1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

sự hình thành châu âu

41 849 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 8,08 MB

Nội dung

I/Khái quát chung về người Giecmanh: Nguời Giecmanh là một bộ tộc lớn, thuộc chủng tộc Arian thuộc ngữ hệ Ấn- Âu bao gồm các tộc người như: Tây gôt, Đông gôt, Frăng, Văngđan, Ănglôxăcxô

Trang 1

Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh

khoa: Lịch sử -1A

Bài thuyết trình nhóm 1

GVHD: TS Hà Bích LiênCác SV thực hiện:

Nguyễn thị Dung

Đỗ thị Thu Trang

Hà Thị HợiĐàng Mai Thủy ThanhBùi Thị Ngọc Mai

Trần Thị Châm Nèang Danl

Lâm Quốc Linh VõThị Kim Tuyến Sầm Thị PhượngHòang thị uyên

Trang 2

Giới thiệu chung

I/ Khái quát chung về người Giecmanh

II/ Qúa trình thiên di của các tộc người Giecmanh.1/ Nguyên nhân của cuộc thiên di

2/Qúa trình thiên di cuộc các tộc người Giecmanh.III/ Kết luận

Trang 3

I/Khái quát chung về người Giecmanh:

Nguời Giecmanh là một bộ tộc lớn, thuộc chủng tộc

Arian ( thuộc ngữ hệ Ấn- Âu) bao gồm các tộc người

như: Tây gôt, Đông gôt, Frăng, Văngđan,

Ănglôxăcxông…

Từ những thế kỉ TCN, họ đã sinh sống ở vùng biển

giáp phía Bắc và Đông Bắc của Đế Quốc Rôma, phân

bố trên một vùng đất đai rộng lớn, từ sông Ranh đến tận sông Vixtuyn, từ sông Đanuyp đến biển Ban tich

Thời kỳ này họ sống trong trạng thái du mục, du cư Đến TK I-II, theo Taxit người Giecmanh đã bắt đầu định cư, lập công xã,

bỏ chăn nuôi lấy nghề cấy trồng là chính

Trang 4

-Đến thế kỉ IV-V, người Giecmanh đã có những tiến bộ lớn về kĩ thuật canh tác.

- Họ đã sử dụng ngựa, bò làm sức kéo

- Những nghề thủ công như: dệt vải, rèn vũ khí, đóng tàu, thuyền đi lại trên sông cũng trở nên

thịnh đạt Các tù trưởng và thủ lĩnh quân sự đã

có điều kiện tổ chức quân đội chuyên nghiệp

Chế độ thị tộc dựa trên quan hệ huyết thống của người Giecmanh dần tan rã, việc tư hữu tài sản,

sự phân chia giàu nghèo bắt đầu xuất hiện

-Về tổ chức xã hội: họ cũng dần tiến bộ Hội

đồng nhân dân là cơ quan quyền lực tối cao có quyền quyết định mọi việc của công xã và bầu ra

Trang 5

II/ Qúa trình thiên di của các tộc người

Giecmanh:

1/ nguyên nhân cuộc thiên di:

Đến giữa TK IV, sự thiên di ồ ạt của người Hungnô xuống phía Đông của Nam Âu đã làm cho các bộ lạc của người Giecmanh hoảng sợ

Họ vội vàng kéo nhau vào sâu trong lãnh thổ Rôma

để lánh nạn Cũng chính thời kỳ này đế quốc chiếm

nô Rôma rơi vào tình trạng khủng hỏang trầm trọng

Vì thế người Giecmanh dễ dàng chiếm đất đai lập nên hàng lọat các vương quốc của mình mà giai cấp chủ nô Rôma không đủ sức ngăn cản

Trang 6

2/ Qúa trình thiên di của các tộc người

Giecmanh:

Từ TK III, các bộ lạc Giecmanh đã kết thành

nhiều liên minh bộ lạc như: Ôxtrôgôx( Đông Gôx), Viđigôt( Tây Gôx), Vanđan, Frăng, Ănglôxăcxông, Alamăng, Lôngba…Và thường tập kích vùng biên cương của đế quốc Rôma

Do ngăn cản không được nên Rôma buộc phải cho người Giecmanh bắt đầu di cư ồ ạt vào phần lãnh thổ phía Tây của đế quốc Rôma

Lịch sử gọi đó là cuộc thiên di lớn của các tộc

người Giecmanh

Trang 7

2.1/ Vương quốc Viđigôt:

Bị người Hungnô dồn đuổi vào năm 376, định cư tại

một vùng trên lãnh thổ phía đông của đế quốc.

