1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Soạn bài: Hội thoại ( Tiếp theo)

3 815 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 11,01 KB

Nội dung

HỘI THOẠI (Tiếp theo) I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 3. Lượt lời trong hội thoại a) Đọc lại đoạn miêu tả cuộc trò chuyện giữa nhân vật chú bé Hồng với người cô (SGK tr 92 – 93) và trả lời các câu hỏi sau: - Trong cuộc thoại đó, mỗi nhân vật nói bao nhiêu lượt lời? - Bao nhiêu lần lẽ ra Hồng được nói nhưng Hồng không nó? Sự im lặng thể hiện thái độ của Hồng đối với những lời nói của người cô như thế nào? - Vì sao Hồng không cắt lời người cô khi bà nói những điều Hồng không muốn nghe? Gợi ý: - Dùng cách đếm để tự kiểm tra số lượt lời của chú bé Hồng (2 lần) và người cô (6 lần). - Trong đoạn thoại, chú bé Hồng đáng lẽ được nói thêm hai lần nhưng cậu im lạn không nói. Sự im lặng của chú bé Hồng thể hiện thái độ rất bất bình của cậu đối với người cô. - Hồng không cắt lời cô khi bà nói những điều mà cậu không muốn nghe vì cậu ý thức được vai nói của mình (vai dưới, không được xúc phạm hay thốt ra những lời bất kính với người trên). b) Trong hội thoại, người có hành động ngôn ngữ hướng vào  người tiếp nhận và người tiếp nhận có hành động đáp lại. Sự thay đổi luân phiên đó gọi là lượt lời. Ví dụ: Ông lão gọi cá vàng. Con cá bơi lên hỏi: -Ông lão ơi! Ông cần gì thế? (1) Ông lão chào con cá và trả lời: - Giúp tôi với, cá ơi! Mụ vợ tôi lại phát khùng lên, nó chẳng để cho tôi yên chút nào. Bây giờ nó không muốn làm nông dân nữa mà muốn làm một bà nhất phẩm phu nhân (2). Con cá vàng lại trả lời: - Ông lão ơi! Đừng lo lắng quá. Trời sẽ phù hộ cho ông lão (3). Sự trao đáp giữa (1) (2) (3) trong đoạn đối thoại trên chính là lượt lời. Vậy lượt lời là mỗi lần trao đổi hoặc một lần đáp giữa  những người tham gia đối thoại. 4. Việc sử dụng trong lượt lời Trong hội thoại, việc sử dụng lượt lời thể hiện vốn văn hóa, trình độ hiểu biết của người giao tiếp. Nếu những người tham gia hội thoại càng hiểu nhau thì hiệu quả giao tiếp càng cao. Người đối thoại cần phải tôn trọng lượt lời của mình tránh nói tranh lượt lời của người khác dẫn đến tình trạng người nào cũng muốn nói, không ai muốn nghe. Có nhiều trường hợp, người tham gia hội thoại có quyền biểu thị thái độ im lặng mà không cần tiếp lời. Qua sự im lặng đó, người đối thoại vẫn có thể hiểu mình muốn thể hiện điều gì. II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG 1. Qua cách miêu tả cuộc thoại giữa các nhân vật cai lệ, người nhà lí trưởng, chị Dậu và anh Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ (Ngữ văn 8, tập 1, tr.28), em thấy tính cách của mỗi nhân vật được thể hiện như thế nào? Gợi ý: - Trong cuộc thoại, người nói nhiều nhất là cai lệ và chị Dậu; người nhà lí trưởng nói ít hơn; anh Dậu chỉ nói với chị Dậu sau khi cuộc xung đột giữa vợ anh và bọn cai lệ đã kết thúc. - Trong cuộc thoại này, nhân vật cai lệ có lần đã cắt lời người khác trong khi giao tiếp. - Xét về vai xã hội: Chị Dậu từ vai dưới (xưng cháu, gọi cai lệ là ông) chuyển lên vai ngang bằng, có ý kháng cự (xưng tao, gọi cai lệ là mày); giọng cai lệ hống hách, cửa quyền (vai của những kẻ nha dịch trong làng xã ngày xưa); giọng của người nhà lí trưởng có vẻ nhẹ nhàng, dè dặt hơn. Cách xưng hô của các nhân vật cũng thể hiện rất rõ tính cách của các nhân vật: chị Dậu đảm đang, mạnh mẽ; cai lệ hung hăng, ngạo mạn khinh người,… 2. Đọc đoạn trích (trích trong truyện Tắt đèn của Ngô Tất Tố) và trả lời câu hỏi: a) Sự chủ động tham gia cuộc thoại của chị Dậu với cái Tí phát triển ngược chiều nhau như thế nào? b) Tác giả miêu tả diễn biến cuộc thoại như thế có hượp với tâm lí nhân vật không? Vì sao? c) Việc tác giả tô đậm sự hồn nhiên và hiếu thảo của cái Tí qua phần đầu cuộc thoại làm tăng kịch tính của câu chuyện như thế nào? Gợi ý: a)  Trong đoạn thoại, lúc đầu, Cái Tí nói rất nhiều (bằng giọng hồn nhiên) còn chị Dậu chỉ im lặng. Nhưng sau đó, cái Tí nói ít hẳn đi, ngược lại chị Dậu lại nói nhiều hơn. b) Cách miêu tả của nhà văn như vậy là rất phù hợp với sự phát triển tính cách của các nhân vật: Cái Tí, khi chưa biết mình bị bán, nó nói chuyện rất hồn nhiên, vô tư nhưng sau đó, khi biết mình bị bán, nó sợ hãi đau buồn và nói ít hẳn đi. Trong khi đó, lúc đầu, chị Dậu vì bị buộc phải bán con lại sắp phải thông báo tin dữ cho con nên chịu chỉ im lặng, lúc sau khi đã nói ra sự thật, chị phải nói nhiều để vừa an ủi, vừa thuyết phục hai đứa con nghe theo lời mình. c) Việc tô đâm sự hồn nhiên và hiếu thảo của cái Tí khiến cho bi kịch của câu chuyện nhà chị Dậu càng tăng thêm: chị Dậu thì càng xót xa hơn khi phải bán đi đứa con vừa đảm đang lại vừa ngoan ngoãn. Trong khi đó, nỗi bất hạnh dồn xuống đầu cái Tí và sự tuyệt vọng của nó như càng nặng nề thêm. 3. Dựa vào những điều đã biết về truyện Bức tranh của em gái tôi (Ngữ văn 6, tập 2, tr 30) và vào đoạn trích dưới đây, hãy cho biết sự im lặng của nhân vật “tôi” biểu thị điều gì?  Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như toả ra một thứ ánh sáng rất lạ […]. Mẹ hồi hộp thì thầm vào tai tôi: - Con có nhận ra con không? Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi”. Vậy mà dưới mắt tôi thì… - Con đã nhận ra con chưa? – Mẹ vẫn hồi hộp. Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá. Bởi vì nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng: “ Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy”. (Tạ Duy Anh, Bức tranh của em gái tôi) Gợi ý: Nhân vật “tôi” im lặng vì cậu ta vừa ngạc nhiên, vừa hãnh diện vì cách ứng xử của cô em gái nhưng cũng lại vừa xấu hổ vì sự không phải của mình trước đây. 4 *. Tục ngữ phương Tây có câu: Im lặng là vàng. Nhưng nhà thơ Tố Hữu lại viết: Khóc là nhục. Rên, hèn. Van, yếu đuối Và dại khờ là những lũ người câm Trên đường đi như  những bóng thầm Nhận đau khổ mà gởi vào im lặng. (Liên hiệp lại) Theo em, mỗi nhận xét trên đúng trong những trường hợp nào? Gợi ý: Cả hai nhận xét trên đều đúng nhưng mỗi nhận xét đúng trong một hoàn cảnh khác nhau. Câu: Im lặng là vàng đúng trong trường hợp cần giữ bí mật, im lặng để tôn trọng người khác khi họ nói,… Cò sự im lặng trước những sai trái, bất công (theo lời thơ của Tố Hữu) thì đó là sự im lặng dại khờ, hèn nhát.

