1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Tổng hợp đề thi ngữ văn lớp 6 có hướng dẫn chi tiết

27 2,2K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 534,24 KB

Nội dung

... TÁM ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG NĂM HỌC: 2015 - 20 16 Môn: NGỮ VĂN – LỚP Thời gian làm bài: 90 phút Đáp án & Hướng dẫn chấm PHẦN 1: (5 điểm) Câu 1: (3.0 điểm) a) Chi chi tiết tưởng tượng, kì ảo có. .. Ngữ văn Năm học 2015 – 20 16 PHÒNG GD&ĐT Quận ĐỀ KIỂM TRA HỌC TRƯỜNG: MÔN NGỮ VĂN Năm học: 2011 - 2012 Mã: 01 Đề Câu 1: (3 điểm) a, Kể tên truyện truyền thuyết học đọc thêm chương trình Ngữ. .. dung - Đoạn văn tự với chủ đề tự chọn - Trong đoạn văn có sử dụng cụm danh từ (Tùy làm HS mà giáo viên chấm điểm phù hợp) GV đề Phạm Thị Hồng Vân Trường THCS Lê Hồng Phong ĐỀ THI KHẢO SÁT

Khoa Ngữ văn TỔNG HỢP CÁC ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 Có hướng dẫn chi tiết KIỂM TRA HỌC Môn: Ngữ văn 6 Năm học 2015 – 2016 PHÒNG GD&ĐT Quận 5 ĐỀ KIỂM TRA HỌC TRƯỜNG:................................... MÔN NGỮ VĂN 6 Năm học: 2011 - 2012 Mã: 01 Đề bài Câu 1: (3 điểm) a, Kể tên các truyện truyền thuyết đã học hoặc đọc thêm trong chương trình Ngữ văn 6 tập 1? b, So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa truyện truyền thuyết và truyện cổ tích. Câu 2: (2 điểm) Cho câu văn sau: "Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng". (Sơn Tinh, Thuỷ Tinh) a, Xác định cụm danh từ trong câu văn trên. b, Hãy phân tích mô hình cấu tạo của cụm danh từ đó. Câu 3: (5 điểm) Kể về một người thân của em.. Bài làm ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM - ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Đề 1 Câu Câu 1 Nội dung a, Các truyện truyền thuyết trong chương trình Ngữ văn 6 tập 1: - Con Rồng, cháu Tiên, Bánh chưng, bánh giầy, Thánh Gióng, Sơn Tinh, Thủy Tinh, Sự tích Hồ Gươm. b, So sánh truyện truyền thuyết và truyện cổ tích. *Giống nhau: - Đều có những yếu tố hoang đường ,kì ảo. - Đều có mô típ giống nhau: nguồn gốc ra đời kì lạ và tài năng phi thường của nhân vật chính. *Khác nhau: Truyền thuyết Cổ tích - Truyền thuyết kể về các nhân vật - Cổ tích kể về cuộc đời các và sự kiện có liên quan đến lịch sử loại nhân vật nhất định (người thời quá khứ. mồ côi, người có tài năng kì - Thể hiện thái độ và cách đánh giá lạ…). của nhân dân đối với các sự kiện và - Thể hiện ước mơ, niềm tin nhân vật lịch sử được kể. của nhân dân về công lí xã hội. Điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm a, Xác định cụm danh từ: - một người chồng thật xứng đáng. 1 điểm b, Phân tích mô hình cấu tạo của cụm danh từ đó. Câu 2 Phần trước Phần trung tâm Phần sau một người chồng thật xứng đáng 1 điểm A. Yêu cầu chung: - HS biết vận dụng các thao tác làm văn tự sự để giải quyết yêu cầu của đề. - Nội dung: Kể về một người thân của em (ông, bà, bố, mẹ, anh, chị...). - Hình thức: bố cục ba phần, diễn đạt mạch lạc, chữ viết rõ ràng, đúng chính tả. B. Yêu cầu cụ thể. Câu 3 1. Mở bài: - Giới thiệu những nét chung về người thân em kể. 2. Thân bài: - Kể về ngoại hình. - Kể về tính cách, việc làm. - Kể về tình cảm của người thân giành cho mọi người trong gia đình và em. 3. Kết bài. - Tình cảm của em giành cho người thân đó. 0,5 điểm * Hình thức: Chữ viết đẹp, bố cục rõ ràng, trình bày sạch sẽ. 1 điểm 3 điểm 0,5 điểm PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ĐIỆN BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC TRƯỜNG:................................... MÔN NGỮ VĂN 6 Năm học: 2015 - 2016 Mã : 102 Đề bài Câu 1 : (3 điểm) a, Kể tên các