1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đánh giá khả năng thay thế đạm bột cá bằng đạm bột rong mền (cladophoraceae) làm thức ăn cho cá kèo (pseudapocryptes elongatus)

36 294 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 874,66 KB

Nội dung

TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá khả năng sử dụng rong mền Cladophoraceae làm thức ăn cho cá kèo Pseudapocryptes elongatus.. Mặc dù tốc độ tăng trưởng của cá kèo giảm theo

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA THỦY SẢN

ĐỖ QUỐC TRUNG

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THAY THẾ ĐẠM BỘT CÁ BẰNG ĐẠM BỘT RONG MỀN (Cladophoraceae) LÀM THỨC ĂN

CHO CÁ KÈO (Pseudapocryptes elongatus)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH SINH HỌC BIỂN

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA THỦY SẢN

ĐỖ QUỐC TRUNG

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THAY THẾ ĐẠM BỘT CÁ BẰNG ĐẠM BỘT RONG MỀN (Cladophoraceae) LÀM THỨC ĂN

CHO CÁ KÈO (Pseudapocryptes elongatus)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH SINH HỌC BIỂN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Ts Nguyễn Thị Ngọc Anh

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian học tập tại trường, với những điều kiện học tập, nghiên cứu thuận lợi

đã giúp em hoàn thành tốt chương trình học của mình Em xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm Khoa, Trường Đại Học Cần Thơ Cảm ơn các thầy cô đã hướng dẫn và truyền đạt nhiều kiến thức quý báu làm hành trang và là nền tảng vững chắc cho em trong tương lai

Em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Ngọc Anh đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo giúp em hoàn thành bài luận văn này Xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể các bạn lớp Sinh Học Biển K36 giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Em xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, động viên cho em vượt qua khó khăn trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này

Tuy vậy, do kiến thức còn nhiều hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý thầy cô và các bạn để luận văn hoàn thiện hơn

Chân thành cảm ơn !

Trang 4

TÓM TẮT

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá khả năng sử dụng rong mền

(Cladophoraceae) làm thức ăn cho cá kèo (Pseudapocryptes elongatus) Thí nghiệm

gồm có 6 nghiệm thức, nghiệm thức thức ăn đối chứng không chứa đạm rong mền, 5 nghiệm thức còn lại có đạm bột cá được thay thế bằng đạm bột rong mền với các tỉ lệ khác nhau: 10%, 20%, 30%, 40% và 50% trong thức ăn cho kèo Tất cả các loại thức

ăn thí nghiệm có cùng hàm lượng protein (30%) và lipid (7%) Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần với khối lượng cá trung bình ban đầu là 2,18 g được nuôi trong bể nhựa 70-L với mật độ 20 cá thể/bể ở độ mặn 10‰ Cá được cho ăn thỏa mãn 2 lần/ngày trong thời gian 45 ngày

Khi kết thúc thí nghiệm, tỉ lệ sống của cá kèo không bị ảnh hưởng bởi nghiệm thức thức ăn dao động từ 93,3 đến 100% Mặc dù tốc độ tăng trưởng của cá kèo giảm theo mức tăng đạm rong mền trong khẩu phần ăn, nhưng không có sự khác biệt thống

kê (P>0,05) ở mức thay thế đạm rong mền từ 10% đến 30% và thức ăn đối chứng Ngoài ra, hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) tăng cao và hiệu quả sử dụng protein (PER) giảm thấp theo mức tăng protein rong bún trong thức ăn, có sự khác biệt giữa nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức 40%, 50%ĐRM

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

TÓM TẮT ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC BẢNG v

Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1 Giới thiệu 1

1.2 Mục tiêu đề tài 2

1.3 Nội dung đề tài 2

1.4 Thời gian thực hiện 2

Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1 Giới thiệu chung về rong mền 3

2.1.1 Đặc điểm phân loại 3

2.1.2 Hình thái 3

2.1.3 Phân bố 3

2.1.4 Thành phần sinh hóa 4

2.2 Một số ứng dụng rong biển làm thức ăn cho nuôi trồng thủy sản 5

2.3 Giới thiệu chung về cá kèo 7

2.3.1 Đặc điểm phân loại 7

2.3.2 Đặc điểm hình thái 7

2.3.3 Phân bố 8

2.3.4 Môi trường sống 8

2.3.4 Đặc điểm dinh dưỡng 8

2.5 Một số nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng của cá kèo 9

2.4 Một số nghiên cứu tình hình nuôi cá kèo ở Việt Nam 9

2.6 Các nguyên liệu được dùng phối chế trong thức ăn thí nghiệm 10

Trang 6

3.1 Vật liệu nghiên cứu 12

3.1.1 Vật liệu hóa chất bố trí thí nghiệm 12

3.1.2 Nguồn rong mền, cá kèo 12

3.2 Phương pháp nghiên cứu 12

3.2.1 Xây dựng công thức thức ăn 12

3.2.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm 14

3.3 Thu thập số liệu 16

3.4 Phương pháp tính toán số liệu 16

3.5 Phương pháp xử lý số liệu 16

Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 17

4.1 Các yếu tố môi trường 17

4.2 Ảnh hưởng của thức ăn thay thế đạm bột cá bằng đạm bột rong mền đến tỉ lệ sống của cá kèo 19

4.3 Hiệu quả sử dụng thức ăn cá kèo 22

Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 25

5.1 Kết luận 25

5.2 Đề xuất 25

TÀI LIỆU THAM KHẢO 26

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Thành phần sinh hóa (% vật chất khô) của Cladophoraceae trong thí

nghiệm ảnh hưởng kết hợp của cường độ ánh sáng, nhiệt độ, độ mặn khác nhau 11

Bảng 2.2 Thành phần acid amin của rong mền thu ở Bạc Liêu 11

Bảng 3.1 Thành phần sinh hóa của nguyên liệu (% khối lượng khô) 19

Bảng 3.2 Thành phần nguyên liệu trong các nghiệm thức (% khối lượng khô 19

Bảng 3.3 Thành phần sinh hóa thức ăn thí nghiệm (% khối lượng khô) 20

Bảng 4.1 Nhiệt độ và pH trung bình trong thời gian thí nghiệm 23

Bảng 4.2 Hàm lượng NH4+/NH3 (TAN) và NO2- của thí nghiệm 24

Bảng 4.3 Tăng trưởng về khối lượng của cá kèo 26

Bảng 4.4 Tốc độ tăng trưởng về chiều dài của cá kèo 27

Bảng 4.5 Hiệu quả sử dụng thức ăn của cá kèo 29

DANH MỤC HÌNH Hình 2.1 Cá kèo (Pseudapocryptes elongatus) 13

Hình 3.1 Sơ đồ sản xuất thức ăn viên thí nghiệm 20

Hình 3.2 Mô hình thí nghiệm 21

Hình 4.1 Tỷ lệ sống cá kèo sau 45 ngày nuôi 25

Trang 8

Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Giới thiệu

Ở đồng bằng sông Cửu Long, tình hình nuôi thủy sản nước lợ mặn có xu hướng tăng với sản lượng tăng từ 224.183 tấn lên 3.112.000 tấn trong giai đoạn 2001-2012, đạt 1.425.100 tấn trong 6 tháng đầu năm 2013 và đa dạng hóa các đối tượng nuôi Bên cạnh

các đối tượng nuôi phổ biến thì cá kèo (Pseudapocryptes elongates) cũng đang được phát

triển mạnh, diện tích nuôi tăng từ năm 2006 từ 350 ha đã tăng lên 1200 ha vào năm 2011 (Duy Đoàn, 2012) Hiện nay, nhiều hình thức nuôi cá kèo được người dân ứng dụng tùy vào điều kiện canh tác như quảng canh, thâm canh, nuôi luân canh với tôm, nuôi trong ruộng muối… cùng với kỹ thuật nuôi đơn giản và ít dịch bệnh Nghề nuôi cá kèo đã trở thành hướng đi triển vọng đối với nghề nuôi, thay thế cho con tôm nhiều rủi ro (Duy Đoàn,

2012)

Đối với những mô hình nuôi cá kèo sử dụng thức ăn nhân tạo, chi phí thức ăn chiếm tỉ

lệ cao tới 57,8% với mô hình nuôi mật độ cao và 28,3% với mô hình nuôi mật độ thấp (Trương Hoàng Minh và Nguyễn Thanh Phương, 2011) Một giải pháp nhằm giảm chi phí thức ăn là tìm ra một số nguồn đạm thực vật rẽ tiền và sẵn có để thay thế nguồn đạm bột

cá Nhiều nghiên cứu đã tìm các loại thức ăn có nguồn gốc thực vật (thực vật thủy sinh, rong biển…) ở địa phương để bổ sung hoặc thay thế một phần thức ăn thương mại trong

nuôi các loài tôm, cá có tính ăn thiên về thực vật (Cruz-Suárez et al., 2008; FAO, 2009)

Rong mền (Cladophoraceae) là họ rong lục, hiện diện phổ biến ở vùng ĐBSCL, có hàm lượng đạm khá cao (10,9 đến 25,4%) có thể làm thức ăn cho cá, tôm (Nguyễn Hoàng Duy, 2011) Tuy nhiên khi rong mền phát triển quá mức ảnh hưởng đến hoạt động sống của tôm,

cá, hấp thụ các chất dinh dưỡng trong nước làm cho tảo trong ao khó phát triển, gây biến động các yếu tố môi trường nước như pH, ô-xy, sau khi rong chết và nổi lên mặt nước, xác rong sẽ phân hủy sinh ra khí độc, gây ô nhiễm môi trường ao nuôi (Nguyễn Văn Tròn, 2011)

Nghiên cứu khác báo cáo rằng loài rong mền, Cladophora glomerata có thể làm nguồn

đạm thay thế một phần bột cá trong thức ăn viên cho cá rô phi, khi thay thế 50% bột cá bằng bột rong mền tăng trưởng của cá rô phi không khác biệt so với nhóm đối chứng (thức

ăn chỉ chứa đạm bột cá) và khả năng tiêu hóa protein rong mền đạt 93,9% (Appler and Jauncey, 1983)

Trang 9

Kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy đạm rong mền có thể thay thế 30% đạm bột cá

trong khẩu phần ăn cho cá tai tượng (Osphronemus goramy) giống (Nguyễn Thị Ngọc Anh

và ctv., 2013) Từ những vấn đề trên, đề tài “Đánh giá khả năng thay thế đạm bột cá bằng đạm bột rong mền (Chladophoracae) làm thức ăn cho cá kèo (Pseudapocryptes elongatus)”

được thực hiện

1.2 Mục tiêu đề tài

Xác định mức thay thế đạm bột cá bằng đạm bột rong mền thích hợp trong phối chế thức ăn cho cá kèo Kết quả có thể khuyến khích các hộ dân tận dụng nguồn rong mền làm thức ăn cho tôm, cá nâng cao thu nhập

1.3 Nội dung đề tài

Ảnh hưởng của các mức thay thế đạm bột cá bằng đạm bột rong mền trong thức ăn lên

tỉ lệ sống và tăng trưởng của cá kèo giống

1.4 Thời gian thực hiện

Đề tài được thực hiện từ tháng 9/2013 đến 11/2013

Trang 10

Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Giới thiệu chung về rong mền

2.1.1 Đặc điểm phân loại

Rong mền thuộc họ rong lục có nhiều giống loài và được phân loại như sau: (Nguyễn Văn Tiến, 2007)

Sự phân loại các giống Cladophora rất khó Sự phân loại có thể được định danh rõ bằng

cách nuôi trồng đồng thời các loài được biết và nguồn giống thu từ tự nhiên ở cùng điều kiện nuôi Điều này có thể loại trừ sự khác nhau về kiểu sinh thái theo hình thái học

2.1.2 Hình thái

Rong mền có dạng sợi, chia nhánh nhiều bậc theo kiểu mọc đối, chạc hai, chạc ba, hay tạo thành hình lược, hình chùm và có màu xanh đậm Bám bằng tế bào gốc hay bằng rễ giả mọc từ gốc hay rải rác trên khắp sợi Tế bào hình trụ, hay bầu dục, có nhiều hạt thể sắc tố nhỏ dạng đĩa nhưng liên kết thành dạng lưới hay hình thấu kính; có 1 hạt tạo bột Rong mền có màu lục, kích thước tùy loài từ 4 – 20 cm (Nguyễn Văn Tiến, 2007)

2.1.3 Phân bố

Nghiên cứu sinh thái học rong mền Cladophora spp của Dodds and Gudder (1992),

rong mền được tìm thấy ở các thủy vực nước mặn, lợ và ngọt Cladophora spp chủ yếu

sống ở đáy thủy vực và thường thấy ở những vùng có dòng chảy một hướng hoặc hoạt động

Trang 11

sóng theo chu kỳ, đáy các thủy vực nước tĩnh từ các ao hồ tự nhiên cho đến các ao đầm quảng canh Là loài phát triển nối tiếp giữa-sau trong thủy vực nước ngọt nơi chúng chịu được các loài ăn thực vật Ở Việt Nam, rong mền phân bố ở Quảng Ninh, Thanh Hóa, Hải Phòng, Hà Tĩnh, Bà Rịa-Vũng Tàu (Nguyễn Văn Tiến, 2007) và các thủy vực nước lợ Đồng bằng Sông Cửu Long (Nguyễn Hoàng Duy, 2011)

Kết quả khảo sát rong bún ở các thủy vực nước lợ của tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau và Bến

Tre của Nguyễn Văn Luận (2011) cho thấy rằng rong mền thường xuất hiện đồng thời với

rong bún hoặc xen kẻ nối tiếp nhau, khi nhiệt độ và độ mặn cao rong mền chiếm ưu thế hơn các loài rong khác cùng hiện diện trong thủy vực

Trong thí nghiệm của Khuantrairong et al (2011) về sinh trưởng của Clorophyta sp

trong môi trường có bổ sung hàm lượng phospho khác nhau cho thấy Cladophoraceae có hàm lượng protein từ 10,71-17,69%, lipid từ 2,04-2,56%, carbohydrate từ 52,54-60,98% Thành phần dinh dưỡng của rong mền Cladophoraceae chịu ảnh hưởng của các yếu tố

môi trường như độ mặn, nhiệt độ, hàm lượng chất dinh dưỡng trong nước (Dere et al., 2003; Banerjee et al., 2009; Trương Tài Nhân, 2011)

Trương Tài Nhân (2011) nghiên cứu ảnh hưởng kết hợp của cường độ ánh sáng, nhiệt

độ và độ mặn đến thành phần sinh hóa của rong mền (Cladophoraceae) Kết quả cho thấy hàm lượng protein của rong mền (được thu từ ao quảng canh Bạc Liêu) trước khi thí nghiệm

có hàm lượng protein 14,86% Sau khi thí nghiệm, protein của rong mền ở tất cả các nghiệm thức tăng cao (24,03-29,38%) do ở điều kiện thí nghiệm nguồn dinh dưỡng được cấp vào trong bể nuôi rong là dung dịch walne có hàm lượng muối đạm cao

Trang 12

Bảng 2.1: Thành phần sinh hóa (% vật chất khô) của Cladophoraceae trong thí nghiệm ảnh

hưởng kết hợp của cường độ ánh sáng, nhiệt độ, độ mặn khác nhau

Tỉ lệ tươi/khô Protein Lipid Xơ NFE Tro

Kết quả phân tích thành phần acid amin của rong mền thu Cladophoraceae được thu ở

ao quảng canh Bạc Liêu cho thấy một số acid amin thiết yếu như Phenylalanine, Leucine

và Lysine có hàm lượng khá cao (Bảng 2.2)

Bảng 2.2: Thành phần acid amin của rong mền thu ở Bạc Liêu

STT Acid amin thiết

yếu

Hàm lượng (mg/gDW)

Acid amin không thiết yếu

Hàm lượng (mg/gDW)

Theo Nguyễn Hoàng Duy (2011)

2.2 Một số ứng dụng rong biển làm thức ăn cho nuôi trồng thủy sản

Nhiều nghiên cứu báo cáo rằng khả năng sử dụng rong biển làm thức ăn cho các loài thủy sản nuôi tùy thuộc vào từng loài, tập tính ăn của loài, giai đoạn phát triển và tùy vào

Trang 13

loại rong sử dụng trong thức Những loài cá có tính ăn thiên về thực vật có khả năng sử dụng hiệu quả thức ăn rong tảo hơn những loài cá ăn động vật ăn (FAO, 2003; El-Tawil,

2010)

Nghiên cứu của Appler and Jauncey (1983) báo cáo rằng loài rong mền, Cladophora

glomerata có thể thay thế 50% bột cá bằng bột rong mền trong thức ăn cho cá rô phi, tăng

trưởng của cá không khác biệt so với nhóm đối chứng (thức ăn chỉ chứa đạm bột cá) và khả năng tiêu hóa protein rong mền đạt 93,9%

Wassef et al (2001), đánh giá ảnh hưởng các mức bổ sung bột rong lục (Ulva sp.) khác nhau (10, 15, 20 và 25%) vào khẩu phần ăn đến tăng trưởng, tỉ lệ sống của cá cá đối (Mulgil

cephalus) Tác giả báo cáo rằng bổ sung bột rong Ulva không ảnh hưởng đến tỉ lệ sống

Tốc độ tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá đối tốt nhất ở nghiệm thức 20% bột

rong Ulva

Nghiên cứu của Asino et al (2010) sử dụng rong bún Enteromorpha prolifera bổ sung

ở các mức từ 0, 5, 10, 15% trong thức ăn cho cá đù vàng Pseudosciaena crocea cho thấy tốc độ tăng trưởng đặc biệt (SGR) tăng theo mức tăng Enteromorpha trong thức ăn Tác giả nhận thấy có thể bổ sung ở mức 15% E prolifera vào khẩu phần ăn không ảnh hưởng

đến tăng trưởng của cá

Nghiên cứu khác thực hiện trên cá rô phi Oreochromis sp với các mức bổ sung rong

Ulva sp từ 0, 5, 10, 15, 20, 25% khẩu phần ăn cho thấy tốc độ tăng trưởng của cá tăng ở

thức ăn bổ sung từ 0-15% Ulva trong khẩu phần Tuy hiệu quả sử dụng protein của cá ở nghiệm thức 10 đến 20% Ulva đạt từ 2,51 đến 2,58 cao hơn có ý nghĩa so với đối chứng (PER=2,4) nhưng tăng trưởng của cá ở nghiệm thức 20% Ulva có xu hướng giảm Do đó, tác giả khẳng định 15% Ulva là khẩu phần ăn tối ưu không ảnh hưởng đến tăng trưởng, hệ

số thức ăn, tỷ lệ sống và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá (El-Tawil, 2010)

So sánh hiệu quả sử dụng 4 loại rong: E intestnalis, Grateloupia filicina, Gracilaria

verrucosa, Polysiphonia sertularioides với tỷ lệ 30% trong thức ăn cá Rohu (Labeo rohita)

và cá Mrigal (Cirrihinus mrigala) giai đoạn giống, Swain và Padhi (2011) nhận thấy cá ăn

thức ăn có bổ sung rong đều cho tăng trưởng tốt hơn đối chứng

Nguyễn Thị Tý Nị (2012) nghiên cứu đánh giá khả năng thay thế đạm bột cá bằng đạm

bột rong bún (Enteromorpha intestinalis) với các mức 10%, 20%, 30%, 40%, 50% trong thức ăn cho cá nâu (Scatophagus argus) giống, tác giả cho rằng có thể thay thế đến 40%

đạm bột cá bằng đạm rong bún cho tăng trọng khác biệt không có ý nghĩa so với đối chứng

Trang 14

Theo Costa et al (2013) nghiên cứu sử dụng rong nâu (Ascophyllum nodosum) trong

ương cá rô phi giống cho rằng bột rong nâu là một bổ sung có tiềm năng sử dụng cho cá rô phi trong giai đoạn giống ở mức 20g/kg thức ăn sẽ cải thiện được hệ số chuyển đổi thức ăn

và sản lượng thịt

Kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy đạm rong bún hoặc mền thay đạm bột cá ở các tỉ

lệ 15, 30 và 45% trong khẩu phần ăn cho cá tai tượng (Osphronemus goramy) giống Kết

quả sau 8 tuần nuôi, tỉ lệ sống không bị ảnh hưởng bởi nghiệm thức thức ăn và tăng trưởng của cá ở nghiệm thức thay thế 45% đạm rong bún và 30% đạm rong mền khác biệt không

có ý nghĩa so với nhóm đối chứng (Nguyễn Thị Ngọc Anh và ctv., 2013)

2.3 Giới thiệu chung về cá kèo

2.3.1 Đặc điểm phân loại

Theo Murdy and Larson (2001) cá kèo là loài cá nước lợ, thuộc họ cá Bống

Ngành: Chordata

Lớp: Actinopterygii

Bộ: Perciformes

Họ: Gobiidae

Giống: Pseudapocryptes (Bleeker, 1874)

Loài: Pseudapocryptes elongatus (Cuvier, 1816)

et al., 2009)

Trang 15

2.3.3 Phân bố

Cá kèo (P elongatus) là loài phân bố ở vùng cửa sông, bãi bồi và vùng triều ở các nước

Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia và đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)

(Rainboth, 1996; trích dẫn bởi Trương Hoàng Minh và Nguyễn Thanh Phương, 2011) và

là 1 trong 34 loài thuộc họ cá Bống (Gobiidae) phân bố ở Đông và Tây Phi, các đảo Nam Thái Bình Dương và miền nam nước Úc (Murdy, 1989; trích dẫn bởi Trương Hoàng Minh

và Nguyễn Thanh Phương, 2011)

Ở Việt Nam chúng sinh sống ở những bãi bùn ven biển, cửa sông và vùng triều ở

và phổ biến ở ĐBSCL (Trương Hoàng Minh và ctv., 2011)

2.3.4 Môi trường sống

Nghiên cứu của Takita et al (1999) cho rằng: các loài cá thuộc họ cá bống có khả năng chịu đựng độ mặn cao Điều này được Bucholtz et al (2009) khẳng định rằng cá kèo là loài

rộng muối, có thể sống từ 0 - 50‰ Võ Văn Dự (2007) nhận định cá thích hợp với độ mặn

5 - 10‰, tương tự như kết luận của Trần Trường Giang (2009) về cá kèo khi sống ở độ mặn 10‰ thì tăng trưởng chiều dài, khối lượng cao nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê (P < 0,05) với các độ mặn 0, 20, 30‰ Là loài cá vùng nhiệt đới nên nhiệt độ thích hợp với cá kèo khoảng 23-28oC (Baensch et al., 1995), thực tế cá sống tốt ở 27-33oC Môi trường sống của cá thường có pH 6,5-8; DO 2-4mg/l Cá có tập tính chui rúc trong bùn tìm thức ăn nên thích hợp với nền đáy bùn, bùn cát

2.3.4 Đặc điểm dinh dưỡng

Cá kèo có ruột ngắn và là loài ăn tạp Thức ăn trong tự nhiên là tảo, mùn bã hữu cơ,

ấu trùng muỗi lắc, côn trùng thủy sinh, luân trùng, các loại giáp xác và động vật đáy khác

Kết quả nghiên cứu của Trần Đắc Định và ctv (2002) thì cá kèo có tính ăn thiên về thực

vật vì tỉ lệ giữa chiều dài ruột (Li) và chiều dài chuẩn (Lc) là 3,27 Thành phần thức ăn của chúng khá phong phú, khi phân tích thành phần thức ăn trong dạ dày cá cho thấy tảo khuê, tảo lam và mùn bã hữu cơ là 3 loại thức ăn có tần số xuất hiện cao nhất trong đó tảo khuê (Bacillariophyta) chiếm tỉ lệ cao nhất (83,1%), kế đến là mùn bã hữu cơ (14,9%) và tảo lam (2,03%) Động vật phiêu sinh cũng được phát hiện trong ống tiêu hóa nhưng với tỉ lệ rất thấp như: Copepoda (0,06%), Cladocera (0,03%) Nghiên cứu gần đây cho thấy, cá kèo

là loài ăn thực vật và thức ăn chính là tảo sống đáy, với 93% trong khẩu phần ăn của cá

trong mùa khô (Bucholtz et al., 2009)

Trang 16

2.5 Một số nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng của cá kèo

Thí nghiệm xác định nhu cầu protein cá kèo ở 2 mức năng lượng khác nhau là 18kJ/g

và 20kJ/g của Dương Kim Loan (2010) cho thấy tốc độ tăng trưởng của cá tăng theo mức protein ở 18kJ/g và ở mức năng lượng 20kJ/g tốc độ này tăng đến mức protein là 35% sau

đó giảm ở 40 và 45% protein Tác giả cũng nhận định rằng nhu cầu protein và mức năng lượng thích hợp cho cá kèo giống cỡ 3-4 g sinh trưởng tối đa là 37,7% protein với mức năng lượng 20kJ/g, khoảng thích hợp cho cá sinh trưởng tốt nhất là 35% đến 37% protein

ở mức năng lượng tương tự Hiệu quả sử dụng protein (PER) của cá cao nhất ở nghiệm thức thức ăn 30% đạm, 18kJ/g và 35% đạm, 20kJ/g

Theo Nình Thành Đức (2006) nhận định cá kèo giai đoạn 1 (chiều dài trung bình 3,5 cm, khối lượng trung bình 0,4g) ăn thức ăn có mức năng lượng 4,2Kcal/g thì tỷ lệ protein trong thức ăn từ 37% - 49% (protein động vật chiếm 69% protein tổng số) là khoảng protein đảm bảo cho sự tăng trưởng tối đa của cá, sự tăng trưởng tối ưu nhất xác định ở mức protein 42,42%

Nghiên cứu về nhu cầu duy trì và hiệu quả sử dụng protein, năng lượng của cá kèo cho thấy cá có độ tiêu hóa protein và năng lượng lần lượt là 87% và 74,1% Tốc độ tăng trưởng tương đối (SGR) của cá có khối lượng 6,67 g đạt cao nhất 1,76 %/ngày ở mức cho

ăn 3,68% khối lượng cá/ngày (Phan Thị Thúy An, 2012)

2.4 Một số nghiên cứu tình hình nuôi cá kèo ở Việt Nam

Mô hình thực nghiệm nuôi cá kèo của Dương Nhựt Long và ctv (2005) Với hai

nghiệm thức mật độ: 10 và 20 con/m2 (nghiệm thức I và II) được thực hiện trong 6 ao tại tỉnh Bến Tre từ 8/2004 – 8/2005 Tăng trọng của cá ở nghiệm thức II sau 15 ngày (0,17 – 0,22 g/ngày) cao hơn so với cá ở nghiệm thức I ( 0,09 – 0,18 g/ngày) Tuy nhiên 30 - 60 ngày thì sự tăng trọng của cá ở nghiệm thức I tăng cao hơn so với cá nuôi ở nghiệm thức

II Nghiệm thức I tỉ lệ sống bình quân là 18,6% và năng suất đạt được là 363 kg/ha, ngược lại ở nghiệm thức II, tỉ lệ sống là 23,4% và năng suất cá là 951 kg/ha Lợi nhuận bình quân

từ mô hình nuôi cá kèo ở nghiệm thức I là 1.742.000 đ/ha, nghiệm thức II là 9.875.000 đ/ha

Khảo sát về các mô hình nuôi cá kèo ở Sóc Trăng và Bạc Liêu của Trương Hoàng Minh và Nguyễn Thanh Phương (2011) cho thấy cá kèo thường được thả với 2 nhóm mật

độ 15-20 con/m2 và 95-100 con/m2, năng suất cá nuôi ở mật độ cao đạt (6,4±1 tấn/ha/vụ) cao hơn so với hộ nuôi cá ở mật độ thấp (0,77±0,3 tấn/ha/vụ) Nuôi cá kèo mang lại lợi nhuận cao cho nông hộ với 210 triệu đồng/ha/vụ ở nhóm mật độ cao và 17 triệu đồng/ha/vụ

Trang 17

ở mật độ thấp Tuy nhiên nghiên cứu cũng đề cập đến vấn đề bất lợi về kỹ thuật nuôi, tỷ lệ sống thấp 31% và 21% lần lượt với mật độ cao và thấp, nguồn thức ăn cho cá

2.6 Các nguyên liệu được dùng phối chế trong thức ăn thí nghiệm

Mặc dù bột cá và bột rong mền được dùng làm nguồn đạm chính trong phối chế thức ăn Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng đơn thuần một hoặc hai nguyên liệu này thì thức ăn sẽ không cân bằng về giá trị dinh dưỡng và năng lượng Do đó, một số nguyên liệu khác phải được dùng để bổ sung dưỡng chất trong thức ăn

Bột đậu nành

Bột đậu nành được xem là nguồn đạm thực vật có thể thay thế bột cá trong các khẩu phần thức ăn cho đông vật thủy sản Nhiều nghiên cứu cũng cho rằng bột đậu nành có khả năng thay thế 60-80% bột cá trong các công thức thức ăn Thành phần của nguyên liệu này trong các công thức thức ăn là khoảng 25% Hiện nay, bột đậu nành thường được sử dụng

là bột đậu nành ly trích dầu có hàm lượng đạm 47-50%, lipid không quá 2% (Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn, 2009)

Bột mì

Theo Nguyễn Văn Thoa và Bạch Thị Quỳnh Mai (1996) thì bột mì được xem là nguồn cung cấp chất bột đường và còn chất kích dính tốt trong thức ăn viên, có khoảng 10-14% hàm lượng protein trong nguyên liệu này Bột mì được xem là nguồn tinh bột tốt nhất thường được dung phối chế thức ăn cho tôm cá, và thành phần của nguyên liệu này không được quá 20% (Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn, 2009)

Dầu

Dầu động và thực vật được xem là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng trong thức ăn cho động vật thủy sản Ngoài ra nó còn cung cấp các loại acid béo không no cho tôm cá Trong thức ăn được bổ sung dầu sẽ có tác dụng tạo mùi kích thích tôm bắt mồi, chiếm từ 2-3% trong thức ăn (Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn, 2009) Ngoài

ra, Lecithin cũng được bổ sung vào thức ăn thông qua nguồn dầu mực, dầu đậu nành góp phần làm tăng hàm lượng dinh dưỡng trong thức ăn

Vitamin

Trong thức ăn cho tôm, cá vitamin chỉ chiếm một lượng nhỏ (1-2%) nhưng có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể Vitamin còn có vai trò như là một

Trang 18

kháng và tạo thành collagen tham gia vào quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật thủy sản Nếu thức ăn không được bổ sung đủ lượng vitamin dẫn đến tôm, cá sẽ sinh trưởng chậm, tỉ lệ sống thấp, khả năng chịu đựng với sự biến động của môi trường kém và dễ bị nhiễm bệnh

Ngày đăng: 22/09/2015, 16:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w