2.1. Bảo hiểm tiền gửi – cái nhìn từ Mỹ đến Việt Nam
Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) là một lĩnh vực mới xuất hiện ở Việt Nam nhưng trên thế giới nó đã hình thành, phát triển từ rất lâu và ngày càng được hoàn thiện hơn. Hầu hết các quốc gia đều triển khai các hoạt động BHTG trong đó phải kểđến quốc gia đầu tiên triển khai hoạt động này là Mỹ.
1. Quá trình hình thành và phát triển hoạt động BHTG ở Mỹ Từ khi thế giới còn chưa hình thành khái niệm BHTG thì ở Mỹ đã tồn tại
nhiều hình thức bảo vệ tiền gửi, trong đó chủ yếu nhất là hình thức "bảo vệ
ngầm". "Bảo vệ ngầm" là việc Ngân hàng Trung Ương (NHTW) hoặc Chính phủ có cam kết (không công khai) sẽ bảo đảm hoàn trả tiền gửi cho người gửi tiền nếu có hiện tượng đóng cửa ngân hàng hoặc ngân hàng đó không có khả
năng thanh toán cho người gửi tiền. Vì đây là cam kết không công khai nên không hình thành hợp đồng BH giữa người gửi tiền với ngân hàng hoặc NHTW. Đến nay, một số quốc gia vẫn còn tồn tại hình thức bảo vệ ngầm.
Xuất phát từ hoạt động "bảo vệ ngầm" mà hình thức "bảo vệ công khai" ra đời. BHTG là chính sách bảo đảm tất cả hoặc một phần tiền gửi cùng tiền lãi nhập gốc trên tài khoản sẽ được thanh toán cho người gửi tiền theo cơ chế
hợp đồng hoặc cam kết công khai. Bảo vệ tiền gửi công khai xuất hiện đầu tiên ở New York năm 1829 với tên gọi "Chương trình bảo hiểm trách nhiệm Ngân hàng".
Tiếp theo từ 1831-1858, 6 bang ở Mỹ đã thành lập các tổ chức BHTG với mục đích bảo vệ các ngân hàng (NH) sắp đổ bể và bảo vệ người gửi tiền cá thể, người giữ các công cụ huy động tiền gửi. Cả 6 tổ chức BHTG này đều hoạt động rất thành công và đã có tác dụng rất lớn đối với hệ thống NH Mỹ
thời kỳ đó. Nhưng đến năm 1870 do một số biến dộng tài chính đã làm cho cả
6 tổ chức này bịđóng cửa.
Giai đoạn tiếp theo 1908-1930, BHTG lại tiếp tục được thành lập ở 8 bang khác. Trong 8 tổ chức BHTG này có bốn tổ chức quy định BHTG là bắt buộc, 2 tổ chức quy định tự chọn và 2 tổ chức còn lại quy định tính chất bắt buộc tùy thuộc vào từng đối tượng và từng thời điểm.
Đến năm 1930 cả 8 tổ chức trên đều bị đóng cửa do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế lớn (1929-1933) làm cho nhiều NH bị phá sản dẫn đến các tổ chức BHTG mất khả năng thanh toán.
Những năm đầu 1930, đặc biệt là giai đoạn 1930-1934, tình hình ngày càng trở nên khó khăn. Mỗi năm có hơn 1000 NH ngừng hoạt động. Riêng năm 1933 có tới 4000 NHTM lâm vào tình trạng phá sản. Trước tình hình đó, tháng 1/1934, tổ chức BHTG liên bang Mỹ ra đời lấy tên viết tắt là FDIC.
Đây là tổ chức có thời gian hoạt động lâu dài nhất thế giới với quá trình hoạt
động như sau:
- Từ 1/1/1934 đến 30/6/1935: Xây dựng chương trình thử nghiệm. - Từ 1/7/1935 đến nay bắt đầu đi vào hoạt động hiệu quả. Vốn của tổ
chức này do Kho bạc Mỹ đống góp 150 triệu USD và 12 ngân hàng nhà nước liên bang đống góp 130 triệu USD.