truyện ngụ ngôn đã học hoặc đọc thêm trong chương trình Ngữ văn 6 tập 1? b, So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa truyện ngụ ngôn và truyện cười. Câu 2: (2 điểm) Cho câu văn sau: " Đại bàng nguyên là một con yêu tinh ở trên núi, có nhiều phép lạ". (Thạch Sanh ) a, Xác định cụm danh từ trong câu văn trên. b, Hãy phân tích mô hình cấu tạo của cụm danh từ đó. Câu 3 : (5 điểm) Kể về một người thân của em. Bài làm ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM - ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Đề 2 Câu Câu 1 Nội dung a, Các truyện ngụ ngôn trong chương trình Ngữ văn 6 tập 1: - Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi, Đeo nhạc cho mèo, Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng. b, So sánh truyện ngụ ngôn và truyện cười. * Giống nhau: Đều có chi tiết gây cười, tình huống bất ngờ. * Khác nhau: Truyện ngụ ngôn Truyện cười - Mục đích của truyện ngụ - Mục đích của truyện cười là mua vui ngôn là khuyên nhủ, răn dạy hoặc phê phán, chế giễu những sự việc, người ta 1 bài học nào đó hiện tượng, tính cách đáng cười trong trong cuộc sống. cuộc sống. Điểm 1 điểm a, Xác định cụm danh từ: - một con yêu tinh ở trên núi, có nhiều phép lạ. 1 điểm 1 điểm 1 điểm b, Phân tích mô hình cấu tạo của cụm danh từ đó. Câu 2 Phần trước Phần trung tâm Phần sau một con yêu tinh ở trên núi, có nhiều phép lạ. A. Yêu cầu chung: - HS biết vận dụng các thao tác làm văn tự sự để giải quyết yêu cầu của đề. Câu 3 - Nội dung: Kể về một người thân của em (ông, bà, bố, mẹ, anh, chị,..). - Hình thức: bố cục ba phần, diễn đạt mạch lạc, chữ viết rõ ràng, đúng 1 điểm chính tả. B. Yêu cầu cụ thể. 1. Mở bài: - Giới thiệu những nét chung về người thân em kể. 2. Thân bài: - Kể về ngoại hình. - Kể về tính cách, việc làm. - Kể về tình cảm của người thân giành cho mọi người trong gia đình và em. 3. Kết bài. - Tình cảm của em giành cho người thân đó. 0,5 điểm 3 điểm 0,5 điểm 1 điểm * Hình thức: Chữ viết đẹp, bố cục rõ ràng, trình bày sạch sẽ. PHÒNG GD&ĐT CAM LỘ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Môn: Ngữ văn – lớp 6 ĐỀ CHÍNH THỨC Năm học: 2014 – 2015 Thời gian 90 phút (không kể thời gian giao đề) Phần I: VĂN - TIẾNG VIỆT (4 điểm) Câu 1: (2 điểm) A - Tóm tắt ngắn gọn truyện cười Treo biển? B - Qua học truyện cười Treo biển, em rút ra được bài học gì trong cuộc sống? Câu 2: (2 điểm) Viết một đoạn văn ngắn (5 - 7 dòng) về chủ đề bảo vệ môi trường, trong đó có sử dụng một danh từ riêng và một cụm danh từ. Chỉ ra danh từ riêng và cụm danh từ đó. Phần II: TẬP LÀM VĂN (6 điểm) Hãy đóng vai Thánh Gióng trong truyện “Thánh Gióng” để kể lại câu chuyện đó. ------------------------- PHÒNG GD - ĐT CAM LỘ HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 6 - HỌC KÌ I Năm học 2014 - 2015 Phần I: VĂN – TIẾNG VIỆT (4 điểm) Câu 1: (2 điểm) A - Tóm tắt truyện: Chủ cửa hàng cá treo tấm biển “ở đây có bán cá tươi” có bốn người góp ý cho tấm biển quảng cáo, mỗi lần góp ý thì chủ cửa hàng bỏ đi một chữ và cuối cùng cất luôn tấm biển. (1 điểm) B - Bài học rút ra: Truyện phê phán những người thiếu chủ kiến khi làm việc, không suy xét khi nghe ý kiến khác. Vì vậy chúng ta cần có chủ kiến khi làm việc và suy xét thật kĩ trước ý kiến góp ý của người khác. (1 điểm) Câu 2: (2 điểm) - Học sinh viết đoạn văn đúng chủ đề, không mắc lỗi, có ý nghĩa, thể hiện rõ danh từ riêng và cụm danh từ (gạch chân hoặc viết ra) (2 điểm) - Học sinh viết đoạn văn đúng chủ đề, mắc vài lỗi chính tả, có ý nghĩa, thể hiện rõ danh từ riêng và cụm danh từ (gạch chân hoặc viết ra) (1,5 điểm) - Học sinh viết đoạn văn đúng chủ đề, mắc nhiều lỗi chính tả, có ý nghĩa, chưa thể hiện rõ danh từ riêng và cụm danh từ (gạch chân hoặc viết ra) (1 điểm) PHẦN II: TẬP LÀM VĂN (6 điểm) I. Yêu cầu chung - Viết đúng thể loại văn tự sự, kể chuyện tưởng tượng. - HS đóng vai Thánh Gióng kể lại câu chuyện “Thánh Gióng”- nhập vai sáng tạo, vận dụng ngôi kể thứ nhất. - Kể lại được cốt truyện, diễn biến lô gic, có thể lược bỏ một số chi tiết phụ và thêm vào một số chi tiết tưởng tượng của học sinh nhưng không làm thay đổi nội dung ý nghĩa của truyện. - Bố cục chặt chẽ, cách kể hấp dẫn, diễn đạt trôi chảy, trình bày sạch sẽ, viết đúng chính tả, ngữ pháp. II. Yêu cầu cụ thể. a) Mở bài:(1 điểm) Giới thiệu được câu chuyện: Thánh Gióng. b) Thân bài: (4 điểm) Kể diễn biến các sự việc: - Sự ra đời của Gióng: Ba mẹ đã già mà chưa có con, mẹ tôi ra đồng thấy vết chân lạ, ướm thử. Về nhà thụ thai, mười hai tháng sau tôi ra đời. Ba năm không nói, không cười. - Giặc Ân xâm lược nước ta. - Tiếng nói đầu tiên của tôi là đòi đi đánh giặc. - Tôi lớn nhanh như thổi -Dân làng góp gạo nuôi tôi. - Giặc Ân đến chân núi Trâu. - Tôi cưỡi ngựa ra trận đánh giặc, roi sắt gãy, nhổ tre đánh giặc, giặc tan, tôi bay về trời. c) Kết bài: (1 điểm) - Vua nhớ công ơn, lập đền thờ, phong danh hiệu cho tôi. - Cảm nghĩ của tôi về việc làm ấy III. Hướng dẫn cho điểm Điểm 5 - 6: Bài làm đạt yêu cầu như đáp án, diễn đạt trôi chảy, văn viết có hình ảnh, không sai lỗi chính tả, ngữ pháp. Điểm 4 - < 5: Bài làm đạt yêu cầu như đáp án song có một số lỗi sai sót nhỏ về chính tả hoặc diễn đạt. Điểm 3 - < 4: Hiểu đúng thể loại, bố cục đủ, nhưng diễn đạt đôi chổ còn lủng củng, có sai ít lỗi về chính tả, ngữ pháp. Điểm 2 - < 3:Hiểu đúng thể loại song bố cục chưa rõ ràng, diễn đạt lủng củng sai sót nhiều lỗi chính tả Điểm 1 - < 2: Bài làm không đúng theo yêu cầu, viết lan man, mắc quá nhiều lỗi. ------------------------------ PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ĐIỆN BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC TRƯỜNG:................................... MÔN NGỮ VĂN 6 Năm học: 2015 - 2016 Mã: 01 Đề bài Câu 1: (3 điểm) a, Kể tên các truyện truyền thuyết đã học hoặc đọc thêm trong chương trình Ngữ văn 6 tập 1? b, So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa truyện truyền thuyết và truyện cổ tích. Câu 2: (2 điểm) Cho câu văn sau: "Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng". (Sơn Tinh, Thuỷ Tinh) a, Xác định cụm danh từ trong câu văn trên. b, Hãy phân tích mô hình cấu tạo của cụm danh từ đó. Câu 3: (5 điểm) Kể về một người thân của em.. Bài làm Câu ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM - ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Đề 1 Nội dung a, Các truyện truyền thuyết trong chương trình Ngữ văn 6 tập 1: - Con Rồng, cháu Tiên, Bánh chưng, bánh giầy, Thánh Gióng, Sơn Tinh, Điểm 1 điểm Câu 1 Thủy Tinh, Sự tích Hồ Gươm. b, So sánh truyện truyền thuyết và truyện cổ tích. *Giống nhau: - Đều có những yếu tố hoang đường ,kì ảo. - Đều có mô típ giống nhau: nguồn gốc ra đời kì lạ và tài năng phi thường của nhân vật chính. *Khác nhau: Truyền thuyết Cổ tích - Truyền thuyết kể về các nhân vật - Cổ tích kể về cuộc đời các và sự kiện có liên quan đến lịch sử loại nhân vật nhất định (người thời quá khứ. mồ côi, người có tài năng kì - Thể hiện thái độ và cách đánh giá lạ…). của nhân dân đối với các sự kiện và - Thể hiện ước mơ, niềm tin nhân vật lịch sử được kể. của nhân dân về công lí xã hội. a, Xác định cụm danh từ: - một người chồng thật xứng đáng. 1 điểm 1 điểm 1 điểm b, Phân tích mô hình cấu tạo của cụm danh từ đó. Câu 2 Phần trước Phần trung tâm Phần sau một người chồng thật xứng đáng 1 điểm A. Yêu cầu chung: - HS biết vận dụng các thao tác làm văn tự sự để giải quyết yêu cầu của đề. - Nội dung: Kể về một người thân của em (ông, bà, bố, mẹ, anh, chị...). - Hình thức: bố cục ba phần, diễn đạt mạch lạc, chữ viết rõ ràng, đúng chính tả. B. Yêu cầu cụ thể. Câu 3 1. Mở bài: - Giới thiệu những nét chung về người thân em kể. 2. Thân bài: - Kể về ngoại hình. - Kể về tính cách, việc làm. - Kể về tình cảm của người thân giành cho mọi người trong gia đình và em. 3. Kết bài. - Tình cảm của em giành cho người thân đó. 0,5 điểm * Hình thức: Chữ viết đẹp, bố cục rõ ràng, trình bày sạch sẽ. 1 điểm 3 điểm 0,5 điểm PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ĐIỆN BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG:................................... MÔN NGỮ VĂN 6 Năm học: 2015 - 2016 Mã : 02 Đề bài Câu 1 : (3 điểm) a, Kể tên các truyện ngụ ngôn đã học hoặc đọc thêm trong chương trình Ngữ văn 6 tập 1? b, So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa truyện ngụ ngôn và truyện cười. Câu 2: (2 điểm) Cho câu văn sau: " Đại bàng nguyên là một con yêu tinh ở trên núi, có nhiều phép lạ". (Thạch Sanh ) a, Xác định cụm danh từ trong câu văn trên. b, Hãy phân tích mô hình cấu tạo của cụm danh từ đó. Câu 3 : (5 điểm) Kể về một người thân của em. Bài làm Câu Câu 1 ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM - ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Đề 2 Nội dung a, Các truyện ngụ ngôn trong chương trình Ngữ văn 6 tập 1: - Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi, Đeo nhạc cho mèo, Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng. b, So sánh truyện ngụ ngôn và truyện cười. * Giống nhau: Đều có chi tiết gây cười, tình huống bất ngờ. * Khác nhau: Truyện ngụ ngôn Truyện cười - Mục đích của truyện ngụ - Mục đích của truyện cười là mua vui ngôn là khuyên nhủ, răn dạy hoặc phê phán, chế giễu những sự việc, người ta 1 bài học nào đó hiện tượng, tính cách đáng cười trong trong cuộc sống. cuộc sống. a, Xác định cụm danh từ: - một con yêu tinh ở trên núi, có nhiều phép lạ. Điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm b, Phân tích mô hình cấu tạo của cụm danh từ đó. Câu 2 Phần trước Phần trung tâm Phần sau một con yêu tinh ở trên núi, có nhiều phép lạ. 1 điểm A. Yêu cầu chung: - HS biết vận dụng các thao tác làm văn tự sự để giải quyết yêu cầu của đề. - Nội dung: Kể về một người thân của em (ông, bà, bố, mẹ, anh, chị,..). - Hình thức: bố cục ba phần, diễn đạt mạch lạc, chữ viết rõ ràng, đúng chính tả. B. Yêu cầu cụ thể. Câu 3 1. Mở bài: - Giới thiệu những nét chung về người thân em kể. 2. Thân bài: - Kể về ngoại hình. - Kể về tính cách, việc làm. - Kể về tình cảm của người thân giành cho mọi người trong gia đình và em. 3. Kết bài. - Tình cảm của em giành cho người thân đó. * Hình thức: Chữ viết đẹp, bố cục rõ ràng, trình bày sạch sẽ. 0,5 điểm 3 điểm 0,5 điểm 1 điểm ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 10 TRƯỜNG THCS CÁCH MẠNG THÁNG TÁM ---------------------------------- ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG NĂM HỌC: 2015 - 2016 Môn: NGỮ VĂN – LỚP 6 Thời gian làm bài: 90 phút ------------------- PHẦN 1: (5 điểm) Câu 1: (3.0 điểm) Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao ước có một đứa con. Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai vợ chồng mừng lắm. Nhưng lạ thay! Đứa trẻ cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy… (Trích: Thánh Gióng) a) Chỉ ra những chi tiết tưởng tượng, kì ảo có trong đoạn trích trên? (1.5 điểm) b) Đoạn trích trên kể về sự việc gì? (0.5 điểm) c) Em hiểu thế nào là truyền thuyết? (1.0 điểm) Câu 2: (2.0 điểm) a) Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau: (1.0 điểm) Đứng trên mui vững chắc của chiếc xuồng máy, người nhanh tay có thể với lên hái được những trái cây trĩu quả xuống từ hai phía cù lao. b) Tìm các từ láy có trong câu văn sau: (1.0 điểm) Chợ Hòn Gai buổi sáng la liệt tôm cá. Những con cá song khỏe, vớt lên hàng giờ vẫn giẫy đành đạch, vảy xám hoa đen lốm đốm. Những con cá chim mình dẹt như hình con chim lúc sải cánh bay, thịt ngon vào loại nhất nhì. Những con cá nhụ béo núc, trắng lốp, bóng mượt như được quét một lớp mỡ ngoài vậy. Những con tôm tròn, thịt căng lên từng ngấn như cổ tay của trẻ lên ba, da xanh ánh, hàng chân choi choi như muốn bơi. PHẦN 2: (5 điểm) Cơn mưa dông vừa dứt cũng là lúc ngày khép lại. Vầng trăng lên, đêm mở ra, cảnh vật đẹp lung linh dưới ánh trăng. Em hãy tả lại cảnh đó. –––––––– Hết –––––––– ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 10 TRƯỜNG THCS CÁCH MẠNG THÁNG TÁM ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG NĂM HỌC: 2015 - 2016 Môn: NGỮ VĂN – LỚP 6 Thời gian làm bài: 90 phút Đáp án & Hướng dẫn chấm PHẦN 1: (5 điểm) Câu 1: (3.0 điểm) a) Chỉ ra những chi tiết tưởng tượng, kì ảo có trong đoạn trích: + Bà lão ướm vết chân rồi mang thai → 0.5 điểm + Mang thai mười hai tháng mới sinh → 0.5 điểm + Đứa trẻ lên ba vẫn không biết nói, biết cười, đặt đâu nằm đấy → 0.5 điểm b) Đoạn trích trên kể về sự việc gì? - Kể về sự ra đời kì lạ của Gióng → 0.5 điểm c) Em hiểu thế nào là truyền thuyết? (1.0 điểm) - Học sinh nêu khái niệm như trong SGK. Tuỳ mức độ làm bài của HS, GV linh hoạt cho điểm. Câu 2: (2.0 điểm) a) Xác định chủ ngữ, vị ngữ : - CN: người nhanh tay → 0.25 điểm - VN: có thể với lên ... từ hai phía cù lao → 0.25 điểm b) Tìm các từ láy có trong đoạn văn: - Học sinh ghi lại các từ láy có trong đoạn văn, mỗi từ đúng → 0.25 điểm: la liệt, đành đạch, lốm đốm, choi choi. PHẦN 2: (5 điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng: - Xác định đúng yêu cầu đề bài: miêu tả kết hợp với phát biểu cảm nghĩ. - Bài viết đảm bảo bố cục 3 phần: mở bài, thân bài , kết bài. - Bài viết cần miêu tả theo trình tự thời gian, không gian; cảnh đêm trăng vừa lên sau cơn mưa giông. - Không mắc lỗi diễn đạt và lỗi chính tả… 2. Yêu cầu về kiến thức: * Mở bài: (0.5 điểm) - Giới thiệu cảnh định tả. - Cảm xúc chung của em về cảnh đó. * Thân bài: (4.0 điểm) - Thời gian: → 0.5 điểm - Không gian: → 0.5 điểm - Tập trung miêu tả sự thay đổi và vẻ đẹp của cảnh vật trong sự chuyển hóa của đất trời và đặc biệt là vẻ đẹp của ánh trăng. → 1.0 điểm - Cảm xúc chân thật, sâu sắc và có chiều sâu. → 1.0 điểm - Có thể sử dụng một số biện pháp tu từ: so sánh, nhân hoá, ẩn dụ… để cảnh được miêu tả cụ thể hơn, sinh động và gợi sự liên tưởng. → 1.0 điểm * Kết bài: (0.5 điểm) - Cảm xúc của em về cảnh đã tả. (GV căn cứ vào bài viết của HS có cách đánh giá chính xác, linh hoạt; trân trọng những bài văn kể chân thực, xúc động, GV linh hoạt cho điểm) –––––––– Hết –––––––– ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG Môn: Ngữ văn 6 – Năm học 2014 – 2015 Thời gian: 60 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1 (1 điểm): Ghi vào tờ giấy thi từ không cùng nhóm trong mỗi dòng sau: a. vàng nhạt, vàng vọt, vàng khè, vàng tươi b. hoa hồng, hoa mười giờ, hoa lan, hoa điểm mười c. chạy, bước, lội, trèo d. cá thu, cá ngừ, cá