1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

BÀI GIẢNG MẮT TIẾT 2

5 246 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 266,91 KB

Nội dung

Tiết này, các em sẽ học về các tật của mắt. Mắt có 3 tật phổ biến là cận thi, viễn thị, lão thị. Chúng ta sẽ tìm hiểu rõ về các bẹnh này và hướng khắc phục của chúng................................................................................

Trang 1

SỞ GD&ĐT TỈNH BÌNH ĐỊNH TRƯỜNG THPT SỐ 2 PHÙ CÁT

-š›&š› -GIÁO ÁN THỰC TẬP GIẢNG DẠY

NĂM HỌC: 2014-2015

BÀI DẠY:

MẮT (tiết 2)

Họ tên GV hướng dẫn : PHẠM MINH TRIẾT Tổ chuyên môn : Lý-Công nghệ

Họ tên sinh viên : PHẠM XUÂN ÁI Môn dạy : Vật lý

SV của trường đại học: Đại học Quy Nhơn Năm học : 2014- 2015 Ngày soạn giáo án : 2-04-2015 Thứ/ngày lên lớp : 5/09-04-2015 Tiết dạy : 2 Lớp dạy : 11a5

Bình Định, tháng 04 năm 2015

Trang 2

SƠ GD&ĐT TỈNH BÌNH ĐỊNH TRƯỜNG THPT SỐ 2 PHÙ CÁT

-š›&š› -Họ tên GV hướng dẫn : PHẠM MINH TRIẾT Tổ chuyên môn : Lý-Công nghệ

Họ tên sinh viên : PHẠM XUÂN ÁI Môn dạy : Vật lý

SV của trường đại học: Đại học Quy Nhơn Năm học : 2014- 2015

Ngày soạn : 2-04-2015 Thứ/ngày lên lớp: 5/09-04-2015

Tiết dạy :2 Lớp dạy :11a5

BÀI DẠY: MẮT (tiết 2)

I MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1 Kiến thức:

- Nêu được các đặc điểm của mắt cận thị và cách khắc phục tật cận thị

- Nêu được các đặc điểm của mắt viễn thị và cách khắc phục tật viễn thị

- Nêu được các đặc điểm của mắt lão thị và cách khắc phục tật lão thị

- Hiểu được hiện tượng lưu ảnh của mắt Nêu được ứng dụng của hiện tượng này

2 Kỹ năng :

- Vận dụng được kiến thức vào việc giải bài tập về mắt

- Vận dụng kiến thức về hiện tượng lưu ảnh của mắt để giải thích một số hiện tượng trong thực tế.

3 Thái độ :

Học sinh yêu thích, có hứng thú học môn Vật lí hơn

II CHUẨN BỊ

1 Giáo viên:

Giáo án điện tử

2 Học sinh:

Nắm vững kiến thức về thấu kính và về sự tạo ảnh của hệ quang học

III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1.Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ: ( 2 phút)

2 Nội dung bài mới:

Hoạt động 1: Đặt vấn đề (3 phút)

Ơ tiết học trước chúng ta đã đi tìm hiểu về cấu tạo quang học của mắt qua đó chúng ta biết rằng từ ngoài vào trong mắt gồm các bộ phận: giác mạc, thủy dịch, lòng đen, thể thủy tinh, dịch thủy tinh và màng lưới, tìm hiểu về sự điều tiết của mắt và các khái niệm liên quan như: điểm cực cận, điểm cực viễn, khoảng nhìn

rõ của mắt cũng như tìm hiểu về năng suất phân li của mắt Để có thể biết được mắt có những tật gì và cách khắc phục các tật đó như thế nào? Hiện tượng lưu ảnh của mắt là gì? Có ứng dụng như thế nào? Để tìm hiểu những vấn đề này trong tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu những phần còn lại của bài học này

Hoạt động 2: Tìm hiểu tật cận thị và cách khắc phục (10 phút)

BÀI 31: MẮT (TT)

I CẤU TẠO QUANG HỌC CỦA MẮT

Trang 3

V O

-GV: Mắt có thể có rất nhiều tật, trong bài này ta chỉ

xét đến các tật phổ biến của mắt là mắt cận, mắt viễn

và mắt lão Chúng ta đi vào tìm hiểu tật đầu tiên của

mắt: tật cận thị

-GV: Nêu biểu hiện của tật cận thị? Bị cận thị là do

nguyên nhân nào?

-HS: + Mắt cận thị nhìn rõ những vật ở gần mà

không nhìn rõ những vật ở xa

+ Cận thị có thể do bẩm sinh hoặc có thể do xem ti

vi quá nhiều, đọc sách gần, đọc sách ở chỗ thiếu ánh

sáng…

-GV: - Mắt cận thị là mắt khi không điều tiết có tiêu

điểm F ’ ở trước võng mạc: f max = OF’< OV

Một chùm tia sáng song song truyền đến mắt cận sẽ

cho chùm tia ló hội tụ tại một điểm ở trước màng

lưới

Hình 31.5

-GV: So sánh độ tụ của mắt cận và mắt bình thường?

-HS: Tiêu cự của thể thủy tinh của mắt cận nhỏ hơn

mắt bình thường nên có độ tụ lớn hơn

-GV: Mắt cận thị có độ tụ lớn hơn độ tụ của mắt bình

thường

- Khoảng cách OCv hữu hạn

- Điểm Cc gần mắt hơn bình thường

-GV: Để có thể nhìn vật ở xa vô cực mà mắt không

phải điều tiết thì phải dùng kính có tác dụng gì?

- HS: Kính có tác dụng sao cho ảnh của một vật ở xa

vô cực rơi vào đúng điểm cực viễn của mắt

- GV: Cách khắc phục tật cận thị?

- HS: Mắt cận phải đeo kính phân kì để nhìn rõ

những vật ở xa

-GV: Nếu coi kính đeo sát mắt thì tiêu cự của kính

được xác định bởi :

f = -OCv

II SỰ ĐIỀU TIẾT CỦA MẮT ĐIỂM CỰC VIỄN ĐIỂM CỰC CẬN

III NĂNG SUẤT PHÂN LI CỦA MẮT

IV CÁC TẬT CỦA MẮT VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

1 Mắt cận và cách khắc phục

a Đặc điểm

- Một chùm tia sáng song song truyền đến mắt cho chùm tia ló hội tụ ở một điểm trước màng lưới

f max > OV

- Mắt cận thị có độ tụ lớn hơn độ tụ của mắt bình thường

- Khoảng cách OCv hữu hạn

- Điểm Cc gần mắt hơn bình thường

b Cách khắc phục Đeo thấu kính phân kì có độ tụ thích hợp để có thể nhìn rõ vật ở vô cực mà mắt không phải điều tiết

- Nếu coi kính đeo sát mắt thì tiêu cự của kính được xác định bởi :

f = -OCv

Trang 4

Hoạt động 3: Tìm hiểu tật viễn thị và cách khắc phục (10 phút)

- GV: Khi độ tụ của mắt lớn hơn độ tụ của mắt bình thường

thì bị tật cận thị, trong trường hợp ngược lại, khi độ tụ của

mắt nhỏ hơn độ tụ bình thường thì mắt bị tật viễn thị

-GV: Chùm tia sáng song song truyền tới mắt viễn sẽ cho

chùm tia ló có đặc điểm như thế nào? Vì sao?

- HS: Chùm tia sáng song song truyền tới mắt viễn sẽ cho

chùm tia ló hội tụ tại một điểm sau màng lưới Vì tiêu cự của

mắt viễn lớn hơn tiêu cự của mắt bình thường

- GV: Khi mắt bị viễn thì có fmax > OV Hệ quả là : mắt viễn

nhìn vật ở xa vô cực đã phải điều tiết và có điểm cực cận xa

hơn mắt bình thường

- GV: Người viễn thị có thể nhìn thấy các vật ở xa nhưng phải

điều tiết mắt sao cho tiêu cự của mắt giảm xuống

-GV: Làm thế nào để người viễn thị có thể nhìn thấy những

vật ở gần như người bình thường ?

-HS: Đeo kính hội tụ

-GV: Tiêu cự của thấu kính phải có giá trị thích hợp để ảnh ảo

của điểm gần nhất mà người viễn thị muốn quan sát được tạo

ra tại điểm cực cận của mắt

2.Mắt viễn và cách khắc phục

a Đặc điểm

- Độ tụ nhỏ hơn độ tụ của mắt bình thường, chùm tia sáng song song truyền đến mắt cho chùm tia ló hội tụ ở một điểm sau màng lưới

- fmax > OV.

- Nhìn vật ở vô cực phải điều tiết

- Cc ở xa mắt hơn bình thường

b) Cách khắc phục

- Đeo một thấu kính hội tụ có độ tụ thích hợp để:

+ Hoặc nhìn rõ các vật ở xa mà không phải điều tiết mắt

+ Hoặc nhìn rõ được vật ở gần như mắt bình thường (ảnh ảo của điểm gần nhất muốn quan sát qua thấu kính hiện ra ở điểm cực cận của mắt)

Hoạt động 4: Tìm hiểu tật lão thị và cách khắc phục (10 phút)

-GV: Khả năng nhìn của hầu hết người già như thế nào?

-HS: Người già thường nhìn rõ những vật ở xa nhưng không

nhìn rõ những vật ở gần

-GV: Với hầu hết mọi người kể từ tuổi trung niên, khả năng

điều tiết giảm vì cơ mắt yếu đi và thể thủy tinh trở nên cứng

hơn Hậu quả là điểm cực cận Cc dời xa mắt Đó là tật lão thị

(mắt lão)

-GV: Khi không điều tiết tiêu điểm của thấu kính mắt nằm

trên màng lưới Khi nhìn vật ở vô cực mắt lão không phải điều

a Đặc điểm

- Điểm cực cận xa hơn so với mắt bình thường

- Khi không điều tiết tiêu điểm của thấu

Trang 5

-GV: Mắt không tật, mắt cận hay mắt viễn khi lớn tuổi đều có

thể bị lão thị

-GV: Để khắc phục mắt lão thì phải đeo kính gì để nhìn vật ở

gần?

-HS: Đeo kính hội tụ để nhìn vật ở gần

-GV: Đặc biệt đối với những người có mắt cận khi lớn tuổi

thường phải:

+ Đeo kính phân kì để nhìn xa

+ Đeo kính hội tụ để nhìn gần

Người ta thường sử dụng kính hai tròng có phần trên phân kì

và phần dưới hội tụ

-GV: Các em về nhà tham khảo bài tập ví dụ 2 trong sách giáo

khoa

kính mắt nằm trên màng lưới

- Khi nhìn vật ở vô cực mắt lão không phải điều tiết

b Cách khắc phục

- Đeo kính hội tụ tương tự mắt viễn để nhìn vật ở gần

- Mắt cận khi lão : + Đeo kính phân kì để nhìn xa

+ Đeo kính hội tụ để nhìn gần

=> dùng “kính hai tròng”

Hoạt động 4: Tìm hiểu hiện tượng lưu ảnh của mắt (5 phút)

-GV: Khi ta nhìn kĩ một vật gì đó rồi nhắm mắt lại, ta có cảm

giác dường như ta vẫn nhìn thấy vật đó thêm một thời gian

ngắn nữa Năm 1829, Pla- tô nhà vật lí người Bỉ phát hiện

ra là cảm nhận do tác động của ánh sáng lên các tế bào màng

lưới tiếp tục tồn tại khoảng 0,1s đồng hồ sau khi chùm sáng

tắt Trong thời gian 0,1s này ta vẫn còn thấy vật mắc dù ảnh

của vật không được tạo ra ở màng lưới nữa Đó là hiện tượng

lưu ảnh của mắt

-GV: Nhờ hiện tượng này mà mắt nhìn thấy các ảnh trên màn

ảnh chiếu phim, trên màn hình ti vi chuyển động

V HIỆN TƯỢNG LƯU ẢNH CỦA MẮT

Là hiện tượng tác động của ánh sáng lên màng lưới còn tồn tại khoảng 0,1s sau khi ánh sáng tắt

Nhờ hiện tượng này mà mắt nhìn thấy các ảnh trên màn ảnh chiếu phim, trên màn hình ti vi chuyển động

3 Vận dụng, củng cố bài học( 4 phút )

- Yêu cầu học sinh làm các câu trắc nghiệm (sử dụng máy chiếu)

- Qua tiết học này các em cần nắm được những nội dung sau: Các tật của mắt và cách khắc phục, hiện tượng lưu ảnh của mắt và ứng dụng của hiện tượng lưu ảnh

4 Dặn dò( 1 phút )

- Về nhà làm bài tập trong sách giáo khoa và làm các bài tập trong sách bài tập

- Tập làm những thí nghiệm đơn giản về sự lưu ảnh của mắt (Mục Em có biết)

- Ôn các kiến thức về thấu kính và mắt

IV RÚT KINH NGHIỆM

………

………

………

………

GV hướng dẫn SV thực tập

Ngày đăng: 20/09/2015, 17:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w