. Tài nguyên khoáng sản được xem xét dưới 4 dạng: - Khoáng sản kim loại: các mỏ quặng - Đá vôi Đất sét Than bùn Tài nguyên rừng được xem xét ở 4 dạng: - Rừng nguyên sinh Rừng thứ sinh Rừng cây bụi Rừng trồng Tài nguyên địa hình: được xem xét dưới 4 dạng. - Địa hình bằng phẳng Địa hình gò đồi: nhấp nhô, lượn sóng Địa hình núi đất Địa hình núi đá Tài nguyên đa dạng sinh học được xem xét ở 4 dạng: - Các loài động vật Các loài thực vật Các hệ sinh thái Các giống cây trồng, con gia súc, cây cảnh, chim thú cảnh được sử dụng trong sản xuất và đời sống của cư dân các vùng nghiên cứu. Tài nguyên năng lượng được xem xét dưới 2 dạng: - Các nguồn năng lượng tái sinh: gió, nước, năng lượng mặt trời, khí sinh vật, thủy triểu,… Các nguồn năng lượng hóa thạch: than đá, than bùn, khí mỏ, dầu mỏ,… Tài nguyên cảnh quan được xem xét dưới 4 dạng: - Các thảm thực vật: rừng nhiệt đới, rừng ngập mặn, cơ biển, đồng cỏ,… Các núi đá và hang động Các hồ nước: hồ tự nhiên, hồ trên núi, hồ thủy điện, hồ thủy lợi, các thác nước, các đầm phá. Các đồi trống, núi trọc, các thảo nguyên, các đụn cát. Đối với mỗi dạng tài nguyên được xem xét và đánh giá theo thang điểm. Chúng tôi sử dụng thang điểm 5 bậc: • Điểm 1: Tài nguyên đang được sử dụng với những hậu quả rất nghiêm trọng: gây cạn kiệt, giảm nhiều về chất lượng, vượt quá khả năng tự khôi phục, tự tái sinh, gây nên những nguy hiểm tiềm ẩn về môi trường. • Điểm 2: Dạng tài nguyên đang được khai thác và sử dụng với những hậu quả khá nghiêm trọng. Các hậu quả xảy ra tương tự ở điểm 1 nhưng diễn ra trong khoảng thời gian dài hơn với tốc độ chậm hơn. • Điểm 3: Dạng tài nguyên đang được khai thác sử dụng với những hậu quả tiêu cực ở mức trung bình: mức độ tiêu hao và cạn kiệt của tài nguyên được bù đắp một phần do được phục hồi, chất lượng tài nguyên có giảm sút nhưng được khôi phục một phần do khả năng tự bù đắp. Tình hình sử dụng tài nguyên chưa dẫn đến những hiệu quả nguy hiểm về môi trường trong thời gian trước mặt. • Điểm 4: Dạng tài nguyên đang được khai thác và sử dụng với những hậu quả tiêu cực ở mức ít nghiêm trọng. Mức độ khai thác chưa vượt quá khả năng tự hồi phục của tài nguyên chưa gây ra những tác động có tính chất hủy hoại đối với tài nguyên. • Điểm 5: Dạng tài nguyên đang được khai thác và sử dụng ở mức gây ra hậu quả tiêu cực ít nhất. Tài nguyên có khả năng tự bù đắp, tự hồi phục sau một thời gian ngắn. Do tính chất không thật đồng nhất của các dạng tài nguyên, cho nên việc vận dụng thang điểm 5 bậc để đánh giá, đã có tính đến đầy đủ các đặc thù của mỗi loại tài nguyên. Mặt khác để có thể đánh giá được tương đối chính xác cần có nhiều kinh nghiệm và tiến hành một cách thận trọng. 2.3. Các vấn đề ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên Các hoạt động sản xuất và đời sống, khai thác và sử dụng tài nguyên đã gây ra những tác động lên môi trường theo nhiều hướng khác nhau và ở các mức độ không giống nhau. Đối với tài nguyên thiên nhiêm và môi trường nông thôn, nổi rõ lên các dạng ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên chủ yếu sau đây: • • • • • • Cạn kiệt ô nhiễm nguồn nước: Cạn kiệt nguồn nước Ô nhiễm nguồn nước mặt Ô nhiễm nguồn nước ngầm Thay đổi dòng chảy Suy thoái và ô nhiễm đất Ô nhiễm đất Rửa trôi đất Bạc màu đất Phèn, mặn, glây hóa Giảm giá trị sản xuất Suy thoái đa dạng sinh học Giảm phong phú đa dạng sinh học Thay đổi thành phần loài trong các hệ sinh thái Gia tăng các loài sinh vật gây hại Suy giảm rừng Giảm diện tích rừng Giảm chất lượng rừng, thay đổi thành phần các loại rừng Gia tăng các loài sinh vật gây hại Giảm sút các chức năng của rừng Thay đổi khí hậu Thay đổi đại khí hậu Thay đổi tiểu khí hậu Thay đổi vi khí hậu Thiên tai Suy giảm khoáng sản • • • - Cạn kiệt khoáng sản Giảm chất lượng quặng Suy giảm năng lượng Cạn kiệt nguồn năng lượng Giảm chất lượng nguồn năng lượng Thay đổi cảnh quan Giảm khối lượng, giảm diện tích cảnh quan Giảm chất lượng cảnh quan Giảm giá trị kinh tế cảnh quan Các dạng ô nhiễm cảnh quan Sức khỏe cư dân: Giảm sút sức khỏe Bệnh tật của người dân do ô nhiễm môi trường. Việc đánh giá các vấn đề ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên nông thôn ở các vùng môi trường nghiên cứu được tiến hành với thang điểm 5 bậc: • Bậc 1: Rất nghiêm trọng khi tình trạng ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên đến mức đạt báo động gây ra nhiều hậu quả xấu cho sản xuất và đời sống. Những biện pháp khắc phục rất tốn kém và ít mạng lại hiệu quả. • Bậc 2: Nghiêm trọng nhiều hay tương đối nghiêm trọng. Đó là tình trạng ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên đạt đến mức cần có những đầu từ và áp dụng các biện pháp cần thiết để đảm bảo cho sản xuất và đời sống diễn biến ở mức bình thường. • Bâc 3: Nghiêm trọng trung bình khi ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên có thể nhận biết và xác định được mà không cần những công cụ, thiết bị chuyên dùng. Việc khắc phục hậu quả của những ô nhiễm và suy thoái này có thể tính trong giá thành sản xuất. • Bậc 4: Nghiêm trọng ít. Đó là tình trạng ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên chưa thể nhận biết nếu không có công cụ kiểm tra chuyên dùng. • Bậc 5: Không nghiêm trọng khi tình trạng ô nhiễm và cạn kiệt tài nguyên có thể được loại trừ do môi trường tự làm sạch và tài nguyên tự bồi đắp. 2.4. Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường. Có những nguyên nhân tụ nhiên như: bão, lũ, lụt, sương muối,…có những nguyên nhân mang tính chất xã hội, có những nguyên nhân có liên quan với các hoạt động sản xuất của con người. Các nguyên nhân tự nhiên đã được xem xét và đánh giá cùng với việc khai thác và sử dụng tài nguyên như đã trình bày ở trên. Các nguyên nhân mang tính chất xã hội được xem xét và đánh giá gồm: - Gia tăng dân số Di cư dân số Đời sống nhân dân được nâng lên Quá trình công nghiệp hóa kinh tế Quá trình đô thị hóa - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Khai thác tài nguyên thiếu quy hoạch Các nguyên nhân có liên quan đến các hoạt động sản xuất của con người được xem xét và đánh giá, gồm: - Thâm canh trồng trọt. Sử dụng nhiều phân bón hóa học Phát triển chăn nuôi tập trung Sử dụng hóa chất BVTV thiếu kiểm soát Mở rộng nuôi trồng thủy hải sản Tăng cường đánh bắt thủy sản ven bờ Săn bắt chim thú hoang Mở rộng diện tích đất nông nghiệp Phát triển mạng lưới giao thông – vận tải Tăng cường xây dựng kết cấu hạ tầng Mở rộng mạng lưới điện Phát triển du lịch Phát triển ngoại thương Phát triển mậu dịch trong nước Tăng số lượng và hoạt động các làng nghề Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân lên tình trạng ô nhiễm môi trường và suy giảm tài nguyên nông thôn ở các vùng nghiên cứu, đã sử dụng thang bậc 5 điểm: • Điểm 1: Các nguyên nhân có mức độ ảnh hưởng lớn gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường và suy giảm tài nguyên rất nghiêm trọng, gây nên những hậu quả nguy hiểm đến sản xuất và đời sống của vùng cũng như các vùng lân cận • Điểm 2: Các nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường và suy giảm tài nguyên tương đối nặng, làm ảnh hưởng sâu sắc đến sản xuất và đời sống nhưng chưa đến mức gây nguy hiểm. Trong trường hợp có đầu tư thích hợp và áp dụng có kết quả các biện pháp môi trường, những nguyên nhân này có thể được khắc phục phần lớn. • Điểm 3: Các nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên ở mức trung bình. Khi áp dụng có kết quả các biện pháp bảo vệ môi trường có thể thúc đẩy và phát huy tác dụng quá trình tự làm sạch, tự bù đắp và phục hồi của tài nguyên, môi trường. • Điểm 4: Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và hao kiệt tài nguyên ở mức độ ít. Với thời gian tài nguyên môi trường có thể tự làm sạch, tự bù đắp và hồi phục. Chi phí cho các biện pháp bảo vệ môi trường được tính trong giá thành sản xuất. • Điểm 5: Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và suy giảm tài nguyên ở mức độ rất ít, hầu nhu không đáng kể và thường rất khó nhận biết trong thực tế sản xuất và đời sống. 3. Biến đổi khí hậu 3.1. Khái niệm về khí hậu và biến đổi khí hậu 3.1.1. Khái niệm về khí hậu Thời tiết là trạng thái hàng ngày của khí quyển được đặc trưng bởi một tập hợp các yếu tố khí tượng (nhiệt độ, ẩm độ, áp suất, tốc độ gió,…) xảy ra tại một vị trí trong một khoảng thời gian nhất định. Theo IPCC, 1997, " Khí hậu thường được định nghĩa là thời tiết trung bình" trong một khoảng thời gian dài các yếu tố khí tượng. Hay nói cách khác, khí hậu là sự tiếp diễn có quy luật của các quá trình khí quyển, được tạo thành ở một nơi nhất định do kết quả tác động qua lại của 3 nhân tố: bức xạ mặt trời, hoàn lưu khí quyển và đặc điểm của bề mặt đệm. Ngày nay khí hậu chịu tác động mạnh mẽ của con người, vì vậy con người cũng được xem là một tố hình thành nên khí hậu trong thời kỳ hiện đại. Như vậy, thời tiết là một thuật ngữ được sử dụng để miêu tả điều kiện khí quyển theo nhiệt độ không khí, áp suất không khí, độ ẩm, tốc độ gió và lượng mưa tại một không gian và thời gian cụ thể. Trung bình của thời tiết trong một khoảng thời gian dài được gọi là khí hậu. 3.1.2. Khái niệm về biến đổi khí hậu Biến đổi khí hậu: là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và/hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn. Biến đổi khí hậu có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất. (CTMTQG về Ứng phó với BĐKH) Biến đổi khí hậu: là sự biến đổi của trạng thái khí hậu do các hoạt động trực tiếp hay gián tiếp của con người gây ra sự thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu và nó được thêm vào sự biến đổi khí hậu tự nhiên quan sát được trong các thời kỳ có thể so sánh được. (Công ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH) Biến đổi khí hậu: đề cập đến sự thay đổi về trạng thái của khí hậu mà có thể xác định được (ví dụ như sử dụng các phương pháp thống kê) diễn ra trong một thời kỳ dài, thường là một thập kỷ hoặc lâu hơn. Biến đổi khí hậu đề cập đến bất cứ biến đổi nào theo thời gian, có hay không theo sự biến đổi của tự nhiên do hệ quả các hoạt động của con người. (Ủy ban liên chính phủ về BĐKH) Biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn. Biến đổi khí hậu có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất (IPCC,2007). Như vậy, biến đổi khí hậu là những thay đổi bất thường của thời tiết thông qua giá trị trung bình của các yếu tố khí tượng trung bình quan sát trong khoảng thời gian dài. Sự thay đổi này theo chiều hướng xấu, không có lợi cho sinh vật sống trên trái đất và các hoạt động của con người. Một số thuật ngữ liên quan: Dao động khí hậu là sự dao động xung quanh giá trị trung bình của khí hậu trên quy mô thời gian, không gian đủ dài so với hiện tượng thời tiết riêng lẻ. Ví dụ về dao động khí hậu như hạn hán, lũ lụt kéo dài và các điều kiện khác do chu kỳ El Nino và La Nina gây ra. Biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và/hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn. Biến đổi khí hậu có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất. Khả năng bị tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu là mức độ mà một hệ thống (tự nhiên, xã hội, kinh tế) có thể bị tổn thương do BĐKH, hoặc không có khả năng thích ứng với những tác động bất lợi của biến đổi khí hậu. Ứng phó với biến đổi khí hậu là các hoạt động của con người nhằm thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Thích ứng với biến đổi khí hậu là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con người đối với hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn thương do dao động và biến đối khí hậu hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng các cơ hội do nó mang lại. Giảm nhẹ biến đổi khí hậu là các hoạt động nhằm giảm mức độ hoặc cường độ phát thải khí nhà kính. Kịch bản biến đổi khí hậu là giả định có cơ sở khoa học và tính tin cậy về sự tiến triển trong tương lai của các mối quan hệ giữa KT-XH, GDP, phát thải khí nhà kính, biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng. Lưu ý rằng, kịch bản biến đổi khí hậu khác với dự báo thời tiết và dự báo khí hậu là nó đưa ra quan điểm về mối ràng buộc giữa phát triển và hành động. Nước biển dâng là sự dâng mực nước của đại dương trên toàn cầu, trong đó không bao gồm triều, nước dâng do bão… Nước biển dâng tại một vị trí nào đó có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với trung bình toàn cầu vì có sự khác nhau về nhiệt độ của đại dương và các yếu tố khác. 3.2. Biến đổi khí hậu qua các thời kỳ 3.2.1. Biến đổi khí hậu thời đại địa chất (a) Đặc điểm khí hậu ở các thời đại địa chất Khí hậu trái đất đã trải qua nhiều lần biến đổi. Khoảng 45 triệu năm về trước, một thiên thạch khổng lồ va vào trái đất làm bề mặt trái đất bị bao phủ một lượng khói bụi dày đặc, và trái đất bị chìm trong bóng tối một thời gian dài do không có ánh sáng mặt trời. Trái đất bị lạnh đi và loài khủng long bị tiêu diệt. Khoảng 2 triệu năm trước công nguyên, trái đất cũng trải qua nhiều lần băng hà lạnh lẽo và gian băng ấm áp, với chu kỳ mỗi lần khoảng 100 nghìn năm. Chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa kỳ băng hà và gian băng khoảng 5 – 70 0C, riêng ở vùng cực khoảng 10 – 1500C. Thời kỳ gian băng khoảng 125 nghìn đến 130 nghìn năm trước công nguyên, nhiệt độ trung bình của bề mặt trái đất cao hơn thời kỳ tiền công nghiệp (1750) khoảng 20 0C và mực nước biển trung bình cao hơn trong thế kỷ 20 từ 4 đến 6m. Thời kỳ băng hà cuối cùng kết thúc cách đây khoảng 10 - 15 nghìn năm. Sau thời kỳ này, trái đất ấm dần lên, các sinh vật mới dần dần phát triển. Sa mạc Sahara trong khoảng 12 nghìn đến 4 nghìn năm trước công nguyên có cây cỏ và chim muông. Khoảng 5 - 6 nghìn năm trước công nguyên, nhiệt độ trái đất cao hơn hiện nay. Đầu thế kỷ 14, Châu Âu trải qua một kỷ băng hà nhỏ kéo dài khoảng vài trăm năm. Những khối băng khổng lồ hình thành và những mùa đông khắc nghiệt làm cho mùa màng thất bát, dẫn đến nạn đói, nhiều gia đình phải di cư đi nơi khác. Do sự biến đổi địa chất trong suốt các thời đại kéo dài hàng triệu năm nên mỗi thời đại khí hậu khác nhau rất xa. • Nguyên đại thái cổ (Ackeiozoi) Trong nguyên đại này, ở Tây nam châu Phi, Phần Lan, Canada đều tìm thấy vết tích tác động của băng hà. Độ dày của băng hà ở châu Phi lên tới 500m. • Nguyên đại Nguyên sinh (Proterozoi) Trong nguyên đại này, tầng băng tích phân bố rộng khắp trên thế giới. Loại băng hà này xuất hiện nhiều lần trùng nhau. Căn cứ vào đó, xác định có sự dao động khí hậu 3035 năm và 5-6 năm. • Nguyên đại cổ sinh (Paleozoi) - Trong đại nguyên Cổ sinh, đã thấy rõ ràng có các đới khí hậu. Trên trái đất có thể suy đoán được sự chênh lệch khí hậu của các vùng khác nhau. - Kỷ Hàn vũ, ở cao nguyên Si-bê-ri trước đây đã có các tầng thạch cao, muối natri, canxi, magie, oxit kali trầm tích. Do đó, khí hậu lúc bấy giờ nóng và khô. - Kỷ Chí lưu, khí hậu tương đối ẩm, có nhiều động vật biển nhiệt đới, xuất hiện các đới khí hậu khác nhau. Ở Bắc Mỹ khí hậu rất nóng, hình thành sa mạc. Cuối kỷ này khí hậu lạnh dần. - Kỷ Nê Bôn, khí hậu ấm dần lên, cho đến cuối kỷ Nê Bôn khí hậu trở nên khá nóng. - Kỷ đá vôi, khí hậu ôn hòa và ẩm ướt, mang tính chất hải dương. Thực vật thiếu vòng tuổi ở thân chứng tỏ sinh trưởng, phát triển thuận lợi, khí hậu không có mùa lạnh giá hoặc mùa khô hạn. - Kỷ Nhị tuyển, khí hậu khô hạn kéo dài đến tận cuối kỷ Nhị tuyển. • Nguyên đại Trung Sinh (Mezozoi) Ở nguyên đại này, trái đất có khí hậu ấm áp. Đặc biệt, nữa thời kỳ đầu ấm hơn so với hiện nay. • Nguyên đại Tân Sinh (Cenozoi hoặc Kainozoi) bao gồm: - Kỷ Đệ tam: khí hậu phân chia thành đới rõ rệt. Cuối kỷ đệ tam, khí hậu toàn cầu ấm lên một cách đồng đều. Khí hậu châu Âu ấm hơn hiện nay nhiều. Vào cuối kỷ đệ tam, khí hậu bắt đầu lạnh đi, đồng thời khí hậu lạnh dần dần từ phía Bắc truyền về phía Nam. - Kỷ Đệ Tứ: đây là thời kỳ có băng hà rộng lớn. Ở Bắc Âu, băng lục địa bao phủ với độ dày ở trung tâm khoảng 1000m. Băng lục địa mở rộng qua biển Ban Tích về phía Nam và phía Đông tới vĩ độ 510B,.. • Thời kỳ băng hà kỷ Đệ tứ Theo Penkơ, thời điểm bắt đầu kỷ băng hà lần thứ nhất của kỷ Đệ tứ cách đây 660.000 năm. Thời kỳ băng hà không phải chỉ có một lần mà nhiều lần. Giữa các lần có thời kỳ băng đoạn ấm áp. Theo các kết quả nghiên cứu, ở miền Bắc nước Đức thời kỳ băng hà xuất hiện ba lần, ở nước Anh 6 lần, ở Thụy Điển 4 lần, ở Bắc Mỹ 6 lần, ở Equado 2 lần, … Trong thời kỳ băng hà kỷ Đệ tứ, lượng mưa ở các vùng không có băng hà nhiều như hiện nay, vì băng đại lục làm cho đường di chuyển của các xoáy thuận lệch về phía Nam. Khu vực có thời kỳ mưa phát triển nhất là miền đông châu Phi, gần xích đạo. • Khí hậu sau thời kỳ băng hà kỷ Đệ tứ Theo Penkơ và Bơ-rúc-ken (19090, lần rút lui sau cùng của băng hà kỷ Đệ tứ trên núi An-pơ cách đây khoảng 20.000 năm, còn ở châu Mỹ khoảng 25.000 năm. Sau khi băng hà Đệ tứ hoàn toàn rút đi, khí hậu của thời kỳ hậu băng hà tuy ấm áp song có nhiều lần dao động. Nhà thực vật học Bơ-lút (1870) đã căn cứ vào tầng tro bùn để đi đến kết luận là thời kỳ hậu kỳ băng hà kỷ Đệ tứ khí hậu khô ráo và ẩm ướt xuất hiện xen kẻ nhau. Sau đó Serơnanđơ phân chia thời kỳ hậu băng hà Đệ tứ thành 4 thời kỳ: - Thời kỳ rét lạnh: khô ráo, hơi ấm, vào khoảng 6800-5000 năm trước công nguyên. Thời kỳ Đại Tây Dương: 5000-3000 năm trước công nguyên với khí hậu ẩm ướt, ấm áp. Thời kỳ rét phụ: 3000-850 năm trước công nguyên với khí hậu khô ráo, ấm áp. Thời kỳ Đại Tây Dương phụ: 850 năm trước công nguyên với khí hậu ẩm ướt, hơi lạnh. Becgơ, trên cơ sở tập hợp các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Liên Xô cũ đã tổng kết (vào năm 1947) tình hình khí hậu và thực vật sau thời kỳ băng hà như sau: trong thời kỳ băng hà, nhiệt độ không tăng liên tục và lượng mưa không giảm liên tục. Ngược lại, từ thời kỳ băng hà rút, khí hậu ấm hơn và khô hơn so với bây giờ. (b) Nguyên nhân của biến đổi khí hậu thời đại địa chất Có nhiều giả thuyết về nguyên nhân biến đổi khí hậu thời đại địa chất. Tổng hợp lại, có thể phân các giả thuyết này thành: giả thuyết thiên văn, giả thuyết địa lý và giả thuyết vật lý. Sau đây là những tóm tắt về bản chất các giả thuyết này. • Giả thuyết thiên văn: Giả thuyết này xuất hiện sớm nhất. Theo giả thuyết này, khí hậu do vũ trụ tạo nên, tức là do ảnh hưởng của bên ngoài trái đất. Nguyên nhân vũ trụ làm biến đổi khí hậu trái đất là do sự biến đổi có chu kỳ của một loại yếu tố nào đó ngoài trái đất. Ví dụ: sự biến đổi của độ nghiêng hoàng đạo, sự biến đổi của tâm sai, sự di động của điểm xuân phân,… Luận điểm này căn cứ vào sự biến đổi của vị trí địa cầu trong vũ trụ và so với mặt trời để giải thích sự biến đổi của khí hậu. Đặc biệt là do sự phân bố về cường độ của lượng bức xạ mặt trời trên địa cầu phụ thuộc vào vị trí của địa cầu so với mặt trời, từ sự biến đổi của các yếu tố thiên văn nên trong thời kỳ rất dài khí hậu trên đại cầu cũng sẽ biến đổi. • Giả thuyết địa lý: Căn cứ vào sự biến đổi về phân bố lục địa-biển và sự biến đổi hình dạng của chúng trong từng thời kỳ địa chất để kết luận về sự biến đổi của khí hậu. Ví dụ: sự di động của hai cực, sự biến đổi của vĩ độ, sự phân bố của lục địa-biển, sự vận động theo chiều thẳng đứng của đại lục,… • Giả thuyết vật lý: Giả thuyết vật lý cho rằng biến đổi khí hậu trong các thời đại địa chất là do sự thay đổi đặc tính phát xạ của mặt trời và đặc tính hấp thụ bức xạ của địa cầu. Trước đây, thành phần khí quyển trái đấ khác xa hiện nay và thay đổi rất nhiều qua các thời đại địa chất. Mặt khác, sự phát xạ của mặt trời đã có những thời kỳ yếu đi gây ra băng hà ở bề mặt trái đất và những thời kỳ hoạt động mãnh liệt gây ra khí hậu khô, nóng trên bề mặt trái đất. Sử dụng sự biến đổi nhiều năm đặc tính phát xạ của bức xạ mặt trời và tính hấp thụ bức xạ mặt trời của địa cầu để thuyết minh cho sự biến đổi khí hậu trên địa cầu. Ví dụ: sự diễn biến của hoạt động mặt trời, độ lớn của sự chiếu xuyên khí quyển, sự tăng của các tạp chất trong khí quyển, sự biến đổi của các yếu tố tạo thành khí quyển (sự tăng giảm CO2 chẳng hạn) đều làm cho khí hậu biến đổi. Các giả thuyết trên cho đến nay vẫn chưa được công nhận, vì mỗi giả thuyết đều có những nhược điểm và chưa chứng minh được đầy đủ các vấn đề về biến đổi khí hậu. Những biến động khí hậu xảy ra trong thời kỳ địa chất đều do các nguyên nhân tự nhiên, trong đó chủ yếu là sự chuyển động của trái đất, các vụ phun trào của núi lửa và hoạt động của mặt trời. 3.2.2. Biến đổi khí hậu thời đại lịch sử Những kết quả nghiên cứu về biến đổi khí hậu thời đại lịch sử của nhiều tác giả có thể chí làm 2 trường phái lý thuyết khác nhau. - - Thuyết bất biến cho rằng thời đại lịch sử không có biến đổi khí hậu rõ rệt. Bằng những minh chứng thuyết phục về thời kỳ tan băng ở các song, hồ vùng Bắc Âu, thời kỳ thu hoạch nho và một số loại cây khác ở Pháp, người ta cho rằng không có biến đổi khí hậu trong thời đại lịch sử. Trường phái này cho rằng những dao động của khí hậu của vùng này hay vùng khác chỉ là những thay đổi bình thường trong các chu kỳ dao động của khí hậu. Thuyết biến đổi cho rằng trong thời đại lịch sử có biến đổi khí hẫu rõ rệt. Thuyết này có 2 trường phái khác nhau là biến đổi trực tiến và biến đổi mạch động. Những người theo phái Biến đổi mạch động cho rằng, trong thời đại lịch sử khí hậu có biến đổi dạng song luân chuyển, từ khí hậu ẩm, lạnh biến thành khí hậu khô, ấm, hoặc từ khí hậu khô, ấm biến thành khí hậu ẩm, lạnh. Trong thời đại lịch sử, có sự biến đổi nhỏ của khí hậu. Trước đây, do không có số liệu, nên chúng ta không xác định được chu kỳ của sự biến đổi này. Ngày nay, từ khi có quan trắc khí tượng, ta đã phân tích được tính chu kỳ của sự biến đổi khí hậu cận đại và tìm ra được các chu kỳ biến đổi của nó, ví dụ: chu kỳ 3-4 năm, chu kỳ 11 năm,… Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học cho rằng, khí hậu trái đất trong thời đại lịch sử đã biến đổi theo những chu kỳ rõ rệt. Chu kỳ 3-4 năm: Braak C. nhận thấy có chu kỳ biến đổi của khí áp, Berlage nhận thấy chu kỳ này trên vòng tuổi của thực vật, Tạ Nghĩa Bình (TQ) nhận thấy cgu kỳ qua lượng giáng thủy,… Chu kỳ 11 năm: Vilet (1951) nhận thấy chu kỳ của nhiệt độ, Meldrum C. nhận thấy qua chu kỳ của xoáy thuận, Thanvensunpin (1921) nhận thấy chu kỳ đóng băng trên hồ Sufan (Nhật Bản),… Chu kỳ 16 năm: Wagner A. (1928) nhận thấy chu kỳ qua nhiệt độ ở Vien, Enger (1930) nhận thấy chu kỳ này qua lượng giáng thủy ở Rome (Italy),… Chu kỳ 35 năm: Bruckener E. nhận thấy chu kỳ của nhiều yế tố như lượng mưa, nhiệt độ,…Richter E. cho rằng sự tiến thoái của băng hà trên núi Anpơ xảy ra theo chu kỳ này… Bảng 1.1: Biến đổi khí hậu từ sau Công nguyên đến thế kỷ XIX Năm Châu Âu Châu Á Bắc Mỹ Châu Phi 0 Như hiện nay Mưa nhiều hơn hiện Giống hiện nay nay Sông Nin có nước lũ lớn 100 Hơi khô Mưa nhiều Tương đối khô 200 Mưa nhiều 300 Khô hạn Khô hạn Mưa nhiều 400 Mực nước biển Gát- Khô hạn spiên hạ thấp 15 inch Mưa nhiều 500 Tương đối khô Khô hạn Mưa nhiều Mưa nhiều 600 Hơi khô Lượng mưa tăng Tương đối khô Tương đối khô 700 Khô, ẩm Mưa nhiều Mùa khô kết thúc Khô hạn 900 Lượng mưa tương Mực nước biển Cát- Mưa khá nhiều đối nhiều spiên tăng cao 29 inch Mưa khá nhiều 1000 Tương đối khô Tương đối khô 1100 Tương đối lạnh, Mực nước biển Cát- Mưa nhiều lượng mưa lớn spiên hạ thấp 14 inch Rất khô 1200 Mưa nhiều, gió to Mưa nhiều 1300 Băng hà tiến triển, Mưa nhiều, mực nước Mưa nhiều khô biển Cát-spiên cao Mưa nhiều 1400 Khí hậu có tính ở Trung quốc khô hạn chất hải dương Mưa nhiều 1500 Khí hậu có tính Mưa nhiều, mực nước Khô hạn Trung Quốc khô hạn Khô Khô hạn Khô Khô hạn Mưa nhiều, lượng chất lục địa. Băng biển Cát-spiên tăng cao hà tiến triển nhanh 16 inch mưa đạt cực đại. 1600 Băng hà tiến triển Mưa nhiều, Lượng mưa khá Tương đối khô rất nhanh mực nước biển Cát- nhiều spiên tăng cao 15 inch 1700 Tây Âu khô hạn. Gần giống hiện nay Tác dụng của băng hà lớn nhất Mưa nhiều Tương đối khô 1800 Lạnh, mưa tương Mưa nhiều, mực nước Mưa nhiều đối nhiều biển Cát-spiên khá cao Tương đối khô 1900 Băng hà rút đi rất Mưa nhiều, mực nước Tương đối khô nhanh biển Cát-spiên hạ thấp Khô hạn 3.2.3. Biến đổi khí hậu thời đại ngày nay (a) Biến đổi khí hậu đầu thế kỷ XX Vấn đề biến đổi khí hậu đầu thế kỷ XX, Rútkốpskaia đã giới thiệu 2 quan điểm khác nhau: quan điểm thứ nhất cho rằng từ đầu thế kỷ tới nay nhiệt độ không khí liên tục tăng, mùa đông tăng rõ rệt nhất. Một quan điểm nữa cho rằng, nhiệt độ không khí chỉ tăng đến những năm thập kỹ 40 thế kỷ XX, sau đó thời kỳ ấm dần ở vĩ độ cao Bắc bán cầu đã kết thúc. Kônhipôvich (1921) đã chú ý đến nhiệt độ nước biển Basensơ từ năm 1919 bắt đầu tăng cao: nhiệt độ 1919-1928 cao hơn nhiệt độ 1912-1918 khoảng 0.8 0C, băng ở biển bắc cực cũng giảm. Theo sulighin (1953) và Rôđêoan (1953), biển Bắc hải và biển Bắc cực các năm 1931-1950 ấm hơn các năm 1901-1930 khoảng 0,4 0C. Anôsva (1955) căn cứ vào số liệu quan trắc từ năm 1771 đến năm 1950 phát hiện thấy thời kỳ đóng băng trên song Đa-u-ga-va cứ 10 năm rút ngắn khoảng hơn 2 tuần. Ru-bin-sten (1946) cho rằng, nhiệt độ ở nhiều khu vực đều tăng cao. Ví dụ, ở Spi-sưpếch nhiệt độ trung bình các năm 1930-1938 cao hơn trị số trung bình nhiều năm 1,53,50C. Ở Upenivich (Tây Greenland) năm 1926-1936 cũng có tình trạng tương tự. Lysgaard (1949) so sánh nhiệt độ trung bình tháng I và tháng VII ở Greenland trong vòng 30 năm trước (1881-1910) với 30 năm sau (1911-1940) đã thấy rằng, vùng Bắc Á và Bắc Mỹ nhiệt độ tăng 2-30C. Ngược lại, vùng Đông Á và Châu Úc nhiệt độ lại giảm. Vilett (1950) căn cứ vào nhiệt độ đo được của nhiều trạm khí tượng, tiến hành vẽ đường biểu diễn xu thế nhiệt độ ở các đới vĩ độ đã phát hiện thấy từ sau năm 1885, nhiệt độ có xu thế tăng lên. Xu thế này biểu hiện rõ nhất ở các vùng vĩ độ cao và địa cực Bắc bán cầu, càng về phía Nam thì xu thế càng giảm đi. (b) Những thông báo mới đây về biến đổi khí hậu Theo quan điểm của Tổ chức khí tượng thế giới (WMO), biến đổi khí hậu là sự vận động bên trong hệ thống khí hậu, do những thay đổi kết cấu hệ thống hoặc trong mối quan hệ tương tác giữa các thành phần của nó do các ngoại lực hoặc do hoạt động của con người. Năm 1995, khi đánh giá hệ thống khí hậu toàn cầu của Tổ chức khí tượng thế giới (WMO) vẫn chưa thể đưa ra một vấn đề gì về biến đổi khí hậu ngoài việc kết luận những những biến động dị thường về khí hậu chỉ xảy ra trong những khoảng thời gian ngắn so với động thái hoàn lưu tổng thể, chưa có những xu thế biến đổi dài hạn. Năm 1998 Tổ chức khí tượng thế giới (WMO) đã có báo cáo về xu thế nóng lên với những minh chứng về biến đổi khí hậu dài hạn. Các tài liệu quan trắc được về trạng thái đóng băng ở biển Bắc và Nam cực, thời gian xuất hiện băng và băng tan trên mặt hồ ở phần châu Âu nước Nga, Ucraina, các nước vùng Baltic, sự thu hẹp diện tích đóng băng trên các đỉnh núi trong thế kỷ XX và sự gia tăng nhiệt độ của phần đất đóng băng vĩnh cửu đã cho phép khẳng định sự biến đổi khí hậu hiện nay. Sự dao động đáng kể của khí hậu hàng năm đã phát hiện thấy ở một vài nơi, đặc biệt là vùng nhiệt đới với sự gia tăng cường độ các yếu tố khí hậu. Cũng đã phát hiện được các dòng nước biển và nhiệt độ nước biển đóng vai trò lớn trong cơ chế biến đổi khí hậu. Các hệ thống gió quy mô lớn ở vùng nhiệt đới và các dòng hải lưu dưới biển kèm theo sự biến đổi nhiệt độ nước biển đã tạo nên chu trình nhiễu động Nam Bán Cầu (SO). Bằng chứng mới nhất là tần suất của ENSO và cường độ hoạt động của nó trong thời gian gần đây gia tăng đáng kể. Điều này có quan hệ tới sự nóng lên trên phạm vi toàn cầu từ giữa thập kỷ 70 thế kỷ XX. Các hoạt động con người, trước hết là việc đốt nhiên liệu hóa thạch gia tăng và việc làm thay đổi độ che phủ thực vật trên mặt đất đã dẫn đến sự thay đổi thành phần khí quyển và các tính chất hấp thụ bức xạ của bề mặt trái đất. Báo cáo đánh giá lần thứ 3 của Ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) đã nêu lên những chứng cứ khẳng định ảnh hưởng hoạt động của con người với biến đổi khí hậu (báo cáo lần thứ 2, 1995 chưa khẳng định được). Sự gia tăng nồng độ các khí nhà kính đóng góp cơ bản vào các sự kiện nóng lên toàn cầu trong vòng 50 năm qua. Dự thảo báo cáo lần thứ 3 của Ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) đưa ra những rủi ro chính xếp theo thứ tự giảm dần độ tin cậy dự báo như sau: - Làm trầm trọng thêm tính dễ bị tổn thương đối với các hiện tượng khí hậu cực đoan như khô hạn, lũ lụt…. Sản lượng cây trồng và thủy sản bị đe dọa bởi tổ hợp các ức chế về nhiệt độ, độ ẩm, nước biển dâng, sự gia tăng lụt lội, gió mạnh, xoáy thuận nhiệt đới mạnh. Các châu thổ và vùng trũng ven biển bị ngập chìm dưới biển do nước biển dâng. Lượng nước ngọt dự trữ bị cạn kiệt do biến đổi khí hậu. Cường độ mưa tăng trong mùa mưa làm tăng những vùng bị lũ lụt, những vùng bị hạn thì bị xói mòn đất và chịu tác động bởi hạn hán nặng nề hơn. Bão và xoáy thuận nhiệt đới sẽ mạnh hơn. Dịch bệnh sẽ gia tăng do điều kiện ấm hơn và ẩm hơn. Đa dạng sinh học bị đe dọa trầm trọng hơn do việc thay đổi sử dụng đất, độ che phủ giảm và áp lực của dân số tăng lên. 3.3. Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu Nguyên nhân của biến đổi khí hậu theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học bao gồm 2 nguyên nhân chính, đó là nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo. Biến đổi khí hậu là một hiện tượng xảy ra trong quá khứ kéo dài đến hiện tại. Trong thời kỳ địa chất, nguyên nhân chính là do các nhân tố tự nhiên. Biến đổi khí hậu hiện đại, nguyên nhân chính là do tác động của con người gây ra. Biến đổi khí hậu liên quan đến hiện tượng nóng lên của trái đất. Có hai quan điểm về sự nóng lên của trái đất: • Quan điểm 1: Quan điểm này được đại đa số các nhà khoa học nhất trí, đó là việc tăng hàm lượng CO2 và các loại khí thải tạo hiệu ứng nhà kính do hoạt động con người gây ra trong bầu khí quyển Trái đất. Nguyên nhân này chiếm 90%, thậm chí 99% mức gia tăng của nhiệt độ của bề mặt trái đất. Mối liên quan giữa quá trình gia tăng hàm lượng CO2 và các khí thải gây hiệu ứng nhà kính khác do con người gây ra với sự gia tăng nhiệt độ bề mặt trái đất đã được chứng minh qua các số liệu mấy thế kỷ và nhất là trong vài thập kỷ gần đây. Các công trình nghiên cứu áp dụng công nghệ hiện đại cho thấy suốt thiên nhiên kỷ trước khi có cuộc cách mạng công nghiệp, hàm lượng khí CO2 trong khí quyển dao động ở mức 280 ppm . Tuy nhiên tính từ đầu thế kỷ XIX đến nay hàm lượng đó đã tăng liên tục đến 360 ppm [66]. Số liệu quan trắc trong 4 thập kỷ gần đây cho thấy, cứ mỗi thập kỷ hàm lượng CO2 trong khí quyển lại tăng 4%. Nói cách khác, hiệu ứng nhà kính do khí CO2 gây ra là quá mức cần thiết, gây tăng nhanh nhiệt độ bề mặt địa cầu kéo theo nhiều tác động như đã nói trên. • Quan điểm 2: Quan điểm này tuy thừa nhận vấn đề gia tăng nhiệt độ do hiệu ứng nhà kính, song cho rằng cần nhấn mạnh hơn đến chu kỳ nóng lên của trái đất do hoạt động nội tại bên trong. Hiện tượng nhiệt độ bề mặt trái đất nóng lên và lạnh đi vốn là hiện tượng tự nhiên xảy ra có tính chu kỳ trong lịch sử hình thành và phát triển Trái đất. Hiện nay, trong thời kỳ hiện đại nguyên nhân của biến đổi khí hậu được hiểu theo nhiều quan điểm khác nhau cũng như do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó nguyên nhân chính vẫn là do hoạt động của con người và một phần do sự thay đổi và cách vận hành các hoạt động tuần hoàn của trái đất. Vì vậy các hoạt động theo quy luật tự nhiên chúng ta rất khó để có thể can thiệp. Tuy nhiên những nguyên nhân do hoạt động của con người thì chúng ta có thể điều chỉnh ngay từ bây giờ để có thể giảm thiểu sự phát thải các loại khí nhà kính. Qua nhiều nghiên cứu của các chuyên gia, nguyên nhân của BĐKH rất phức tạp và đa dạng, bao gồm cả nguyên nhân tự nhiên và nguyên nhân nhân tạo (Báo cáo con người 2007/2008). Biến đổi khí hậu liên quan đến hiện tượng nóng lên của trái đất. Có hai quan điểm về sự nóng lên của trái đất: • Quan điểm được đại đa số các nhà khoa học nhất trí, đó là việc tăng hàm lượng CO2 và các loại khí thải tạo hiệu ứng nhà kính do hoạt động con người gây ra trong bầu khí quyển Trái đất. Nguyên nhân này chiếm 90%, thậm chí 99% mức gia tăng của nhiệt độ của bề mặt trái đất. Mối liên quan giữa quá trình gia tăng hàm lượng hàm lượng CO2 và các khí thải gây hiệu ứng nhà kính khác do con người gây ra với sự gia tăng nhiệt độ bề mặt trái đất đã được chứng minh qua các số liệu mấy thế kỷ và nhất là trong vài thập kỷ gần đây. Các công trình nghiên cứu áp dụng công nghệ hiện đại cho thấy suốt thiên nhiên kỷ trước khi có cuộc cách mạng công nghiệp, hàm lượng khí CO2 trong khí quyển dao động ở mức 280 ppm. Tuy nhiên tính từ đầu thế kỷ XIX đến nay hàm lượng đó đã tăng liên tục đến 360 ppm. Số liệu quan trắc trong 4 thập kỷ gần đây cho thấy, cứ mỗi thập kỷ hàm lượmg CO2 trong khí quyển lại tăng 4%. Nói cách khác, hiệu ứng nhà kính do khí CO2 gây ra là quá mức cần thiết, gây tăng nhanh nhiệt độ bề mặt địa cầu kéo theo nhiều hệ luỵ như đã nói trên. • Quan điểm thừa nhận vấn đề gia tăng nhiệt độ do hiệu ứng nhà kính, song cho rằng cần nhấn mạnh hơn đến chu kỳ nóng lên của trái đất do hoạt động nội tại. Hiện tượng nhiệt độ bề mặt trái đất nóng lên và lạnh đi vốn là hiện tượng tự nhiên xảy ra có tính chu kỳ trong lịch sử hình thành và phát triển Trái đất. Nguyên nhân BĐKH được hiểu theo nhiều quan điểm khác nhau cũng như do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó nguyên nhân chính vẫn là do hoạt động của con người và một phần do sự thay đổi và cách vận hành các hoạt động tuần hoàn của trái đất. Vì vậy, các hoạt động theo quy luật tự nhiên chúng ta rất khó để có thể can thiệp. Tuy nhiên những nguyên nhân do hoạt động của con người thì chúng ta có thể điều chỉnh ngay từ bây giờ để có thể giảm thiểu sự phát thải các loại khí nhà kính. 3.4. Biểu hiện của biến đổi khí hậu. 3.4.1. Biểu hiện chung của biến đổi khí hậu - - Sự nóng lên của khí quyển và trái đất nói chung Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con người và các sinh vật trên trái đất. Sự dâng cao mực nước biển do tan băng dẫn tới sự ngập úng của các vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển. Sự di chuyển các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng sinh thái khác nhau của trái đất dẫn tới nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con người. Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hóa khác. Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần của thủy quyển, sinh quyển, các địa quyển. Các quốc gia trên thế giới đã họp tại New York ngày 9/5/1992 và đã thông qua Công ước Khung về Biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc. Công ước này đã đặt ra mục tiêu ổn định các nồng độ khí quyển ở mức có thể ngăn ngừa được sự can thiệp của con người đối với hệ thống khí hậu. Mức phải đạt nằm trong một khung thời gian đủ để các hệ sinh thái thích nghi một cách tự nhiên với sự thay đổi khí hậu, bảo đảm việc sản xuất lương thực không bị đe dọa và tạo khả năng cho sự phát triển kinh tế tiến triển một cách bền vững. 3.4.2. Biển hiện của biến đổi khí hậu và nước biển dâng ở Việt Nam. - - - Nhiệt độ: Trong 50 năm qua (1958 - 2007), nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam tăng lên khoảng từ 0,50C đến 0,70C. Nhiệt độ mùa đông tăng nhanh hơn nhiệt độ mùa hè và nhiệt độ ở các vùng khí hậu phía Bắc tăng nhanh hơn ở các vùng khí hậu phía Nam. (Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, Bộ TNMT, 2008). Lượng mưa: Trên từng địa điểm, xu thế biến đổi của lượng mưa trung bình năm trong 9 thập kỷ vừa qua (1911 - 2000) không rõ rệt theo các thời kỳ và trên các vùng khác nhau: có giai đoạn tăng lên và có giai đoạn giảm xuống. Lượng mưa năm giảm ở các vùng khí hậu phía Bắc và tăng ở các vùng khí hậu phía Nam. Tính trung bình trong cả nước, lượng mưa năm trong 50 năm qua (1958 - 2007) đã giảm khoảng 2% (Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, Bộ TNMT, 2008). Không khí lạnh: Số đợt không khí lạnh ảnh hưởng tới Việt Nam giảm đi rõ rệt - trong hai thập kỷ qua. Tuy nhiên, các biểu hiện dị thường lại thường xuất hiện mà gần đây nhất là đợt không khí lạnh gây rét đậm, rét hại kéo dài 38 ngày trong tháng 1 và tháng 2 năm 2008 ở Bắc Bộ (Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, Bộ TNMT, 2008). Bão: Những năm gần đây, bão có cường độ mạnh xuất hiện nhiều hơn. Quỹ đạo bão có dấu hiệu dịch chuyển dần về phía nam và mùa bão kết thúc muộn hơn, nhiều cơn bão có đường đi dị thường hơn (Hình 1) (Thông báo đầu tiên của Việt Nam cho Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu, Bộ TNMT,2003). Hình 1.1: Quỹ đạo của bão ở Tây Bắc Thái Bình Dương - - Mưa phùn: Số ngày mưa phùn trung bình năm ở Hà Nội giảm dần từ thập kỷ 1981 - 1990 và chỉ còn gần một nửa (15 ngày/năm) trong 10 năm gần đây (Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu, 2003). Mực nước biển: Số liệu quan trắc tại các trạm hải văn dọc ven biển Việt Nam cho thấy tốc độ dâng lên của mực nước biển trung bình ở Việt Nam hiện nay là khoảng 3mm/năm (giai đoạn 1993 - 2008), tương đương với tốc độ tăng trung bình trên thế giới. Trong khoảng 50 năm qua, mực nước biển tại Trạm hải văn Hòn Dấu dâng lên khoảng 20cm (Hình 2) (Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, Bộ TNMT, 2008). Hình 1.2: Diễn biến của mực nước biển tại Trạm hải văn Hòn Dấu 3.5. Hậu quả của biến đổi khí hậu. Nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng khoảng 0,74 0C trong vòng 100 năm qua. Phân tích vai trò của biến đổi khí hậu trong từng sự kiện thời tiết là việc khó, song trên thực tế giới khoa học đã thấy rõ một số hậu quả. Trái đất nóng lên là hậu quả của một quá trình tích lũy lâu dài của khí nhà kính, chủ yếu là CO2 và CH4. Những khí này khi được thải vào bầu khí quyển sẽ "nhốt” hơi nóng của ánh mặt trời bên trong bầu khí quyển, vì vậy làm cho nhiệt độ trái đất tăng lên. Khi nói đến hiện tượng trái đất nóng lên, ta không nói đến việc nhiệt độ mùa hè năm nay nóng hơn năm ngoái, mà ta nói về biến đổi khí hậu, những thay đổi lớn làm ảnh hưởng đến môi trường sống, bầu khí quyển và khí hậu nói chung. Biến đổi khí hậu làm ảnh hưởng đến các hệ sinh thái trên trái đất và tác động trực tiếp đời sống hàng ngày của con người. 3.5.1. Sự thay đổi các hoạt động sinh lý của sinh vật, hệ sinh thái bị phá hủy Biến đổi khí hậu và lượng cacbon dioxite ngày càng tăng cao đang thử thách các hệ sinh thái của chúng ta. Các hậu quả như thiếu hụt nguồn nước ngọt, không khí bị ô nhiễm nặng, năng lượng và nhiên liệu khan hiếm, và các vấn đề y tế liên quan khác không chỉ ảnh hưởng đến đời sống của chúng ta mà còn là vấn đề sinh tồn. • Hoa nở sớm hơn, nhiều loài thực vật biến mất. Một nghiên cứu về thực vật xung quanh thành phố Concord, bang Massachusette Mỹ cho thấy, so với những thập kỷ cuối của thế kỷ XIX, thời điểm nở hoa của 43 loài cây phổ biến nhất trong khu vực này đến sớm hơn trung bình 10 ngày. Nhiều loài thực vật khác, bao gồm 15 loài phong lan biến mất. • Mùa sinh sản của động vật thay đổi Do nhiệt độ tăng, mùa sinh sản của chim cánh cụt đang thay đổi. Một nghiên cứu vừa được công bố vào tháng 3, chứng minh rằng chim cánh cụt Gentoo đã thích nghi rất nhanh với thời tiết ấm hơn, vì hoạt động sinh sản của chúng không phụ thuộc vào băng trên mặt biển như những loài chim cánh cụt khác. Chim cánh cụt không phải là những động vật đầu tiên thích nghi với biến đổi khí hậu. Nhiều trung tâm bảo vệ động vật tại Mỹ cho biết, họ số lượng mèo bị bỏ rơi tăng lên do mùa sinh sản của mèo kéo dài hơn. • Cuộc sống của gấu trắng khó khăn hơn Tốc độ tan băng nhanh ở Bắc Cực buộc nhiều con gấu trắng bơi liên tục trong hơn 12 ngày để kiếm mồi. Tỷ lệ tử vong của những gấu con tăng tới 45% nếu chúng phải bơi hơn 48 km, trong khi tỷ lệ đó chỉ là 18% nếu chúng bơi qua khoảng cách ngắn hơn. • Động vật khi chuyển lên cao hơn Nhiều loài động vật di chuyển tới vị trí cao hơn để thích nghi với sự tăng lên của nhiệt độ. Chẳng hạn, lượng tuyết trên các đỉnh núi giảm vào mùa đông cho phép nhưng con nai sừng tấm ở phía bắc bang Azirona, Mỹ kiếm thức ăn ở những sườn núi cao hơn trong suốt mùa đông. Nai sừng tấm ăn nhiều loại cây quan trọng đối với chim khiến số lượng chim giảm. • Tốc độ di chuyển của động vật tăng. Các loài động vật đang dịch chuyển khỏi sinh cảnh của chúng với tốc độ lớn chưa từng có: trung bình 17,6 km về phía hai cực của trái đất mỗi năm. Tốc độ dịch chuyển đạt mức lớn nhất ở những khu vực mà nhiệt độ tăng nhiều nhất. Chẳng hạn, loài chim Cetti đã di chuyển hơn 150km về hướng bắc trong hai thập kỷ qua. 3.5.2. Mất đa dạng sinh học Nhiệt độ trái đất hiện nay đang làm cho các loài sinh vật biến mất hoặc có nguy cơ tuyệt chủng. Khoảng 50% các loài động thực vật sẽ đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng vào năm 2050 nếu nhiệt độ trái đất tăng thêm từ 1,1 đến 6,4 độ C nữa. Sự mất mát này là do mất môi trường sống vì đất bị hoang hóa, do nạn phá rừng và do nước biển ấm lên. Các nhà sinh vật học nhận thấy đã có một số loài động vật di cư đến vùng cực để tìm môi trường sống có nhiệt độ phù hợp. Ví dụ như là loài cáo đỏ, trước đây chúng thường sống ở Bắc Mỹ thì nay đã chuyển lên vùng Bắc cực. Con người cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng. Tình trạng đất hoang hóa và mực nước biển đang dâng lên cũng đe dọa đến nơi cư trú của chúng ta. Và khi cây cỏ và động vật bị mất đi cũng đồng nghĩa với việc nguồn lương thực, nhiên liệu và thu nhập của chúng ta cũng mất đi. 3.5.3. Chiến tranh và xung đột Lương thực và nước ngọt ngày càng khan hiếm, đất đai dần biến mất nhưng dân số cứ tiếp tục tăng; đây là những yếu tố gây xung đột và chiến tranh giữa các nước và vùng lãnh thổ. Do nhiệt độ trái đất nóng lên và biến đổi khí hậu theo chiều hướng xấu đã dần làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Một cuộc xung đột điển hình do biến đổi khí hậu là ở Darfur. Xung đột ở đây nổ ra trong thời gian một đợt hạn hán kéo dài, suốt 20 năm vùng này chỉ có một lượng mưa nhỏ giọt và thậm chí nhiều năm không có mưa, làm nhiệt độ vì thế càng tăng cao. Theo phân tích của các chuyên gia, các quốc gia thường xuyên bị khan hiếm nước và mùa màng thất bát thường rất bất ổn về an ninh. Hoạt động quân sự tăng mạnh ở Bắc Cực: Khi băng ở Bắc Cực tan, cả thế giới đều quan tâm tới nhưng nguồn tài nguyên bên dưới băng. Cơ quan khảo sát Địa chất Mỹ ước tính Bắc Cực sở hữu 30% lượng khí đốt và 13% trữ lượng dầu mỏ chưa được phát hiện trên thế giới. Do đó, hoạt động quan sự tại Bắc Cực có xu hướng tăng. Mỹ, Nga, Đan Mạch, Phần Lan, Na Uy, Ireland, Thụy Điển và Canada-những nước có một phần lãnh thổ nằm trong Bắc Băng Dương – đã tổ chức nhiều cuộc đàm phán về an ninh tại Bắc Cực và các vấn đề biên giới. Nhiều nước, bao gồm Mỹ, đang đưa binh sĩ tới cực bắc của trái đất để chuẩn bị cho hoạt động tuần tra biên giới và phòng ngừa thảm họa khi sự hiện diện của con người tại Bắc Cực ngày càng nhiều. 