1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Định dạng mô hình tăng trưởng ở đông bắc á sau khủng hoảng 2007 2009

11 672 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 261,65 KB

Nội dung

... vi vó cho rng, nu i chiu thc tin (2007- 2009) * Trung quc phn i hỡnh thc bo h mu dch Theo Thi bỏo kinh t Vit Nam, Bỏo in t s ngy 28/6/2010 Nghiên cứu đông bắc á, số 8(114) 8-2010 Nghiên cứu khoa... t APEC nht trớ ti Singapore ngy 12-11 -2009 Ngun: Bỏo quc t in t, APEC cam kt chng ch ngha bo h mu dch; Th sỏu, 13/11 /2009 | 01:11GMT+7 Nghiên cứu đông bắc á, số 8(114) 8-2010 Cú th núi, vic cng... Nghiên cứu đông bắc á, số 8(114) 8-2010 Nghiên cứu khoa học Koji cho rng, Nht Bn l nc rt coi trng th trng ni a, nhng cng cn thỳc y hn na to u hiu qu cho nn kinh t ễng Koji d bỏo rng vo khong sau nm

Nghiªn cøu khoa häc ®Þnh d¹ng m« h×nh t¨ng tr-ëng ë ®«ng b¾c ¸ sau khñng ho¶ng 2007-2009 Ph¹m quý long* ó một thực tế là từ câu chuyện giải quyết bài toán tăng trưởng kinh tế ở khu vực Đông Bắc á trong vòng gần 1 thập kỷ qua đã để lại nhiều điều gây tranh luận cho giới nghiên cứu kinh tế về việc có cần hay không cần phải định dạng lại mô hình phát triển của nó trong thời gian tới. Chính vì thế, khi khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu đã qua đi, kinh tế thế giới bắt đầu hồi phục thì người ta bắt đầu trở lại câu hỏi rằng trong thập kỷ tới khu vực Đông bắc á sẽ làm gì để định dạng lại mô hình phát triển của mình? Đông Bắc á hoặc lựa chọn theo hướng nội nhu? hoặc vẫn phát huy khai thác mô hình định hương xuất khẩu theo kiểu truyền thống của Đông á trước đây trong thập kỷ 60,70,80.. của thế kỷ XX, lấy nhu cầu thị trường thế giới là trọng tâm của động lực tăng trưởng; hay cần có sự đan xen mô hình mới nào đó? Để trả lời câu hỏi này, tác giả bài viết cố gắng phân tích và làm rõ hơn từ góc độ cơ sở lý luận tới thực tiễn của việc định dạng lại mô hình phát triển ở Đông Bắc á trong thời gian tới đây.* 1. Lý thuyết và thực tiễn mô hình phát triển ở Đông Bắc Á Trước hết cần hiểu rằng bàn luận câu chuyện kinh tế ở khu vực Đông Bắc á chỉ là sự mô tả một bức tranh được tích hợp từ 3 thực thể kinh tế chủ yếu trong vùng. Đó là nền kinh tế Trung quốc, Hàn quốc, và Nhật Bản. Trên thực tế nó chưa bao giờ được hiểu theo nghĩa hợp nhất với tư cách là một nền C * Tiến sĩ, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 8(114) 8-2010 kinh tế khu vực trong đó có sự thống nhất về mặt thể chế như kiểu nền kinh tế Liên minh Châu âu (EU). Dẫu vậy, hiện nay kinh tế Đông Bắc á đã hoàn toàn vượt qua khủng hoảng và nó vẫn giữ được vị thế trở thành một trong 3 trụ cột chính của kinh tế toàn cầu. Theo số liệu thống kê của IMF cho thấy nó có giá trị tổng quy mô GDP danh nghĩa ước đạt xấp xỉ 11.000 tỷ USD, chiếm tỷ trọng khoảng 16% tổng GDP toàn cầu (tính theo thời giá hiện hành năm 2009, so với Hoa kỳ ước đạt 15.000 tỷ USD và EU ước đạt trên 17.000 tỷ USD). Tuy nhiên, cùng với các nền kinh tế khác trên thế giới, chính các nền kinh tế Đông Bắc á nêu trên cũng đã sử dụng các gói kích cầu nhằm giải cứu nền kinh tế trong khủng hoảng. Hệ quả này đã tạo làn sóng bảo hộ lan rộng trên toàn cầu. Điều này đã đi ngược với xu hướng tự do hóa kinh tế và mở rộng thương mại trên toàn cầu. Đồng nghĩa với nó, trên lý thuyết, sẽ là bản khai tử cho mô hình phát triển theo định hướng xuất khẩu đang được vận dụng phổ biến ở đây. 1.1. Khái luận cơ bản Nói một cách vắn tắt và giản lược nhất rằng cho đến nay, để giải thích nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế, các nhà kinh tế học đã sử dụng các mô hình lý thuyết chủ yếu sau đây: Mô hình David Ricardo (1772-1823) với luận điểm cơ bản là đất đai sản xuất nông nghiệp (R, Resources) là nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế. Nhưng đất sản xuất lại có giới hạn do đó người sản xuất phải mở rộng diện tích trên đất xấu hơn để sản xuất, lợi 3 Nghiªn cøu khoa häc nhuận của chủ đất thu được ngày càng giảm dẫn đến chí phí sản xuất lương thực, thực phẩm cao, giá bán hàng hóa nông phẩm tăng, tiền lương danh nghĩa tăng và lợi nhuận của nhà tư bản công nghiệp giảm. Mà lợi nhuận là nguồn tích lũy để mở rộng đầu tư dẫn đến tăng trưởng. Như vậy, do giới hạn đất nông nghiệp dẫn đến xu hướng giảm lợi nhuận của cả người sản xuất nông nghiệp và công nghiệp và ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Nhưng thực tế mức tăng trưởng ngày càng tăng cho thấy mô hình này không giải thích được nguồn gốc của tăng trưởng. Mô hình hai khu vực tăng trưởng kinh tế dựa vào sự tăng trưởng hai khu vực nông nghiệp và công nhiệp trong đó chú trọng yếu tố chính là lao động (L labor), yếu tố tăng năng suất do đầu tư và khoa học kỹ thuật tác động lên hai khu vực kinh tế. Tiêu biểu cho mô hình hai khu vực là mô hình Lewis, Tân cổ điển và Harry T. Oshima. Mô hình Harrod-Domar nguồn gốc tăng trưởng kinh tế là do lượng vốn (yếu tố K, capital) đưa vào sản xuất tăng lên. Mô hình Robert Solow (1956) với luận điểm cơ bản là việc tăng vốn sản xuất chỉ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn mà không ảnh hưởng trong dài hạn, tăng trưởng sẽ đạt trạng thái dừng. Một nền kinh tế có mức tiết kiệm cao hơn sẽ có mức sản lượng cao hơn không ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn (tăng trưởng kinh tế bằng không). Mô hình Kaldor tăng trưởng kinh tế phụ thuộc phát triển kỹ thuật hoặc trình độ công nghệ. Mô hình Sung Sang Park nguồn gốc tăng trưởng là tăng cường vốn đầu tư quốc gia cho đầu tư con người. Mô hình Tân cổ điển nguồn gốc của tăng trưởng tùy thuộc vào cách thức kết hợp hai yếu tố đầu vào vốn (K) và lao động (L). 4 Bình luận thêm rằng trước Keynes, kinh tế học cổ điển và tân cổ điển không phân biệt rành mạch tăng trưởng kinh tế với phát triển kinh tế. Hơn nữa, ngoại trừ Schumpeter, các trường phái trên đều không coi trọng vai trò của tiến bộ kỹ thuật đối với tăng trưởng kinh tế. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của kinh tế học vĩ mô Keynes tiêu biểu là mô hình Harrod-Domar. Mô hình này dựa trên hai giả thiết căn bản: (1) giá cả cứng nhắc, và (2) nền kinh tế không nhất thiết ở tình trạng toàn dụng lao động. Nguồn gốc tăng trưởng kinh tế là do lượng vốn (yếu tố K, capital) đưa vào sản xuất tăng lên. Từ đó, họ suy luận ra được rằng một khi nền kinh tế đang ở trạng thái tăng trưởng cân bằng mà chuyển sang trạng thái tăng trưởng không cân bằng thì sẽ càng ngày càng không cân bằng (mất ổn định kinh tế). Trong khi đó, lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển xây dựng mô hình của mình dựa trên hệ giả thiết mà hai giả thiết căn bản là: (1) giá cả linh hoạt, và (2) nền kinh tế ở trạng thái toàn dụng lao động. Mô hình tăng trưởng kinh tế của họ cho thấy, khi nền kinh tế đang ở trạng thái tăng trưởng cân bằng mà chuyển sang trạng thái tăng trưởng không cân bằng thì đó chỉ là nhất thời, và nó sẽ mau chóng trở về trạng thái cân bằng. Liên quan tới yếu tố lợi thế so sánh trong thương mại quốc tế các nhà kinh tế cũng nói khá nhiều tới mức độ đóng góp cho tăng trưởng GDP/GNP từ yếu tố này. Nó được thể hiện qua việc lý giải về khả năng khai thác nhu cầu thị trường thế giới (D - cầu ngoại) như là một động lực quan trọng thúc đẩy sản xuất. Điều đó cũng có nghĩa nó là một cách thức hữu hiệu để thúc đẩy tăng trưởng. Tuy nhiên, vị trí và tỷ trọng đóng góp cho tăng trưởng GDP/GNP trong mối tương quan giữa cầu nội và cầu ngoại ở mỗi một nền kinh tế là rất khác nhau trong từng thời kỳ hay giai đoạn phát triển, vì nó phụ thuộc vào các chiến lược phát triển và chính Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 8(114) 8-2010 Nghiªn cøu khoa häc sách công nghiệp hoá mà mỗi nền kinh tế quyết định theo đuổi. Nội dung này sẽ được làm rõ hơn ở phần dưới đây. 1.2. Thực tiễn mô hình phát triển Đông Bắc Á Trên cơ sở nền tảng lý thuyết nêu trên, vào thập niên 1940, giới nghiên cứu kinh tế học ở Mỹ Latinh đã có lập luận cho rằng thuyết thương mại tự do theo lý luận của David Ricardo không phù hợp nữa. Ricardo cho rằng các nước giàu tài nguyên có thể phát triển kinh tế bằng cách xuất khẩu nguyên liệu thô. Nhưng theo các nhà kinh tế học Mỹ Latinh, Ricardo đưa ra thuyết đó vì nước Anh không có lợi thế về tài nguyên thiên nhiên và nông nghiệp, song có lợi thế về khu vực chế tạo; và vì vậy nước Anh cần theo đuổi thương mại tự do để có thể nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu hàng chế tạo. Tuy nhiên, đầu thế kỷ XX, Mỹ đã vươn lên thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Nước này có gần như đủ loại tài nguyên thiên nhiên, có nền nông nghiệp và khu vực chế tạo phát triển. Mỹ đã không đi theo đường lối thương mại tự do; và chính sự bảo hộ nông nghiệp của Mỹ đã làm cho xuất khẩu nông sản- đầu tàu phát triển kinh tế- của Mỹ Latinh bị đình trệ trong thập niên 1920 và thập niên 1930. Từ lập luận như thế, các nhà kinh tế học Mỹ Latinh chủ trương rằng: muốn phát triển kinh tế thì phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng của khu vực sơ khai (nông, lâm, ngư nghiệp và khai thác khoáng sản) và tăng dần tỷ trọng của khu vực chế tạo và khu vực dịch vụ. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu đó, công nghệ là thiết yếu. Quan sát mô hình phát triển kinh tế của nước Phổ, theo đó trong khi nông nghiệp còn đang là khu vực chủ đạo của nền kinh tế, thì công nghiệp nặng đã được nhà nước ưu tiên phát triển làm động lực cho công nghiệp hóa, các nhà kinh tế học theo trường phái cơ cấu chủ trương rằng phát Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 8(114) 8-2010 triển kinh tế cần phải có sự can thiệp của Nhà nước. Trường phái cơ cấu còn cho rằng quan hệ kinh tế quốc tế (thập niên 1940 đến 1960) là quan hệ các nước đang phát triển cung cấp nguyên liệu thô, còn các nước phát triển cung cấp hàng hóa chế tạo. Vì vậy, các nước đang phát triển muốn phát triển nền công nghiệp trong nước phải dựa vào như cầu trong nước là chính (D - nội nhu) . Kết quả của lý thuyết nói trên về phát triển kinh tế đã cho ra đời “chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu” được áp dụng rộng rãi ở Đông á và các nước đang phát triển khác trên thế giới từ thập niên 1950. Tuy nhiên, đồng hành ngược với nó, ở Đông á cũng hình thành nên một mô hình phát triển khác và mang tính chất đối xứng, trong đó động lực tăng trưởng lại lấy ngoại nhu (D - nhu cầu của thị trường thế giới) làm nền tảng cho sự tăng trưởng và phát triển bên trong. Mô hình này được gọi là “chiến lược công nghiệp hoá theo định hướng xuất khẩu” và được phát triển từ những năm 1960 của thế kỷ XX (Nhật bản là người đi tiên phong và theo sau là các nước NICs). Phải thừa nhận rằng trong quãng thời gian ấy, ở Đông á, việc áp dụng mô hình phát triển theo “định hướng xuất khẩu” được trải nghiệm qua các thập kỷ 1960, 1970 và 1980 đã mang lại những thành công kinh tế vượt trội về tốc độ tăng trưởng GDP/GNP so với một số nền kinh tế khác khi họ quyết định lựa chọn mô hình “chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu”. Sự thành công áp đảo này đã tạo ra tính phổ biến và sức lan toả nhanh chóng. Nét đặc trưng mà người ta dễ dàng nhận biết sức sống của nó là mô hình phát triển theo kiểu đàn sếu bay, trong đó Nhật Bản với vai trò là người dẫn đầu. Ý nghĩa linh hồn kinh tế của mô hình này là thực hiện chiến lược và chính sách công nghiệp hoá (CNH) hướng về xuất khẩu trong đó lấy việc nâng cao năng lực cạnh tranh 5 Nghiªn cøu khoa häc trên thị trường thế giới làm tiêu điểm chính sách phát triển, hoặc cụ thể hơn được hiểu là lấy nhu cầu ngoại (D - cầu của thị trường thế giới) làm động lực chính thúc đẩy sản xuất và tăng trưởng GDP/GNP. Giờ đây là thời điểm tiếp nối bước sang thập niên thứ 2 của thế kỷ XXI với đặc trưng bối cảnh phát triển kinh tế ở khu vực và toàn cầu đã và đang có nhiều biến đổi đáng kể. Xu hướng toàn cầu hoá tiếp tục phát triển ở một giai đoạn sâu sắc hơn bao giờ hết trong đó mức độ hội nhập và liên kết kinh tế khu vực trở nên rất phức tạp, đan chéo nhau, đặc biệt trong việc ra đời hàng loạt các FTA/EPA song phương và đa phương. Biết rằng các hiệp định thương mại khu vực và song phương đã tồn tại rất lâu trong lịch sử trước khi có thương mại đa phương. Kể từ khi GATT được thành lập vào năm 1947 và hậu duệ của nó là WTO ra đời năm 1995 đến nay, đã có 362 hiệp định thương mại khu vực được chính thức thông báo cho WTO, trong số đó 211 đã có hiệu lực. Nhưng nếu tính cả những hiệp định đã có hiệu lực nhưng chưa thông báo (cho WTO), những hiệp định đã ký nhưng chưa có hiệu lực, những hiệp định đang được đàm phán, và những hiệp định mới trong giai đoạn đề nghị, sẽ có trên 400 hiệp định dự kiến được thực thi trong năm 2010. Hệ quả của nó mang tới cho mỗi một thực thể kinh tế cả những tác động tích cực lẫn tiêu cực. Hoạt động đầu tư và thương mại toàn cầu đang đứng trước thách thức tưởng chừng rất mâu thuẫn nhau giữa xu hướng hồi sinh mạnh mẽ của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch và xu hướng thúc đẩy tự do hóa kinh tế toàn cầu ngày càng sâu sắc hơn. Cụ thể, trong giai đoạn kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng kinh tế và tài chính nghiêm trọng vừa qua (20072009), con số thực tế sụt giảm kim ngạch thương mại toàn cầu hơn 10% (năm 2009) 6 đã là một minh chứng rõ nhất cho nguy cơ trỗi dậy mạnh mẽ của chủ nghĩa bảo hộ. Tuy nhiên bên cạnh thực tế đó vẫn còn một câu chuyện khác mà nhiều nghiên cứu cho là nền kinh tế thế giới dường như đang đứng ở một ngã ba đường trong tư duy và hành động đối với sự hồi sinh của chủ nghĩa bảo hộ. Ví dụ rõ nét mà ít ai dám phủ nhận là nền kinh tế Trung quốc đã và đang sử dụng khá nhiều các công cụ chính sách có tính chất bảo hộ trong quan hệ thương mại và đầu tư quốc tế. Song gần đây, chính Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, ngày 27/6/2010, lại quyết liệt lên án chủ nghĩa bảo hộ và kêu gọi các đối tác G-20 đảm bảo việc ngừng các chương trình kích thích kinh tế không gây ảnh hưởng tới sự hồi phục kinh tế toàn cầu. Tuyên bố này được ông đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh nhóm các nền kinh tế phát triển và đang nổi (G-20) diễn ra ở Toronto, Canada tháng 6/2010 vừa qua. Nhằm vào các nước phát triển, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào cho rằng G20 cần phải thúc đẩy thương mại quốc tế với sự mở cửa lớn hơn, và nhấn mạnh "chúng ta cần phải có hành động cụ thể để phản đối mọi hình thức bảo hộ, tán thành và ủng hộ một cách rõ ràng thương mại tự do" *. Đi xa hơn, ngay cả đối với Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU và nhiều nền kinh tế lớn, bé khác cũng đã và đang làm như vậy. Lời nói và thực tiễn hành động của các nền kinh tế khác nhau trên thế giới thật khó mà xua tan hết sự hoài nghi đang gia tăng về vấn đề này. Xuất phát từ thực tế ấy đã có khá nhiều ý kiến tranh luận cho rằng liệu có phải hiện nay là thời điểm chín muồi để đánh giá lại tính hợp lý của mô hình phát triển Đông á hay không? Đã có ý kiến đâu đó vội vã cho rằng, nếu đối chiếu thực tiễn (2007-2009) * “Trung quốc phản đối hình thức bảo hộ mậu dịch” Theo Thời báo kinh tế Việt Nam, Báo điện tử số ngày 28/6/2010. Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 8(114) 8-2010 Nghiªn cøu khoa häc vừa qua và một số đánh giá dự báo tương lai của một số nghiên cứu khác nhau, thì mô hình phát triển theo kiểu Đông á như đề cập ở trên dường như đang bộc lộ những dấu hiệu khủng hoảng trong nhận thức luận do quy mô, cấu trúc nhu cầu hàng hóa và dịch vụ của thị trường thế giới đang biến động theo xu hướng bất lợi đối với chiến lược tăng trưởng theo định hướng xuất khẩu ở một số nền kinh tế trong vùng và trên thế giới. Tuy nhiên, như một số kết quả nghiên cứu đã chỉ rõ cả Nhật Bản lẫn Hàn quốc trong thời gian tới vẫn sẽ phụ thuộc rất lớn vào yếu tố ngoại nhu (D- cầu của thị trường bên ngoài) làm động lực thúc đẩy tăng trưởng GNP. Đối với Trung quốc, sự chuyển dịch tỷ trọng giữa nội nhu và ngoại nhu là không cân xứng, nhấn mạnh vai trò quan trọng của cầu nội địa, song vẫn không hề đặt nhẹ vị trí của cầu ngoại. Xuất khẩu vẫn là một hoạt động tìm kiếm lợi thế cạnh tranh cho đầu ra của nền kinh tế Trung quốc trên thị trường thế giới. Rõ ràng những mâu thuẫn tồn tại cả trong tư duy và hành động thực tế trong việc đối phó với chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch là một câu chuyện có thật và không ai có thể phủ nhận. Vì vậy, câu hỏi đặt ra là các nền kinh tế ở Đông Bắc á (bao gồm Trung quốc, Hàn quốc và Nhật Bản) trong thời gian 10 năm tới (2011-2020) liệu có cần phải tìm kiếm một sự điều chỉnh hay có cần thiết phải xây dựng nên một mô hình phát triển mới thay thế cho mô hình cũ không? Trước khi chúng ta tiếp tục đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi nêu ra, điều cần làm là phải đánh giá lại xem liệu mô hình Đông á hiện nay đang gánh chịu thêm những áp lực mới nào? 2. Đánh giá một số áp lực mới tác động lên mô hình phát triển theo định hướng xuất khẩu Từ kết quả phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn ở trên đã chỉ rõ bên cạnh những yêu cầu Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 8(114) 8-2010 cấp bách từ nội tại bên trong của mỗi nền nền kinh tế. Ví dụ trong giai đoạn 20112020, Trung Quốc triển khai chiến lược phát triển gắn với tiêu dùng nội địa, Nhật Bản triển khai chiến lược phát triển hướng vào Châu Á; và Hàn quốc triển khai chiến lược phát triển xanh. Chúng tôi cho rằng mô hình Đông á hiện nay đang chịu thêm hai áp lực mới sau đây: 2.1 Kinh tế Đông Bắc Á vận động theo những khuynh hướng chuyển đổi mới của cấu trúc kinh tế toàn cầu Đề cập tới vấn đề này, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng ít nhất trong vòng 5-10 năm tới, cấu trúc nền kinh tế toàn cầu sẽ có nhiều sự thay đổi. Sự thay đổi ấy sẽ tạo áp lực lớn hơn đối với các thực thể kinh tế riêng lẻ về khả năng phải tái cấu trúc nền kinh tế của mình cho phù hợp với sự biến đổi của môi trường kinh tế toàn cầu. Khu vực Đông bắc á cũng không phải là ngoại lệ. Xu hướng điều chỉnh cấu trúc kinh tế toàn cầu, hiển nhiên sẽ có tác động và làm thay đổi căn bản các chiến lược phát triển ở mỗi nền kinh tế. Nó không chỉ tạo ra cơ hội mà còn mang tới cả những thách thức mới trong việc hướng tới một sân chơi thương mại tự do và công bằng hơn trên toàn cầu. Chính vì thế, mô hình phát triển theo chiến lược công nghiệp hóa định hướng xuất khẩu đã từng phát huy tác dụng rất tốt trong hoàn cảnh trước đây cũng sẽ cần phải có những bước điều chỉnh phù hợp. Tuy rằng sự thay đổi này có thể ở các mức độ khác nhau, sẽ tuỳ thuộc vào vị thế kinh tế và chính trị cũng như mức độ hội nhập và liên kết quốc tế sâu, rộng đến đâu của các thực thể kinh tế đó. - Thứ nhất, toàn cầu hóa kinh tế sẽ ngày càng đi vào chiều sâu. Rõ ràng xu hướng này không phải là mới, nhưng theo nhận định của các chuyên gia, tính kết cấu của kinh tế toàn cầu sẽ đi vào chiều sâu hơn. Trong thập kỷ tới, kinh tế của 7 Nghiªn cøu khoa häc các quốc gia mới nổi sẽ đóng vai trò chủ đạo thúc đẩy kinh tế thế giới phục hồi. Bên cạnh đó, việc đa dạng hóa đồng ngoại tệ mạnh khiến đồng USD có xu hướng giảm dần thế mạnh của mình. Kinh tế của các khu vực như EU, Bắc Mỹ, Đông Á sẽ là ba trụ cột chính và sẽ dần dần được hình thành thay thế các chủ thế kinh tế lớn hiện nay. Cũng theo các nhận định này thì nguồn lực kinh tế như "kinh tế sạch", "kinh tế than đá”, "kinh tế mạng Internet" và "kinh tế môi trường" sẽ trở thành các ngành mũi nhọn trong tương lai. Áp lực về vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu làm thay đổi cơ cấu ngành kinh tế: hướng phát triển các ngành thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng, năng lượng xanh, phát triển bền vững. Vì thế nó cũng sẽ vừa tạo cơ hội lẫn các thách thức mới cho mỗi nền kinh tế cần có sự điều chỉnh chính sách phát triển của mình một cách tương ứng. Đối với Đông Bắc á nói riêng, cả Trung quốc, Hàn quốc, và Nhật Bản đều đã sớm có các bước điều chỉnh cụ thể trong triển khai chiến lược phát triển của mình (như đã được thấy trong phần phân tích trước đây) - Thứ hai, cạnh tranh sẽ ngày càng mở rộng, trong đó, sự cạnh tranh nguồn tài nguyên truyền thống sẽ ngày càng quyết liệt hơn bao giờ hết. Dầu thô và khí đốt sẽ là hai mặt hàng có nhiều va chạm thương mại. Bên cạnh đó do áp lực dân số tăng, biến đổi khí hậu... cuộc chiến lương thực sẽ diễn ra mạnh mẽ và trở thành nguy cơ của thế giới. Các lĩnh vực khác như cạnh tranh trên không, trên biển và mạng Internet cũng diễn ra gay gắt. Ngoài ra, các cuộc cạnh tranh chạy đua vũ trang và quân sự hóa cũng sẽ là một trong các xu thế mới trong tương lai. Nguy cơ gia tăng cạnh tranh trong những nguồn tài nguyên chiến lược có tính chất sống còn như vậy có thể sẽ dẫn tới các dạng biến tướng của nhiều hình 8 thức bảo hộ mới mà thương mại tư do đa phương sẽ rất khó phát huy tác dụng. - Thứ ba, thế giới đa cực sẽ có nhiều thay đổi. Xu thế đơn cực sẽ bị đẩy lùi thay vào đó sẽ là xu thế đa cực do sự lớn mạnh không ngừng của nhiều quốc gia mới nổi với tiềm lực quân sự và kinh tế lớn mạnh, cụ thể như nhóm BRIC (Bra-xin, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc). Đồng thời, sự hợp tác kinh tế giữa phương Tây và các nước BRIC cũng sẽ tăng lên nhanh chóng và sẽ có ảnh hưởng không nhỏ tới kinh tế toàn cầu. Điều đó cũng đồng nghĩa giữa chủ nghĩa dân tộc với chủ nghĩa bảo hộ có thêm một cơ hội cấu kết với nhau và tao ra nơi trú ẩn mới trong việc khai thác các quyền lực kinh tế và chính trị gia tăng của mình. - Thứ tư, trật tự thế giới có sự phân hóa toàn diện. Theo đó, cơ cấu quyền lực thế giới sẽ bị phân tán và sẽ từ các nước phương tây sang nhóm các nước có nền kinh tế mới nổi. Đồng thời, tiềm lực kinh tế của phương Tây cũng giảm đi đáng kể. Ngoài ra, tầm ảnh hưởng của các tổ chức kinh tế, của các chính phủ sẽ được mở rộng. Sự trỗi dậy của các nước có kinh tế đang phát triển là một thế lực mới của kinh tế toàn cầu. Sự điều hành kinh tế đa phương trở nên linh hoạt hơn bao giờ hết. Đồng thời, do tác động của các nhân tố như biến đổi khí hậu, tình hình chính trị mất ổn định cục bộ, nguồn năng lượng, y tế, quân sự, sự va chạm giữa các nước phát triển và đang phát triển sẽ khiến trật tự thế giới ngày càng trở lên phức tạp. Tuy nhiên, nó cũng tạo thế mặc cả mới cho các nền kinh tế mới nổi, các nước đang phát triển có thể đấu tranh mạnh hơn với các nước phát triển nhằm hạn chế và tiến tới xoá bỏ chủ nghĩa bảo hộ. - Cuối cùng, môi trường an ninh kinh tế toàn cầu sẽ bị tác động. Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 8(114) 8-2010 Nghiªn cøu khoa häc Nhiều nghiên cứu cho thấy, hầu hết các nước lớn như Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ đều có kế hoạch thay đổi hàng loạt các trang thiết bị mới cho quân đội, điều này khiến chi phí quân sự toàn cầu tăng vọt. Bên cạnh đó, do nhu cầu về năng lượng phục vụ cho sản xuất công nghiệp, có khả năng xảy ra những va chạm cục bộ từ các tranh chấp biển, đảo.. Điều này có thể khiến an ninh thế giới sẽ bị đe dọa và sẽ tác động không nhỏ tới môi trường an ninh kinh tế toàn cầu. Như vậy, rõ ràng năm xu thế mới này sẽ kiến tạo thành một môi trường kinh tế chung. Nó không chỉ mang tính khuôn khổ quy định chiều hướng vận động của cấu trúc toàn bộ nền kinh tế thế giới trong tương lai mà nó sẽ còn chi phối tới sự vận động của từng nền kinh tế cá biệt, trong đó có các nền kinh tế chủ chốt ở khu vực Đông Bắc á như Trung Quốc, Hàn quốc và Nhật Bản. Sự lựa chọn các chiến lược phát triển như thế nào sẽ phụ thuộc theo sự biến đổi của hoàn cảnh bên ngoài và các yêu cầu nội tại bên trong của các nền kinh tế ấy. Đó là một thực tế và có tính tất yếu. 2.2. Hậu quả sự hồi sinh của “Chủ nghĩa bảo hộ” mượn trong mục tiêu chống suy thoái ở nhiều nền kinh tế giai đoạn 20072009 Có thể nhắc lại rằng chủ nghĩa bảo hộ được biết là những biện pháp bảo vệ thị trường, công nghiệp, nông nghiệp nội địa và việc làm của nước mình bằng cách hạn chế sản phẩm và dịch vụ các nước khác thâm nhập vào. Chủ nghĩa bảo hộ đã có từ rất lâu trong lịch sử dưới nhiều hình thức. Dễ nhận biết nhất là các biện pháp áp thuế, ấn định cô-ta hoặc cấm mua bán. Ngoài ra, còn có những rào cản phi thuế như áp thuế chống phá giá hoặc nhân danh an toàn để cấm hoặc hạn chế nhập một số mặt hàng mà trong nước không đủ sức cạnh tranh. Quan trọng hơn là hình thức trợ cấp để hỗ trợ các doanh Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 8(114) 8-2010 nghiệp trong nước cạnh tranh có lợi với sản phẩm nước ngoài, như Hoa Kỳ và châu Âu hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước bán sang các nước đang phát triển với giá hạ hơn các mặt hàng vốn là thế mạnh và kinh doanh truyền thống của các nước đó như thịt bò, bông vải, gạo, bột mì, thịt gà v.v... Rõ ràng trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu 2007-2009 vừa qua, chủ nghĩa bảo hộ đã nổi lên ở tất cả các nước. Một trong nhiều ví dụ điển hình nhất là trước ngày nhậm chức của Tổng thống Mỹ Barack Obama, những nhà làm luật Mỹ đã kịp đưa ra một dự luật “Mua hàng Mỹ” (Buy American) đặt Tổng thống mới vào một tình thế nan giải. Dự luật này là điển hình của chủ nghĩa bảo hộ. Nó quy định chỉ được mua hàng sản xuất trong nước đối với các công trình phục hồi kinh tế sử dụng các gói kích thích của chính phủ. Dự luật này tác động mạnh nhất đến Ca-na-đa, bạn hàng lớn nhất của Hoa Kỳ, nơi mua hơn 222 tỉ USD hàng hóa Hoa Kỳ trong năm khủng hoảng 2008. Chi tiết hơn là các công ty lớn của Cana-đa như Ipex Inc., Hayward Gordon ltd. và những công ty gang thép lớn đều không được dự phần trong các dự án kết cấu hạ tầng do Hoa Kỳ triển khai để kích thích kinh tế. Về phía Liên minh châu Âu (EU), ủy ban Thương mại của liên minh tuyên bố “Điều khoản “Mua hàng Mỹ” là tín hiệu tồi tệ nhất có thể đưa ra trong bối cảnh tất cả các nước đều đang gặp khó khăn. Mỹ dẫn đầu (chủ nghĩa bảo hộ), nhiều nước khác sẽ noi theo”. Thật khó tin, sau khi tuyên bố ở Hội nghị thượng đỉnh của hai mươi nền kinh tế lớn nhất thế giới (G20) hồi tháng 11-2009, chính các quốc gia này đã áp dụng ngay lập tức 121 biện pháp bảo hộ mậu dịch “trắng trợn”, như theo lời tố cáo của Tổ chức Báo động thương mại toàn cầu (Global Trade Alert, đặt trụ sở ở Luân-đôn). Nếu khảo sát một cách cụ thể hơn từ các số liệu thống kê của 9 Nghiªn cøu khoa häc WTO thấy rằng tính riêng trong quý I-2009 (khủng hoảng đang đi xuống đáy), những biện pháp bảo hộ của các nước thành viên WTO tăng 18,8% so với cùng kỳ năm 2008. Nổi lên là các biện pháp tiến hành điều tra những mặt hàng nhập khẩu nhằm chống bán phá giá. Trung Quốc là nước bị nghi vấn nhiều nhất, chiếm tới 19 trong số 28 sản phẩm thuộc diện bị điều tra (67,9%). Tiếp theo là các nước thành viên EU, Bra-xin. Trong diện các nước bị điều tra còn có Inđô-nê-xi-a, Hàn Quốc, Hoa Kỳ và Việt Nam. Các nước thành viên WTO còn tăng 15,4% các biện pháp hạn chế về số lượng hàng nhập khẩu so với năm 2008. Nói cho công bằng, các nước đang phát triển cũng chiếm tới 48% so với 52% của các nước phát triển trong việc tăng rào cản thương mại. Nhưng các nước nghèo không có nhiều công cụ như các nước giàu, chẳng hạn trong lĩnh vực trợ cấp. Trong số các nước xuất khẩu, Trung Quốc vẫn là nước có nhiều sản phẩm bị hạn chế nhập khẩu, chiếm tới 15 trong số 21 sản phẩm (71,4%). Ví dụ như vụ Hoa Kỳ áp thuế với ống thép của Trung Quốc trị giá nhiều tỉ USD; trường hợp EU áp thuế chống phá giá giày da; Trung Quốc tăng thuế đánh vào ốcvít nhập khẩu của EU v.v…* Như vậy để đánh giá ảnh hưởng từ thực tế hồi sinh của “Chủ nghĩa bảo hộ” tới chiến lược phát triển theo định hướng xuất khẩu chúng ta cần phân tích vấn đề này một cách khách quan trên hai khía cạnh. - Thứ nhất, đối với sự hồi sinh và khả năng phát triển. Về bản chất, thực tế hồi sinh của chủ nghĩa bảo hộ vừa qua đã được coi là một bước lùi của chủ nghĩa thương mại tự do toàn cầu. Nó được xem là kẻ thù của mô hình định hướng xuất khẩu. Tuy nhiên, sự * Theo Nguyễn Văn Thanh; “Năm 2009: Thương mại bất công chưa giảm”; Báo Tạp chí cộng sản điện tử; 8giờ 2 phút ngày 31/3/2010. 10 hồi sinh này chỉ là những hành động phản ứng mang tính chiến thuật, dù là đơn lẻ hay tập thể, hơn là sự lựa chọn chiến lược phát triển trong dài hạn của các nền kinh tế. Rõ ràng, do môi trường thương mại toàn cầu đã bị xấu đi bởi các tác động của khủng hoảng nên sự cân bằng lợi ích tạm thời trong ngắn hạn của mỗi một nền kinh tế thu được nhờ việc quay lại chủ nghĩa bảo hộ là một giải pháp tất yếu, khách quan và có thể chấp nhận được. Trong giai đoạn khủng hoảng, hầu hết các nước đã phải sử dụng tới công cụ kích cầu và khai thác nội nhu để vượt qua khó khăn tạm thời đó. Chính vì thế, việc quay lại khai thác nội nhu không có nghĩa là hoàn toàn đoạn tuyệt với ngoại nhu. Trong dài hạn, sự lựa chọn cân bằng hợp lý tương quan lợi ích mang lại giữa khai thác yếu tố nội nhu và ngoại nhu làm động lực tăng trưởng sẽ quyết định tới chính sách và chiến lược phát triển của nền kinh tế đó. Do đó, sự quay lại của chủ nghĩa bảo hộ và khả năng kích hoạt cho nó phát triển và chiếm ưu thế trong thương mại quốc tế trong thời gian tới (như thời kỳ trước đây) là điều rất khó thực hiện. Tuy nhiên, để xoá bỏ hoàn toàn chủ nghĩa bảo hộ còn là một quãng đường dài và cần một quyết tâm chính trị của cả cộng đồng quốc tế. - Thứ hai, đối với thực tế quyết tâm và hành động tập thể chống lại chủ nghĩa bảo hộ của cộng đồng quốc tế. Hiện tại, sự cổ suý hồi sinh cho chủ nghĩa bảo hộ là một thực tế. Hiện tượng này đã chứng tỏ một vấn đề đầy mâu thuẫn và vô cùng phức tạp. Mặc dầu vậy, không ai phủ nhận một thực tế hiện hữu khác rằng tính chủ đạo chung của thương mại quốc tế vẫn đang vận động hướng tới một môi trường kinh tế, thương mại toàn cầu tự do và công bằng hơn. Điều này cũng đã được chứng minh qua một cam kết chính trị gần đây của Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 8(114) 8-2010 Nghiªn cøu khoa häc 21 nền kinh tế APEC* . Cam kết này nêu rõ: “Chúng tôi nhận thấy sự gia tăng của thương mại và đầu tư đã góp phần vào sự hồi phục của hoạt động kinh tế gần đây. Chúng tôi sẽ tiếp tục thường xuyên xem xét lại những chính sách nào có tác động đến thương mại và đầu tư, đồng thời lập lại cam kết duy trì những thị trường mở và tự do”. Hơn thế nữa, tại cuộc họp Đại hội đồng tháng 5-2009 của Tổ chức thương mại thế giới, WTO cũng đã thu thập thêm được nhiều sự ủng hộ của các nước cho một văn kiện mới về vòng đàm phán Đô-ha đang bị bế tắc. Văn kiện này đã được 13 nước dự thảo xung quanh việc sớm có thể đạt được thỏa thuận mới trong phiên họp sắp tới của WTO. Nó được coi là biện pháp tốt nhất để ngăn chặn hậu quả phát tác chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch trong cơn khủng hoảng kinh tế vừa qua. Cơ sở để ra đời văn kiện này là nhận thức đúng hơn về việc cần phải có các điều kiện chính trị ngày càng mạnh mẽ đối với một thỏa thuận buôn bán mới (ngay cả khi khủng hoảng kinh tế làm gia tăng sức ép bảo hộ mậu dịch). Thực tế là trong thông báo gửi các nước thành viên ngày 26-5-2009, Tổng Giám đốc WTO P. La-my cho rằng đã đến lúc cần gia tăng mức độ ràng buộc về mặt chính trị, đổi mới các cam kết về thương mại và hỗ trợ để sớm hoàn tất vòng đàm phán Đô-ha. Đại hội đồng WTO cũng đã đi đến quyết định triệu tập cuộc họp bộ trưởng đầy đủ vào cuối năm 2010 với chủ đề: “WTO, hệ thống buôn bán đa phương và môi trường kinh tế toàn cầu hiện nay”. * Trích tuyên bố cam kết được ngoại trưởng và bộ trưởng thương mại các nền kinh tế APEC nhất trí tại Singapore ngày 12-11-2009. Nguồn: Báo quốc tế điện tử, “APEC cam kết chống chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch”; Thứ sáu, 13/11/2009 | 01:11GMT+7 Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 8(114) 8-2010 Có thể nói, việc cộng đồng quốc tế sớm nhận ra những nguy cơ rõ rệt của sự tái hồi chủ nghĩa mậu dịch, đe dọa trực tiếp đến các vòng đàm phán tự do hóa thương mại là một thắng lợi của mô hình phát triển theo định hướng ngoại nhu. Thực ra, nó đã trở thành tâm điểm trong các cuộc họp bàn về khắc phục khủng hoảng ngay từ khi nó mới bùng phát. Thúc đẩy đầu tư thương mại toàn cầu, ngăn chặn sự xuất hiện trở lại của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, bảo đảm nguồn quỹ thích hợp cho các tổ chức tài chính quốc tế trong việc can thiệp vào các nền kinh tế thị trường mới nổi chịu tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu là những biện pháp định hướng hành động nhằm tháo gỡ khủng hoảng kinh tế như chính cựu Thủ tướng Anh Gordon Brown đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh G20 hồi tháng 4/2009. Theo đó, IMF tăng cường “nguồn vốn” 750 tỉ USD để giúp các nước gặp khó khăn về tài chính. Nhóm G20 cũng cam kết khoản tiền trị giá 250 tỉ USD nhằm thúc đẩy thương mại toàn cầu; những quốc gia nghèo nhất thế giới sẽ được tiếp nhận khoản viện trợ trị giá 100 tỉ USD; tung ra gói kích thích kinh tế “lớn chưa từng có” khoảng 5.000 tỉ USD vào cuối năm 2010... Tuy nhiên, đó mới chỉ là cam kết hành động và các giải pháp vốn chủ yếu tập trung vào việc giải quyết những hậu quả chứ không phải nguyên nhân sâu xa của khủng hoảng. Như theo đánh giá của Chủ tịch Ngân hàng thế giới R. Dô-ê-lích, về lâu dài tình trạng này cần được giải quyết bằng việc thúc đẩy hợp tác chặt chẽ giữa các nước công nghiệp phát triển, các thể chế tài chính quốc tế và các công ty tư nhân. Vì vậy, giảm giao dịch thương mại kéo theo giảm sản xuất là một biểu hiện cực đoan của nền kinh tế trước khủng hoảng. Hơn nữa, chúng tôi cho rằng rút lui khỏi chính sách kinh tế mở cửa không phải là một biện pháp tốt để chống khủng hoảng kinh tế. Đối với những nước 11 Nghiªn cøu khoa häc phụ thuộc vào thương mại quốc tế, những thay đổi về chính sách sẽ phải trả giá đắt. Ngoài ra, việc thi hành các chính sách rào cản về kinh tế không phù hợp sẽ không thể có được sự đồng thuận trong nỗ lực chung của cộng đồng. Cách đối phó hiệu quả chỉ có trên cơ sở nhận thức và xử lý nguồn gốc của vấn đề. Cho tới nay, thực thi một hệ thống thương mại mở cửa toàn cầu và công bằng vẫn được cho là giải pháp mang tính toàn diện và bền vững. Nói rộng hơn, mô hình phát triển theo định hướng cân bằng hợp lý giữa nội nhu và ngoại nhu sẽ được cho là sự lựa chọn trong thời gian tới. 3. Đông Bắc á theo đuổi mô hình phát triển nào? Từ những phân tích, đánh giá nêu trên chúng tôi hoàn toàn tán đồng với các nhận định của giới nghiên cứu kinh tế cho rằng đối chiếu với nền tảng lý luận và thực tiễn nêu trên, cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính thế giới vừa qua đã góp phần tạo ra một mô hình tăng trưởng kinh tế mới, đặc biệt ở khu vực châu Á nói chung và Đông Bắc á nói riêng. Cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính 2007-2009 được đánh giá là cuộc khủng hoảng sâu rộng và nghiêm trọng nhất kể từ những năm 30 của thế kỷ trước. Việc vượt qua nguy cơ một cuộc khủng hoảng niềm tin đối với kinh tế toàn cầu đòi hỏi phải phát triển và ứng dụng các chiến lược quốc tế, chiến lược khu vực và chiến lược quốc gia để tạo ra một làn sóng tăng trưởng mới. Cái mới của mô hình này không phải hoàn toàn là sự thay thế hay phủ định cái cũ. Cái mới được nhấn mạnh ở sự thay đổi quan điểm về ngoại nhu và tỷ trọng hợp lý trong cấu thành tăng trưởng GDP/GNP. Điều đó không có nghĩa quan điểm mang tới một sự tuyệt đối hoá ở bất cứ khía cạnh nào trong bài toán tăng trưởng. Thật vậy, sự định dạng một mô hình tăng trưởng mới ở đây đã dần được làm sáng tỏ 12 tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới, tổ chức ở thành phố Đại Liên, Trung Quốc từ ngày 1012/9/2009 với chủ đề “Định hình lại mô hình tăng trưởng Châu Á”. Tại diễn đàn này cộng đồng quốc tế mong muốn thảo luận những nội dung và các đề xuất hành động cụ thể để tạo ra các nỗ lực mới trong việc khôi phục tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong tương lai. Như dẫn lời cựu Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế của Thái Lan, Tiến sỹ Somkid Jatusripitak, cho rằng cuộc khủng hoảng hiện nay sẽ thúc đẩy sự ra đời của một mô hình phát triển kinh tế mới, trong đó không dựa vào đầu tư nước ngoài hoặc coi du lịch và xuất khẩu làm động lực tăng trưởng. Theo ông, mô hình tăng trưởng mới sẽ gắn liền với sự nổi lên của thị trường nội địa. Tiêu dùng và đầu tư nội địa sẽ đóng vai trò lớn hơn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đối với châu Á nói chung và Đông Bắc á nói riêng, cuộc khủng hoảng được đánh dấu bằng sự sụt giảm mạnh nhu cầu ở Mỹ và các thị trường chủ yếu khác, đã buộc các nhà hoạch định chính sách tìm cách cân đối lại các mô hình tăng trưởng. Quan điểm của các nhà nghiên cứu kinh tế tại diễn đàn Kinh tế thế giới 2009 cho rằng: việc định hình lại mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế hiện đang là vấn đề cơ bản, quan trọng nhất đối với các Chính phủ khu vực châu Á. Thời gian tới, mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu áp dụng thành công cho châu Á nói chung và Đông á nói riêng thời gian qua vẫn phải là động lực chính, nhưng cần có sự điều chỉnh nhất định để thích ứng với biến đổi của kinh tế thế giới thời hậu khủng hoảng. Lập luận này cũng đã được các đại biểu của giới doanh nghiệp và các quan chức chính phủ đền từ Hàn quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, ASEAN, v,v,.. bị thuyết phục và tán thành cao. Ví dụ, Chủ tịch Tập đoàn vận tải, logicstic NYK Line (Nhật Bản) Miyahara Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 8(114) 8-2010 Nghiªn cøu khoa häc Koji cho rằng, ngay Nhật Bản vốn là nước rất coi trọng thị trường nội địa, nhưng cũng cần thúc đẩy hơn nữa để tạo đầu ra hiệu quả cho nền kinh tế. Ông Koji dự báo rằng vào khoảng sau năm 2012-2013, thị trường Mỹ, châu Âu mới có khả năng hồi phục như hiện nay, nên việc tạo dựng tốt hơn nữa mối quan hệ với các nước trong khu vực và liên Á là tất yếu. Hoặc Chủ tịch Phòng Thương Mại Thái Lan Sittheeammorn Kiat cũng nhận định tương tự rằng tất cả các cơ chế trước đây đang đứng trước cơ hội thay đổi lớn, vị thế kinh tế của châu Á đã khác và sự phụ thuộc vào ngoại khối ngày cần càng giảm đi. Theo Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Hội đồng cố vấn chính trị của Trung Quốc Zhao Qizheng, khủng hoảng toàn cầu chính là cơ hội để châu Á nhìn lại và đẩy mạnh hơn nữa cải cách kinh tế. Phương hướng của Trung Quốc là tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, cắt giảm thuế để gián tiếp thúc đẩy tiêu thụ nội địa. Trung quốc nhận thức rằng các nỗ lực nhằm khôi phục xuất khẩu trở lại mức trước khủng hoảng bằng cách định giá tiền tệ thấp để tăng tính cạnh tranh, dù là ngắn hạn, chắc chắn không còn hiệu quả và thậm chí sẽ vấp phải sự phản kháng từ các đối tác thương mại. Đó là một sự thật hiện nay. Đối với các ngân hàng và tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng Hoàng gia Scotland, ngân hàng thế giới (WB), IMF, v.v.. cũng chung quan điểm nêu trên cho rằng châu Á sẽ phải lựa chọn một chiến lược tăng trưởng mới dựa nhiều hơn vào nhu cầu nội địa nhưng không có nghĩa sẽ quay lại mô hình phát triển với chiến lược công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu kiểu trước đây trong đó duy trì bảo hộ như là bức tường thành chống lại xu hướng mở rộng tự do kinh tế và thương mại toàn cầu. Tóm lại, để cân đối lại cơ cấu tăng trưởng, các nền kinh tế Đông Bắc Á, trừ Nhật Bản, phải tăng chi tiêu trong khu vực công, thúc Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 8(114) 8-2010 đẩy tiêu dùng nội địa, đẩy mạnh cải cách khu vực tài chính và đảm bảo sự linh hoạt của tỷ giá trao đổi tiền tệ. Tất nhiên, quá độ hướng tới một cơ cấu tăng trưởng mới sẽ là một thách thức trung hạn đối với các nước ở Châu á nói chung và Đông Băc á nói riêng song với các đặc trưng mới hình thành nên mô hình phát triển nêu trên sẽ là một xu hướng lựa chọn thích hợp trong thập kỷ tới. Tµi liÖu tham kh¶o 1. “Xu hướng toàn cầu đến năm 2025 dưới góc nhìn của các nhà dự báo Mỹ”. Tuần Báo quốc tế, phỏng theo Tạp chí Newsweeks, 2009 . 2. “APEC cam kết chống chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch”; Báo quốc tế điện tử, Thứ sáu, 13/11/2009 | 01:11GMT+7 3. “Thương mại bất công chưa giảm”; Báo Tạp chí cộng sản điện tử; 8giờ 2 phút ngày 31/3/2010. 4. “Trung quốc phản đối hình thức bảo hộ mậu dịch” Theo Thời báo kinh tế Việt Nam, Báo điện tử số ngày 28/6/2010. 5. World Bank report 2009 6. IMF report 2009 7. OECD outlook 2010 8. Các bản tin của TTXVN 2009, tháng 1 đến tháng 6/2010. 9. “World Economic outlook Database”, International Monetary Fund (IMF), October 2009. 13 [...]... phng theo Tp chớ Newsweeks, 2009 2 APEC cam kt chng ch ngha bo h mu dch; Bỏo quc t in t, Th sỏu, 13/11 /2009 | 01:11GMT+7 3 Thng mi bt cụng cha gim; Bỏo Tp chớ cng sn in t; 8gi 2 phỳt ngy 31/3/2010 4 Trung quc phn i hỡnh thc bo h mu dch Theo Thi bỏo kinh t Vit Nam, Bỏo in t s ngy 28/6/2010 5 World Bank report 2009 6 IMF report 2009 7 OECD outlook 2010 8 Cỏc bn tin ca TTXVN 2009, thỏng 1 n thỏng 6/2010... duy trỡ bo h nh l bc tng thnh chng li xu hng m rng t do kinh t v thng mi ton cu Túm li, cõn i li c cu tng trng, cỏc nn kinh t ụng Bc , tr Nht Bn, phi tng chi tiờu trong khu vc cụng, thỳc Nghiên cứu đông bắc á, số 8(114) 8-2010 y tiờu dựng ni a, y mnh ci cỏch khu vc ti chớnh v m bo s linh hot ca t giỏ trao i tin t Tt nhiờn, quỏ hng ti mt c cu tng trng mi s l mt thỏch thc trung hn i vi cỏc nc Chõu ỏ...Nghiên cứu khoa học Koji cho rng, ngay Nht Bn vn l nc rt coi trng th trng ni a, nhng cng cn thỳc y hn na to u ra hiu qu cho nn kinh t ễng Koji d bỏo rng vo khong sau nm 2012-2013, th trng M, chõu u mi cú kh nng hi phc nh hin nay, nờn vic to dng tt hn na mi quan h vi cỏc nc trong khu vc v liờn l tt yu Hoc Ch tch Phũng Thng Mi Thỏi Lan Sittheeammorn Kiat cng nhn... 28/6/2010 5 World Bank report 2009 6 IMF report 2009 7 OECD outlook 2010 8 Cỏc bn tin ca TTXVN 2009, thỏng 1 n thỏng 6/2010 9 World Economic outlook Database, International Monetary Fund (IMF), October 2009 13

Ngày đăng: 30/09/2015, 17:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w