1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vấn đề đại đoàn kết dân tộc

12 983 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 91,5 KB

Nội dung

Những lực lượng cơ bản tạo thành công đồng quần chúng nhân dân bao gồm: Thứ nhất, những người lao động sản xuất ra của cảI vật chất và các giá trị tinh thần; đó là hạt nhân cơ bản trong cộng đồng quần chúng nhân dân.

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 1. Quan điểm chủ nghĩa Mác – LêNin 1.1. Quần chúng nhân dân Những lực lượng cơ bản tạo thành công đồng quần chúng nhân dân bao gồm: Thứ nhất, những người lao động sản xuất ra của cảI vật chất và các giá trị tinh thần; đó là hạt nhân cơ bản trong cộng đồng quần chúng nhân dân. Thứ hai, những bộ phận dân cư chống lại giai cấp thống trị, áp bức, bóc lột, đối kháng vơI cộng đồng nhân dân. Thứ ba, những giai cấp, tầng lớp xã hội thúc đấy sự tiến bộ xã hội thông qua hoạt động của mình, trực tiếp hoặc gián tiếp trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Quần chúng nhân dân không phải một cộng đồng bất biến mà trái lại, nó thay đổi cùng với sự biến đổi của những nhiệm vụ lịch sử ở mỗi thời đại, mỗi giai đoạn phát triển nhất định. Tuy nhiên, lực lượng cơ bản nhất của quần chúng nhân dân chính là những con người lao động sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. Ngoài ra, tuỳ theo mỗi điều kiện lịch sử xác định mà bao gồm trong cộng đồng quần chúng nhân dân còn có thể bao gồm những lực lưọng giai cấp và tầng lớp xã hội khác nhau. 1.2. Quan điểm của Mác – Lênin Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử. Theo Mác - LêNin: con người là chủ thể sáng tạo ra lịch sử nhưng không phảI là theo phương thức hành vi đơn lẻ, rời rạc, cô độc của mỗi con người mà là theo phương thức liên kết những con người thành sức mạnh cộng đồng xã hội có tổ chức, có lãnh đạo của những cá nhân hay tổ chức chính trị, xã hội nhất định nhắm giải quyết các nhiệm vụ lịch sử trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hoá của xã hội - cộng đồng đó chính là quần chúng nhân dân. Theo quan điểm duy vật lịch sử, quần chúng nhân dân là chủ thể sáng tạo chân chính ra lịch sử, lực lượng quyết định sự phát triển của lịch sử. Do đó, lịch sử trước hết và căn bản là lịch sử hoạt động của quần chúng nhân dân trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế − xã hội. Mác nêu khẩu hiệu “Vô sản toàn thế giới liên hiệp lại”. LêNin làm 1 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 cách mạng vô sản thành công ở nước tiền tư bản, lực lượng công-nông là cơ sở để xây dựng lực lượng to lớn của cách mạng, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, đại đoàn kết quốc tế. Khẩu hiệu của Mác được mở rộng “Vô sản toàn thế giới và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại”. Chủ nghĩa Mác-LêNin là cơ sở lý luận quan trọng nhất đối với quá trình hình thành tư tưỏng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc. Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác-LêNin.Người đã tìm thấy con đường giải phóng các dân tộc bị áp bức khỏi ách nô lệ, tìm thấy sự cần thiết và con đường tập hợp lực lượng cách mạng trong phạm vi từng nước và trên phạm vi toàn thế giới. Vai trò chủ thể sáng tạo ra lịch sử, quyết định tiến trình phát triển lịch sử của quần chúng nhân dân được phân tích từ ba giác độ sau: - Thứ nhất, quần chúng nhân dân là lực lượng sản xuất cơ bản của mọi xã hội, trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của con người, của xã hội - đây là nhu cầu quan trọng bậc nhất của mọi xã