song, cá quả Câu 2: (4 điểm) Trong bài Trên đường thiên lí, nhà thơ Tố Hữu đã ghi lại cảm xúc của mình trước cảnh mùa xuân về trên đất nước như sau: Ta đứng dậy, ngẩn ngơ mà ngắm mãi Quê hương ta. Nghe phấp phới trong lòng. Đôi cánh cò trắng vẫy mênh mông. Ôi Tổ quốc! Đơn sơ mà lộng lẫy! a. Chỉ ra những từ láy có trong đoạn thơ trên. b. Đặt một câu ghép có chứa một từ láy em vừa tìm được ở trên. c. Đoạn thơ trên giúp em cảm nhận gì về vẻ đẹp và tình cảm của tác giả với tổ quốc Việt Nam thân yêu? Câu 3: (5 điểm) Chia tay trường Tiểu học thân yêu, em trở thành học sinh trường THCS Bình Minh với bao điều mới mẻ. Bằng bài văn ngắn, hãy tả lại quang cảnh ngôi trường mới của em vào một buổi sáng trước giờ vào lớp . ----------Hết---------- ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Câu MÔN: NGỮ VĂN 6 Nội dung Điểm Câu 1 Ghi đúng từ không cùng nhóm 1đ a vàng vọt 0,25đ b hoa điểm mười 0,25đ c trèo 0,25đ d cá quả 0,25đ Câu 2 Trả lời đúng các nội dung yêu cầu 4đ a Các từ láy: ngẩn ngơ, phấp phới, mênh mông, lộng lẫy 1đ b Đặt đúng câu ghép, sử dụng từ láy được yêu cầu hợp lý 1đ c - Vẻ đẹp đơn sơ, giản dị của đất nước Việt Nam thân yêu. Đất nước 1đ hiện ra trong vẻ đẹp thật nên thơ, thanh bình và ấm áp, đặc biệt là hình ảnh “cánh có trắng vẫy mênh mông”. - Cảnh quê hương làm cho tác giả đứng "ngẩn ngơ mà ngắm mãi", thấy 1đ trong lòng "phấp phới" niềm vui. Đó là tình cảm yêu mến, tự hào ... 5đ Câu 3 MB: Giới thiệu chung về trường và cảnh buổi sáng trước giờ vào lớp 0,5đ thật sinh động. TB: - Quang cảnh chung: trường, sân trường, nắng sớm, hàng cây, âm 3đ thanh... - Học sinh tấp nập vào trường, các lớp... - Giờ truy bài: cảnh trong lớp, ngoài sân, hoạt động của giáo viên, học sinh... - Cảnh trường bắt đầu vào lớp. - Suy nghĩ, tình cảm của em với ngôi trường mới. KB: Cảm nghĩ chung * Hình thức: Trình bày sạch đẹp, bố cục rõ ràng... 0,5đ 1đ TRƯỜNG TH & THCS BÌNH HÒA TÂY Ngày kiểm tra: 27/09/2012 Họ và tên: ……………………………….. Kiểm tra phân môn Văn Lớp: 6 Thời gian: 15 phút Điểm Lời nhận xét của cô giáo: Câu 1: (3,5 điểm) Nhân vật Lí Thông có những bản chất gì? Nêu ý nghĩa của truyện Thạch Sanh. Câu 2: (3,5 điểm) Trước khi kết hôn với công chúa, Thạch Sanh đã phải trải qua những thử thách như thế nào? Thạch Sanh bộc lộ những phẩm chất gì qua những lần thử thách ấy? Câu 3: (3 điểm) Kết thúc truyện Thạch Sanh, mẹ con Lí Thông phải chết, Thạch Sanh thì được kết hôn cùng công chúa và lên ngôi vua. Theo em qua cách kết thúc này, nhân dân ta muốn thể hiện điều gì? HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM PHÂN MÔN VĂN 6 – 15 PHÚT: Câu 1: Bản chất nhân vật Lý Thông: Bộc lộ qua lời nói, sự mưu tính và hành động: Xảo trá, độc ác, phản bội, bất nhân bất nghĩa, nham hiểm, xảo quyệt,vong ân bội nghĩa. (2đ) -Ước mơ, niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của những con người chính nghĩa, lương thiện. (1,5đ) Câu 2: Có 4 thử thách mà Thạch Sanh phải trải qua: (0,5đ) - Bị lừa đi thế mạng. (0,5đ) - Xuống hang diệt đại bàng cứu công chúa bị Lý Thông lấp hang. (0,5đ) - Bị hồn chằn tinh, đại bàng báo thù, Thạch Sanh bị bắt hạ ngục. (0,5đ) - Bị 18 nước chư hầu mang quân đánh. (0,5đ) * Phẩm chất của Thạch Sanh: - Thật thà, dũng cảm, tài năng. (0,5đ) - Lòng nhân đạo, yêu hòa bình. (0,5đ) Câu 3: Học sinh diễn đạt theo cách hiểu của mình nhưng phải đảm bảo đủ nội dung sau: Kết thúc có hậu (1đ): ở hiền gặp lành (Thạch Sanh) (1đ), ở ác gặp ác (mẹ con Lí Thông) (1đ) (Tùy theo bài làm của hs giáo viên cho điểm phù hợp) GV ra đề Phạm Thị Hồng Vân TRƯỜNG TH & THCS BÌNH HÒA TÂY Ngày kiểm tra: 1/11/2012 Họ và tên: ……………………………….. Kiểm tra phân môn Tiếng Việt Lớp: 6 Thời gian: 15 phút Điểm: Lời nhận xét của cô giáo: Câu 1: (3 điểm) Cụm danh từ là gì? Câu 2: (3 điểm) Tìm cụm danh từ trong các câu sau: a) Những đàn cò trắng đang bay. b) Tất cả học sinh lớp 6A đều cố gắng học tốt. c) Tôi là một học sinh giỏi. Câu 3: (4 điểm) Viết một đoạn văn tự sự với chủ đề tự chọn từ 3 – 5 dòng trong đó có sử dụng ít nhất một cụm danh từ, gạch dưới cụm danh từ đó một gạch. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM PHÂN MÔN VĂN 6 – 15 PHÚT: Câu 1: (3 điểm) - Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. (1,5đ) - Cụm danh từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mình danh từ, nhưng hoạt động trong câu giống như một danh từ. (1,5đ) Câu 2: (3 điểm) Cụm danh từ trong các câu sau: a) Những đàn cò trắng đang bay. (1đ) b) Tất cả học sinh lớp 6A đều cố gắng học tốt. (1đ) c) Tôi là một học sinh giỏi. (1đ) Câu 3: (4 điểm) Bài viết đảm bảo các ý sau: * Về hình thức . - Trình bày sạch, đẹp, câu phải có sự liên kết chặt chẽ. * Về nội dung. Đảm bảo các nội dung sau: - Đúng,đủ các yêu cầu phần nội dung. - Đoạn văn tự sự với chủ đề tự chọn . - Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một cụm danh từ. (Tùy bài làm của HS mà giáo viên chấm điểm phù hợp) GV ra đề Phạm Thị Hồng Vân Trường THCS Lê Hồng Phong ĐỀ THI KHẢO SÁT ĐẦU NĂM Tên: …………………………. MÔN: Ngữ văn Lớp: …………………………. Thời gian: 60 phút không kể thời gian giao đề Điểm Lời phê của cô giáo I. Phần Văn - Tiếng Việt: (2.0 điểm) Đọc kỹ đoạn thơ sau rồi trả lời các câu hỏi bên dưới: Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh Câu 1: Xác định từ láy trong đoạn thơ trên? Những từ nào là láy bộ phận, từ nào là láy toàn bộ? (1.0 điểm) ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên? (1.0 điểm) ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… II. Phần tập làm văn: (8.0 điểm) Em hãy tả một người mà em yêu thích. ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ĐÁP ÁN: I. Phần tiếng Việt (2 điểm) Câu 1: - Đoạn thơ có các từ láy: Loắt choắt; xinh xinh; thoăn thoắt; nghênh nghênh. - Láy bộ phận: Loắt choắt; thoăn thoắt. - Láy toàn bộ: xinh xinh, nghênh nghênh Câu 2: Nội dung chính của đoạn thơ: miêu tả hình dáng của chú bé giao liên đang làm nhiệm vụ có tên là Lượm. II. Phần tập làm văn (8 điểm) Bài văn phải có ba phần, trình bày sạch đẹp theo trình tự hợp lý. 1. Mở bài: Giới thiệu được người cần tả 2. Thân bài: - Tả hình dáng: + Chiều cao, khuôn mặt, nước da, …? - Tả tính nết: + Hiền hay nóng tính? + Giúp đỡ mọi người như thế nào?... 3. Kết bài: Cảm nghĩ của em về người ấy? [...]... các yêu cầu phần nội dung - Đoạn văn tự sự với chủ đề tự chọn - Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một cụm danh từ (Tùy bài làm của HS mà giáo viên chấm điểm phù hợp) GV ra đề Phạm Thị Hồng Vân Trường THCS Lê Hồng Phong ĐỀ THI KHẢO SÁT ĐẦU NĂM Tên: ………………………… MÔN: Ngữ văn Lớp: ………………………… Thời gian: 60 phút không kể thời gian giao đề Điểm Lời phê của cô giáo I Phần Văn - Tiếng Việt: (2.0 điểm) Đọc... học sinh lớp 6A đều cố gắng học tốt c) Tôi là một học sinh giỏi Câu 3: (4 điểm) Viết một đoạn văn tự sự với chủ đề tự chọn từ 3 – 5 dòng trong đó có sử dụng ít nhất một cụm danh từ, gạch dưới cụm danh từ đó một gạch HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM PHÂN MÔN VĂN 6 – 15 PHÚT: Câu 1: (3 điểm) - Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành (1,5đ) - Cụm danh từ có ý nghĩa... Em hãy tả lại cảnh đó –––––––– Hết –––––––– ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 10 TRƯỜNG THCS CÁCH MẠNG THÁNG TÁM ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG NĂM HỌC: 2015 - 20 16 Môn: NGỮ VĂN – LỚP 6 Thời gian làm bài: 90 phút Đáp án & Hướng dẫn chấm PHẦN 1: (5 điểm) Câu 1: (3.0 điểm) a) Chi ra những chi tiết tưởng tượng, kì ảo có trong đoạn trích: + Bà lão ướm vết chân rồi mang thai → 0.5 điểm + Mang thai mười hai tháng mới sinh... PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ĐIỆN BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG: MÔN NGỮ VĂN 6 Năm học: 2015 - 20 16 Mã : 02 Đề bài Câu 1 : (3 điểm) a, Kể tên các truyện ngụ ngôn đã học hoặc đọc thêm trong chương trình Ngữ văn 6 tập 1? b, So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa truyện ngụ ngôn và truyện cười Câu 2: (2 điểm) Cho câu văn sau: " Đại bàng nguyên là một con yêu tinh ở trên núi, có nhiều phép lạ" (Thạch Sanh... trong câu văn trên b, Hãy phân tích mô hình cấu tạo của cụm danh từ đó Câu 3 : (5 điểm) Kể về một người thân của em Bài làm Câu Câu 1 ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM - ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Đề 2 Nội dung a, Các truyện ngụ ngôn trong chương trình Ngữ văn 6 tập 1: - Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi, Đeo nhạc cho mèo, Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng b, So sánh truyện ngụ ngôn và truyện cười * Giống nhau: Đều có chi tiết gây...PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ĐIỆN BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC TRƯỜNG: MÔN NGỮ VĂN 6 Năm học: 2015 - 20 16 Mã: 01 Đề bài Câu 1: (3 điểm) a, Kể tên các truyện truyền thuyết đã học hoặc đọc thêm trong chương trình Ngữ văn 6 tập 1? b, So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa truyện truyền thuyết và truyện cổ tích Câu 2: (2 điểm) Cho câu văn sau: "Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén... điểm) - Cảm xúc của em về cảnh đã tả (GV căn cứ vào bài viết của HS có cách đánh giá chính xác, linh hoạt; trân trọng những bài văn kể chân thực, xúc động, GV linh hoạt cho điểm) –––––––– Hết –––––––– ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG Môn: Ngữ văn 6 – Năm học 2014 – 2015 Thời gian: 60 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1 (1 điểm): Ghi vào tờ giấy thi từ không cùng nhóm trong mỗi dòng sau: a vàng nhạt, vàng... a) Chi ra những chi tiết tưởng tượng, kì ảo có trong đoạn trích trên? (1.5 điểm) b) Đoạn trích trên kể về sự việc gì? (0.5 điểm) c) Em hiểu thế nào là truyền thuyết? (1.0 điểm) Câu 2: (2.0 điểm) a) Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau: (1.0 điểm) Đứng trên mui vững chắc của chi c xuồng máy, người nhanh tay có thể với lên hái được những trái cây trĩu quả xuống từ hai phía cù lao b) Tìm các từ láy có. .. Câu 2: (2.0 điểm) a) Xác định chủ ngữ, vị ngữ : - CN: người nhanh tay → 0.25 điểm - VN: có thể với lên từ hai phía cù lao → 0.25 điểm b) Tìm các từ láy có trong đoạn văn: - Học sinh ghi lại các từ láy có trong đoạn văn, mỗi từ đúng → 0.25 điểm: la liệt, đành đạch, lốm đốm, choi choi PHẦN 2: (5 điểm) 1 Yêu cầu về kĩ năng: - Xác định đúng yêu cầu đề bài: miêu tả kết hợp với phát biểu cảm nghĩ - Bài... ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG NĂM HỌC: 2015 - 20 16 Môn: NGỮ VĂN – LỚP 6 Thời gian làm bài: 90 phút - PHẦN 1: (5 điểm) Câu 1: (3.0 điểm) Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức Hai ông bà ao ước có một đứa con Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to,

Ngày đăng: 28/09/2015, 16:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w