Trang 1

I KIẾN THỨC CƠ BẢN\r\n\r\n3 Lượt lời trong hội thoại\r\n\r\ na) Đọc lại đoạn miêu tả cuộc trò chuyện giữa nhân vật chú bé Hồng với người cô (SGK tr 92 – 93) và trả lời các câu hỏi sau:

Trong cuộc thoại đó, mỗi nhân vật nói bao nhiêu lượt lời?

- Bao nhiêu lần lẽ ra Hồng được nói nhưng Hồng không nó? Sự im lặng thể hiện thái độ của Hồng đối với những lời nói của người cô như thế nào?

- Vì sao Hồng không cắt lời người cô khi bà nói những điều Hồng không muốn nghe?

Gợi ý:

- Dùng cách đếm để tự kiểm tra số lượt lời của chú bé Hồng (2 lần) và người cô (6 lần)

- Trong đoạn thoại, chú bé Hồng đáng lẽ được nói thêm hai lần nhưng cậu im lạn không nói Sự im lặng của chú bé Hồng thể hiện thái độ rất bất bình của cậu đối với người cô

- Hồng không cắt lời cô khi bà nói những điều mà cậu không muốn nghe vì cậu ý thức được vai nói của mình (vai dưới, không được xúc phạm hay thốt ra những lời bất kính với người trên)

b) Trong hội thoại, người có hành động ngôn ngữ hướng vào người tiếp nhận và người tiếp nhận có

hành động đáp lại Sự thay đổi luân phiên đó gọi là lượt lời.

Ví dụ:

Ông lão gọi cá vàng Con cá bơi lên hỏi:

-Ông lão ơi! Ông cần gì thế? (1)

Ông lão chào con cá và trả lời:

- Giúp tôi với, cá ơi! Mụ vợ tôi lại phát khùng lên, nó chẳng để cho tôi yên chút nào Bây giờ nó không muốn làm nông dân nữa mà muốn làm một bà nhất phẩm phu nhân (2)

Con cá vàng lại trả lời:

- Ông lão ơi! Đừng lo lắng quá Trời sẽ phù hộ cho ông lão (3)

Sự trao đáp giữa (1) (2) (3) trong đoạn đối thoại trên chính là lượt lời

Vậy lượt lời là mỗi lần trao đổi hoặc một lần đáp giữa những người tham gia đối thoại

4 Việc sử dụng trong lượt lời

Trong hội thoại, việc sử dụng lượt lời thể hiện vốn văn hóa, trình độ hiểu biết của người giao tiếp Nếu những người tham gia hội thoại càng hiểu nhau thì hiệu quả giao tiếp càng cao Người đối thoại cần phải tôn trọng lượt lời của mình tránh nói tranh lượt lời của người khác dẫn đến tình trạng người nào cũng muốn nói, không ai muốn nghe

Có nhiều trường hợp, người tham gia hội thoại có quyền biểu thị thái độ im lặng mà không cần tiếp lời Qua sự im lặng đó, người đối thoại vẫn có thể hiểu mình muốn thể hiện điều gì

II RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

Trang 2

1 Qua cách miêu tả cuộc thoại giữa các nhân vật cai lệ, người nhà lí trưởng, chị Dậu và anh Dậu trong

đoạn trích Tức nước vỡ bờ (Ngữ văn 8, tập 1, tr.28), em thấy tính cách của mỗi nhân vật được thể hiện

như thế nào?

Gợi ý:

- Trong cuộc thoại, người nói nhiều nhất là cai lệ và chị Dậu; người nhà lí trưởng nói ít hơn; anh Dậu chỉ nói với chị Dậu sau khi cuộc xung đột giữa vợ anh và bọn cai lệ đã kết thúc

- Trong cuộc thoại này, nhân vật cai lệ có lần đã cắt lời người khác trong khi giao tiếp

- Xét về vai xã hội: Chị Dậu từ vai dưới (xưng cháu, gọi cai lệ là ông) chuyển lên vai ngang bằng, có ý kháng cự (xưng tao, gọi cai lệ là mày); giọng cai lệ hống hách, cửa quyền (vai của những kẻ nha dịch

trong làng xã ngày xưa); giọng của người nhà lí trưởng có vẻ nhẹ nhàng, dè dặt hơn

