1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Hình tượng rặng liễu mùa thu trong bài thơ đây mùa thu tới

2 897 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 15,61 KB

Nội dung

Hình tượng rặng liễu mùa thu trong bài thơ Đây mùa thu tớiSeptember 13, 2014 - Chuyên mục: Văn mẫu THPT - Tác giả: qt Đề bài: Hình tượng rặng liễu mùa thu trong bài thơ Đây mùa thu tới b

Trang 1

Hình tượng rặng liễu mùa thu trong bài thơ Đây mùa thu tới

September 13, 2014 - Chuyên mục: Văn mẫu THPT - Tác giả: qt

Đề bài: Hình tượng rặng liễu mùa thu trong bài thơ Đây mùa thu tới biểu hiện một nét rất mới trong quan niệm thẩm mĩ của Xuân Diệu.

Anh (chị) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên bằng quan niệm của mình.

Ai nấy đều biết rằng, trong Đây mùa thu tới, Xuân Diệu đã nhận vào hồn mình thông điệp của mùa thu, không phải từ một chiếc

lá ngô đồng rụng, hay mấy chùm cúc nở trước giậu phía đông nhà, mà từ dáng buồn của những nhành liễu rủ Và tấm áo thu, với sắc mơ phai, cảm xúc của thi nhân như dược dệt nên bởi những sợi vàng tơ liễu

Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang

Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng;

Đây mùa thu tới- mùa thu tới

Với áo mơ phai dệt lá vàng

Tác giả Vũ Quần Phương bình giảng: Thơ thu mở đầu bằng liễu cùng là ước lệ của văn chương một thời, không phải là một khám phá gì mới mẻ Cây liễu không nhiều ở nước ta, nhưng lại nhan nhản trong thơ cổ bên Tàu Cảm xúc của Xuân Diệu đã bị định hướng từ ảnh hưởng của văn chương cổ nên mới chọn liễu để vào bài

Dù ở những câu viết tiếp sau, tác giả còn phân biệt liễu trong khổ thơ này với liễu trong thơ Đường, Tống – một sự phân biệt kể

ra cũng còn rất đáng phân vân – nhưng ý kiến của người bình thơ đã rõ: tứ liễu thu của Xuân Diệu đã được định hướng bởi truyền thống thơ ca cổ điển phương Đông Phải chăng, với cách cảm thụ như trên, chúng ta đã bắt được trúng hồn phách của những vần thơ Xuân Diệu?

Quả đúng là không dễ gì đếm được đã có bao nhiêu tơ liễu từng in bóng xuống những trang thơ của cổ nhân Thi phật Vương Duy, Thi tiên Lí Bạch, Thi thánh Đỗ Phủ, Thi thiên tử Vương Xương Linh, và ở ta là Nguyễn Du bất tử, không một ai không để lại cho đời những dòng thơ về liễu đẹp tuyệt vờị

Nhưng hi vọng tôi sẽ không quá sai khi nói rằng trong thơ cổ của người Trung Hoa và người Việt, liễu vốn là biểu trưng của mùa xuân chứ không phải mùa thu (Dương Tử giang đầu dương liễu xuân – Trịnh Cốc trong Hoài thương biệt hữu nhân) và thường vẫn hiện ra với sắc xanh nhiều hơn là với màu vàng (Khách xá thanh thanh liễu sắc tân — Vương Duy trong Tống Nguyên Nhị

sử An Tây) Người xưa hay bẻ liễu trao nhau lúc tiễn đưa, và bởi đó mà thơ xưa, những nhánh liễu xanh hay nhuốm mối sầu li biệt Nhưng cũng ở thơ xưa, đã vào nơi không có gió xuân thì chiếc sáo Khương kia sẽ không còn lí do để réo rắt bài Bẻ liễu (Vương Chi Hoán, Lương Châu Từ) Vả chăng chưa có hơi xuân, liễu cũng không thể buông tơ (Trương Kính Trung, Biên từ), còn khi thu đến, gốc liễu cằn nhiều khi lại chỉ còn trơ có cội già (Truyện Hoa Tiên)

Khi nói những chuyện trên đây, không phải tôi đã quên trong Kiều có câu thơ Hoa trôi dạt thắm, liễu xơ xác vàng Song, thứ nhất câu thơ vừa dẫn không hề có liên quan gì đến bức tranh phong cảnh mùa thu, mà liễu vàng cũng chỉ xuất hiện có một lần trong suốt cả cuốn Kiều Và thứ hai, dường như trong truyền thống thẩm mĩ của cổ thi, liễu đã xác xơ vàng thì liễu cũng không còn vẻ nên thơ của liễu Liễu vặng, liễu đã thôi xanh, thì cũng chẳng khác gì hoa hết thắm, đâu còn có thể làm nên vẻ thơ mộng của một tấm áo thu?

Vậy nên ít có căn cứ tin rằng Xuân Diệu đã đặt lạc một thi tứ Đông phương ngay vào giữa một tựa đề được viết khá Tây phương: Đây mùa thu tới và những câu thơ đặt theo một lối còn có vẻ Tây hơn nữa: Hơn một loài hoa đã rụng cành Không, có lẽ liễu trong khổ thơ này không thuộc dòng xuân liễu của thơ Tống, thơ Đường, như tác giả Thơ với lời bình xác định

Hình như nó về với thơ ca của xứ sở này từ một phương trời văn hóa khác hơn Phía tây kia mới là nơi có nỗi buồn liễu rủ và sắc thu vàng, hợp với “mô-đen” của Đây mùa thu tới Trong thơ của ta xưa, tơ liễu buông mành, tơ liễu thướt tha thường không phải

là hình ảnh của nỗi buồn Nhưng nàng Ôphêlia của Sêchxpia, trong cực điểm đớn đau, đã tìm đến một cành liễu, buông mà treo

Trang 2

vòng hoa mê điệt Và V Huygô, trong Đêm đại dương, khi bày tỏ niềm xót thương cho những con người phải chết âm thầm, những con người mà nấm mồ đã phải khép mi họ lại trong sự lãng quên của nhân thế, đã viết rằng không một cây liễu biết chuyện tang tóc ấy để vì nó trút lá thu Còn sắc áo thu, nó thường cũng không vàng, chẳng hạn trong thơ Nguyễn Khuyến Chính Xuân Diệu, chứ không ai khác, khi bình Thu điếu, đã cho rằng cái thú vị trong bài thơ thu ấy là ở các điệu xanh Trong khi đó ấn tượng thu vàng, được tạo nên từ màu vàng của phong và bạch dương, và nhất là từ thuỳ liều và hoàn diệp liễu… thì không phải chỉ trong tranh Lêvitan mới có Sắc thu ấy còn có thể tìm được, nói ví dụ, trong Nỗi buồn của Ôlimpiô cũng của V.Huygô trước

đó, và còn bền vững mãi tới sau này, trong trang văn đẹp bậc nhất của K Pautôpxki ở truyện Lẵng quả thông…

Nếu đúng là như vậy thì đóng góp của Xuân Diệu chính là chỗ nhà thơ đã tìm ra một sắc điệu mới cho nỗi sầu thu vốn sẵn vẫn được coi là muôn thuở trong thi cảm và tâm thức người Đông phương Xuân Diệu đã làm phong phú cho hồn thơ dân tộc bằng việc mang lại cho hình ảnh thơ một ý vị giao lưu văn hóa mới

Tôi cũng muốn được nhân đây góp bàn đôi lời về hai dòng thơ cuối khổ thơ vừa rồi Theo tôi, thật rõ ràng là hai dòng thơ ấy chỉ tương ứng với một câu ngữ pháp, cái câu ngữ pháp được đặt một cách cũng rất lạ thường so với câu thơ truyền thống thời ấy, bởi phần trạng ngữ với tình điệu đặc biệt mơ màng được vắt hẳn xuống phía sau câu Nếu được phép thô thiển diễn xuôi ý thơ, thì câu diễn xuôi có thể là: Đây, mùa thu (đang) tới, mùa thu (đang) tới, với sắc áo mơ phai (được) dệt nên (từ) những sợi lá vàng Kết cấu ngữ pháp ấy và tình điệu mơ màng ấy chắc sẽ không cho phép ta xen một dấu than vào cuối bất kì một dòng thơ nào trong số hai dòng đó, để cảm thấy nó nghe như một tiếng reo (cũng như một sắc áo phai khó có thể làm tươi một bức họa buồn)

Có đúng hơn chăng là nghe thấy từ những dòng thơ ấy tiếng nói trầm ngâm của một tâm hồn mơ mộng đang dần dần nhận thức ra

sự hiện diện của mùa thu, của tình thu, đang cảm thấy hình sắc mùa thu cứ khẽ khàng xâm chiếm dần cả cõi lòng mình Trong một bài thơ mà mọi thông báo đều được biểu hiện ở mức vi lượng nói theo cách của nhà nghiên cứu – nhà giáo Văn Tâm, thì có

lẽ nên coi những dòng thơ như sự diễn tả một xao động tế vi của tâm hồn – một biệt tài không dễ ai vượt qua Xuân Diệu – hơn là tiếng reo vui có phần lạc lõng hay bước chân hối thúc gấp gáp của thời gian…

Read more: http://taplamvan.edu.vn/hinh-tuong-rang-lieu-mua-thu-trong-bai-tho-day-mua-thu-toi/#ixzz3me0ADFkQ

Ngày đăng: 24/09/2015, 17:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w