Một số quy định của FDIC: - Đối tượng gồm:
+ Đối tượng bắt buộc: Tất cả các NH quốc gia, NH được cấp giấy phép của các bang, các tổ chức tiết kiệm ở Mỹ.
+ Đối tượng không bắt buộc: Các ngân hàng Mỹ đăng ký hoạt động ở nước ngoài.
- FDIC chỉ bảo hiểm với các tổ chức, NH có đủ vốn hoạt động.
- Cách tính phí bảo hiểm: Khi mới thành lập các NH tham gia FDIC phải nộp một mức phí hàng năm như nhau là 1% số dư tiền gửi thuộc đối tượng BH nhưng chỉ
phải trả trước một nửa mức phí. Phần còn lại là đóng khi FDIC yêu cầu. Đến năm 1935 do luật NH mới ra đời làm thay đổi mức phí còn 1/12 của 1% tổng số dư tiền gửi tương đương với 8,3 cent phí BHTG cho 100 USD tiền gửi huy động.
Năm 1950 phí BHTG giảm xuống còn 3,7 cent/100 USD tiền gửi. Sau đó tiếp tục giảm xuống còn 3,1 cent/100 USD tiền gửi
Sau năm 1980 nhiều NH đổ bể làm cho FDIC phải chi phí rất nhiều và mức phí BHTG lại lên tới 8,7 cent/100 USD tiền gửi. Do luật cải cách FDIC nên từ tháng 1/1993 đến nay, FDIC áp dụng cách tính tỷ lệ phí BHTG có phân biệt theo mức độ rủi ro của các tổ chức tham gia BHTG. Mức phí hàng năm cho các tổ chức này dao động từ 0.001% đến 0,27% tổng số dư tiền gửi thuộc
đối tượng bảo hiểm tại mỗi ngân hàng. - Về cách tính hạn mức chi trả:
+ Từ tháng 1 tới tháng 6 năm 1934 hạn mức chi trả BH của FDIC là 2.500 USD/người gửi tiền thuộc đối tượng được BH tại một tổ chức tham gia BHTG.
+ Từ 1/7/1934 hạn mức chi trả tạm thời tăng lên 5.000 USD/người. Đến năm 1950 hạn mức chi trả lên tới 10.000 USD/người.
+ Năm 2001 tăng 130.000 USD với tiền gửi thông thường và tăng ít nhất 250.000 tiền gửi tiết kiệm hưu trí và mức này được duy trì cho tới nay. Việc tăng hạn mức chi trả của FDIC nhằm củng cố niềm tin của quần chúng với các hoạt động ngân hàng, kích thích khả năng huy động vốn trong dân chúng và phù hợp với mức tăng lạm phát theo thời gian.
- Về công tác kiểm tra giám sát của tổ chức BHTG: FDIC là tổ chức có sự
quan tâm chú ý đến công tác kiểm tra giám sát các NH nhất trong các tổ chức BHTG trên thế giới. Ngay từ khi mới thành lập tổ chức này đã có hơn 4.000
ủy viên thực hiện công tác kiểm tra. Và cho tới nay con số này đã lên tới khoảng 8.000 người.
Nội dung kiểm tra giám sát gồm:
+ Kiểm tra việc đảm bảo là thành viên tham gia BHTG và bổ sung vốn nhằm
đảm bảo quy định về vốn trong hoạt động ngân hàng
+Kiểm tra khả năng đảm bảo hoạt động lành mạnh và an toàn của ngân hàng với bốn nội dung:
.Xác định chất lượng tài sản hiện có
.Phát hiện các hoạt động phát sinh có thể dẫn đến khó khăn tài chính .Thẩm định điều hành ngân hàng
.Phát hiện các hoạt động không bình thường và có dấu hiệu vi phạm phát luật. Ngay từ khi mới thành lập, FDIC đã có 13.021 NH tham gia và 214 tổ chức tiết kiệm. Các năm về sau số NHTM tham gia vào FDIC có tăng song với số
lượng ít.