3.5.4. Các tác hại đến kinh tế Các thiệt hại về kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra cũng ngày càng tăng theo nhiệt độ trái đất. Các cơn bão lớn làm mùa màng thất bát, tiêu phí nhiều tỉ đô la; ngoài ra, để khống chế dịch bệnh phát tán sau mỗi cơn bão lũ cũng cần một số tiền khổng lồ. Khí hậu càng khắc nghiệt càng làm thâm hụt các nền kinh tế. Các tổn thất về kinh tế ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống. Người dân phải chịu cảnh giá cả thực phẩm và nhiên liệu leo thang; các chính phủ phải đối mặt với việc lợi nhuận từ các ngành du lịch và công nghiệp giảm sút đáng kể, nhu cầu thực phẩm và nước sạch của người dân sau mỗi đợt bão lũ rất cấp thiết, chi phí khổng lồ để dọn dẹp đống đổ nát sau bão lũ, và các căng thẳng về đường biên giới. 3.5.5. Dịch bệnh Nhiệt độ tăng cùng với lũ lụt và hạn hán đã tạo điều kiện thuận lợi cho các con vật truyền nhiễm như muỗi, ve, chuột,… sinh sôi nảy nở, truyền nhiễm bệnh gây nguy hại đến sức khỏe của nhiều bộ phận dân số trên thế giới. Tổ chức WHO đưa ra báo cáo rằng các dịch bệnh nguy hiểm đang lan tràn ở nhiều nơi trên thế giới hơn bao giờ hết. Những vùng trước kia có khí hậu lạnh giờ đây cũng xuất hiện các loại bệnh nhiệt đới. Hàng năm có khoảng 150 ngàn người chết do các bệnh có liên quan đến biến đổi khí hậu, từ bệnh tim do nhiệt độ tăng quá cao, đến các vấn đề hô hấp và tiêu chảy. 3.5.6. Hạn hán Trong khi một số nơi trên thế giới chìm ngập trong lũ lụt triền miên thì một số nơi khác lại hứng chịu những đợt hạn hán khốc liệt kéo dài. Hạn hán làm cạn kiệt nguồn nước sinh hoạt và tưới tiêu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền nông nghiệp của nhiều nước. Hậu quả là sản lượng và nguồn cung cấp lương thực bị đe dọa, một lượng lớn dân số trên trái đất đang và sẽ chịu cảnh đói khát. Hiện tại, các vùng như Ấn Độ, Pakistan, và Châu Phi đang hứng chịu những đợt hạn hán, lượng mưa ở các khu vực này ngày càng thấp, và tình trạng này còn tiếp tục kéo dài trong vài thập kỷ tới. Theo ước tính, đến năm 2020, sẽ có khoảng 75 triệu đến 250 triệu người dân châu Phi thiếu nguồn nước sinh hoạt và canh tác, dẫn đến sản lượng nông nghiệp của lục địa này sẽ giảm khoảng 50%. 3.5.7. Bão lụt Nhiệt độ nước ở các biển và đại dương ấm lên là nhân tố tiếp thêm sức mạnh cho các cơn bão. Những cơn bão khốc liệt đang ngày một nhiều hơn. Trong vòng chỉ 30 năm qua, số lượng những cơn giông bão cấp độ mạnh đã tăng gần gấp đôi. 3.5.8. Những đợt nắng nóng gay gắt Các đợt nắng nóng khủng khiếp đang diễn ra thường xuyên hơn gấp khoảng 4 lần so với trước đây, và dự đoán trong vòng 40 năm tới, mức độ thường xuyên của chúng sẽ gấp 100 lần so với hiện nay. Hậu quả của các đợt nóng này là nguy cơ cháy rừng, các bệnh tật do nhiệt độ cao gây ra, và tất nhiên là đóng góp vào việc làm tăng nhiệt độ trung bình của trái đất. 3.5.9. Các núi băng và sông băng đang teo nhỏ Các núi băng và sông băng đang co lại. Những lãnh nguyên bao la từng được bao phủ bởi một lớp băng vĩnh cữu rất dày giờ đây được cây cối bao phủ. Lấy một ví dụ, các núi băng ở dãy Hy Mã Lạp Sơn cung cấp nước ngọt cho sông Hằng – nguồn nước uống và canh tác của khoảng 500 triệu người – đang co lại khoảng 37m mỗi năm. 3.5.10. Mực nước biển đang dâng lên Nhiệt độ ngày càng cao trên trái đất khiến mực nước biển đang dần dâng lên. Nhiệt độ tăng làm các sông băng, biển băng hay lục địa băng trên trái đất tan chảy và làm tăng lượng nước đổ vào các biển và đại dương. Các nhà khoa học đã tiến hành quan sát, đo đạc và nhận thấy rằng băng ở đảo băng Greenland đã mất đi một số lượng lớn, gây ảnh hưởng trực tiếp đến các đảo quốc hay các quốc gia nằm ven biển. Theo ước tính, nếu băng tiếp tục tan thì nước biển sẽ dâng thêm ít nhất 6m nữa vào năm 2100. Với mức này, phần lớn các đảo của Indonesia, và nhiều thành phố ven biển khác sẽ hoàn toàn biến mất. CÁC VẤN ĐỀ VỀ Ô NHIẾM MÔI TRƯỜNG Ô nhiễm môi trường (environmental pollution) là sự thay đổi thành phần và tính chất của môi trường, có hại cho các hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật. Thông thường sự an toàn của môi trường được qui định bởi các ngưỡng hay các giá trị giới hạn trong tiêu chuẩn môi trường, nên có thể nói "ô nhiễm môi trường là sự làm giảm tính chất môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường" (Theo Luật bảo vệ môi trường Việt Nam). Các chất mà sự có mặt của chúng gây ra sự ô nhiễm môi trường gọi là các tác nhân hay chất ô nhiễm (pollutants). 4. Ô nhiễm nước 4.1. Khái niệm, nguồn gốc, tác nhân và nguyên nhân sâu xa của ô nhiễm nước. 4.1.1. Khái niệm Ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và tính chất của nước, có hại cho hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật, do sự có mặt của các tác nhân quá ngưỡng cho phép. Hiến chương Châu Âu định nghĩa: "Sự ô nhiễm nước là một sự biến đổi nói chung do con người gây đối với chất lượng nước, làm ô nhiễm nước và gây nguy hại đối với việc sử dụng của con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghĩ ngơi - giải trí, cũng như đối với các động vật nuôi, các loài hoang dại" 4.1.2. Nguồn gốc Sự ô nhiễm nước có thể có nguồn gốc tự nhiên hay nhân tạo: - - Sự ô nhiễm có nguồn gốc tự nhiên là do nhiễm mặn, nhiễm phèn, gió, bão, lũ lụt...Nước mưa rơi xuống mặt đất, mái nhà, đường phố đô thị khu công nghiệp, kéo theo các chất bẩn xuống sông, hồ hoặc các sản phẩm của hoạt động sống của sinh vật, vi sinh vật kể cả các xác chết của chúng. Sự ô nhiễm này còn gọi là ô nhiễm không xác định được nguồn. Sự ô nhiễm nhân tạo chủ yếu do xả nước thải từ các vùng dân cư, khu công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và các phân bón trong nông nghiệp, các phương tiện giao thông vận tải, đặc biệt là giao thông vận tải đường biển. Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm người ta phân biệt ô nhiễm vô cơ, ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm vi sinh vật, cơ học hay vật lý (ô nhiễm nhiệt hoặc do các chất lơ lững không tan), ô nhiễm phóng xạ. Theo vị trí người ta phân biệt: ô nhiễm sông, ô nhiễm hồ, ô nhiễm biển, ô nhiễm mặt nước, ô nhiễm nước ngầm. Theo nguồn gây ô nhiễm người ta phân biệt: - Nguồn xác định: là các nguồn thải chúng ta có thể xác định được ví trí chính xác như cống thải nhà máy, khu công nghiệp, đô thị. - Nguồn không xác định: là các chất gây ô nhiễm phát sinh từ những trận mưa lớn kéo theo bụi bẩn, xói mòn đất đai,... và là nguồn những chất thải không thể xác định được gây ra như nước mưa chảy qua các khu dân cư, các cánh đồng đã bị ô nhiễm. 4.1.3. Tác nhân gây ô nhiễm nước Có rất nhiều tác nhân gây ô nhiễm nước, tuy nhiên để tiện lợi cho việc quan trắc và khống chế ô nhiễm nguồn nước, ta có thể phân chúng thành các nhóm cơ bản: - - - - - - - - - Các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học hoặc các chất tiêu thụ oxy: thuộc loại này có cacbohydrat, protein, chất béo,... Đây là các chất gây ô nhiễm phổ biến nhất có trong nước thải từ các khu dân cư, khu công nghiệp chế biến thực phẩm. Các chất hữu cơ bền vững: polychlorophenol (PCP), polychlorobiphenyl (PCB), các hydrocacbon đa vòng,... Các chất này thường có trong nước thải công nghiệp và nguồn nước chảy tràn qua các vùng nông, lâm nghiệp có sử dụng nhiều thuốc trừ sâu. Đây là các chất có độc tính cao đối với con người và sinh vật. Các kim loại nặng: hầu hết các kim loại nặng đều có độc tính cao đối với con người và các loại động vật có vú, lưỡng thê, bò sát, chim và tôm cá. Các kim loại nặng thường có trong nước thải công nghiệp là chì (Pb), thủy ngân (Hg), crôm (Cr), cadmi (Cd), asen (As), mangan (Mn) Các chất vô cơ: nhiều ion vô cơ có nồng độ rất cao trong nước tự nhiên, đặc biệt là nước biển. Trong nước thải từ các khu dân cư luôn có nồng độ tương đối cao các ion Cl-, CO3 2-, PO43-, Na+, K+ Dầu mỡ: là chất lỏng khó tan trong nước. Độc tính và tác động sinh thái của dầu mỡ phụ thuộc vào từng loại dầu. Hầu hết các loài thực, động vật đều bị tác hại bởi dầu mỡ. Các loài thủy sinh và cây ngập nước dễ bị chết do dầu mỡ ngăn cản quá trình hô hấp, quang hợp và cung cấp chất dinh dưỡng. Các chất phóng xạ: trong môi trường luôn có một lượng phóng xạ tự nhiên do hoạt động của con người hoặc từ các nguồn đất đá, núi lửa tạo nên. Các sự cố phóng xạ có khả năng gây tác hại nghiêm trọng đến con người và sinh vật chủ yếu do nổ hoặc rò rỉ các lò phản ứng nguyên tử. Các sinh vật gây bệnh: bao gồm vi trùng, siêu vi trùng, giun sán. Nguồn nước ô nhiễm do phân có thể có nhiều loại vi trùng, siêu vi trùng (virus), động vật đơn bào (Protozoa) và trứng giun sán gây bệnh. Các chất có mùi: nước có mùi là do các nguyên nhân sau: có chất hữu cơ từ cống rãnh khu dân cư, xí nghiệp chế biến thực phẩm; nước thải công nghiệp, hóa chất; sản phẩm từ sự phân hủy cây cỏ, rong tảo, động vật. Các chất rắn Các khí hòa tan 4.1.4. Nguyên nhân sâu xa của ô nhiễm nước Các nguyên nhân sâu xa của vấn đề ô nhiễm nước ở mức độ nghiêm trọng mang tính chất toàn cầu là: - Ưu tiên phát triển kinh tế bất chấp các hậu quả về mặt môi trường. Cho rằng việc thải bỏ các chất thải công nghiệp và sinh hoạt vào nước là không có vấn đề gì, nghĩa là có ít hoặc không gây ra những ảnh hưởng xấu. Thiếu kiến - - thức về các chất gây ô nhiễm xâm nhập vào nước ở đâu và như thế nào (ví dụ, các chất thải dưới đất sẽ xâm nhập vào nước ngầm) Thiếu hiểu biết về các chất gây ô nhiễm di chuyển trong lưu vực như thế nào. Thiếu hiểu biết về mối liên hệ giữa các hoạt động trong đất liền như canh tác và đốn gỗ với ô nhiễm vùng ven biển. Cho rằng đất ngập nước là "những vùng đất bỏ đi" và chúng cần được chuyển sang sử dụng vào những việc khác như làm đập, hoặc được nạo vét và lấp đi để sử dụng vào việc xây dựng. Thiếu luật pháp về việc loại thải các chất thải. Thiếu tiền để xây dựng các nhà máy xử lý nước thải. Sự gia tăng dân số và nhu cầu nước ngày càng gia tăng. Sự phân tán quyền lực. Thường thì một lưu vực nằm dưới nhiều quyền hạn chính trị khác nhau. Trong một số nước hay một số quốc gia, các tổ chức chịu trách nhiệm về nước sạch không kiểm soát được các hoạt động gây ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng nước 4.2. Quản lý và chống ô nhiễm các vực nước Cấp nước tập trung cùng hệ thống thoát nước đô thị, khu công nghiệp là một trong những điều kiện cơ bản đảm bảo vệ sinh môi trường. Rõ ràng là từ đây nảy sinh yêu cầu phải bảo vệ được các nguồn nước khỏi bị ô nhiễm bởi nước thải sinh hoạt và công nghiệp. Nguy cơ ô nhiễm môi trường nước đang diễn ra theo quy mô toàn cầu. Ngay từ năm 1963, tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã nhấn mạnh rằng: đặc điểm của ô nhiễm do hoá chất, thậm chí với hàm lượng rất nhỏ (vi lượng) là tác động rất chậm không nhận thấy ngay nhưng lại mạng tính chất mãn tính, phổ biến rộng khắp, cho nên nhiệm vụ quan trong là phải có các biện pháp phòng ngừa. Ở nhiều nước, kể cả các nước công nghiệp phát triển cũng chưa chắc khắc phục được các nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn đường ruột tức là các bệnh mà đường truyền bệnh chủ yếu bằng nước. Nước Anh là nước đầu tiên đề cập đến vấn đề quản lý và chống ô nhiễm các vực nước. Hiện nay hầu như tất cả các nước phát triển coi công tác quản lý tốt các vực nước và chống ô nhiễm nước là cần thiết. Các luật lệ vệ sinh môi trường chống ô nhiễm cho các vực nước đã ra đời ở quy mô quốc gia, quy mô vùng và cho toàn thế giới. Căn cứ vào chất lượng nước nguồn của các vực nước tự nhiên mà ta xác định các tiêu chuẩn cho phép thải nước thải vào các nguồn nước này. Nhìn chung người ta xây dựng các loại tiêu chuẩn liên quan đến môi trường nước như sau: - - - Tiêu chuẩn chất lượng nước nguồn dùng cho các mục đích như: cấp nước sinh hoạt cho dân cư đô thị, nông thôn, cho từng lĩnh vực hoạt động sản xuất nông nghiệp hay công nghiệp riêng biệt, nguồn nước dùng để vui chơi giải trí, thể dục thể thao, nuôi trồng thuỷ sản,... Tiêu chuẩn chất lượng nước cấp trực tiếp (sau khi xử lý nước nguồn) cho từng đối tượng trên chẳng hạn cấp nước cho ăn uống, sinh hoạt, công nghiệp, thực phẩm, cấp nước cho công nghiệp dệt, tẩy nhuộm,... Tiêu chuẩn chất lượng nước của dòng nước thải cho phép xả vào các vực nước tự nhiên như sông, hồ, biển,... Nguyên tắc quản lý chống ô nhiễm nước là "kẻ gây ra ô nhiễm, kẻ ấy phải xử lý" (thanh toán chi phí do ô nhiễm). Các điều lệ đều phải thể hiện được nguyên tắc này. 4.3. Các tiêu chuẩn và chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước hay mức độ ô nhiễm nước Khi nói về chất lượng nước dùng vào các mục đích khác nhau, người ta thường dùng thuật ngữ chỉ tiêu chất lượng nước. Các chỉ tiêu này đã được nghiên cứu và đề ra thành tiêu chuẩn. Khi nói về nước thải hay ô nhiễm nước thì người ta dùng thuật ngữ mức độ ô nhiễm nước. Để xác định chất lượng nước hay mức độ ô nhiễm nước, người ta dùng các thông số chất lượng nước: - - Các thông số vật lý: nhiệt độ, màu, mùi vị, độ dẫn điện, độ phóng xạ,...có thể được xác định bằng định tính hoặc định lượng. Các thông số hoá học: độ pH (độ axit hoặc độ kiềm), lượng chất lơ lửng, các chỉ số BOD, COD, oxy hoà tan (DO), dầu mỡ, clorua, sunphat, amôn, nitrit, nitrat, photphat, các nguyên tố vi lượng, kim loại nặng, thuốc trừ sâu, các chất tẩy rửa và nhiều loại chất độc khác. Các thông số sinh học: Coliform, Fecal streptococus, tổng số vi khuẩn hiếu khí, kỵ khí và các sinh vật gây bệnh. Để đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường nước, người ta thường dùng các chỉ tiêu hay thông số phổ biến là: - Chất lơ lửng Nhu cầu oxy sinh hoá BOD Nhu cầu ôxy hoá học COD Chất rắn lơ lửng (SS - Suspended Solids): là các chất không tan trong nước và được xác định bằng cách lọc một mẫu nước qua giấy lọc tiêu chuẩn. Cặn thu được trên giấy lọc sau khi sấy ở nhiệt độ 1050C cho đến khi khối lượng không đổi thì đem cân xác định khối lượng - đó được được gọi là lượng chất lơ lửng trong mẫu nước phân tích. Nhu cầu oxy sinh hoá (BOD - Biochemical Oxygen Demand): là lượng oxy cần thiết để oxy hoá (bởi vi sinh vật hiếu khí) các chất bẩn hữu cơ trong nước trong một khoảng thời gian xác định. Nó đặc trưng cho lượng chất hữu cơ dễ bị phân huỷ bởi các vi sinh vật hiếu khí. Thông thường đối với nước thải sinh hoạt, để phân huỷ hết các chất bẩn hữu cơ đòi hỏi thời gian 20 ngày - BOD 20 hay BOD toàn phần. Trong thực tế chúng ta chỉ xác định BOD5 tương ứng với 5 ngày đầu mà thôi. Nhu cầu oxy hoá học (COD - Chemical Oxygen Demand): là lượng oxy cần thiết để oxy hoá bằng hoá học các chất bẩn hữu cơ có trong nước. Đại lượng này đặc trưng cho tất cả các chất bẩn hữu cơ có trong nước. Có nhiều kỹ thuật đánh giá mức độ ô nhiễm nguồn nước dựa vào giá trị của các thông số chọn lọc. Các kỹ thuật này sử dụng các chỉ số (index) để thực hiện mức độ ô nhiễm. Có thể nêu một số chỉ số đang được công nhận như sau: - Chỉ số ô nhiễm dinh dưỡng (NPI): chỉ số này dựa vào kết quả quan trắc hàng - - - tháng các thông số: NH4+, NO3-, NO2-, tổng P, pH, chlorophyll, độ dẫn điện và độ đục. Chỉ số ô nhiễm hữu cơ (OPI): chỉ số này được tính kết quả quan trắc hàng tháng các thông số: NH4+, BOD, COD, nhiệt độ và DO. Chỉ số ô nhiễm công nghiệp (IPI): được sử dụng để đánh giá ô nhiễm do các tác nhân ô nhiễm vi lượng (trừ hóa chất bảo vệ thực vật): kim loại nặng, dầu mỡ, polyhydrocacbon thơm, phenol, cyanua, PCB.. không chỉ hòa tan trong nước mà có thể dính bám vào đất và thủy sinh. Chỉ số động vật đáy (BSI): BSI được sử dụng để đánh giá chất lượng nước thông qua việc quan trắc động vật đáy không xương sống lớn. Một trong những BSI hiện đang sử dụng ở Châu Âu để đánh giá mức độ ô nhiễm nguồn sông suối là hệ thống BMWP (Biological Monotoring Working Party). Hệ thống BMWP dựa theo điểm của động vật đáy trong mẫu thu được. Sự xuất hiện của ấu trùng một số động vật phù du họ (Ephemeridae) được cho điểm 10 (nước sạch không ô nhiễm), còn nếu trong nguồn nước có các loại giun nhiều tơ sẽ được cho điểm 1 (nước bị ô nhiễm nặng). Khoảng cách giữa 1 và 10 là các mức độ ô nhiễm khác nhau. Chỉ số đa dạng sinh học (BDI): BDI được sử dụng để đánh giá đa dạng thủy sinh vật dựa vào quan trắc thực địa. Trên cơ sở chất lượng nước của các lưu vực nước tự nhiên, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tiêu chuẩn gây hại cho sức khoẻ của con người, của các sinh vật sống trong nước mà các quốc gia đều đưa ra tiêu chuẩn chất lượng nước của quốc gia mình. Bảng 2.1. Đánh giá tổng hợp chất lượng nguồn nước mặt T T Trạng thái pH nước nguồn NH4+, mg/l NO3-, mg/l 1 Nước rất sạch < 0,05 2 Nước sạch 3 Nước hơi bẩn 6-9 0,4 - 1,5 0,3 - 1,0 4 Nước bẩn 5-9 1,5 - 3,0 5 Nước bẩn nặng 6 Nước rất bẩn PO43-, mg/l O2bão hòa % COD, mg/l BOD5 , mg/l 100 6 2 100 6 - 20 2–4 0,05 - 0,1 50 -90 20 -50 4–6 1-4 0,1 - 0,15 20 – 50 50 - 70 6–8 4 - 9,5 3,0 - 5,0 4-8 0,15 - 0,3 5 – 20 70-100 8- 10 3 - 10 >8 > 0,3 100 10 7-8 < 0,1 < 0,01 6,5 - 8,5 0,05 - 0,4 0,1 - 0,3 0,01 - 0,05 > 5,0 4.4. Khả năng tự lọc sạch của nước Nước trong các vực nước tự nhiên đều có một đặc tính mà ta gọi là khả năng tự lọc sạch tức là khả năng mà vực nước đó khi bị ô nhiễm trong một giới hạn nhất định sau một thời gian lại phục hồi được như trạng thái trước lúc ô nhiễm. Khả năng này khác nhau tùy từng loại vực nước như ở sông thì lớn hơn ở hồ. Hiện tượng tự lọc sạch của nước tự nhiên là khi có các chất ô nhiễm thải vào trong nước sẽ diễn ra nhiều quá trình lý hóa sinh học để tái lập lại trạng thái tương tự như ban đầu. Đó là các quá trình hấp thụ các kim loại nặng bởi các chất vẩn hữu cơ, loại trừ, phân hủy và tích tụ các chất hữu cơ và các chất khác, lắng đọng các chất vẩn vô cơ và hữu cơ xuống đáy, vô cơ hóa các chất hữu cơ không bền vững, tăng hàm lượng O 2 hòa tan do quang hợp của tảo và cây thủy sinh, hủy diệt các vi khuẩn hoại sinh và gây bệnh. Trong quá trình tự lọc sạch của nước, vi sinh vật giữ vai trò quan trọng. Tham gia vào quá trình này chủ yếu phải kể là các vi sinh vật (vi khuẩn phân hủy hợp chất N, P, S...), các tảo và cây thủy sinh (quang hợp), các động vật ăn các chất vẩn hữu cơ, các sinh vật có khả năng tích tụ chất độc trong cơ thể, trong số này chủ yếu là các loài tảo, động vật không xương sống cở nhỏ với số lượng lớn. Sinh vật tham gia vào làm sạch nước thông qua các quá trình: vô cơ hóa các chất hữu cơ trong nước, tích tụ chất độc vào cơ thể, loại trừ chất độc ra khỏi vực nước. Sự vô cơ hóa các chất hữu cơ trong nước ô nhiễm là do hoạt động của các vi sinh vật, chế độ nước chảy và sự quang hợp của tảo và cây thủy sinh đã làm cho hàm lượng O 2 hòa tan trong nước tăng giúp thuận lợi cho quá trình này. Trong quá trình vô cơ hóa các chất hữu cơ, một phần được chính các vi sinh vật này dùng cho sinh trưởng. Nhiều ấu trùng động vật, động vật cở nhỏ cũng ăn trực tiếp các chất vụn hữu cơ. Một quá trình tự lọc sạch có ý nghĩa quan trọng là các sinh vật hấp thụ và tích lũy các chất độc vào cơ thể mình. Tảo và các cây thủy sinh ví dụ như bèo Nhật Bản khả năng này rất lớn. Các sinh vật còn loại trừ chất bẩn và các chất độc ra khỏi tầng nước trong thủy vực bằng cách sau khi chúng ăn các chất bẩn và chất độc đó rồi chúng thải ra ngoài dưới dạng phân và sau cùng lắng xuống đáy. Các loài thân mềm, nhiều động vật không xương sống ở đáy kể cả cá,... đã tham gia tích cực vào quá trình này. 4.5. Ô nhiễm nước và quản lý chất lượng nước ở nước ta Việt Nam có tài nguyên nước khá phong phú, công nghiệp hoá và đô thị hoá ở nước ta tuy chưa phát triển nhưng nhiều vùng đô thị và khu công nghiệp đã bị ô nhiễm nước. Nước ở thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Mình, Hải Phòng, Đà Nẵng,... đều bị ô nhiễm. Các khu công nghiệp cũng đã gây ô nhiễm cho các sông ở những đoạn tương ứng với chúng (Việt Trì, Bắc Giang, Phả Lại,...). Theo Báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam 2005, ô nhiễm nước tuy chưa có tính chất nghiêm trọng ở quy mô toàn quốc nhưng đã đáng lo ngại ở nhiều địa phương, đặc biệt là các đô thị và khu công nghiệp. Môi trường nước lục địa: nước lục địa bao gồm nguồn nước mặt và nước dưới đất. Nước mặt phân bố chủ yếu trong hệ thống sông suối, hồ ao, kênh rạch và các hệ thống tiêu thoát nước trong nội thành nội thị. Nước dưới đất hay còn gọi là nước ngầm là tầng nước tự nhiên chảy ngầm trong lòng đất qua nhiều tầng đất đá, có cấu tạo địa chất khác nhau. Hiện nay, vấn đề ô nhiễm nước mặt, nước dưới đất đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, đặc biệt tại các lưu vực sông và các sông nhỏ kênh rạch trong các nội thành nội thị. Nước dưới đất cũng có hiện tượng bị ô nhiễm và nhiễm mặn cục bộ. • - Các nguồn gây ô nhiễm nước lục địa bao gồm: Khai thác và sử dụng quá mức tài nguyên nước mặt nước ngầm Nước thải đô thị và khu công nghiệp Nước thải từ hoạt động nông nghiệp và nước thải từ các nguồn khác tại nông thôn • Diễn biến ô nhiễm nước: Diễn biến ô nhiễm nước mặt: Theo các kết quả quan trắc, chất lượng nước ở thượng lưu của hầu hết các con sông chính ở Việt Nam còn khá tốt, trong khi mức độ ô nhiễm ở hạ lưu các con sông này ngày càng tăng do ảnh hưởng của các đô thị và các cơ sở công nghiệp. Đặc biệt, mức độ ô nhiễm tại các sông tăng cao vào mùa khô khi lưu lượng nước đổ về các sông giảm. Hàm lượng các thông số BOD5, N-NH4+, chất rắn lơ lững cũng như một số thông số khác vượt mức tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Diễn biến ô nhiễm nước ngầm: Việc khai thác nước dưới đất của một số hộ gia đình và một số công trình khai thác không được quản lý và quy hoạch cụ thể đã dẫn đến hiện tượng nước ngầm bị nhiễm mặn nhiều nơi. Việc khai thác nước quá mức và không có quy hoạch đã làm cho mực nước ngầm bị hạ thấp. Hiện tượng này thấy nhiều ở các khu vực đồng bằng Bắc bộ và đồng bằng Sông Cửu Long. Tình trạng rõ rệt nhất của ô nhiễm nước ngầm là ô nhiễm các chất dinh dưỡng do ngấm xuống từ nước thải, rác thải, phổ biến ở các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Tp. Hồ Chí Minh. Một số nơi cũng bị nhiễm vi khuẩn, kim loại độc (ví dụ As) Ô nhiễm môi trường nước tác động trực tiếp đến sức khỏe, là nguyên nhân gây các bệnh như tiêu chảy (do vi rút, vi khuẩn, vi sinh vật đơn bào), lỵ trực trùng, tả, thương hàn, viêm gan A, giun sán. Các bệnh này gây suy dinh dưỡng, làm thiếu máu, thiếu sắt, gây kém phát triển, tử vong, nhất là ở trẻ em. Có đến 88% trường hợp bệnh tiêu chảy là do thiếu nước sạch, vệ sinh môi trường kém. Môi trường biển: nhìn chung, chất lượng nước ở các vùng biển và ven biển vẫn còn nằm trong tiêu chuẩn cho phép, trừ một số vùng cửa sông và vùng ven biển nơi có các khu dân cư đô thị tập trung, các cơ sở công nghiệp, các cảng biển. Tuy nhiên, nguy cơ ô nhiễm biển đang ngày càng biểu hiện rõ nét bởi các hoạt động của con người. Biển là nơi tiếp nhận phần lớn các chất thải từ lục địa theo các sòng chảy sông suối, các chất thải từ các hoạt động trên biển như khai thác dầu mỏ, vận tải trên biển, rửa các tàu chở dầu, tai nạn tàu biển,... Biển bị ô nhiễm khá đa dạng và có thể chia thành một số dạng như sau: - - Gia tăng nồng độ các chất gây ô nhiễm trong nước biển như dầu mỏ, các kim loại nặng, các chất hữu cơ, các hóa chất độc hại,... Gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm tích tụ trong trầm tích trong đáy biển. Suy thoái hệ sinh thái biển như hệ sinh thái san hô, hệ sinh thái rừng ngập mặn,... làm suy giảm trữ lượng các loài sinh vật biển và giảm đa dạng sinh học biển. Xuất hiện các hiện tượng như thủy triều đỏ, tích tụ các chất ô nhiễm trong các sinh vật biển và các sản vật lấy từ biển. Các nguồn ô nhiễm biển là: - Hoạt động trong các khu dân cư đô thị ven biển Hoạt động công nghiệp tập trung tại khu vực ven biển Hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản Hoạt động giao thông vận tải và sự cố tràn dầu Khai thác khoáng sản Hoạt động du lịch và dịch vụ tại các khu du lịch và các khu nghỉ dưỡng ven biển Diễn biến ô nhiễm nước biển: ô nhiễm nước biển được xác định bởi một số thông số đặc trưng là chất rắn lơ lững, độ đục, hàm lượng nitrit (NO 2), nitrat (NO3), hàm lượng phốt pho, kim loại nặng, hàm lượng dầu và chỉ số coliform. Theo các số liệu quan trắc môi trường vùng biển và ven biển, hàm lượng các chất rắn lơ lững, nitrit, nitrat, kim loại nặng (Zn), dầu trong nước, coliform đã cao hơn giá trị cho phép từ 1,5 đến 5 lần. Các thông số khác như hàm lượng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật và một số kim loại nặng khác (Cu, Pb, Cd, As, Hg) có giá trị thấp hơn giá trị cho phép. Ô nhiễm biển, đặc biệt là ô nhiễm kim lọa nặng, dầu mỡ và hóa chất độc hại gây ảnh hưởng đến phát triển kinh tế biển. Ô nhiễm biển ở các bãi tắm và các điểm du lịch và sự xuống cấp của cảnh quan thiên nhiên hoang dã đã, đang và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển du lịch vùng ven biển nước ta. Nước ven biển bị ô nhiễm chất rắn lơ lững cũng gây tác động xấu đến hoạt động du lịch, nghỉ dưỡng biển, làm giảm lượng khách du kịch đến vùng biển. Về các biện pháp kiểm soát ô nhiễm nước Trong các công cụ quản lý, sau khi có Luật Bảo vệ môi trường (1/1994) và Nghị định 175 CP hướng dẫn thi hành luật (10/1994), Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường đã ban hành các Tiêu chuẩn Môi trường (1995), trong đó có các tiêu chuẩn chất lượng nước như: - TCVN 5942 - 1995: Chất lượng nước - Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt. TCVN 5943 - 1995: Chất lượng nước - Tiêu chuẩn chất lượng nước ven bờ. TCVN 5944 - 1995: Chất lượng nước - Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm. TCVN 5945 - 1995: Nước thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải. Tuy nhiên vấn đề thực thi pháp luật, ví dụ xử phạt hành chính hành vi gây ô nhiễm nước theo Nghị định 26 CP của Thủ tướng chính phủ chưa được áp dụng đầy đủ vào thực tiễn. Nhiều chương trình, dự án cấp quốc tế, quốc gia và địa phương liên quan đến kiểm soát ô nhiễm nước đã được triển khai mang lại hiệu quả khả quan. Ví dụ, với sự giúp đỡ của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc trước đây và hoạt động của Chương trình quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường, hiện nay, việc giải quyết nước sinh hoạt cho nông thôn đã đạt được kết quả khả quan: tính trung bình toàn quốc đã có khoảng 30 - 40 % số hộ nông thôn dùng nước hợp vệ sinh. Về các giải pháp kỹ thuật, nói chung chúng ta đang còn triển khai chậm việc xây dựng các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, công nghiệp, mới có chủ yếu ở các cơ sở sản xuất có vốn đầu tư lớn, trong các khu CN,... chưa triển khai sản xuất sạch hơn - giải pháp giảm chất thải ngay từ khâu sản xuất. 5. Ô nhiễm không khí 5.1. Định nghĩa và các nguồn gây ô nhiễm không khí Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự tỏa mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi). Thuật ngữ "vật gây ô nhiễm không khí" thường được sử dụng để chỉ các phần tử bị thải vào không khí do kết quả hoạt động của con người và tự nhiên gây tác hại xấu đến sức khoẻ con người, các hệ sinh thái và các vật liệu khác nhau. Các "vật gây ô nhiễm không khí" có thể ở thể rắn (bụi, mồ hóng, muội than), ở hình thức giọt (sương mù quang hoá) hay thể khí (SO2, NO2, CO,...) Có hai nguồn gây ra ô nhiễm cơ bản đối với môi trường không khí đó là nguồn do thiên nhiên và nguồn do các hoạt động của con người: 5.1.1. Nguồn gây ô nhiễm do thiên nhiên - - - - Phun núi lửa: núi lửa phun ra những nham thạch nóng và nhiều khói bụi giàu sulfua, mêtan và những loại khí khác. Không khí chứa bụi lan tỏa đi rất xa vì nó được phun lên rất cao. Cháy rừng: các đám cháy rừng và đồng cỏ bởi các quá trình tự nhiên như sấm chớp, cọ sát giữa thảm thực vật và cỏ khô. Các đám cháy này thường lan truyền rộng, phát thải nhiều bụi và khí. Bão bụi gây ra do gió mạnh và bão: mưa bào mòn đất sa mạc và đất trồng và gió thổi tung lên thành bụi. Nước biển bốc hơi cùng với sóng biển tung bọt mang theo bụi muối lan truyền vào không khí. Các quá trình thối rữa của các động vật và thực vật chết ở tự nhiên cũng thải ra các chất khí ô nhiễm. Các phản ứng hóa học giữa các khí tự nhiên hình thành các khí sulfua, nitric, các loại muối... 5.1.2. Nguồn ô nhiễm do hoạt động của con người Người ta phân ra: • Nguồn ô nhiễm do công nghiệp Các ống khói của các nhà máy trong quá trình sản xuất do đốt nhiên liệu đã thải vào môi trường các chất khí như: SO2, CO2, CO,..., bụi và các khí độc hại khác. Hoặc các chất khí bị bốc hơi, rò rỉ thất thoát trong dây chuyền sản xuất, trên các đường dẫn, đã thải vào không khí rất nhiều chất khí độc hại. Đặc điểm của chất thải công nghiệp là có nồng độ chất độc hại cao và tập trung, Đăc biệt là các ngành công nghiệp năng lượng, công nghiệp dầu khí, công nghiệp hoá chất, công nghiệp luyện kim, công nghiệp cơ khí, công nghiệp vật liệu xây dựng và các ngành công nghiệp nhẹ.. gây ô nhiễm chính cho môi trường. Nhìn chung do tính đa dạng của nguồn ô nhiễm công nghiệp mà việc xác định và tìm các biện pháp xử lý ở các khu công nghiệp lớn gặp rất nhiều rất khó khăn. Hiện nay các cơ sở công nghiệp do trong nước đầu tư ở nước ta có qui mô nhỏ, công nghệ sản xuất cũ lạc hậu, chỉ có 20% xí nghiệp cũ đã đổi mới công nghệ. Vì vậy, ô nhiễm môi trường do công nghiệp từ các nhà máy cũ ở nước ta đặc biệt là các cơ sở sản xuất nằm xen kẽ trong các khu dân cư, các khu công nghiệp bố trí không hợp lý là những nguồn gây ô nhiễm rất trầm trọng, ví dụ: Khu công nghiệp Thượng Đình (Hà Nội) nằm xen kẻ trong khu dân cư, khu công nghiệp Việt Trì (Thành phố Việt Trì) đặt đầu hướng gió thổi vào thành phố, nhà máy nhiệt điện Ninh Bình bố trí trong vùng bóng khí động... • Nguồn ô nhiễm do giao thông vận tải Nguồn ô nhiễm do giao thông vận tải sản sinh ra gần 2/3 khí CO 2 và 1/2 khí CO cùng với khí NO. Đặc điểm nổi bật của các nguồn này là tuy nguồn gây ô nhiễm tính theo đơn vị phương tiện vận tải có quy mô nhỏ nhưng lại tập trung suốt dọc tuyến giao thông nên tác hại lớn. Đặc biệt ô tô còn gây bụi đất đá đối với môi trường không khí và bụi rất độc hại qua ống xả là bụi hơi chì và tàn khói. Tàu hỏa, tàu thủy, chạy bằng nhiên liệu than hay xăng dầu cũng gây ô nhiễm môi trường tương tự như ôtô. Đặc điểm nổi bật của nguồn ô nhiễm giao thông vận tải là nguồn ô nhiễm thấp, di động, khả năng khuyếch tán các chất ô nhiễm giao thông vận tải rất phụ thuộc vào địa hình và quy hoạch kiến trúc các phố phường hai bên đường. Máy bay cũng là nguồn gây ô nhiễm bụi, hơi độc hại và tiếng ồn. Bụi và hơi độc hại do máy bay thải ra nói chung là nhỏ, tính tỷ lệ trên nhiên liệu tiêu hao trên đường bay cũng ít hơn ô tô. Một điều đáng chú ý là máy bay siêu âm bay ở độ cao lớn thải ra khí Nitơ oxit (NO2) gây hư hại tầng ozon. • Nguồn ô nhiễm do sinh hoạt - Nguồn ô nhiễm do sinh hoạt của con người gây ra chủ yếu là do bếp đun và các lò sưởi sử dụng nhiên liệu gỗ, củi, than, dầu mỏ hoặc khí đốt. Quá trình đốt nhiên liệu không hoàn toàn đã tạo ra CO2 và CO. Nhìn chung nguồn ô nhiễm này nhỏ nhưng có đặc điểm là tác động cục bộ trực tiếp trong mỗi gia đình nên có thể để lại hậu quả lớn về lâu dài. Hiện nay việc dùng than đá để đun nấu tràn lan trong đô thị, đó là điều đáng quan tâm đối với các nhà tập thể có hành lang kín và các căn hộ khép kín, nồng độ CO2 tại bếp đun thường lớn, có thể gây tại nạn đối với con người. - Cống rãnh và môi trường nước mặt như ao hồ, kênh rạch, sông ngòi bị ô nhiễm cũng bốc hơi, thoát khí độc hại gây ô nhiễm môi trường không khí, ở các đô thị chưa thu gom và xử lý rác tốt thì sự thối rửa, phân hủy rác hữu cơ vất bừa bãi hoặc chôn không đúng kỹ thuật cũng là một nguồn gây ô nhiễm không khí. Các khí ô nhiễm từ các nguồn thải sinh hoạt trên chủ yếu là khí CH 4, H2S, NH4, mùi hôi thối làm ô uế không khí các khu dân cư trong đô thị. Bảng 2.2. Nguồn và nguyên nhân phát sinh của một số chất ô nhiễm không khí Chất ô nhiễm Nguyên nhân phát sinh Nguồn SO2 Phát thải khí đốt nhiên liệu hoá Nhà máy nhiệt điện và những nguồn thạch đốt khác; giao thông vận tải Nox Đốt nhiên liệu hoá thạch CO Được tạo ra khi đốt không hoàn Ống xả ô tô toàn các nhiên liệu có chứa C Các hợp chất Kết hợp với NOx tạo ra khói hữu cơ bay hơi Bụi nhỏ Giao thông vận tải, nhà máy nhiệt điện, các buồng đốt khác. Giao thông vận tải, những quá trình công nghiệp khác, đốt nhiên liệu Phân tử nhỏ của tro hoặc khói, Phát thải khi đốt nhiên liệu ở dạng bồ hóng, bụi, những giọt chất bụi, cháy rừng... lỏng nhỏ Chì Bụi chì nhỏ trong không khí từ Xăng pha chì, một lượng nhỏ trong ống xã ô tô các lò nấu kim loại và chế tạo pin Ozon Hình thành khi NOx phản ứng Được hình thành trong không khí do với các hợp chất bay hơi phản ứng giữa NOx và CnHm 5.2. Sự phát tán của chất ô nhiễm trong môi trường không khí Muốn đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường không khí, kiểm tra, kiểm soát và dự báo cũng như phòng ngừa ô nhiễm môi trường không khí được chính xác cần phải xác định được nồng độ mỗi chất ô nhiễm trong môi trường không khí. Một chất sau khi bị thải vào không khí, chúng sẽ khuyếch tán đi các nơi. Các điều kiện khí hậu, địa hình khu vực và thành phần khí và bụi thải,... đã ảnh hưởng đến sự phân bố của chất ô nhiễm trong không gian và thời gian. Điều kiện khí hậu có ảnh hưởng đến sự lan truyền chất ô nhiễm không khí gồm: hướng gió, đặc điểm phân bố nhiệt độ khí quyển, độ ẩm và chế độ mưa. Hướng gió là yếu tố cơ bản nhất có ảnh hưởng đến sự lan truyền chất ô nhiễm. Nồng độ chất ô nhiễm trong không khí giảm dần từ nguồn theo chiều hướng gió. Vì vậy việc bố trí nhà máy là rất quan trọng, không được đặt đầu hướng gió chính thổi vào thành phố. Nhiệt độ của không khí có ảnh hưởng đến sự phân bố nồng độ chất ô nhiễm trong không khí ở tầng gần mặt đất. Tính năng hấp thụ và bức xạ nhiệt của mặt đất đã ảnh hưởng đến sự phân bố nhiệt độ không khí theo phương thẳng đứng. Tùy trạng thái bề mặt đất, đặc điểm địa hình mỗi vùng mà gradian nhiệt độ lớp không khí của mỗi vùng khác nhau. Thông thường càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm, trong trường hợp thuận nhiệt này, các chất ô nhiễm được đưa lên cao và lan truyền đi xa. Trong một số trường hợp có hiện tượng ngược lại, khi càng lên cao (trong tầm cao nào đó) nhiệt độ không khí càng tăng. Hiện tượng này gọi là sự "nghịch đảo nhiệt" (hình 5.1) và nó có ảnh hưởng đặc biệt đối với sự phát tán chất ô nhiễm trong không khí của tầm cao này mà hậu quả là làm cản trở sự phát tán, gây nồng độ đậm đặc nơi gần mặt đất. Trong quá khứ đã từng xảy ra những tần số nghịch đảo nhiệt của một vài vùng, để lại tác hại lớn như sự kiện ngộ độc khí ở Luân Đôn (tháng 12/1952). Trong thời gian này, cả thành phố Luân Đôn chìm ngập trong sương mù dày đặc, người ta có cảm giác có chiếc vung lớn úp trên vùng trời Luân Đôn. Khói than do các nhà máy, các hộ dân cư xả ra bị dồn tụ dưới chiếc vung đó khiến không khí trong thành phố bị ô nhiễm rất nghiêm trọng, kết quả là trong vòng một tháng có đến 8.000 người chết và trường hợp của thành phố Lôt Angiơlet (tháng 10/1948) cũng bị tương tự như vậy đó là những trường hợp điển hình nhất. Độ ẩm và mưa cũng có ảnh hưởng tới sự lan truyền chất ô nhiễm. Một số chất ô nhiễm khí và bụi khi gặp mưa sẽ theo nước mưa rơi xuống bề mặt đất. Như vậy, mưa có tác dụng làm sạch không khí, lá cây, chuyển các chất ô nhiễm không khí vào môi trường nước, đất. Nhưng mưa cũng là một yếu tố rất quan trọng khi các chất khí SO 2, CO2,... gặp mưa sẽ tạo ra mưa axit gây tác hại rất lớn đến môi trường. 5.3. Các tác động của ô nhiễm không khí 5.3.1. Tác động của ô nhiễm không khí tới thời tiết, khí hậu và các quá trình xảy ra trong khí quyển Cùng với việc môi trường không khí ngày càng bị ô nhiễm đã dẫn đến khả năng hấp thụ bức xạ Mặt Trời của khí quyển tăng lên thì "hiệu ứng nhà kính" do khí thải CO2 càng trở nên rõ rệt mà hậu quả chung là khiến nhiệt độ trung bình của trái đất tăng lên. Đó là vấn đề "ấm lên toàn cầu" được các nhà môi trường học đề cập nhiều trong thời gian gần đây. Ngoài ra các hạt vật chất như bụi khói tăng lên sẽ làm giảm lượng bức xạ mặt trời đi đến mặt đất. Vì vậy, gây nên "hiệu ứng làm lạnh" khí hậu thế giới, cuối cùng tạo ra một kỷ nguyên băng giá. Hiện nay người ta chưa biết hiệu ứng nào sẽ thắng thế, tuy nhiên sự tác động qua lại của chúng sẽ gây ra sự bất ổn về thời tiết trong qui mô toàn cầu. Nguồn và các loại hình của một số khí nhà kính quan trọng nhất - - - - - Carbon dioxit (CO2): được tạo ra do đốt nhiên liệu hoá thạch (dầu, than và khí đốt thiên nhiên), bốc cháy của các khí tự nhiên, thay đổi cách sử dụng đất (phá rừng, đốt và mở đất làm nông nghiệp) và sản xuất xi măng. Mêtan (CH4): do san lấp các vùng đất ngập nước, đầm lầy, từ gia súc, khai thác mỏ than, cấy lúa nước, rò rỉ các ống dẫn khí đốt thiên nhiên, đốt sinh khối. 1 phân tử mêtan giữ nhiệt gấp 20 - 30 lần 1 phân tử CO2. Trong thời gian tới, đây sẽ trở thành khí nhà kính quan trọng nhất. Chlorofluorocarbons (CFCs): là những sản phẩm công nghiệp được chế ra từ những năm 1930. Chúng được dùng trong tủ lạnh, điều hòa nhiệt độ của ô tô, các dung môi, các chất phun hạt mịn, các chất cách ly. Đây là khí nhà kính mạnh nhất. Khi ở trong khí quyển, 1 phân tử CFC có khả năng giữ nhiệt gấp 20.000 so với 1 phân tử CO2. Ở tầng bình lưu CFCs hủy hoại tầng ozôn. Điôxit nitơ (NO2): được tạo ra do đốt than và củi và hoạt động của các vi khuẩn đất. Đây là loại khí bền vững, có thể đạt tới tầng bình lưu và cũng hủy hoại tầng ozôn. Ôzôn (O3): là một dạng không bền vững của oxy. Chúng được tạo ra do quá trình quang hóa trong khí quyển khi oxit nitơ phản ứng với các chất hữu cơ. Ở tầng thấp, ozôn là một khí nhà kính, ở tầng cao của khí quyển, ozôn lại hấp thụ phần lớn các tia tử ngoại của mặt trời. Một vấn đề khác của ô nhiễm khí quyển là "sự mỏng đi của tầng ozon". Trái đất được che chở bởi một tầng ozon (ở độ cao 25 - 30 km) trong tầng bình lưu (độ cao 1165 km), nó ngăn chặn các tia cực tím từ mặt trời, các tia này có thể gây ra những tác hại xấu cho sinh vật và con người trên mặt đất như đục thuỷ tinh thể, ung thư da. Theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc (1991), sự giảm sút 1% tầng ozôn trong khí quyển đã làm lượng tia cực tím chiếu xuống trái đất tăng lên 2%, điều đó làm cho số trường hợp bị ung thư tăng lên 5 đến 7%, cụ thể bao gồm 300.000 trường hợp. Sự làm giảm sút mật độ tầng ozôn còn làm biến đổi tính chất của chuỗi thức ăn và làm giảm năng suất nông nghiệp và năng suất vực nước. Quả vậy, nếu chiếu tia tử ngoại liều cao vào ngô, hay lúa, năng suất thu hoạch lúa, ngô sẽ giảm sút về chất lượng và số lượng. Sự giảm sút tầng ozôn còn gây ra sự thay đổi về khí hậu bởi lẽ sự gia tăng của tia tử ngoại góp phần tăng cường hiệu ứng nhà kính. Những nghiên cứu khẳng định rằng, nhân tố chính làm giảm sút tầng ozôn là chất CFCs và trong chừng mực nào đấy là các chất khí như nitơ oxit và mêtan.Việc sử dụng nhiều các chất CFC (Cloro - Fluro - Cacbon, các chất dùng trong kỹ nghệ lạnh, trong công nghệ rửa mạch in điện tử hay trong các bình xịt nước hoa,..) trong những năm gần đây đã để lại sự tích luỹ chúng trong tầng bình lưu khí quyển. Các chất CFC làm huỷ hoại tầng ozon (O3), làm suy giảm nồng độ, độ dày tầng ozon. Quan sát cho thấy sự suy giảm xảy ra mạnh ở trên hai cực, tạo ra các "lỗ hổng ozon". Mưa acid là tác nhân ô nhiễm thứ cấp, cũng là vấn đề quan trọng trong ô nhiễm không khí. Nước mưa bình thường chỉ mang tính acid nhẹ, không có tác hại gì. Tuy nhiên, các khí thải như SO2, NO2 do con người thải vào khí quyển hoà tan với hơi nước trong không khí tạo thành các hạt acid sulfuric (H2SO4), acid nitric (HNO3). Khi trời mưa, các hạt acid này tan lẫn vào nước mưa, làm độ pH của nước mưa giảm. Nếu nước mưa có độ acid dưới 5,6 được gọi là mưa acid. Mưa acid ảnh hưởng xấu tới các thuỷ vực. Phần lớn các hồ nước ở Bắc Âu bị acid hóa. Riêng ở Canada có tới 4.000 hồ nước bị acid hóa. Các dòng chảy do mưa acid đổ vào ao, hồ sẽ làm độ pH của ao, hồ giảm nhanh chóng, các sinh vật trong ao, hồ, suy yếu hoặc chết hoàn toàn. Hồ, ao trở thành các thuỷ vực chết. Mưa acid ảnh hưởng xấu tới đất do nước mưa ngấm xuống đất làm tăng độ chua của đất, làm suy thoái đất, cây cối kém phát triển. Lá cây gặp mưa acid sẽ bị "cháy" lấm chấm, mầm sẽ chết khô, khả năng quang hợp của cây giảm, cho năng suất thấp. Những tác hại do mưa acid gây ra cho nhiều nước ở Châu Âu, Bắc Mỹ. Hàng triệu ha rừng bị ảnh hưởng của mưa acid. Mưa acid còn phá huỷ các vật liệu làm bằng kim loại, làm giảm tuổi thọ của các công trình xây dựng, các tượng đài, các di tích lịch sử và văn hoá như cố cung ở Bắc Kinh, Kim tự tháp ở Ai Cập, lăng Taj Mahal ở Ấn Độ,... những di tích đó được làm bằng đá quí rất cứng và chịu được mưa gió hàng nghìn năm, nhưng mấy năm gần đây người ta thấy xuất hiện những vết đen lồi lõm lấm chấm như mặt tấm gỗ mọt và bị bào mòn với tốc độ nhanh chóng. Tượng đá khổng lồ nhân sư Sphinx (Ai Cập) tồn tại hơn 5.000 năm qua nhưng hiện nay bị "lên sởi" xuất hiện các vết đen lấm tấm do các hạt axit đang gặm nhấm. 5.3.2. Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí tới sức khoẻ con người Hiện nay tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra với tốc độ nhanh chóng cùng với nó là hiện tượng ô nhiễm không khí tại các đô thị và khu công nghiệp ngày càng gia tăng. Các nguồn ô nhiễm không khí không những gây ra ô nhiễm không khí trong khu vực đô thị và khu công nghiệp, mà còn khuyếch tán đi xa, gây ô nhiễm không khí vùng xung quanh. Phần lớn các chất ô nhiễm đều gây tác hại đối với sức khoẻ con người, với hai cơ quan chính của con người là mắt và đường hô hấp. Ảnh hưởng cấp tính có thể gây ra tử vong. Ảnh hưởng mãn tính gây ra bệnh ung thư phổi. - - Khí Cacbon oxit (cacbon monoxit - CO) là một loại khí không màu, không mùi, không vị. Con người đề kháng với khí CO rất khó khăn. Nó phát sinh từ sự thiêu đốt các vật liệu tổng hợp có chứa cacbon, và chiếm tỷ lệ lớn nhất trong ô nhiễm môi trường không khí. Nồng độ CO cao trong không khí có thể ảnh hưởng đến sự vận chuyển oxygen trong máu, do CO thay thế O2, liên kết với hemoglobin trong máu. Khí SO2: Do quá trình tác dụng của quang hoá học hay một xúc tác nào đó mà - khí SO2 dễ dàng bị oxi hoá và biến thành SO3 trong khí quyển. SO3 tác dụng với hơi nước trong môi trường không khí ẩm ướt và biến thành axit sulfuric hay là muối sulfat. SO2 và H2SO4 đều có ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của con người và động vật. Ở nồng độ thấp đã gây ra sự kích thích đối với bộ máy hô hấp của con người và động vật, ở mức nồng độ cao sẽ gây ra biến đổi bệnh lý đối với bộ máy hô hấp và có thể gây tử vong. Khí NOx (nitơ oxit) là khí có màu hơi hồng, mùi của nó có thể phát hiện thấy khi nồng độ của nó vào khoảng 0,12 ppm. Khi trời có mưa, nước mưa sẽ rửa không khí bị ô nhiễm khí NO2 và hình thành mưa axit. Nitơ oxit (NO) với nồng độ thường có trong không khí nó không gây ra tác hại với sức khoẻ của con người, chỉ nguy hại khi nó bị oxi hoá thành NO2. Con người tiếp xúc lâu với không khí có nồng độ khí NO2 khoảng 0,06 ppm đã gây trầm trọng thêm các bệnh về phổi, mắt và nếu nồng độ cao có thể gây ung thư. Vì vậy có thể nói rằng không khí ở các vùng đô thị bị nhiễm bẩn khí NO2 sẽ gây tác hại đối với sức khoẻ của con người. Cho đến nay, toàn thế giới đều đã biết về thảm họa Bhopal (Ấn Độ) - sự cố công nghiệp lớn nhất trong lịch sử nhân loại từ trước tới nay. Đó là vụ rò rỉ khí MIC (khí methyl - iso- cyanate) ở nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu của tập đoàn Union Cabede (Mỹ) tại Bhopal. Khí MIC là một loại khí độc, nó tác dụng với nước rất nhanh, đi sâu vào đường hô hấp của con người sẽ làm cho phổi bị phù thủng. Theo tin chính thức, có 2500 người bị thiệt mạng và rất nhiều người khác mắc phải các bệnh mãn tính. Trong khi đó, theo báo cáo không chính thức của địa phương cho biết, tổng số thiệt hại cao hơn rất nhiều với khoảng 5.000 đến 15.000 trường hợp tử vong, 2 triệu người bị nhiễm độc, trong đó có nhiều người bị đui mù. Cứ 3 em bé mới sinh, mà mẹ của chúng có thai vào thời gian xảy ra thảm hoạ trên thì chỉ có 1 em sống được. Rất nhiều trẻ em ở Bhopal sinh ra sau vụ rò rỉ hóa chất trên bị tật bẩm sinh về cơ thể. 5.3.3. Tác hại của ô nhiễm không khí lên thực bì, hệ sinh thái và các công trình xây dựng Nồng độ SO2 trong không khí chỉ độ 0,03 ppm đã gây ảnh hưởng đến sinh trưởng của rau quả. Ở nồng độ cao thì trong một thời gian ngắn đã làm rụng lá và gây chết đối với thực vật. Ở nồng độ thấp nhưng với thời gian kéo dài một số ngày sẽ làm lá vàng úa và rụng. Khí SO2 đặc biệt có hại đối với lúa mạch và cây bông. Các cây thuộc họ thông cũng rất nhạy cảm với khí SO 2. Nhiều loài hoa và cây ăn quả kể cả cam quýt, đặc biệt nhạy cảm đối với Cl2 trong nhiều trường hợp ngay cả nồng độ tương đối thấp. Khí SO2 cũng gây nguy hại đối với vật liệu xây dựng và đồ dùng chính vì sự biến đổi thành axit sulfuric (mưa axit) có phản ứng mạnh. Chúng làm hư hỏng, làm thay đổi tính năng vật lý, làm thay đổi màu sắc vật liệu xây dựng như đá vôi, đá hoa, đá cẩm thạch, đá phiến và vữa xây, cũng như phá hoại các tác phẩm điêu khắc, tượng đài. Sắt thép và các kim loại khác ở trong môi trường khí ẩm, nóng bị ô nhiễm khí SO 2 thì bị han gỉ rất nhanh. Các nghiên cứu khoa học cho biết các loại khí NOx có tác dụng làm phai màu thuốc nhuộm vải, làm hư hỏng vải bông và ni lông, giảm rỉ kim loại và sản sinh ra các phân tử nitrat. 5.4. Ô nhiễm không khí ở nước ta 5.4.1. Các nguồn gây ô nhiễm không khí ở nước ta: Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: các cơ sở sản xuất công nghiệp cũ đều là những công nghiệp vừa và nhỏ, công nghệ lạc hậu, chỉ một số ít cơ sở sản xuất có thiết bị lọc bụi, còn lại hầu hết chưa có xử lý khí thải độc hại. Các cơ sở sản xuất này thường phân tán, nhiều cơ sở lại nằm ngay trong nội thành, thường sử dụng than, dầu FO để làm nhiên liệu đốt nên thải ra nhiều chất gây ô nhiễm. Các cơ sở công nghiệp mới được đầu tư tập trung vào các khu công nghiệp. Tuy nhiên, còn một số nhà máy lớn, như các nhà máy điện, xi măng, vật liệu xây dựng nằm ở vị trí riêng rẽ và chưa xử lý triệt để khí thải độc hại nên vẫn xảy ra ô nhiễm môi trường không khí xung quanh. Các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, làng nghề cũng là các nguồn gây ô nhiễm không khí cục bộ. Giao thông vận tải: khí thải từ giao thông vận tải là một nguồn gây ô nhiễm không khí, đặc biệt đối với môi trường không khí ở các đô thị lớn. Theo đánh giá của các chuyên gia môi trường, ô nhiễm không khí ở đô thị do giao thông vận tải gây ra chiếm tỷ lệ khoảng 70%. Xây dựng đô thị, hạ tầng kỹ thuật: quá trình đô thị hóa đang diễn ra rất mạnh ở khắp nơi với các hoạt động xây dựng nhà cửa, đường sá, cầu cống. Các hoạt động xây dựng đô thị gây ô nhiễm bụi trầm trọng đối với môi trường không khí xung quanh. Ngoài ra, nước ta đang đầu tư mạnh mẽ xây dựng các hạ tầng kỹ thuật đường giao thông, cầu cảng, sân bay. Các hoạt động này cũng góp phần gây ô nhiễm môi trường không khí đáng kể. Sinh hoạt của nhân dân: các hộ gia đình ở thành phố thường đun nấu bằng điện, than củi và gas. Nhiều nơi, các gia đình nghèo vẫn dùng than tổ ong để đun nấu. Hoạt động của các hộ gia đình, việc đun nầu bằng than, dầu, củi cũng góp phần gây ô nhiễm không khí. Các nguồn gây ô nhiễm khác: ngoài các nguyên nhân nêu trên, ô nhiễm không khí ở nước ta còn do nguyên nhân khác như cháy rừng, các nguồn ô nhiễm từ các quốc gia lân cận. 5.4.2. Diễn biến ô nhiễm không khí: Hầu hết các đô thị ở nước ta đều bị ô nhiễm bụi, nhiều nơi bị ô nhiễm trầm trọng, tới mức báo động. Nồng độ bụi trong không khí ở các thành phố lớn trung bình cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 2 - 5 lần. Đặc biệt ở các nút giao thông thì nồng độ bụi hơn tiêu chuẩn cho phép từ 2 đến 5 lần. Ở các khu đang xây dựng, nồng độ bụi vượt tiêu chuẩn cho phép từ 5 đến 10 lần. Nói chung, nồng độ SO2 trung bình ở các đô thị và khu công nghiệp nước ta nước ta còn thấp hơn trị số cho phép. Tổng lượng thải khí SO 2 (tấn/năm) ở đô thị hiện nay do hoạt động công nghiệp và thủ công nghiệp gây ra là chính và chiếm tới trên 95%. Nồng độ khí CO và NO 2 trung bình ngày trong môi trường không khí ở các thành phố lớn đều nhỏ hơn tiêu chuẩn cho phép. Như vây, ở các đô thị và khu công nghiệp nói chung chưa có hiện tượng ô nhiễm khí CO và NO 2. Tuy vậy, ở một số nút giao thông lớn trong đô thị, nồng độ khí CO và NO2 vẫn vượt tiêu chuẩn cho phép. Phần lớn các đô thị nước ta có mức ồn vào buổi đêm đều dưới hoặc xấp xỉ 70dBA tức là thấp hơn tiêu chuẩn cho phép. Môi trường không khí nông thôn nước ta còn tốt, trừ một số làng nghề. Không khí làng nghề bị ô nhiễm chủ yếu do khói từ các lò nấu thủ công ở các làng nghề sử dụng than, củi tỏa ra nhiều bụi và khí CO, CO2, SO2. Trong chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia giai đoạn 2001 - 2010, mục tiêu cơ bản để bảo vệ môi trường không khí ở nước ta là: - - - Giảm thiểu phát thải khí nhà kính và chất phá hủy tầng ozôn do các hoạt động sản xuất công nghiệp, năng lượng, xây dựng, nông nghiệp và sinh hoạt Khai thác các nguồn năng lượng sạch, sử dụng năng lượng tái tạo. Để thực hiện các mục tiêu trên, các chương trình hành động cụ thể là: Giảm thiểu phát thải khí nhà kính, chất phá hủy tầng ozôn trong hoạt động công nghiệp, năng lượng, xây dựng và nông nghiệp: điều tra các nguồn khí thải gây ô nhiễm môi trường không khí. Thiết lập hệ thống quan trắc và kiểm kê khí nhà kính. Xử lý các nguồn ô nhiễm không khí trong các hoạt động công nghiệp, năng lượng, xây dựng. Giảm thiểu phát thải khí nhà kính, chất phá hủy tầng ozôn trong hoạt động giao thông: loại trừ việc sử dụng xăng pha chì. Các phương tiện giao thông phải có hệ thống lọc khí, giảm thiểu khí, khói thải theo tiêu chuẩn. Xây dựng tiêu chuẩn và tăng cường năng lực về kỹ thuật, nhân lực trong kiểm soát ô nhiễm giao thông. Hợp tác quốc tế: thực hiện các dự án và các cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ozôn. Tăng cường hợp tác quốc tế và khu vực trong việc ứng cứu, xử lý các sự cố môi trường. 5.5. Các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm không khí Để bảo đảm độ trong sạch của bầu không khí, cần áp dụng các biện pháp tổng hợp. Có một số biện pháp đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới và Việt Nam như: Giảm ô nhiễm bụi, hơi và khí: dùng thiết bị lọc và làm sạch các khí thải từ các nhà máy, các ống khói lò nung. Việc chọn lựa các thiết bị làm sạch phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tính chất, nồng độ của tác nhân ô nhiễm, lưu lượng và nhiệt độ phát tán, mức độ làm sạch theo các thang chuẩn. Có các thiết bị lọc bụi như phểu lọc túi, thiết bị thu khí xoáy, thiết bị lắng tĩnh điện, thiết bị thu phun hoặc máy lọc hơi đốt, thiết bị hấp thụ cacbon hoạt tính.. Biện pháp phân tán bụi và các khí hơi: phương pháp này dựa trên sự phân tán bụi, hơi khí trong không khí để hòa tan các chất ô nhiễm ở một điểm thành chất vô hại. Dựa trên bài toán, nồng độ cực đại của các tác nhân gây hại từ ồng khói nhà máy tỷ lệ thuận với lượng phát ra, nhưng đồng thời lại tỷ lệ nghịch với vận tốc gió và bình phương với chiều cao ngọn khói thải. Để làm giảm ảnh hưởng của không khí đi xuống, thì cần phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật để có vận tốc phát tán của những ống khói lớn khoảng 8 m/s đối với nhà máy nhỏ, hoặc 20 m/s đối với nhà máy lớn. Biện pháp đổi mới công nghệ ít gây ô nhiễm: biện pháp này đòi hỏi đầu tư kinh phí lớn nhưng hiệu quả cao, lâu dài. Đặc biệt chú ý tới việc sử dụng các năng lượng mới, ít ô nhiễm như năng lượng mặt trời, sức gió, sức nước...vào sản xuất. Biện pháp sinh thái học: một biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả để cải tạo môi trường không khí là trồng cây xanh, giữ mặt nước ở các thành phố, khu công nghiệp. Cây xanh và hồ nước sẽ là "lá phổi" khổng lồ điều hòa khí hậu và giữ trong lành bầu khí quyển. Sử dụng các công cụ pháp lý và kinh tế: Trong nền sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường, mối quan tâm trước hết của người sản xuất là lợi ích kinh tế, chứ không phải là bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khoẻ của nhân dân. Vì vậy, phải tiến hành kiểm soát và đăng ký các nguồn gây ô nhiễm môi trường. Mỗi nhà máy đều phải đăng ký chất thải, hình thức các chất độc hại, cũng như các biện pháp phòng tránh sự cố xảy ra thảm hoạ về ô nhiễm môi trường. Tiến hành thu thuế, xử phạt, thậm chí là bắt ngừng sản xuất, nếu nhà máy thải ra các chất độc hại gây ô nhiễm môi trường quá giới hạn cho phép. Điều quan trọng cuối cùng của việc giữ trong lành của bầu khí quyển là giáo dục ý thức tự giác của mỗi người dân. Nếu mọi người đều tham gia giữ gìn trong sạch bầu không khí bao quanh nơi ở, nơi làm việc, không để khói thuốc lá làm ảnh hưởng tới người khác, chú ý thông thoáng khí khi đun nấu,... thì chúng ta sẽ được sống trong bầu không khí trong lành, góp phần nâng cao sức khoẻ và cuộc sống. 6. Ô nhiễm đất 6.1. Khái niệm chung và nguồn gốc Đất thường là chỗ tiếp nhận chủ yếu tất cả các nguồn thải. Sự thải các chất thải rắn ở các đô thị đã sinh ra hàng loạt vấn đề về bảo vệ sức khỏe, ô nhiễm đất và nước, phá hủy cảnh quan, chiếm dụng đất làm bãi thải,... • Ô nhiễm do tác nhân sinh học • Ô nhiễm do tác nhân hóa học • Ô nhiễm do tác nhân vật lý 6.1.1. Ô nhiễm đất bởi các tác nhân sinh học Do dùng phân hữu cơ trong nông nghiệp chưa qua xử lý các mầm bệnh ký sinh trùng, vi khuẩn đường ruột,... đã gây ra các bệnh truyền từ đất cho cây sau đó sang người và động vật. Đất được coi là nơi lưu giữ các mầm bệnh. Trước hết là các nhóm trực khuẩn và nguyên sinh vật gây bệnh đường ruột: trực khuẩn lỵ, thương hàn và phó thương hàn, phây khuẩn tả, lỵ amíp, xoắn trùng vàng da, trực trùng than, nấm, bệnh uốn ván,... Tiếp đến là các bệnh ký sinh như giun, sán lá, sán dây, ve bét,... Ở các nước đang phát triển, ô nhiễm đất bởi các tác nhân sinh học rất nặng vì không có đủ điều kiện diệt mầm bệnh trước khi đưa chúng trở lại đất. Các bệnh dịch lây lan rộng như bệnh đường ruột, bệnh ký sinh trùng,... lan truyền theo đường: người - đất người; động vật nuôi - đất - người; đất - người. 6.1.2. Ô nhiễm đất bởi các tác nhân hóa học - Chất thải từ các nguồn thải công nghiệp bao gồm các chất thải cặn bả, các sản phẩm phụ do hiệu xuất của nhà máy không cao. Do nguồn từ dư lượng thuốc bảo vệ thực vật: phân bón, thuốc trừ sâu, diệt cỏ,... Phân bón và các thuốc trừ sâu, diệt cỏ được dùng với mục đích tăng thu hoạch mùa màng, các loại muối có trong nước tưới cho cây trồng không được hấp thụ hết đều gây ô nhiễm cho đất. Các tác nhân gây ô nhiễm không khí khi lắng đọng, các chất phân hủy từ các bãi rác lan truyền vào đất đều là những tác nhân hóa học gây ô nhiễm đất. Thuốc trừ sâu là tác nhân số một gây ô nhiễm đất. Đã có hơn 1.000 hóa chất là thuốc trừ sâu mà DDT là phổ biến nhất từ trước đến nay. DDT là chất khó phân hủy trong nước và tạo ra những dư lượng đáng kể trong đất sau đó đi vào chu trình đất - cây động vật - người. Người bị nhiễm DDT do ăn cá có nồng độ DDT rất cao qua chuổi thức ăn (sự tích tụ sinh học và khuyếch đại sinh học) (Bảng 5.3) Bảng 2.3: Hàm lượng tích lũy DDT ở các bậc dinh dưỡng ở nước và trên cạn Số lần khuyếch đại Sinh vật 80.000 Chim nước 1600,00 Cá 100,00 Tôm 5,00 1 Các loài tảo 0,02 75 Chim cổ đỏ 750,00 9 Giun đất 90,0 1 Đất 10,0 5.000 250 Hàm lượng DDT (ppm) Đất bị ô nhiễm trước tiên sẽ gây tác hại đến hệ sinh vật sống trong đất, các động vật và thực vật sống trên đất. Đất thiếu sinh vật trở nên môi trường trơ, không thể sử dụng vào sản xuất nông nghiệp được nữa. 6.1.3. Ô nhiễm đất do tác nhân vật lý: Bao gồm ô nhiễm nhiệt và phóng xạ - - Ô nhiễm nhiệt chủ yếu từ các quá trình sản xuất công nghiệp và thường mang tính cục bộ: Ô nhiễm từ nguồn nước thải công nghiệp, từ khí thải,... Ngoài ra còn có các nguồn từ tự nhiên. Nhiệt độ trong đất tăng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của vi sinh vật do làm giảm lượng oxy và sự phân hủy diễn ra theo kiểu kỵ khí với nhiều sản phẩm trung gian gây độc cho cây trồng như NH3, H2S, CH4... đồng thời làm chai cứng và mất chất dinh dưỡng. Các hoạt động cháy rừng, đốt nương làm rẫy cũng là nguồn gây ô nhiễm nhiệt. Nguồn ô nhiễm do phóng xạ là các chất phế thải của các cơ sở khai thác, nghiên cứu và sử dụng các chất phóng xạ. Các chất phóng xạ đi vào đất, từ đất vào cây trồng sau đó có thể đi vào người. 6.2. Biện pháp chống ô nhiễm đất Để chống ô nhiễm đất trước hết cần phải đề ra các tiêu chuẩn chất lượng môi trường đất. Hạn chế tối đa việc sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ. Sử dụng phải bảo vệ được đời sống vi sinh vật, thực vật và động vật sống trong đất. Việc tìm bãi đổ rác để chôn vùi các chất thải rắn ở đô thị và khu công nghiệp cần phải được lựa chọn cẩn thận, ngăn ngừa được sự rò rỉ chất thải, gây ra ô nhiễm và sau khi san lấp vẫn có thể sử dụng vào các công việc khác. Các bãi rác này trở nên các "bãi rác vệ sinh". Căn cứ vào số dân đô thị và khu công nghiệp, dự tính hàng ngày sẽ thải ra bao nhiêu rác mà qui hoạch bãi rác cho thích hợp. Các kỹ thuật công nghệ như thu dọn, vận chuyển, xử lý, chôn vùi chất thải rắn, rác rưởi đô thị cần được áp dụng để bảo đảm vệ sinh môi trường. Để xử lý chất thải rắn của đô thị, thông thường người ta thực hiện theo trình tự như sau: - Thu gom lưu trữ các chất thải đúng quy trình. Phân loại chất thải rắn: Lựa chọn những chất thải có thể tái chế được: nhựa, kim loại, giấy Đối với những chất thải có nguồn gốc hữu cơ: cây cỏ, rác vườn, các chất thải sinh hoạt,... được sử dụng làm phân hữu cơ. Đối với các chất thải chứa các mầm bệnh, vi khuẩn... phải đưa vào lò thiêu để tiêu hủy các mầm bệnh và vi khuẩn. Các chất thải độc hại, chất nổ, chất phóng xạ cần có biện pháp kỹ thuật xử lý riêng Sau cùng những chất thải còn lại được mang đi chôn lấp tại các bãi rác vệ sinh. 6.3. Các nguồn gây ô nhiễm và suy thoái đất ở Việt Nam 6.3.1. Các nguồn gây ô nhiễm đất Sử dụng phân bón trong nông nghiệp: theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ở nước ta lượng phân bón sử dụng trong nông nghiệp ngày càng tăng cả về số lượng và chủng loại. Hàng năm ít nhất 1.420 loại phân bón khác nhau được đưa ra thị trường. Số lượng phân bón nhập khẩu trong những năm gần đây đều tăng. Lượng phân bón hóa học này chủ yếu được sử dụng cho cây lúa, rau màu, cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả. Nhìn chung, lượng phân bón hóa học ở nước ta sử dụng còn ở mức thấp, tuy nhiên nó lại gây sức ép tới môi trường nông nghiệp và nông thôn bởi 3 lý do sau: - Sử dụng không đúng kỹ thuật nên hiệu quả phân bón thấp; Bón không cân đối, nặng về sử dụng phân đạm; Chất lượng phân bón không đảm bảo: ngoài lượng phân bón được nhập khẩu theo đường chính thống do Nhà nước quản lý, còn một số lượng lớn phân bón nhập lậu không được kiểm soát. Chính lượng phân bón này đang gây áp lực và ảnh hưởng xấu tới môi trường đất. Bảng 2.4: Sử dụng phân bón hóa học bình quân ở một số nước Quốc gia Lượng phân bón hóa học bình quân sử dụng cho 1 ha gieo trồng Việt Nam 80 – 90 kg/ha Hà Lan 758 kg/ha Nhật Bản 430 kg/ha Hàn Quốc 467 kg/ha Trung Quốc 390 kg/ha Ô nhiễm đất do thuốc bảo vệ thực vật: thuốc bảo vệ thực vật gồm thuốc trừ sâu, thuốc trừ nấm, thuốc trừ chuột, thuốc trừ cỏ. So với năm 1990, tổng lựng thuốc sử dụng hàng năm tăng từ 1,2 đến 1,5 lần, thậm chí hơn 2 lần chủ yếu sử dụng cho lúa. Bảng 2.5: Số lượng thuốc bảo vệ thực vật qua các năm Năm Diện tích canh tác (triệu ha) Khối lượng thuốc nhập khẩu (tấn thành phẩm quy đổi) Lượng thuốc bình quân (kg/ha) 1995 10,5 25.666 0,85 1996 10,5 32.751 1,08 1997 10,5 30,406 1,01 1998 10,5 42.738 1,35 1999 10,5 33.715 1,05 Từ năm 2000 đến nay, trung bình mỗi năm tiêu thụ trên 30.000 tấn thuốc bảo vệ thực vật thành phẩm Một số nơi, ô nhiễm đất mang tính cục bộ do chất thải đô thị, khu công nghiệp, làng nghề và khai thác mỏ. 6.3.2. Ảnh hưởng của suy thoái và ô nhiễm đất Sự suy thoái đất sẽ dẫn đến giảm năng suất cây trồng, vật nuôi, làm nghèo thảm thực vật, suy giảm đa dạng sinh học. Đồng thời chúng có tác động ngược lại càng làm cho quá trình xói mòn, thoái hóa đất diễn ra nhanh hơn. Sự tích tụ các chất độc hại, các kim loại nặng trong đất sẽ làm tăng khả năng hấp thụ các nguyên tố có hại trong cây trồng, vật nuôi và gián tiếp gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người. Do sử dụng nhiều hóa chất trong nông nghiệp, hiện nay tình hình ngộ độc thực phẩm do các hóa chất độc, trong đó có thuốc bảo vệ thực vật diễn ra phức tạp và có chiều hướng gia tăng. Theo thống kê của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, năm 2004 có 145 vụ ngộ độc (trong đó thực phẩm độc chiếm 23%, hóa chất 13%) với 3.580 người mắc, có 41 người tử vong. 6.4. Vấn đề xử lý rác thải ở Việt Nam Cho đến gần đây, việc xử lý rác thải của các đô thị lớn ở nước ta chỉ mới dừng lại ở việc tìm bãi rác để đổ. Tiếp tục như vậy thì ô nhiễm môi trường là điều không tránh khỏi, bệnh dịch và mầm bệnh vẫn được lan truyền. Trong năm 1996, tổng lượng rác thải sinh hoạt toàn quốc xấp xỉ 16.237 m 3/ngày, nhưng mới chỉ thu gom được 45 - 55%. Lượng rác thải thu gom được chủ yếu đổ vào các bãi rác tạm bợ không theo đúng kỹ thuật vệ sinh, hầu hết chất thải rắn không được xử lý. Các thiết bị thu gom và vận chuyển còn lạc hậu, không đáp ứng được nhu cầu. Các loại chất thải công nghiệp có chứa một số chất độc hại từ các ngành công nghiệp không được xử lý hoặc xử lý không thích đáng, gây ô nhiễm môi trường nước và đất khi chúng được thải ra quanh khu vực sản xuất. Hàng ngày thành phố Hà Nội đã thải một lượng rác khoảng 3.000 m 3. Công ty Môi Trường Đô Thị Hà Nội chỉ thu gom được khoảng 1.000 m 3 rác/ngày, còn lại nhân dân tự đổ bừa bãi ra các vùng xung quanh nơi ở. Hà Nội hiện có một bãi thải rác là bãi Mễ Trì thì nay đã đầy. Cần phải qui hoạch thiết kế các bãi thải mới. Trong số 36 bệnh viện của Hà Nội hiện chỉ có một vài bệnh viện có lò thiêu rác, đa số rác các bệnh viện được đổ cùng với rác thải sinh hoạt. Thành phố cần phải xây dựng các lò đốt rác. Hà Nội mới xây dựng một nhà mày làm phân ủ ở Cầu Diễn có công suất chế biến 30.000 m3 rác/năm thành 7.500 tấn phân hữu cơ. Rõ ràng là vấn đề xử lý chất thải rắn ở Hà Nội chưa được giải quyết triệt để và cần phải đầu tư giải quyết. Ở các thành phố khác của nước ta cũng vậy, vấn đề xử lý rác thải chưa được giải quyết đúng mức. Người dân, các nhà sản xuất sẽ phải đóng góp chi phí để giải quyết vấn đề chất thải rắn. Hiện nay việc quản lý chất thải rắn ở các đô thị đang ở trong tình trạng rất yếu kém do nhiều nguyên nhân như: lượng thu gom thấp, chất thải không được phân loại, xử lý và các bãi chôn lấp chất thải không phù hợp và không bảo đảm các tiêu chuẩn về môi trường theo Luật Bảo vệ môi trường. Theo Quy chuẩn xây dựng Việt Nam ban hành theo quyết định 682/BXD - CSXD ngày 14/12/1996 của Bộ Xây dựng thì việc quản lý chất thải rắn gồm các điểm chính sau: - - Những loại chất thải độc hại như rác thải bệnh viện, rác thải công nghiệp độc hại phải được xử lý riêng. Các bãi rác thải tập trung của đô thị phải được bố trí theo quy hoạch, ở ngoài phạm vi đô thị, cuối hướng gió chính, cuối dòng chảy sông, suối và cách ly với khu dân cư các nhà máy thực phẩm. Xung quanh các bãi rác phải bố trí nhiều cây xanh. Tại các bãi rác phải có những biện pháp xử lý phù hợp với các điều kiện vệ sinh, kinh tế và có các biện pháp ngăn ngừa để không làm ô nhiễm nước ngầm. Vấn đề quản lý phân thải cũng đang còn nhiều tồn đọng: nhiều hố xí tự hoại không đúng qui cách, không đạt tiêu chuẩn vệ sinh khi vận hành, không được bảo quản tốt nên hư hỏng gây ứ tắc, nhất là ở các thành phố có dân số cao. Nhiều đô thị còn tồn tại nhiều loại hố xí thấm, xí cầu dọc theo kênh, rạch, ao, hồ gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm lan truyền mầm bệnh và mất vẻ mỹ quan. MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 7. Một số hiện tượng của biến đổi khí hậu 7.1. Hiệu ứng nhà kính 7.1.1. Hiệu ứng nhà kính là gì? "Kết quả của sự của sự trao đổi không cân bằng về năng lượng giữa trái đất với không gian xung quanh, dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển trái đất được gọi là Hiệu ứng nhà kính". Hiệu ứng nhà kính, dùng để chỉ hiệu ứng xảy ra khi năng lượng bức xạ của tia sáng mặt trời, xuyên qua các cửa sổ hoặc mái nhà bằng kính, được hấp thụ và phân tán trở lại thành nhiệt lượng cho bầu không gian bên trong, dẫn đến việc sưởi ấm toàn bộ không gian bên trong chứ không phải chỉ ở những chỗ được chiếu sáng. 7.1.2. Nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính: Có nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính, gồm CO2, CH4, CFC, SO2, hơi nước ... Khi ánh sáng mặt trời chiếu vào Trái Đất, một phần được Trái Đất hấp thu và một phần được phản xạ vào không gian. các khí nhà kính có tác dụng giữ lại nhiệt của mặt trời, không cho nó phản xạ đi, nếu các khí nhà kính tồn tại vừa phải thì chúng giúp cho nhiệt độ Trái Đất không quá lạnh nhưng nếu chúng có quá nhiều trong khí quyển thì kết quả là Trái Đất nóng lên. Vai trò gây nên hiệu ứng nhà kính của các chất khí được xếp theo thứ tự sau: CO2 => CFC => CH4 => O3 =>NO2 7.1.3. Bản chất của hiện tượng hiệu ứng nhà kính Bức xạ mặt trời được truyền qua khí quyển đến mặt đất dưới dạng các bức xạ sóng ngắn. Các khí nhà kính tồn tại trong khí quyển dưới dưới dạng trong suốt không hấp thụ các loại bức xạ sóng ngắn này. Vì vậy, mặt đất nhận được một khối lượng năng lượng lớn từ mặt trời. Mặt đất hấp thụ năng lượng mặt trời và phát xạ trở lại khí quyển dưới dạng bức xạ sóng dài. Các khí nhà kính trong khí quyển lại có khả năng hấp thụ bức xạ sóng dài này, giữ lại một khối lượng nhiệt rất lớn trong khí quyển làm cho không khí nóng lên. • Sự biến đổi khí hậu do hiệu ứng nhà kính Sự biến đổi khí hậu toàn cầu trong thời kỳ hiện đại được biểu hiện chủ yếu là sự nóng lên toàn cầu, bắt nguồn từ sự phát thải quá mức vào khí quyển các chất khí có hiệu ứng nhà kính trong nhiều lĩnh vực hoạt động kinh tế của con người trên trái đất. Theo tính toán của nhóm liên quốc gia về biến đổi khí hậu(IPCC) thì: - Nhiệt độ bề mặt trung bình toàn cầu tăng lên từ 0,30C-0,6 0C từ cuối thế kỷ X; 0,2-0,30C trong vòng 40 năm qua. Hai thời kỳ nóng lên đáng kể nhất là từ 1910 đến 1940 và từ 1970 đến nay. - - Kết quả phân tích số liệu 600 năm (từ 1400-2000) về nhiệt độ trung bình bán cầu Bắc cho thấy: các thập kỷ cuối thế kỷ 20 nóng lên một cách không bình thường. Lượng mưa trung bình trên các lục địa toàn cầu tăng từ đầu thế kỷ đến những năm 1960. Từ năm 1980 đến nay, lượng mưa có xu thế giảm. Như vậy, nguyên nhân chủ yếu của sự biến đổi khí hậu toàn cầu là sự gia tăng một cách đáng kể lượng khí nhà kính vào khí quyển từ các hoạt động của con người. Việc tăng lượng các khí nhà kính sẽ làm tăng hiệu ứng nhà kính, làm tăng nhiệt độ của khí quyển trái đất và kèm theo đó là làm biến đổi một loạt những đặc trưng khí hậu khác. Trong bốn loại khí nhà kính được phát thải vào khí quyển (CO 2, CH4, NOx) thì CO2 đóng vai trò quan trọng nhất và là thành phần chính của khí nhà kính. Khí CO2 và NOx được phát thải do quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí tự nhiên). Nhiên liệu hóa thạch được sử dụng chính trong các lò hơi công nghiệp để phát điện, trong sản xuất xi măng, giấy, các sản phẩm dệt, đương, vật liệu xây dựng,... Nguồn phát thải CO2 khác là sử dụng năng lượng phi thương mai như đốt cháy gỗ, củi, các chất thải trong chế biến nông sản. Số liệu kiểm kê khí CO2 được phát thải vào không khí trong 20 năm trở lại đây trên toàn cầu theo IPCC được chỉ ra ở bảng 2. Bảng 3.1: Phát thải khí CO2 toàn cầu Trung bình Nguồn phát thải 1980-1989 Phát thải do đốt cháy nhiên liệu hóa thạch và sản xuất xi măng 5,5 tỷ tấn ± 0,5 Phát thải do sử dụng đất 1,6 tỷ tấn + 1,0 Tổng lượng phát thải nhân tạo 7,1 tỷ + 1,1 1994 6,1 tỷ tấn Nguồn: IPCC Cũng theo tính toán của IPCC, lượng phát thải cacbon do thay đổi sử dụng đất vùng nhiệt đới được cần bằng nhờ hấp thụ từ trồng rừng ở các vùng khác ngoài nhiệt đới. Trong những năm 80, cacbon từ khí quyển được hấp thụ bởi sinh quyển từ 0,5-2,0 tỷ tấn/năm. Trong vòng 30 năm, 40-60% CO2 hiện có trong khí quyển sẽ bị hấp thụ. Nếu giảm phát thải thì có thể tự điều chỉnh lượng CO 2 bằng nhiều quá trình khác để đạt được sự cân bằng trong khí quyển. Khí CH4 trong khí quyển cũng tăng nhanh do hoạt động của con người, đặc biệt là trong các lĩnh vực nông nghiệp, xử lý chất thải và khai thác nhiên liệu hóa thạch. Số liệu của IPCC cho thấy, tổng lượng CH 4 từ tất cả các nguồn phát thải trên toàn cầu đạt khoảng 535 triệu tấn trong một năm. Nồng độ CH 4 trong khí quyển trung bình từ 1984 tăng 6%/năm. IPCC cũng nhận định là 60 – 80% tổng lượng CH 4 phát thải hiện nay là do hoạt động của con người. N2O trong khí quyển cũng tăng lên do các hoạt động nông nghiệp và công nghiệp sản xuất một số loại axit. Các nguồn nhân tạo này ước tính phát thải khoảng 38 triệu/tấn. Các nguồn tự nhiên có thể gấp đôi số lượng này. • Dự tính nồng độ khí nhà kính trong tương lai và khí hậu trong tương lai. IPCC đã dự tính vào năm 2100, nồng độ các khí nhà kính sẽ tăng với tốc độ: - CO2 tăng 35 đến 170% CH4 tăng 22 đến 175% N2O tăng 26 đến 40% Từ những dự tính này, trong quan hệ với sự biến đổi khí hậu trong tương lai, IPCC đã dự đoán: - - Vào năm 2100, nhiệt độ không khí sẽ tăng lên 20C (trong khoảng 0,9 – 3,5 0C) với các dao động khí hậu từ 1,5 đến 4,50C. Sự tăng lên của nhiệt độ trong thế kỷ XXI sẽ lớn hơn tất cả mọi thời kỳ của 10.000 năm về trước. Sau năm 2100, nhiệt đọ không khí vẫn tiếp tục tăng, ngay cả khi nồng độ nhà kính ổn định. Vai trò chính của sự tăng nhiệt độ này là do sự phát thải CO2. Tuy nhiên các loại khí nhà kính khác cũng đóng góp khoảng 30% tác động. Vào năm 2100, mực nước biển sẽ dâng lên khoảng 49 cm. Mức độ dang lên của nước biển sẽ dao động trong khoảng 15 đến 95cm. Nữa thế kỷ đầu, sự biến đổi mực nước biển sẽ ít hơn do sức ì của đại dương so với khí quyển. Trong nữa thế kỷ sau, tác động sẽ mạnh mẽ hơn và nước biển sẽ tiếp tục dâng lên ngay cả khi nồng độ khí nhà kính và nhiệt độ bề mặt ổn định. 7.1.4. Những ảnh hưởng có thể xảy ra do hiệu ứng nhà kính: Việc tăng nồng độ các khí nhà kính do loài người gây ra, hiệu ứng nhà kính nhân loại, sẽ làm tăng nhiệt độ trên toàn cầu (sự nóng lên của khí hậu toàn cầu) và như vậy sẽ làm thay đổi khí hậu trong các thập kỷ và thập niên kế đến. • Một số hậu quả liên đới với việc thay đổi khí hậu do hiệu ứng này có thể gây ra: - Các nguồn nước: Chất lượng và số lượng của nước uống, nước tưới tiêu, nước cho kỹ nghệ và cho các máy phát điện, và sức khỏe của các loài thủy sản có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự thay đổi của các trận mưa rào và bởi sự tăng khí bốc hơi. Mưa tăng có thể gây lụt lội thường xuyên hơn. Khí hậu thay đổi có thể làm đầy các lòng chảo nối với sông ngòi trên thế giới. - Các tài nguyên bờ biển: Chỉ tại riêng Hoa Kỳ, mực nước biển dự đoán tăng 50 cm vào năm 2100, có thể làm mất đi 5.000 dặm vuông đất khô ráo và 4.000 dặm vuông đất ướt. - Sinh vật: Sự nóng lên của trái đất làm thay đổi điều kiện sống bình thường của các sinh vật trên trái đất. Một số loài sinh vật thích nghi với điều kiện mới sẽ thuận lợi phát triển. Trong khi đó nhiều loài bị thu hẹp về diện tích hoặc bị tiêu diệt. - Sức khỏe: Nhiều loại bệnh tật mới đối với con người xuất hiện, các loại dịch bệnh lan tràn, sức khoẻ của con người bị suy giảm. Số người chết vì nóng có thể tăng do nhiệt độ cao trong những chu kì dài hơn trước. Sự thay đổi lượng mưa và nhiệt độ có thể đẩy mạnh các bệnh truyền nhiễm. - Lâm nghiệp: Nhiệt độ cao hơn tạo điều kiện cho nạn cháy rừng dễ xảy ra hơn. - Năng lượng và vận chuyển: Nhiệt độ ấm hơn tăng nhu cầu làm lạnh và giảm nhu cầu làm nóng. Sẽ có ít sự hư hại do vận chuyển trong mùa đông hơn, nhưng vận chuyển đường thủy có thể bị ảnh hưởng bởi số trận lụt tăng hay bởi sự giảm mực nước sông. Xa hơn nữa nếu nhiệt độ của quả đất đủ cao thì có thể làm tan nhanh băng tuyết ở Bắc Cực và Nam Cực và do đó mực nước biển sẽ tăng quá cao, có thể dẫn đến nạn hồng thủy • Các biện pháp để giảm trừ hiệu ứng nhà kính Một trong những cố gắng đầu tiên của nhân loại để giảm mức độ ấm dần do khí thải kỹ nghệ là việc các quốc gia đã tham gia bàn thảo và tìm cách kí kết một hiệp ước có tên là Nghị định thư Kyoto. Tuy nhiên, về phía nội bộ nước Mỹ và các nước tiên tiến khác, nhiều nỗ lực để giảm khí độc mà chủ yếu thải ra từ xe máy nổ và các nhà máy kỹ nghệ đã được áp dụng khá mạnh mẽ. Ở Hoa Kỳ, hầu hết các tiểu bang đều có luật bắt buộc các phương tiện giao thông dùng động cơ nổ phải có giấy chứng nhận qua được các thử nghiệm định kì về việc đạt tiêu chuẩn nhả khói của hệ thống xe. Trồng nhiều cây xanh (nhất là những loại cây hấp thụ nhiều CO2 trong quá trình quang hợp) nhằm làm giảm lượng khí CO2 trong bầu khí quyển, từ đó làm giảm hiệu ứng nhà kính khí quyển. Hãy tiết kiệm điện: Một phần điện năng được sản xuất từ việc đốt các nhiên liệu hóa thạch, sinh ra một lượng khí CO2 lớn. Hãy sử dụng ánh sáng tự nhiên, dùng bóng đèn tiết kiệm điện, tắt hết các thiết bị điện khi ra khỏi phòng. Khi cần di chuyển những quãng đường gần, hãy đi bộ thay vì dùng xe máy. Sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, đi học bằng xe đạp, vừa bảo vệ được túi tiền lại vừa bảo vệ môi trường! Hãy cho những cái bếp than hay bếp dầu “cổ lổ” đi vào quá khứ, sử dụng bếp gas vừa nhanh lẹ vừa tốt cho môi trường. Hãy dùng Hàng Việt Nam chất lượng cao. Tại sao chúng ta lại ăn nho Mĩ, táo New Zealand trong khi đất nước ta bốn mùa đều có trái cây tươi ngon, không có chất bảo quản? Việc vận chuyển hàng hóa giữa các nước tạo ra một lượng khí CO2 khổng lồ và đó rõ ràng là một sự lãng phí tài nguyên rất lớn. Hãy tiết kiệm giấy (in giấy ở cả 2 mặt, sử dụng tập cũ để làm giấy nháp…), tái chế bao nilông, vỏ chai nhựa sẽ giúp bảo vệ môi trường và giảm khí CO2 trong quá trình sản xuất. 7.2. Mưa acid 7.2.1. Khái niệm Mưa acid là mưa có tính acid do một số chất khí hòa tan trong nước mưa tạo thành các acid khác nhau. Trong tự nhiên, mưa có tính acid chủ yếu vì trong nước mưa có CO2 hòa tan ( từ hơi thở của động vật và có một ít Cl- ( từ nước biển) và có độ pH dưới 5.Là sự lắng đọng thành phần axít trong những cơn mưa, sương mù, tuyết, băng, hơi nước… 7.2.2. Nguyên nhân Nguyên nhân của hiện tượng mưa axit là sự gia tăng năng lượng oxit của lưu huỳnh và nitơ ở trong khí quyển do hoạt động của con người gây nên. Ôtô, nhà máy nhiệt điện và một số nhà máy khác khi đốt nhiên liệu đã xả khí SO2 vào khí quyển. Nhà máy luyện kim, nhà máy lọc dầu cũng xả khí SO2. Trong khí xả, ngoài SO2 còn có khí NO được không khí tạo nên ở nhiệt độ cao của phản ứng đốt nhiên liệu. Các loại nhiên liệu như than đá, dầu khí mà chúng ta đang dùng đều có chứa S và N. Khi cháy trong môi trường không khí có thành phần O2, chúng sẽ biến thành SO2 và NO2, rất dễ hòa tan trong nước. Trong quá trình mưa, dưới tác dụng của bức xạ môi trường, các oxid này sẽ phản ứng với hơi nước trong khí quyển để hình thành các acid như H2SO4, acid Sunfur, acid Nitric. Chúng lại rơi xuống mặt đất cùng với các hạt mưa hay lưu lại trong khí quyển cùng mây trên trời. Chính các acid này đã làm cho nước mưa có tính acid. Một vài quặng kim loại như đồng (Cu) chẳng hạn, có chứa lưu huỳnh (S) và khí SO2 được tạo thành khi người ta tìm cách khai thác chúng. Khí SO2 cũng có thể được thải ra từ hoạt động núi lửa. Khi núi lửa hoạt động thường tung vào khí quyển H2S và SO2 Ngoài ra, khí SO2 cũng có thể được thải từ sự mục nát của các loài thực vật đã chết từ lâu. Khí SO2 có nguồn tự nhiên chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ (khoảng 1/10) so với nguồn gốc nhân tạo (từ những hoạt động công nghiệp, giao thông...). Bên cạnh đó, các nhà máy điện khi sử dụng nhiên liệu hóa thạch để phát điện cũng đã thải vào không khí một lượng lớn NOx. Ở một số nước, lượng khí thải này do các nhà máy nhiệt điện chiếm 40%, còn 60% là do các hoạt động giao thông vận tải. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là từ các hoạt động của con người như chặt phá rừng bừa bãi, đốt rác, phun thuốc trừ sâu. Ước tính khoảng 80% oxit sulfur là do hoạt động của các thiết bị tạo năng lượng, 15% do hoạt động đốt cháy của các ngành công nghiệp khác nhau, và 5% từ các nguồn khác. Còn đối với oxit nitơ, 1/3 là do hoạt động của các máy năng lượng, 1/3 khác là do hoạt động của đốt nhiên liệu để chuyển hóa thành năng lượng và phần còn lại cũng do các nguồn khác nhau. 7.2.3. Quá trình tạo nên mưa acid: Trong thành phần các chất đốt tự nhiên như than đá và dầu mỏ có chứa một lượng lớn lưu huỳnh, còn trong không khí lại chứa nhiều nitơ. Quá trình đốt sản sinh ra các khí độc hại như : lưu huỳnh đioxit (SO2) và nitơ đioxit (NO2). Các khí này hòa tan với hơi nước trong không khí tạo thành các axit sunfuric (H2SO4) và axit nitric(HNO3). Khi trời mưa, các hạt axit này tan lẫn vào nước mưa, làm độ pH của nước mưa giảm. Nếu nước mưa có độ pH dưới 5 được gọi là mưa axit. Do có độ chua khá lớn, nước mưa có thể hoà tan được một số bụi kim loại và ôxit kim loại có trong không khí như ôxit chì,... làm cho nước mưa trở nên độc hơn nữa đối với cây cối, vật nuôi và con người. Quá trình này diễn ra theo các phản ứng hoá học: • Lưu huỳnh: S + O2 → SO2 Quá trình đốt cháy lưu huỳnh trong khí oxi sẽ sinh ra lưu huỳnh điôxít. SO2 + OH → HOSO2 Phản ứng hoá học giữa lưu huỳnh điôxit và các hợp chất gốc hidroxit HOSO2- + O2 → HO2 + SO3 Phản ứng giữa hợp chất gốc HOSO2- và O2 sẽ cho ra hợp chất gốc HO2 và SO3 SO3(k) + H2O(l) → H2SO4(l) ; Lưu huỳnh triôxít SO3 sẽ phản ứng với nước và tạo ra axít sulfuric H2SO4. Đây chính là thành phần chủ yếu của mưa axít. • Nitơ: N2 + O2 → 2NO 2NO + O2 → 2NO2 3NO2(k) + H2O(l) → 2HNO3(l) + NO(k) Axít nitric HNO3 7.2.4. Tác động (a) Tác động tiêu cực: • Ảnh hưởng của mưa acid lên ao hồ và hệ thủy sinh vật: Mưa acid ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến các ao hồ và hệ thủy sinh vật. Mưa acid rơi trên mặt đất sẽ rửa trôi các chất dinh dưỡng trên mặt đất và mang các kim loại độc xuống ao hồ. Ngoài ra vào mùa xuân khi băng tan, acid (trong tuyết) và kim loại nặng trong băng theo nước vào các ao hồ và làm thay đổi đột ngột pH trong ao hồ, hiện tượng này gọi là hiện tượng "sốc" acid vào mùa Xuân. Các thủy sinh vật không đủ thời gian để thích ứng với sự thay đổi này. Thêm vào đó mùa Xuân là mùa nhiều loài đẻ trứng và một số loài khác sống trên cạn cũng đẻ trứng và ấu trùng của nó sống trong nước trong một thời gian dài, do đó các loài này bị thiệt hại nặng. Acid sulfuric có thể ảnh hưởng đến cá theo hai cách: trực tiếp và gián tiếp. Acid sulfuric ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hấp thụ oxy, muối và các dưỡng chất để sinh tồn. Đối với các loài cá nước ngọt acid sulfuric ảnh hưởng đến quá trình cân bằng muối và khoáng trong cơ thể chúng. Các phân tử acid trong nước tạo nên các nước nhầy trong mang của chúng làm ngăn cản khả năng hấp thu oxygen của các làm cho cá bị ngạt. Việc mất cân bằng muối Canxi làm giảm khả năng sinh sản của các, trứng của nó sẽ bị hỏng ... và xương sống của chúng bị yếu đi. Muối đạm cũng ảnh hưởng đến cá, khi nó bị mưa acid rửa trôi xuống ao hồ nó sẽ thúc đẩy sự phát triển của tảo, tảo quang hợp sẽ sinh ra nhiều oxygen. Tuy nhiên do cá chết nhiều, việc phân hủy chúng sẽ tiêu thụ một lượng lớn oxy làm suy giảm oxy của thủy vực và làm cho cá bị ngạt. Mặc dầu nhiều loại cá có thể sống trong môi trường pH thấp đến 5,9 nhưng đến pH 2+ 2+ này Al trong đất bị phóng thích vào ao hồ gây độc cho cá. Al làm hỏng mang cá và tích tụ trong gan cá. Bảng 3.2: Các ảnh hưởng của pH đến hệ thủy sinh vật pH < 6,0 Các sinh vật bậc thấp của chuỗi thức ăn bị chết (như phù du, stonefly), đây là nguồn thức ăn quan trọng của cá pH < 5,5 Cá không thể sinh sản được. Cá con rất khó sống sót. Cá lớn bị dị dạng do dinh dưỡng. Cá bị chết do ngạt pH < 5,0 Quần thể cá bị chết pH < 4,0 Xuất hiện các sinh vật mới khác với các sinh vật ban đầu Hơn nữa, do hiện tượng tích tụ sinh học, khi con người ăn các loại cá có chứa độc tố, các độc tố này sẽ tích tụ trong cơ thể con người và gây nguy hiểm đối với sức khoẻ con người. Ở trong các ao hồ, lưỡng thê cũng bị ảnh hưởng, chúng không thể sinh sản được trong môi trường acid. • Ảnh hưởng của mưa acid lên thực vật và đất: Một trong những tác hại nghiêm trọng của mưa acid là các tác hại đối với thực vật và đất. Khi có mưa acid, các dưỡng chất trong đất sẽ bị rửa trôi. Các hợp chất chứa nhôm trong đất sẽ phóng thích các ion nhôm và các ion này có thể hấp thụ bởi rễ cây và gây độc cho cây. Như chúng ta đã nói ở trên, không phải toàn bộ SO2 trong khí quyển được chuyển hóa thành acid sulfuric mà một phần của nó có thể lắng đọng trở lại mặt đất dưới dạng khí SO2. Khi khí này tiếp xúc với lá cây, nó sẽ làm tắt các thể soma của lá cây gây cản trở quá trình quang hợp. Một thí nghiệm trên cây Vân Sam (cây lá kim) cho thấy, khi phun một hỗn hợp acid sulfuric và acid nitric có pH từ 2,5 4,5 lên các cây Vân Sam con sẽ làm xuất hiện và phát triển các vết tổn thương có màu nâu trên lá của nó và sau đó các lá này rụng đi, các lá mới sẽ mọc ra sau đó nhưng với một tốc độ rất chậm và quá trình quang hợp bị ảnh hưởng nghiêm trọng. • Ảnh hưởng đến khí quyển: Các hạt sulphate, nitrate tạo thành trong khí quyển sẽ làm hạn chế tầm nhìn. Các sương mù acid làm ảnh hưởng đến khả năng lan truyền ánh sáng Mặt trời. Ở Bắc cực, nó đã ảnh hưởng đến sự phát triển của Địa y, do đó ảnh hưởng đến quần thể Tuần lộc và Nai tuyết - loại động vật ăn Địa y. • Ảnh hưởng đến các công trình kiến trúc: Các hạt acid khi rơi xuống nhà cửa và các bức tượng điêu khắc sẽ ăn mòn chúng. Ví dụ như tòa nhà Capitol ở Ottawa đã bị tan rã bởi hàm lượng SO2 trong không khí quá cao. Vào năm 1967, cây cầu bắc ngang sông Ohio đã sập làm chết 46 người; nguyên nhân cũng là do mưa acid. • Ảnh hưởng đến các vật liệu: Mưa acid cũng làm hư vải sợi, sách và các đồ cổ quý giá. Hệ thống thông khí của các thư viện, viện bảo tàng đã đưa các hạt acid vào trong nhà và chúng tiếp xúc và phá hủy các vật liệu nói trên. • Ảnh hưởng lên người: Các chất acid nêu trên trong không khí rất nguy hại đối với cơ thể sống và chúng có the hủy diệt sự sống. Mưa acid có thể gây ra sự tàn phá đối với hệ thần kinh và gây bệnh thần kinh đối với con người. Điều này xảy ra là vì các sản phẩm của các acid là các hỗn hợp rất độc hại hòa tan trong nước uống. Các tác hại trực tiếp của việc ô nhiễm do các chất khí acid lên người bao gồm các bệnh về đường hô hấp như: suyển, ho gà và các triệu chứng khác như nhức đầu, đau mắt, đau họng ... Các tác hại gián tiếp sinh ra do hiện tượng tích tụ sinh học các kim loại trong cơ thể con người từ các nguồn thực phẩm bị nhiễm các kim loại này do mưa acid. (b) Tác động tích cực : • Mưa axit làm mát trái đất: Những cơn mưa chứa axit sulphuric làm giảm phát thải methane từ những đầm lầy, nhờ đó hạn chế hiện tượng trái đất nóng lên. Một cuộc điều tra toàn các thành phần sunfua có trong mưa axit có khả năng ngăn cản trái đất ấm lên, bằng việc tác động vào quá trình sản xuất khí mêtan tự nhiên của vi khuẩn trong đầm lầy. Methane chiếm 27% trong các yếu tố gây nên hiệu ứng nhà kính, và các vi khuẩn ở đầm lầy là thủ phạm chính .Chúng tiêu thụ chất nền (gồm có hidro và axetat) trong than bùn rồi giải phóng ra khí metan ,còn vi khuẩn ăn sunfua cạnh tranh thức ăn với chúng .Khi mưa axit đổ xuống ,nhóm vi khuẩn này sẽ dùng sunfua,đồng thời tiêu thụ luôn phần chất nền đáng lí dánh cho vi khuẩn sinh metan. Do vậy các cặp vi khuẩn của metan bị “đói” và sản xuất ra ít khí nhà kính .Nhiều thí nghiệm cho thấyphần sunfua lắng đọng có thể làm giảm quá trình sinh ra metan tới 30%. Nghiên cứu mơí củaVincent Gauci và cộng sự thuộc Đại Học Mở (Anh) thực hiện .Nhóm tác giả đã nhận ra được hiện tượng lưu huỳnh át chế quá trình sinh ra metan từ năm 1960.năm 2004 nó làm giảm lượng metan từ 175 xuống còn 160 triệu tấn. • Cân bằng hệ sinh thái rừng: Sự thiếu vắng các trận mưa axit cũng có thể gây ra nhiều vấn đề với môi trường.Vì lượng cacbon dioxide ngày càng tăng trong sông suối là loại khí gây ra quá trình axit hoá ở các nguồn nước tinh khiết. 7.2.5. Biện pháp phòng ngừa và cách khắc phục Một điều nghịch lí là chính các biện pháp chống ô nhiễm ,áp dụng xung quanh các cơ sở sản xuất điện, lại góp phần reo rắc mưa axit trên diện rộng .do các nhà máy buộc phải xây ống khói thật cao nhằm tránh ô nhiễm môi trường ở địa phương,các hoá chất tạo ra axit lan toả đi xa hàng trăm hàng ngàn km khỏi nguồn . Để giảm lượng khí thải SO2 từ các nhà máy nhiệt điện xuống còn 7.84 tỷ tấn năm 2020, trước năm 2005 phải lắp đặt hệ thống khử sunfua đây cũng là một giải pháp hạn chế mưa axit mà nhà nước Trung Quốc đã đề ra năm ngoái . Các nhà máy nhiệt điện khi lắp đặt hệ thống này sẽ bán điện với giá cao hơn. tuy nhiên quy định này không dễ thực hiện với các nhà máy nhiệt điện đã lâu đời,vì chi phí lắp đặt hệ thông này là quá lớn nó chiếm khoảng 1/3 tổng đầu tư xây dưng một nhà máy nhiệt điện. Xây dựng các biện pháp chuẩn xác hơn để dự báo mức độ của các chất gây ô nhiễm trong khí quyển và nồng độ các khí nhà kính có khả năng gây ra sự can thiệp đối với hệ thống khí hậu và đối với môi trường nói chung. Hiện đại hoá các hệ thống năng lượng đang tồn tại để tạo ra tính hiệu suất năng kượng , và phát triển các nguờn năng lượng mới ,tái sinh như năng lượng mặt trời năng lượng gió ,thuỷ triều ,sức động vật và sức người … Giúp đỡ nhân dân hiểu biết về việc làm thế nào để phát triển và sử dụng các năng lượng có hiệu suất hơn và ít ô nhiễm hơn .Điều phối các kế hoạch năng lượng khu vực dể làm sao các dạng năng lượng phù hợp về mặt môi trường có thể được tạo ra và phân phối một cách hiệu quả. Đẩy mạnh việc đánh giá môi trường và các cách ra quyết định khác để làm sao tổng hoà được các chính sáchvề năng lượng ,môi trường và kinh tế với nhau theo một cách bền vững. Phát triển các chương trình nhãn hiệu hoá về tính hiệu suât năng lương cho người tiêu dùng biết. Nâng cao các tiêu chuẩn về quốc gia về hiệu suất năng lượng và khí phát thải và nâng cao nhận thức của công chúng về các hệ thống năng lượng phù hợp về mặt môi trường . Phát triển giao thông vận tải công cộng ở các thành phố và nông thôn theo hướng hiệu quảrẻ tiền ít ô nhiễm và an toàn ,cùng với nhân dan bản xứ và các cộng đồng địa phương khác. 7.2.6. Một số biện pháp đề xuất • Đối với SO2: Sử dụng phương pháp đốt fluidized bed. Xử lý khí thải bằng phương pháp lọc ướt, sử dụng dung dịch nước vôi hoặc xút để làm chất hấp thụ. Phản ứng xảy ra như sau: CaCO3 + SO2 + H2O + O2 ----> CaSO4 + CO2 + H2O • Đối với NOx: Sử dụng phương pháp đốt gọi là "Overfire Air". Theo phương pháp này một phần không khí cần thiết cho quá trình đốt sẽ được chuyển hướng lên phía trên của buồng đốt. Làm như vậy, quá trình đốt sẽ diễn ra trong điều kiện có ít oxy hơn và làm giảm quá trình oxy hóa nitơ trong không khí thành NOx. Xử lý khí thải bằng chất xúc tác. Trong quá trình này người ta cho ammonia tác dụng với NO trong một buồng xúc tác. 4NO + 4 NH3 + O2 ----> 4N2 + 6 H2O 2NO2 + 4 NH3 + O2 ---> 3N2 + 6 H2O Trong các động cơ xe người ta gắn thêm một bộ phận lọc khí có hình tổ ong được mạ platinum, pallandium hoặc Rhodium. Ở tại bộ phận này sẽ diễn ra phản ứng oxy hóa, phản ứng khử để biến NOx, CO2 và các HCs thành các chất khí không gây hại. 7.3. Thủng tầng ozon: 7.3.1. Khái niệm về tầng ozon: Ozon là một chất khí có trong thiên nhiên, nằm trên tầng cao khí quyển của Trái đất, ở độ cao khoảng 25km trong tầng bình lưu, gồm 3 nguyên tử oxy (03), hấp thụ phần lớn những tia tử ngoại từ Mặt trời chiếu xuống gây ra các bệnh về da. Chất khí ấy tập hợp thành một lớp bao bọc quanh hành tinh thường được gọi là tầng Ozon. 7.3.2. Vai trò của tầng ôzôn: Lớp ozon ngăn cản phần lớn các tia cực tím có hại không cho xuyên qua bầu khí quyển Trái đất. Tầng ozon như lớp áo choàng bảo vệ Trái đất trước sự xâm nhập và phá hủy của tia tử ngoại. Tầng ozon là lớp lọc bức xạ mặt trời, một phần lớp lọc này bị mất sẽ làm cho bề mặt Trái đất nóng lên. Chiếc áo choàng quý giá ấy bị "rách" cũng có nghĩa sự sống của muôn loài sẽ bị đe dọa. 7.3.3. Nguyên nhân thủng tầng ozon: Lỗ thủng tầng ozon được các nhà khoa học phát hiện lần đầu tiên năm 1987 ở Nam Cực đã làm chấn động dư luận toàn cầu, dấy lên những mối quan ngại sâu sắc về môi trường và sức khỏe con người. Hoạt động của núi lửa phóng thích một lượng lớn HCl vào khí quyển; muối biển cũng chứa rất nhiều Chlor, nếu các hợp chất Chlor này tích tụ ở tầng bình lưu nó sẽ là nguyên nhân chính làm suy giảm tầng ozon. Tuy nhiên, hoạt động của núi lửa rất yếu để có thể đẩy HCl lên đến tầng bình lưu. Mặt khác các chất này cần phải có "tuổi thọ" trong khí quyển từ 2 - 5 năm mới lên được tầng bình lưu theo cơ chế giống như CFCs. Các chất này rất dễ hòa tan trong hơi nước của khí quyển, do đó nó sẽ nhanh chóng theo mưa rơi xuống mặt đất. Theo các kết quả đo đạc cho thấy mặc dầu hoạt động của núi lửa El Chichon (1982) có làm tăng hàm lượng HCl ở tầng bình lưu lên 10% nhưng lượng này biến mất trong vòng 1 năm. Hoạt động của núi lửa Pinaturbo (1991) không làm tăng hàm lượng chlorine ở tầng bình lưu. Các nhà khoa học đã làm các phép tính chính xác cho thấy trong tổng lượng chlorine ở tầng bình lưu 3% là HCl (có lẽ từ các hoạt động của núi lửa), 15% là methyl chloride, 82% là các ODS (trong đó hơn phân nửa là do CFC11 và CFC12). Một số sinh vật biển có khả năng tạo ra methyl chloride (hợp chất bền); tuy nhiên, nó chỉ đóng góp một phần nhỏ vào tổng lượng chlorine ở tầng bình lưu Con người thải các chất khí CFC (Chlorofluorocarbon) và các chất ODS (Ozone depleting substances) khác vào khí quyển. CFCs được sử dụng làm chất sinh hàn, chất tạo bọt, dung môi, bình cứu hoả, bình xịt, nhựa xốp, chất làm sạch kim loại.. Các chất ODS khác bao gồm: methyl bromide (làm thuốc trừ sâu), halons (trong các bình chữa cháy), methyl chloroform (dùng làm dung môi trong nhiều ngành công nghệ)... Mặc dầu CFC nặng hơn không khí, nhưng nó có thể lên đến tầng bình lưu bằng một quá trình kéo dài từ 2 - 5 năm. Người ta đo nồng độ CFC ở tầng bình lưu bởi các khinh khí cầu, phi cơ và các vệ tinh. Khi CFCs đến được tầng bình lưu, dưới tác dụng của tia cực tím nó bị phân hủy tạo ra Chlor nguyên tử, và Chlor nguyên tử có tác dụng như một chất xúc tác để phân hủy Ozon. Một nguyên tử Chlor có thể phá hủy 100.000 phân tử ozon. Methyl bromide khi lên đến tầng bình lưu sẽ bị tia cực tím phân hủy để cho ra brom nguyên tử, một nguyên tử brom có khả năng phá hủy các phân tử ozone gấp 40-50 lần một nguyên tử chlor. Nguyên nhân chính của giảm sút ôzôn ở Nam Cực và các nơi khác là sự hiện diện của các khí gốc có chứa clo (trước nhất là các CFC và các hợp chất clo với các bon liên quan) bị phân giải khi có tia cực tím tạo thành các nguyên tử clo trở thành chất xúc tác phân hủy ôzôn. Sự giảm sút ôzôn do clo là chất xúc tác có thể xảy ra ở trạng thái khí nhưng sẽ tăng đột ngột khi có sự hiện diện của các đám mây tầng bình lưu trên địa cực. Các quá trình quang hóa tham gia tuy phức tạp nhưng đã được tìm hiểu tốt. Quan sát chủ yếu là thông thường phần lớn các clo trong tầng bình lưu ở trong các "hợp chất chứa" bền, chủ yếu là các hydro clorua (HCl) và clo nitrat (ClONO2). Mặc dù vậy trong mùa Đông và Xuân Nam Cực các phản ứng trên bề mặt của các phần tử mây chuyển hóa các hợp chất chứa này trở lại thành các gốc tự do có hoạt tính cao, Cl và ClO. Các đám mây cũng có thể lấy đi NO2 từ khí quyển bằng cách biến đổi chúng thành axít nitric, ngăn không cho ClO vừa được tạo thành có thể bị biến đổi trở lại ClONO2. Ánh sáng cực tím gia tăng trong mùa xuân tạo cho các hợp chất clo phản ứng hủy diệt trên 17% ôzôn trong khi các hợp chất brôm làm giảm sút thêm 33%. Vai trò của ánh sáng mặt trời trong giảm sút ôzôn chính là lý do tại sao giảm sút ôzôn ở Nam Cực lớn nhất vào mùa xuân. Trong mùa đông, mặc dù có nhiều mây nhất, không có ánh sáng trên địa cực để thúc đẩy các phản ứng hóa học. Phần lớn các ôzôn bị phá hủy ở phía dưới của tầng bình lưu đối ngược với việc giảm sút ôzôn ít hơn rất nhiều thông qua các phản ứng thể khí đồng nhất xảy ra trước hết là ở phía trên của tầng bình lưu. Nhiệt độ sưởi ấm vào cuối xuân phá vỡ các gió xoáy vào trung tuần tháng 12. Khi ấm lên, không khí giàu ôzôn bay về các vĩ độ thấp, các đám mây tầng bình lưu bị phá hủy, các quá trình làm giảm sút ôzôn ngưng lại và lỗ thủng ôzôn được hàn gắn trở lại. Nitơ oxit (N2O) là chất khí gây mê, giảm đau không màu có vị ngọt nhẹ và nặng hơn không khí 1,5 lần. Nó được tạo ra từ phân động vật, quá trình xử lý rác thải, phân bón hóa học, động cơ đốt trong và các ngành công nghiệp. Khí này cũng được giải phóng khi vi khuẩn hoạt động trong đất và đại dương phân hủy các hợp chất chứa nitơ. Tiến sĩ Ravishankara cùng các cộng sự cảnh báo rằng, nếu các chính phủ không ra tay thì N2O sẽ tiếp tục là chất hủy hoại tầng ozone mạnh nhất trong suốt thế kỷ 21. Việc giảm lượng khí N2O sẽ giúp tầng ozone phục hồi, đồng thời góp phần ngăn chặn hiện tượng ấm lên toàn cầu (vì N2O cũng là một loại khí gây hiệu ứng nhà kính). N2O không cháy nhưng có tính oxy hóa và kích thích phản ứng cháy. Khí này không duy trì sự sống và có thể gây ngạt. Giới chuyên gia gây mê nha khoa thường gọi N2O là khí gây cười. Theo Telegraph, N2O đã “qua mặt” chlorofluorocarbon (CFC) để trở thành loại khí phá hủy tầng ozone mạnh nhất. 7.3.4. Các phản ứng tạo thành và phân hủy ozon trong tầng bình lưu Trong tầng bình lưu ozon được tạo thành đồng thời cũng bị phân hủy dưới tác dụng của bức xạ tử ngoại từ ánh sáng mặt trời. Bức xạ tử ngoại thường được chia thành 3 vùng: UV-A, UV-B, UV-C. 7.3.5. Tác hại của việc thủng tầng ôzôn Đối với con người: sự suy giảm tầng ôzôn sẽ làm tăng cường độ tia cực tím ở bề mặt trái đất là nguyên nhân gây ra nhiều hậu quả trong sinh học như làm da cháy nắng, lóa mắt, lão hóa da, đục thủy tinh thể, ung thư mắt, gia tăng các khối u ác tính: 19% các khối u ác tính ở đàn ông và 16% ở phụ nữ, bệnh ung thư da. Đối với thực vật: tăng cường bức xạ tia cực tím có thể tiêu hủy các sinh vật phù du trong tầng có ánh sáng của biển, đây là loại thực vật có liên quan trực tiếp đến năng suất sinh học của đại dương. 70% lượng thực vật phù du xuất phát từ đại dương ở vùng cực. Đây là nơi xảy ra tình trạng suy giảm tầng ozon đáng lưu ý nhất, ảnh hưởng đến mùa màng. Sản lượng nhiều loại cây trồng có tầm quan trọng về kinh tế như lúa phụ thuộc vào quá trình cố định nitơ của vi khuẩn lam cộng sinh ở rễ cây. Mà vi khuẩn lam rất nhạy cảm với ánh sáng cực tím và có thể bị chết khi hàm lượng tia cực tím gia tăng. Bên cạnh các ảnh hưởng trực tiếp của bức xạ cực tím đối với sinh vật, gia tăng tia cực tím trên bề mặt sẽ làm gia tăng lượng ôzôn ở tầng đối lưu. Ở mặt đất ôzôn thông thường được công nhận là một yếu tố gây nguy hiểm đến sức khỏe vì ôzôn có độc tính thể theo tính chất ôxy hóa mạnh. Vào thời điểm này ôzôn trên mặt đất được tạo thành chủ yếu qua tác dụng của bức xạ cực tím đối với các khí thải từ xe cộ. Các hóa chất gây cạn kiệt tầng ôzôn còn góp phần gây nóng lên toàn cầu bởi phát thải trực tiếp các khí nhà kính tiềm tàng. Thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan khác cũng đang gia tăng ở hầu hết các nước trên thế giới; nhiệt độ và mực nước biển toàn cầu tiếp tục tăng nhanh đang là mối lo ngại của các quốc gia. 7.3.6. Ngăn chặn sự suy thoái tầng ozon Sự suy giảm ôzôn đang được quan sát thấy và các dự đoán suy giảm trong tương lai đã trở thành một mối quan tâm toàn cầu, dẫn đến việc công nhận Nghị định thư Montreal hạn chế và cuối cùng chấm dứt hoàn toàn việc sử dụng và sản xuất các hợp chất. Năm 1985, Công ước Viên và Nghị định thư Montreal bắt đầu có hiệu lực nhằm mục đích từng bước ngăn chặn việc sử dụng những loại hóa chất có thể phá hủy tầng ôzôn, đánh dấu sự ra đời của Ngày quốc tế bảo vệ tầng ozon. Hiện nay, việc triển khai Nghị định thư Montreal đã góp phần đáng kể làm giảm hơn 1,5 triệu tấn hóa chất hàng năm mà có thể phá hủy tầng ozon. Theo quy định của Nghị định thư Montreal về các chất suy giảm tầng ôzôn, với các nước phát triển phải loại trừ hoàn toàn sản xuất và sử dụng các chất CFC và Halon vào năm 1996 và chất HCFC vào năm 2020. Theo kế hoạch, năm 2010 Cục khí tượng thủy văn sẽ phối hợp với ngân hàng thế giới xây dựng dự án tìm kiếm tài trợ quốc tế cho doanh nghiệp và năm 2011 sẽ tiến hành triển khai dự án loại trừ chất HCFC. Đối với các nước đang phát triển như nước ta sẽ được ưu đãi sử dụng các chất CFC và Halon đến năm 2010 và chất HCFC đến năm 2040. Với mức tiêu thụ dưới 0,004 kg/ đầu người /năm, Việt Nam được coi là một trong những nước có lượng tiêu thụ CFC thấp gần 300 lần so với nhóm nước mà Nghị định thư quy định và được hưởng ưu đãi về hạn định loại trừ; đồng thời nhận được sự hỗ trợ không hoàn lại về công nghệ và tài chính từ Quỹ đa phương thông qua các dự án đầu tư. Trong giai đoạn từ nay đến 2010, để có thể loại trừ được hoàn toàn tiêu thụ các chất CFC và Halon, các nước đang phát triển như Việt Nam cần được hỗ trợ kỹ thuật, tăng cường năng lực và hướng tới sử dụng R -134a. Hiện nay, R-134a đang được coi là gas lạnh an toàn và sử dụng trong hầu hết các loại tủ lạnh và điều hòa không khí ô tô (MAC) đời mới. Giảm ô nhiễm không khí do xe cộ và các thiết bị khác khi hoạt động xả khí thải vào môi trường. Tiết kiệm năng lượng, nước trong nhà và nơi làm việc Sử dụng ánh sáng tự nhiên trong nhà và nơi v i ệ c n ế u c ó th ể Tận dụng phương tiện giao thông công cộng hơn là dùng xe máy cá nhân hoặc taxi nếu có thể. Thỉnh thoảng đi xe đạp hoặc đi bộ đến nơi làm việc. Khi mua các sản phẩm gia dụng, nhất là các loại dùng trong bình xịt, tìm loại ghi trên nhãn “không có CFC”. Sơn nhà, nên sơn bằng cách quét hoặc lăn, không dùng cách phun sơn. Giảm dùng các bao bì bằng nhựa xốp. Nếu có sẵn, nên tận dụng nhiều lần. 7.3.7. Việt Nam và những nỗ lực bảo vệ tầng ôzôn: Việt Nam chính thức phê chuẩn Nghị định thư Montreal vào tháng 1 năm 1994. Nhờ các chính sách cương quyết của Chính phủ, nỗ lực của Bộ Tài nguyên Môi trường cùng các cơ quan liên quan, sự tham gia của các doanh nghiệp, sự ủng hộ của người tiêu dùng cùng hỗ trợ tài chính của quốc tế, Việt Nam đã đạt được những thành quả đáng kể trong việc từng bước hạn chế sử dụng các chất làm suy giảm tầng ozon. Trong thập kỷ 90, mỗi năm Việt Nam tiêu thụ khoảng 500 tấn CFC, 4 tấn holon và gần 400 tấn methyl bromide - những chất gây suy giảm tầng ôzôn. Song nhờ những nỗ lực giảm thiểu, trên 200 tấn CFC 12 (chiếm gần 1/2 tổng số CFC được sử dụng trong cả nước) đã được loại trừ và đến thời điểm này không còn doanh nghiệp nào tại Việt Nam sử dụng CFC trong sản xuất mỹ phẩm. Lĩnh vực làm lạnh và điều hoà không khí cũng đạt được những kết quả khả quan với việc giảm trung bình mỗi năm 3,6 tấn CFC 11 trong ngành dệt may, 5,8 tấn CFC 12 trong sử dụng điều hoà không khí ô tô và 40 tấn CFC trong các thiết bị làm lạnh thương mại và gia dụng. Đến năm 2009, Việt Nam chỉ còn nhập khẩu 10 tấn R-12 (chất làm suy giảm tầng ôzôn nhóm CFC) và bắt đầu từ 1/1/2010 toàn bộ các chất nhóm CFC sẽ bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam. Mặc dù có những thành công nhất định, Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc loại trừ chất phá hủy tầng ôzôn theo lộ trình của nghị định thư Montreal. Lượng sử dụng các chất HCFC ở Việt Nam hiện nay vào khoảng 3000 tấn và sẽ còn tăng trong thời gian tới, chủ yếu là R-22 trong làm lạnh và điều hòa không khí. Theo ước tính, Việt Nam sẽ cần khoảng 20 triệu USD trong vòng 15-20 năm tới để loại trừ hoàn toàn sử dụng các chất HCFC. Các biện pháp chính sách nhằm đảm bảo hạn định về loại trừ các chất HCFC giai đoạn 2010-2030 của Nghị định thư Montreal sẽ được Bộ Tài nguyên và Môi trường trình chính phủ xem xét và ban hành trong thời gian tới. 7.3.8. Khả năng phục hồi của tầng ôzôn Theo Nghị định thư Montreal với sự tham gia của 191 quốc gia, các sản phẩm thải CFC đã bị loại bỏ vào năm 1996 trên toàn thế giới. Quan sát trong vài năm vừa qua cho thấy sự suy thoái tầng ôzôn đã bị ngăn chặn trên diện rộng có khả năng phục hồi hoàn toàn. Theo nghiên cứu mới, biến đổi khí hậu ở bán cầu Nam cũng sẽ có khả năng phục hồi . Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tầng ôzôn sẽ có khả năng phục hồi nhờ những nỗ lực của con người nhằm hạn chế lượng khí phát thải gây suy giảm tầng ôzôn và nhờ gió khí quyển. Theo các số liệu của NASA. mặc dù lỗ thủng tầng ôzôn trên bầu trời Nam Cực vẫn 2 không ngừng rộng ra và hiện đã tới 24 triệu km , nhưng toàn bộ tầng ôzôn của Trái đất đã ngừng suy giảm trong suốt 9 năm qua, sớm hơn rất nhiều so với những tính toán khoa học dựa theo tiến độ giảm các loại khí CFC phá hoại tầng ôzôn trong 20 năm qua. Các nhà khoa học đã xác định sự phục hồi tầng ôzôn trên tầng thượng của tầng bình lưu của khí quyển có thể hoàn toàn nhờ vào việc giảm lượng khí CFC thải vào khí quyển. Nhưng ở tầng hạ của tầng bình lưu, sự phục hồi của tầng ôzôn phụ thuộc vào các loại gió khí quyển lưu chuyển khí ôzôn, được tạo ra ở độ cao thấp trên khu vực xích đạo nên các khu vực ở vĩ độ cao hơn, là nơi khí ôzôn bị phá hoại. Các mô hình máy tính đã khẳng định quá trình này và dự báo tầng ôzôn của Trái đất sẽ được khôi phục lại mức như năm 1980 trong khoảng thời gian từ năm 2030 đến năm 2070. Vào thời điểm này, lỗ thủng tầng ôzôn ở Nam Cực cũng được lấp đầy. 7.4. Cháy rừng: Nhiệt độ tăng cao, đất đai khô cằn và nhiều cánh rừng lớn biến thành tro bụi - những hiện tượng bất thường này không còn bó hẹp ở một số quốc gia hay khu vực mà đang xảy ra hầu khắp trên thế giới. Từ vùng rừng Taiga ở Sibérie của Nga đến khu rừng Rockies rộng lớn ở Canada, miền Nam California (Mỹ) và Australia, các nhà khoa học đã tìm thấy những bằng chứng rõ ràng cho thấy tình trạng cháy rừng tràn lan hiện nay có nguồn gốc từ sự biến đổi khí hậu. • Tình trạng ấm dần lên của trái đất: Trái đất nóng dần lên là một trong những biểu hiện phổ biến nhất của biến đổi khí hậu. Như chúng ta đã biết với sự phát triển công nghiệp như vũ bão đã đưa con người đến với cuộc sống văn minh hơn, hiện đại hơn nhưng đồng thời các nhà máy công nghiệp cùng các hoạt động của con người đã thải ra 1 lượng lớn các khí độc vào môi trường, các khí này tạo thành bức tường ngăn cản các tia bức xạ từ trái đất vào khí quyển. Từ đó trái đất nóng dần lên và quá trình trái đất ấm dần lên sẽ vẫn tiếp diễn cho đến khi nào các khí thải gây hiệu ứng nhà kính do con người tạo ra mà đa phần là carbon dioxide sinh ra từ quá trình đốt cháy nhiêu liệu hóa thạch còn tích tụ trong bầu khí quyển. Theo Trung tâm Dữ liệu Khí hậu quốc gia Mỹ, nửa đầu năm 2006 là giai đoạn khí hậu toàn cầu ấm nhất kể từ khi cơ quan này đi vào hoạt động năm 1895. Bầu khí quyển Trái Đất đang nóng lên với tốc độ nhanh hơn bao giờ hết do lượng khí dioxyd carbol (CO2) thải vào khí quyển đã ở mức cao nhất trong vòng 650 ngàn năm qua. 5 năm nóng kỷ lục kể từ năm 1890 đều diễn ra trong 10 năm trở lại đây Tiểu ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của LHQ cho biết nhiệt độ toàn cầu 0 trong thế kỷ 20 trung bình tăng 0,55 C, nhiệt độ toàn cầu dự báo sẽ tiếp tục tăng 2 0 đến 5 C trong thế kỷ 21 này kèm theo những hậu quả rất nặng nề cho con người và môi trường. Dữ liệu về tình trạng nắng nóng toàn cầu do Cơ quan Khí tượng và Đại dương quốc gia Mỹ thu thập cho thấy hầu hết các bang ở Mỹ đang trải qua mùa hè với nhiệt độ 0 trung bình cao hơn 3-7 C so với những mùa khác trong năm. Riêng ở một số bang phía 0 Tây, nhiệt độ tăng thêm đến 9 C. Tại California, nhiệt độ ở Thung lũng chết lên đến 0 0 56,5 C và nhiều thành phố duyên hải phía Tây nhiệt độ vượt ngưỡng 40 C. Tại Nam 0 Mỹ, nhiệt độ ở Uruquay, Argentina, Chile và Brazil cao hơn trung bình 7 C. 0 Nhiệt độ cao hơn bình thường 7-9 C cũng xảy ra tại nhiều nước châu Âu. Tháng 7 vừa rồi được đánh dấu là tháng 7 nóng nhất ở Pháp trong vòng 55 năm qua, nhiệt độ tăng 30 4 C so với bình thường. Pakistan, Bangladesh và miền Nam Ấn Độ cũng trải qua 0 những ngày nhiệt độ cao hơn bình thường 3 C trong khi miền Trung Trung Quốc nhiệt 0 độ tăng thêm đến 5 C. • Tác động của biến đổi khí hậu đến cháy rừng: Khí hậu ấm lên, làm quá trình tan chảy băng diễn ra sớm hơn và hậu quả là mùa hè trở nên khô hanh hơn, là yếu tố chính dẫn đến hàng loạt các vụ cháy rừng trên diện rộng. Tuyết bắt đầu tan sớm vào mùa xuân trong khi lượng mưa ngày một giảm. Sự kết hợp này là điều kiện thuận lợi để cháy rừng xảy ra trên phạm vi rộng hơn. Ngoài những dữ liệu về nhiệt độ, lưu lượng dòng chảy và mức độ tan chảy băng, các nhà nghiên cứu cũng khảo sát sự thay đổi tập quán canh tác đất trồng và quản lý rừng nhưng nhận thấy đây là các yếu tố thứ yếu làm tăng đột biến các vụ cháy rừng. Các nhà chuyên môn thừa nhận cháy rừng vẫn là một hiện tượng phức tạp và ở nhiều khu vực trên thế giới con người vẫn là tác nhân chính, chẳng hạn như nông dân đốt rừng làm nương rẫy hay những kẻ cố ý gây hỏa hoạn. Trong khi đó, các yếu tố khác cũng có xu hướng làm tăng nguy cơ cháy rừng. Thời tiết ấm lên ở phương Bắc cũng kích thích sự hình thành sấm sét, tác nhân quan trọng gây cháy. Theo Johann Goldammer - giám đốc Trung tâm theo dõi cháy rừng toàn cầu thuộc Đại học Freiburg (Đức), các khu rừng ở Bắc bán cầu có thể có mối quan hệ quyết định đến số phận của môi trường toàn cầu do rừng và đất rừng ở đây có chứa than bùn chiếm khoảng 1/3 lượng carbon tích trữ trong Trái đất. Các đám cháy rừng và than bùn giải phóng carbon dioxide vào khí quyển, thúc đẩy quá trình ấm lên của khí hậu và khi đó sẽ gia tăng các vụ cháy rừng. Goldammer cảnh báo rừng ở phương Bắc đang đối mặt với quả bom carbon và quá trình kích hoạt bom nổ đã bắt đầu. Như vậy biến đổi khí hậu và cháy rừng tác động qua lại với nhau: các đám cháy rừng thải một lượng lớn carbon dioxide vào khí quyển làm trái đất nóng dần lên, khí hậu ấm dần lên lại tác động các đám cháy rừng diễn ra nhiều hơn. 7.5. Lũ lụt – hạn hán: 7.5.1. 1.5.1. Bão (a) a. Khái niệm Bão là trạng thái nhiễu động của khí quyển và là một loại hình thời tiết cực trị. Ở Việt Nam, thuật ngữ "bão" thường được hiểu là bão nhiệt đới, là hiện tượng thời tiết đặc biệt nguy hiểm chỉ xuất hiện trên các vùng biển nhiệt đới. Bão là hiện tượng gió mạnh kèm theo mưa rất lớn do có sự xuất hiện và hoạt động của các khu áp thấp (low pressure area) khơi sâu. Bão có nhiều tên gọi khác nhau tuỳ vào khu vực phát sinh: - Bão hình thành trên Đại Tây Dương: hurricanes Bão hình thành trên Thái Bình Dương: typhoons Bão hình thành trên Ấn Độ Dương: cyclones (b) b. Điều kiện hình thành bão: Điều kiện cơ bản để hình thành bão là nhiệt độ cao và những vùng dồi dào hơi nước: khi nhiệt độ cao sẽ làm cho hơi nước bốc lên mạnh và bị đấy lên cao, tại khu vực đó 1 tâm áp thấp hình thành. Do sự chênh lệch khí áp, không khí ở khu vực lân cận sẽ tràn vào.Tại tâm bão (mắt bão) không khí chuyển từ trên xuống dưới, xung quanh tâm bão: không khí bốc mạnh lên cao ngưng tụ thành 1 bức tường mây dày đặc, tạo ra những cơn mưa cực lớn và gió xoáy rất mạnh. Khi đi vào đất liền hoặc vùng biển lạnh ở các vĩ độ cao, bão mất nguồn năng lượng bổ sung từ không khí nóng ẩm trên biển, cộng với đó là ảnh hưởng của lực ma sát với mặt đất nên suy yếu dần và tan đi. Cấu tạo của 1 cơn bão gồm các phần sau: mắt bão (the eye), thành mắt bão (the eyewall), dải mây (rainbands) và lớp mây ti dày đặc phía trên (the Dense Cirrus Overcast). 7.5.2. Lũ (a) Sự hình thành lũ: Lũ là hiện tượng nước sông dâng cao trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó giảm dần Lũ là hiện tượng dòng nước do mưa lớn tích luỹ từ nơi cao tràn về dữ dội làm ngập lụt một khu vực hoặc một vùng trũng, thấp hơn. Nếu mưa lớn, nước mưa lại bị tích luỹ bởi các trướng ngại vật như đất đá, cây cối cho đến khi lượng nước vượt quá sức chịu đựng của vật chắn, phá vỡ vật chắn, ào xuống cấp tập (rất nhanh), cuốn theo đất đá, cây cối và quét đi mọi vật có thể quét theo dòng chảy thì được gọi là lũ quét (hay lũ ống), thường diễn ra rất nhanh, khoảng 3-6 giờ. Lũ quét được hình thành bởi một lượng mưa có cường độ lớn, kéo dài trên một khu vực nào đó. Lượng mưa hình thành dòng chảy trên mặt đất và các dòng chảy được tập trung cùng nhau sinh ra một dòng chảy với lưu lượng và vận tốc rất lớn, chúng có thể cuốn tất cả nhưng gì có thể trên đường đi qua, đó chính là mối nguy hiểm tiềm tàng của lũ quét. Có rất nhiều nhân tố tác động và trực tiếp hình thành lũ quét: điều kiện khí tượng, thuỷ văn (cường độ mưa, thời gian mưa, lưu lượng và mực nước trên các sông, suối…) và điều kiện về địa hình (phân bố địa hình, đặc điểm thổ nhưỡng, độ dốc lưu vực, độ dốc lòng sông, suối...). (b) Ảnh hưởng: Thiếu nước sạch, lương thực,nơi ở. Nguy cơ bị dịch bệnh tăng cao. Về kinh tế, có hàng chục ngàn ha lúa, màu và cây lương thực bị hư hại, hàng ngàn gia cầm, gia súc bị chết; hàng ngàn nhà cửa, kho tàng trường học bệnh viện bị đổ trôi; hàng trăm ngàn m3 đất giao thông thuỷ lợi bị trôi, hàng chục công trình giao thông, thuỷ lợi nhỏ bị xuống cấp hoặc hư hỏng. Thiệt hại về kinh tế lên đến hàng trăm tỉ đồng. Đây là những thiệt hại không nhỏ đối với nền kinh tế xã hội, hơn nữa các thiệt hại đó lại tập trung chủ yếu ở những vùng cao, vùng sâu, nơi trình độ dân trí cũng như kinh tế còn thấp. Đặc biệt là lũ quét đã gây ra những thiệt hại to lớn về người, của đối với một bộ phận nhân dân thuộc vùng sâu, vùng xa mà đại bộ phận là thuộc nhóm dân tộc thiểu số. (c) Biện pháp khắc phục và phòng ngừa bão-lũ: • Biện pháp khắc phục: - Di dời nhanh chóng người và của ra khỏi khu vực của bão-lũ. Thành lập các đơn vị xung kích cứu nạn để sẵn sàng làm nhiệm vụ giúp dân sơ tán, tìm kiếm, cứu trợ, cấp cứu người bảo vệ tài sản trong thời gian có lũ quét. - Thực hiện khẩn trương công tác tìm kiếm , cứu nạn người dân và tài sản ra khỏi khu vực bão-lũ. - Đảm bảo không có người dân nào bị đói, thiếu nước sạch, chổ ở… - Đảm bảo các dịch vụ về y tế phòng chống dịch bệnh lây lan sau bảo-lũ. - Cộng đồng cùng chia sẻ, động viên và giúp đỡ nhân dân gặp khó khăn do bão-lũ - Làm thông thoáng các tuyến đường gioa thông bị bão-lũ phá hoại. - Tránh sự cô lập vùng bị bão-lũ. • Biện pháp phòng ngừa: Chiến lược phòng chống lâu dài. Để góp phần phát triển bền vững, trong chiến lược phòng chống và giảm nhẹ thiên tai lâu dài của Việt Nam, chiến lược phòng chống lũ quét phải nhằm thực hiện các mục tiêu : - Giảm tổn thất về người, sinh mạng. Giảm thiệt hại của cải vật chất của xã hội. Giảm sự ngừng trệ về sản xuất, nhanh chóng phục hồi sản xuất, ổn định đời sống của nhân dân. Giảm sự nguy cơ ngày càng gia tăng mức độ của lũ quét Biện pháp: Tuyên truyền giáo dục về lũ và lũ quét, mở các lớp tập huấn cho nhân dân về cách thức phòng chống khi bão-lũ xảy ra. Xây dựng củng cố hệ thống giao thông thuỷ lợi: cải tạo hệ thống kênh rạch, sông suối nhằm cải thiện dòng chảy, hạn chế các tác hại của lũ. Mở rộng khẩu độ cầu cống, bố trí cầu và các công trình điều tiết phòng tránh lũ quét; Làm đập kiểm soát trên các sông, suối thường xảy ra lũ quét Trước hết, cần thiết nghiên cứu thực trạng lũ – lũ quét để làm cơ sở xác định nơi và thời điểm xuất hiện lũ quét để bước đầu xác định các khu vực trọng điểm cần ưu tiên nghiên cứu. Áp dụng mô hình dự báo để dự báo và cảnh báo lũ quét, ngoài ra các phương tiện thông tin đại chúng cũng không nằm ngoài cuộc nhằm góp phần vào công tác cảnh báo và hướng dẫn dân chúng cách tránh và thoát khỏi những vùng có lũ quét một cách rất hiệu quả. Các yêu cầu cơ bản về thông tin cần trong hệ thống cảnh báo lũ quét là việc thu thập thông tin và truyền bá kịp thời các thông tin đó Khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo cân bằng sinh thái ở mức cao. Chủ động phòng tránh thiên tai và các sự cố môi trường gây ra do lũ quét.Cụ thể: phải bảo vệ và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên (đất, rừng, khoáng sản); phân vùng nhằm phòng tránh lũ quét (phân vùng đất, cải tạo các dòng sông...), lồng ghép các nghiên cứu về kinh tế - xã hội và môi trường trong hoạch định biện pháp phòng tránh cũng như giảm nhẹ thiệt hại do lũ quét, tăng cường hoạt động quản lý và dự báo lũ quét (như: tăng cường nguồn nhân lực, kiện toàn bộ máy, bồi dưỡng nghiệp vụ năng lực kỹ thuật cho cán bộ làm công tác phòng chống lụt bão, dự báo KTTV), xây dựng các chính sách về lũ quét, các chương trình phòng chống lũ quét ưu tiên... Phòng chống lụt bão là sự nghiệp của toàn dân, đồng thời là nghĩa vụ của mọi người nên phải có sự lãnh đạo và chỉ đạo chặt chẽ của các cấp uỷ Đảng và chính quyền các cấp (nhất là chính quyền các cơ sở) Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương, các Bộ, Ngành, Chủ tịch UBND tỉnh, huyện hằng năm đều có chỉ thị đôn đốc công tác phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai. Kinh nghiệm cho thấy nơi nào chính quyền cấp cơ sở có trách nhiệm cao, có kế hoạch và phương án phòng tránh cụ thể, tích cực thì ở đó vai trò, sức mạnh của quần chúng được phát huy và chủ động khi tình huống xảy ra. 7.5.3. Hạn hán (a) Khái niệm: Hạn hán là hiện tượng lượng mưa thiếu hụt nghiêm trọng kéo dài, làm giảm hàm lượng ẩm trong không khí và hàm lượng nước trong đất, làm suy kiệt dòng chảy sông suối, hạ thấp mực nước ao hồ, mực nước trong các tầng chứa nước dưới đất gây ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng của cây trồng, làm môi trường suy thoái gây đói nghèo dịch bệnh... (b) Nguyên nhân: Nguyên nhân gây ra hạn hán có nhiều song tập trung chủ yếu là 2 nguyên nhân chính: • Nguyên nhân khách quan: Do khí hậu thời tiết bất thường gây nên lượng mưa thường xuyên ít ỏi hoặc nhất thời thiếu hụt. Mưa rất ít, lượng mưa không đáng kể trong thời gian dài hầu như quanh năm, đây là tình trạng phổ biến trên các vùng khô hạn và bán khô hạn. Lượng mưa trong khoảng thời gian dài đáng kể thấp hơn rõ rệt mức trung bình nhiều năm cùng kỳ. Tình trạng này có thể xảy ra trên hầu khắp các vùng, kể cả vùng mưa nhiều. Mưa không ít lắm, nhưng trong một thời gian nhất định trước đó không mưa hoặc mưa chỉ đáp ứng nhu cầu tối thiểu của sản xuất và môi trường xung quanh. Đây là tình trạng phổ biến trên các vùng khí hậu gió mùa, có sự khác biệt rõ rệt về mưa giữa mùa mưa và mùa khô. Bản chất và tác động của hạn hán gắn liền với định loại về hạn hán. • Nguyên nhân chủ quan: Do con người gây ra, trước hết là do tình trạng phá rừng bừa bãi làm mất nguồn nước ngầm dẫn đến cạn kiệt nguồn nước. Việc trồng cây không phù hợp, vùng ít nước cũng trồng cây cần nhiều nước (như lúa) làm cho việc sử dụng nước quá nhiều, dẫn đến việc cạn kiệt nguồn nước.Thêm vào đó công tác quy hoạch sử dụng nước, bố trí công trình không phù hợp, làm cho nhiều công trình không phát huy được tác dụng Chất lượng thiết kế, thi công công trình chưa được hiện đại hóa và không phù hợp. Thêm nữa, hạn hán thiếu nước trong mùa khô (mùa kiệt) là do không đủ nguồn nước và thiếu những biện pháp cần thiết để đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng gia tăng do sự phát triển kinh tế-xã hội ở các khu vực, các vùng chưa có quy hoạch hợp lý hoặc quy hoạch phát triển không phù hợp với mức độ phát triển nguồn nước, không hài hoà với tự nhiên, môi trường vốn vẫn tồn tại lâu nay. Mức độ nghiêm trọng của hạn hán thiếu nước càng tăng cao do nguồn nước dễ bị tổn thương, suy thoái lại chịu tác động mạnh của con người. (c) Những tác hại của hạn hán ảnh hưởng đến Việt Nam Hạn hán có tác động to lớn đến môi trường, kinh tế, chính trị xã hội và sức khoẻ con người. Hạn hán là nguyên nhân dẫn đến đói nghèo, bệnh tật thậm chí là chiến tranh do xung đột nguồn nước. Hạn hán tác động đến môi trường như huỷ hoại các loài thực vật, các loài động vật, quần cư hoang dã, làm giảm chất lượng không khí, nước, làm cháy rừng, xói lở đất. Các tác động này có thể kéo dài và không khôi phục được. Hạn hán tác động đến kinh tế xã hội như giảm năng suất cây trồng, giảm diện tích gieo trồng, giảm sản lượng cây trồng, chủ yếu là sản lượng cây lương thực. Tăng chi phí sản xuất nông nghiệp, giảm thu nhập của lao động nông nghiệp. Tăng giá thành và giá cả các lương thực. Giảm tổng giá trị sản phẩm chăn nuôi. Các nhà máy thuỷ điện gặp nhiều khó khăn trong quá trình vận hành. Ở Việt Nam, hạn hán xảy ra ở vùng này hay vùng khác với mức độ và thời gian khác nhau, gây ra những thiệt hại to lớn đối với kinh tế-xã hội, đặc biệt là nguồn nước.Khi hạn hán xảy ra nước trong sông ngòi, ao, hồ, và nước dưới đất cạn kiệt, không đủ cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và duy trì phát triển bền vững của môi trường sinh thái. Theo thống kê chưa đầy đủ, đến cuối tháng 4 năm 2005, tổng thiệt hại do hạn hán gây ra ở các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên đã lên tới trên 1.700 tỷ đồng. Chính phủ phải cấp 100 tỷ đồng để hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả hạn hán thiếu nước và 1500 tấn gạo để cứu đói cho nhân dân. Vùng ĐBSCL, thiệt hại do hạn hán, xâm mặn tới 720 tỷ đồng. Trên sông Tiền, sông Hàm Luông, sông Cổ Chiên, sông Hậu, mặn xâm nhập sâu từ 60–80 km. Riêng sông Vàm Cỏ, mặn xâm nhập sâu tới mức kỷ lục: 120- 140km. (d) Phòng chống hạn hán Theo dõi hạn: Nước ta có một mạng lưới gần 200 trạm khí tượng mặt đất và gần 1000 trạm đo mưa, trong đó có một số trạm tự động. Lượng mưa và yếu tố khí tượng liên quan đến hạn hán đều được các trạm theo dõi, quan trắc, tính toán cập nhật và phát hiện những biến động bất thường • Dự báo hạn: Khác với các thiên tai khác, hạn phát triển chậm và thường chỉ được phát hiện khi con người đã ít nhiều bị ảnh hưởng bởi hạn các nhà khoa học đã phác họa được một vài căn cứ khoa học quan trọng giúp ích cho dự báo hạn Người ta bắt đầu xây dựng và đưa vào thử nghiệm một số mô hình dự báo thời tiết hạn dài, cảnh báo hạn hán dựa trên quá trình vận động của các trung tâm khí áp, trong đó có áp cao phó nhiệt đới Thái Bình Dương • Phòng chống hạn Trong sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp quy hoạch tưới tiêu hợp lý, xây dựng đồng ruộng có khả năng tăng cường giữ nước trong đất và tuyển lựa được các giống cây trồng có nhiều khả năng chịu hạn. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế cho phù hợp với khả năng nguồn nước ở mỗi vùng mỗi lưu vực sông, điều kiện tự nhiên. Xây dựng mới và nâng cấp các công trình tưới tiêu, giành thế chủ động tưới tiêu trên phần lớn diện tích canh tác nông nghiệp, vừa là giải pháp trước mắt vừa là giải pháp lâu dài phòng, chống hạn hán. Ngoài ra, một giải pháp phòng chống hạn khác có hiệu quả là trồng rừng và bảo vệ rừng Điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất cho các vùng có nguy cơ hạn hán thiếu nước ở mức cao để khai thác nước dưới đất làm phương án dự phòng cấp nước trong thời kỳ hạn hán thiếu nước Thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên nước. Đây là một công cụ hữu hiệu để quản lý tổng hợp nguồn nước vì lợi ích chung của toàn xã hội; Xây dựng cơ chế, bộ máy làm công tác quản lý hạn hán thiếu nước nói riêng và quản lý thiên tai nói chung. Dự báo, dự kiến diễn biến nguồn nước hàng năm khi xét các yếu tố ảnh hưởng như phát triển kinh tế - xã hội; tình trạng khai thác, sử dụng; khả năng suy thoái nguồn nước và tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu. 7.6. Sa mạc hóa: Một trong những thách thức lớn nhất mà nhân loại phải đối mặt là hiện tượng sa mạc hóa (theo Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Ban Ki Mun). Đây là một vấn đề toàn cầu đang tác động đến 1/3 trái đất và đe dọa cuộc sống của 1,2 tỷ người trên hành tinh. 7.6.1. Định nghĩa: Sa mạc hóa là hiện tượng suy thoái đất đai ở những vùng khô hạn, bán khô hạn, vùng ẩm nửa khô hạn, gây ra bởi sinh hoạt con người và biến đổi khí hậu. 7.6.2. Nguyên nhân: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sa mạc hóa. - - - Phần lớn là do tác động của con người từ khoảng 10.000 năm nay. Việc lạm dụng đất đai trong các ngành chăn nuôi gia súc, canh tác ruộng đất, phá rừng, đốt đồng, trữ nước, khai giếng, biến đổi khí hậu toàn cầu đã góp sức làm sa mạc hóa nhiều vùng trên trái đất. Hệ sinh thái ở vùng ven rất dễ bị dao động bởi sinh hoạt con người như trong trường hợp chăn nuôi. Móng guốc của loài mục súc thường nện chặt các tầng đất, làm giảm lượng nước thấm xuống các mạch nước ngầm. Những lớp đất trên thì chóng khô, dễ bị gió mưa xói mòn. Con người còn gây nên nạn đốn cây lấy củi cùng động tác của các loài gia súc gặm cỏ làm hư lớp rễ thảo mộc vốn quyện lớp đất xuống. Đất vì đó dễ tơi lên, chóng bị khô và biến thành bụi. Hiện tượng này diễn ra ở những vùng ven sa mạc khi con người chuyển từ lối sống du mục sang lối sống ngụ canh. Hiện tượng trái đất ấm dần lên cũng là một trong những nguyên nhân gây ra những đợt hạn hán đặc biệt nghiêm trọng, có thể phá hủy nhiều thảm thực vật không thể phục hồi. Ước tính 10 – 20% đất khô trên thế giới đã bị sa mạc hóa. 7.6.3. Tác động: Ảnh hưởng lớn nhất của nạn sa mạc hóa là nét đa dạng sinh thái bị suy giảm và năng suất đất đai cũng kém đi. Tác động của hiện tượng này thật khôn lường, nó ảnh hưởng đến kinh tế, môi trường. Các cơn bão có thể cuốn bụi từ sa mạc Xa-ha-ra và gây bệnh hô hấp, đau mắt cho những người dân ở tận Bắc Mỹ. Các nhà khoa học trường ĐH Oxfort ước tính, mỗi năm trên 3 tỷ tấn bụi từ các sa mạc trên thế giới được tung vào khí quyển và hiện lượng bụi từ sa mạc Xa-ha-ra tung vào khí quyển cao hơn gấp 10 lần so với cuối những năm 1940. Hàng năm, sa mạc hóa làm cho nền kinh tế thế giới thiệt hại khoảng 48 tỷ USD, trong đó châu Phi thiệt hại 9 tỷ USD. Sa mạc hóa còn kéo theo sự gia tăng của bệnh tật, đói nghèo và sẽ đẩy 65 triệu người dân châu lục này phải di cư từ nay đến năm 2025. 7.6.4. Biện pháp: Các chuyên gia của LHQ chỉ rõ: “Chống sa mạc hóa phải được coi là nhiệm vụ chung của toàn nhân loại, là nỗ lực hợp tác quốc tế lâu dài. Nâng cao nhận thức của mỗi cá nhân về nguy cơ của sa mạc hóa, từ đó cùng có những hành động cụ thể để ngăn chặn nguy cơ này là điều mỗi quốc gia phải làm, trước khi quá muộn”. Hiện châu Phi chưa có biện pháp hiệu quả khắc phục tình trạng này. Ngoài An- giêri, quốc gia đã có nhiều nỗ lực trong cuộc chiến chống sa mạc hóa với dự án “Con đập xanh” và chương trình trồng rừng quốc gia, thì dự án “Trường thành xanh”, sáng kiến của Tổng thống Ni-giê-ri-a Ô. Ô-ba-xan-giô đã được Liên minh châu Phi thông qua năm 2005, đang được xem là đáng kể. Dự án này kéo dài từ Mô-ri-ta-ni ở Tây Phi đến Gi-bu-ti ở Đông Phi, có mục đích bảo vệ môi trường sinh thái, kiểm soát và ngăn chặn sa mạc hóa ở châu lục này Vì nguy cơ thiệt hại đến hệ sinh thái, nhiều quốc gia có biện pháp chống sa mạc hóa như Kế hoạch Hành động Bảo tồn Đa dạng Sinh thái (Biodiversity Action Plans). Các biện pháp ứng dụng thường nhắm vào giảm thiểu tốc độ sa mạc hóa và tái tạo đất màu nhưng động cơ nguyên thủy như chăn nuôi và canh tác đất quá lạm vẫn chưa khắc phục được. Các thảo mộc thuộc Họ Đậu vì có khả năng rút đạm khí từ không khí rồi châm xuống đất nên thường được trồng để cải tạo địa chất. Những biện pháp khác phải kể việc xếp đá quanh gốc cây để tụ sương và giữ độ ẩm, hay cào luống nhỏ để tích hột cây cỏ khỏi bị gió thổi và hoãn nước mưa không tháo quá nhanh. Vùng Sahel ở Phi châu áp dụng cách trồng cây xanh cản gió để giảm thiểu khả năng đất bị bốc bụi và nước bốc hơi. Với nhu cầu dùng củi làm nhiên liệu ở các nước đang phát triển khá cao, vấn đề dân chúng đốn cây để lấy củi là một động lực gia tăng nạn sa mạc hóa. Một biện pháp là phổ biến loại lò bếp dùng năng lượng mặt trời để nấu nướng hoặc những loại lò bếp củi có hiệu suất cao (high efficiency). Có địa phương cho đặt rào chắn cát để cản sức gió đồng thời trồng các loài thảo mộc cho đất khỏi bị soi mòn. Bụi cây xanh trồng ở chân đụn cát có khả năng ổn định vị trí của đụn và giảm lượng cát bị gió di chuyển. 