hội ở mọi thời đại, mọi giai đoạn lịch sử. - Thứ hai, cùng với quá trình sáng tạo của cải vật chất, quần chúng nhân dân đồng thời cũng là lực lượng trực tiếp hay gián tiếp sáng tạo ra các giá trị tinh thần của xã hội; là lực lượng trực tiếp hay gián tiếp “kiểm chứng” các giá trị tinh thần đã được các thế hệ và các cá nhân sáng tạo ra trong lịch sử. Hoạt động của quần chúng nhân dân là cơ sở hiện thực có ý nghĩa quyết định và là cội nguồn phát sinh những giá trị văn hoá tinh thần của xã hội. Mọi giá trị sáng tạo tinh thần dù qua phương thức nào thì cuối cùng cũng là để phục vụ hoạt động của quần chúng nhân dân và nó chỉ có ý nghĩa hiện thực một khi được vật chất hoá bởi hoạt động thực tiễn của nhân dân. Thứ ba, quần chúng nhân dân là lực lượng và hoạt động cơ bản của mọi cuộc cách mạng và các cuộc cải cách trong lịch sử. Lịch sử nhân loại đã chứng minh rằng không có một cuộc cách mạng hay cuộc cải cách xã hội nào có thể thành công nếu nó không xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân. Với ý nghĩa như vậy có thể nói cách mạng là “ngày hội của quần chúng” và trong những ngày đó quần chúng 2 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 nhân dân có thể sáng tạo ra lịch sử “một ngày bằng hai mươi năm”. Như vậy, những cuộc cách mạng và cải cách xã hội cần đến lực lượng quần chúng nhân dân và sức sáng tạo của quần chúng nhân dân cũng cần có những cuộc cách mạng và cải cách xã hội. 2. Truyền thống dân tộc kinh nghiệm các nước 2.1. Truyền thống dân tộc 2.1.1. Điều kiện tự nhiên Nước ta ở khu vực địa lý có nhiều thuận lợi song điều kiện tự nhiên cũng rất khắc nghiệt. Do nắng lắm mưa nhiều nên hàng năm thường bị hạn hán, lũ lụt. Do yêu cầu tồn tại và phát triển ở một nước nông nghiệp, trồng lúa nước là chính, cư dân ở Việt Nam phảI liên kết nhau lại, hợp sức để khai phá đất hoang, chống thú dữ, xây dung các hệ thông thuỷ lợi, đê, đập, nhằm đảm bảo phát triển sản xuất.TrảI qua nhiều thế kỷ dựng nước và giữ nước, sự gắn bó, giúp đỡ nhau trong lao động sản xuất của đồng bào các dân tộc đã được coi như một tiêu chuẩn đạo dức. Ngày nay, trước những biến đổi bất lợi về khí hậu, thời tiết có tính toàn cầu, càng đòi hỏi nhân dân các dân tộc nước ta chung lòng hợp sức phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai cũng như khắc phục hậu quả do bão lụt, hạn hán gây ra. Cuộc đấu tranh chinh phục thiên nhiên vẫn đòi hỏi tiếp tục phát huy sức mạnh của khối đoàn kết dân tộc và thông qua cuộc đấu tranh đó, đại gia đình các dân tộc Việt Nam càng thêm gắn bó chặt chẽ. 2.1.2. Điều kiện lịch sử Cùng với lịch sử chinh phục thiên nhiên, nhân dân ta còn có lịch sử chống giặc ngoại xâm vô cùng oanh liệt. Đất nước ta ở vào nơi thuận tiện trên trục đường giao thông Bắc - Nam, Đông - Tây của thế giới, có tài nguyên thiên nhiên phong phú và vị trí địa lý - chính trị có tính chiến lược. Do đó, các thế lực bành trướng và xâm lược luôn nhòm ngóvà tìm cách thôn tính nước ta. Điểm nổi bật của lịch sử Việt Nam là lịch sử chống giặc ngoại xâm liên tục và nhiều lần, trong đó có nhiều cuộc đấu tranh chống lại những thế lực thù địch hùng mạnh, giàu có và hung bạo nhất thế giới. Chính vì vậy mà 3 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 cộng đồng các dân tộc Việt Nam luôn sát cánh bên nhau, liên tục đứng lên chống giặc ngoại xâm, đánh thắng quân xâm lược. Đoàn kết trong lao động và trong chiến đấu là truyền thống nổi bật nhất của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua mấy ngàn năm lịch sử. Trong sự nghiệp cách mang