Về bài thơ Hoàng hậu lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng của Lý Bạch November 14, 2014 - Chuyên mục: Văn mẫu THPT - Tác giả: Thu Huyền Đề bài: Về bài thơ Hoàng hậu lâu tống Mạnh Hạo N
Trang 1Về bài thơ Hoàng hậu lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng của Lý Bạch
November 14, 2014 - Chuyên mục: Văn mẫu THPT - Tác giả: Thu Huyền
Đề bài: Về bài thơ Hoàng hậu lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng của Lý Bạch (Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng).
Phiên âm:
Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu,
Yên hoá tam nguyệt há Dương Châu
Cô phàm viễn ảnh bích không tận,
Duy kiến Trường Giang thiến tế lưu
Dịch nghĩa:
Ban cũ giã từ lầu Hoàng Hạc, ở phía Tây,
Xuôi về Dương Châu giữa tháng ba, mua hoa khói,
Bóng cánh buồm lẻ loi xa dần, mất hút vào khoảng không xanh biếc,
Chỉ thấy sông Trường Giang chảy vào cõi trời
Dich thơ:
Bạn từ lầu Hạc lên đường,
Giữa mùa hoa khói Châu Dương xuôi dồng,
Bóng buồm đã khuất bầu không,
Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời
(Ngô Tất Tố dịch)
Đề tài trong thơ Lý Bạch rất phong phú Riêng về phương diện tình cảm, có thể nói Lí Bạch là nhà thơ của tình bạn
Trong thơ Đường, tình bạn, nỗi niềm tri kỷ tri âm, là đề tài khá phổ biến Lí Bạch vốn là người trọng ân nghĩa và kết giao với đủ hạng người trong thiên hạ, từ bậc đại thần cho đến người đánh cá, trên cơ sở quan niệm:
Ở đời biết nhau quý,
Cứ gì bạc với tiền
(Tặng hữu nhân)
Ông đặc biệt trân trọng những người bạn văn chương, những tri âm như Mạnh Hạo Nhiên (hơn ông 11 tuổi), Đỗ Phủ (kém ông 11 tuổi)… Những người bạn vong niên (bạn không kể tuổi tác) ấy để lại hình bóng khá đậm trong thơ ông Tống biệt cũng là một đề tài quen thuộc trong thơ Đường Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng là sự gặp gỡ giữa hai đề tài: tông biệt, hứu nhân (tiễn bạn)
Trang 2Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng là sự gặp gỡ giữa hai đề tài: tông biệt, hứu nhân
Bài thơ này thuộc thể thất ngôn tuyệt cú (còn gọi là thất ngôn tứ tuyệt, gọi tắt là thất tuyệt) Bài thơ tứ tuyệt được Ngô Tất Tố dịch theo thể lục bát, thể thơ quen thuộc nhất đối với người Việt Nam Thể thơ này thuận lợi cho sự biểu hiện tình cảm tha thiết đằm thắm Thông thường một bài thơ tuyệt cú có hai phần: hai câu đầu chủ yếu tả cảnh mà trong cảnh có tình, hai câu sau thể hiện tình cảm trên nền phong cảnh Tại lầu Hoàng Hạc, Lí Bạch tiền Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng vào một buổi sáng mùa xuân trong sáng:
Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu,
Yên hoa tạm nguyệt há Dương Châu
(Bạn cũ giã từ lầu Hoàng Hạc, ở phía Tây,
Xuôi về Dương Châu giữa tháng ba, mua hoa khói.)
(Trong bản tịch thơ, Ngô Tất Tố dùng chữ bạn để dịch từ cố nhân là đúng nhưng chưa đủ nghĩa, cố nhân là bạn cũ Trong thơ cổ,
từ cô nhân bao giờ cũng hàm nghĩa rất thiết tha Từ yên hoa được dịch thẳng sang nghĩa đen hoa khói cũng đúng, nhưng trong thơ Đường, từ yên hoa thường hàm nghĩa nơi phồn hoa đô hội.)