7.7. Hiện tượng sương khói : Sương khói là một sự cố môi trường, xảy ra do sự kết hợp sương với khói và một số chất gây ô nhiễm không khí khác. Sương khói thường tạo ra nhiều chất gây ô nhiễm thứ cấp có hại cho động thực vật và môi trường nói chung. Cho đến nay, người ta ghi nhận có hai kiểu sương khói xảy ra: 7.7.1. Sương khói kiểu London: Các sự cố sương khói kiểu này đã được ghi nhận từ thế kỷ 17. Song sương khói xảy ra tại London từ 05 đến 10/12/1952 là trường hợp điển hình và trầm trọng nhất. Vào mùa đông, ban đêm, nhiệt độ gần mặt đất thường xuống rất thấp, tạo ra một khối không khí lạnh có mật độ cao nằm sát mặt đất và một khối không khí tương đối ấm hơn ở bên trên, gọi là hiện tượng đảo nhiệt (temperature inversion). Hiện tượng đảo nhiệt hạn chế đáng kể sự di chuyển của lớp không khí gần mặt đất. Vào buổi sáng, Mặt trời thường sưởi ấm dần các lớp không khí và phá vỡ hiện tượng đảo nhiệt cũng như sương tạo thành trong lớp không khí lạnh sát mặt đất. Tất cả các hiện tượng nói trên đều là các hiện tượng tự nhiên thường xảy ra, đặc biệt với các vùng ở vĩ độ cao. Tuy nhiên, sự cố sương khói xảy ra ở London lại do một số nguyên nhân bổ sung sau: Sương xuất hiện vào thời điểm này quá dày đặc nên khó tan đi. Một lượng lớn khói đốt lò than bị giữ lại trong tầng khí lạnh sát mặt đất Trong điều kiện này các hạt sương phát triển xung quanh các hạt khói, tạo nên hiện tượng sương khói kéo dài và ngày càng trầm trọng hơn, do sự tích tụ tiếp khói than theo thời gian. Sau đó, sương khói tan đi nhờ gió cuốn ra Biển Bắc. SO2 và các hạt lơ lửng có trong khói than tạo nên hiệu ứng synergism và là các tác nhân gây hại chính của sự cố sương khói London. Trong điều kiện cùng tồn tại, SO2 và các hạt lơ lửng thường tạo ra nhiều sản phẩm gây ô nhiễm thứ cấp (chủ yếu là axit sulfuric) gây hại cho hệ hô hấp, khí quản, phổi và có thể cả tim (do gây khó thở). Số tử vong trong sự cố sương khói này lên đến gần năm ngàn người. Về mặt bản chất, hiện tượng sương khói London chính là một ví dụ đặc biệt về mưa axit. Do tác hại nghiêm trọng của sự cố 1952, chính phủ Anh đ. ban hành Luật về chống ô nhiễm không khí (Clean Air Act) vào năm 1956, trong đó nhấn mạnh về việc tạo các khu vực sống không có khói đồng thời cấm sử dụng các loại than đốt sinh khói. 7.7.2. Sương khói kiểu Los Angeles: Ngoài kiểu sương khói London, còn có một kiểu sương khói khác đã từng hoành hành tại nhiều thành phố lớn khác ở vùng vĩ độ thấp. Sương khói dạng này lần đầu tiên gây ảnh hưởng đáng kể ở Los Angeles. Tuy nhiên sau đó, sự cố sương khói xảy ra ở thành phố Mexico và Baghdad lại là các trường hợp tác hại mạnh nhất. Hình 3.1: Điều kiện và quá trình tạo thành sương khói quang hóa Khác với sương khói kiểu London, sương khói kiểu Los Angeles không xảy ra vào các đêm mùa đông khi có khói đốt than, mà xảy ra vào ban ngày khi có nắng ấm với mật độ giao thông cao. NOx (chủ yếu là NO) và các hydrocacbon chưa bị đốt cháy hết thải ra từ ống xả động cơ xe máy là các chất ô nhiễm sơ cấp gây ra hiện tượng sương khói kiểu này. Sau đó dưới tác dụng của ánh sáng Mặt trời, nhiều phản ứng quang hóa xảy ra tạo thành nhiều chất ô nhiễm thứ cấp (ozon, HNO3, anđêhyt, peroxyaxyl nitrat PANs,...). Vì vậy, sương khói kiểu Los Angeles được gọi là sương khói quang hóa (photochemical smog). Một cách đơn giản có thể biểu diễn sự hình thành sương khói quang hóa bằng phương trình sau: Các quá trình xảy ra trong sương khói quang hóa chưa được biết rằng, song người ta cho rằng các phản ứng quang hóa xảy ra ở đây có lẽ cũng không khác nhiều so với các phản ứng quang hóa xảy ra trong không khí không ô nhiễm. Các tác nhân ô nhiễm gây hại chủ yếu của sương khói quang hóa là ozon, PANs, NO2 và hạt keo khí. Các tác nhân này gây ra hiệu ứng synergism. Do có chứa NO2, nên sương khói kiểu này thường có dạng khói lờ mờ màu nâu, khác với sương khói kiểu London có màu đen. Đối với động vật và con người, sương khói quang hóa kích thích gây cay bỏng mắt, khí quản, phổi và đường hô hấp nói chung. Đối với thực vật, sương khói quang hóa ngăn cản quá tr.nh quang hợp, làm giảm năng suất cây trồng. Sương khói quang hóa có thể gây lão hóa, cắt mạch cao su, ăn mòn kim loại và nhiều loại vật liệu khác. 8. Các tác động của biến đổi khí hậu 8.1. Tác động của biến đổi khí hậu đến các hệ sinh thái tự nhiên và đa dạng sinh học Biến đổi khí hậu (BĐKH) làm dịch chuyển các vùng khí hậu. Các loài sẽ phản ứng thích nghi với các điều kiện khí hậu mới. Sự thay đổi của các loài sẽ làm thay đổi thành phần và phân bố địa lý của các hệ sinh thái. Đồng nghĩa với điều này sẽ là sự biến mất của một số động, thực vật hoặc giảm đi đáng kể. Theo GS.TSKH Nguyễn Đức Ngữ, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, các tài liệu đã ghi nhận sự dịch chuyển ranh giới khí hậu được ghi nhận là đã xảy ra ở một số nơi trên thế giới. Vùng bình nguyên lớn ở Mỹ chính là một ví dụ về nơi chịu ảnh hưởng điển hình của sự dịch chuyển ranh giới khí hậu đã xảy ra trong 30 năm cuối của thế kỷ XX. Người ta cũng nhận thấy một số loài chim ở châu Âu mùa xuân di cư muộn hơn. Các nghiên cứu cũng chỉ ra, một số loài sẽ thích ứng tốt hơn với sự BĐKH trong khi một số khác không thích ứng nổi sẽ bị suy thoái dần. Nhìn chung các loài sinh vật vốn nhạy cảm với các điều kiện BĐKH, hoặc đã ở tình trạng nguy cơ cao, BĐKH sẽ là mối nguy hại lớn đối với chúng. Một đánh giá cho thấy, nếu nhiệt độ tăng lên 10 0C, khu rừng nhiệt đới ấm Queensland, một di sản thiên nhiên thế giới ở Australia có thể giảm tới 50%, còn một số cây bị mất có thể tới 40%. Các nhà khoa học cho biết, cho đến nay trên trái đất có khoảng 300.000 loài thực vật, 60.000 loài thân mềm (nhuyễn thể), 30.000 loài tôm cua (giáp xác), trên 1.000.000 loài côn trùng, 22.000 loài cá, 4.300 loài ếch nhái (lưỡng cư), 6.000 loài bò sát, 9.000 loài chim, 4.600 loài động vật có vú. Số loài virut, vi khuẩn lam, nấm men, nấm sợi, nấm bậc cao cũng xuất hiện rất nhiều. BĐKH với những điều kiện khí hậu khắc nghiệt hơn như hạn hán, cháy rừng, lũ lụt… sẽ làm cho các loài có khả năng bị giảm nhiều hơn nữa. Các vùng núi cao cũng sẽ chịu tác động mạnh. Nhiều loài có vú và loài chim sẽ bị giảm do điều kiện sinh sống không thích hợp, nguồn dinh dưỡng bị giảm. BĐKH khiến nhiệt độ cao, kết hợp với ánh sáng dồi dào sẽ thúc đẩy quá trình quang hợp dẫn đến tăng cường quá trình đồng hóa của cây xanh. Đặc biệt, hàm lượng CO2 tăng sẽ góp phần làm tăng sự phát triển hệ sinh thái rừng. Tuy vậy, do tốc độ bốc thoát hơi tăng lên nên độ ẩm đất sẽ giảm, kết quả là chỉ số tăng trưởng sinh khối của cây rừng có thể sẽ giảm đi. Nguy cơ diệt chủng của động vật và thực vật gia tăng, một số loài thực vật quan trọng như: trầm hương, hoàng đàn, pơ-mu, gõ đỏ, gụ mật… có thể bị suy kiệt. Nhiệt độ và mức độ khô hạn gia tăng làm tăng nguy cơ cháy rừng, phát triển sâu bệnh, dịch bệnh phá hoại cây rừng. 8.2. Tài nguyên đất: Biến đổi khí hậu làm cho nhiệt độ Trái đất nóng lên nên các lớp băng tuyết sẽ bị tan nhanh trong những thập niên tới. Nước băng tan mang theo các lớp cặn lắng khiến các dòng chảy trở nên nông cạn hơn. Hiện tượng triều cường, mực nước biển dâng cao gây sạc lở bờ biển, bờ sông, ngập lụt, nhiễm mặn nguồn nước. Mực nước biển dâng lên có thể nhấn chìm nhiều vùng rộng lớn ở các khu vực thấp ở Việt Nam, Bangladesh, Ấn Độ và Trung Quốc. Các dòng sông băng ở dãy Himalayas bị thu hẹp gây tình trạng khan hiếm nước ngọt thường xuyên hơn ở một số nước châu Á. Lượng mưa hàng năm biến động thất thường, tập trung nhiều vào mùa mưa. Trong mùa khô, lượng mưa tăng, giảm không rõ rệt, có xu hướng giảm nhiều hơn. Số cơn bão có cường độ mạnh nhiều hơn, mùa bão kết thúc muộn hơn và nhiều cơn bão có quỹ đạo di chuyển dị thường hơn. Sau bão thường là mưa lũ, sạt lở đất, lũ quét, lũ ống. BĐKH toàn cầu gây rét đậm, rét hại trong nhiều ngày. Đất vốn đã bị thoái hoá do quá lạm dụng phân vô cơ, hiện tượng khô hạn, rửa trôi do mưa tăng sẽ dẫn tới tình trạng thoái hoá đất trầm trọng hơn. Nhiệt độ tăng lên ảnh hưởng đến các hệ sinh thái tự nhiên, làm dịch chuyển các ranh giới nhiệt của các hệ sinh thái lục địa và hệ sinh thái nước ngọt, làm thay đổi cơ cấu các loài thực vật và động vật ở một số vùng, một số loài có nguồn gốc ôn đới và á nhiệt đới có thể bị mất đi dẫn đến suy giảm tính đa dạng sinh học. Nhiệt độ nóng lên làm quá trình bay hơi diễn ra nhanh hơn, đất bị mất nước trở nên khô cằn, các quá trình chuyển hoá trong đất khó xảy ra. Mưa axit rửa trôi hoàn toàn chất dinh dưỡng và vi sinh vật tồn tại trong đất. Các hợp chất chứa nhôm trong đất sẽ phóng thích các ion nhôm và các ion này có thể hấp thụ bởi rễ cây và gây độc cho cây. Tại một số nơi băng tan lại khiến đất trồi lên do mặt đất thoát khỏi sức nặng của hàng tỷ tấn băng đè lên. Mặt đất nâng lên nhanh đến nỗi nó không được bù kịp bằng mực nước biển tăng do Trái đất nóng lên. Nước biển rút xa làm tụt giảm mạch nước ngầm, làm khô các dòng chảy và vùng đầm lầy: đất trồi lên từ nước và chiếm chỗ những vùng ẩm ướt. Các hiện tượng cực đoan có xu hướng xảy ra nhiều và mạnh hơn như: ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới, giông lốc sẽ nhiều hơn. Đặc biệt, xâm nhập mặn và hạn hán là vấn đề thời sự. 8.3. Tài nguyên nước: Biến đổi khí hậu sẽ làm thay đổi sự phân bố tài nguyên nước, dòng chảy các sông, chất lượng nước và việc cung cấp nước. Nếu xác định được những thay đổi của nước có thể có những giải pháp ứng phó cho nhiều vấn đề liên quan đến các lĩnh vực sử dụng nước như: sinh hoạt, công nghiệp, năng lượng, nông nghiệp, giao thông, quy hoach và quản lý các hệ thống tài nguyên nước, bảo vệ môi trường thiên nhiên. Biến đổi khí hậu tác động đến tài nguyên nước xảy ra trước hết là làm thay đổi lượng mưa và phân bố mưa ở các vùng. Nhiệt độ tăng sẽ làm bốc hơi nhiều hơn và do đó mưa sẽ nhiều hơn. Đặc điểm của mưa đối với từng khu vực cũng sẽ thay đổi. Lượng mưa có thể tăng lên hoặc giảm đi. Mùa mưa cũng sẽ có những thay đổi về thời gian bắt đầu và kết thúc. Tuy nhiên, sự tăng lượng mưa xảy ra không đồng đều. Một số nơi mưa có thể tăng lên nhưng ở một số nơi khác mưa có thể giảm đi. Những thay đổi về mưa sẽ dẫn tới những thay đổi về dòng chảy của các sông, tần suất và cường độ các trận lũ, tần suất và đặc điểm của hạn hán, lượng nước trong đất, việc cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt. Theo dự đoán, biến đổi khí hậu xảy ra sẽ làm cho lượng nước do sông ngòi cung cấp sẽ giảm đi đáng kể ở nhiều nơi trên thế giới như Úc, Ấn Độ, Nam Châu Phi, phần lớn Nam Mỹ, châu Âu, Trung Phi, nhưng cũng có khả năng sẽ tăng hơn ở Bắc Mỹ, Châu Á, Trung Đông, Trung Phi và Đông Phi. Sự thay đổi của các vùng băng tuyết trên các núi cao do khí hậu nóng lên cũng ảnh hưởng đáng kể đến dòng chảy các sông và do đó ảnh hưởng đến nguồn nước. Nhiệt độ tăng lên sẽ làm tan băng tuyết ở nhiều ngọn núi. Tan băng tuyết trên núi sẽ dẫn đến tăng dòng chảy ở các sông và tăng lũ, lụt. Sau một thời gian, khi các khối băng tuyết lớn trên các đỉnh núi tan hết, nguồn cung cấp nước sẽ bị cạn, lũ lụt sẽ giảm đi nhưng dỏng chảy các sông cũng sẽ giảm đi rất nhiều. Một số sông sẽ bị cạn kiệt, nạn thiếu nước sẽ xảy ra trầm trọng. Tình hình trên có thể xảy ra đối với các nước châu Á với nguồn nước sông ngòi phụ thuộc khá nhiều vào vùng thượng nguồn. Một số lớn các con sông lớn ở Châu Á bắt nguồn từ dãy Himalaya. Biến đổi khí hậu làm thay đổi chế độ thủy văn của các vùng núi, biến động của lũ lụt và dòng chảy sẽ mở rộng hơn nhiều và cường độ của những thay đổi cũng lớn hơn. Các hồ chứa cũng sẽ bị ảnh hưởng do biến đổi khí hậu. Lượng mưa lớn gây trượt lở đất và nhất là hiện tượng bồi lắng sẽ làm cho các hồ giảm sức chứa và nghiêm trọng hơn là trở thành các hồ chết. Lượng mưa lớn cũng làm cho nước từ hồ bị mất do dòng chảy. Chất lượng nước các hồ cũng sẽ thay đổi. Biến đổi khí hậu sẽ làm tăng thiên tai liên quan đến nước, trong đó quan trọng nhất có lẽ là lũ lụt và hạn hán. Những năm gần đây các thiên tai liên quan đến nước dường như xảy ra nhiều hơn. Lũ lụt xảy ra tại châu Âu trong khoản 10 năm trở lại đây đã làm nhiều người thiệt mạng và thiệt hại nhiều về của cải. Lũ lụt cũng xảy ra ở cả miền Bắc, miền Trung và miền Nam Trung Quốc, trong đó lũ lụt lớn xảy ra trên sông Dương Tử, ảnh hưởng đến đời sống của hàng trăm triệu người, gây thiệt hại hàng chục tỷ đô la Mỹ. Gió mùa, đặc biệt là gió mùa Tây Nam có ảnh hưởng rất lớn dến lượng mưa và do đó ảnh hưởng đến tài nguyên nước của nhiều quốc gia châu Á. Mỗi khi gió mùa Tây Nam đến muộn hoặc kết thúc sớm đều gây ra hạn hán cho nông nghiệp và dẫn đến những hậu quả rất tồi tệ cho hàng triệu người vốn chỉ sống bằng nghề nông ở nhiều nước Nam Á và Đông Nam Á. Nhưng ngược laị, mùa mưa kéo dài cũng có thể gây ra ngập lụt nhiều hơn, trên diện tích rộng hơn ở lưu vực các sông lớn. Một hậu quả nghiêm trọng khác của biến đổi khí hậu đối với tài nguyên nước là hạn hán. Những đợt hạn hán trầm trọng kéo dài có thể ảnh hưởng đến xã hội với qui mô rộng hơn nhiều so với lũ lụt. Hạn hán và kèm theo là hoang mạc hóa xảy ra ở nhiều vùng trên thế giới, làm tăng nguy cơ cháy rừng, gây ra những thiệt hại to lớn về kinh tếxã hội và môi sinh. Sự thiếu nước không chỉ ảnh hưởng đến nông nghiệp mà còn ảnh hưởng đến nhiều ngành sản xuất và sinh hoạt xã hội. Riêng châu Á, theo Tổ chức Khí tượng thế giới, là khu vực chịu thiên tai nặng nề nhất từ 1962 đến 1992, trong đó thiệt hại về tài sản do hạn hán gây ra đứng thứ 3 sau lũ và bão. Tại Ấn Độ, hạn hán có thể xảy ra tới 12 đợt trong năm. Tại Bawngladet mỗi năm có khoảng 2,7 triệu hecta bị ảnh hưởng bởi hạn hán. Một hậu quả khác thường kèm theo hạn hán là nạn cháy rừng. Nhiều cánh rừng nhiệt đới ở châu Á và ở Úc đã bị mất do nạn cháy rừng. Những vụ cháy rừng rộng lớn ở Indonexia còn lan truyền khói bụi ảnh hưởng đến các nước lân cận. Khói bụi do cháy rừng gây ra làm giảm ánh sang mặt trời, giảm nhiệt độ, do đó bốc hơi và mưa thường giảm đi và làm cho đám cháy càng to lên. Những thay đổi về chế độ dòng chảy, hạn hán và lũ lụt cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc cung cấp và sử dụng nước. Nước mặt và nước ngầm có vai trò sống còn đối với nhiều nơi trên thế giới. Nước cũng là lĩnh vực nhạy cảm đối với biến đổi khí hậu. Nước ngọt có khả năng bị tác động mạnh của biến đổi khí hậu. Ở nhiều nước trên thế giới, từ nay đến năm 2008 được dự đoán là ngày càng thiếu nước do biến đổi khí hậu. Trên toàn thế giới sẽ có khoảng 3 tỷ người chịu sức ép ngày một tăng của tài nguyên nước nếu như biến đổi khí hậu tiếp tục diễn ra. Riêng đối với châu Á, sự tương phản giữa hai mùa mưa và mùa khô ở các nước gió mùa châu Á khá lớn. Nhu cầu nước rất lớn cho nông nghiệp và sinh hoạt trong mùa khô thường lớn hơn trong mùa mưa nên nước trong mùa khô thường không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng. Vì vậy, bất kỳ sự thay đổi nào do biến đổi khí hậu gây ra làm giảm tài nguyên nước đều dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng và ảnh hưởng đến nhiều hoạt động từ nông nghiệp, nghề cá, hàng hải, năng lượng, cung cấp nước sinh hoạt,… Những tác động này khác nhau đối với từng địa phương. Biến đổi khí hậu cùng với nước biển dâng sẽ làm cho việc cung cấp nước ngọt trở nên khó khăn. Các nguồn nước ngọt ven biển, kể cả nước mặt và nước ngầm dễ dàng bị nhiễm mặn khi nước biển dâng. Hiện nay có khoảng trên 1,7 tỷ người, tức là gần 1/3 dân số thế giới sống ở các quốc gia thường xuyên căng thẳng về nước. Biến đổi khí hậu cùng với sự gia tăng dân số có thể làm cho con số trên đây tăng lên đến 5 tỷ người. Những vùng căng thẳng về nước vẫn là các vùng khô hạn và bán khô hạn, một số vùng đất thấp, các vùng châu thổ và các đảo nhỏ. Ngoài những biến động do hậu quả trực tiếp của biến đổi khí hậu gây ra những nhu cầu về cấp nước, sự tăng trưởng dân số, sự phát triển kinh tế nói chung và phát triển nông nghiệp nói riêng, cũng như các vấn đề môi trường làm cho sức ép về nước càng trở nên căng thẳng. Trong mối quan hệ phức tạp của những vấn đề này, biến đổi khí hậu như một thứ xúc tác làm cho vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn. Trong hoàn cảnh đó, những con sông, hồ nước hoặc biển chung biên giới trở thành nguyên nhân của những xung đột giữa các nước. 8.4. Tài nguyên không khí: Môi trường không khí được xem là môi trường trung gian tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến các môi trường khác. Nó là nơi chứa các chất độc hại gây nên biến đổi khí hậu, và chính biến đổi khí hậu sẽ tác động ngược lại môi trường không khí, làm cho chất lượng không khí ngày càng xấu hơn: • Ô nhiễm không khí: Núi lửa: phun ra những nham thạch nóng và nhiều khói, khí CO2, CO, bụi gìau sulphua, ngoài ra còn metan và một số khí khác. Bụi được phun cao và lan tỏa rất xa. Bão bụi: cuốn vào không khí các chất độc hại như NH3, H2S, CH4… Cháy rừng: sinh ra nhiều tro và bụi, CO2, CO,… • Tăng nhiệt độ không khí: o Nhiệt độ toàn cầu có thể tăng 4 C, đến năm 2050 nếu phát thải khí nhà kính vẫn có xu hướng tiếp tục tăng như hiện nay, một nghiên cứu mới được đưa ra tại hội nghị khoa học đánh giá về tình trạng và hậu quả của trái đất ấm dần lên tại trường đại học Oxford (Anh Quốc) ngày 28/9. Các nhà khoa học cũng cho rằng nhiệt độ ấm dần lên sẽ có ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến một số khu vực như Bắc Cực, Tây và Nam o Phi vì tại những vùng này nhiệt độ sẽ tăng thêm tới 10 C. Đặc biệt ở Bắc Cực: phát thải khí nhà kính gây ấm nóng toàn cầu làm nhiệt độ Bắc Cực trong thập kỉ qua lên mức cao nhất trong ít nhất 2000 năm, làm đảo ngược 1 chiều hướng làm mát tự nhiên đã kéo dài hơn 4 thiên niên kỉ. Điều gì sẽ xảy ra nếu Bắc Cực không đứng yên tại đó, bởi vì Bắc Cực là máy tạo thời tiết lớn nhất của Trái đất, còn được gọi là máy điều hòa của Trái đất. 8.5. Tác động của biến đổi khí hậu đến đời sống con người Tác động trực tiếp của biến đổi khí hậu (BĐKH) đến sức khỏe con người thông qua mối quan hệ trao đổi vật chất, năng lượng giữa cơ thể người với môi trường xung quanh, dẫn đến những biến đổi về sinh lý, tập quán, khả năng thích ứng và những phản ứng của cơ thể đối với các tác động đó. Các đợt nắng nóng kéo dài, nhiệt độ không khí tăng gây nên những tác động tiêu cực đối với sức khỏe con người, dẫn đến gia tăng một số nguy cơ đối với tuổi già, những người mắc bệnh tim mạch, bệnh thần kinh, dị ứng. Tác động gián tiếp của BĐKH đến sức khỏe con người thông qua những nguồn gây bệnh, làm tăng khả năng bùng phát và lan truyền các bệnh dịch như bệnh cúm A/H1N1, cúm A/H5N1, tiêu chảy... BĐKH làm tăng tốc độ sinh trưởng và phát triển nhiều loại vi khuẩn và côn trùng, vật chủ mang bệnh (ruồi, muỗi, chuột, bọ chét, ve). BĐKH là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện trở lại của một số bệnh truyền nhiễm ở vùng nhiệt đới (sốt rét, sốt Dengue, dịch hạch, dịch tả, viêm não Nhật Bản), xuất hiện một số bệnh truyền nhiễm mới (SARS, cúm A/H5N1, cúm A/H1N1), thúc đẩy quá trình đột biến của virut gây bệnh cúm A/H1N1, H5N1 nhanh hơn. Phát thải khí nhà kính ngày càng tăng là nguyên nhân chủ yếu của xu thế ấm lên toàn cầu, tầng ozon bị phá hủy dẫn đến sự tăng cường độ bức xạ tử ngoại trên mặt đất, là nguyên nhân gây bệnh ung thư da và các bệnh về mắt. Nhiệt độ không khí tăng cao trực tiếp làm tăng tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch và hô hấp, đặc biệt ở người cao tuổi. Ví dụ, trong đợt nóng của mùa hè 2003 ở châu Âu, có hơn 70.000 ca tử vong được ghi nhận Nhiệt độ cao cũng làm tăng nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí, do đó làm trầm trọng thêm bệnh hô hấp, bệnh tim mạch. Trên thế giới, có khoảng 1.200.000 người chết mỗi năm có liên quan đến ô nhiễm không khí đô thị. Phấn hoa, nồng độ các dị ứng nguyên khác trong không khí cũng cao hơn ở nhiệt độ cực đoan. Đây có thể là nguyên nhân làm tăng tỷ lệ bệnh hen suyễn, làm ảnh hưởng đến khoảng 300.000.000 người trên trái đất hiện nay. Nếu nhiệt độ môi trường sống tiếp tục gia tăng thì dự kiến sẽ tăng gánh nặng này. BĐKH cũng làm thay đổi vector truyền bệnh: BĐKH sẽ ảnh hưởng đến bệnh truyền qua nước, bệnh truyền qua côn trùng và qua các vật chủ trung gian khác như ốc sên hoặc loài động vật máu lạnh khác. BĐKH có khả năng kéo dài mùa của các vector truyền bệnh quan trọng và thay đổi phạm vi địa lý của chúng. Ví dụ, BĐKH có xu hướng làm mở rộng đáng kể diện tích lưu hành các bệnh schistosomiasis-ốc ở Trung Quốc. Sốt rét chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất của BĐKH. Truyền qua muỗi Anopheles, sốt rét giết chết gần 1.000.000 người mỗi năm - đặc biệt là ở châu Phi, chủ yếu là trẻ em dưới 5 tuổi. BĐKH và sức khỏe tâm thần: Nhiều nhà nghiên cứu về sức khỏe tâm thần đã cảnh báo rằng một trong những hệ quả quan trọng của BĐKH là ảnh hưởng tới sức khỏe tâm thần. Các triệu chứng này sẽ được cảm nhận nhiều nhất bởi những người có sẵn biểu hiện bệnh tâm thần, nhưng đó cũng là khả năng gia tăng gánh nặng chung về chứng rối loạn tâm thần trên toàn thế giới. 8.6. Tác động của biến đổi khí hậu đến dải ven biển và các hoạt động trên biển và ven biển. Theo các tính toán, nếu không giảm phát thải khí CO 2, đến năm 2100 mực nước biển trung bình toàn cầu dự kiến có thể tăng trong khoảng từ 9 cm đến 88 cm. Mực nước biển dâng tại mỗi nơi còn phụ thuộc vào thủy triều, dòng hải lưu, độ mặn,… nên mực nước dâng sẽ khác nhau ở các khu vực khác nhau. Hiện nay có khoảng 50-0% dân cư trên thế giới sống ở vùng ven biển nên mực nước biển dâng cao cùng hàng loạt thiên tai kèm theo như bão, lụt, nước dâng sẽ gây ra những hậu quả hết sức nghiêm trọng đối với vùng ven bờ, đặc biệt là cư dân sống ven biển. 8.6.1. Tác động của biến đổi khí hậu đến dải ven biển và hải đảo Nước biển dâng sẽ làm ngập lụt vùng hạ lưu các con sông lớn trên thế giới: sông Nin ở Ai Cập, sông Hằng ở Bănglađét, các sông Dương Tử và Hoàng Hà ở Trung Quốc, sông Mê Công ở Việt Nam, sông Iraoadi ở Myanmar, sông Indus ở Pakitan, sông Nigiê ở Nigiêria, sông Missisipi ở Mỹ, sông Amazôn và hàng loạt sông khác ở Mỹ. Nhiều quốc đảo đang ở những đảo có độ cao chưa đầy 3 mét so với mặt biển như Kiribati, Tuvalu, Manđivơ,… sẽ mất phần lớn diện tích và một vài nước khó có thể tiếp tục tồn tại khi nước biển dâng cao 1 mét. Một điều tra tại 181 nước và lãnh thổ cho thấy có 345.335 km đường bờ biển thấp, 6.400 km bờ biển đô thị sát mặt nước, 10.725 km bãi cát và 1.756 km 2 diện tích các hải cảng cần được bảo vệ đề phòng nước biển dâng. Hiện nay, trên toàn thế giới có khoảng 46 triệu người đang bị nguy cơ ngập lụt và nước dâng do bão đe dọa. Nếu không có giải pháp thích ứng, nếu nước biển dâng lên 50 cm, số người bị nguy cơ ngập lụt thường xuyên tăng gấp đôi, tức là 92 triệu người, 60% số người tăng lên này là ở Nam Á và 20% ở Đông Nam Á. Nước biển dâng cao thêm 1 m, con số này sẽ là 119 triệu người, chưa kể đến dân số, nói chung và dân số trong vùng biển nói riêng sẽ tiếp tục tăng. Riêng ở Châu Á, nếu nước biến dâng cao 1 m sẽ có khoảng 15 triệu dân Bangladet, 7 triệu dân Ấn Độ và 2 triệu dân Indonesia mất nơi ở và đất đai canh tác, nhiều triệu người dân ở các nước khác như Vietnam, Myanmar, Thailand, Phillipine cũng bị ảnh hưởng tương tự. Các vùng thấp ven biển vốn là những nơi rất nhạy cảm về môi trường, những thay đổi nhỏ của mực nước biển có thể dẫn đến những hậu quả lớn lao, không chỉ đơn thuần là mất diện tích canh tác. Đối với các nước ở khu vực nhiệt đới châu Á, biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với vùng ven biển và có khi trở thành thảm họa. Một nghiên cứu cho biết, nếu nước biển dâng cao thêm 1m , Bangladet có 30.000 km 2 đất bị ngập, Ấn Độ là 6.000 km2, Indonesia là 34.000 km2 và Malaixia là 7.000 km2. Ở Việt Nam 5.000 km 2 đất ở đồng bằng sông Hồng và khoảng 15.000-20.000 km 2 đất ở đồng bằng sông Cửu Long có thể bị ngập. Nước biển dâng cao cũng sẽ gây ra tình trạng xói lở bờ biển ở nhiều vùng ven bờ. Đường bờ biển được ổn định từ lâu nhờ các cấu trúc địa hình như đá cát hoặc các hệ sinh thái như rừng ngập mặn. Nước biển dâng sẽ làm cho quá trình xói lở tăng lên. Tuy nhiên, rất khó dự đoán cụ thể vì qía trình xói lở còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác như nước dâng, dòng chảy,… Một trong những ảnh hưởng của nước biển dâng là tác động đế các rạn san hô. Các rạn san hô không chỉ là một dạng sinh học mà còn có tác dụng rất lớn trong việc chống xói lở, là môi trường sống của nhiều loài sinh vật biển. Nhiều hòn đảo đang tồn tại cũng là nhờ vào các rạn san hô. Tuy nhiên, các rạn san hô rất nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ nước biển. Nhiệt độ nước biển tăng 1-2 0C có thể gây tai họa với các rạn san hô vốn sống trong điều kiện chặt chẽ về nhiệt độ. Năm 1998, thảm họa đáng kể đã xảy ra với các rạn san hô gây hại tới 16% rạn san hô trên toàn thế giới bị tẩy trắng. Đã có tới 30 quốc gia báo cáo mất san hô. Dự đoán nếu nhiệt độ tiếp tục tăng sau 40 năm nưa các loài san hô sẽ không còn sống nữa. Thời gian và lượng mưa thay đổi sẽ làm cho nhiều loài cá di cư. Ngập lụt tăng lên cùng với các công trình bảo vệ ven biển cũng sẽ làm mất các vùng đất ngập nước và môi trường sinh sống của nhiều loài cá. Tại Bawngladet các hệ thống ngăn lũ và tưới tiêu đã làm mất một lượng cá tới 65 kg/ha. Biến đổi khí hậu cũng đã bắt đầu tác động lên sự sống của đại dương. Chim biển và các động vật không xương sống tại vùng biển có dòng nước California như hải âu đen, bồ nông nâu, nhạn biển, cua biển…đã giảm 70% kể từ năm 1950. Số lượng loài cá hồi ở vùng Bắc Thái Bình Dương đã sụt đi đáng kể do thời tiết nóng bất thường năm 19971998. Các nhà khoa học dự báo rằng, khoảng giữa thế kỷ XXI sẽ không còn sinh cảnh biển đủ lạnh thích hợp đối với các hồi ở Thái Bình Dương. Các vùng đất ngập nước là môi trường sinh sống của nhiều loại cây, nhiều loại chim và động vật. Các cây và động vật này lại rất cần cho sự tồn tại của nhiều loài cá. Nước biển dâng và nhiệt độ thay đổi có ảnh hưởng lớn đến các loài cá và các sinh vật khác sống trong biển. Các loài cá vốn rất nhạy cảm với môi trường sống, những thay đổi dù ít của môi trường như nhiệt độ, độ mặn, hướng và tốc độ gió, dòng chảy hoặc thay đổi của các vùng nước trồi đều có thể dẫn đến những thay đổi những thay đổi đáng kể của số lượng cá, làm thay đổi bãi cá. Nhiều loài cá đã mất hoặc nằm trong sách đỏ do điều kiện sống đã bị thay đôi. Nhiều loài cá chỉ sống nhờ vào cỏ biển. Các vùng đất ngập nước còn là nơi lọc các chất ô nhiễm và góp phần bảo vệ khỏi ngập lụt và thủy triều. Mực nước biển tăng sẽ làm một số vùng đất ngập nước biến mất, một số vùng khác được hình thành. Tuy nhiên, hệ sinh thái của các vùng đất thấp và đất ngập nước đã thích nghi với mực nước biển dâng chậm trong hàng ngàn năm qua, nếu mực nước biển tăng nhanh quá mức độ thích nghi, do tác động của xói mòn và ngập lụt, hệ sinh thái ven biển trên các vùng đất ngập nước không thích nghi kịp có thể biến mất. 8.6.2. Tác động của biến đổi khí hậu đến các hoạt động kinh tế ven biển. Ngoài tác động lớn nhất của nước biển dâng đến nông nghiệp vùng ven biển là sự mất đất trồng do đất bị ngập nước như đã nói ở trên, một tác động khác có ảnh hưởng lớn đến nông nghiệp và các hoạt động khác là các vấn đề như bồi lắng, xói mòn và xâm nhập mặn. Với nước biển dâng cao, nước mặn sẽ xâm nhập sâu hơn vào nội địa, nhất là khi kèm theo hạn hán. Nước mặn vào sâu sẽ ảnh hưởng đến mùa màng và năng suất cây trồng, thêm nhiều diện tích không còn trồng trọt được do bị nhiễm mặn. Sự giảm mưa trong mùa khô và nước mặn xâm nhập đã gây ra những thiệt hại kinh tế to lớn cho nhiều nước ở Nam Á và Đông Nam Á. Ngoài những tác động đối với nông nghiệp, nước mặn xâm nhập sâu vào nội địa còn làm cho nước ở nhiều sông, hồ và cả nước ngầm cũng bị mặn, làm cho việc cấp nước sinh hoạt và sản xuất trở nên khó khăn. Tình trạng này sẽ càng nghiêm trọng hơn đối với các vùng ven biển hiện nay đang thiếu nước. Nước biển dâng không chỉ ảnh hưởng đến các loài cá tự nhiên mà còn ảnh hưởng đến việc nuôi trồng thủy sản. Trong số các vùng đất thấp ven biển, đất ngập nước có một vai trò quan trọng đối với sinh thái và kinh tế vùng ven biển. Khoảng 2/3 các loài cá được con người đánh bắt và dùng làm thực phẩm phụ thuộc vào các hệ sinh thái ven bờ. Các đầm phá nuôi trồng thủy sản sẽ bị ngập. Lũ lụt tăng lên cũng đe dọa nhiều hơn. Không chỉ việc nuôi trồng thủy sản ven biển bị ảnh hưởng, các loài cá nước ngọt cũng chịu ảnh hưởng đáng kể. Ngoài tác động nghề cá, nước biển dâng còn ảnh hưởng đến nhiều đô thị ven biển với các cảng lớn. Có tới hàng ngàn km2 diện tích các cảng biển cần được bảo vệ, Nhiều đô thị ven biển cũng đang gặp phải những vấn đề nan giải. Sự nóng lên toàn cầu sẽ gây ra sự căng thẳng hơn ở các lĩnh vực của xã hội vốn đã quá tải. Chẳng hạn, hệ thống tiêu thoát nước ở New York thoát qua các kênh dẫn nước xung quanh, nhưng các kênh này tự động đóng lại khi triều lên đề phòng nước mặn đổ ngược vào hệ thống tiêu thoát nước. Hệ thống này đôi khi bị ngập, ngay cả khi trong điều kiện thời tiết bình thường hiện nay. Tuy nhiên, do sự nóng lên toàn cầu, nước biển dâng cao sẽ làm ngập chìm cả hệ thống và phải đóng cửa hệ thống thoát nước ngay cả khi triều thấp, làm ngập lụt cả các phố phường trong thời gian bão tố. Nâng cao hệ thống cần một khối lượng xây dựng khổng lồ và ngốn rất nhiều tiền. Hoặc đối với thủ đô Bangkok của Thailand, nước biển dâng sẽ làm cho hệ thống ngăn lũ bị đe dọa và chi phí cho việc bơm thoát nước sẽ tốn tới 20 triệu đô la Mỹ mỗi năm. 8.7. Tác động đến một số ngành kinh tế, xã hội khác. Ngoài những đối tượng chính đã nêu ở trên, trong phần này trình bày tác động của biến đổi khí hậu đến một số đối tượng khác: quy hoạch các khu dân cư, năng lượng, công nghiệp, giao thông vận tải, du lịch,… 8.7.1. Quy hoạch và xây dựng khu dân cư Theo TAR, IPCC có tới 12 dạng tác động của BĐKH toàn cầu tới nơi cư trú của con người. Đứng đầu là lũ và lỡ đất, tiếp đó là bão, chất lượng nước, nước biển dâng, song nong/lạnh, nguồn nước, hỏa hoạn, lốc tố, sản xuất nông-lâm-thủy sản, ô nhiễm, băng giá và đảo nhiệt. Mức độ tác động phụ thuộc vào các dạng khác nhau của không gian cư trú như đô thị hay nông thôn, thành phố lớn hay nhỏ. Những tác động của biến đổi khí hậu có thể đối với tài nguyên, đối với công trình và cơ sở hạ tầng hay đối với cư dân. Những tác động này được phân thành: tác động nhẹ (khó nhận thấy và dễ vượt qua), trung bình (thấy rõ, khó khắc phục nhưng không sụp đổ) và mạnh (sụp đỗ, không thể vượt qua). 8.7.2. Tác động của biến đổi khí hậu đến năng lượng Chế độ mưa bị biến dạng do biến đổi khí hậu tất yếu sẽ có tác động đến thủy điện ở các vùng. Nhiệt độ tăng lên kèm theo lượng bốc hơi tăng cũng góp phần thay đổi lượng dự trữ và lưu lượng của các hồ thủy điện, ảnh hưởng đến khả năng sản xuất và điều tiết kế hoạch sản xuất thủy điện. Nhu cầu tưới trên các vùng hạ lưu cũng tăng, nhất là vào thời kỳ mùa khô hoặc xảy ra hạn hán, sẽ ảnh hưởng tới khả năng cân đối nguồn nước, điều tiết hồ, thực hiện kế hoạch phát điện. Cường độ mưa quá lớn do bão không chỉ gây khó khăn cho quá trình điều tiết hồ chứa mà còn gây lũ lụt, đe dọa an toàn cho vùng hạ lưu. Sự tăng nhiệt độ góp phần làm tăng nhu cầu tiêu thụ điện năng cho việc làm mát. Những đợt nắng nóng xuất hiện nhiều hơn sẽ góp phần tạo ra nhiều hơn những sự cố cho nguồn phát, mạng chuyển tải điện. Nhiệt độ tăng cũng làm tăng chi phí thông gió và làm mát hầm lò khai thác than, tăng chi phí làm mát và giảm hiệu suất, sản lượng của các nhà máy điện. Tình hình đó sẽ gây áp lực mạnh hơn cho công tác điều độ và quản lý ngành điện. Hệ thống sử dụng nguồn năng lượng gió và bức xạ mặt trời đang được khuyến cáo phát triển trong các chiến lược quốc gia về cân đối năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính. Biến đổi khí hậu dẫn đến những biến động trong cấu trúc của chế độ gió và bức xạ như tăng hệ thống mây đối lưu, giảm bức xạ sóng ngắn, tăng bức xạ sóng dài, tăng mức biển động của tốc độ gió, thời gian nắng…(IPCC,2001). Tình hình trên sẽ ảnh hưởng đến tiềm năng, do đó đến khả năng khai thác nguồn năng lượng tái tạo này. Hoạt động của các dàn khoan dầu được xây dựng trên biển, hệ thống vận chuyển dầu và khí và các nhà máy điện chạy khí được xây dựng ven biển sẽ bị ảnh hưởng do nước biển dâng cao thêm, gia tăng những thiên tai trên biển làm tăng chi phí bão dưỡng, duy tu, vận hành các máy móc, phương tiện. Hệ thống chuyển tải điện bao gồm cả hạ thế và cao thế , các nhà máy sản xuất điện, …là cơ sở hạ tầng quan trọng của ngành điện, sẽ bị tác động trực tiếp của biến đổi khí hậu do hoạt độn tăng của một số thiên tai khí tượng như bão, lũ, lũ quét, úng ngập,… Nhiệt độ, các chất ô nhiễm tăng cũng góp phần tăng mức suy giảm chất lượng và tuổi thọ của các công trình này. Nước biển dâng cũng ảnh hưởng đến các trạm, hệ thống đường dây phân phối điện trên các vùng ven biển. Gia tăng năng lượng tiêu hao cho bơm tiêu nước ở các vùng thấp ven biển. 8.7.3. Tác động của biến đổi khí hậu đến công nghiệp Ngoài năng lượng, công nghiệp còn gồm một loạt đối tượng khác như công nghệ chế tạo, công nghệ thông tin liên lạc, công nghệ xây dựng, công nghệ hạt nhân, công nghệ chế biến nông, lâm sản,… Công nghệ xây dựng có quan hệ khá mật thiết với các yếu tố khí hậu. Sự gia tăng của một số dạng thiên tai như bão, lốc tố, lũ lụt,…sẽ tác động đến công tác quy hoạch và thiết kế, tổ chức thi công, làm tăng giá thành các công trình xây dựng: • Biến đổi khí hậu có thể dẫn tới thay đổi các vùng khí hậu xây dựng và đặc điểm khí hậu của các vùng. Một số tiêu chí, tiêu chuẩn nhà nước cũng như tiêu chuẩn ngành về xây dựng sẽ có những biến đổi nhất định. • Nước biển dâng cùng với sự gia tăng một số hiện tượng cực đoan trên biển và từ biển vào sẽ dẫn đến nhiều thay đổi cho việc quy hoạch, xây dựng và tu bổ các công trình trên biển, trên các vùng ven biển và các khu vực thấp thuộc châu thổ. • Đê sông, biển đã và đang là giải pháp quan trọng bảo vệ các vùng đồng bằng, ven biển. Nó cũng sẽ là giải pháp trọng yếu trong chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu ở các vùng ven biển và các vùng châu thổ. Chi phí cho việc xây dựng mới và tu bổ, nâng cấp hệ thống đe đã có, chủ yếu là đê biển sẽ là không nhỏ ở nữa cuối thế kỷ XXI. Các ngành công nghệ chế biến nông – lâm – thủy, hải sản cũng chịu tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu. Sự thay đổi mùa vụ, diện tích sản xuất, cơ cấu cây trồng do biến đổi khí hậu sẽ tác động đến các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy, hải sản. Nhu cầu nước cho công nghiệp sẽ tăng lên nhanh chóng cùng quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Những khó khăn trong việc cung cấp nước do biến đổi khí hậu cũng sẽ là những tác động đáng lưu ý đối với lĩnh vực công nghiệp như công nghệ chế tạo, công nghệ dệt, công nghệ khai thác và chế biến khoáng sản. 8.7.4. Tác động của biến đổi khí hậu đến giao thông vận tải Giao thông vận tải là huyết mạch của nền kinh tế gắn với đời sống, nhất là các xã hội công nghiệp, biến đổi khí hậu sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến hệ thống giao thông vận tải quốc gia. Biến đổi khí hậu có tác động tiêu cực đến các hoạt động giao thông vận tải do yêu cầu giảm phát thải khí nhà kính. Sự tăng lên của các thiên tai khí tượng, đặc biệt là mùa mưa lơn, lũ và ngập lụt sẽ có tác động mạnh đến các hoạt động này. Nhiệt độ tăng góp phần làm tăng tiêu hao năng lượng của các động cơ, trong đó hệ thống làm mát trong các phương tiện vận chuyển. Cùng với nhu cầu đổi mới công nghệ để giảm phát thải khí nhà kính, những tác động trên sẽ làm chi phí vận tải có xu hướng tăng lên. Nước biển dâng có thể ảnh hưởng đến các luồng lạch, bến cảng, mạng lưới giao thông trên biển và ven biển, gây ra những biến động trong các hoạt động này. Hiện tượng cạn vào mùa khô trên các triền sông gia tăng sẽ có tác động đáng kể đến hoạt động vận tải thủy nội địa. Cơ sở hạ tầng của đường sắt, đường bộ sẽ bị tác động đáng kể của biến đổi khí hậu, trước hết do bão, lũ tăng; do nước biển dâng đối với vùng ven biển; hiện tượng ngập úng đối với các vùng đồng bằng. 8.7.5. Tác động của biến đổi khí hậu đến du lịch và nghỉ mát Du lịch, nghỉ mát ngày nay đã trở thành một ngành công nghiệp dịch vụ quan trọng. Biến đổi khí hậu cũng tác động đến lĩnh vực này qua những đối tượng sau: • Nước biển dâng sẽ có ảnh hưởng đến các bãi tắm ven biển. Một số bãi tắm bị đẩy sâu vào nội địa sẽ tác động đến khả năng khai thác bãi tắm cũng như các công trình liên quan. Kinh phí cho việc cải tạo, một số trường hợp phải dịch chuyển về phía sau sẽ tăng. • Sự rút ngắn mùa lạnh sẽ dẫn đến khả năng kéo dài mùa du lịch, nghỉ mát trên núi cũng như nghỉ dưỡng và tắm biển. • Tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đến hoạt động giao thông vận tải, đến công trình xây dựng, trong đó có khách sạn, các cơ sở hạ tầng ở các khu vực hay các tuyến du lịch cũng sẽ có những tác động không thuận cho hoạt động du lịch. Sự gia tăng các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đến sức khỏe cộng đồng như tăng các dịch bệnh, tăng ô nhiễm không khí và nước, tăng các thiên tai có liên quan đến đời sống và sinh hoạt cũng sẽ dẫn đến giảm các hoạt động du lịch. 8.8. Các tác động tích cực của biến đổi khí hậu Biến đổi khí hậu ở những mức độ nhất định và những khu vực nhất định cũng có những tác động tích cực: • Là cơ hội để thúc đẩy các nước đổi mới công nghệ, phát triển các công nghệ sạch, công nghệ thân thiện với môi trường và các hoạt động phát triển nông thôn nói chung có liên quan. • Phát triển trồng rừng để hấp thu CO2 giảm phát thải khí nhà kính,… • Ở một số nước ôn đới, khi nhiệt độ tăng lên sẽ thuận lợi hơn để phát triển nông nghiệp, năng lượng để sưởi ấm cũng được tiết kiệm hơn. KỊCH BẢN VÀ BIỆN PHÁP HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 9. Các kịch bản của biến đổi khí hậu 9.1. Khái niệm về kịch bản biến đổi khí hậu Kịch bản biến đổi khí hậu là giả định có cơ sở khoa học và tính tinh cậy về sự tiến triển trong tương lai của mối quan hệ giữa kinh tế, xã hội, phát thải khí nhà kính, biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng. Lưu ý rằng, kịch bản biến đổi khí hậu khác với dự báo thời tiết và dự báo khí hậu là nó đưa ra quan điểm về mối ràng buộc giữa phát triển và hành động. 9.2. Kịch bản biến đổi khí hậu toàn cầu 9.2.1. Các kịch bản phát thải khí nhà kính (CO2) toàn cầu Phát thải khí nhà kính là sản phẩm trực tiếp của phát triển kinh tế, xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Vì lẽ đó, để nhìn nhận các đặc trung chủ yếu trong các kịch bản phát thải khí nhà kính trên thế giới, các nhà khoa học của IPCC đã xây dựng một báo cáo đặc biệt (SRES) về các kịch bản phát thải khí nhà kính trong tương lai. Ở đây, các yếu tố kinh tế, xã hội liên quan đến phát thải nhà kính được mô tả bao gồm: - Phát triển dân số Phát triển kỹ thuật trong sản xuất và sử dụng năng lượng Giải pháp môi trường và xã hội SRES (Seniors Real Estate Specialist) đưa ra 6 kịch bản về phát thải khí nhà kính tương lai toàn cầu: A1FI, A1T, A1B, A2, B1, B2 và chúng được gộp thành 4 hộ: A1, A2, B1, B2. Hình 4.1: Sơ đồ biểu thị 4 kịch bản gốc về phát thải khí nhà kính (IPCC) Đặc trưng của các họ kịch bản phát thải khí nhà kính trong tương lai toàn cầu có thể được tóm tắt như sau Kịch bản gốc A1: Kinh tế thế giới phát triển nhanh; dân sốthếgiới tăng đạt đỉnh vào năm 2050 và sau đó giảm dần; truyền bá nhanh chóng và hiệu quả các công nghệ mới; thế giới có sự tương đồng về thu nhập và cách sống, có sự tương đồng giữa các khu vực, giao lưu mạnh mẽ về văn hoá và xã hội toàn cầu. Họ A1 được chia thành 3 nhóm dựa theo mức độ phát triển công nghệ: - A1FI: Tiếp tục sử dụng thái quá nhiên liệu hóa thạch (kịch bản phát thải cao); A1B: Có sự cân bằng giữa các nguồn năng lượng (kịch bản phát thải trung bình); A1T: Chú trọng đến việc sửdụng các nguồn năng lượng phi hoá thạch (kịch bản phát thải thấp). Kịch bản gốc A2: Thế giới không đồng nhất, các quốc gia hoạt động độc lập, tự cung tự cấp; dân số tiếp tục tăng trong thế kỷ21; kinh tế phát triển theo định hướng khu vực; thay đổi về công nghệ và tốc độ tăng trưởng kinh tế tính theo đầu người chậm (kịch bản phát thải cao, tương ứng với A1FI). Kịch bản gốc B1: Kinh tế phát triển nhanh giống như A 1 nhưng có sự thay đổi nhanh chóng theo hướng kinh tế dịch vụ và thông tin; dân số tăng đạt đỉnh vào năm 2050 và sau đó giảm dần; giảm cường độ tiêu hao nguyên vật liệu, các công nghệ sạch và sử dụng hiệu quả tài nguyên được phát triển; chú trọng đến các giải pháp toàn cầu về ổn định kinh tế, xã hội và môi trường (kịch bản phát thải thấp tương tự như A1T). Kịch bản gốc B2: Dân số tăng liên tục nhưng với tốc độ thấp hơn A 2; chú trọng đến các giải pháp địa phương thay vì toàn cầu về ổn định kinh tế, xã hội và môi trường; mức độ phát triển kinh tế trung bình; thay đổi công nghệ chậm hơn và manh mún hơn so với B1 và A1 (kịch bản phát thải trung bình, được xếp cùng nhóm với A1B). Như vậy, IPCC khuyến cáo sử dụng các kịch bản phát thải được sắp xếp từ thấp đến cao (Hình 4) là B1, A1T (kịch bản thấp), B2, A1B (kịch bản trung bình), A2, A1FI (kịch bản cao). Tuy nhiên, tùy thuộc vào nhu cầu thực tiễn và khả năng tính toán của từng nước, IPCC cũng khuyến cáo lựa chọn các kịch bản phát thải phù hợp trong số đó để xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu. Hình 4.2: Lượng phát thải CO2 tương đương trong thế kỷ 21 của các kịch bản (IPCC) Để tạo cơ sở khoa học cho việc xây dựng các phương án giảm khí nhà kính, IPCC dự tính lượng phát thải CO2 theo 6 kịch bản về phát thải khí nhà kính tương lai toàn cầu và cả kịch bản IS92A vốn được coi là trung hòa trong 6 kịch bản năm 1992. IS92A là kịch bản phát thải ứng với khí hậu vào năm 2070, hàm lượng CO 2 tương đương có thể đạt mức gấp đôi so với 1990 (Houghton, 1992). Theo IPCC, lượng phát thải CO2 vào nưm 2020 của phần lớn kịch bản chỉ trên dưới 12 tỷ tấn cacbon. Đến năm 2040, đã bắt đầu có sự phân hóa đáng kể giữa các kịch bản, lớn nhất lên đến 19,5 tỷ tấn C của A1FI và bé nhất chỉ 8,2 tỉ tấn C của B1. Từ sau năm 2050, lượng phát thải CO2 của hai kịch bản A1FI và A2 tiếp tục tăng lên và đạt tới xấp xỉ 30 tỷ tấn C vào năm 2100. Trong khi đó, lượng phát thải CO 2 theo 2 nhóm A1B, B2 tăng giảm không nhiều và của 2 kịch bản A1T và B1 giảm đi rõ rệt và đến năm 2100 còn thấp hơn cả năm 2020. Rõ ràng là hai kịch bản với nội dung chủ yếu là dân số đạt đỉnh vào giữa thế kỷ XXI, kinh tế phát triển nhanh, sử dụng nhiên liệu hóa thạch (A 1T) hoặc có giải pháp kinh tế môi trường bền vững (B1) có nhiều triển vọng giảm lượng phát thải CO 2 có hiệu quả và hạ thấp đáng kể nồng độ khí nhà kính trong khí quyển. Bảng 4.1: Phát thải CO2 theo các kịch bản (GtC – tỉ tấn cacbon) Kịch bản 2020 2040 2060 2080 2100 A1B 12,2 15,0 15,1 14,9 13,4 A1T 10,0 12,4 11,8 8,0 5,0 A1FI 12,2 19,5 26,0 29,5 29,1 A2 12,1 15,7 19,2 23,5 30,0 B1 8,0 10,6 11,9 12,3 13,2 B2 8,2 10,6 11,9 12,3 13,2 IS92A 11,5 13,0 15,0 16,9 20,2 9.2.2. Các kịch bản về nồng độ khí CO2 trong khí quyển Tương ứng với các kịch bản về phát thải khí nhà kính tương lai toàn cầu là các kịch bản mô tả triển vọng tương lai về nồng độ khí CO 2 trong khí quyển, gọi tắt là kịch bản về nồng độ khí nhà kính. Theo IPCC, nồng độ khí CO2 trong khí quyển vào giữa thế kỷ XXI (2050) và cuối thế kỷ XXI (2100) đạt tới 470 – 610 và 550 – 970 ppm, cao hơn rất nhiều so với thời kỳ tiến triển công nghiệp (280 ppm) và so với năm 2005 (379 ppm). Tuy nhiên, nếu phát thải tương lai toàn cầu phát triển theo đúng kịch bản A 1T hoặc kịch bản B1 thì nồng độ CO2 trong khí quyển chỉ ở mức 550 – 580 ppm (bảng 5). Như vậy, từ các kịch bản về nồng độ khí nhà kính đã có thể định hướng cơ bản chiến lược giảm nhẹ biến đổi khí hụ: phát triển nhiên liệu phi hóa thạch, có giải pháp kinh tế môi trường bền vững. Lưu ý là IPCC cũng ước lượng rằng, nếu toàn bộ lượng C phát sinh do chuyển đổi sử dụng đất được thu giữ trong sinh quyển đất, nồng độ khí nhà kính nói trên giảm đi 40 – 70 ppm. Giả sử các bể chứa khí nhà kính được phát triển đến mức lý tưởng thì nồng độ khí nhà kính đến năm 2050 đều trong khoảng 450 – 550 và vào năm 2100 là 500-900 ppm. Bảng 4.2: Nồng độ khí CO2 trong khí quyển theo các kịch bản (ppm) Kịch bản 2050 2100 A1B 510 730 A1T 500 580 A1FI 610 970 A2 590 850 B1 470 550 B2 480 620 IS92A 510 740 Như vậy, lượng phát thải khí toàn cầu theo kịch bản thấp nhất vào năm 2100 là 5,0 tỷ tấn cacbon, nồng độ khí CO2 trong khí quyển là 550 ppm và theo kịch bản cao nhất là 30 tỷ tấn cacbon, nồng độ khí CO2 trong khí quyển là 970ppm. Các kịch bản phát thải trung bình (13,2 – 13,4 tỷ tấn cacbon) xấp xĩ mức phát thải năm 2004 (13,1 tỷ tấn cacbon), tương đương với nồng độ khí CO2 trong khí quyển là 620 – 730 ppm. 9.2.3. Các kịch bản về biến đổi các yếu tố khí hậu toàn cầu Ứng dụng các kịch bản phát thải khí nhà kính (SRES) nêu trên vào các mô hình khí hậu toàn cầu cho thấy, nhiệt độ trung bình bề mặt trái đất có thể đạt 16,2 0C ở mức thấp nhất đến 17,4 – 17,80C ở mức cao nhất vào năm 2100 (IPCC,2100). Theo IPCC-2007, ứng với hàm lượng khí CO2 như trên, nhiệt độ trung bình bề mặt toàn cầu sẽ tăng 2,0 – 4,5 0C vào năm 2100 so với thời kỳ tiền công nghiệp (1750) tương ứng với mức tăng nhiệt độ nói trên, mực nước biển trung bình toàn cầu sẽ tăng 0,18 – 0,59 m vào thời kỳ 2090 – 2099 so với trung bình thời kỳ 1980 -1999. Mức tăng nhiệt độ và mực nước biển không đều giữa các vùng. Ở vùng phía Bắc của Bắc Mỹ, Bắc Á và Trung Á, nhiệt độ tăng nhiều hơn, trong khi ở vùng Nam Á và Đông Nam Á, mức tăng ít hơn, nhất là mùa hè và phía Nam của Nam Mỹ, nhất là mùa đông. Trên đại dương nhiệt độ tăng ít hơn ở Bắc Đại Tây Dương và vùng biển quanh Nam Cực. Ngoài ra, những hiện tượng thời tiết cực đoan theo các kịch bản cho thế kỷ XXI chắc chắn hoặc rất có thể sẽ xảy ra. Đó là: nóng hơn, số ngày nóng, đêm nóng nhiều hơn, số đợt nóng, sóng nóng tăng lên, số ngày lạnh, đêm lạnh ít đi trên hầu khắp các vùng lục địa. Số sự kiện mưa lớn hoặc tỷ lệ mưa lớn trong tổng lượng mưa tăng lên ở hầu hết các vùng; các vùng chịu ảnh hưởng của hạn hán tăng lên, cường độ hoạt động của bão, áp thấp nhiệt đới tăng lên, các sự kiện cực trị cao của mực nước biển (không kể sóng thần) tăng lên. 9.3. Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng ở Việt Nam 9.3.1. Kịch bản biến đổi khí hậu Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng ở Việt Nam được xây dựng dựa trên sự phân tích và tham khảo các nghiên cứu trong và ngoài nước. Các tiêu chí để lựa chọn phương pháp tính toán xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam bao gồm: (1) Mức độ tin cậy của kịch bản biến đổi khí hậu toàn cầu; (2) Độ chi tiết của kịch bản biến đổi khí hậu; (3) Tính kế thừa; (4) Tính thời sự của kịch bản; (5) Tính phù hợp địa phương; (6) Tính đầy đủ của các kịch bản; (7) Khả năng chủ động cập nhật. Trên cơ sở phân tích các tiêu chí nêu trên, kết quả tính toán bằng phương pháp tổ hợp (MAGICC/SCEN GEN 5.3) và phương pháp chi tiết hóa thống kê đã được lựa chọn để xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng trong thế kỷ 21 cho Việt Nam. Các kịch bản phát thải khí nhà kính được chọn để tính toán xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu cho Việt Nam là kịch bản phát thải thấp (kịch bản B 1), kịch bản phát thải trung bình của nhóm các kịch bản phát thải trung bình (kịch bản B 2) và kịch bản phát thải trung bình của nhóm các kịch bản phát thải cao (kịch bản A2). Các kịch bản biến đổi khí hậu đối với nhiệt độvà lượng mưa được xây dựng cho bảy vùng khí hậu của Việt Nam: Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ. Thời kỳ dùng làm cơ sở để so sánh là 1980-1999 (cũng là thời kỳ được chọn trong Báo cáo đánh giá lần thứ4 của IPCC). Các kịch bản biến đổi khí hậu cho các vùng khí hậu của Việt Nam trong thế kỷ 21 có thể được tóm tắt như sau: (a) Về nhiệt độ Nhiệt độ mùa đông có thể tăng nhanh hơn so với nhiệt độ mùa hè ở tất cả các vùng khí hậu của nước ta. Nhiệt độ ở các vùng khí hậu phía Bắc có thể tăng nhanh hơn so với các vùng khí hậu phía Nam. - Theo kịch bản phát thải thấp (B1): Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm ở các vùng khí hậu phía Bắc có thể tăng so với trung bình thời kỳ 1980 - 1999 khoảng từ 1,6 đến 1,9ºC và ở các vùng khí hậu phía Nam tăng ít hơn, chỉ khoảng từ 1,1 đến 1,4ºC (Bảng 6). Bảng 6: Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (0C) so với thời kỳ 1980 - 1999 theo kịch bản phát thải thấp (B1) Các mốc thời gian của thế kỷ 21 Vùng 202 0 203 0 2040 205 0 206 0 2070 208 0 209 0 210 0 Tây Bắc 0,5 0,7 1,0 1,2 1,4 1,6 1,6 1,7 1,7 Đông Bắc 0,5 0,7 1,0 1,2 1,4 1,5 1,6 1,7 1,7 Đồng bằng Bắc Bộ 0,5 0,7 0,9 1,2 1,4 1,5 1,5 1,6 1,6 Bắc Trung Bộ 0,6 0,8 1,1 1,4 1,6 1,7 1,8 1,9 1,9 Nam Trung Bộ 0,4 0,6 0,7 0,9 1,0 1,2 1,2 1,2 1,2 Tây Nguyên 0,3 0,5 0,6 0,8 0,9 1,0 1,0 1,1 1,1 Nam Bộ 0,4 0,6 0,8 1,0 1,1 1,3 1,4 1,4 1,4 - Theo kịch bản phát thải trung bình (B2): Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm có thể tăng lên 2,60C ở Tây Bắc, 2,50C ở Đông Bắc, 2,40C ở Đồng bằng Bắc Bộ, 2,80C ở Bắc Trung Bộ, 1,90C ở Nam Trung Bộ, 1,60C ở Tây Nguyên và 2,00C ở Nam Bộ so với trung bình thời kỳ 1980 - 1999 (Bảng 7). Bảng 4.3: Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (0C) so với thời kỳ 1980 - 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) Các mốc thời gian của thế kỷ 21 Vùng 2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100 Tây Bắc 0,5 0,7 1,0 1,3 1,6 1,9 2,1 2,4 2,6 Đông Bắc 0,5 0,7 1,0 1,2 1,6 1,8 2,1 2,3 2,5 Đồng bằng 0,5 Bắc Bộ 0,7 0,9 1,2 1,5 1,8 2,0 2,2 2,4 Bắc Bộ Trung 0,5 0,8 1,1 1,5 1,8 2,1 2,4 2,6 2,8 Nam Bộ Trung 0,4 0,5 0,7 0,9 1,2 1,4 1,6 1,8 1,9 Tây Nguyên 0,3 0,5 0,6 0,8 1,0 1,2 1,4 1,5 1,6 Nam Bộ 0,4 0,6 0,8 1,0 1,3 1,6 1,8 1,9 2,0 - Theo kịch bản phát thải cao (A2): Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm ở các vùng khí hậu phía Bắc có thể tăng so với trung bình thời kỳ 1980 - 1999 khoảng 3,1 đến 3,60C. Mức tăng nhiệt độ trung bình năm của các vùng khí hậu phía Nam là 2,40C ở Nam Trung Bộ, 2,10C ở Tây Nguyên và 2,60C ở Nam Bộ (Bảng 8). Bảng 4.4: Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (0C) so với thời kỳ 1980 - 1999 theo kịch bản phát thải cao (A2) Các mốc thời gian của thế kỷ 21 Vùng 2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100 Tây Bắc 0,5 0,8 1,0 1,3 1,7 2,0 2,4 2,8 3,3 Đông Bắc 0,5 0,7 1,0 1,3 1,6 1,9 2,3 2,7 3,2 Đồng bằng Bắc Bộ 0,5 0,7 1,0 1,3 1,5 1,9 2,3 2,6 3,1 Bắc Trung Bộ 0,6 0,9 1,2 1,5 1,8 2,2 2,6 3,1 3,6 Nam Trung Bộ 0,4 0,5 0,8 1,0 1,2 1,5 1,8 2,1 2,4 Tây Nguyên 0,3 0,5 0,7 0,8 1,0 1,3 1,5 1,8 1,9 Nam Bộ 0,4 0,6 0,8 1,0 1,3 1,6 1,9 2,3 2,6 (b) Về lượng mưa Lượng mưa mùa khô có thể giảm ở hầu hết các vùng khí hậu của nước ta, đặc biệt là các vùng khí hậu phía Nam. Lượng mưa mùa mưa và tổng lượng mưa năm có thể tăng ở tất cả các vùng khí hậu. - Theo kịch bản phát thải thấp (B1): Vào cuối thế kỷ 21, lượng mưa năm có thể tăng khoảng 5% ở Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và từ 1 - 2% ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ so với trung bình thời kỳ 1980 – 1999 (Bảng 9). Lượng mưa các tháng cao điểm của mùa mưa sẽ tăng từ 6 đến 10% ở cả bốn vùng khí hậu phía Bắc và Nam Trung Bộ, còn ở Tây Nguyên và Nam Bộ chỉ tăng khoảng 1% so với thời kỳ 1980 – 1999. Bảng 4.5: Mức thay đổi lượng mưa năm (%) so với thời kỳ 1980 - 1999 theo kịch bản phát thải thấp (B1) Các mốc thời gian của thế kỷ 21 Vùng 2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100 Tây Bắc 1,4 2,1 3,0 3,6 4,1 4,4 4,6 4,8 4,8 Đông Bắc 1,4 2,1 3,0 3,6 4,1 4,5 4,7 4,8 4,8 Đồng bằng Bắc Bộ 1,6 2,3 3,2 3,9 4,5 4,8 5,1 5,2 5,2 Bắc Trung Bộ 1,5 2,2 3,1 3,8 4,3 4,7 4,9 5,0 5,0 Nam Trung Bộ 0,7 1,0 1,3 1,6 1,8 2,0 2,1 2,2 2,2 Tây Nguyên 0,3 0,4 0,5 0,7 0,7 0,9 0,9 1,0 1,0 Nam Bộ 0,3 0,4 0,6 0,7 0,8 0,9 1,0 1,0 1,0 - Theo kịch bản phát thải trung bình (B2): Vào cuối thế kỷ 21, lượng mưa năm có thể tăng khoảng 7 - 8% ở Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và từ 2 - 3% ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ so với trung bình thời kỳ 1980 - 1999 (Bảng 10). Lượng mưa các tháng cao điểm của mùa mưa sẽ tăng từ 10 đến 15% ở cả bốn vùng khí hậu phía Bắc và Nam Trung Bộ, còn ở Tây Nguyên và Nam Bộ chỉ tăng trên dưới 1%. Bảng 4.6: Mức thay đổi lượng mưa (%) so với thời kỳ 1980 - 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) Các mốc thời gian của thế kỷ 21 Vùng 2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100 Tây Bắc 1,4 2,1 3,0 3,8 4,1 4,4 4,6 4,8 4,8 Đông Bắc 1,4 2,1 3,0 3,8 4,1 4,5 4,7 4,8 4,8 Đồng bằng Bắc Bộ 1,6 2,3 3,2 4,1 4,5 4,8 5,1 5,2 5,2 Bắc Trung Bộ 1,5 2,2 3,1 4,0 4,3 4,7 4,9 5,0 5,0 Nam Trung Bộ 0,7 1,0 1,3 1,7 1,8 2,0 2,1 2,2 2,2 Tây Nguyên 0,3 0,4 0,5 0,7 0,7 0,9 0,9 1,0 1,0 Nam Bộ 0,3 0,4 0,6 0,8 0,8 0,9 1,0 1,0 1,0 - Theo kịch bản phát thải cao (A2): Vào cuối thế kỷ 21, lượng mưa năm có thể tăng so với trung bình thời kỳ 1980 - 1999, khoảng 9 - 10% ở Tây Bắc, Đông Bắc, 10% ở Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, 4 - 5% ở Nam Trung Bộ và khoảng 2% ở Tây Nguyên, Nam Bộ (Bảng 11). Lượng mưa các tháng cao điểm của mùa mưa sẽ tăng từ 12 đến 19% ở cả bốn vùng khí hậu phía Bắc và Nam Trung Bộ, còn ở Tây Nguyên và Nam Bộ chỉ vào khoảng 1 - 2% (Phụ lục 3). Bảng 4.7: Mức thay đổi lượng mưa năm (%) so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch bản phát thải cao (A2) Vùng Các mốc thời gian của thế kỷ 21 2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100 Tây Bắc 1,6 2,1 2,8 3,7 4,5 5,6 6,8 8,0 9,3 Đông Bắc 1,7 2,2 2,8 2,8 4,6 5,7 6,8 8,0 9,3 Đồng bằng Bắc Bộ 1,6 2,3 3,0 3,8 5,0 6,1 7,4 8,7 10,1 Bắc Bộ Trung 1,8 2,3 3,0 3,7 4,8 5,9 7,1 8,4 9,7 Nam Trung Bộ 0,7 1,0 1,2 1,7 2,1 2,5 3,0 3,6 4,1 Tây Nguyên 0,3 0,4 0,5 0,7 0,9 1,1 1,3 1,5 1,8 Nam Bộ 0,3 0,4 0,6 0,7 1,0 1,2 1,4 1,6 1,9 9.3.2. Kịch bản nước biển dâng Các kịch bản nước biển dâng cho Việt Nam được tính toán theo kịch bản phát thải thấp nhất (B1), kịch bản phát thải trung bình (B2) và kịch bản phát thải cao nhất (A1FI). Kết quả tính toán theo các kịch bản phát thải thấp, trung bình và cao cho thấy vào giữa thế kỷ 21 mực nước biển có thể dâng thêm 28 đến 33cm và đến cuối thế kỷ 21 mực nước biển dâng thêm từ 65 đến 100cm so với thời kỳ 1980 - 1999 (Bảng 12). Bảng 4.8: Mực nước biển dâng (cm) so với thời kỳ 1980-1999 Các mốc thời gian của thế kỷ 21 Vùng 2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100 Thấp (B1) 11 17 23 28 35 42 50 57 65 Trung Bình (B2) 12 17 23 30 37 46 54 64 75 Cao (A1F1) 17 24 33 44 57 71 86 100 12 9.3.3. Khuyến nghị về kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng ở Việt Nam. Các kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam đã được xây dựng theo các kịch bản phát thải khí nhà kính khác nhau là: thấp (B1), trung bình (B2) và cao (A2, A1FI). Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng đối với Việt Nam được khuyến nghị sử dụng trong thời điểm hiện nay là kịch bản ứng với mức phát thải trung bình (B2). 10. Các biện pháp hạn chế tác động của biến đổi khí hậu 10.1. Khái quát về thích ứng với biến đổi khí hậu 10.1.1. Định nghĩa về thích ứng với BĐKH Thích ứng với BĐKH là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con người đối với hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn thương do dao động và BĐKH hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng các cơ hội thuận lợi do nó mang lại (Chương trình Mục tiêu quốc gia). 10.1.2. Khả năng dễ bị tổn thương do BĐKH Khả năng dễ bị tổn thương do BĐKH là khả năng dễ bị thiệt hại cho con người và xã hội trước những sự biến động của khí hậu, nước biển dâng và các hiện tượng thời tiết cực đoan. Để có thể thực hiện thành công chiến lược phát triển bền vững của quốc gia thì cần đánh giá sớm khả năng dễ bị tổn thương do BĐKH đối với từng lĩnh vực, vùng miền và cộng đồng trong thời gian hiện tại và tương lai. Khả năng dễ bị tổn thương do BĐKH càng lớn khi năng lực thích ứng của một hệ thống càng thấp. Ví dụ: Ở Việt Nam, những lĩnh vực được đánh giá là dễ bị tổn thương do BĐKH bao gồm: nông nghiệp và an ninh lương thực, tài nguyên nước, sức khoẻ và nơi cư trú. Các khu vực dễ bị tổn thương gồm: dải ven biển (chịu ảnh hưởng của bão, nước dâng do bão, lũ lụt), vùng núi (lũ quét, sạt lở đất). Các cộng đồng dễ bị tổn thương bao gồm: nông dân, ngư dân, dân tộc thiểu số ở miền núi, người già, phụ nữ, trẻ em và các tầng lớp nghèo nhất ở các đô thị. 10.1.3. Năng lực thích ứng với BĐKH Năng lực thích ứng với BĐKH là tiềm năng hoặc khả năng của các cá nhân, các cộng đồng, các vùng miền hoặc quốc gia có thể điều chỉnh để sống chung với BĐKH nhằm làm giảm thiệt hại hoặc tận dụng lợi thế do BĐKH đem lại. Năng lực thích ứng là tổng hợp các điều kiện về kinh tế, xã hội, thể chế và công nghệ có tính quyết định tạo điều kiện thuận lợi hoặc những trở ngại đối với sự phát triển hoặc áp dụng các biện pháp thích ứng. Năng lực thích ứng của các quốc gia phát triển và đang phát triển là rất khác nhau. Các nước đang phát triển có trình độ công nghệ lạc hậu, cơ sở hạ tầng nghèo nàn, thể chế và cơ chế quản lý kém nên có năng lực thích ứng với BĐKH thấp (tình trạng dễ bị tổn thương cao). Xét từ góc độ giới, năng lực thích ứng của phụ nữ và nam giới là khác nhau. Nhìn chung, nam giới có khả năng lưu động lớn hơn nữ giới. Ví dụ, khi sinh kế bị ảnh hưởng, nam giới ở các vùng nông thôn có nhiều cơ hội đi ra địa phương khác tìm kiếm việc làm, họ có thể di dân dễ dàng ra thành thị. Đồng thời, nam giới được tiếp cận và kiểm soát đối với các nguồn tài nguyên, nguồn lực sinh kế nhiều hơn phụ nữ. Tiếp cận thông tin, tham gia các hoạt động xã hội nhiều hơn cũng làm tăng khả năng thích ứng của nam giới. Ngược lại, phụ nữ lại có năng lực thích ứng cao hơn trong việc chăm sóc gia đình, quản lý tài chính trong hoàn cảnh bị rủi ro. 10.1.4. Tính chất của thích ứng với BĐKH (a) Thích ứng là nhiệm vụ cần thiết của tất cả mọi người BĐKH có tác động đến tất cả các đối tượng không loại trừ một ai. Tuy nhiên, ảnh hưởng của BĐKH đến từng đối tượng có sự khác biệt do đặc điểm địa lý, kinh tế và phương thức sản xuất khác nhau dẫn tới cách thức và mức độ thích ứng của các đối tượng cũng có sự khác nhau. (b) Thích ứng là một quá trình thực tiễn Thích ứng với BĐKH diễn ra ở nhiều cấp độ, và cần được liên kết trong phạm vi khung thời gian, không gian, quy mô và lĩnh vực. Vì vậy, nói đến thích ứng là nói tới một vấn đề cụ thể và mang tính thực tiễn cao như: điều chỉnh việc chúng ta làm gì, ở đâu và như thế nào để thích ứng với thực tế khí hậu thay đổi; và giúp đỡ người khác điều chỉnh tác động của BĐKH tới họ. (c) Thích ứng mang tính chất chủ động theo chủ ý của con người Thích ứng với BĐKH là chủ động thực hiện, nắm bắt thông tin và phối hợp hoạt động, không gián tiếp hay bất ngờ. Các chương trình thích ứng được con người xây dựng được định hướng thực hiện nhằm tăng năng lực thích ứng và giảm thiểu rủi ro và khắc phục hậu quả của những hiện tượng cực đoan của khí hậu. (d) Thích ứng làm giảm tính dễ bị tổn thương Thích ứng với BĐKH làm giảm tính dễ bị tổn thương do hiện tượng thời tiết cực đoan gây ra như bão, dông, hạn hán và lũ quét. Thích ứng cũng góp phần quản lý được rủi ro và làm giảm tác động của BĐKH. (e) Thích ứng hướng tới sự phát triển bền vững Thích ứng với BĐKH phải dựa vào kiến thức, kinh nghiệm và lối sống của người dân, có mối quan hệ chặt chẽ với số liệu dự báo khoa học, hướng tới một giải pháp phát triển bền vững. Nói cách khác, thích ứng chính là tìm phương thức phát triển bền vững trong sự tác động của BĐKH. (f) Thích ứng mang tính liên ngành và liên vùng Để thực hiện công tác thích ứng với BĐKH có kết quả, các ngành và các vùng miền không thể thực hiện một cách riêng biệt tách rời với những đối tượng khác. Việc hợp tác vùng miền, các cộng đồng khác nhau sẽ giúp việc thích ứng được thực hiện dễ dàng hơn và hiệu quả hơn. 10.1.5. Các cách tiếp cận với thích ứng BĐKH (a) Cách tiếp cận từ trên xuống, dựa vào kịch bản Đây là cách tiếp cận dựa trên việc phân tích tình trạng tác động của khí hậu hiện tại đối với đối tượng cụ thể, đồng thời bằng phương pháp mô hình đưa ra những kịch bản về BĐKH và mực nước biển dâng, từ đó suy ra những khả năng tác động trong tương lai của khí hậu và đề xuất các hướng thích ứng. Cách tiếp cận từ trên xuống có thể mang lại kết quả khả quan khi xem xét chúng mang tính chất vĩ mô theo các chỉ số bình quân. Cách tiếp cận này tỏ ra phù hợp khi xây dựng các chiến lược hoặc kế hoạch thích ứng dài hạn cho những vùng lãnh thổ rộng lớn hoặc cho một ngành. Theo cách tiếp cận này, các phương án thích ứng hoặc biện pháp thích ứng sẽ không tính được những dao động khí hậu và hiện tượng cực đoan. Vì vậy, nó có tính thực tế thấp, không phản ánh được ý nghĩa xã hội và tính dễ bị tổn thương của đối tượng cụ thể. Những giải pháp được đưa ra từ cách tiếp cận này mang tính định hướng tổng thể, không đủ để giải quyết những tình huống cho những đối tượng cụ thể. (b) Cách tiếp cận từ dưới lên - dựa theo kết quả đánh giá tính tổn thương thực tế, gồm: - Phân tích và đánh giá những tổn thương trong quá khứ và hiện tại và đưa ra những khả năng thay đổi chúng khi BĐKH diễn ra; Hiểu được nguyên nhân tổn thương của người dân, của cộng đồng. Trên cơ sở phân tích những tổn thương của cộng đồng, bằng kinh nghiệm và phương pháp truyền thống tìm các biện pháp thích ứng phù hợp để làm giảm những tổn thương trong tương lai; Nhược điểm của cách tiếp cận này là không thể đưa ra dự báo chính xác về xu thế BĐKH cho khu vực, cho cộng đồng cụ thể. (c) Cách tiếp cận tổng hợp bằng cách kết hợp cách tiếp cận từ trên xuống và cách tiếp cận từ dưới lên Đây là cách tiếp cận chủ đạo hiện nay. Cách kết hợp này khắc phục được những nhược điểm của từng cách tiếp cận trên khi chúng được tiến hành riêng lẻ. Tiếp cận tổng hợp có thể xây dựng được chiến lược thích ứng với BĐKH dựa trên những kinh nghiệm hiện tại kết hợp với những ưu tiên phát triển trong tương lai, đảm bảo được mục tiêu đối tượng hướng tới là phát triển bền vững có tính đến các yếu tố BĐKH được dự báo một cách khoa học trong tương lai. 10.1.6. Các biện pháp thích ứng với BĐKH Có những quan điểm khác nhau về việc phân nhóm các biện pháp thích ứng với BĐKH: (a) Một cách phân các biện pháp thích ứng theo tám nhóm sau: - - - - Chấp nhận những tổn thất: Đây là giải pháp “không làm gì cả” ngoại trừ chịu đựng hay chấp nhận tổn thất. Trên lý thuyết, chấp nhận tổn thất xảy ra khi phải chịu tác động mà không có khả năng chống chọi lại bằng bất kỳ cách nào hay ở nơi mà giá phải trả của các hoạt động thích nghi là cao so với sự rủi ro hay là các thiệt hại. Chia sẻ tổn thất: Biện pháp này liên quan đến việc chia sẻ những tổn thất giữa một cộng đồng dân cư lớn, chẳng hạn một xã hội truyền thống và xã hội công nghệ cao. Với cách tiếp cận khác, xã hội lớn chia sẻ những tổn thất thông qua cứu trợ cộng đồng, phục hồi và tái thiết thông qua viện trợ của các quỹ cộng đồng. Chia sẻ tổn thất cũng có thể được thực hiện thông qua bảo hiểm xã hội. Làm giảm sự nguy hiểm: làm chậm tốc độ BĐKH bằng cách giảm phát thải khí nhà kính và cuối cùng là ổn định nồng độ khí nhà kính trong khí quyển. Trong trường hợp này, hành động giảm nhẹ phát thải KNK được coi là một trong những biện pháp chủ động để thích ứng. Ngăn chặn các tác động: Thường xuyên sử dụng các phương pháp thích ứng từng bước một để ngăn chặn các tác động của BĐKH. Ví dụ trong lĩnh vực nông nghiệp, thay đổi trong việc quản lý mùa vụ, gia tăng tưới tiêu, chăm bón thêm, kiểm soát côn trùng và sâu bọ gây hại. - - - Thay đổi cách sử dụng: thay đổi cách sử dụng trong hoạt động kinh tế. Ví dụ, có thể thay thế những cây chịu lũ hay là chuyển sang các giống chịu được độ ẩm thấp hơn ở vùng hạn hán. Tương tự, đất trồng trọt có thể trở thành đồng cỏ hay rừng, hoặc có những cách sử dụng khác. Thay đổi địa điểm: Một biện pháp thích ứng mạnh mẽ hơn là thay đổi địa điểm của các hoạt động kinh tế. Cần nghiên cứu tính toán kỹ, ví dụ, di dân đến khu vực mới để tránh ngập lụt, hoặc chuyển các cây trồng chủ chốt và nông trại ra khỏi khu vực khô hạn đến một khu vực ôn hòa hơn, chuyển khu vực nuôi cá nước lợ vào sâu hơn… Nghiên cứu: Quá trình thích ứng có thể được phát triển bằng cách nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ mới và phương pháp mới về thích ứng. Giáo dục, thông tin và khuyến khích thay đổi hành vi: phổ biến kiến thức thông qua các chiến dịch thông tin công cộng và giáo dục, dẫn đến thay đổi hành vi. (b) Một cách phân loại các biện pháp thích ứng khác hiện đang được nhiều chuyên gia sử dụng là: - Các biện pháp công nghệ: Công nghệ sinh học (công nghệ di truyền, biến đổi gen,...), công nghệ vật liệu mới, công nghệ xây dựng… Các biện pháp công trình (xây dựng các công trình mới, củng cố hoặc hoàn thiện các công trình hiện có để chống đỡ với rủi do khí hậu); Các biện pháp về thể chế và chính sách (ban hành các luật, hướng dẫn, quy định, chế độ, nội quy...); Các biện pháp truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức, làm thay đổi hành vi con người (đào tạo nâng cao kiến thức và kỹ năng, rèn luyện khả năng sẵn sàng thay đổi thói quen và phong tục…). 10.1.7. Xây dựng và thực hiện các giải pháp thích ứng với BĐKH đối với các ngành kinh tế quốc dân Hiện nay, các ngành kinh tế đang trong quá trình triển khai xây dựng các kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH. (a) Thích ứng với BĐKH trong lĩnh vực tài nguyên nước - Xây dựng các hồ chứa nước lũ với tổng dung tích tăng thêm khoảng 20 tỷ m3; Sử dụng nguồn nước khoa học và hợp lý; Khai thác nguồn nước đi đôi với duy trì bảo vệ nguồn nước; Đầu tư nghiên cứu dự báo dài hạn tài nguyên nước; Thực thi công nghệ giữ nước và trữ nước tiên tiến; Nâng cao hiệu suất sử dụng nước, tái sử dụng nước, chống mặn hóa; Nâng cấp và mở rộng quy mô các công trình tiêu úng; Nâng cấp hệ thống đê biển và đê vùng cửa sông hiện có và từng bước xây dựng tuyến đê biển mới; Kiềm chế tốc độ tăng dân số và quy hoạch khu dân cư vùng ven biển. (b) Thích ứng với BĐKH trong lĩnh vực nông nghiệp - - Xây dựng cơ cấu cây trồng phù hợp với BĐKH; Sử dụng có hiệu quả và có quy hoạch nước tưới; Tăng cường hệ thống tưới tiêu cho nông nghiệp; Phát triển các giống chịu với điều kiện ngoại cảnh khác nghiệt: chịu mặn, chịu nước lụt, giống ngắn ngày, các loại cây hoa mầu biến đổi gen… Bảo tồn và giữ gìn các giống cây trồng địa phương, thành lập các ngân hàng giống; Xây dựng các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp với BĐKH, chuẩn xác hóa thời vụ gieo trồng; Cải tiến công tác quản lý, sử dụng đất; Đối với sản xuất nông nghiệp, cơ cấu cây trồng, vật nuôi và mùa vụ có thể bị thay đổi ở một số vùng, trong đó vụ đông ở miền Bắc có thể bị rút ngắn lại hoặc thậm chí không còn vụ đông; vụ mùa kéo dài hơn. Điều đó đòi hỏi phải thay đổi kỹ thuật canh tác; Dự trữ lương thực cho các vùng nhậy cảm. (c) Thích ứng với BĐKH trong lĩnh vực lâm nghiệp - Tăng cường trồng rừng, trước hết là rừng đầu nguồn; phủ xanh đất trống đồi núi trọc; bảo vệ, phát triển, trồng và bảo vệ rừng ngập mặn; Bảo vệ rừng tự nhiên, tiến tới đóng cửa khai thác rừng tự nhiên, tăng cường phòng chống cháy rừng; Thành lập ngân hàng giống cây rừng tự nhiên nhằm bảo vệ một số giống cây rừng quý hiếm; Tăng cường hiệu suất sử dụng gỗ và kiềm chế sử dụng nguyên liệu gỗ; Chọn và nhân giống một số loại cây trồng thích hợp với điều kiện tự nhiên có tính đến khả năng BĐKH. (d) Thích ứng với BĐKH trong lĩnh vực thuỷ sản - Chuyển đổi cơ cấu canh tác ở một số vùng ngập nước từ thuần lúa sang luân canh nuôi cá và cấy lúa; Xây dựng cơ sở hạ tầng, bến bãi neo đậu thuyền… có tính đến mực nước biển dâng và nhiệt độ tăng; Có kế hoạch phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản cho vùng nước lợ ở Trung Bộ; Xây dựng tuyến đê quai phía trong tạo thành vùng đệm giữa các vùng canh tác nông nghiệp và biển; Xây dựng hệ thống phòng tránh bão dọc bờ biển cũng như các tuyến đảo; Thiết lập các khu bảo tồn sinh thái tự nhiên, đặc biệt là vùng rạn và đảo san hô. (e) Thích ứng với BĐKH trên vùng ven bờ biển - Bảo vệ đầy đủ: bảo vệ toàn diện để đối phó có hiệu quả với mực nước biển dâng. Thích nghi: cải tạo cơ sở hạ tầng và chuyển đổi tập quán sinh hoạt của dân cư ven bờ để thích nghi với mực nước biển dâng. Rút lui: né tránh tác động tự nhiên của nước biển dâng bằng tái định cư, di dời - nhà cửa, cơ sở hạ tầng ra khỏi những vùng có nguy cơ bị đe dọa. Xây dựng và củng cố đê biển ở những nơi thiết yếu. (f) Thích ứng với BĐKH trong lĩnh vực năng lượng và giao thông vận tải - Xây dựng các kế hoạch phát triển năng lượng và giao thông vận tải có tính đến các yếu tố của BĐKH; Nâng cấp và cải tạo các công trình giao thông vận tải ở các vùng thường bị đe doạ bởi lũ lụt và nước biển dâng; Bảo đảm quản lý nhu cầu năng lượng (DSM) trên cơ sở hiệu suất năng lượng cao, sử dụng tiết kiệm và hợp lý năng lượng; Tăng cường cơ sở chuyển tải và phân phối điện; Lắp cáp ngầm ở những nơi cần thiết; Sử dụng năng lượng tái tạo, giảm sự lệ thuộc vào một nguồn năng lượng duy nhất; Nghiên cứu phát triển hệ thống vận tải biển pha sông để đưa xà lan hàng vào sâu trong nội địa. (g) Thích ứng với BĐKH trong lĩnh vực y tế và sức khoẻ con người - - Xây dựng kế hoạch và chương trình nhằm kiểm soát và giám sát y tế ở các vùng có nguy cơ lây nhiễm cao; Nâng cao nhận thức vệ sinh và văn hóa gia đình của dân chúng thông qua các Chương trình: nước sạch, VAC, biogas… Xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục cộng đồng nhằm nâng cao hiểu biết, nhận thức về sức khỏe môi trường do tác động của BĐKH; Thiết lập nhiều khu vực xanh- sạch- đẹp; Nâng cao nhận thức công chúng về BĐKH; Dự trữ thuốc và các chất diệt khuẩn ở các nơi nhạy cảm; Đề phòng sự lây nhiễm và truyền bệnh từ bên ngoài; Có kế hoạch bảo vệ trước nguy cơ BĐKH. 10.2. Giảm nhẹ biến đổi khí hậu 10.2.1. Khái niệm Giảm nhẹ BĐKH là các hoạt động nhằm giảm mức độ hoặc cường độ phát thải KNK và tăng bể hấp thụ, bể chứa KNK. 10.2.2. Chiến lược giảm nhẹ BĐKH trên thế giới Ban Liên Chính phủ về BĐKH (IPCC) đã xây dựng một báo cáo đặc biệt (SRES) về các kịch bản phát thải KNK tương lai dựa trên các kịch bản phát triển dân số, phát triển công nghệ trong sản xuất và sử dụng năng lượng, đồng thời chú ý tới các giải pháp môi trường và xã hội của thế giới. IPCC cũng chú trọng đến các kịch bản giảm phát thải KNK trong tương lai để soạn các văn bản Chiến lược giảm nhẹ BĐKH trên thế giới. Như vậy Chiến lược giảm nhẹ BĐKH trên thế giới cũng chính là Chiến lược giảm khí nhà kính. Chiến lược này chú trọng tới việc phát triển các công nghệ và kỹ thuật giảm khí nhà kính. Trong thời gian gần đây, các công nghệ và kỹ thuật giảm KNK được chú ý phát triển rộng rãi trên thế giới nhằm tăng hiệu suất năng lượng của nhiên liệu hóa thạch, tăng hiệu suất sử dụng điện. Cường độ năng lượng (tổng năng lượng tiêu hao/tổng GDP) và cường độ cácbon (lượng CO2 phát thải do đốt nhiên liệu/năng lượng sản sinh) đã và đang được giảm dần. Nhiều loại nhiên liệu phi hóa thạch (như etanol, điezen sinh học...) cũng đang được phát triển và có nhiều tiềm năng giảm KNK. Các loại năng lượng tái tạo được từ gió, sóng biển, thủy triều, năng lượng Mặt trời, địa nhiệt đã và đang được phát triển mạnh mẽ. Việc chú ý phát triển hợp lý các nhà máy thủy điện nhỏ và nhà máy điện hạt nhân cũng góp phần quan trọng vào việc giảm phát thải KNK. Chiến lược cũng nêu lên tiềm năng giảm khí nhà kính trong một số lĩnh vực chủ yếu như sau: - - - - - - Xây dựng công trình và dịch vụ: Lĩnh vực này có tiềm năng kỹ thuật tổng thể giảm phát thải CO2 là 715MtC/năm vào năm 2010 nếu phát thải cơ sở cacbon là 2.600MtC/năm (27%); 950 MtC/năm vào năm 2020 nếu phát thải cơ sở cacbon là 3.000MtC/năm và 2025 MtC/năm (31%) vào năm 2050 nếu phát thải cơ sở cacbon là 3.900MtC/năm (52%). Giao thông vận tải: Có thể giảm phát thải KNK tới mức 5-15% vào năm 2010 (100-300MtC/năm); 15-35% vào năm 2020 (300-700MtC/năm) so với đường cơ sở tăng trưởng liên tục. Sản xuất công nghiệp: Cải thiện hiệu suất năng lượng có thể giảm 300500MtC/năm vào năm 2010, 700-1.000 MtC/năm vào năm 2020 so với đường cơ sở phát triển. Chuyển đổi sử dụng đất và lâm nghiệp: Có thể giảm phát thải KNK 83-131MtC vào năm 2050. Nông nghiệp và quản lý chất thải: Quản lý chăn nuôi giảm được lượng CH4 tương đương 30 Mtc/năm; quản lý ruộng lúa giảm được lượng CH4 tương đương 7 Mtc/năm; Cô lập cacbon trong đất giảm được 100 MtC/năm; Cải tiến quản lý rác thải có thể giảm phát thải 200MtC tương đương vào năm 2010 và 320 MtC vào năm 2020 (so với 240 MtC phát thải năm 1990). Năng lượng: Tăng hiệu suất năng lượng và tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng hạt nhân, năng lượng thủy điện có thể giảm phát thải KNK 50150 MtC vào năm 2010; 350-700 MtC vào năm 2020 so với đường cơ sở tăng trưởng liên tục. Chiến lược cũng nêu lên những cơ hội và những trở ngại đối với các nước đang phát triển: Cơ hội: nhận được sự hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính từ các nước công nghiệp, các tập đoàn, công ty đa quốc gia. Trở ngại: không có đủ khả năng tài chính và kỹ thuật, thiếu thông tin, hệ thống chính sách và pháp luật chưa đồng bộ. 10.2.3. Định hướng các hoạt động giảm nhẹ BĐKH ở Việt Nam (a) Bổ sung và hoàn thiện các chính sách giảm phát thải khí nhà kính, gồm: • - • • Chính sách giảm phát thải KNK trong lĩnh vực năng lượng, đã được nêu trong Chiến lược quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và Phát triển bền vững với những mục tiêu chính như: Sử dụng năng lượng và khai thác các nguồn năng lượng một cách thích hợp, tiết kiệm và hiệu quả hơn; Nghiên cứu, phát triển những nguồn năng lượng sạch, năng lượng mới tái tạo được, như năng lượng Mặt trời, năng lượng gió, thủy triều, địa nhiệt vốn rất tiềm tàng đối với Việt Nam và năng lượng hạt nhân; Phát triển nguồn năng lượng thủy điện với các quy mô thích hợp tránh phá rừng, đặc biệt là với thủy điện quy mô vừa và nhỏ. Chính sách giảm phát thải KNK trong lĩnh vực lâm nghiệp, bao gồm: bảo vệ rừng hiện có, phục hồi rừng tổng hợp, chống suy thoái rừng và cháy rừng, đẩy mạnh trồng 5 triệu ha rừng nhằm tăng độ che phủ lên tới 43% vào giai đoạn 2010 - 2020. Chính sách giảm phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp, bao gồm: việc xây dựng và triển khai các kỹ thuật canh tác nông nghiệp tiên tiến nhằm tăng sản lượng và giảm nhẹ phát thải KNK, cơ cấu các lĩnh vực cây trồng và vật nuôi hợp lý. (b) Thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả năng lượng - - Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong chiếu sáng công cộng và trong phạm vi gia đình thông qua việc sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng và có hiệu suất cao; Tiết kiệm năng lượng và nâng cao hiệu quả năng lượng trong các doanh nghiệp thông qua việc sử dụng các thiết bị, máy móc có hiệu suất cao; Thực hiện chương trình quản lý nhu cầu năng lượng tổng thể để có sự điều phối tốt, tránh tổn thất và sử dụng năng lượng có hiệu quả; Các tòa nhà xây mới phải đạt tiêu chuẩn về tiết kiệm và hiệu quả năng lượng; Tiết kiệm năng lượng trong giao thông vận tải qua việc phát triển hệ thống giao thông công cộng, sử dụng các phương tiện tiết kiệm nhiên liệu. (c) Tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng mới và năng lượng tái tạo được - - Nghiên cứu và phát triển sử dụng năng lượng Mặt trời cho thiết bị sấy công nghiệp và sấy đơn giản, chưng cất nước, giàn đun nước nóng, giàn pin Mặt trời; Nghiên cứu và phát triển sử dụng năng lượng gió trong phát điện và thông gió cho - các tòa nhà xây mới; Nghiên cứu và phát triển thủy điện nhỏ hợp lý, tránh phá rừng vì dễ gây ra lũ quét, sạt lở đất và làm suy giảm đa dạng sinh học; Phát triển ứng dụng khí sinh học và sinh khối; Phát triển ứng dụng địa nhiệt, trước mắt là sử dụng hợp lý các suối nước nóng. (d) Bảo vệ và tăng cường các bể chứa và bể hấp thụ khí nhà kính Thông qua việc thực thi Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng, Chương trình giảm phát thải KNK qua Mất rừng và Suy thoái rừng (REDD và REDD+)..., rừng Việt Nam đã và đang đóng vai trò các bể chứa và bể hấp thụ khí nhà kính quan trọng nhất của đất nước. (e) Định hướng phát triển nông nghiệp và tăng cường các phương thức canh tác bền vững Mục tiêu chiến lược phát triển nông nghiệp Việt Nam thời kỳ 2001-2020 gồm có: - - - - Xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa đa dạng, phát triển bền vững, tiếp cận nhanh và áp dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học, công nghệ mới, công nghệ cao, có khả năng cạnh tranh trong nước và quốc tế; Xây dựng nông thôn mới có hạ tầng cơ sở phát triển, có cơ cấu kinh tế nông nghiệp-công nghiệp-dịch vụ hợp lý; Đảm bảo đủ việc làm, xóa đói, giảm nghèo, xã hội nông thôn văn minh, dân chủ, công bằng, mọi người sống sung túc. Các phương thức canh tác bền vững ứng phó với BĐKH bao gồm: Nghiên cứu xây dựng các biện pháp kỹ thuật mới, vừa tăng sản lượng và năng suất, vừa giảm nhẹ phát thải KNK; Chọn giống lúa ngắn ngày có năng suất, chất lượng cao. Lựa chọn cách gieo thẳng thay cho cách cấy, chuyển đổi cơ cấu cây trồng độc canh lúa sang 2 lúa 1 màu hoặc 1 lúa 1 màu; Bón phân dạng viên thích hợp thay cho việc bón phân đơn trước đây; Nghiên cứu, đẩy mạnh chế biến thức ăn gia súc, đồng thời chọn giống gia súc có năng suất, chất lượng cao; Cải thiện việc tưới tiêu nước cho ruộng lúa, rút nước trong giai đoạn lúa đẻ nhánh và sau khi lúa vào chắc để tiết kiệm lượng nước tưới, tăng năng suất và giảm lượng phát thải CH4 trên ruộng lúa; Xây dựng ngân hàng dữ liệu và nghiên cứu chuyên đề nông nghiệp có liên quan tới BĐKH; Cải tiến bữa ăn và tập quán ăn của dân chúng sao cho giảm bớt gạo nhằm giảm sức ép lên việc trồng lúa, chuyển bớt diện tích sang trồng mầu và các cây trồng khác. (f) Đẩy mạnh việc thu hồi các khí nhà kính - Nghiên cứu thu hồi khí metan từ các mỏ than ở vùng mỏ Quảng Ninh; Thu hồi và sử dụng khí đồng hành từ các mỏ dầu khí; - Thu hồi khí metan từ các bãi rác thải ở các thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội, Hải Phòng... Thu hồi khí metan từ nước thải của quá trình lên men yếm khí các loại tinh bột. 10.2.4. Tham gia của các tổ chức xã hội, NGOs, cộng đồng vào giảm nhẹ BĐKH Trong Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH (NTP) vai trò và sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng dân cư trong ứng phó với BĐKH đã được nêu rõ như sau: (a) Tham gia của các tổ chức xã hội, cộng đồng dân cư và hộ gia đình Ứng phó với BĐKH là nhiệm vụ của toàn xã hội. Tuỳ theo chức năng của mình, các tổ chức xã hội phải chủ động tham gia vào các hoạt động ứng phó với BĐKH, đặc biệt là lĩnh vực thông tin, giáo dục và truyền thông; hỗ trợ và huy động cộng đồng, hộ gia đình tham gia tích cực xây dựng, vận hành và quản lý các công trình ứng phó với BĐKH, nhân rộng và phổ biến kinh nghiệm các mô hình ứng phó với BĐKH. Sự tham gia rộng rãi của nhân dân vào việc triển khai Chương trình thông qua những hình thức sau: - - - - Trong quá trình soạn thảo các quy định pháp luật cần phát huy hơn nữa sáng kiến và tinh thần làm chủ của nhân dân trong việc quản lý xã hội và cộng đồng. Nâng cao sự tham gia của cộng đồng trong việc xem xét đánh giá tác động môi trường bằng cách thể chế hóa vai trò của quần chúng và có các biện pháp cưỡng chế tuân thủ các quy chế, quy định liên quan đến môi trường, trước hết đối với các dự án lớn, có ảnh hưởng sâu rộng tới dân cư. Các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp, các đoàn thể quần chúng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính bền vững trong phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường trên địa bàn từng địa phương. Cần tăng cường trách nhiệm và năng lực cho các tổ chức, đoàn thể trên để phát huy có hiệu quả vai trò này; Thông qua các đoàn thể quần chúng và hoạt động cộng đồng, tổ chức tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức giáo dục cộng đồng về vấn đề BĐKH, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường, phát triển bền vững thông qua các phương tiện thông tin tuyên truyền, các hoạt động của quần chúng như tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, các hoạt động chung mang tính chất phong trào cần được tiếp tục phát huy; Phát động các phong trào quần chúng trong từng nhóm xã hội, ở từng địa phương và trên quy mô cả nước với các nội dung trên. Tiếp tục phát triển các phong trào quần chúng và hoạt động cộng đồng nhằm tạo thêm việc làm, giúp nhau kinh nghiệm làm ăn, xóa đói giảm nghèo, giữ gìn vệ sinh môi trường sống, bảo vệ các nguồn tài nguyên, môi trường tại địa phương và nâng cao ý thức của nhân dân về các vấn đề BĐKH, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững; Trong từng cộng đồng thành lập các tổ chức tự quản để giám sát và ứng phó ban đầu với tác động có hại của BĐKH, đặc biệt là các thiên tai bất thường; - - - Từng hộ gia đình, ngoài việc tham gia các hành động chung của cộng đồng và của xã hội, cần tích trữ lương thực, nước sạch và thuốc bệnh để dùng khi xảy ra thiên tai; tôn cao nền nhà chống úng lụt; Chính quyền các cấp cần phối hợp, hỗ trợ và tạo điều kiện về mọi mặt để các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp, đoàn thể quần chúng và cộng đồng dân cư có thể thực hiện được những mục tiêu của các phong trào nói trên; Xây dựng các điển hình và nhân rộng. (b) Tham gia của các tổ chức phi chính phủ - Tham gia các quá trình hoạch định chính sách, chương trình, kế hoạch ứng phó với BĐKH trong vai trò phản biện; Hỗ trợ cộng đồng trong tuyên truyền, nâng cao nhận thức, triển khai các biện pháp phòng tránh thiên tai; Giúp đỡ người dân áp dụng các biện pháp canh tác, chăn nuôi ít phát thải; Hỗ trợ cộng đồng trong việc tăng cường sử dụng nhiên liệu sinh học, hạn chế dùng than đá, than củi, dầu hỏa. (c) Vai trò của giới Vai trò cốt yếu của phụ nữ trong nhiều lĩnh vực có tác dụng làm giảm nhẹ BĐKH đã được đề xuất và đã được chứng minh trong thực tế như bảo tồn rừng và tái trồng rừng, quản lý các nguồn tài nguyên của địa phương, tiêu thụ và tiết kiệm năng lượng. Tuy nhiên, trong các chương trình và dự án hiện tại, vai trò về giới vẫn chưa có được sự quan tâm thích đáng, vì vậy cần được bổ sung trong thời gian tới. Ví dụ, cần xem xét công nghệ mới làm thay đổi các quan hệ giới như thế nào. Những chiến lược giảm nhẹ BĐKH có tính đến yếu tố giới sẽ đảm bảo phụ nữ được hưởng lợi từ các chương trình, dự án, như các dự án nhiên liệu sinh học quy mô nhỏ (hầm biogas) đem lại nhiều lợi ích cho phụ nữ. 10.3. Thị trường Carbon 10.3.1. Tổng quan về thị trường carbon Thị trường cacbon hay mua bán phát thải quốc tế (IET) là một phương thức dựa trên cơ sở thị trường để đạt tới các mục tiêu môi trường, cho phép những ai giảm phát thải KNK dưới mức cần thiết được sử dụng hoặc mua bán phần giảm quá mức để bù cho phát thải ở nguồn khác hoặc bên ngoài nước mình. Nói chung, việc mua bán có thể diễn ra ở các mức trong nước, quốc tế và giữa các công ty. Điều 17 Nghị định thư Kyoto cho phép các nước Phụ lục B trao đổi nghĩa vụ phát thải. Các cuộc hiệp thương sẽ xác định mức độ, theo đó các công ty và những người khác có thể được phép tham gia. Việc mua bán phát thải quốc tế là một trong các cơ chế Kyoto, được đưa ra để cho các nước Phụ lục B có sự linh hoạt trong việc giảm phát thải, nhằm đạt được các cam kết đã nhất trí. Nghị định thư Kyoto không giải thích rõ cách các quốc gia ký kết sẽ điều hành thị trường cacbon của họ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, với sự vắng mặt của Mỹ (nước rút ra khỏi Nghị định thư vào tháng 3 năm 2001), gần như chắc chắn rằng Liên minh EU sẽ quyết định cơ chế này. Chính phủ của 25 nước EU phân bổ hạn ngạch cho 12.000 nhà máy thải nhiều khí CO2, chẳng hạn như nhà máy điện sử dụng than và dầu, nhà máy hóa chất, bột giấy, xi măng và thuỷ tinh. Cứ mỗi tấn CO2 vượt quá hạn ngạch, các nhà máy trên phải nộp một khoản tiền phạt là 48 đôla trong thời kỳ chuyển tiếp ba năm (20052007). Từ năm 2008 tới 2012, số tiền phạt sẽ tăng lên 120 USD/tấn CO2. Kate Hampton, nhà phân tích chính sách tại ngân hàng thương mại Climate Change Capital ở London, cho biết vấn đề là việc phân bổ hạn ngạch và giám sát rất phức tạp. Liên minh EU chính là nơi tiên phong cho việc thành lập thị trường buôn bán hạn ngạch khí thải đầy hấp dẫn. Ngày 1/1/2005, EU đã chính thức thành lập thị trường buôn bán khí thải (EU ETS) là mô hình đầu tiên trên thế giới để trao đổi, buôn bán hạn ngạch khí CO2 và năm loại khí thải khác gây hiệu ứng nhà kính. Đi trước có thể gặp rủi ro song nó cũng đồng nghĩa với việc tích luỹ được kinh nghiệm buôn bán và ảnh hưởng. Vương quốc Anh đang đi đầu với việc tiến hành một chương trình thử nghiệm về cách điều hành thị trường cacbon. Kế hoạch này sẽ được áp dụng trong EU trong vài năm tới. Sở giao dịch xăng dầu quốc tế tại London đang chuẩn bị cho việc buôn bán cacbon giao sau vào cuối năm nay, giống như cách dầu và khí được buôn bán hiện nay. Buôn bán cacbon giao ngay sẽ được thực hiện vào năm tới. Canađa và Nhật Bản cũng đang xây dựng thị trường cacbon. Chắc chắn là hai nước này sẽ đảm bảo rằng quy định của họ phù hợp với EU. Các nước đang phát triển không có mục tiêu cụ thể và do đó sẽ không tham gia vào thị trường cacbon thế giới. Mặc dù không tham gia Kyoto song Mỹ sẽ gián tiếp tham gia vào thị trường cacbon. Nguyên nhân là các công ty tại Mỹ có nhiều nhà máy tại EU, do vậy phải tuân thủ luật tại đó. Thị trường thương mại cacbon toàn cầu năm 2007 đạt trị giá 40,4 tỷ euro, vượt quá 80% với 2,7 tỷ tấn CO2, trong đó 60% là giao dịch (28 tỷ euro) thông qua Tổ chức Thương mại Cacbon của EU. • “Mua bán phần dư“ (cap-and-trade) Là một phương pháp quản lý ô nhiễm hiệu quả thông qua biện pháp khuyến khích kinh tế. Nó cho phép các lĩnh vực công nghiệp mua hoặc bán các giấy phép phát thải ô nhiễm tới khi các giới hạn chung của ngành công nghiệp còn được duy trì. Áp dụng “mua bán phần dư” trong việc giảm phát thải KNK đã đạt được những kết quả rất khả quan. Hệ thống “mua bán phần dư” cho phép giảm các phát thải sẽ được thực hiện bởi các công ty có khả năng phát triển các công nghệ với chi phí cắt giảm phát thải thấp nhất. Giả sử trên thị trường với giá trợ cấp là $20/tấn. Công ty A có thể cắt giảm các phát thải chỉ tốn $5/tấn, ít hơn rất nhiều so với yêu cầu, sẽ tạo ra lượng dư thừa để có thể bán đi với lợi nhuận $15/tấn. Trong khi đó công ty B chỉ có thể cắt giảm phát thải với chi phí $40/tấn, nếu mua lại trợ cấp đó trên thị trường thì sẽ tiết kiệm được $20/tấn (mà chưa phải đầu tư lớn để đổi mới công nghệ). Kết quả là tổng các chi phí giảm phát thải sẽ được giảm xuống dần vì thỏa thuận được thực hiện với chi phí thấp hơn và tất cả các doanh nghiệp đều cùng có lợi từ loại kinh doanh thương mại này. Dựa trên lợi nhuận thu được từ việc buôn bán phát thải KNK thông qua Chương trình ‘mua bán phần dư’ mà việc cắt giảm các phát thải KNK đã ngày càng có kết quả khả quan hơn. • Sáng kiến “chống phá rừng” Để ngăn chặn việc phát thải khí cacbon do các hoạt động phá rừng và chuyển đổi mục đích sử dụng đất, giới khoa học và các nhà làm chính sách đã đề xuất sáng kiến “chống phá rừng”. Theo sáng kiến này, các quốc gia nhiệt đới sẽ được “bồi thường” khi có những nỗ lực góp phần giảm tốc độ phá rừng trên chính vùng lãnh thổ của họ. Khoản bồi thường sẽ thông qua tín dụng cacbon mà các nước phát triển phải trả để bù đắp lượng phát thải CO2 do họ gây ra. Tuy nhiên, căn cứ để xác định khoản bồi thường dựa trên tốc độ phá rừng trong quá khứ. Điều này sẽ dẫn đến một nghịch lý: các nước nhiệt đới có thể vì động cơ tài chính mà cho phép việc phá rừng hiện tại để sau này khi quy định đi vào hiệu lực họ mới kiểm soát giảm tốc độ phá rừng để được hưởng khoản thu tối đa. Nghiên cứu mới đưa ra quan điểm rằng nếu áp dụng “tín dụng ngăn ngừa” có thể sẽ khắc phục được nghịch lý trên. Khoản tín dụng này là phần thưởng trao cho các quốc gia vì có những đóng góp tích cực bảo vệ rừng. Còn nếu chỉ áp dụng tín dụng các bon để thưởng cho các quốc gia có công hạ thấp tỷ lệ mất rừng so với trước đây thì các quốc gia có độ che phủ cao và tốc độ phá rừng thấp (HFLD) sẽ không có mấy cơ hội được hưởng. Do bảo vệ rừng tốt nên họ cũng sẽ không có nhiều cơ hội có được tín dụng các bon từ việc trồng rừng theo quy định của cơ chế phát triển sạch của Nghị định thư Kyoto. Do không có cơ hội bán tín dụng cacbon, các quốc gia HFLD không còn nhiều động cơ để cố gắng duy trì tỷ lệ phá rừng thấp. Lúc đó sẽ xảy ra hiện tượng nạn phá rừng giảm ở những nơi khác song lại chuyển hướng sang chính các nước HFLD và cuối cùng gây thất bại cho các nỗ lực toàn cầu nhằm ổn định khí phát thải ở mức thấp nhất có thể. Các quốc gia HFLD gồm Panama, Côlômbia, Cộng hòa Cônggô, Pêru, Bêlidê, Gabông, Guyana, Surinam, Butan và Zămbia cùng với lãnh thổ Pháp tại Guyana chiếm khoảng 20% tổng diện tích rừng nhiệt đới hiện nay, và 18% tổng lượng cacbon rừng nhiệt đới. Ông Gustavo Fonseca, một nhà khoa học của Tổ chức Bảo tồn quốc tế (CI) và là tác giả chính của nghiên cứu mới này phát biểu: “Các nước HFLD chẳng có gì để bán vì họ không phá huỷ cái gì cả. Nếu chúng ta không quan tâm đến họ, những khu rừng của họ sẽ bị mất giá trên thị trường cacbon quốc tế và chính phủ các nước đó sẽ nản lòng với công tác bảo tồn. Cần thiết lập một hệ thống tín dụng để thu hút họ vào thị trường cacbon toàn cầu”. Đồng tác giả của ấn phẩm này là Russell A.Mittermeier, Chủ tịch CI, phát biểu “Khoảng 20 – 25% lượng cacbon thải ra trên toàn thế giới là do chặt hạ các cánh rừng nhiệt đới, nhưng vấn đề này lại không phải là trọng tâm của các cuộc thảo luận về BĐKH. Trong bối cảnh nạn phá rừng nhiệt đới tràn lan và chưa được đánh giá đầy đủ, thì những đất nước giàu tài nguyên rừng nên được đặt lên tuyến đầu của trận chiến chống lại sự BĐKH, chứ không phải bị đặt ngoài lề như vậy.” Từ sáng kiến “chống phá rừng” nói trên đã hình thành cơ chế Giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng (REDD) được thừa nhận tại Hội nghị lần thứ 11 (COP11) các Bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC) được tổ chức tại thành phố Montreal, Canađa năm 2005. 10.3.2. Các điều kiện cho thị trường cacbon Trên thị trường cacbon, việc mua bán sự phát thải khí CO2, được thực hiện thông qua tín dụng cacbon (carbon credit). Mỗi một công ty gây ô nhiễm sẽ có một hạn mức thải CO2 nhất định mà nếu muốn vượt quá hạn mức này cần phải bỏ tiền ra mua thêm hạn mức, gọi là tín dụng cacbon. Tín dụng cacbon có thể được thông qua việc đầu tư một số dự án góp phần làm giảm phát thải CO2 hoặc được mua lại từ các công ty khác. Các hoạt động thương mại của thị trường cacbon xảy ra theo hai cách: • Thứ nhất là trao đổi theo hạn ngạch của “mua bán phần dư”, bởi vậy những nguồn thải ô nhiễm sẽ nhận được những hỗ trợ cũng như những thuận lợi khác cho việc cắt giảm. Hình thức mua bán hạn ngạch phát thải ở đây có thể kiểm soát được định mức phát thải của từng công ty, theo đó công ty nào cắt giảm được lượng khí phát thải có thể giao bán chỉ tiêu của mình. Lợi thế của hình thức này là mức phát thải tối đa là giới hạn được về trần trên cho phép lượng khí phát thải. Trên thực tế, các quốc gia thành viên của EU đã dần đạt được 2% lượng khí thải giảm xuống so với mức tại năm 1990 và hy vọng còn thu được kết quả khả quan hơn nhiều khi một hệ thống thương mại mới bắt đầu có hiệu lực từ đầu năm 2013. Với chỉ tiêu cắt giảm khoảng 20-30% so với lượng khí phát thải vào năm 2020 sẽ là một hành động quan trọng đối với bài toán chống biến đổi của khí hậu; • Thứ hai là Thương mại cacbon thông qua những hỗ trợ từ các dự án bồi thường. Cơ chế Phát triển sạch (CDM) sẽ cho phép những nước công nghiệp phát triển nhận được những hỗ trợ tài chính từ các dự án giảm thiểu phát thải KNK giúp cho các nước đang phát triển. Thị trường tín dụng CDM đã thực sự bùng nổ. Sự trao đổi của nó có thể giải thích cho một phần ba của 1% tổng lượng phát thải KNK trên toàn thế giới, tức là khoảng 4,4 tỷ USD hằng năm. CDM cho phép các công ty đạt được mục tiêu cắt giảm phát thải KNK thông qua các dự án ở các nước đang phát triển. Những nơi này của thế giới chiếm thị phần khoảng 12 tỷ euro, tức là khoảng 947 triệu tấn CO2. 10.3.3. Thị trường tự nguyện và thị trường bắt buộc (a) Thị trường bắt buộc Các nước công nghiệp thuộc Phụ lục I của NDT Kyoto, đã cam kết giảm lượng phát thải KNK (trung bình 5,2% dưới mức năm 1990 trong thời kỳ cam kết 2008-2012) thông qua cả ba cơ chế Kyoto (Cơ chế phát triển sạch-CDM, Cơ chế đồng thực hiện-JI và Cơ chế buôn bán phát thải quốc tế -IET). Cơ chế buôn bán phát thải quốc tế cho phép các Bên thuộc Phụ lục I thu được các đơn vị định lượng (AAUs) từ các Bên khác thuộc Phụ lục I có khả năng giảm phát thải dễ dàng hơn. Cơ chế này mang đến cho các Bên những cơ hội chi phí hiệu quả hơn để hạn chế phát thải KNK hoặc tăng cường các bể hấp thụ KNK nhằm giảm nhẹ BĐKH. Các Bên thuộc Phụ lục I cũng có thể thu được các chứng nhận lượng giảm phát thải (CERs) từ các dự án CDM, các đơn vị giảm phát thải (ERUs) từ các dự án JI, hoặc các đơn vị hấp thụ (RMUs) từ các hoạt động hấp thụ KNK thực hiện ở các nước khác (b) Thị trường tự nguyện: giữa các bên hoặc các tổ chức, đơn vị, thông qua các dự án giảm nhẹ phát thải KNK: - Người bán thực hiện các hoạt động làm giảm khí nhà kính (ví dụ: CO2, CH4, N2O); Người bán tính toán và chuyển đổi lượng cacbon tương ứng đã giảm thải, được xác nhận bởi Bên thứ ba; Người mua tiêu thụ lượng cacbon tương ứng để bù đắp lượng phát thải và trở nên cân bằng về phát thải cacbon; Các Bên hoạt động tự nguyện nhưng bị ràng buộc bởi hợp đồng cuối cùng. Các sản phẩm của thị trường cacbon tự nguyện bao gồm năng lượng tái tạo (năng lượng gió, năng lượng Mặt trời, thủy năng...), năng lượng chuyển đổi hoặc tăng hiệu quả sử dụng năng lượng, lâm nghiệp hoặc hút khí metan từ các bãi rác thải. 10.3.4. Vấn đề tài chính đối với các dự án mua bán cacbon Lượng khí cacbon được mua bán tại châu Âu đã tăng vọt trong thời gian gần đây, nhưng vẫn quá nhỏ nhoi so với 2,2 tỷ tấn khí cacbon có thể được mua bán hàng năm giữa các nước EU trong thời gian tới. Hầu hết các quỹ mua cacbon hiện hành chỉ chi trả tài chính khi dự án hoàn thành và khi mà các tín dụng cacbon đã được trao, do vậy nhiều dự án thiếu kinh phí trong giai đoạn đầu, đặc biệt khó khăn cho các dự án của NGO. Vấn đề tài chính cho loại dự án này được giải quyết một phần tại châu Á thông qua Sáng kiến thị trường cacbon (CMI) thuộc Chương trình Môi trường và Năng lượng sạch của ADB. Mục đích chính của CMI là nhằm giúp các nước thành viên đang phát triển (DMCs) tận dụng được lợi ích từ công cụ thị trường trong khuôn khổ Nghị định thư Kyoto nhằm thúc đẩy phát triển bền vững, một nguyên tắc cơ bản của Chương trình Nghị sự 21. Hầu hết các quỹ mua cacbon hiện hành đều chỉ chi trả tài chính khi dự án hoàn thành và khi mà các tín dụng cacbon đã được trao. Kết quả là nhiều dự án năng lượng sạch vấp phải vấn đề về thiếu kinh phí trong giai đoạn đầu. Điều này cản trở việc thực hiện dự án trong giai đoạn đầu. ADB đề xuất một cách tiếp cận nhằm rỡ bỏ những rào cản này thông qua một sáng kiến thị trường cacbon được xây dựng chuyên biệt, mang tính toàn diện và tổng hợp. CMI có ba hợp phần: - Cung cấp tài chính từ giai đoạn đầu thông qua Quỹ Cacbon châu Á - Thái Bình Dương (APCF): Quỹ này đồng tài trợ cho các dự án CDM tại các nước thành viên đang phát triển bằng cách giữ lại một phần tín dụng giảm phát thải được chứng - - nhận (CERs) từ các dự án đủ tiêu chuẩn CDM để đổi lấy nguồn hỗ trợ tài chính từ giai đoạn đầu. Trợ giúp kỹ thuật Cơ chế Phát triển sạch (CDM) thông qua Quỹ Hỗ trợ kỹ thuật (TSF): TSF cung cấp hỗ trợ kỹ thuật tổng thể cho các nhà tài trợ dự án để xây dựng các dự án đủ tiêu chuẩn CDM, nhờ thế mà góp phần vào dòng dự án “đầy tiềm năng” gồm các dự án năng lượng sạch có thể xem xét xin tài trợ của ADB và hỗ trợ tài chính ban đầu từ APCF. Trợ giúp thị trường tín dụng cacbon thông qua Quỹ Hỗ trợ Thị trường Tín dụng (CMF): CMF cung cấp các dịch vụ hỗ trợ thị trường cho các nhà tài trợ dự án nhằm đạt được mức giá và các điều khoản bán CERs tối ưu trên thị trường tự do. Ngân hàng Thế giới (WB) là nhà trung gian lớn của thị trường kinh doanh khí thải, chuyên tài trợ cho nhiều dự án môi trường ở các nước đang phát triển. Năm 2005, quỹ Prototype Carbon Fund do WB sở hữu đã đạt 915 triệu USD, hơn gấp đôi so với 415 triệu USD năm 2004. Thị trường kinh doanh khí thải còn khá mới, nhưng theo ước tính của WB, năm 2005 đã đạt khoảng 10 tỷ USD và dự báo sẽ đạt trên 25 tỷ USD vào năm 2006. 10.3.5. Rủi ro của thị trường cacbon Đối với các nước đang phát triển: đó là thiếu nguồn tài chính và năng lực cần thiết. Từ cuối năm 2004 đến 2007, mới có 771 dự án đăng ký với tuyên bố cam kết cắt giảm 162,5 triệu tấn CO2. Chỉ bốn nước Braxin, Trung Quốc, Ấn Độ và Mêhicô, đã chiếm tới 3/4 tổng số dự án, trong khi châu Phi cận Sahara chỉ chiếm chưa đầy 2%. (a) Đối với EU: Thể thức mua bán phát thải châu Âu (EU ETS) cũng bộc lộ một số vấn đề về hệ thống trong giai đoạn đầu tiên gồm: • Phân bổ quá nhiều giấy phép, gây ra tín hiệu sai lệch về giá Trong những thời kỳ đầu của việc mua bán giấy phép, giá cả leo thang tới 30 euro/tấn CO2 (38 đôla Mỹ/tấn CO2) vào tháng 4 năm 2006, trước khi tụt xuống và bình ổn ở mức dưới 1 euro/tấn CO2 (1,3 đôla Mỹ/tấn CO2) vào năm 2007. Lý do sụt giảm là việc công bố dữ liệu cho thấy giới hạn phát thải đã được đặt trên mức phát thải. Phân bổ quá mức, thời hạn ngắn ngủi cho giai đoạn đầu tiên và những điều không chắc chắn về phân bổ trong giai đoạn hai đã châm ngòi cho biến động giá cả và làm giá cả đi xuống mặc dù đây là những dấu hiệu phục hồi. • Lợi nhuận “trời cho” với một số đối tượng Việc mua bán các-bon trong 3 năm đầu của EU ETS chẳng làm được gì mấy để giảm tổng lượng phát thải, song lại sinh sôi những khoản lợi nhuận kếch sù cho một số đối tượng. Đặc biệt trong ngành điện năng, các công ty có thể che giấu lượng phát thải của mình thông qua hạn ngạch tự do, đổ chi phí lên đầu người tiêu dùng và nhân cơ hội thị trường kiếm chác khi bán được các hạn ngạch dư thừa. Chính phủ Vương quốc Anh ước tính năm 2005 những nhà máy phát điện lớn kiếm được 1,2 tỷ bảng (2,2 tỷ đôla Mỹ).Ước tính ngành điện ở Pháp, Đức và Hà Lan cũng vớ được khoảng 6 tỷ euro (7,5 tỷ đôla Mỹ) lợi nhuận trời cho qua mua bán phát thải vào năm 2005. Sự phát triển thể chế nhanh chóng là một trong những bài học tích cực rút ra từ EU ETS. • Mất cơ hội tạo doanh thu Giấy phép phát thải CO2 có giá trị thị trường thực sự. Đối với người được cấp phép, chúng chẳng khác gì tiền tươi. Bán hạn ngạch qua đấu giá có thể giúp các chính phủ huy động nguồn lực, tránh lợi dụng chính trị và đạt được mục tiêu hiệu suất. Điều này chưa xảy ra với EU ETS. Trong giai đoạn đầu, mức trần 5% được áp cho những phần giấy phép có thể đấu giá được. Trong trường hợp đó, chỉ có Đan Mạch tận dụng được cơ hội hạn chế này. Giấy phép được phân bổ trên cơ sở lượng phát thải từ trước tới nay hơn là dựa vào hiệu suất - một cơ chế thường được gọi là “xin - cho”. Kết quả là các chính phủ đã bỏ lỡ cơ hội tạo doanh thu và/hoặc giảm thuế, trong khi những khoản “tiền thuê” trong mua bán phát thải lại bị tư nhân hóa. Thể thức Mua bán Phát thải châu Âu (EU ETS) cho tới nay vẫn là hệ thống mua bán phát thải lớn nhất thế giới. (b) Đối với Liên minh châu Âu đây là một dấu mốc ghi nhận đóng góp của nó vào nỗ lực giảm nhẹ BĐKH. Giai đoạn đầu tiên của EU ETS kéo dài từ 2005 đến 2007. Giai đoạn hai sẽ tiếp tục 5 năm nữa cho tới hết năm 2012. Đối với những người phê bình nó, EU ETS là sự xác nhận sai sót thiết kế về mọi điều sai lầm trong hệ thống mua bán phát thải. Việc dừng chương trình thử nghiệm của EU ETS trước khi kết thúc giai đoạn thí điểm của nó có thể coi là một trường hợp điển hình với những phán quyết chưa chín muồi. Tuy nhiên, không còn nghi ngờ rằng hệ thống này đã chịu hàng loạt khiếm khuyết về thiết kế cũng như trong thực hiện. Nguồn gốc của EU ETS có thể truy về những “cơ chế linh hoạt” đưa ra theo Nghị định thư Kyoto. Thông qua những cơ chế này, Nghị định thư nhằm tạo ra một hệ thống để đạt được mức giảm thải với chi phí thấp hơn. EU ETS vận hành thông qua việc phân bổ và mua bán giấy phép phát thải khí nhà kính. Những giấy phép này được phân bổ cho các quốc gia thành viên và phân phối tới những đối tượng phát thải đã xác định; đến lượt họ, những đối tượng này lại được linh hoạt mua thêm những giấy phép khác hoặc bán đi những phần dư thừa. Trong giai đoạn đầu của EU ETS, 95% giấy phép phải được phân phối miễn phí, làm hạn chế nghiêm trọng phạm vi đấu giá. Những cơ chế linh hoạt khác theo Kyoto cũng đã có liên quan tới EU ETS. Cơ chế Phát triển Sạch CDM là một ví dụ. Cơ chế này cho phép các nước có chỉ tiêu Kyoto đầu tư vào các dự án giảm thiểu phát thải ở các nước đang phát triển. Những nguyên tắc chi phối việc cung cấp tín dụng giảm thiểu thông qua CDM là dựa vào nguyên tắc kép về “bổ sung” và “cộng thêm”. “Bổ sung” đòi hỏi hành động giảm thiểu trong nước phải là nguồn đầu tiên dẫn tới cắt giảm phát thải (mặc dù không có hướng dẫn định lượng nào); “Cộng thêm” đòi hỏi phải có bằng chứng cho thấy việc giảm thiểu không xảy ra khi thiếu vắng đầu tư CDM. Sự phát triển thể chế nhanh chóng là một trong những bài học tích cực rút ra từ EU ETS. Trong giai đoạn đầu tiên, hệ thống này bao quát khoảng một nửa tổng lượng phát thải khí nhà kính của Liên minh châu Âu, trải rộng ở 25 nước và trên 10.000 thiết bị lắp đặt ở hàng loạt các ngành khác nhau (kể cả điện, luyện kim, khai khoáng và giấy). Nó đã sản sinh ra một thị trường lớn. Năm 2006, giao dịch với 1,1 tỷ tấn CO2 tương đương trị giá 18,7 tỷ euro (24,4 tỷ đôla Mỹ) được tiến hành trong thị trường cacbon toàn cầu trị giá 23 tỷ euro (30 tỷ đôla Mỹ). • Đề xuất về thuế cacbon Ông Hansen - nhà khoa học khí hậu hàng đầu - Giám đốc Viện nghiên cứu vũ trụ Goddard thuộc Cơ quan hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) từ năm 1981, nghi ngờ tính khả thi của Hệ thống buôn bán và trao đổi khí thải, đang được thử nghiệm tại Liên minh châu Âu và tại Mỹ. Ông cho rằng: “Sẽ phải mất 10 năm cho việc thương lượng và thuyết phục tất cả các nước trên thế giới cùng ngồi vào bàn đàm phán, sau đó sẽ phải tiến hành tất cả các loại cam kết, và đến khi đó thì hệ thống này cũng đã giảm mất tính hiệu quả”. Trên thực tế, việc giá cacbon trên thị trường châu Âu đang giảm mạnh do khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang góp phần khẳng định những nghi ngờ của ông Hansen. Phát biểu bên lề một hội thảo lớn về khí hậu gần đây, ông Hansen khẳng định: “Thuế cacbon sẽ là cơ sở để nhanh chóng đạt được một hiệp ước quốc tế có hiệu lực trên toàn cầu về cắt giảm khí thải CO2”. Theo ông, nên áp dụng loại thuế này đối với EU, Mỹ và Trung Quốc trước tiên, và sẽ sớm áp dụng thuế xuất khẩu cacbon đối với các nước khác. Để tạo động lực mạnh mẽ trong việc sử dụng cacbon, tiền thuế thu được được chia trực tiếp trở lại cho người dân trên cơ sở tính bình quân đầu người. Ông cho rằng mỗi hộ gia đình Mỹ có thể nhận tới vài nghìn USD. Trong bức thư ngỏ hồi tháng 12 năm 2008 gửi ông Barack Obama và phu nhân Michelle, ông Hansen viết: “Tuy nhiên, nếu một người có tới vài chiếc xe hơi lớn và một ngôi nhà lớn thì số tiền thuế mà người đó phải đóng sẽ lớn hơn rất nhiều số tiền được chia. Một gia đình hạn chế mức tiêu thụ cacbon xuống dưới mức trung bình sẽ được thưởng tiền”. Ông Hansen đặc biệt chú ý tới than đá, loại nhiên liệu hóa thạch có trữ lượng dồi dào nhất và cũng có khả năng gây ô nhiễm lớn nhất. Ông cho rằng nên cấm tất cả các nhà máy điện mới chạy bằng than đá còn các nhà máy cũ chạy bằng loại chất đốt này phải lắp đặt hệ thống hấp thu khí thải CO2 và chôn chúng xuống lòng đất. Ông Hansen một lần nữa khẳng định, hệ thống lưu trữ và buôn bán CO2 sẽ không có hiệu quả và rất dễ phá vỡ thị trường, và điều tốt hơn hết lúc này là nhanh chóng thay thế kế hoạch này bằng biện pháp đánh thuế vào khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Cố vấn đặc biệt của Tổng Thư ký Liên hợp quốc Jeffrey Sachs mới đây cũng khẳng định việc áp đặt thuế đối với lượng khí thải sẽ đơn giản và đỡ tốn kém hơn. Nó sẽ giúp giảm nhanh hơn lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế, và hiệu quả hơn so với việc buôn bán hạn ngạch khí thải do không tác động tới hệ thống tài chính. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 11. Những khái niệm cơ bản về quản lý môi trường 11.1. Quản lý môi trường là gì? Hiện nay chưa có một định nghĩa thống nhất về quản lý môi trường. Theo một số tác giả, thuật ngữ về quản lý môi trường bao gồm hai nội dung chính: quản lý Nhà nước về môi trường và quản lý của các doanh nghiệp, khu vực dân cư về môi trường. Trong đó, nội dung thứ hai có mục tiêu chủ yếu là tăng cường hiệu quả của hệ thống sản xuất (hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14000) và bảo vệ sức khỏe của người lao động, dân cư sống trong khu vực chịu ảnh hưởng của các hoạt động sản xuất. Phân tích một số định nghĩa, có thể thấy quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp thích hợp, tác động và điều chỉnh các hoạt động của con người, với mục đích chính là giữ hài hòa quan hệ giữa môi trường và phát triển, giữa nhu cầu của con người và chất lượng môi trường, giữa hiện tại và khả năng chịu đựng của trái đất -“phát triển bền vững”. Như vậy, “Quản lý môi trường là một lĩnh vực quản lý xã hội, nhằm bảo vệ môi trường và các thành phần của môi trường, phục vụ sự nghiệp phát triển bền vững và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và xã hội”. Quản lý môi trường được thực hiện bằng tổng hợp các biện pháp: luật pháp, chính sách, kinh tế, kỹ thuật, công nghệ, xã hội, văn hóa, giáo dục... Các biện pháp này có thể đan xen, phối hợp, tích hợp với nhau tùy theo điều kiện cụ thể của vấn đề đặt ra. Việc quản lý môi trường được thực hiện ở mọi quy mô: toàn cầu, khu vực, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ sở sản xuất, hộ gia đình,... 11.2. Các mục tiêu chủ yếu Mục tiêu của quản lý môi trường là PTBV, giữ cho được sự cân bằng giữa phát triển kinh tế xã hội và BVMT. Nói cách khác, phát triển kinh tế xã hội tạo ra tiềm lực kinh tế để BVMT, còn BVMT tạo ra các tiềm năng tự nhiên và xã hội mới cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội trong tương lai. Tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hệ thống pháp lý, mục tiêu phát triển ưu tiên của từng quốc gia, mục tiêu quản lý môi trường có thể thay đổi theo thời gian và có những ưu tiên riêng đối với mỗi quốc gia. Theo Chỉ thị 36 CT/TW của Bộ Chính trị, Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, một số mục tiêu cụ thể của công tác quản lý môi trường Việt Nam hiện nay là: - Khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường phát sinh trong các hoạt động sống của con người. Trong giai đoạn hiện nay, các biện pháp khắc phục và phòng chống ô nhiễm chủ yếu là: + Thực hiện nghiêm chỉnh quy định của Luật Bảo vệ môi trường về báo cáo đánh giá tác động môi trường trong việc xét duyệt cấp phép các quy hoạch, các dự án đầu tư. Nếu báo cáo đánh giá tác động môi trường không được chấp nhận thì không cho phép thực hiện các quy hoạch, các dự án này. Giáo trình Quản lý môi trường + Đối với các cơ sở kinh doanh đang hoạt động, căn cứ vào kết quả đánh giá tác động môi trường, từ đó các bộ, các ngành, các tỉnh, các thành phố tổ chức phân loại các cơ sở gây ô nhiễm và có kế hoạch xử lý phù hợp. + Trong hoạt động sản xuất kinh doanh cần ưu tiên áp dụng các công nghệ sạch, công nghệ ít phế thải, tiêu hao ít nguyên liệu và năng lượng bằng cách trang bị, đầu tư các thiết bị công nghệ mới, công nghệ tiên tiên, cải tiến và sản xuất các thiết bị tiêu hao ít năng lượng và nguyên vật liệu. + Các khu đô thị, các khu công nghiệp cần phải sớm có và thực hiện tốt phương án xử lý chất thải, ưu tiên xử lý chất thải độc hại, chất thải bệnh viện như: đốt rác thải bệnh viện ở nhiệt độ cao, xử lý nước thải bệnh viện. + Thực hiện các kế hoạch quốc gia ứng cứu sự cố dầu tràn trên biển, kế hoạch khắc phục hậu quả chất độc hóa học dùng trong chiến tranh, quản lý các hóa chất độc hại và chất thải nguy hại. - Hoàn chỉnh hệ thống văn bản luật pháp bảo vệ môi trường, ban hành các chính sách về phát triển kinh tế xã hội phải gắn với bảo vệ môi trường, nghiêm chỉnh thi hành luật bảo vệ môi trường. Để thực hiện mục tiêu trên cần quan tâm đến các biện pháp cụ thể: + Rà soát và ban hành đồng bộ các văn bản dưới luật, các quy định về luật pháp khác nhằm nâng cao hiệu lực của luật. + Ban hành các chính sách về thuế, tín dụng nhằm khuyến khích việc áp dụng các công nghệ sạch. + Thể chế hóa việc đóng góp chi phí bảo vệ môi trường: thuế môi trường, thuế tài nguyên, quỹ môi trường,… + Thể chế hóa việc phối hợp giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường: trong các kê hoạch phát triển kinh tế xã hội phải có các chỉ tiêu, biện pháp bảo vệ môi trường. Tính toán hiệu quả kinh tế, so sánh các phương án phải tính toán cả chi phí bảo vệ môi trường. - Tăng cường công tác quản lý nhà nước về môi trường từ Trung ương đến địa phương, công tác nghiên cứu, đào tạo cán bộ về môi trường: + Nâng cấp cơ quan quản lý nhà nước về môi trường đủ sức thực hiện tốt các nhiệm vụ chung của đất nước. + Xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia, vùng lãnh thổ và gắn chúng với hệ thống các trạm quan trắc môi trường toàn cầu và khu vực. Hệ thống này có chức năng phản ánh trung thực chất lượng môi trường quốc gia và các vùng lãnh thổ. + Xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu môi trường quốc gia, quy chế thu thập và trao đổi thông tin môi trường quốc gia và quốc tế. + Hình thành hệ thống cơ sở nghiên cứu và đào tạo cán bộ chuyên gia về khoa học và công nghệ môi trường đồng bộ, đáp ứng công tác bảo vệ môi trường của quốc gia và từng ngành. + Kế hoạch hóa công tác bảo vệ môi trường từ trung ương đến địa phương, các bộ, các ngành. Thí dụ: kinh phí cho công tác bảo vệ môi trường trong ngân sách nhà nước, trong các ngành. - Phát triển đất nước theo các nguyên tắc phát triển bền vững được hội nghị Rio-92 thông qua: + Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng. + Cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. + Bảo vệ sức sống và tính đa dạng của trái đất. + Giữ vững trong khả năng chịu đựng của trái đất. + Thay đổi thái độ, hành vi và xây dựng đạo đức mới vì sự phát triển bền vững. + Tạo điều kiện để cho các cộng đồng tự quản lý lấy môi trường của mình. + Tạo ra một cơ cấu quốc gia thống nhất thuận lợi cho việc phát triển bền vững. + Xây dựng khối liên minh toàn thê giới về bảo vệ và phát triển. + Xây dựng một xã hội bền vững: Xây dựng các công cụ hữu hiệu về quản lý môi trường quốc gia, các vùng lãnh thổ riêng biệt như: + Xây dựng các công cụ quản lý thích hợp cho từng ngành, từng địa phương tùy thuộc vào trình độ phát triển. + Hình thành và thực hiện đồng bộ các công cụ quản lý môi trường (luật pháp, kinh tế, kỹ thuật công nghệ, các chính sách xã hội,…). 11.3. Các nguyên tắc chủ yếu Tiêu chí chung của công tác quản lý môi trường là đảm bảo quyền được sống trong môi trường trong lành, phục vụ sự PTBV của đất nước, góp phần gìn giữ môi trường chung của loài người trên trái đất. Các nguyên tắc chủ yếu của công tác quản lý môi trường bao gồm: 11.3.1. Hướng tới sự phát triển bền vững Nguyên tắc này quyết định mục đích của việc quản lý môi trường. Để giải quyết nguyên tắc này, công tác quản lý môi trường phải tuân thủ những nguyên tắc của việc xây dựng một xã hội bền vững. Nguyên tắc này cần được thể hiện trong quá trình xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, luật pháp và chính sách nhà nước, ngành và địa phương. 11.3.2. Kết hợp các mục tiêu quốc tế - quốc gia - vùng lãnh thổ và cộng đồng dân cư trong việc quản lý môi trường Môi trường không có ranh giới không gian, do vậy sự ô nhiễm hay suy thoái thành phần môi trường ở quốc gia, vùng lãnh thổ sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tới quốc gia khác và các vùng lãnh thổ khác. Để thực hiện được nguyên tắc này, các quốc gia cần tích cực tham gia và tuân thủ các công ước, hiệp định quốc tế về môi trường, đồng thời với việc ban hành các văn bản quốc gia về luật pháp, tiêu chuẩn, quy định. Việc kết hợp các mục tiêu này được thực hiện thông qua các quy định luật pháp, các chương trình hành động, các đề tài hợp tác quốc tế và khu vực. 11.3.3. Quản lý môi trường xuất phát từ quan điểm tiếp cận hệ thống và cần được thực hiện bằng nhiều biện pháp và công cụ tổng hợp đa dạng và thích hợp Các biện pháp và công cụ quản lý môi trường rất đa dạng: luật pháp, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, khoa học, kinh tế, công nghệ, v.v.. Mỗi loại biện pháp và công cụ trên có phạm vi và hiệu quả khác nhau trong từng trường hợp cụ thể. Ví dụ, để BVMT trong nền kinh tế thị trường, công cụ kinh tế có hiệu quả tốt hơn. Trong khi đó, trong nền kinh tế kế hoạch hóa thì công cụ luật pháp và chính sách có các thế mạnh riêng. Thành phần môi trường ở các khu vực cần bảo vệ thường rất đa dạng, do vậy các biện pháp và công cụ BVMT cần đa dạng và thích hợp với từng đối tượng. 11.3.4. Phòng ngừa tai biến, suy thoái môi trường cần được ưu tiên hơn việc phải xử lý hồi phục môi trường nếu để xảy ra ô nhiễm - Phòng ngừa là biện pháp ít tốn kém hơn xử lý, nếu để xảy ra ô nhiễm. Ví dụ: phòng ngừa bướu cổ bằng biện pháp sử dụng muối iốt ít tốn kém hơn giải pháp chữa bệnh bướu cổ khi nó xảy ra với dân cư. - Ngoài ra, khi chất ô nhiễm tràn ra môi trường, chúng có thể xâm nhập vào tất cả các thành phần môi trường và lan truyền theo các chuỗi thức ăn và không gian xung quanh. Để loại trừ các ảnh hưởng của chất ô nhiễm đối với con người và sinh vật, cần phải có nhiều công sức và tiền của hơn so với việc thực hiện các biện pháp phòng tránh. 11.3.5. Người gây ô nhiễm phải trả tiền (Polluter Pays Principle - PPP) Đây là nguyên tắc quản lý môi trường do các nước OECD đưa ra. Nguyên tắc được dùng làm cơ sở xây dựng các quy định về thuế, phí, lệ phí môi trường và các quy định xử phạt hành chính đối với các vi phạm về quản lý môi trường. Dực trên nguyên tắc này, các nước đưa ra các loại thuế như thuế năng lượng, thuế cacbon, thuế SO2 ... Nguyên tắc trên cần thực hiện phối hợp với nguyên tắc người sử dụng trả tiền, với nội dung là người nào sử dụng các thành phần môi trường thì phải trả tiền cho việc sử dụng và các tác động tiêu cực đến môi trường do việc sử dụng đó gây ra. Phí rác thải, phí nước thải và các loại phí khác là các ví dụ về nguyên tắc người sử dụng phải trả tiền. 11.4. Nội dung công tác quản lý Nhà nước về môi trường của nước ta Nội dung công tác quản lý nhà nước về môi trường của Việt Nam được thể hiện trong điều 37, luật bảo vệ môi trường gồm các điểm: - Ban hành và tổ chức việc thực hiện các văn bản pháp quy về bảo vệ môi trường. - Ban hành hệ thống tiêu chuẩn môi trường - Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách bảo vệ môi trường, kế hoạch phòng chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường - Xây dựng, quản lý các công trình bảo vệ môi trường , các công trình có liên quan đến bảo vệ môi trường - Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc, định kỳ đánh giá hiện trạng môi trường , dự báo diễn biến môi trường - Thẩm định các báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án và các cơ sở sản xuất kinh doanh. - Cấp và thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường - Giám sát, thanh tra kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, giải quyết các khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về bảo vệ môi trường. - Đào tạo cán bộ về khoa học và quản lý môi trường - Đào tạo cán bộ về khoa học và quản lư môi trường - Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường - Thiết lập quan hệ quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường 12. Các công cụ quản lý môi trường Công cụ quản lý môi trường là các biện pháp hành động thực hiện công tác quản lý môi trường của nhà nước, các tổ chức khoa học và sản xuất. Mỗi một công cụ có một chức năng và phạm vi tác động nhất định, liên kết và hỗ trợ lẫn nhau. Công cụ quản lý môi trường là các biện pháp hành động nhằm thực hiện công tác quản lý môi trường của Nhà nước, các tổ chức khoa học và sản xuất. Mỗi công cụ có một chức năng và phạm vi tác động nhất định, chúng liên kết và hỗ trợ lẫn nhau. 12.1. Công cụ luật pháp và chính sách Công cụ luật pháp và chính sách hay còn gọi là các công cụ pháp lý bao gồm các văn bản về luật quốc tế, luật quốc gia, các văn bản dưới luật(pháp lệnh, nghị định, quy định tiêu chuẩn môi trường, giấy phép môi trường,...), các kế hoạch, chiến lược và chính sách môi trường quốc gia, các ngành kinh tế và các địa phương. - Luật quốc tế về môi trường là tổng thể các nguyên tắc, quy phạm quốc tế về điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia, giữa quốc gia và tổ chức quốc tế trong việc ngăn chặn, loại trừ thiệt hại gây ra cho môi trường của từng quốc gia và môi trường ngoài phạm vi sử dụng của quốc gia. Pháp luật quốc tế về bảo vệ môi trường do nhiều nước ký kết hoặc tham gia không có hiệu lực trực tiếp trên lãnh thổ quốc gia cụ thể . Muốn thi hành trên lãnh thổ quốc gia nào thì các quy phạm của luật quốc tế về bảo vệ môi trường phải được chuyển hoá thành quy phạm pháp luật quốc gia, nghĩa là Nhà nước phải phể chuẩn các văn bản này. - Luật môi trường quốc gia là tổng thể các quy phạm pháp luật , các nguyên tắc pháp lý điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình các chủ thể sử dụng hoặc tác động đến một hoặc một vài yếu tố của môi trường trên cơ sở kết hợp các phương pháp điều chỉnh khác nhau, nhằm bảo vệ một cách có hiệu quả môi trường sống của con người. Hệ thống luật bảo vệ môi trường của một quốc gia thường gồm luật chung và luật sử dụng hợp lý các thành phần môi trường hoặc bảo vệ môi trường cụ thể ở một địa phương hoặc một ngành. Ở Việt Nam Luật Bảo vệ Môi trường được Quốc hội thông qua ngày 27/12/1993 là văn bản quan trọng nhất về bảo vệ môi trường. Chính phủ cũng đã ban hành Nghị đinh 175/ CP ngày 18/10/1994 về hướng dẫn thi hành luật Bảo vệ Môi trường và nghị đinh 26/ CP ngày 26/04/1996 về xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường. Ngoài ra còn có các văn bản pháp luật khác gọi là luật về các thành phần môi trường như Luật Khoáng sản, Luật Dầu khí, Luật Phát triển và bảo vệ rừng… - Quy đinh là những văn bản dưới luật nhằm cụ thể hoá hoặc hướng dẫn thực hiện các nội dung của luật. Quy định có thể do chính phủ trung ương hay địa phương, do cơ quan hành pháp hay lập pháp ban hành. - Quy chế là các quy định về chế độ Công cụ pháp luật và chính sách là các công cụ quản lý trực tiếp, còn gọi là công cụ mệnh lệnh và kiểm soát. Đây là loại công cụ được sử dụng phổ biến từ lâu ở nhiều quốc gia trên thế giới và là công cụ được nhiều nhà quản lý hành chính ủng hộ. Giám sát và cưỡng chế là hai yếu tố quan trọng của công cụ này. Ưu điểm của công cụ này là bình đẳng đối với mọi người gây ô nhiễm và sử dụng tài nguyên môi trường, có khả năng quản lý chặt chẽ các loại chất thải độc hại và các tài nguyên quý hiếm thông qua các quy định mang tính cưỡng chế cao trong thực hiện. Hạn chế của công cụ này là đòi hỏi phải có nguồn nhân lực và tài chính lớn để có thể giám sát được mọi khu vực, mọi hoạt động nhằm xác định khu vực bị ô nhiễm và các đối tượng gây ô nhiễm. 12.2. Công cụ kinh tế Công cụ kinh tế hay còn gọi là công cụ dựa vào thị trường là các công cụ chính sách được sử dụng nhằm tác động tới chi phí và lợi ích trong hoạt động của các cá nhân và tổ chức kinh tế để tạo ra các tác động ảnh hưởng đến hành vi của các tác nhân kinh tế theo hướng có lợi cho môi trường. Các công cụ kinh tế chủ yếu như: - Thuế tài nguyên Là một khoản thu của ngân sách Nhà nước đối với các doanh nghiệp về việc sử dụng các dạng tài nguyên thiên nhiên trong quá trình sản xuất. Mục đích của thuế tài nguyên là: + Hạn chế các nhu cầu không cấp thiết trong sử dụng tài nguyên + Hạn chế các tổn thất tài nguyên trong quá trình khai thác và sử dụng + Tạo nguồn thu cho ngân sách và điều hoà quyền lợi của các tầng lớp dân cư về việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Ví dụ: thuế sử dụng đất, thuế sử dụng nước, thuế khai thác tài nguyên khoáng sản… - Thuế/ phí môi trường Được áp dụng dưới nhiều dạng khác nhau tuỳ thuộc vào mục tiêu và đối tượng ô nhiễm gồm: + Thuế/ phí đánh vào nguồn gây ô nhiễm là loại thuế/ phí đánh vào đánh vào các chất gây ô nhiễm được thải vào môi trường nước (kim loại nặng,..), khí quyển (CFCs,…), đất, không khí,…. Được xác định trên cơ sở khối lượng và hàm lượng các chất gây ô nhiễm. + Thuế/ Phí đánh vào sản phẩm gây ô nhiễm được áp dụng đối với những loại sản phẩm gây tác hại tới môi trường một khi chúng được sử dụng trong các quá trình sản xuất, tiêu dùng hay huỷ bỏ chúng. + Phí đánh vào người sử dụng là tiền phải trả do được sử dụng các hệ thống dịch vụ công cộng xử lý và cải thiện chất lượng môi trường như: phí vệ sinh môi trường, phí thu gom và xử lý rác thải, nước thải, … - Giấy phép môi trường (quota): thường được áp dụng cho các tài nguyên môi trường khó có thể quy định quyền sở hữu và vì thế thường bị sử dụng bừa bãi như không khí, đại dương… - Hệ thống đặt cọc, hoàn trả: được sử dụng trong hoạt động bảo vệ môi trường bằng cách quy định các đối tượng tiêu dùng sản phẩm có khả năng gây ô nhiễm môi trường phải trả thêm một khoản tiền (đặt cọc) khi mua hàng, nhằm bảo đảm cam kết sau khi tiêu dùng sẽ đem sản phẩm đó hoặc phần còn lại của sản phẩm đó trả lại cho các đơn vị thu gom phế thải hoặc tới những điểm đã quy định để tái chế, tái sử dụng hoặc tiêu huỷ theo cách an toàn đối với môi trường. Nếu thực hiện đúng, người tiêu dùng sẽ được nhận lại khoản đã đặt cọc do các tổ chức thu gom hoàn trả lại. 12.3. Công cụ kỹ thuật quản lý môi trường Các công cụ kỹ thuật quản lý môi trường bao gồm các đánh giá môi trường, kiểm toán môi trường, hệ thống quan trắc môi trường, xử lý chất thải, tái chế và tái sử dụng chất thải. Thông qua việc thực hiện các công cụ kỹ thuật, các cơ quan chức năng có thể có các thông tin đầy đủ, chính xác về hiện trạng và diễn biến chất lượng môi trường. Đồng thời có những giải pháp, biện pháp phù hợp để hạn chế và xử lý những tác động tiêu cực đối với môi trường. 12.4. Công cụ giáo dục và truyền thông môi trường - Giáo dục môi trường là một quá trình thông qua các hoạt động giáo dục chính quy và không chính quy nhằm giúp con người có được sự hiểu biết, kỹ năng và giá trị, tạo điều kiện cho họ tham gia vào phát triển một xã hội bền vững về sinh thái. - Truyền thông môi trường là một quá trình tương tác xã hôi hai chiều nhằm giúp cho những người liên quan hiểu được các yếu tố môi trường then chốt, mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng và cách tác động vào các vấn đề có liên quan một cách thích hợp để giải quyết các vấn đề môi trường. [...]... kỳ dao động của khí hậu Thuyết biến đổi cho rằng trong thời đại lịch sử có biến đổi khí hẫu rõ rệt Thuyết này có 2 trường phái khác nhau là biến đổi trực tiến và biến đổi mạch động Những người theo phái Biến đổi mạch động cho rằng, trong thời đại lịch sử khí hậu có biến đổi dạng song luân chuyển, từ khí hậu ẩm, lạnh biến thành khí hậu khô, ấm, hoặc từ khí hậu khô, ấm biến thành khí hậu ẩm, lạnh Trong... phó với biến đổi khí hậu là các hoạt động của con người nhằm thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu Thích ứng với biến đổi khí hậu là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con người đối với hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn thương do dao động và biến đối khí hậu hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng các cơ hội do nó mang lại Giảm nhẹ biến đổi khí hậu là các hoạt động... bình của khí hậu trên quy mô thời gian, không gian đủ dài so với hiện tượng thời tiết riêng lẻ Ví dụ về dao động khí hậu như hạn hán, lũ lụt kéo dài và các điều kiện khác do chu kỳ El Nino và La Nina gây ra Biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và/ hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn Biến đổi khí hậu có... khí hậu đề cập đến bất cứ biến đổi nào theo thời gian, có hay không theo sự biến đổi của tự nhiên do hệ quả các hoạt động của con người (Ủy ban liên chính phủ về BĐKH) Biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn Biến đổi khí hậu có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong... thành nên khí hậu trong thời kỳ hiện đại Như vậy, thời tiết là một thuật ngữ được sử dụng để miêu tả điều kiện khí quyển theo nhiệt độ không khí, áp suất không khí, độ ẩm, tốc độ gió và lượng mưa tại một không gian và thời gian cụ thể Trung bình của thời tiết trong một khoảng thời gian dài được gọi là khí hậu 3.1.2 Khái niệm về biến đổi khí hậu Biến đổi khí hậu: là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so... hoặc cường độ phát thải khí nhà kính Kịch bản biến đổi khí hậu là giả định có cơ sở khoa học và tính tin cậy về sự tiến triển trong tương lai của các mối quan hệ giữa KT-XH, GDP, phát thải khí nhà kính, biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng Lưu ý rằng, kịch bản biến đổi khí hậu khác với dự báo thời tiết và dự báo khí hậu là nó đưa ra quan điểm về mối ràng buộc giữa phát triển và hành động Nước biển... thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu và nó được thêm vào sự biến đổi khí hậu tự nhiên quan sát được trong các thời kỳ có thể so sánh được (Công ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH) Biến đổi khí hậu: đề cập đến sự thay đổi về trạng thái của khí hậu mà có thể xác định được (ví dụ như sử dụng các phương pháp thống kê) diễn ra trong một thời kỳ dài, thường là một thập kỷ hoặc lâu hơn Biến đổi khí hậu. .. xuất • Điểm 5: Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và suy giảm tài nguyên ở mức độ rất ít, hầu nhu không đáng kể và thường rất khó nhận biết trong thực tế sản xuất và đời sống 3 Biến đổi khí hậu 3.1 Khái niệm về khí hậu và biến đổi khí hậu 3.1.1 Khái niệm về khí hậu Thời tiết là trạng thái hàng ngày của khí quyển được đặc trưng bởi một tập hợp các yếu tố khí tượng (nhiệt độ, ẩm độ, áp suất, tốc độ... trung bình và/ hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn Biến đổi khí hậu có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất (CTMTQG về Ứng phó với BĐKH) Biến đổi khí hậu: là sự biến đổi của trạng thái khí hậu do các... các loại khí nhà kính 3.4 Biểu hiện của biến đổi khí hậu 3.4.1 Biểu hiện chung của biến đổi khí hậu - - Sự nóng lên của khí quyển và trái đất nói chung Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con người và các sinh vật trên trái đất Sự dâng cao mực nước biển do tan băng dẫn tới sự ngập úng của các vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển Sự di chuyển các đới khí hậu tồn ... lợi biến đổi khí hậu Ứng phó với biến đổi khí hậu hoạt động người nhằm thích ứng giảm nhẹ biến đổi khí hậu Thích ứng với biến đổi khí hậu điều chỉnh hệ thống tự nhiên người hoàn cảnh môi trường. .. El Nino La Nina gây Biến đổi khí hậu biến đổi trạng thái khí hậu so với trung bình và/ hoặc dao động khí hậu trì khoảng thời gian dài, thường vài thập kỷ dài Biến đổi khí hậu trình tự nhiên bên... thập kỷ lâu Biến đổi khí hậu đề cập đến biến đổi theo thời gian, có hay không theo biến đổi tự nhiên hệ hoạt động người (Ủy ban liên phủ BĐKH) Biến đổi khí hậu biến đổi trạng thái khí hậu so với