Năm 395, dưới sự lãnh đạo của thủ lĩnh có họ là

Alaric, người Viđigốt đã tiến vào kinh đô của đế quốc Côngxtăngtinôplơ đông Rôma.

Năm 401, họ tràn vào miền Bắc Italia và đến năm 410 thì hạ được Rôma Sau đó họ chiếm được vùng Akiten Năm 419, họ thành lập vương quốc đầu tiên của người Giecmanh trên đất Rôma.

Đến nửa sau TK V, vương quốc Viđigôt đạt đến giai đoạn cường thịnh nhất

Năm 507 trước sự tấn công của vương quốc

Frăng,Vidigot phải rời đô sang Tây Ban Nha.

Năm 711 Vidigot bị Arập chinh phục

Trang 9

Aralic I

Trang 10

2.2/ Vương quốc Xuyevo:

Năm 411 khi người vidigot tràn vào Italia, người Văngđan, người Xuyevo và người

Alanh cũng vượt sông Danuyp rồi tiến dần

Trang 11

2.3/ Vương quốc Vangdan:

Bị người Vidigot dồn đuổi người Alanh và người Vangdan phải rút xuống phía nam bán đảo và đến năm 429 thì vượt biển sang Bắc Phi

Năm 439 họ chiếm được thành Cactadơ và

thành lập ở đó vương quốc vangdann

Tiếp đó họ chinh phục được miền tây đảo Xixilia, đảo Xacdenho,đảo Coocxo,quần đảo Balea

Năm 455 người vangdan hạ được thành Roma Vương quốc Vangdan tồn tại gần một thế kỉ

Đến năm 534 thì bị hoàng đế Đông Rôma tiêu diệt

Trang 13

Genseris chỉ huy quân đội Vandals cướp phá Roma

Trang 14

2.4/ Vương quốc Buốcgôngđơ :

Tiếp sau người Vangdan vào khoảng

những năm 30 của thế kỉ V người

Buôcgôngđơ vốn cư trú ở khu vực giữa

sông Ode và sông Vittuyn cũng vượt sông Ranh ở Đông Nam xứ Gôlơ.

Năm 457 họ thành lập vương quốc

Buôcgongdo đóng đô ở Liông Quốc gia này tồn tại không đầy một thế kỉ,đến năm 534 thì

bị vương quốc Frăng thôn tính.

Trang 16

2.5/ Các vương quốc của người Ănglôxăcxông:

Ở Britên, từ năm 407, Rôma đã rút hết các binh đòan của mình về bảo vệ phần lãnh thổ của đế

di cư sang miền nam Britên và thành lập ở đó

nhiều vương quốc nhỏ Phần đất đai trên lãnh thổ phía Tây của đế quốc Rôma đã thuộc về người

Giecmanh, chỉ còn lại lưu vực sông Xen ở xứ

Gôlơ, nhưng đã bị vương quốc Buôcgôngđơ cắt

Trang 17

Năm 476, một viên tướng người Giécmanh là

Ôđôacrơ đã làm chính biến, lật đổ hoàng đế cuối cùng của Tây Rôma là Rômulut Ôguxtulut Đế quốc Tây Rôma diệt vong