do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo, truyền thống đoàn kết được phát huy cao độ, là một trong những nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng nước ta. Những thành tựu đạt được trong quá trình đổi mới rất to lớn và đáng tự hào cho thấy khối đại đoàn kết dân tộc ở nước ta 2.2. Kinh nghiệm các nước 2.2.1. Cách mạng tháng 10 Nga Cách mạng tháng 10 Nga 1917 đã đưa Hồ Chí Minh đến bước ngoặt quyết định trong việc chọn con đường cứu nước, giải phóng dân tộc, dân chủ cho nhân dân. Từ chỗ chi tiết đến CMT10 một cách cảm tính, Người đã nghiên cứu để hiểu một cách thấu đáo con đường CMT10 và những bài học kinh nghiệm quý báu mà cuộc cách mạng này đã mang lại cho phong trào cách mạng thế giới đặc biệt là bài học cho sự huy động, tập hợp, đoàn kết lực lượng quần chúng công nông đông đảo để giành và giữ chính quyền cách mạng. Điều này giúp Người hiểu sâu sắc thế nào là một cuộc “cách mạng đến nơi” để chuẩn bị lãnh đạo nhân dân Việt Nam đi vào con đừơng cách mạng những năm sau này. 2.2.2. Cách mạng Trung Quốc Trong các phong trào cách mạng thuộc địa và phụ thuộc, Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý đến cách mạng của Trung quốc và Ấn độ, với tư tưởng là đoàn kết các giai tầng, các đảng phái, các tôn giáo . nhằm thực hiện mục tiêu của từng giai đoạn cách mạng. Người đã học được ở Tôn Dật Tiên phương thức tập hợp lực lượng: ″phải có cùng mục tiêu cùng lợi ích″. 4 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 3. Thực tiễn Việt Nam 3.1. Tình hình Chủ quan Việt Nam Ngày 1 tháng 9 năm 1858, tàu chiến Pháp nổ tiếng súng tiến công vào cửa biển Đà Nẵng, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta. Triều đình nhà Nguyễn từng bước đầu hàng giặc. Năm 1862, cắt 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ nhường cho Pháp, rồi đến năm 1884 thì đầu hàng hoàn toàn, công nhận quyền đô hộ của Pháp trên toàn cõi nước ta. Mở đầu cho thời kỳ cai trị và áp bức của chúng đối với dân tộc ta trong suốt gần 80 năm trời ròng rã. Nhưng cũng chính trong vòng gần 80 năm đó, chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đoàn kết của dân tộc lại sôi nổi hơn bao giờ hết. Nó kết thành một làn sóng vô cùng to lớn, mạnh mẽ, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn thông qua các xu hướng khác nhau để cứu nước dù cuối cùng tất cả các xu hướng đó đều bị thất bại. Khảo sát thực tiễn và kinh nghiệm của các phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, Hồ Chí Minh đánh giá: Phan Bội Châu: “ Đưa hổ cửa trước rước beo cửa sau ” Phan Chu Trinh: “ Chẳng khác gì xin giặc rủ lòng thương ” Hoàng Hoa Thám: “ Vẫn nặng về cốt cách phong kiến ” 3.2. Tình hình khách quan thế giới Cách mạng tháng Mười Nga như bó đuốc đốt bùng lên soi sáng cho nhân dân ta bài học con đường giải phóng, và tạo nên chỗ dựa vững chắc cho cuộc đấu tranh giành độc lập tự do. 4. Đại đoàn kết dân tộc Hồ Chí Minh cho rằng “Đại đoàn kết dân tộc không chỉ là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng mà còn là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc”. Bởi vì, đại đoàn kết dân tộc chính là nhiệm vụ của quần chúng, do quần chúng, vì quần chúng. Đảng có sứ mệnh thức tỉnh, tập hợp, đoàn kết quần chúng tạo thành sức mạnh vô địch trong cuộc đấu tranh vì độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân, hạnh phúc cho con người. 5 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 4.1. Đại đoàn kết dân tộcđại đoàn kết toàn dân. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, “dân” chỉ mọi con dân đất Việt, con rồng cháu tiên, không phân biệt dân tộc đa số, người tín ngưỡng với người không tín ngưỡng, không phân biệt già trẻ , gái, trai, giàu, nghèo. Nói dến đại đoàn kết dân tộc cũng có nghĩa phải tập hợp mọi người dân vào một khối trong cuộc đấu tranh chung. Muốn thực hiện đại đoàn kết toàn dân thì phải kế thừa truyền thống yêu nước- nhân nghĩa- đoàn kết của dân tộc, phải có tấm lòng khoan dung, độ lượng với con người. Xác định khối đại đoàn kết là liên minh công nông, trí thức. Tin vào dân, dựa vào dân, phấn đấu vì quyền lợi của dân. Người cho rằng: liên minh công nông - lao động trí óc làm nền tảng cho khối đại đoàn kết toàn dân, nền tảng được củng cố vững chắc thì khối đại đoàn kết dân tộc càng được mở rộng, không e ngại bất cứ thế lực nào có thể làm suy yếu khối đại đoàn kết dân tộc. 4.2. Đại đoàn kết dân tộc phải biến thành sức mạnh vật chất có tổ chức là Mặt trận dân tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng Mặt trận dân tộc thống nhất phải được xây dựng theo những nguyên tắc: - Trên nền tảng liên minh công nông (sau thêm lao động trí óc) dưới sự lãnh đạo của Đảng. - Mặt trận hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương, dân chủ lấy việc thống nhất lợi ích của tầng lớp nhân dân làm cơ sở để củng cố và không ngừng mở rộng. - Đoàn kết lâu dài, chặt chẽ, đoàn kết thực sự, chân thành, thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Phương châm đoàn kết các giai cấp, các tầng lớp khác nhau của Hồ Chí Minh là: “Cầu đồng tồn dị” – lấy cái chung , đề cao cái chung, để hạn chế cái riêng, cái khác biệt. Đầu năm 1951, tại hội nghị đại biểu Mặt trận Liên – Việt toàn quốc, Bác nói: “Đại đoàn kết tức là trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân ta là công nhân, nông dân và các tầng lớp lao động khác… Bất kỳ ai mà thật thà tán thành hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ thì dù những người đó trước đây chống chúng ta, 6 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 bây giờ chúng ta cũng thật thà đoàn kết với họ”. Bác chỉ rõ: “Đoàn kết là một chính sách dân tộc, không phải là một thủ đoạn chính trị. Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của tổ quốc, ta còn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà. Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết với họ”. Bác còn nhấn mạnh:”Đoàn kết rộng rại, chặt chẽ, đồng thời phải củng cố. Nền có vững, nhà mới chắc chắn, gốc có tốt thì cây mới tốt tươi. Trong chính sách đoàn kết phải chống hai khuynh hướng sai lầm: cô độc, hẹp hòi và đoàn kết vô nguyên tắc”. Bác phát biểu:“Tôi rất sung sướng được lãnh cái trách nhiệm kết thúc lễ khai mạc của Đại hội thống nhất Việt Minh – Liên Việt. Lòng sung sướng ấy là của chung toàn dân, của cả Đại hội, nhưng riêng cho tôi là một sự sung sướng không thể tả, một người đã cùng các vị tranh đấu trong bấy nhiêu năm cho khối đại đoàn kết toàn dân. Hôm nay, trông thấy rừng cây đại đoàn kết ấy đã nở hoa kết quả và gốc rễ của nó đang ăn sâu lan rộng khắp toàn dân, và nó có một cái tương lai “trường xuân bất lão”. Vì vậy cho nên lòng tôi sung sướng vô cùng.” Người đã nói lên không chỉ niềm vui vô hạn trước sự lớn mạnh của Mặt trận dân tộc thống nhất, mà còn là sự cần thiết phải mở rộng và củng cố Mặt trận cũng như niềm tin vào sự phát triển bền vững của khối đại đoàn kết dân tộc lâu dài về sau. Điều này được thể hiện trong toàn bộ tiến trình cách mạng Việt Nam, khi Hồ Chí Minh còn sống cũng như sau khi Người đã mất 4.3. Đoàn kết trong Đảng Mở đầu Di chúc, Người viết: “Trước hết nói về Đảng - Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và dân tộc ta”. Để giữ vững và phát huy truyền thống đó, “các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn 7 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 con ngươi của mắt mình”. Theo Người, đoàn kết trong Đảng là cơ sở vững chắc để xây dựng khối đoàn kết trong nhân dân. Một yếu tố cực kỳ quan trọng để phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc là “trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi”, “mỗi đảng viên và cán bộ phải thưc sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là ngưòi đầy tớ thật trung thành của nhân dân”. Sự đoàn kết thống nhất trong Đảng trước hết phải dựa trên nền tảng đường lối, quan điểm của Đảng. Người không chỉ kêu gọi, vận động toàn Đảng, phải đoàn kết, mà chính Người là hiện thân của tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, là linh hồn của sự đoàn kết thống nhất trong Đảng. Người đã tập hợp, cảm hóa mọi người bằng chính tấm gương cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, tận trung với nước, tận hiếu với dân, bằng tình thương yêu vô hạn đối với con người, trước hết là những người lao động. Sự thống nhất giữa tư tưởng và hành động, nói luôn đi đôi với làm và đạo đức, nhân cách của Người đã quy tụ mọi lực lượng trong xã hội, trở thành động lực, sức mạnh đoàn kết trong Đảng. Mong muốn cháy bỏng cuối cùng của Người là: ”Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, giàu mạnh và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”. Văn kiện Đại hội X của Đảng còn ghi rõ: Đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng là đường lối chiến lược nhất quán của cách mạng Việt Nam; là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Đại đoàn kết là sự nghiệp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị mà hạt nhân lãnh đạo là các tổ chức đảng, được thực hiện bằng nhiều biện pháp, hình thức, trong đó các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước có ý nghĩa quan trọng hàng đầu. Đây là sự vận dụng và phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết thống nhất của Đảng trong giai đoạn mới của cách 8 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 mạng nước ta. Là đảng cầm quyền, Đảng có đoàn kết thống nhất thì hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân, các dân tộc mới đoàn kết xung quanh Đảng. Đoàn kết của Đảng là tấm gương cho cả hệ thống chính trị, là nhân tố quyết định bảo đảm đoàn kết dân tộc. 4.4. Đoàn kết toàn dân Đoàn kết là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kế thừa và phát huy truyền thống đó trong cuộc đời và sự nghiệp của mình để chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam đến bến bờ chiến thắng vinh quang: Giành lại nền độc lập dân tộc, dân chủ, thống nhất đất nước, đi lên chủ nghĩa xã hội, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mọi tầng lớp nhân dân. Đến với chủ nghĩa Mác Lê nin từ chủ nghĩa yêu nước, Hồ Chí Minh hiểu rất rõ, một trong những âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch là chúng luôn tìm cách chia rẽ khối đoàn kết thống nhất của dân tộc bằng những thủ đoạn xảo quyệt thâm hiểm như “Chia để trị”, “dùng người Việt đánh người Việt” . hòng làm suy giảm ý chí, sức chiến đấu và lực lượng đấu tranh của nhân dân ta. Vì vậy, Người chỉ rõ: “Chỉ có đoàn kết phấn đấu, nước ta mới được độc lập”, “Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta. Đoàn kết chặt thì chúng ta nhất định khắc phục mọi khó khăn, phát triển mọi thuận lợi mà làm tròn nhiệm vụ nhân dân giao phó cho chúng ta”. Tư tưởng đại đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện một cách cụ thể, sinh động và có sức thuyết phục cao. Xuất phát từ lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân, Người chủ trương đoàn kết chặt chẽ, đoàn kết lâu dài, thật sự với mọi người yêu nước, tán thành độc lập, tự do, thống nhất, mưu cầu hạnh phúc, ấm no, không phân biệt tầng lớp, đảng phái, tôn giáo, dân tộc, không phân biệt trước đây họ đã theo phe phái nào. Trong bức thư gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam tổ chức tại Plâycu ngày 19 tháng 4 năm 1946 , lúc mà toàn dân bước vào cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp với muôn vàn khó khăn. Người viết: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Êđê, Xêđăng hay Bana và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu 9 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau . Giang sơn và Chính phủ là giang sơn và Chính phủ chung của chúng ta. Vậy nên tất cả dân tộc chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ để giữ gìn nước non ta, để ủng hộ Chính phủ ta” . và Người khẳng định: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một.Sông có thể cạn, núi có thể mòn song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”. Là tấm gương sáng ngời của lòng khoan dung, nhân hậu, vị tha, đức độ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khơi dậy ở tất cả mọi người (kể cả những người đã từng lầm đường lạc lối, bất đồng quan điểm chính trị) truyền thống yêu nước, yêu quê hương, trách nhiệm với tổ tiên, dân tộc, gia đình, giúp họ có thể gác lại một bên những băn khoăn, thắc mắc, thậm chí cả hận thù, để hướng vào một mục đích chung là giành độc lập, tự do cho dân tộc. Trước khi lên đường sang Pháp đàm phán, ngày 31 tháng 5 năm 1946, Người đã gửi thư cho đồng bào Nam bộ với những lời chân thành, thắm thiết: “Tôi khuyên đồng bào đoàn kết chặt chẽ và rộng rãi. Năm ngón tay cũng có ngón ngắn, ngón dài. Nhưng ngắn dài đều hợp nhau lại nơi bàn tay. Trong mấy triệu người cũng có người thế này, thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều dòng dõi của tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ, ta phải nhận rằng đã là con Lạc cháu Hồng thì ai cũng có ít nhiều lòng ái quốc. Đối với những đồng bào lạc lối, lầm đường, ta phải lấy tình thân ái mà cảm hóa họ. Có như thế mới thành đoàn kết, có đại đoàn kết thì tương lai chắc chắn sẽ vẻ vang”. 4.5. Chính sách của Đảng về đại đoàn kết dân tộc 4.5.1. Chính sách của Đảng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đng Cộng sản Việt Nam họp dưới tiêu đề "phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN".Kế thừa và phát huy truyền thống đó, ngay từ khi mới ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã luôn luôn coi trọng củng cố và mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh quốc tế, sức mạnh truyền thống với sức mạnh thời đại, lãnh đạo nhân dân Việt Nam liên tiếp giành được những thắng lợi vĩ đại trong cuộc đấu tranh vì độc lập của Tổ quốc, tự 10 [...]... 0918.775.368 do hạnh phúc của nhân dânKhi nào Đảng nắm vững và giương cao ngọn cờ đại đoàn kết dân tộc, củng cố và mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất thì phát huy được sức mạnh của dân tộc, khó khăn mấy cũng vượt qua và cách mạng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác Ngược lại, khi nào buông lỏng ngọn cờ dân tộc, coi nhẹ vấn đề đại đoàn kết dân tộc, thậm chí sai lầm về chính sách dân tộc thì cách mạng gặp khó... chủ trương: - Thực hiện đại đoàn kết các dân tộc, tôn giáo, giai cấp, tầng lớp, thành phần, mọi giới, mọi lứa tuổi, người trong Đảng và người ngoài Đảng, người đang công tác và người đã nghỉ hưu, mọi thành viên trong đại gia đình dân tộc Việt Nam dù sống ở trong nước hay định cư ở nước ngoài - Phát huy sức mạnh của cả cộng đồng dân tộc, truyền thống yêu nước và lòng tự hào dân tộc, lấy mục tiêu giữ vững... hướng tăng dần Mâu thuẫn trong một bộ phận nhân dân, nhất là hiện tượng tranh chấp đất đai có chiều hướng tăng lên; những vướng mắc giữa dân với dân, dân với một số cán bộ c sở, địa phương không được xử lý kịp thời, dứt điểm, dẫn đến hiếu kiện kéo dài 5 Tính đúng đắn của luận điểm Người khẳng định: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công” thắng lợi cách mạng mỗi nước đóng... giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức - Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân gắn với việc phát huy dân chủ trong đời sống xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Thực hiện dân chủ trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội v.v ở tất cả các cấp các ngành 4.5.2 Thiếu sót Đó là những khó khăn trong phát triển kinh tế và việc giải quyết những nhu cầu bức xúc của một bộ phận nhân dân về việc làm... gia, toàn vẹn lãnh thổ, dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh làm điểm tương đồng, đồng thời tôn trọng những điểm khác nhau không trái với lợi ích chung của dân tộc; xóa bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử về quá khứ, giai cấp, thành phần, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau, hướng tới tương lai - Củng cố và phát triển sâu rộng khối đại đoàn kết toàn dân trong Mặt trận Tổ... không dân cũng chịu; khó vạn lần dân liệu cũng xong” Thắng lợi trong các cuộc cách mạng từ trước đến nay, phần nhiều là cần có sự tham gia của lực lượng quần chúng, đặc trưng nước ta là giai cấp nông dân, trong xã hội mới thì là nông dân và công nhân hay giai cấp vô sản nói chung Lịch sử đã minh chứng cho chúng ta thấy được sức mạnh to lớn của tinh thần đoàn kết Trong kháng chiến đã cần đoàn kết trong... đoàn kết trong thời kì đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội chúng ta càng cần phải đoàn kết hơn Hiện nay văn hóa nước ngoài du nhập vào Việt Nam đã làm phai nhạt đi không ít những nét văn hóa tốt đẹp của nhân dân chúng ta cần được duy trì Lối sống ích kỉ ngày càng làm cho con người ta tha hóa Chính vì thế tinh thần đoàn kết càng cần được tăng cường, càng cần phải phổ biến hơn Lá lành đùm lá rách lá rách... nói của Hồ Chí Minh không phải là chính sách trong thời chiến mà đó là một chân lí bất diệt của người Việt Nam Dù trong thời bình hay thời chiến, dù đất nước phát triển hay đang khó khăn thì tinh thần đoàn kết vẫn luôn luôn được đặt lên hàng đầu 12 ... đời sống; việc thực hiện một số chủ trưng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước chưua nghiêm; vẫn còn sự phân biệt đối xử ở mức độ khác nhau giữa các thành phần kinh tế, giữa các tầng lớp nhân dân 11 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 nên chưa động viên được mạnh mẽ mọi nguồn lực xã hội cho sản xuất; khối liên minh công-nông-trí đang trải qua thách thức mới . đại đoàn kết dân tộc càng được mở rộng, không e ngại bất cứ thế lực nào có thể làm suy yếu khối đại đoàn kết dân tộc. 4.2. Đại đoàn kết dân. Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, dân chỉ mọi con dân đất Việt, con rồng cháu tiên, không phân biệt dân tộc

Ngày đăng: 17/04/2013, 16:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w