Giữa thời thái bình, bạn lại đi từ một thắng cảnh (lầu Hoàng Hạc, một di chỉ thần tiên) đến một thắng cảnh (Quảng Lăng, thuộc Dương Châu, nơi phồn hoa đô hội nổi tiếng thời Đường), nên buổi tiễn đưa không đầm đìa giọt lệ Nhưng trong quan hệ tình cảm, ai cũng muốn sum vầy, vì thế mà ai cũng sợ chia li Ở đây, nôi thắng cảnh thần tiên với thắng cảnh phồn hóa là một dòng sông li biệt Thời tiết đẹp, phong cảnh đẹp làm nỗi buồn chia li thêm thấm thía Phải chăng trong tâm thức thi nhân, Mạnh Hạo Nhiên như một cánh chim hoàng hạc ra đi, vỡ mất cả niềm vui sum họp? Hai câu tưởng như chải tả cảnh, mà man mác tình ti liệt Tất cả tâm hồn nhà thơ như bị hút vào một cánh buồm của Mạnh Hạo Nhiên
Thời thịnh Đường, Giang Nam là nơi buôn bán sầm uất, phương tiện giao thông chủ yếu bằng thuyền, chắc trên Trường Giang lúc ấy nhiều thuyền xuôi ngược Vậy mà Lí Bạch chỉ thấy có một cánh buồm đơn chiệc của Mạnh Hạo Nhiên (cô phàm) Tâm hồn đã định hướng theo một cánh buồm cô đơn:
Cô phàm viễn ảnh bích không tận
Câu thơ như vẽ ra sự xa dần của cánh buồm, ban đầu còn rõ (cô phàm), rồi mờ dần, thấp thoáng, như thực, như hư (viễn ảnh), cho đến khi bóng buồm mất hút vào khoảng trời nước xanh thẳm bao la (bích không tận) Đến tận lúc ấy nhà thơ vẫn còn đứng lặng nhìn theo để Duy kiến Trường Giang thiến tế lưu (Chỉ thấy sông Trường Giang chảy vào cõi trời) Không một chữ buồn, chữ trông, chữ luyến… mà ta cứ thấy thần hồn nhà thơ dõi theo bóng buồm của bạn Một dòng tình cảm chảy mãi theo dòng Trường Giang Nhà thơ đã gửi dòng sông hữu hạn vào bầu trời vô hạn, thể hiện mối tình thăm thẳm như dòng sông, vô tận như bầu trời Bản dịch của Ngô Tất Tố rất hay, tiếc là chưa diễn tả được hình ảnh cánh buồm đơn chiếc dần xa trong cái nhìn vời vợi trong theo của Lí Bạch Nhưng dù vậy, người dịch cũng đã thể hiện được tình bạn trong sáng, thiết tha, đằm thắm của Thi tiên
Ta đã từng biết một Lí Bạch yêu tự do, phóng túng, mãnh liệt, ngang tàng, kiêu hãnh… Với những bài thơ về tình bạn, ta còn biết một Li Bạch đằm thắm, ân tình
Trang 3Tình bạn chân thành, môn thuở vẫn là một tình cảm đẹp của con người.
THÔI HIỆU
Thôi Hiệu (704 – 754) quê ở Biện Châu (nay là thành phố Khai Phong, tính Hải Nam) Năm Khai Nguyên thứ 11 (723), ông đỗ tiến sĩ, làm quan đến chức Tư huân Viên ngoại lang
Thôi Hiệu là một nhà thơ nổi tiếng thời Thịnh Đường Thởi trẻ, tính tình ông phóng túng và phong cách thơ phú diễm (đẹp mà không sâu), về sau ông đi du lịch nhiều nơi, thể nghiệm nhiều cảnh đời, nhất là loại tòng quân nơi biên tái nên thi phong chuyển biến, trở nên khảng khái, hùng hồn: những bài thơ của ông trong sáng, sinh động, gần gũi với dân ca Toàn đường thi có một tập thơ của ông (48 bài), trong đó Hoàng Hạc lâu được coi là một trong những bài thơ hay nhất thởỉ Đường
Read more:
http://taplamvan.edu.vn/ve-bai-tho-hoang-hau-lau-tong-manh-hao-nhien-chi-quang-lang-cua-ly-bach/#ixzz3mdkBvqkk