Đến năm 493, Ôđôacrơ bị người Ôxtơrôgôt đánh bại và về sau bị vua Ôxtơrôgôt là Têôđôrich giết

chết trong một bữa tiệc

Sau khi đế quốc Tây Rôma diệt vong, người

Giecmanh tiếp tục thành lập ba vương quốc mới

trên đất đai của đế quốc Đó là vương quốc

Ôxtơrôgôt, vương quốc Lôngba, vương quốc

Frăng

Trang 20

2.6/ Vương quốc Ôxtơrôgôt :

Người Ôxtơrôgôt vốn sinh sống ở vùng thảo

guyed gần Biển Đen sau đó dời đến vùng Panôni Năm 488, để tránh nạn đói đang đe dọa, dưới sự chỉ huy của thủ lĩnh người Ôxtơrôgôt đã di cư

sang Italia

Năm 493, họ tấn công Raven, kinh đô của các

hoàng đế cuối cùng của Tây Rôma

Ôđôacrơ bị đánh bại và sau đó bị giết chết Trên đất đai chinh phục được bao gồm Italia và

Đanmati, Têôđôrich đã thành lập vương quốc

Ôxtơrôgôt, đóng đô ở Raven

Năm 535, Ôxtơrôgôt bị hoàng đế của Đông

Trang 21

2.7/ Vương quốc Lôngba:

Năm 568, liên minh bộ lạc Lôngba vốn cư trú ở vùng trung và thượng lưu sông Đanuyp

Năm 568, đã chinh phục dược miền Bắc và miền Trung Italia rồi dựng lên vương quốc Lôngba, đóng

đô ở Bavie

Vào TK VIII, vua Lôngba có mưu đồ quản lí cả

lãnh địa của giáo hoàng nên giáo hoàng đã dựa

vào thế lực của vương quốc Frăng

Năm 754 và 755, Lôngba bị vua Frăng giáng

cho những đòn thất bại đầu tiên và đến năm 774, thì bị vua Saclơ chinh phục

Trang 22

Như vậy, trước và sau đế quốc Tây Rôma diệt vong, trên đất đai cũ của đế quốc đã

thành lập nhiều vương quốc của người

Giecmanh, nhưng phần lớn các quốc gia ấy chỉ tồn tại trong 1 thời gian ngắn, nhiều lắm

là đến thế kỉ VIII thì bị diệt vong.

Chỉ có đế quốc Frăng không những tồn tại lâu dài mà còn có vai trò hết sức quan trọng trong toàn bộ lịch sử Tây Âu thời sơ kì trung đại.

Trang 24

2.8/ Vương quốc Frăng

Sự ra đời của nhà nước:

- Người Frăng có nghĩa là “ dũng cảm”, “tự do” lúc đầu cư trú ở vùng hữu ngạn hạ lưu sông Ranh Họ chia thành 2 nhánh lớn: người Frăng ven biển và Frăng ven sông.Từ TK III họ vượt sông Ranh tràn vào xứ Gôlơ, đến TK V, thì được định cư ở vùng đông bắc xứ Gôlơ

- Năm 451, người Frăng cùng với người Viđigôt, người Buôcgôngđơ liên minh với quân đội Rôma đánh bại quân đội Hung nô do Áttila chỉ huy ở

Catalônich gần Toraoay

Trang 25

-Năm 486, dưới sự chỉ huy của Clôvit, người

Frăng đã chiếm thêm được vùng đất nằm giữa

sông Xen và sông Loa ở miền bắc xứ Gôlơ

- Năm 496, Clôvit chỉ huy quân Frăng tấn công và chiếm được một phần đất đai của người Alamăng

ở phía đông

- Từ 507-510, Clôvit tiến xuống phía nam đánh

Viđigốt và chiếm được vùng Akiten

=> Bấy giờ, lãnh thổ Frăng đã bao gồm ¾ xứ

Gôlơ và một vùng rộng lớn ở hữu ngạn sông

Ranh

Trang 26

Vương triều mêrôvanhgiêng

Năm 511, Clovit chết, vương quốc Frăng chia thành 4 phần cho 4 người con trai của ông

Đến nửa TK V,Frăng trở thành vương quốc lớn mạnh nhất trong số các quốc gia man tộc ở Tây Âu

Năm 613, vương quốc Frăng lại được thống

nhất duới sự cai trị của vua Clôte II

Năm 614Colôte II ban bố sắc lệnh thừa nhận sắc lệnh về đất đai, về hành chính và tư pháp của

lãnh chúa lớn

Trang 27

Clovis I

Trang 29

Đến giữa TK VII, mọi quyền hành ở Nơxtơri,

Buôcgôngđơ, Ôxtơrađi đều nằm trong tay tể tướng của các xứ đó, vua Frăng chỉ tồn tại trên danh

nghĩa Thời này gọi là thời kỳ “ Vua lười”

người Bavaroa phải nộp cống cho vương quốc

Frăng

Trang 30

Vuơng triều Carôlanhgiêng:

Năm 751, hội nghị quý tộc cử

Pêpanh lên làm vua.

Năm 754-755 ,Pêpanh tấn

công người Lôngba rồi đem chia

đất đai miền trung Italia tặng

giáo hoàng

Từ đó Tây Âu xuất hiện một

quốc gia mới là nước Giáo

Hòang Pêpanh còn chinh phục

hữu sông Ranh và Akiten Đến

đây người Arập hòan tòan bị

đuổi khỏi miền Nam xứ Gôlơ.

Trang 31

Năm 768, Pêpanh chết vương quốc được giao

cho 2 người con là Saclơmanhơ và Carlơman

I(751-771)

Năm 771, Carloman bị chết, Saclơmanhơ lên

chiếm hết cả vùng đất của Carloman trở thành vua của cả vương quốc Frăng

Trong thời gian 46 năm cầm quyền, Saclơmanhơ

đã tiến hành 55 cuộc viễn chinh lớn

Kết quả đã thành lập được đế quốc

Calôvanhgiêng rộng lớn chạy dài từ sông

Ebrơ(TBN) đến sông Enbơ(Đức)

Vào ngày lễ noel năm 800, tại nhà thờ lớn Xanh

Pie ở Rôma, Saclơmanhơ được giáo hòang Lêông III cử hành lễ gia miện tôn làm hòang đế của

người Rôma

Trang 32

Leo III và lễ gia miện của

saclơmannhơ

Trang 33

Năm 881, Saclơmanhơ chết người con

Lu-y “mộ đạo” lên nối ngôi hòang

gồm vùng tả ngạn sông Ranh và miền Bắc bán đảo Italia.

- Người con thứ 2 Luy “xứ Giecmanh” được phần đất phía Đông sông Ranh.

Trang 34

- Người em út Saclơ “Hói” được phần đất

phía Tây của đế quốc.

=>Hiệp ước vecđon là cái mốc lịch sử đánh dấu

sự tan rã của đế quốc Carôlanhgiêng rộng lớn, hùng cường mà còn là cái móc lịch sử đánh dấu

sự thành lập 3 nước lớn ở Tây Âu( Pháp, Đức, ý)

Trang 35

Louis Pieux và Lothaire I

Trang 36

Louis II Germanique và charles II chauve

Trang 39

Kết luận Như vậy, trước và sau khi đế quốc Tây Rôma diệt vong thì các liên minh bộ lạc của người

Giecmanh di cư ồ ạt vào phần lãnh thổ của đế quốc Rôma và từ đó lần lượt thành lập nên các vương quốc của mình Tuy nhiên các vương

quốc ấy chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn và chỉ có vương quốc Frăng tồn tại lâu dài và đóng vai trò hết sức quan trọng trong tòan bộ lịch sử Tây Âu thời sơ kì trung đại

Với hiệp ước Vecđon, đánh dấu sự thành lập 3 nước lớn ở Tây Âu và đánh dấu quá trình phong kiến hóa ở Tây Âu cơ bản được hòan thành

Trang 40

Tài liệu tham khảo

• Cuốn Lịch sử thế giới trung đại của Nguyễn gia Phu

• Trang Web Google.com.vn

• Lịch sử VN.info

Ngày đăng: 25/09/2015, 17:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w