Cách xưng hô của các nhân vật cũng thể hiện rất rõ tính cách của các nhân vật: chị Dậu đảm đang, mạnh mẽ; cai lệ hung hăng, ngạo mạn khinh người,…

2 Đọc đoạn trích (trích trong truyện Tắt đèn của Ngô Tất Tố) và trả lời câu hỏi:

a) Sự chủ động tham gia cuộc thoại của chị Dậu với cái Tí phát triển ngược chiều nhau như thế nào? b) Tác giả miêu tả diễn biến cuộc thoại như thế có hượp với tâm lí nhân vật không? Vì sao?

c) Việc tác giả tô đậm sự hồn nhiên và hiếu thảo của cái Tí qua phần đầu cuộc thoại làm tăng kịch tính của câu chuyện như thế nào?

Gợi ý:

a) Trong đoạn thoại, lúc đầu, Cái Tí nói rất nhiều (bằng giọng hồn nhiên) còn chị Dậu chỉ im lặng Nhưng sau đó, cái Tí nói ít hẳn đi, ngược lại chị Dậu lại nói nhiều hơn

b) Cách miêu tả của nhà văn như vậy là rất phù hợp với sự phát triển tính cách của các nhân vật: Cái Tí, khi chưa biết mình bị bán, nó nói chuyện rất hồn nhiên, vô tư nhưng sau đó, khi biết mình bị bán, nó sợ hãi đau buồn và nói ít hẳn đi Trong khi đó, lúc đầu, chị Dậu vì bị buộc phải bán con lại sắp phải thông báo tin dữ cho con nên chịu chỉ im lặng, lúc sau khi đã nói ra sự thật, chị phải nói nhiều để vừa an ủi, vừa thuyết phục hai đứa con nghe theo lời mình

c) Việc tô đâm sự hồn nhiên và hiếu thảo của cái Tí khiến cho bi kịch của câu chuyện nhà chị Dậu càng tăng thêm: chị Dậu thì càng xót xa hơn khi phải bán đi đứa con vừa đảm đang lại vừa ngoan ngoãn Trong khi đó, nỗi bất hạnh dồn xuống đầu cái Tí và sự tuyệt vọng của nó như càng nặng nề thêm

3 Dựa vào những điều đã biết về truyện Bức tranh của em gái tôi (Ngữ văn 6, tập 2, tr 30) và vào đoạn

trích dưới đây, hãy cho biết sự im lặng của nhân vật “tôi” biểu thị điều gì?

Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh Mặt chú bé như toả ra một thứ ánh sáng rất lạ […] Mẹ hồi hộp thì thầm vào tai tôi:

- Con có nhận ra con không?

Tôi giật sững người Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi” Vậy mà dưới mắt tôi thì…

- Con đã nhận ra con chưa? – Mẹ vẫn hồi hộp.

Trang 3

Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá Bởi vì nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng: “ Không phải con đâu Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy”.

(Tạ Duy Anh, Bức tranh của em gái tôi)

Gợi ý:

Nhân vật “tôi” im lặng vì cậu ta vừa ngạc nhiên, vừa hãnh diện vì cách ứng xử của cô em gái nhưng cũng lại vừa xấu hổ vì sự không phải của mình trước đây

4 * Tục ngữ phương Tây có câu: Im lặng là vàng Nhưng nhà thơ Tố Hữu lại viết:

Khóc là nhục Rên, hèn Van, yếu đuối

Và dại khờ là những lũ người câm

Trên đường đi như những bóng thầm

Nhận đau khổ mà gởi vào im lặng.

(Liên hiệp lại)

Theo em, mỗi nhận xét trên đúng trong những trường hợp nào?

Gợi ý:

Cả hai nhận xét trên đều đúng nhưng mỗi nhận xét đúng trong một hoàn cảnh khác nhau Câu: Im lặng là

vàng đúng trong trường hợp cần giữ bí mật, im lặng để tôn trọng người khác khi họ nói,… Cò sự im lặng

trước những sai trái, bất công (theo lời thơ của Tố Hữu) thì đó là sự im lặng dại khờ, hèn nhát

loigiaihay.com

Ngày đăng: 01/10/2015, 19:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w