Bài làm Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, Tấm Cám có thể xem là truyện cổ tích thần kì điển hình nhất với đầy đủ những đặc điểm thi pháp của thể loại cũng như ý nghĩa sâu sắc và sức sống lâu bền trong nhân dân. Truyện kể về cuộc đời và số phận của Tấm, một cô gái xinh đẹp, dịu hiền, nết na nhưng gặp nhiều bất hạnh. Tấm mồ côi mẹ và sau đó là cha ngay từ khi còn rất bé. Tấm phải sống với dì ghẻ hết sức cay nghiệt và Cám - đứa em cùng cha khác mẹ vốn rất xấu tính, xấu nết. Tấm không chỉ phải vất vả làm lụng mà còn bị mẹ con Cám hành hạ, đoạ đầy. Mẹ con Cám từng lập mưu lấy đi phần thưởng là chiếc yếm đó của Tấm, ăn thịt cá Bống của Tấm. Mụ dì ghẻ còn ác độc bắt Tấm nhặt riêng thóc và gạo để không cho Tấm đi hội. Nhưng mỗi lần như vậy Tấm đều được Bụt hiện lên giúp đỡ và cuối cùng trở thành hoàng hậu. Nhưng sự hãm hại của hai mẹ con Cám chưa phải đến đó đã hết. Nhân lần Tấm về làm giỗ bố, mẹ con Cám lừa giết chết Tấm rồi đưa Cám vào cung. Tấm không chết hẳn mà biến hoá qua nhiều dạng: vàng anh -> xoan đào -> khung cửi -> quả thị, cuối cùng Tấm trở lại thành người, được vua nhận ra qua miếng trầu têm cánh phượng. Tấm trở về cung lừa dội nước sôi cho Cám chết. Ít lâu sau mụ dì ghẻ cũng chết theo. Truyện Tấm Cám trước hết phản ánh mâu thuẫn và xung đột trong gia đình phụ quyền thời cổ. Đó là mâu thuẫn mẹ ghẻ - con chồng. Nhưng bao quát hơn là xung đột giữa cái Thiện và cái ác mà kết cục bao giờ cái Thiện thắng cái ác dù phải trải qua nhiều gian khổ, khó khăn, nhiều thử thách bằng cái chết. Điều đó phản ánh ước mơ cháy bỏng của nhân dân lao động về một tương lai tươi đẹp cho những con người nghèo khổ bất hạnh. Nói cách khác, đó chính là triết lí dân gian: "ở hiền gặp lành", "ác giả ác báo", "thiện giả thiện báo", là ước mơ công lý nhân dân. Trong truyện Tấm Cám, vai trò của các yếu tố thần kỳ (Bụt, con gà, đàn sẻ, sự biến hoá của Tấm...) là rất quan trọng. Nó chính là phương tiện để thực hiện ước mơ đổi đời mà nhân dân gửi gắm trong đó. Tuy nhiên, ở mỗi chặng đời, yếu tố thần kì có những vai trò khác nhau. Nếu ở phần đầu, khi Tấm còn thiếu nữ, Bụt trực tiếp giúp đỡ mỗi khi khó khăn thì đến phần sau, tấm đã trưởng thành (làm hoàng hậu) ta không còn thấy Bụt xuất hiện. Sự biến hoá của Tấm như là minh chứng cho sự chủ động, sự lớn lên, cho sức mạnh của khát vọng sống trong Tấm, trong nhân dân. Đó cũng chính là cái nhìn hết sức lạc quan của nhân dân lao động trước thực tại đầy đau khổ bất công. Tấm Cám là truyện cổ tích thần kì tiêu biểu, mang ý nghĩa xã hội sâu sắc thể hiện bằng những biện pháp nghệ thuật độc đáo. Chính vì vậy, nó có một sức hấp dẫn đặc biệt và trường tồn trong cuộc sống người Việt.
Trang 1Bài làm
Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, Tấm Cám có thể xem là truyện cổ tích thần kì điển hình nhất với đầy đủ những đặc điểm thi pháp của thể loại cũng như ý nghĩa sâu sắc và sức sống lâu bền trong nhân dân
Truyện kể về cuộc đời và số phận của Tấm, một cô gái xinh đẹp, dịu hiền, nết na nhưng gặp nhiều bất hạnh Tấm mồ côi mẹ và sau đó là cha ngay từ khi còn rất bé Tấm phải sống với dì ghẻ hết sức cay nghiệt và Cám ư đứa em cùng cha khác mẹ vốn rất xấu tính, xấu nết Tấm không chỉ phải vất vả làm lụng mà còn bị mẹ con Cám hành hạ, đoạ đầy Mẹ con Cám từng lập mưu lấy đi phần thưởng là chiếc yếm
đó của Tấm,
ăn thịt cá Bống của Tấm Mụ dì ghẻ còn ác độc bắt Tấm nhặt riêng thóc và gạo để không cho Tấm đi hội Nhưng mỗi lần như vậy Tấm đều được Bụt hiện lên giúp đỡ và cuối cùng trở thành hoàng hậu Nhưng sự hóm hại của hai mẹ con Cám chưa phải đến đó đó hết Nhân lần Tấm về làm giỗ bố, mẹ con Cám
lừa giết chết Tấm rồi đưa Cám vào cung Tấm không chết hẳn mà biến hoá qua nhiều dạng: vàng anh ư> xoan đào ư> khung cửi ư> quả thị, cuối cùng Tấm trở lại thành người, được vua nhận ra qua miếng trầu têm cánh phượng Tấm trở về cung lừa dội nước sôi cho Cám chết ít lâu sau mụ dì ghẻ cũng chết theo
Truyện Tấm Cám trước hết phản ánh mâu thuẫn và xung đột trong gia đình phụ quyền thời cổ Đó là mâu thuẫn mẹ ghẻ ư con chồng Nhưng bao quát hơn là xung đột giữa cái Thiện và cái ác mà kết cục bao giờ cái Thiện thắng cái ác dù phải trải qua nhiều gian khổ, khó khăn, nhiều thử thách bằng cái chết Điều đó phản ánh ước mơ cháy bỏng của nhân dân lao động về một tương lai tươi đẹp cho những con người nghèo khổ bất hạnh Nói cách khác, đó chính là triết lí dân gian: "ở hiền gặp lành", "ác
giả ác báo", "thiện giả thiện báo", là ước mơ công lý nhân dân
Trong truyện Tấm Cám, vai trò của các yếu tố thần kỳ (Bụt, con gà, đàn sẻ, sự biến hoá của Tấm )
là rất quan trọng Nó chính là phương tiện để thực hiện ước mơ
đổi đời mà nhân dân gửi gắm trong đó Tuy nhiên, ở mỗi chặng đời, yếu tố thần kì có
những vai trò khác nhau Nếu ở phần đầu, khi Tấm còn thiếu nữ, Bụt trực tiếp giúp đỡ mỗi khi khó khăn thì đến phần sau, tấm đó trưởng thành (làm hoàng hậu) ta không còn thấy Bụt xuất hiện Sự
biến hoá của Tấm như là minh chứng cho sự chủ động, sự lớn
lên, cho sức mạnh của khát vọng sống trong Tấm, trong nhân dân Đó cũng chính là
cái nhìn hết sức lạc quan của nhân dân lao động trước thực tại đầy đau khổ bất công
Tấm Cám là truyện cổ tích thần kì tiêu biểu, mang ý nghĩa xó hội sâu sắc thể hiện bằng những biện pháp nghệ thuật độc đáo Chính vì vậy, nó có một sức hấp dẫn đặc biệt và trường tồn trong cuộc sống người Việt