Ngày đăng: 02/10/2015, 13:28

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

  • TRƯỜNG CAO ĐẲNG LƯƠNG THỰC - THỰC PHẨM

  • 1. Môi trường

    • 1.1. Định nghĩa môi trường

    • 1.2. Phân loại môi trường

      • 1.2.1. Phân loại theo chức năng

      • 1.2.2. Phân loại theo sự sống

      • 1.2.3. Phân loại theo thành phần tự nhiên

      • 1.2.4. Phân loại theo vị trí địa lý

      • 1.2.5. Phân loại theo khu vực dân cư sinh sống

      • 1.3. Các chức năng cơ bản của môi trường

        • 1.3.1. Môi trường là không gian sinh sống cho con người và thế giới sinh vật

        • 1.3.2. Môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người.

        • 1.3.3. Giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật.

        • 1.3.4. Môi trường có chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.

        • 1.4. Các thành phần cơ bản của môi trường

        • 1.5. An ninh và an toàn môi trường

          • 1.5.1. Khái niệm:

          • 1.5.2. Đặc điểm an ninh môi trường:

          • 1.5.3. Tác nhân gây hại an ninh môi trường

          • 2. Tài nguyên

            • 2.1. Khái niệm

              • 2.1.1. Phân loại tài nguyên

              • 2.1.2. Tài nguyên rừng

              • 2.1.3. Tài nguyên sinh học

              • 2.1.4. Tài nguyên đất

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan