1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giao an 10

140 1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 140
Dung lượng 1,6 MB

Nội dung

- Hiểu và trình bày được khái quát về Hệ Mặt trời, vị trí và các vận động của Trái đất trong Hệ Mặt trời.. - Trình bày và giải thích được các hiện tượng: luân phiên ngày đêm, giờ trên Tr

Trang 1

CHƯƠNG I: BẢN ĐỒ

BÀI 1: CÁC PHÉP CHIẾU HÌNH BẢN ĐỒ CƠ BẢN

I Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần:

- Hiểu được vì sao cần có các phép chiếu hình bản đồ

- Hiểu rõ được một số phép chiếu hình bản đồ cơ bản

- Phân biệt được một số lưới kinh vĩ tuyến khác nhau của bản đồ, từ đó biết được lưới kinh, vĩ tuyến đó thuộc phép chiếu hình bản đồ nào

- Thông qua phép chiếu hình bản đồ, dự đoán được khu vực nào là khu vực tương đối chính xác, khu vực nào kém chính xác hơn trên bản đồ

II Chuẩn bị:

- Bản đồ Thế giới, bản đồ vùng cực Bắc, bản đồ Châu Âu, Châu Á

- Quả Địa cầu

- Một tấm bìa kích thước A3

III Tiến trình bài dạy:

1 Ổn định lớp

2 Bài mới:

Mở bài: GV yêu cầu HS quan sát 3 bản đồ: Bản đồ Thế giới, bản đồ Vùng cực

Bắc và bản đồ Châu Âu: phát biểu khái niệm bản đồ

Bước 2: GV yêu cầu HS quan sát lại 3 bản

đồ và trả lời các câu hỏi:

- Tại sao hệ thống kinh vĩ tuyến trên 3 bản

đồ này có sự khác nhau?

- Tại sao phải dùng các phép chiếu hình

bản đồ khác nhau?

HĐ 2: Cả lớp

Bước 1: GV sử dụng tấm bìa thay mặt

chiếu: Giữ nguyên là mặt phẳng hoặc cuộn

Bước 2: GV yêu cầu các nhóm nghiên cứu

nội dung trong SGK

Phân công 2 nhóm cùng nghiên cứu một

phép chiếu về các nội dung:

* Một số khái niệm:

- Bản đồ

- Phép chiếu hình bản đồ: Là cách biểu diễn mặt cong của Trái Đất lên một mặt phẳng, để mỗi điểm trên mặt cong tương ứng với một điểm trên mặt phẳng

Trang 2

- Khái niệm về phép chiếu.

- Các vị trí tiếp xúc của mặt chiếu với quả

cầu để có các loại phép chiếu

- Phép chiếu đứng: Điểm tiếp xúc của mặt

chiếu với quả cầu, đặc điểm của lưới kinh

Bước 3: GV yêu cầu đại diện các nhóm

trình bày những điều đã quan sát và nhận

ở cực

+ Khu vực ở vĩ tuyến tiếp xúc tương đối chính xác

+ Vẽ những khu vực có vĩ độ trung bình, hình dạng kéo dài theo vĩ tuyến

Trang 3

3 Củng cố:

So sánh sự khác nhau giữa các phép chiếu về vị trí tiếp xúc, lưới kinh vĩ tuyến, khu vực chính xác

4 Bài tập về nhà:

Trả lời các câu hỏi cuối bài trong Sgk vào vở

IV Phần bổ sung: .

Trang 4

I Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần:

- Hiểu được mỗi phương pháp đều có thể biểu hiện được một số đối tượng nhất định trên bản đồ và từng đặc điểm của đối tượng đều được thể hiện ở các phương pháp

- Hiểu rõ được hệ thống kí hiệu dùng để thể hiện các đối tượng

- Nhận thấy được sự cần thiết của việc tìm hiểu bảng chú giải khi đọc bản đồ

II Chuẩn bị:

- Các hình trong SGK phóng to

- Bản đồ tự nhiên Việt Nam

III Tiến trình bài dạy:

1 Ổn định lớp

2 Bài cũ: So sánh đặc điểm của phép chiếu phương vị đứng và phép chiếu hình nón đứng

3 Bài mới:

Mở bài: Các em đã được biết nhiều kí hiệu khác nhau của bản đồ ở các lớp dưới,

nhưng chúng được phân loại ra sao? Từng loại biểu hiện trên bản đồ như thế nào? Các

em sẽ được tìm hiểu trong tiết học này

tích các nội dung tương tự (Đối tượng biểu

hiện, dạng kí hiệu, khả năng biểu hiện)

Kí hiệu được đặt chính xác vào vị trí phân

bố của đối tượng trên bản đồ

- Dạng kí hiệu: hình học, chữ, tượng hình

- Khả năng biểu hiện:

+ Vị trí phân bố của đối tượng+ Số lượng của đối tượng+ Chất lượng của đối tượng

2 Phương pháp kí hiệu đường chuyển

Trang 5

bày những điều đã quan sát và nhận xét

GV giúp HS chuẩn kiến thức

động

- Đối tượng biểu hiện: sự di chuyển của các đối tương, hiện tượng tự nhiên và kinh tế -

xã hội

- Dạng kí hiệu: đường mũi tên

- Khả năng biểu hiện:

+ Hướng di chuyển của đối tượng + Khối lượng của đối tượng di chuyển + Chất lượng của đối tượng

3 Phương pháp chấm điểm:

- Đối tượng biểu hiện: đối tượng phân bố không đồng đều

- Dạng kí hiệu: điểm chấm (tương ứng với một giá trị nhất định)

- Khả năng biểu hiện:

+ Sự phân bố của đối tượng + Số lượng của đối tượng

4 Phương pháp bản đồ - biểu đồ:

- Đối tượng biểu hiện: giá trị tổng cộng của đối tượng trong những đơn vị phân chia lãnh thổ

- Dạng kí hiệu: biểu đồ

- Khả năng biểu hiện:

+ Số lượng của đối tượng + Cơ cấu của đối tượng

+ Chất lượng của đối tượng

4 Củng cố:

Treo bản đồ tự nhiên Việt Nam, yêu cầu HS nhận biết các phương pháp biểu hiện trên bản đồ

5 Bài tập về nhà:

Trả lời các câu hỏi cuối bài trong Sgk vào vở Đọc trước bài mới: Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống.

IV Phần bổ sung:

Trang 6

Tiết 3

Ngày soạn:12/9/2007

Ngày dạy: 15/9/2007

BÀI 3: SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG HỌC TẬP VÀ ĐỜI SỐNG

I Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần:

- Trình bày sự cần thiết của bản đồ trong học tập và đời sống

- Nắm được một số điều cần lưu ý khi sử dụng bản đồ trong học tập

- Phát triển khả năng sử dụng bản đồ

- Có ý thức và thói quen sử dụng bản đồ trong học tập

II Chuẩn bị:

Một số bản đồ về địa lí tự nhiên và kinh tế - xã hội

III Tiến trình bài dạy:

Bước 1: GV yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ và

phát biểu về vai trò trong học tập và trong

Bước 2: GV yêu cầu HS giải thích ý nghĩa

của những điều cần lưu ý đó và cho ví dụ

⇒ sử dụng rộng rãi trong đời sống

II Sử dụng bản đồ, Atlat trong học tập:

1 Một số vấn đề cần lưu ý trong quá trình học tập địa lí trên cơ sở bản đồ.

a Chọn bản đồ phù hợp

b Đọc bản đồ phải tìm hiểu về tỉ lệ và kí hiệu bản đồ

c Xác định phương hướng trên bản đồ

- Dựa vào các đường kinh, vĩ tuyến

- Dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc

2 Hiểu mối quan hệ giữa các yếu tố địa lí trong bản đồ, trong Atlat.

Trang 7

4 Củng cố:

Nhấn mạnh một só lưu ý khi sử dụng bản đồ trong học tập

5 Bài tập về nhà:

Trả lời các câu hỏi cuối bài trong Sgk vào vở Đọc trước chuẩn bị cho bài thực hành

IV Phần bổ sung:

Trang 8

Tiết 4

Ngày soạn: 15/9/2007

Ngày dạy: 17/9/2007

BÀI THỰC HÀNH: XÁC ĐỊNH MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP

BIỂU HIỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÍ TRÊN BẢN ĐỒ.

I Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần:

- Hiểu rõ các đối tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ bằng những phương pháp nào

- Nhận biết được những đặc tính của đối tượng địa lí biểu hiện trên bản đồ

- Phân biệt được các phương pháp biểu hiện trên các bản đồ khác nhau

Mở bài: Các em đã được tìm hiểu về các phương pháp biểu hiện các đối tượng địa

lí trên bản đồ Để giúp các em hiểu rõ hơn về các phương pháp, chúng ta sẽ làm việc trên các bản đồ cụ thể

- Lần lượt các nhóm lên trình bày về các

phương pháp biểu hiện trên bẻn đồ đã được

phân công

- Sau mỗi lần trình bày, các nhóm còn lại

nhận xét, bổ sung

Bước 4: GV nhận xét về nội dung trình

bày của các nhóm và tổng kết bài thực

+ Khả năng biểu hiện

4 Củng cố: Lưu ý mỗi lược đồ có thể có nhiều phương pháp biểu hiện, ngoài phương pháp biểu hiện chính

5 Bài tập về nhà:

Trang 9

Hoàn thành bài thực hành thông qua bảng:

Tên bản đồ Tên phương pháp Phương pháp biểu hiện

biểu hiện Đối tượng biểu hiện Khả năng biểu hiện

IV Phần bổ sung:

Trang 10

Tiết 5

Ngày soạn:15/9/2007

Ngày dạy: 22/9/2007

CHƯƠNG II VŨ TRỤ HỆ QUẢ CÁC CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT

BÀI 5: VŨ TRỤ HỆ MẶT TRỜI VÀ TRÁI ĐẤT HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG TỰ

QUAY CỦA TRÁI ĐẤT

I Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần:

- Biết được Vũ trụ là vô cùng rộng lớn Hệ Mặt trời trong đó có Trái đất chỉ là một bộ phận nhỏ bé của Vũ trụ

- Hiểu và trình bày được khái quát về Hệ Mặt trời, vị trí và các vận động của Trái đất trong Hệ Mặt trời

- Trình bày và giải thích được các hiện tượng: luân phiên ngày đêm, giờ trên Trái đất, sự lệch hướng chuyển động của các vật thể ở trên bề mặt Trái đất

- Biết sử dụng tranh ảnh, hình vẽ, mô hình để trình bày và giải thích các hệ quả của chuyển động tự quay của Trái đất

- Nhận thức đúng đắn về sự tồn tại khách quan của các hiện tượng tự nhiên

Mở bài: Chúng ta thường nghe nói về Vũ trụ Vậy Vũ trụ là gì? Vũ trụ được hình

thành như thế nào? Em biết gì về Hệ Mặt trời, về Trái đất trong Hệ Mặt trời? Bài học hôm nay sẽ giúp các em giải đáp về các vấn đề đó

HĐ 1: Cả lớp

HS dựa vào hình 5.1, kênh chữ trong SGK,

vốn hiể biết, trả lời các câu hỏi:

- Vũ trụ là gì?

- Phân biệt Thiên hà với Dải Ngân hà

+ Thiên hà: Một tập hợp của rất nhiều

thiên thể (các ngôi sao, hành tinh, vệ tinh,

sao chổi…), khí, bụi, bức xạ điện từ

+ Dải Ngân hà: là Thiên hà có chứa Hệ

Mặt trời của chúng ta

Trang 11

Bước 1: HS dựa vào hình 5.2, kênh chữ

trong SGK, vốn hiểu biết, trả lời các câu

hỏi:

- Hãy mô tả về Hệ Mặt trời

- Kể tên các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Gợi ý: Khi mô tả về Hệ Mặt trời chú ý quỹ

đạo của các hành tinh (quỹ đạo hình elip

gần tròn, trừ quỹ đạo của Diêm Vương

tinh, quỹ đạo các hành tinh khác đều nằm

trên một mặt phẳng) và hướng chuyển

động của các hành tinh

Bước 2: HS phát biểu, GV chuẩn kiến

thức Các thiên thể gồm: các hành tinh, tiểu

hành tinh, vệ tinh, sao chổi, thiên thạch

Chuyển ý: Trái đất ở vị trí nào trong Hệ

Mặt trời? Trái đất có những chuyển động

chính nào?

HĐ 3: Cặp/nhóm

HS quan sát các hình 5.2, SGK và dựa vào

kiến thức đã học, trả lời các câu hỏi sau:

- Trái đất là hình tinh thứ mấy tính từ Mặt

trời? Vị trí đó có ý nghĩa như thế nào đối

với sự sống?

- Trái đất có mấy chuyển động chính, đó là

các chuyển động nào?

- Trái đất tự quay theo hướng nào? Trong

khi tự quay, có điểm nào trên Trái đất

không thay đổi vị trí? Thời gian Trái đất tự

quay

Bước 2: HS trình bày kết quả, dùng quả

Địa cầu biểu diễn hướng tự quay và hướng

chuyển động của Trái đất quanh mặt trời

GV giúp HS chuẩn kiến thức, kĩ năng

Gợi ý: Biểu diễn hiện tượng tự quay: dặt

Quả Địa cầu trên bàn, dùng tay đẩy sao cho

Quả Địa cầu quay từ tay trái sang tay phải,

đó chính là hướng tự quay của Trái đất

HĐ 4: Cả lớp

GV yêu cầu HS cả lớp dựa vào kiến thức

- Khái niệm Hệ Mặt trời

- 9 hành tinh: Thuỷ tinh, Kim tinh, Trái đất, Hoả tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh, hải Vương tinh, Diêm Vương tinh

3 Trái đất trong Hệ Mặt trời

- Vị trí thứ 3, khoảng cách trung bình từ Trái đất đến Mặt trời là 149,5 triệu km, khoảng cách này cùng với sự tự quay giúp Trái đất nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp với sự sống

- Trái đất vừa tự quay, vừa chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt trời, tạo ra nhiều

hệ quả địa lí quan trọng

II Hệ quả của vân động tự quay của Trái đất

1 Sự luân phiên ngày đêm

Trang 12

đã học, trả lời câu hỏi:

- Vì sao trên Trái đất có ngày và đêm?

- Vì sao ngày đêm kế tiếp nhau không

ngừng trên Trái đất?

HĐ 5: Cá nhân/ cặp

Bước 1: HS quan sát hình 5.3, kênh chữ

SGK, kết hợp với kiến thức đã học để trả

lời câu hỏi:

- Phân biệt sự khác nhau giữa giờ địa

phương và giờ quốc tế

- Vì sao người ta phải chia ra các khu vực

ìo và thống nhất cách tính giờ trên thế giới

- Trên Trái đất có bao nhiêu múi giờ? Cách

đánh số các múi giờ Việt Nam ở múi giờ

số mấy?

- Vì sao ranh giới các múi giờ không hoàn

toàn thẳng theo kinh tuyến?

- Vì sao phải có đường đổi ngày quốc tế?

- Tìm trên hình 5.3 vị trí đường đổi ngày

quốc tế và nêu quy ước quốc tế về đổi

ngày

Gợi ý: Trái đất có khối cầu và tự quay từ

Tây sang Đông nên cùng một thời điểm có

giờ khác nhau Để thống nhất cách tính giờ

trên toàn thế giới người ta chia Trái đất

thành 24 múi giờ, lấy khu vực có đường

kinh tuyến gốc đi qua là khu vực giờ gốc

Bước 2: HS phát biểu, xác định trên Quả

Địa cầu múi giờ số 0 và kinh tuyến 180,

GV chuẩn kiến thức

HĐ 6: Cá nhân/cặp

Bước 1: HS dựa vào hình 5.4, SGK trang

28 và vốn hiểu biết:

- Cho biết, ở bán cầu Bắc các vật chuyển

động bị lệch sang phía nào, ở bán cầu Nam

các vật chuyển động bị lệch sang phía nào

so với hướng chuyển động ban đầu

- Giải thích vì sao lại có sự lệch hướng đó

- Lực làm lệch hướng các chuyển động có

tên là gì? Nó tác động tới chuyển động của

các vật thể nào trên Trái đất?

Do Trái đất có hình cầu và tự quay quanh trục nên có hiện tượng luân phiên ngày đêm

2 Giờ trên Trái đất và đường chuyển ngày quốc tế

- Giờ địa phương (giờ Mặt trời): Các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau

- Giờ quốc tế: Giờ ở múi giờ số 0 được lấy làm giờ quốc tế hay giờ GMT

3 Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể

Trang 13

Bước 2: HS trình bày, GVchuẩn kiến thức - Lực làm lệch hướng là lực Côriôlit

- Biểu hiện:

+ Nửa cầu Bắc: lệch về bên phải

+ Nửa cầu Nam: lệch về bên trái

- Nguyên nhân: Trái đất tự quay theo hướng ngược chiều kim đồng hồ với vận tốc dài khác nhau ở các vĩ độ

- Lực Côriôlit tác động đến sự chuyển động của khối khí, dòng biển, dòng sông, đường đạn bay trên bề mặt Trái đất…

4 Củng cố:

Sắp xếp các hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt trời:

đ Thổ tinh

5 Bài tập về nhà:

Trả lời các câu hỏi cuối bài trong Sgk vào vở Đọc trước bài mới: Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt trời của Trái đất.

IV Phần bổ sung:

Trang 14

I Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần:

-Trình bày và giải thích được các hệ quả của chuyển động quanh mặt trời của trái đất, chuyển động biểu kiến hàng năm của mặt trời, các mùa và ngày đêm dài ngắn theo mùa

- Rèn luyện kĩ năng tư duy nhân quả, kĩ năng phân tích các hiện tượng quy kết của sự vận động quanh mặt trời của trái đất

- Nhận thức đúng các quy luật của tự nhiên

II Chuẩn bị:

Quả địa cầu , ngọn nến , mô hình chuyển động của trái đất quanh mặt trời

III Tiến trình bài dạy:

1 Ổn định lớp

2 Bài cũ: Nêu các hệ quả của vận động tự quay của trái đất

Giải thích tại sao có hiện tượng luân phiên ngày đêm trên trái đất

3 Bài mới:

Mở bài: GV yêu cầu HS trình bày các hệ quả tự quay của trái đất, sau đó hỏi:

Chuyển động quanh mặt trời của trái đất đã tạo nên những hệ quă nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay

HĐ 1:

Giáo viên cho học sinh quan sát mô hình

chuyển động của trái đất quanh mặt trời

Đọc phần I và thảo luận rút ra kết luận về

chuyển động biểu kiến của mặt trời

Gợi ý:

GV liên hệ với thực tế một người đi xe lữa

đang chuyển động nhìn ra cảnh vật hai bên,

có cảm giác mình đang đứng yên còn cảnh

vật đang chuyển động để giải thích chuyển

động biểu kiến hàng năm của mặt trời

- Giáo viên bổ sung:

Ngày 23/ 9 - 21/ 3 mặt trời đi qua xích

đạo , trái đất không ngã bán cầu nào về

phía mặt trời , nên tại xích đạo người ta

quan sát mặt trời ở hướng chính đông và

Nguyên nhân:

- Trong quá trình chuyển động trục trái đất nghiêng và có hướng không đổi Tia nắng vuông góc với tiếp tuyến mặt đất sẽ lần lượt di chuyển từ 23027’ N lên 23027’ B điêù này cho ta ảo giác là mặt trời đang chuyển động

Trang 15

+Vị trí và khoảng thời gian của các mùa:

Xuan, hạ, thu, đông

+Vị trí các ngày: Xuân phân, hạ chí, thu

phân, đông chí

Bước 2: HS trình bày Giáo viên bổ sung :

Bắc bán cầu nhận được nhiều nhiệt độ hơn

nam bán cầu vào 21/3 > 23/9 Nhiều

nhất vào ngày 22/6 ( Ngày này góc nhập xạ

lớn nhất trong năm ở mọi điểm của bắc bán

cầu )

Vào ngày 21/3 (Xuân phân ) , 23/9 ( thu

phân ) mọi địa điểm trên trái đất có ngày

dài bằng đêm Ngày dài nhất ở bắc bán cầu

Bước 1: HS dựab vào hình 6.2, 6.3 và

kênh chữ, vốn hiểu biết, thảo luận theo gợi

ý:

- Thời gian nào, những mùa nào nửa cầu

bắc có ngày dài hơn đêm, nửa cầu nam có

ngày ngắn hơn đêm? Vì sao?

- Thời gian nào, những mùa nào nửa cầu

Bắc có ngày ngắn hơn đêm?,Nửa cầu nam

có ngày dài hơn đêm? vì sao?

II- Các mùa trong năm :

- Mùa: Là khoảng thời gian trong một năm

có những đặc điểm riêng về khí hậu và thời tiết

Nguyên nhân:

- Trục trái đất nghiêng một góc không đổi

và chuyển động tịnh tiến, nên khi chuyển động các bán cầu nam và bắc lần lượt ngã

về phía mặt trời

Do đó hiện tượng chiếu sáng và đốt nóng

ở cùng một địa điểm có sự thay đổi khi trái đất ở các vị trí khác nhau

Trên quỷ đạo vì thế tạo ra các mùa trong năm

Có 4 mùa: Xuân, hạ, thu, đông, ở bán cầu nam diễn ra ngược lại với bán cầu bắc

III Ngày đêm dài ngắn theo mùa

- Hiện tương chênh lệch thời gian giữa mùa nóng và mùa lạnh

- Nguyên nhân: Trục trái đất nghiêng và không đổi , nên vị trí vòng tròn phân chia sáng tối khác nhau gây ra hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa

Trang 16

- Nêu kết luận về hiện tượng ngày đêm dài

ngắn theo mùa trên trái đất

Hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau

có thay đổi như thế nào theo vĩ độ? Vì sao?

Gợi ý:

Khi quan sát hình 6.5 chú ý:

-Vị trí của đường phân chia sáng tối so với

hai cực bắc, nam

-So sánh diện tích được chiếu sáng so với

diện tích trong bóng tối của một nữa cầu

trong cùng một thời điểm (22/6 hoặc

22/12)

Bước 2: HS trình bày, GV giúp HS chuẩn

bị kiến trức

- Ngày đêm dài ngắn theo mùa:

+ Mùa xuân và hạ có ngày dài, đêm ngắn, mùa thu và đông có ngày ngắn đêm dài + Ngày 21/3 và ngày 23/9: Ngày dài bằng đêm

- Ngày đêm dài ngắn theo vĩ độ:

+ Tại xích đạo: Độ dài ngày bằng đêm Càng xa xích đạo về hai cực độ dài ngày đêm càng chênh lệch

+ Từ hai vòng cực về hai cực, có hiện tượng ngày đêm dài 24 giờ Tại hai cực số ngày hoặc đêm dài 24 giờ kéo dài 6 tháng

4 Củng cố:

Giáo viên cho học sinh nhắc lại những hệ quả của vận động quanh mặt trời của trái đất

5 Bài tập về nhà:

Trả lời các câu hỏi cuối bài trong Sgk vào vở Đọc trước bài mới: Cấu trúc của Trái đất Thạch quyển Thuyết kiến tạo mảng.

IV Phần bổ sung:

Trang 17

BÀI 7: CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT THẠCH QUYỂN

THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG

I Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần:

- Biết được các lớp cấu tạo của trái đất và đặc điểm của mỗi lớp Phân biệt được

Tranh và hình vẽ cấu tạo của trái đất, về cách tiếp xúc của các mảng

III Tiến trình bài dạy:

1 Ổn định lớp

2 Bài cũ: Nêu và giải thích tại sao có hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa trên 2 bán cầu

3 Bài mới:

Mở bài: Vỏ trái đất tác dụng qua lại một mặt với vật chất ,dưới sâu và mặt khác

với khí quyển muốn hiểu bản chất của lớp ngoài và trên gần bề mặt đất thì không thể không hiểu cấu trúc bên trong của trái đất

HĐ 1 :

GV giới thiệu cho HS về phương pháp chủ

yếu để nghiên cứu cấu tạo của Trái đất, đó

Cho 3 nhóm học sinh quan sát hình 7.1 và

7.2 đọc nội dung kênh chữ cho biết:

-Trình bày vị trí, đặc điểm của từng lớp? -

Bước 2: HS các nhóm nghiên cứu, đại diện

một số HS các nhóm trình bày

GV có thể hỏi thêm:

-Trình bày vai trò quan trọng của lớp vỏ

Trái đất, lớp man ti?

GV kết luận: Trái đất được cấu tạo thành

Trang 18

biệt về cấu tạo địa chất, về độ dày nên lớp

vỏ trái đất chia ra hai kiểu: vỏ lục địa và vỏ

đại dương Lớp vỏ trái đất là lớp mỏng

nhất nhưng lại rất quan trọng vì đây là nơi

tồn tại các thành phần khác của trái đất như

không khí, nước, các sinh vật

Lớp man ti , gồm hai tầng chính Vật chất

của bao man ti trên có trạng thái quánh

dẻo, không chảy lỏng được nhưng vẫn

chuyển động được thành các dòng đối lưu-

đây là một trong những nguyên nhân làm

cho thạch quyển di chuyển trên lớp quánh

dẻo này

HĐ 3 :

Bước 1 : Giáo viên cho học sinh đọc bài ở

sgk và tìm hiểu nội dung chính của thuyết

kiến tạo mảng

Bước 2 : Giáo viên yêu cầu 1 > 3 học

sinh tóm tắt nội dung của thuyết, đọc to,

một số học sinh khác bổ sung

GV chuẩn kiến thức

Bước 3 : Giáo viên cho học sinh quan sát

hình 7.4 và hỏi :

Có mấy kiểu tiếp xúc giữa các mảng?

Kết quả của các kiểu tiếp xúc?

 Nhân trong: 5100-6370 km → rắn

⇒ Nhiệt độ và áp suất rất lớn

- Khái niệm thạch quyển: SGK

II- Thuyết kiến tạo mảng

- Vỏ trái đất trong quá trình hình thành đả

bị biến dạng do các đứt gảy và tách ra thành các đơn vị kiến tạo

- Mỗi đơn vị là một mảng cứng - mảng kiến tạo bao gồm mảng lục địa và mảng đại dương

- Các mảng không đứng yên mà dịch chuyển

- Nguyên nhân chuyển dịch của các mảng kiến tạo: Do hoạt động của các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo và có nhiệt độ cao trong tầng man ti trên

- Các kiểu tiếp xúc:

+ Tiếp xác tách giãn+ Tiếp xúc dồn ép

- Ranh giới, chỗ tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo là vùng bất ổn, thường xảy ra các hiện tượng kiến tạo, động đất, núi lửa

4 Củng cố:

Nêu vai trò quan trọng của vỏ Trái đất và lớp man ti

Trình bày các nội dung chính của thuyết kiến tạo mảng

5 Bài tập về nhà:

Trả lời các câu hỏi cuối bài trong Sgk vào vở Đọc trước bài mới: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái đất.

IV Phần bổ sung:

Trang 19

I Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần:

-Trình bày khái niệm của nội lực và nguyên nhân sinh ra nội lực

-Trình bày tác động của nội lực thể hiện qua vận động kiến tạo theo phương thẳng đứng và theo phương nằm ngang

- Quan sát hình vẽ, tranh ảnh, về các tác động của nội để nêu lên kết quả của sự tác động đó

- Rèn luyện kĩ năng đọc, chỉ và giải thích các đối tượng địa lí trên bản đồ

II Chuẩn bị:

- Các hình vẽ về uốn nếp, địa hào, địa luỹ

- Bản đồ tự nhiên thế giới, Tự nhiên Việt Nam

III Tiến trình bài dạy:

1 Ổn định lớp

2 Bài cũ: Nêu cấu trúc của vỏ trái đất và lớp man ti

Nêu nội dung của thuyết kiến tạo mảng

3 Bài mới:

Mở bài: GV nêu vấn đề:

Trái đất có dạng hình cầu nhưng thực tế bề mặt của nó có bề mặt gồ ghề (có nơi nhô lên, có nơi hạ thấp xuống, nơI là lục địa, nơI là đại dương ) Nguyên nhân nào làm cho bề mặt địa cầu bị biến đổi?

HĐ 1 : Cả lớp

GV nói: Trên bề mặt TĐ, nơi có các lục

địa, đại dương; nơi có núi, đồng bằng nội

lực có vai trò rất quan trọng trong việc

hình thành lục địa, đại dương, và các dạng

địa hình

GV phân tích kết hợp dùng hình vẽ sự

chuyển động của các dòng đối lưu và yêu

cầu học sinh đọc mục 1 trong SGK để hiểu

khái niệm nội lực và nguyên nhân sinh ra

nội lực:

GV bổ sung: Nguyên nhân sinh ra nội lực

là nguồn năng lượng ở trong lòng đất (các

hoạt động về sự phân huỷ các chất phóng

xạ:U-ra-ni-um, ka li… sự dịch chuyển, sắp

xếp lại các vật chất cấu tạo trái đất theo

trọng lực:Vật chất nhẹ di chuyển lên trên,

nặng xuống dưới xảy ra trong lòng đất và

Trang 20

sinh ra nguồn năng lượng khá lớn )

GV hỏi: Dựa vào SGK, vốn hiểu biết, em

hãy cho biết tác động của nội lực đến địa

hình bề mặt trái đất thông qua những vận

động nào?

GV nói: Vận động kiến tạo làm cho vỏ trái

đất có những biến đổi lớn: nơi được nâng

lên, nơi hạ thấp; có nơi bị nứt nẻ, đứt

gãy… những vận động này có thể theo

chiều thẳng đứng hoặc theo chiều nằm

ngang

GV sử dụng hình vẽ sự chuyển động của

các dòng đối lưu vật chất trong lớp man ti

để cho HS quan sát và nhấn mạnh: Sự dịch

chuyển của các mảng kiến tạo có nhiều

nguyên nhân, nhưng nguyên nhân trực tiếp

là do chuyển động của các dòng đối lưu

Nơi các dòng đối lưu đi lên, vỏ trái được

nâng lên, nơi các dòng đối lưu đi xuống, vỏ

trái đất bị hạ xuống…

HS đọc kênh chữ của mục I.1SGK trả lời

câu hỏi:

+ Những biểu hiện của vận động theo

phương thẳng đứng và hệ quả của nó

dụng bản đồ tự nhiên Việt Nam cho biết:

+ Thế nào là vận động theo phương nằm

ngang, hiện tượng uốn nếp, đứt gãy

+ Kết quả của quá trình uốn nếp, đứt gãy

+ Phân biệt các dạng địa hình, địa hào, địa

luỹ

+ Xác định những khu vực uốn nếp, những

địa hào, địa luỹ…trên bản đồ, nêu một số

II Tác động của nội lực:

Thông qua các vận động kiến tạo, hoạt động động đất, núi lửa…

1 Vận động theo phương nằm ngang.

- Là những vận động nâng lên, hạ xuống của vỏ trái đất theo phương thẳng đứng

- Diễn ra trên một diện tích lớn

- Thu hẹp, mở rộng diện tích lục địa một cách chậm chạp và lâu dài→ hiện tượng biển tiến, biển thoái

2 Vận động theo phương nằm ngang

Trang 21

ví dụ thực tế.

Bước 2:

Đại diện các nhóm học sinh trình bày, phân

tích được tác động của vận động theo

phương nằm ngang đối với địa hình bề mặt

trái đất

-Các nhóm bổ dung, góp ý kiến

GV kết luận:

Có nhiều cách phân loại vận động kiến tạo,

nhưng quan trọng nhất là:Vận động theo

phương thẳng đứng và vận động theo

phương nằm ngang

- Liên quan đến các vận động này là các

hoạt động đất, núi lửa

Vận động theo phương thẳng đứng diễn ra

chậm chạp, lâu dài làm mở rộng, thu hẹp

diện tích lục địa, biển…Vận động theo

phương nằm ngang sinh ra hai mảng kiến

tạo chuyển dịch, va chạm nhau, sinh ra các

hiện tượng uốn nếp, đứt gãy

- Làm cho vỏ trái đất bị nén ép, tách giãn… gây ra các hiện tượng uốn nếp, đứt gãy Hiện tượng uốn nếp + Do tác động của lực nằm ngang + Xảy ra ở vùng đá có độ dẻo cao + Đá bị uốn nếp xô cong thành các nếp uốn + Tạo thành các nếp uốn, các dảy núi uốn nếp Hiện tượng đứt gãy: + Do tác động của lực nằm ngang + Xảy ra ở các vùng đá cứng + Đất đá bị gãy, vỡ và chuyển dịch + Tạo ra các địa hào, địa luỹ… 4 Củng cố: Dựa vào kiến thức trong bài để hoàn thành bảng theo mẫu sau: Vận động kiến tạo Khái niệm Tác động của vận động đến địa hình 5 Bài tập về nhà: So sánh hai quá trình uốn nếp, đứt gãy Làm câu 2 trang 31 SGK IV Phần bổ sung:

Trang 22

I Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần:

- Biết khái niệm về ngoại lực và nguyên nhân sinh ra các tác nhân của ngoại lực.-Trình bày được các tác động của ngoại lực làm biến đổi địa hình qua quá trình phong hoá Phân biệt các quá trình phong hoá lý học, hoá học và phong hoá sinh học

- Quan sát, nhận xét tác đọng của quá trình phong hoá đến địa hình bề mặt trái đất qua tranh ảnh, hình vẽ…

Mở bài: Bề mặt trái đất rất gồ ghề, nơi cao, nơi thấp Nguyên nhân dẫn đến tình

trạng đó ngoài nội lực còn có tác động của ngoại lực Ngoại lực là gì, ngoại lực khác nội lực ở điểm nào?

HĐ 1 : Cả lớp

HS quan sát tranh ảnh về các tác động của

gió, mưa, nước chảy kết hợp đọc mục I-

SGK:

- Nêu khái niệm của ngoại lực

- Nêu nguyên nhân của ngoại lực, cho ví

dụ ( Nêu tác động của mưa gây ra xói mòn

trên sườn núi, những dòng sông vận

chuyển phù sa tạo nên những đồng

bằng…)

Kết luận: Hoạt động của mưa, nước chảy

sinh ra nguồn năng lượng tác động lên bề

mặt trái đất Ngoại lực được sinh ra do

nguồn năng lượng ở bên ngoài trái đất

Nguyên nhân chủ yếu là do nguồn năng

Trang 23

SGK và quan sát hình 9.1 và các tranh ảnh

khác tìm hiểu về phong hoá theo các gợi ý:

+ Khi có sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, đất

đá tại sao lại vỡ ra? ( vì các khoáng vật cấu

tạo đá có sự giản nở khác nhau, nhiệt dung

khác nhau…khi thay đổi nhiệt độ chúng

giản nở, co rút khác nhau,làm cho đá bị

Bước 2: HS trả lời GV lưu ý:

Cường độ của quá trình này tuỳ thuộc vào

điều kiện khí hậu, tính chất đá và cấu trúc

của đá

Ở hoang mạc, có sự thay đổi nhiệt độ giữa

ngày đêm lớn Bề mặt đất vào ban ngày rất

nóng, ban đêm toả nhiệt và nguội lạnh

nhanh làm cho đá bị phá huỷ về mặt cơ

Bước 1: HS dựa vào các kiến thức hoá học

xem băng hình, tranh ảnh, SGK:

- Nêu một vài phản ứng hoá học sẽ xảy ra

với một số khoáng vật

- Nêuví dụ về tác động của nước làm biến

đổi thành phần hoá học của đá và khoáng

vật tạo nên dạng địa hình ca-x-tơ độc đáo ở

nước ta

Bước 2:

HS trình bày, GV giúp HS chuẩn kiến

thức:

+ Không khí, nước và những chất khoáng

hoà tan trong nước…tác động vào đá và

khoáng vật, xảy ra các phản ứng hoá học

khác nhau (o-xi hoá, hoà tan )

Trang 24

không còn duy trì dạng tinh thể của mình

và bị phá huỷ, chuyển trạng thái, dần dần

trở thành khối đất vụn bở

+ Trong điều kiện khí hậu ẩm ướt, phong

hoá hoá học phát triển Vì vậy ở vùng nhiệt

đới ẩm, xích đạo thì quá trình phong hoá

hoá học diễn ra mạnh mẽ

HĐ4: Cá nhân/ lớp.

HS dựa vào hình 9.3 trong SGK kết hợp

với kiến thức hoá học nêu tác động của

sinh vật đến đá và khoáng vật bằng con

đường cơ giới và hoá học:

Hỏi: Từ những kiến thức về 3 kiểu phong

hoá, kết hợp đọc phần đầu mục II.1 SGK

em hãy cho biết:

+ Quá trình phong hoá là gì?

+ Có mấy loại phong hoá?

GV nói: Quá trình phong hoá là quá trình

chuẩn bị cho chuyển dời vật liệu, là bước

đầu của quá trình ngoại lực, làm biến đổi

đá

Diễn ra thường xuyên trên bề mặt địa cầu

với những cường độ khác nhau ở các khu

vực tự nhiên Trong thực tế, các quá trình

phong hoá diễn ra đồng thời Tuy nhiên,

tuỳ vào điều kiện khí hậu, tính bền vững

của đá…có thể có kiểu phong hoá này trội

hơn kiểu phong hoá kia

b Phong hoá hoá học.

c Phong hoá sinh học

- Khái niệm: SGK

- Nguyên nhân: Do sự lớn lên của rễ cây,

sự bài tiết của sinh vật…

* Quá trình phong hoá:

Là sự phá huỷ làm thay đổi đá và khoáng vật về kích thước, thành phần hoá học

Có 3 loại phong hoá

Trang 25

Tiết 10

Ngày soạn: 5/10/2007

Ngày dạy: 8/10/2007

BÀI 9: TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH

BỀ MẶT TRÁI ĐẤT (TIẾP THEO)

I Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần:

-Phân biệt được các quá trình bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ

- Trình bày, phân tích tác động của ngoại lực qua tranh ảnh, hình vẽ, băng đĩa hình

- Phân tích được mối quan hệ giữa 3 quá trình: Bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ

- Biết được sự tác động của ngoại lực tới địa hình bề mặt trái đất làm biến đổi môi trường và có thái độ đúng đắn với việc sử dụng, bảo vệ môi trường

Mở bài: GV yêu cầu HS cho biết ngoại lực là gì? phân biệt được phong hoá vât lí

và phong hoá hoá học Ngoại lực có tác động như thế nào đến địa hình bề mặt trái đất?

HĐ 1 : Cặp/ nhóm

Bước1:

- HS quan sát tranh ảnh, hình 9.1, 9.5, 9.6

và đọc nôị dung trong SGK tìm hiểu về

xâm thực, thổi mòn, mài mòn:

+ Xâm thực, thổi mòn, mài mòn là gì?

+ Đặc điểm chính của mổi quá trình đó,

+ Kết quả thành tạo địa hình của mỗi quá

Đại diện nhóm trình bày về sự tác động

của các quá trình dựa vào tranh ảnh, hình

+ Do tác động của nước chảy, sóng biển, gió… với tốc độ nhanh, sâu

+ Địa hình bị biến dạng( giảm độ cao, lở sông…)

Trang 26

thập tranh ảnh, hướng dẫn học sinh quan

sát, kết hợp với nội dung SGK để hiểu và

trình bày sự tác động của các quá trình

VD: Sự tác động của nước làm lở bờ sông,

các khe rãnh ở vùng đồi núi do tác động

của các dòng chảy tạm thời tạo thành

- Xâm thực có vai trò chủ yếu làm chuyển

dời các sản phẩm phong hoá

Quá trình này diễn ra không chỉ trên bề

mặt mà còn ở dưới sâu, với tốc độ nhanh

Vì vậy người ta phải có các biện pháp để

giảm quá trình xâm thực, bảo vệ đất (kè

sông, trồng rừng…)

- Thổi mòn: là sự tác động của gió đối với

địa hìng, tạo ra những dạng địa hình độc

đáo, rõ rệt nhất là ở vùng hoang mạc

Quá trình mài mòn cũng là quá trình xâm

thực nhưng chủ yếu diễn ra trên bề mặt đất

đá

- Bóc mòn:

Cũng tương tự như phần trên, từ những

kiến thức về xâm thực, hổi mòn, mài mòn,

GV giúp HS khái quát, tổng hợp quá trình

bóc mòn,

HĐ2: Cá nhân/ lớp

HS đọc nội dung SGK để hiểu khái niệm

vận chuyển

Vận chuyển là sự tiếp tục của quá trình bóc

mòn Vận chuyển có thể xảy ra trực tiếp

nhờ trọng lực hoặc gián tiếp nhờ nhờ

những tác nhân ngoại lực như gió, nước

chảy, băng hà

HĐ3: Cá nhân/ lớp.

-HS phân tích tranh, ảnh nêu những ví dụ

thực tế về quá trình bồi tụ

GV nhấn mạnh:Việc phân tích hoạt động

thành tạo địa hình của các tác nhân ngoại

lực thành các quá trình trên chỉ mang tính

ghất quy ước vì ranh giới của chúng không

rõ ràng…

Bề mặt trái đất chịu ảnh hưởng của sự tác

động của nhiều nhân tố: Ngoại lực và nội

lực Nội lực và ngoại lực đều tác động

đồng thời lên bề mặt trái đất, trong thiên

nhiên khó có thể phân biệt rạch ròi…

- Gồm các quá trình: Xâm thực, thổi mòn, mài mòn

Trang 27

4 Củng cố:

- So sánh 2 quá trình phong hoá và bóc mòn

- Phân biệt các quá trình bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ

5 Bài tập về nhà:

- Phân tích, so sánh các quá trình ngoại lực theo câu hỏi trong SGK

- Nêu những ví dụ thực tế về các quá trình tác động của ngoại lực

IV Phần bổ sung:

Trang 28

Tiết 11

Ngày soạn: 9/10/2007

Ngày dạy: 13/10/2007

BÀI 10: THỰC HÀNH NHẬN XÉT VỀ SỰ PHÂN BỐ CÁC VÀNH ĐAI ĐỘNG ĐẤT, NÚI LỬA VÀ CÁC VÙNG NÚI LỬA TRÊN BẢN ĐỒ

I Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần:

-Biết được sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ trên thế giới

- Nhận xét, nêu được mối quan hệ của các khu vực nói trên với các mảng kiến tạo

-Rèn luyện kỉ năng đọc, xác định vị trí của các khu vực nói trên trên bản đồ

Mở bài: GV nêu nhiệm vụ của bài học.

HĐ 1 : Làm việc theo cặp

- GV yêu cầu HS quan sát hình 10.1, bản

đồ các mảng kiến tạo, các vành đai động

đất và núi lửa; bản đồ tự nhiên thế giới

hoặc tập bản đồ thế giới và các châu lục để

xác định:

+ Các khu vực có nhiều động đất núi lữa

hoạt động

+ Các vùng núi trẻ

+ Trên bản đồ những khu vực này được

biểu hiện về kí hiệu, màu sắc địa hình như

thế nào? Nhận xét về sự phân bố các vành

đai động đất, núi lữa, các vùng núi trẻ

+ Sử dụng bản đồ, lược đồ để đối chiếu, so

sánh, nêu được mối liên quan giữa các

vành đai: Sự phân bố ở đâu? Đó là nơi nào

của trái đất? Vị trí của chúng có trùng nhau

không?

+ Kết hợp với các kiến thức đã học về

thuyết kiến tạo mảng trình bày về mối liên

1 Xác định các vành đai động đất, núi lữa; các vùng núi trẻ trên bản đồ

2 Sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ.

- Các vành đai động đất, núi lửa trên thế giới: Vành đai lữa TháI Bình Dương, khu vực Địa Trung Hải.khu vực Đông Phi…

- Các dãy núi trẻ: Dãy Anpơ, Capca,

Pi-rê-nê châu Âu, Himalaya ở châu á Co-oc-đi-e, An-đét ở châu Mỹ…

Trang 29

quan của các vành đai động đất, núi lửa;

các vùng núi trẻ với các mảng kiến tạo của

thạch quyển

HĐ2: Cả lớp

- Đại diện HS xác định và nhận xét sự phân

bố các khu vực động đất, núi lửa, các vùng

núi trẻ và trình bày kết quả trên bản đồ

- Cả lớp bổ sung góp ý kiến

* GV chuẩn kiến thức- Có sự trùng lặp về

vị trí các vùng có nhiều động đất, núi lửa,

các vùng núi trẻ Sự hình thành chúng có

liên quanvới vùng tiếp xúc của các mảng

kiến tạo của thạch quyển

- Các núi trẻ mới hình thành cách đây

không lâu, các dãy núi chưa bào mòn, hạ

thấp mà còn được nâng cao thêm

3 Mối liên hệ giửa sự phân bố các vành đai động đất, núi lữa,các vùng núi trẻ với các mảng kiến tạo của thạch quyển.

- Núi lửa thường tập trung thành một số vùng lớn, trùng với những vùng động đất

và tạo núi hoặc trùng với những kiến tạo lớn của vỏ trái đất

4 Bài tập về nhà:

Hoàn thiện bài thực hành ở nhà, đọc trước bài 11

IV Phần bổ sung:

Trang 30

Tiết 12.

Ngày soạn: 12/10/2007

Ngày dạy: 15/10/2007

BÀI 11: KHÍ QUYỂN

SỰ PHÂN BỐ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TRÊN TRÁI ĐẤT

I Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần:

- Trình bày thành phần của không khí và cấu trúc của khí quyển

- Trình bày được sự phân bố các khối khí, f-rông Nêu đặc điểm chính và sự tác động của chúng

- Trình bày và giải thích về sự phân bố nhiệt trên trái đất

-Phân tích hình vẽ, bảng số liệu, bản đồ…để biết được cấu tạo của khí quyển, sự phân bố nhiệt và giải thích sự phân bố đó

II Chuẩn bị:

- Sơ đồ các tầng khí quyển

- Các bản đồ: nhiệt độ, khí áp và gió khí hậu thế giới, tự nhiên thế giới

III Tiến trình bài dạy:

1 Ổn định lớp

2 Bài cũ: Kiểm tra vở thực hành một số HS

3 Bài mới:

Mở bài: GV hỏi HS: ở lớp 6 chúng ta đã dược học về khí quyển, các khối khí,

f-rông Bạn nào còn nhớ được khí quyển gồm những tầng nào? Trên trái đất có những khối khí nào? Sau khi HS trả lời, GV nói: Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời các câu hỏi trên đồng thời còn giúp các em biết được nhiệt độ không khí trên trái đất thay đổi theo những nhân tố nào?

HĐ 1: Cá nhân hoặc theo cặp

-GV giới thiệu khái quát cho HS biết khí

quyển gồm những chất khí nào, tỷ lệ của

chúng trong không khí và vai trò của hơi

nước trong khí quyển

Bước 1:

-HS đọc nội dung SGK, quan sát hình 11.1

kết hợp với vốn hiểu biết hoàn thành phiếu

học tập

Bước 2:

-HS trình bày kết quả, GV giúp HS chuẩn

kiến thức của phiếu học tập ( phụ lục)

I Khí quyển:

- Gồm các chất khí như: Ni-tơ (78%) Ô-xi (21%) các chất khí khác 3% và hơi nước, bụi, tro

1 Cấu trúc của khí quyển:

- Khí quyển là lớp không khí bao quanh trái đất

- Gồm 5 tầng: Đối lưu, bình lưu, khí quyển giữa, tầng không khí cao, tầng khí quyển ngoài

Trang 31

HĐ2: Cá nhân/ cặp.

Bước 1: HS đọc mục I.2 và I.3 :

+ Nêu tên và xác định vị trí các khối khí

+ Nhận xét và giải thích đặc điểm các khối

khí Nêu ví dụ vể tính chất khối khí ôn đới

lục địa (Pc), xuất phát từ Xi-bia tác động

tới châu á và Việt nam

+ F-rông là gì?

+ Tên và vị trí của các f-rông

+ Tác động của f-rông khi đi qua một khu

điểm của các khối khí: Sự hình thành các

khối khí nóng, lạnh liên quan tới lượng

nhiệt nhận được từ mặt trời ở các vĩ độ

cao, thấp khác nhau Các khối khí còn

được hình thành ở những nơi có sự khác

biệt về nhiệt độ , khí áp, độ ẩm, trọng

lượng đồng nhất Nhưng ở các frông, gió

thổi ngược hướng nhau, nhiệt độ chênh

nhau…Khi các f-rông chuyển động đến

đâu làm cho nhiệt độ, áp suất, hưóng gió

thay đổi nhanh chóng, có mây và mưa Vì

vậy Dẫn đến sự biến đổi đột ngột của thời

tiết nơi đó

HĐ3: Cả lớp

- GV nói: Nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu

cho mặt đất là bức xạ mặt trời

* GV nêu rõ hơn về bức xạ mặt trời:

+ Là các dòng vật chất và năng lượng của

mặt trời tới trái đất, chủ yếu là các sóng

điện từ - các tia ánh sáng nhìn thấy và

không nhìn thấy

-Hỏi: Dựa vào SGK, cho biết bức xạ mặt

trời tới mặt đất được phân bố như thế nào?

- Các tầng có đặc điểm khác nhau về giới hạn, độ dày, khối lượng không khí, thành phần

2 Các khối khí:

- Mỗi bán cầu có 4 khối khí chính: Khối khí địa cực, ôn đới, chí tuyến, khối khí xích đạo

- Đặc điểm: Khác nhau về tính chất, luôn luôn di chuyển, bị biến tính

- Nơi f-rông đi qua có sự biến đổi thời tiết đột ngột

II Sự phân bố của nhiệt độ không khí trên trái đất

Trang 32

Hỏi: Nhiệt cung cấp chủ yếu cho không

khí ở tầng đối lưu là do đâu mà có? Nhiệt

lượng do mặt trời mang đến trái đất thay

đổi theo yếu tố nào?

Cho ví dụ

* Kết kuận: Nhiệt lượng do mặt trời mang

đến bề mặt trái đất thay đổi theo góc chiếu

Nhìn chung, tia bức xạ càng gần 2 cực

càng chếch, góc chiếu càng nhỏ, lượng bức

xạ càng nhỏ

HĐ 4: Cặp/nhóm (có thể 6 nhóm)

Bước 1: HS nhóm 1, 2 dựa vào hình 11.1,

11.2, bảng thống kê trang 41 SGK, hãy

nhận xét và giải thích:

- Sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm theo

vĩ độ

- Sự thay đổi biên độ nhiệt năm theo vĩ độ

- Tại sao có sự thay đổi đó?

HS các nhóm 3, 4 dựa vào hình 11.2, kênh

chữ SGK

- Xác định địa điểm Vec-khôi-an trên bản

đồ Đọc trị số nhiệt độ trung bình năm của

địa điểm này

- Xác định khu vực có nhiệt độ cao nhất,

đường đẳng nhiệt năm cao nhất trên bản

đồ

- Nhận xét sự thay đổi của biên độ nhiệt ở

các địa điểm nằm trên khoảng vĩ tuyến 520

- Giải thích tại sao có sự khác nhau về

nhiệt giữa lục địa và đại dương?

HS nhóm 5, 6 dựa vào hình 11.3, kênh

chữ, vốn hiểu biết:

- Cho biết địa hình có ảnh hưởng như thế

nào tới nhiệt độ

- Giải thích vì sao càng lên cao nhiệt độ

càng giảm

- Phân tích mối quan hệ giữa hướng phơi

1 Bức xạ và nhiệt độ không khí:

- Bức xạ mặt trời+ Là các dòng vật chất và năng lượng của mặt trời tới trái đất

+ Được mặt đất hấp thụ 47%, khí quyển hấp thụ một phần, côn lại phản hồi lại không gian

- Nhiệt độ không khí ở tầng đối lưu chủ yếu do nhiệt của bề mặt trái đất được mặt trời đốt nóng cung cấp

- Góc chiếu của tia bức xạ mặt trời càng lớn, cường độ bức xạ càng lớn, lượng nhiệt thu được càng lớn và ngược lại

2 Sự phân bố nhiệt độ không khí

a Phân bố theo vĩ độ

Nhiệt độ giảm dần từ xích đạo về cực

b Phân bố theo lục địa và đại dương

- Đại dương có biên độ nhiệt nhỏ, lục địa

có biên độ nhiệt lớn

- Nguyên nhân: do sự hấp thụ nhiệt của đất

và nước khác nhau

c Phân bố theo địa hình

- Nhiệt độ không khí giảm theo độ cao

- Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ dốc

và hướng phơi của sườn núi

* Nhiệt độ không khí cũng thay đổi khi chịu sự tác động của các nhân tố: dòng biển, lớp phủ thực vật, hoạt động sản xuất của con người

Trang 33

của sườn với góc nhập xạ và lượng nhiệt

nhận được

Bước 2: đại diện các nhóm trình bày kết

quả dựa trên bản đồ, cả lớp bổ sung và góp

ý, GV giúp HS chuẩn kíên thức

4 Củng cố:

Nối các ý ở cột A với cột B sao cho phù hợp

1 Đối lưu a Nhiệt độ giảm mạnh theo độ cao

2 Bình lưu b Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng

3 Tầng giữa c Không khí rất loãng

4 Tầng không khí trên cao d Không khí chứa nhiều ion

5 Tầng khí quyển ngoài e Không khí chuyển động theo chiều ngang

Trang 34

Tiết 13

Ngày soạn: 15/10/2007

Ngày dạy: 20/10/2007

BÀI 12: SỰ PHÂN BỐ KHÍ ÁP MỘT SỐ LOẠI GIÓ CHÍNH

I Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần:

- Biết được nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của khí áp, sự phân bố khí áp trên Trái đất

- Trình bày nguyên nhân sinh ra một số loại gió chính và sự tác động của chúng trên Trái đất

- Đọc, phân tích lược đồ, bản đồ, biểu đồ, hình vẽ về khí áp, gió

Mở bài: GV nói: ở lớp 6 và các lớp 7, 8 các em đã được học về khí áp và gió Bạn

nào có thể cho biết khí áp là gì? Trên Trái Đất có những đai khí áp và gió thường xuyên nào? Sau khi HS trả lời, GV dẫn dắt vào bài

HĐ 1: Cả lớp

- GV yêu cầu HS đọc mục 2 SGK kết hợp với kiến

thức đã học ở lớp 6 THCS, trao đổi cả lớp để biết khái

niệm về khí áp, giải thích được nguyên nhân dẫn đến

sự thay đổi của khí áp

- GV có thể sử dụng hình vẽ thể hiện độ cao, độ dày

của cột không khí, tạo sức ép lên bề mặt Trái Đất

- HS quan sát hình 12.2 và 12.3 kết hợp với kiến thức

đã học, cho biết:

+ Trên bề mặt Trái Đất khí áp được phân bố như thế

nào?

+ Các đai khí áp thấp và khí áp cao từ xích đạo đến

cực có liên tục không? tại sao có sự chia cắt như vậy?

- Sự thay đổi khí áp: theo độ cao, nhiệt độ, độ ẩm

2 Phân bố các đai khí áp trên Trái đất

- Sự phân bố khí áp: các đai cao

áp, hạ áp phân bố xen kẽ và đối xứng qua đai hạ áp xích đạo

Trang 35

giảm đi, khí áp hạ Những nơi có nhiệt độ thấp, không

khí co lại, tỉ trọng tăng lên, khí áp tăng

- Không khí có chứa nhiều nhiều hơi nước khí áp cũng

hạ vì trọng lượng riêng của không khí ẩm nhỏ hơn

không khí khô ở những vùng có nhiệt độ cao hơi

nước bốc lên nhiều, chiếm dần chỗ của không khí khô

làm khí áp giảm đi

- Dọc xích đạo là đai áp thấp Hai đai áp cao cận chí

tuyến ở khoảng 2 vĩ tuyến 300B và N, hai đai áp thấp

ở khoảng 2 vĩ tuyến 600B và N Hai áp cao ở 2 cực

Bắc và Nam

Thực tế chủ yếu do sự phân bố xen kẽ giữa lục địa và

đại dương nên đai khí áp không liên tục mà chia cắt

thành những khu khí áp riêng biệt

HĐ2: Cặp/ nhóm

Bước 1

- GV sử dụng sơ đồ các đai gió để gợi ý và yêu cầu

HS nhắc lại khái quát kiến thức cũ về khái niệm gió,

nguyên nhân sinh ra gió, lực Cô - ri -ô - lít làm

lệchhướng chuyển động của gió

- Các vành đai áp là những trung tâm hoạt đọng đều

khiển các chuyển động chung của khí quyển làm sinh

ra các loại gió có tính chất vành đai như gió Mậu dịch,

gió Tây, gió đông cực

Bước 2: HS làm việc theo nhóm

- Nhóm số chẳn tìm hiểu về gió Tây và gió mậu dịch

- Đọc nội dung mục 1, quan sát hình 12.1 trình bày về

( thổi từ đâu đến đâu), đặc điểm của gió tây ôn đới và

gió mậu dịch theo dàn ý:

+ Phạm vi hoạt động

+ Thời gian hoạt động

+ Hướng gió thổi

+ Tính chất của gió

- Nhóm số lẻ:

- Dựa vào các hình 12.2, 13.3 và 14.1 kết hợp với kiến

thức đã học để phân tích, trình bày về nguyên nhân và

hoạt động của gió mùa theo những gợi ý dưới đây:

+ Xác định trên bản đồ, lược đồ một số trung tâm áp,

hướng gió và dải hội tụ nhiệt đới vào tháng 1 và tháng

7

II Một số loại gió chính

1 Gió Tây ôn đới

- Gió thổi từ áp cao cận chí tuyến về áp thấp ôn đới vĩ độ

600

- Thời gian: hoạt động quanh năm

- Hướng: Hướng Tây là chủ yếu

- Tính chất của gió: ẩm, đem mưa nhiều

2 Gió Mậu dịch

- Phạm vi hoạt động: Thổi từ hai cao áp cận chí tuyến về khu vực áp thấp xích đạo

- Thời gian hoạt động: quanh năm

- Hướng: đông bắc (BCB), Đông Nam (BCN)

- Tính chất: khô, ít mưa

Trang 36

+ Nêu sự tác động của chúng Cho ví dụ.

+ Xác định trên hình 14.1 thế giới khu vực có gió mùa

ấn độ, Đông Nam á

Bước 3:

- Đại diện các nhóm dựa vào bản đồ sơ đồ trình bày

kết quả GV giúp HS chuẩn kiến thức

- Nhìn chung, gío mậu dịch và gió tây ôn đới luôn thổi

thường xuyên, theo một hướng không đổi

Gió này xuất phát từ các áp cao cận chí tuyến, không

khí khô, không cho mưa

- Mùa đông, trên lục địa hình thành khu áp cao như áp

cao Xibia trên lục địa á âu , gió thổi từ lục địa ra đại

dương mang theo không khí khô Mùa hạ rất nóng,

trên lục địa lại hình thành áp thấp như áp thấp iran ,

gió thổi từ đại dương vào lục địa mang theo không khí

ẩm, gây mưa

ở vùng nhiệt đới, hai bán cầu lúc nào cũng vào hai

mùa trái ngược nhau, có sự luân phiên bị đốt nóng

Mùa Đông bán cầu Bắc (Bán cầu Nam là mùa hạ):

Những luồng lớn không khí chuyển động từ các cao

áp bán cầu Bắc sang các áp thấp bán cầu Nam Hướng

gió chủ yếu là Đông Bắc - tây Nam, cùng với hướng

gió mậu dịch bắc bán cầu Khi vượt qua xích đạo, gió

chuyển hướng thành Tây bắc - Đông nam Loại gió

này khô, nhiệt độ thấp

Ngược lại, vào mùa hạ của bán cầu Bắc ( mùa đông

của bán cầu Nam): trên các lục địa bán cầu Bắc khí áp

xuống rất thấp Các áp thấp này liền với áp thấp xích

đạo Các áp cao cận chí tuyến Nam bán cầu bành

trượng rất rộng, không khí chuyển động từ các áp cao

này lên các thấp Bắc bán cầu theo hướng đông nam,

cùng với hướng gió Mậu dịch Nam bán cầu, vượt qua

xích đạo gió chuyển hướng thành tây nam

HĐ3: Cả lớp

- HS quan sát hình 12.4, đọc nội dung mục a để hoàn

thành nội dung sau:

+ Trình bày hoạt động của gió biển, gió đất

+ Giải thích nguyên nhân hình thành loại gió này

- HS dựa vào hình 12.5 và kiến thức đã học hãy:

+ Trình bày hoạt động của gió fơn

3 Gió mùa

- Là loại gió thổi hai mùa ngược hướng nhau với tính chất khác nhau

- Loại gió này không có tính chất vành đai

- Thường có ở đới nóng (ấn độ, Đông Nam á ) và phía đôgn các lục địa lên thuộc vĩ độ trung bình như Đông á, Đông Nam, Hoa Kỳ

- Có hai loại gió mùa:

+ Gió mùa hình thành do sự chênh lệch nhiều về nhiệt và khí

áp giữa lục địa và đại dương rộng lớn

+ Gió mùa được hình thành do chênh lệch về nhiệt và khí áp giữa bán cầu Bắc và Bán cầu Nam( vùng nhiệt đới)

4 Gió địa phương

a) Gió đất, gió biển

Trang 37

+ Nêu tính chất của gió ở hai sườn núi

+ Giải thích sự hình thành và tính chất của gió fơn

Nêu VD những nơi có loại gió này ở Việt Nam

* GV chốt lại kiến thức như sau:

- Sự chênh lệch nhiệt dộ giữa đất và nước ở các vùng

ven biển làm sinh ra gió đất và gió biển Ban ngày,

mặt đất nóng nhanh hơn, nhiệt độ lên cao, không khí

nở ra trở thành khu áp thấp Nước biển nóng chậm

hơn mật đất, nước vẫn còn lạnh, không khí trên mặt

biển trở thành khu áp cao sinh ra gió thổi vào đất liền

Ban đêm thì ngược lại, nên có gió thổi từ đất ra biển

ở các ven sông, hồ lớn cũng có loại gió này

- Ở những nơi có địa hình cao, chặn không khí ẩm tới,

đẩy lên cao theo sườn núi Đến một độ cao nào đó,

nhiệt độ hạ thấp, hơi nước ngưng tụ, mây hình thành

gây mưa bên sườn đón gió Khi gió vượt núi sang

sừơn bên kia và di chuyển xuống, hơi nước giảm

nhiều, nhiệt độ tăng lên ( trung bình 100m tăng 10C)

nên gió này rất khô và nóng

Những nơi có lọai gió này như ở các thung lũng Thuỵ

Sĩ, áo, các mạch núi phía Tây, Bắc Mỹ ở nước ta, gió

này thổi từ phía tây rồi vượt dãi núi Trường Sơn vào

nước ta trong mùa hạ nên rất khô, nóng Nhân dân ta

quen gọi là gió Lào hay gió phơn Tây Nam

đất liền ra biển

b) Gió fơn (phơn)

- Là loại gió khô, nóng khi xuống núi

a Thổi từ áp cao địa các về áp thấp ôn đới

b Thổi từ áp cao cận chí tuyến về áp thấp ôn đới

c Thổi từ áp cao cận chí tuyến về áp thấp xích đạo

d Thổi từ áp cao địa cực về áp thấp xích đạo

2 Loại gió nào thổi quanh năm, thường mang theo mưa?

A Gió Đông cực C Gió Mậu dịch

B Gió Tây ôn đới D Gió mùa

3 Gió mùa là loại gió thổi:

A thường xuyên, có mưa nhiều quanh năm

B Thường xuyên, hướng gió hai mùa ngược nhau

C Theo mùa, hướng gió hai mùa ngược nhau'

D Theo mùa, tính chất gió hai mùa như nhau

4 Trình bày sự hình thành và hoạt động của hai loại gió mùa

Trang 38

5 Bài tập về nhà:

So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa gió mùa với gió biển, gió đất

* Phụ lục:

Có thể so sánh gió mùa với gió biển, gió đất theo bảng sau:

- Được hình thành do chênh lệch nhiệt

và khí áp

- Hướng gió thay đổi ngược ngau có

tính chất định kỳ

- Phạm vi ảnh hưởng+ Gió mùa: Lớn+ Gió đất, gió biển: nhỏ ( vàng ven biển)

Trang 39

I Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần:

- Trình bày nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ngưng đọng hơi nướcc, sự hình thành sương mù, mây, mưa

- Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến mưa

- Trình bày và giải thích được sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất

- Rèn luyện kỹ năng phân tích bản đồ phân bố lượng mưa trên thế giới, biểu đồ rút ra nhận xét về sự phân bố mưa và ảnh hưởng của các nhân tố đến sự phân bố mưa

Mở bài: GV nói: Các em đã học về độ ẩm không khí và mưa ở lớp 6 Ai còn nhớ

được độ ẩm không khí là gì? Có mấy loại độ ẩm không khí? Mây và mưa hình thành như thế nào? Mưa trên Trái Đất phân bố ra sao?

HĐ 1: Làm việc cả lớp

GV nhắc lại khái niệm về độ ẩm khôngkhí, hơi nước

có trong không khí là do bốc hơi từ ao, hồ, sông biển,

đại dương đã được học ở lớp 6 Yêu cầu HS đọc mục

1, cho biết khi nào thì hơi nước ngưng đọng ( những

điều kiện để hơi nước ngưng đọng)

Gợi ý: Khi độ ẩm tương đối là 100% nghĩa là không

khí đã bão hào hơi nước

- GV nói: Khi hơi nước ngưng đọng sẽ sinh ra sương,

mây, mưa sương mù là một trong những loại sương

có gây ảnh hưởng nhiều đến đời sống và sản xuất

- Hỏi: Dựa vào SGK, vốn hiểu biết, em hãy cho biết

sưng mù thường sinh ra trong điều kiện nào?

HĐ2: Cá nhân/cặp

Bước 1: HS dựa vào SGK, vốn hiểu biết để trả lời các

câu hỏi:

- Mô tả quá trình hình thành mây, mưa

I Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển

1 Ngưng đọng hơi nước.

Điều kiện ngưng đọng hơi nước:

- Không khí đã bão hoà mà vẫn tiếp thêm hơi nước hoặc gặp lạnh

- Có hạt nhân ngưng đọng

2 Sương mù

- Điều kiện: độ ẩm cao, khí quyển ổn định theo chiều thẳng đứng và có gió nhẹ

3 Mây và mưa

Không khí càng lên cao càng

Trang 40

- Khi nào thì có tuyết rơi?

- Mưa đá xảy ra khi nào?

Hơi nước ngưng đọng thành những hạt nhỏ, nhẹ, tụ lại

thành những đám mây Các hạt nước trong đám mây

thường xuyên vận động, chúng kết hợp với nhau,

ngưng tụ thêm, kích thước trở nên lớn hơn đủ để thắng

những dòng thăng của không khí và rơi xuống thành

mưa

Bước 2.: HS trình bày kết quả, GV giúp HS chuẩn

kiến thức

HĐ3: làm việc theo nhóm.

Bước 1: Các nhóm dựa vào SGK, vốn hiểu biết,

thảoluận theo các câu hỏi

Phân việc:

- Các nhóm 1,2 tìm hiểu về nhân tố khí áp và frông

- Các nhóm 3,4 tìm hiểu về nhân tố ío và frông

- Các nhóm 5,6 tìm hiểu về nhân tố dòng biển, địa

hình

- Câu hỏi của nhóm 1,2:

+ Trong những khu vực có áp thấp hoặc áp cao, nơi

nào hút gió hay phát gió?

+ ở nơi hút gió hoặc phát gió không khí chuyển động

ra sao?

+ Hai khối khí nóng và lạnh gặp nhau sẽ dẫn đến hiện

tượng gì? Tại sao?

+ Dựa vào kiến thức đã được học, giải thích về sự tác

động của khu vực có áp thấp hoặc áp cao và frông ảnh

hưởng tới lượng mưa?

- Câu hỏi của nhóm 3,4:

+ Trong các loại gió thường xuyên loại gió nào gây

mưa nhiều, loại gió nào gây mưa ít? vì sao?

+ Miền có gió mùa mưa nhiều hay mưa ít? vì sao?

+ Vì sao khi frông đi qua thì hay mưa?

+ Trả lời câu hỏi mục 3 trong SGK

- Câu hỏi của nhóm 5,6:

+ Vì sao nơi có dòng biển nóng đi qua thì mưa nhiều,

nơi có dòng biển lạnh đi qua thì mưa ít?

+ Giải thích sự ảnh hưởng của địa hình đến lượng

mưa

Bước 2:

lạnh, hơi nước đọng thành những hạt nhỏ nhẹ tụ thành từng đám đó là mây

- Khi các hạt nước trong mây có kích thước lớn thành các hạt nước rơi xuống mặt đất đó là mưa

-Tuyết rơi: Nước rơi dưới dạng băng

II Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa

1 Khí áp

Ngày đăng: 21/09/2015, 10:03

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w