Từ năm 1934 đến 1997 ở Mỹ đã có 2.192 ngân hàng đóng cửa và FDIC đã thực hiện chi trả 106.560 triệu USD và thu hồi sau thanh lý 68 triệu USD Có thể nói Mỹ là một quốc gia có hệ thống GHTG phát triển và hình thành khá sớm trên thế giới. Từ đó đến nay BHTG luôn phatys huy vai trò của nó trong việc phát triển và bảo vệ hệ thống NH, ổn định thị trường tài chính, giúp kinh tế Mỹ tăng trưởng ổn định và phát triển.
2. Thực tiễn ở Việt Nam và một số kinh nghiệm rút ra.
Hệ thống NH Việt Nam hiện nay bao gồm NHTW, NHTM, NH chính sách và xã hội, NH liên doanh, quỹ tín dụng... Đặc điểm của hệ thống NHVN là các NH có sự chênh lệch khá lớn về quy mô vốn, phạm vi hoạt động. Vì vậy khả năng cạnh tranh cũng khác nhau. Đặc biệt sự chênh lệch về thị phần làm cho các ngân hàng nhỏ khó duy trì hoạt động. Thêm nữa các NH có mức vốn thấp, nợ xấu cao, kiến thức về nghiệp vụ còn kém. Từ đó làm cho các NH dễ
Trước thực tế như vậy, đã thúc đẩy hoạt động BHTG ở Việt Nam sớm hình thành.
Hiện nay tổ chức BHTG duy nhất tồn tại ở Việt Nam là Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN). Tổ chức này tuy mới thành lập song đã có những thành công nhất định trong việc xây dựng mô hình hoạt động như: xác định
đối tượng BH, loại tiền gửi được BH, hạn mức chi trả, công tác kiểm tra giám sát...
Một thành công nữa là từ quý II/2003, BHTGVN chính thức trở thành thành viên của tổ chức BHTGQT. Từ đó Việt Nam có điều kiện học hỏi kinh nghiệm về hoạt động cũng như cách thức tổ chức từ các nước trên thế giới đặc biệt là Mỹ
Một số kinh nghiệm đúc rút ra như sau:
- Trong một nước không nhất thiết phải tồn tại nhiều hơn một tổ chức BHTG FDIC vẫn tồn tại và đóng vai trò rất lớn ở Mỹ thì BHTGVN cũng sẽ phát huy tốt vai trò của mình hơn nữa.
- Đối tượng BH được mở rộng thêm ra tất cả các hộ gia đình, tổ chức hợp tác, doanh nghiệp tư nhân, công tư hợp danh thay vì chỉ là cá nhân gửi tại NH tham gia BHTG như trước đây.
- Tăng hạn mức chi trả BH từ 30 triệu VNĐ/tổng tiền gửi nhập lãi của một cá nhân lên mức 100 triệu VNĐ, tăng 70%, làm tăng niềm tin cho người gửi tiền từđó tạo điều kiện thuật lợi cho huy động vốn trong và ngoài nước.
- Tổ chức BHTG có thể hỗ trợ tài chính cho các tổ chức tham gia BHTG dưới hình thức cho vay bảo lãnh, mua lại nợ ngay cả khi tổ chức đó chưa có nguy cơ phá sản.
- Không BHTG cho những người trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định sự tồn tại của tổ chức nhận gửi tiền.
- Mức phí BHTG sẽ được điều chỉnh theo sự đánh giá của cơ quan có thẩm quyền Nhà nước và có xu hướng giảm mức phí bằng 0 khi BHTGVN có khả
năng tự lực tài chính.
Như vậy, để phát huy vai trò ngày càng cao hơn nữa thì BHTGVN cần phát triển, nâng cao hiệu quả của công tác giám sát, kiểm tra rủi ro đạo đức phát sinh, hoàn thiện cơ sở pháp lý, nâng cao nghiệp vụ BHTG. Thực hiện tốt và kịp thời những vấn đề trên BHTGVN sẽ có vị trí nhất định trong khu vực và quốc tế.
ơ
CHƯƠNG III. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỐN TIỀN GỬI TIẾT KIỆM CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM