1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

khảo sát ảnh hưởng của gibberellic acid naphthalene acetic acid và triacontanol phun qua lá đến một số đặc tính sinh lý và phẩm chất trái măng cụt khi thu hoạch tại huyện cầu kè tỉnh trà vinh

61 418 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 794,29 KB

Nội dung

Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành Nông Học, với đề tài: KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA GIBBERELLIC ACID , NAPHTHALENE ACETIC ACID VÀ TRIACONTANOL PHUN QUA LÁ ĐẾN MỘT SỐ ĐẶC TÍNH SINH LÝ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG



LÂM TRƯỜNG GIANG

NAPHTHALENE ACETIC ACID VÀ TRIACONTANOL PHUN QUA LÁ ĐẾN MỘT SỐ ĐẶC TÍNH SINH LÝ VÀ

PHẨM CHẤT TRÁI MĂNG CỤT (Garcinia mangostana L.)

KHI THU HOẠCH TẠI HUYỆN CẦU KÈ –

TỈNH TRÀ VINH

Luâ ̣n văn tốt nghiê ̣p Ngành: Nông Ho ̣c

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG



Luâ ̣n văn tốt nghiê ̣p Ngành: Nông Ho ̣c

NAPHTHALENE ACETIC ACID VÀ TRIACONTANOL PHUN QUA LÁ ĐẾN MỘT SỐ ĐẶC TÍNH SINH LÝ VÀ PHẨM CHẤT TRÁI MĂNG CỤT (Garcinia mangostana L.)

KHI THU HOẠCH TẠI HUYỆN CẦU KÈ –

TỈNH TRÀ VINH

MSSV: C1201035 Lớp: Nông Ho ̣c LT K38

Cần Thơ – 2014

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

 Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành Nông Học, với đề tài:

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA GIBBERELLIC ACID , NAPHTHALENE ACETIC ACID VÀ TRIACONTANOL PHUN QUA LÁ ĐẾN MỘT SỐ ĐẶC

TÍNH SINH LÝ VÀ PHẨM CHẤT TRÁI MĂNG CỤT (Garcinia mangostana L.) KHI THU HOẠCH TẠI HUYỆN CẦU KÈ – TỈNH TRÀ VINH

Do sinh viên Lâm Trươ ̀ ng Giang thực hiện

Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp

Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2014

Cán bộ hướng dẫn

ThS Lê Ba ̉ o Long

Trang 4

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành Nông học với đề tài: KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA GIBBERELLIC ACID , NAPHTHALENE ACETIC ACID VÀ TRIACONTANOL PHUN QUA LÁ ĐẾN MỘT SỐ ĐẶC TÍNH SINH LÝ VÀ PHẨM CHẤT TRÁI MĂNG CỤT (Garcinia mangostana L.) KHI THU HOẠCH TẠI HUYỆN CẦU KÈ – TỈNH TRÀ VINH Do sinh viên Lâm Trươ ̀ ng Giang thực hiện và bảo vệ trước hội đồng Ý kiến của hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp:

Luận văn tốt nghiệp được hội đồng đánh giá ở mức:

Cần Thơ, ngày tháng năm 2014 Thành viên Hội đồng Thành viên 1 Thành viên 2 Thành viên 3 ……… ……… ………

DUYỆT KHOA Trưởng Khoa Nông Nghiệp & SHƯD

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn tốt nghiê ̣p là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ luận văn nào trước đây

Tác giả luận văn

Lâm Trường Giang

Trang 6

TIỂU SỬ CÁ NHÂN

1 SƠ YẾU LÝ LỊCH

Họ và tên: Lâm Trường Giang

Nơi sinh: Ngọc Biên – Trà Cú – Trà Vinh

Quê quán: Ấp Rạch Bót, xã Ngọc Biên, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh

Nơi đào tạo: Trường Cao Đẳng Kinh Tế – Kỹ Thuật Cần Thơ

Tên luận văn tốt nghiệp: “So sánh sự tăng trưởng và năng suất của 5 giống lúa OM

6162, OM 6377,OM 6677, OM 7347, OM 6816 vụ Xuân Hè tại Trà Cú – Trà Vinh” Giáo viên hướng dẫn: Ths Mai Thu Hương

Đại học

Hệ đào tạo: Liên thông chính quy Thời gian đào tạo: 2012 – 2014 Ngành học: Nông Học

Nơi đào tạo: Trường Đại Học Cần Thơ

Tên luận văn tốt nghiệp: “Khảo sát ảnh hưởng của Gibberellic acid, Naphthalene Acetic Acid và Triacontanol phun qua lá đến một số đặc tính sinh lý và phẩm chất

trái măng cụt (Garcinia mangostana L.) khi thu hoạch ta ̣i huyê ̣n Cầu Kè – tỉnh Trà

Vinh”

Giáo viên hướng dẫn: Ths Lê Bảo Long

Trang 7

LỜI CẢM TẠ Kính dâng!

Cha mẹ đã hết lòng nuôi nấng, dạy dỗ con khôn lớn nên người và chăm lo

cho con ăn ho ̣c đến bây giờ

Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến

- ThS Lê Bảo Long đã tâ ̣n tình hướng dẫn và truyền đa ̣t những kiến thức kinh nghiê ̣m cho tôi trong suốt thờ i gian thực hiê ̣n nghiên cứu đề tài này , cũng như hướng dẫn viết bài và chỉnh sữa luâ ̣n văn Mô ̣t lần nữa tôi rất chân thành biết ơn thầy

- ThS Nguyễn Văn Ây đã tâ ̣n tình giúp đỡ , hỗ trợ tôi trong viê ̣c sử du ̣ng các thiết bi ̣, máy móc khảo sát mẫu

- Cố vấn học tập TS Nguyễn Phướ c Đằng và TS Huỳnh Kỳ đã quan tâm và dìu dắt tôi và toàn bô ̣ các ba ̣n khác hoàn thành tốt khóa học

- Quý Thầy, Cô Trường Đại Học Cần Thơ nói chung , Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng nói riêng, đã hết sức tận tình truyền đạt kiến thức trong suốt khóa học

Xin chân thành cảm ơn!

- Bạn Phan Hữu Nghĩa và anh Nguyễn Hoàng Sơn đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình xử lý mẫu ta ̣i phòng thí nghiê ̣m

- Chân thành cảm ơn chủ hô ̣ vườn măng cu ̣t đã giúp cho tôi có vườn măng cụt để thực hiện nghiên cứu đề tài

Lâm Trường Giang

Trang 8

LÂM TRƯỜNG GIANG , 2014 “Khảo sát ảnh hưởng của Gibberellic acid , Naphthalene acetic acid và Triacontanol phun qua lá đến mô ̣t số đă ̣c tính sinh lý và

phẩm chất trái măng cu ̣t (Garcinia mangostana L.) khi thu hoa ̣ch ta ̣i huyê ̣n Cầu Kè

– tỉnh Trà Vinh” Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Nông Học, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ Cán bộ hướng dẫn : Ths LÊ BẢO LONG

_

TÓM LƯỢC

Đề tài nghiên cứu được thực hiê ̣n ta ̣i xã Tân Qui, huyê ̣n Cầu Kè – tỉnh Trà Vinh bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 7 năm 2013 Nhằm mu ̣c đích xác đi ̣nh chất điều hòa sinh trưởng và nồng đô ̣ thích hợp cải thiện các đặc tính sinh lý và phẩm chất trái măng cụt Đề tài được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên , được tiến hành ở 3 thí nghiê ̣m mỗi thí nghiê ̣m gồm 4 nghiê ̣m thức và 3 lần lă ̣p la ̣i, mỗi lần lă ̣p la ̣i là 1 cây, cây cách cây 7 x 7 m (i) thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ Gibberellic acid phun qua lá đến một số đặc tính sinh lý và phẩm chất trái măng cụt; (1) Đối chứng (không phun), (2) Phun GA3 25 ppm, (3) Phun GA3 50 ppm, (4) Phun GA3

100 ppm ( ii) thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ Naphthalene Acetic Acid phun qua lá đến một số đặc tính sinh lý và phẩm chất trái măng cụt; (1) Đối chứng (không phun), (2) Phun NAA 25 ppm, (3) Phun NAA 50 ppm, (4) Phun NAA 100 ppm (iii) thí nghiệm 3: Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ Triacontanol phun qua lá đến một số đặc tính sinh lý và phẩm chất trái măng cụt; (1) Đối chứng (không phun), (2) Phun TRIA 1 ppm, (3) Phun TRIA 2 ppm, (4) Phun TRIA 4 ppm Thời điểm phun sau khi hoa nở hoàn toàn 2,0 tháng

Kết quả thí nghiê ̣m cho thấy , (i) Khi xử lý GA3 ở các nồng độ có ảnh hưởng đến số múi bình thường có nội nhũ và tỉ lệ múi bình thường có nội nhũ, nồng đô ̣ 25 ppm có ảnh hưởng cao hơn các nồng đô ̣ còn la ̣i Tỉ lệ xì mủ bên trong khi xử lý cao hơn so với không xử lý (ii) Xử lý NAA có ảnh hưởng đến trọng lượng ăn được , trọng lươ ̣ng vỏ /trái và trọng lượng ăn được /trái Xử lý NAA giữa các nồng đô ̣ có ảnh hưởng như nhau Tỉ lệ xì mủ bên trong khi xử lý cao hơn so với không xử lý (iii) Xử lý TRIA có ảnh hưởng đến các đă ̣c tính sinh lý trái măng cu ̣t Xử lý TRIA 4 ppm có ảnh hưởng cao hơn so vớ i các nồng đô ̣ còn la ̣i Tỉ lệ xì mủ bên t rong khi xử

lý cao hơn so với không xử lý

Trang 9

MỤC LỤC

Trang

TIỂU SỬ CÁ NHÂN iv

LỜI CẢM TẠ v

TÓM LƯỢC vi

MỤC LỤC vii

DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT ix

DANH SÁCH HÌNH x

DANH SÁCH BẢNG xi

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 – LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2

1.1 NGUỒN GỐC VÀ SỰ PHÂN BỐ CÂY MĂNG CỤT 2

1.2 ĐẶC TÍNH THỰC VẬT VÀ ĐIỀU KIỆN SINH THÁI CÂY MĂNG CỤT 2

1 1 Đặc tính thực vật 2

1 1.1 Thân 2

1 1.2 Rễ 3

1 1.3 Lá 3

1 1.4 Hoa 3

1 1.5 Trái 4

1 2 Đặc điểm sinh thái 4

1 2.1 Khí hậu 4

1 2.2 Nước 4

1 2.3 Nhiê ̣t đô ̣ 5

1 2.4 Ánh sáng 5

1 2.5 Đất 5

.3 CHẤT ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNG 5

.4 SỰ ĐẬU TRÁI VÀ TIẾN TRÌNH RỤNG TRÁI 6

.4.1 Tiến trình rụng trái 6

.4.2 Sự đâ ̣u trái măng cu ̣t 7

.5 HIỆN TƯỢNG XÌ MỦ, SƯỢNG TRÁI MĂNG CỤT VÀ PHƯƠNG PHÁP NHẬN DIỆN 7

.5.1 Hiê ̣n tượng xì mủ 7

.5.2 Hiê ̣n tượng sượng trái măng cu ̣t 8

.5.3 Phương pháp nhâ ̣n diê ̣n 8

.6 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU CẢI THIỆN NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT TRÊN CÂY ĂN TRÁI 9

CHƯƠNG 2 – PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11

Trang 10

2.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN 11

2.2 PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN 11

2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11

2.3.1 Bố trí thí nghiê ̣m 11

2.3.2 Thu thập mẫu 12

2.3.3 Các chỉ tiêu theo dõi 12

2.3.4 Chế độ phân bón và đặc tính lý - hóa đất vườn 15

2.4 PHÂN TÍCH SỐ LIỆU 16

CHƯƠNG 3 – KẾT QUẢ THẢO LUẬN 17

3.1 ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ GIBBERELLIC ACID, NAPHTHALENE ACETIC ACID VÀ TRIACONTANOL ĐẾN TRỌNG LƯỢNG 17

3.2 ẢNH HƯỞNG C ỦA NỒNG ĐỘ GIBBERELLIC ACID, NAPHTHALENE ACETIC ACID VÀ TRIACONTANOL ĐẾN KÍCH THƯỚC 19

3.3 ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ GIBBERELLIC ACID, NAPHTHALENE ACETIC ACID VÀ TRIACONTANOL ĐẾN MÚI TRÁI 22

3.4 ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ GIBBERELLIC ACID, NAPHTHALENE ACETIC ACID VÀ TRIACONTANOL ĐẾN PHẨM CHẤT TRÁI 26

CHƯƠNG 4 – KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHI ̣ 28

4.1 KẾT LUẬN 28

4.2 ĐỀ NGHỊ 28

TÀI LIỆU THAM KHẢO 29 PHỤ CHƯƠNG

Trang 11

DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Diễn giải từ viết tắt

ĐBSCL Đồng Bằng Sông Cửu Long

GA3 Chất điều hòa sinh trưởng Gibberellic acid

NAA Chất điều hòa sinh trưởng Naphthalene Acetic acid TRIA Chất điều hòa sinh trưởng Triacontanol

BT Bình thường

Trang 12

DANH SÁCH HÌNH

Trang 13

DANH SÁCH BẢNG

2.1 Một số đặc tính lý – hóa đất vườn trồng măng cụt ở độ sâu 0 –

20 cm khi bố trí thí nghiệm tại huyện Cầu Kè – tỉnh Trà Vinh 15 3.1 Ảnh hưởng của nồng độ Gibberellic acid, Naphthalene Acetic

Acid và Triacontanol phun qua lá đến trọng lượng 18 3.2 Ảnh hưởng của nồng độ Gibberellic acid, Naphthalene Acetic

Acid và Triacontanol phun qua lá đến kích thước trái 19 3.3 Ảnh hưởng của nồng độ Gibberellic acid, Naphthalene Acetic

Acid và Triacontanol phun qua lá đến kích thước múi 21 3.4 Ảnh hưởng của nồng độ Gibberellic acid, Naphthalene Acetic

Acid và Triacontanol phun qua lá đến độ dày vỏ 22 3.5 Ảnh hưởng của nồng độ Gibberellic acid, Naphthalene Acetic

Acid và Triacontanol phun qua lá đến số múi 23 3.6 Ảnh hưởng của nồng độ Gibberellic acid, Naphthalene Acetic

Acid và Triacontanol phun qua lá đến tỉ lệ múi 25 3.7 Ảnh hưởng của nồng độ Gibberellic acid, Naphthalene Acetic

Acid và Triacontanol phun qua lá đến phẩm chất trái 26

Trang 14

MỞ ĐẦU

Bên cạnh những loại trái cây nổi tiếng ở Đồng Bằng Sông Cửu Long như sầu riêng,

vú sữa, bưởi, chôm chôm thì măng cụt được đánh giá cao bởi có phẩm chất ngon, giàu dinh dưỡng và có giá trị kinh tế cao có thể xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới Qua thu thập kinh nghiệm trồng măng cụt của một số nông dân ở huyện Chợ Lách – tỉnh Bến Tre, huyện Cầu Kè – tỉnh Trà Vinh cho thấy để có lợi nhuận cao thì cây măng cụt phải năng suất cao, trái măng cụt phải có chất lượng tốt Tuy nhiên, kết quả điều tra từ nông dân và thương lái của Đặng Văn Tâm (2011) hay của Nguyễn Minh Hoàng và Nguyễn Bảo Vệ (2008) cho thấy trái măng cụt bị xì mủ bên trong khá lớn khi mưa nhiều Chính vì thế, trong những năm gần đây diện tích và năng suất măng cụt sụt giảm, vì trở ngạy lớn nhất của người nông dân trồng cây măng cụt là

sự xì mủ bên trong trái làm giảm chất lượng trái Vì thế, việc nghiên cứu cải thiện năng suất và phẩm chất măng cụt là vấn đề hết sức cần thiết

Hiện nay, đã có một số công trình nghiên cứu về cải thiện năng suất trái măng cụt của nhiều nhà khoa học như nghiên cứu về biện pháp tỉa cành, ảnh hưởng của phân

bón NPK (Nguyễn An Đệ et al., 2004b; Huỳnh Văn Tấn và Nguyễn Minh Châu , 2004); nghiên cứu về phân bón lá có Lê Thị Khỏe et al (2004) hay Nguyễn Văn Thơ et al (2004), phun calcium của Huỳnh Nga (2006), bón phân hữu cơ và che liếp của Hồ Văn Thiệt et al (2012),… Tuy nhiên , chưa có nghiên cứu nào về ảnh

hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến quá trình tăng trưởng và phát triển trái măng cụt Vì vậy đề tài “Khảo sát ảnh hưởng của Gibberellic acid, Naphthalene Acetic Acid và Triacontanol phun qua lá đến một số đặc tính sinh lý và phẩm chất

trái măng cụt (Garcinia mangostana L.) khi thu hoạch” Kết quả của đề tài nhằm

tìm ra chất điều hòa sinh trưởng ở nồng độ thích hợp , góp phần làm cơ sở cho việc ứng dụng khoa học kỹ thuật trong việc gia tăng năng suất và cải thiện phẩm chất trái măng cụt, phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu và gia tăng hiệu quả kinh tế cho người sản xuất

Trang 15

CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 1.3 NGUỒN GỐC VÀ SỰ PHÂN BỐ CÂY MĂNG CỤT

Cây măng cụt có nguồn gốc Đông Nam Á , có lẽ là vùng Archipelgado của Mã Lai

và vùng xích đạo kế cận Indonesia (Erickson Atmowidjoj, 2001) Măng cụt cũng được tìm thấy ở quần đảo Mã Lai , được trồng trong vườn của người Hà Lan vào năm 1885 Các giống cây măng cụt đều bắt nguồn từ một dòng (Hume, 1947) Trên thế giới nước trồng măng cụt nhiều nhất là Thái Lan, Campuchia, Indonesia, miền Nam Philippines, Ấn Độ, Srilanca (Vũ Công Hậu, 2000) Măng cụt cũng được tìm thấy ở miền Nam Út, Brazil, Trung Mỹ, Hawaii, Nam Ấn Độ , Mã Lai , Việt Nam và nhiều nước nhiệt đới khác (Erickson Atmowidjoj, 2001) Năm 1987, Mã Lai có diện tích trồng 2.200 ha, đạt sản lượng 27.000 tấn/năm, còn Philippines 1.130 tấn/năm Ở Indonesia, xuất khẩu măng cụt từng bước gia tăng từ 452 tấn (1991) đến 2.235 tấn (1994) Ở Úc, măng cụt được trồng khoảng 50 ha (10.000 – 12.000 cây) Hiện nay Thái Lan và Mã Lai là hai nước xuất khẩu măng cụt chủ lực cho thế giới và vẫn đang tiếp tục phát triển diện tích trồng loại trái cây này

Ở Việt Nam măng cụt được trồng nhiều ở các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bến Tre và Vĩnh Long Ở Lái Thiêu, nhiều vườn trồng măng cụt được trên

40 năm tuổi với diện tích vườn khoảng 0,5 – 2 ha/vườn Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, một số vườn trồng măng cụt có diện tích đến 3 ha/vườn, cây đã trên 30 năm tuổi, có vườn cây trên 80 năm tuổi (Trần Văn Minh và Nguyễn Lân Hùng, 2000)

1.4 ĐẶC TÍNH THỰC VẬT VÀ ĐIỀU KIỆN SINH THÁI CÂY MĂNG CỤT 1.4.1 Đặc tính thực vật

1.4.1.1 Thân

Măng cụt có tên khoa học là Garcinia mangostana L., là một loại cây thuộc họ Bứa

(Clusiceae) Đây là một họ lớn gồm 35 giống và hơn 800 loài của vùng nhiệt đới và

á nhiệt đới, trong đó có 60 loài có nguồn gốc châu Á (Nguyễn Thị Thanh Mai,

2005)

Cây măng cụt trưởng thành có dạng trung bình, dáng cây đẹp, cây cao khoảng 10 đến 25 m với đường kính thân 15 đến 35 cm Cây măng cụt trồng ở Đồng Bằng Sông Cửu Long sau 30 năm trồng cây thường cao 6 đến 8 m và rộng từ 6 đến 10 m Dáng cây thẳng đứng và vững chắc, tán hình chóp nón, cành từ thân đâm ra với bán kính đồng đều (Trần Văn Minh và Nguyễn Lân Hùng, 2000) Cây tăng trưởng chậm, vỏ thân cây có màu nâu sẫ m, thường chứa tannin, mangostin và amiliasin có

Trang 16

thể dùng làm dược liệu Mangostin có nhiều trong thân, lá và vỏ trái, là một loại xanthone có khả năng chống lại nhiều loại nấm và vi khuẩn

1.4.1.2 Rễ

Rễ măng cụt phát triển chậm và yếu, độ rộng của rễ chỉ bằng 2/3 độ rộng của tán cây, phần lớn rễ chỉ tập trung ở độ sâu từ 20 đến 30 cm Rễ măng cụt không có hệ thống lông hút nên khả năng hấp thu nước và dinh dưỡng hạn chế (Nguyễn Thị Thanh Mai, 2005)

1.4.1.3 Lá

Lá măng cụt là lá đơn khá to hình bầu dục và hơi dài, mọc đối nhau Cuốn lá ngắn, phiến lá nguyên, thuôn dài, có gân giữa nổi rõ điều đặn như kiểu lô ng chim Lá xanh sậm và bóng ở mặt trên , xanh vàng và mốc ở phía dưới Lá dài 15 – 25 cm, rộng 7 – 13 cm, cuốn lá ngắn màu xanh đậm và dày cứng, dài 1,2 – 2 cm, mỗi cuống lá mọc ra từ cành và đối diện với nhau Mỗi cành có thể có 35 – 50 đôi lá (Trần Văn Minh và Nguyễn Lân Hùng , 2000) Downton và chacko (1997) ghi nhận

lá măng cụt có khả năng quang hợp rất kém Tuy nhiên, nếu được gia tăng hàm lượng CO2 trong không khí lên gấp đôi so với bình thường cây có thể hấp thụ thêm

40 – 60% khí CO2 để tạo chất khô Không khí giàu CO2 cũng giúp cho cây có nhiều nhánh ngang, gia tăng diện tích lá và giúp cây quang hợp hiệu quả hơn

1.4.1.4 Hoa

Trong điều kiện thuận lợi, cây sẽ ra hoa vào năm thứ 6 hoặc thứ 7 sau khi trồng Nếu bất lợi cây chỉ ra hoa sau 10 đến 12 năm, thậm chí 15 đến 20 năm trồng nếu trồng ở nhiệt độ thấp (Vũ Công Hậu, 1987)

Thời gian ra hoa của măng cụt thay đổi tùy thuộc vào điều kiện từng nơi Ở Thái Lan, cây trưởng thành thường ra hoa từ tháng 6 – 9 dương lịch, trùng với mùa mưa Phía Nam Philippines, cây thường ra hoa từ tháng 4 – 6 dương lịch, trong khi đó có thể có đợt ra hoa thứ hai trên cùng cây nhưng ở thời điểm muộn hơn (Felip, 2001) Trong điều kiện ĐBSCL măng cụt thường ra hoa từ tháng 1 – 3 dương lịch và thu hoạch từ tháng 5 - 8 dương lịch, trái được thu hoạch khoảng 120 ngày sau khi hoa

nở (Trần Thượng Tuấn et al., 1994) Măng cụt có thể ra hoa trong mùa nghịch tùy

tình trạng sinh trưởng của cây và thời tiết

Hoa măng cụt thường mọc trên cành có tuổi trên 2 năm Hoa thường phát triển từ ngọn cành, hoa cứng có cuốn dài 1 – 9 mm, các cành thứ cấp già có từ 4 – 5 cơi đọt trở lên và cành non thì khả năng ra hoa kém trong khi đó cành thứ cấp có từ 2 – 3 cơi đọt thì khả năng ra hoa tốt hơn Hoa măng cụt là hoa lưỡng tính nhưng về chức năng chỉ có hoa cái hoạt động vì nhị đực thoái hóa không có phấn hữu dục (Trần

Thượng Tuấn et al., 1994) Hoa đơn khi nở có đường kính 4 – 6 cm, dài 1,5 – 2 cm,

Trang 17

có bốn đài hoa gồm hai cánh nhỏ khép chặc ở phía trong và hai cánh lớn bao bọc bên ngoài có màu xanh pha vàng Bốn cánh hoa màu vàng xanh có viền đỏ có kích thước 2,5 x 3 cm, hình bầu dục tương đối tròn và chắc

1.4.1.5 Trái

Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, cây măng cụt từ khi trồng đến cho trái lần đầu tiên

là khoảng 9 năm và phải mất 1 – 2 năm giai đoạn cây con trong vườn ươm Ở Miền Nam Thái Lan, phần lớn các cây măng cụt cũng bắt đầu cho trái khoảng 7 năm sau khi trồng, chưa tính giai đoạn cây trong vườn ươm (Te-chato và Lim, 2004) Trái măng cụt là quả nang còn mang đài hoa ở cuốn và nuốm nhụy ở chóp trái Vỏ trái khi còn sống có màu xanh đọt chuối, khi già có nhiều chấm nh ỏ màu tím đỏ, khi chín có màu đỏ dần rồi chuyển sang màu tím sẫm khi chín mùi (Nguyễn Thị Thanh Mai, 2005) Quả hình cầu, đáy phẳng, đường kính 3,5 – 7 cm, nặng từ 70 – 100 gram Vỏ quả láng, dày từ 0,8 – 1 cm Bên trong quả có chứa một loại dịch đắng màu vàng và tiết ra khi quả non bị tổn thương Phần thịt bên trong trái chứa 4 – 7 múi trắng rất dễ tách, cơm không bi ̣ sượng , vị chua ngọt Mỗi trái chứa từ 1 – 3 hạt phát triển Các hạt lớn màu tím sậm, được bao bọc bởi một lớp sơ mỏng phát triển bên trong múi Sự phát triển của trái và phôi không đồng nhất diễn ra hai giai đoa ̣n , giai đoa ̣n đầu phát triển kích thước trái , sau đó chuyển sang giai đoa ̣n hai là sự phát triển của phôi (hạt)

1.4.2 Đặc điểm sinh thái

1.4.2.1 Khí hậu

Măng cụt là cây chịu rợp (shade-tolerant tree), thích hợp với khí hậu nhiệt đới nóng

ẩm có nhiệt độ và ẩm độ cao, phân bố ở độ cao 0 – 600 m so với mặt biển (Osman

và Milan, 2006) Cây măng cụt sinh trưởng tốt dưới bóng râm , đây có thể là nguyên nhân làm măng cu ̣t châ ̣m ra hoa kết trái

1.4.2.2 Nước

Nước rất cần thiết đối với măng cụt, trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển đều cần nước Măng cụt có rễ mao ít nên tiết diện tiếp xúc giữa rễ và đất để thẩm thấu bị hạn chế Do đó măng cụt đòi hỏi nhiều nước Đến thời kỳ đã lớn và cho trái, nếu thiếu nước, cây sẽ chậm lớn Trong mùa mưa, cần tiêu nước không để ngập úng

vì cây măng cụt không có khả năng chịu độ ẩm ướt cao trong đất Nhu cầu nước có liên hệ chặt chẽ với sự ra hoa và kết trái của măng cụt (Trần Văn Minh và Nguyễn Lân Hùng, 2000) Trong canh tác cần tưới nước định kỳ vào mùa khô để tránh cho cây bị sốc nước vì măng cụt không giỏi chịu đựng điều kiện khô hạn (Osman và Milan, 2006) Nguyễn Thị Thanh Mai (2005) cho rằng cần tưới nước cách ngày cho cây măng cụt nhất là giai đoa ̣n sau khi cây trổ hoa , đâ ̣u trái giúp hoa phát triển tốt ,

Trang 18

đâ ̣u nhiều trái và trái nhanh phát triển Nếu thiếu nước ở giai đoa ̣n này thì hoa ru ̣ng nhiều và trái nhỏ giảm năng suất

1.4.2.3 Nhiệt độ

Theo Osman và Milan (2006), măng cụt thích hợp ở nhiệt độ từ 25 – 35 0C với độ

ẩm tương đối là 80%, nhiệt độ từ 15 – 20 0C làm cây chậm phát triển; khi nhiệt độ dưới 5 0C hoặc trên 38 – 40 0C cây sẽ chết

1.4.2.4 Ánh sáng

Trong giai đoạn 2 – 4 năm đầu cây rất cần bóng rơ ̣ p (Nakasone và Paul, 1998; trích dẫn bởi Lê Đình Tấn Tài , 2011) Ở Đông Nam Á, người ta thường trồng xen các loại cây khác trong vườn măng cụt nhằm tạo bóng râm cho măng cụt trong giai đoạn đầu Downton và Chacko (1997) cho rằng cây măng cu ̣t cần sự che mát ít nhất

là 10 năm sau khi trồng để tránh lá bi ̣ cháy khi lá bi ̣ tiếp xúc với bức xa ̣ mă ̣t trời cao

và ẩm độ thấp Ở Malaysia, người ta thường trồng cây Indigofera sp thành từng

hàng để tạo bóng râm cho măng cụt trong giai đoạn đầu của sự phát triển (Osman

và Milan, 2006)

1.4.2.5 Đất

Theo Osman và Milan (2006), măng cụt có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau Tuy nhiên, măng cụt không sống được ở đất đá vôi, đất phù sa cát hoặc đất cát có hàm lượng hữu cơ thấp Tốt nhất là đất xốp, sâu, ẩm, dễ thoát thủy, hơi chua,

thịt pha sét và giàu hữu cơ (Trần Thượng Tuấn et al., 1994)

1.5 CHẤT ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNG

Chất điều hòa sinh trưởng (Hormone) thực vâ ̣t là những chất có hoa ̣t tính sinh h ọc rất lớn, được ta ̣o ra mô ̣t lượng rất nhỏ để điều hòa các quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vâ ̣t (Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn , 2004) Hormone hoa ̣t đô ̣ng như người đưa tin giữa các tế bào và có hiê ̣u quả với nồng đô ̣ thích hợp và thường rất thấp Mỗi hormone chỉ ảnh hưởng đến mô ̣t quá trình sinh lý riêng biê ̣t Hiê ̣n nay phổ biến nhất 5 nhóm hormone là auxin , gibberellin, cytokinin, acid abscisic và ethylene (Trần Phướ c Đường , 2012) Đối với gibberellin kích thích s ự tăng dài tế bào nhanh chóng bằng cách phân cắt tế bào và gibberellin có ảnh hưởng trên toàn

bô ̣ cây và di chuyển theo mô gỗ và mô libe Gibberellin được sử du ̣ng để làm tăng kích thước nho không hột và được dùng để kích thí ch sự tăng trưởng của mô ̣t số trái (Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn , 2004) GA3 có thể làm gia tăng sự rụng trái nếu hàm lượng đủ lớn để kích thích sản sinh ethylene (Nguyễn Minh Chơn , 2005) Bùi Phương Mai (2003) cũng cho rằng những nồng đô ̣ khác nhau của GA 3 trong trái có tương quan với tốc đô ̣ tăng trưởng của trái

Trang 19

Đối với auxin có vai trò quan trọng trong sự kiểm soát sự tăng dài của tế bào Ở pha dãn dài tế bào, auxin tác động lên những vi sợi cellulose làm tăng quá trình biến dưỡng làm cho các tế bào hấp thu nước và tăng thể tích tế bào Auxin di chuyển từ tế bào này sang tế bào khác và ảnh hưởng trên từng vùng Khi tế bào được cung cấp auxin nó hoa ̣t hóa bơm ion H +

trên màng sinh chất Ion H+ được vâ ̣n chuyển tích cực từ tế bào chất vào trong vách Vì nước vào không bào càng lúc càng nhiều vách

sẽ bị căng ra, nhưng chỉ theo mô ̣t hướng và sự gia tăng thể tích tế bào là do sự phát triển của không bào (Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn , 2004) Auxin có vai trò liên quan giữa sự phát triển hạt , kích thước và hình dạng cuối cùng của trái , Auxin có thể được áp dụng trong tất cả các giai đoạn phát triển của trái (Nguyễn Minh Chơn , 2005) Khi phun NAA ở nồng đô ̣ quá cao có thể gây ru ̣ng trái do NAA kích thích hình thành ethylene kích thích quá trình rụng (Trần Văn Hâu, 2005)

Tuy nhiên, cũng có một hormone mới được phát hiện là Triacontanol và cũng có tác dụng như một kích thích tăng trưởng thực vật tự nhiên mà có thể hoạt động như một

chất tăng cường quang hợp, tăng tỷ lệ phân chia tế bào Khi phun lên cây trong giai

đoạn tăng trưởng, nó kích hoạt tăng cường các hoạt động enzyme trong thực vật

tăng mức độ brix trong trái cây (D.L Hinerman et al., 1982) Davies và Jackson

(1999), cho rằng hầu hết các chất điều hòa sinh trưởng làm gia tăng kích thước trái , trọng lượng trái, thì làm rụng bớt trái

1.6 SỰ ĐẬU TRÁI VÀ TIẾN TRÌNH RỤNG TRÁI

1.6.1 Tiến trình rụng trái

Sự rụng trái thường làm giảm năng suất, khi cây thiếu dinh dưỡng, nước và hoocmon cần cho sự sinh trưởng của chúng thì chúng phải rụng đi một số lượng trái non nhất định để tập trung dinh dưỡng, nước và hoocmon cho những trái còn lại, trái rụng nhiều vào lúc phôi sinh trưởng nhanh và tăng kích thước trái (Vũ Văn Vụ

et al (1998)

Quá trình rụng trái được thực hiện nhờ sự hình thành tầng rời tại cuốn trái Liên kết

tế bào tại tầng rời yếu hơn những vị trí khác nên khi có những điều kiện cảm ứng sự rụng thì tầng rời xuất hiện nhanh chóng Tại tầng rời, enzyme pectinaze phân huỷ thành tế bào làm cho các tế bào rời rạc, không dính nhau và trái chỉ còn giữ lại được bằng những bó mạch mỏng manh và trái bị rụng dễ dàng dưới tác dụng của khối lượng trái (Trần Đăng Kế và Nguyễn Như Khanh, 1999) Nguyễn Minh Chơn (2005) cũng nhận thấy quá trình rụng trái do sự thành lập tầng rời từ những tế bào đặc biệt, muốn hạn chế sự rụng cần hạn chế sự thành lập tầng rời Auxin và Gibberellin có thể hạn chế hoặc kích thích sự rụng, hàm lượng Auxin nội sinh giảm

sẽ kích thích sự rụng

Trang 20

1.6.2 Sự đậu trái măng cụt

Hoa măng cụt từ lúc bắt đầu nở đến khi kết trái chỉ khoảng 24 giờ (Trần Văn Minh

và Nguyễn Lân Hùng, 2005) Khi đã kết trái, màu cánh hoa giống màu da trái và mọng nước rồi rụng Nhị đực khô dần và sẫm đen Lúc mới đậu trái nhị cái màu vàng nhạt, trong trái đã hình thành cơm nhưng chưa tách ra khỏi vỏ

Măng cụt chậm cho trái, thường mất 10 – 15 năm trồng Cây phát triển nhanh có thể cho trái từ 7 – 9 năm tuổi Tại Dawao (Philippines), trồng xen trong vườn dừa, măng cụt có thể cho trái sau 4 năm Mùa trái măng cụt của Philippines từ tháng 6 –

12 dương lịch Theo Hume (1947), cây măng cụt thường có khuynh hướng cho trái cách năm Tại Srilanka và một số nơi, cây thất mùa cho khoảng 100 trái/cây/năm Trong khi trúng mùa cho trên 500 – 600 trái/cây/năm Năng suất măng cụt trúng mùa ở ĐBSCL có thể đạt 300 – 500 trái/cây/năm, đất tốt cây có thể cho 800 trái/cây/năm

Theo Vũ Công Hậu (2000), ở Việt Nam cây măng cụt sau khi trồng 7 năm mới cho trái, năm đầu tiên có thể thu được 10 trái (1 kg/cây), 8 năm tuổi cho 40 trái (4 kg/cây), cây 9 năm tuổi cho 100 trái (10 kg/cây), 15 năm tuổi khoảng 600 – 800 trái (60 – 80 kg/cây) Năng suất gia tăng dần đến năm thứ 50 Tuy nhiên, từ năm thứ 30 trái đã nhỏ dần và thường cách khoảng 3 năm mới có 1 năm sai trái

1.7 HIỆN TƯỢNG XÌ MỦ, SƯỢNG TRÁI MĂNG CỤT VÀ PHƯƠNG

PHÁP NHẬN DIỆN

1.7.1 Hiện tượng xì mủ

Chutinunthakun (2001), trái thường bị xì mủ bên trong sau khi hoa nở hơn 9 tuần

Poerwanto et al (2009), ống dẫn nhựa thường bị phá vỡ trong giai đoạn trái tăng trưởng nhanh (5 - 15 tuần sau khi hoa nở) Dorly et al (2011), cũng nhận thấy trái

măng cụt phát triển nhanh chóng trong vòng sáu tuần đầu tiên, tốc độ tăng trưởng chậm lại ở tuần thứ mười và chính sự tăng trưởng nhanh chóng của các hạt trong giai đoạn này đã tạo thành áp lực cơ học bên trong trái, và đây có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng xì mủ bên trong trái

Trái bị chảy nhựa bên ngoài nhưng khi bổ ra thấy có nhựa chảy cả ở bên trong, phần giữa lõi của trái có màu vàng giống như nhựa bên ngoài Sdoodee và Limpun-Udon, (2002) cho rằng, hiện tượng xì mủ là do sự hấp thu quá nhiều nước làm cho

áp suất trương của tế bào tăng đột ngột gây ra xáo trộn và tổn thương màng tế bào Nước và chất hòa tan được giải phóng từ chất nguyên sinh tới các khoảng gian bào làm cho các pectin thay đổi từ dạng hòa tan sang dạng không hòa tan , thịt trái trở nên cứng và vỏ dày hơn Chính sự hấp thu quá nhiều nước sau giai đoạn khô hạn đã gây nên hiện tượng xì mủ trên trái (Osman và Milan, 2006) Độ ẩm là nguyên nhân

Trang 21

chính gây ra hiện tượng xì mủ và sượng trái hay còn gọi là cơm trong (Tongleam et

al., 2004) Hiện tượng xì mủ xuất hiện khi đất khô hạn, có sự chênh lệch rất lớn

giữa thế năng nước và cây, do đó có sự di chuyển của nước và chất hòa tan vào trái sau khi được cung cấp nước trở lại Hiện tượng này xảy ra khi đất bị khô hạn có độ

ẩm thấp, sau đó ẩm độ gia tăng đột ngột do trời mưa (Peet et al., 1995; Sdoodee và

Limpun-Udon, 2002) Theo Soodee và Chiarawipa (2005), cho rằng hiện tượng xì

mủ trái là do khi hàm lượng nước trong thịt trái tăng quá cao làm phá vở, xáo trộn con đường vận chuyển nội bào và liên bào (appoplast và symplast) gây ra hiện tượng cơm trong Hiện tượng xì mủ xuất phát từ những rối loạn sinh lý của trái trong điều kiện mưa nhiều ở giai đoạn trước thu hoạch Hiện tượng xì mủ biểu hiện

có màu vàng ở thịt trái (Sdoodee và Limpun-Udom, 2002)

1.7.2 Hiện tượng sượng trái măng cụt

Hiện tượng sượng trái ở măng cụt, còn được gọi là hiện tượng cơm trong Khi cắt trái măng cụt ra thấy cơm không trắng đụt mà bị trong từng phần hay toàn bộ gọi là trái bị cơm trong Nếu bị ít cũng có nhiều người thích ăn do cơm giòn, nhưng nếu bị

cả trái sẽ làm giảm chất lượng và có thể dẫn đến vỏ cứng Trái bị cơm trong được xếp vào loại thứ phẩm cần phải loại ra khỏi hàng hóa xuất khẩu Soodee và Chiarawipa (2005), cho rằng hiện tượng cơm trong là do khi hàm lượng nước trong thịt trái tăng quá cao làm phá vở, xáo trộn con đường vận chuyển nội bào và liên bào (appoplast và symplast) Giống như hiện tượng xì mủ, cơm trong xuất phát từ những rối loạn sinh lý của trái trong điều kiện mưa nhiều ở giai đoạn trước thu hoạch Hiện tượng cơm trong có biểu hiện giống như cơm trái bị ngâm trong nước Ẩm độ quá cao trong đất cũng đã tác động làm tăng hiện tượng sượng trái

(Chanawerawan et al., 2001; Morton, 1987)

trường Theo Limsakul et al (2002) kỹ thuật phân tích quang phổ (spectrum

analysis) và tỷ trọng (specific gravity) trái tỏ ra khá hiệu quả trong trong nhận dạng các triệu chứng xì mủ và sượng trái Mặt khác, người ta còn ứng dụng kỹ thuật vi

sóng trong nhận diện các triệu chứng này (Tongleam et al., 2004)

Ngoài hai loại bất thường của trái măng cụt như trên, hiện tượng vỏ trái bị cứng cũng gây ảnh hưởng đến chất lượng của trái Hiện tượng này do các nguyên nhân

Trang 22

sau: cây thiếu nước trong thời kỳ bắt đầu đậu trái và lúc trái chuyển sang già; cây hút dinh dưỡng kém; mất cân bằng dưỡng chất trong đất, nhất là calcium; hay một

số tác động trong khâu thu hoạch (Trần Văn Minh và Nguyễn Lân Hùng, 2000)

1.6 MÔ ̣T SỐ NGHIÊN CỨU CẢI THIỆN NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT TRÊN CÂY ĂN TRÁI

Nghiên cứu của Nguyễn Bảo Vệ et al (2006) cho thấy các nghiệm thức xử lý GA3

riêng lẻ không ảnh hưởng đến tỷ lệ rụng trái và các nghiệm thức có xử lý NAA 25 ppm riêng lẻ hay kết hợp có tác dụng kìm hãm quá trình rụng trái; trong khi đó các nghiệm thức có xử lý NAA 50 ppm riêng lẻ hay kết hợp có tác dụng kích thích quá trình rụng trái trên cây măng cụt Phun GA3 ở nồng độ 5 ppm sáu tuần sau khi đâ ̣u trái lên cuống trái làm thúc đẩy sự phát triển trái và làm tăng kích thước trái từ 20 – 30% trên sầu riêng (Mamat và Wahab, 1992)

Phun NAA nồng độ 20 ppm vào lúc trái có biểu hiện rụng thì có thể kéo dài trái trên cây thêm một số ngày, Phun NAA 10 ppm trên trái lê và 15 – 20 ppm trên trái mận cũng có thể ngăn chặn sự rụng trái trước và ngay khi thu hoạch (Trần Đăng Kế và Nguyễn Như Khanh, 1999) Xử lý NAA và GA3 ở nồng độ 25 và 50 ppm thì không khác biệt về trọng lượng trái măng cụt so với đối chứng không phun (Nguyễn Bảo

Vệ et al., 2006)

Stopar (2002), cũng nhận thấy phun NAA ở nồng độ 5 – 20 ppm khi trái táo có đường kính 9,8 – 10 mm gây ra sự ru ̣ng trái nhưng làm cho trái lớn hơn và năng

suất không đổi so với không phun Nghiên cứu của Nguyễn Bảo Vệ et al (2006)

ghi nhận khi xử lý GA3 ở nồng độ 50 ppm và 75 ppm ở giai đoạn 0,5 tháng sau khi hoa nở cho năng suất cao hơn là giai đoạn 1,5 tháng Còn NAA cũng xử lý ở ba nồng độ là 25 ppm, 50 ppm và 75 ppm ở ba giai đoạn 0,5 tháng, 1 tháng và 1,5 tháng, xử lý ở nồng độ 25 ppm có năng xuất trung bình cao hơn xử lý ở nồng độ 50 ppm và 75 ppm

Phun NAA 30 ppm trên xoài 8 năm tuổi làm tăng sản lượng, kích thích trái một

cách đáng kể (Phạm Thị Hương et al., 2000) NAA được sử dụng để làm rụng bớt

trái nhằm mục đích gia tăng kích thước của những trái còn lại trên cây, phun NAA

100 – 800 ppm làm gia tăng kích thước trái (Davies và Jackson, 1999) Kết quả thí nghiệm của Trần Trọng Dũng và Lê Văn Hòa (2006) cho thấy biện pháp che bạc trong mùa mưa có hiệu quả trong việc giảm tỷ lệ xì mủ trái măng cụt Nghiệm thức che bạc và không tưới có tỷ lệ chảy nhựa trái thấp nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối chứng Tương tự nghiên cứu của Lê Bảo Long và

Lê Văn Hòa (2008), trên cây măng cụt nhằm xác định ảnh hưởng của ẩm độ đất và hóa chất (CaCl2) đến xì mủ trong trái măng cụt Kết quả cho thấy biện pháp che bạc kết hợp với phun CaCl2 trước khi thu hoạch hạn chế được hiện tượng xì mủ trái

Trang 23

măng cụt Theo nghiên cứu Nguyễn Bảo Vệ et al (2006) cho kết quả là ở nghiê ̣m

thức che ba ̣t sau đó tưới đẫm , ẩm độ bị thay đổi đột ngột làm cho tỉ lệ xì mủ cao hơn so với che ba ̣t không tưới và đối chứng không che Cũng theo ông , khi xử lý NAA ở nồng đô ̣ 25 ppm có tỷ lê ̣ ru ̣ng thấp hơn so với ở nồng đô ̣ 50 ppm và 75 ppm

Trang 24

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN

Thí nghiệm được bắt đầu thực hiện từ tháng 3 năm 2013 đến tháng 7 năm 2013 Thí nghiệm được thực hiện tại xã Tân Qui, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh

2.2 PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

Thí nghiệm được thực hiện ở vườn cây măng cụt đã cho trái ổn định (20-25 năm tuổi) tại huyện Cầu Kè – tỉnh Trà Vinh có cùng điều kiện chăm sóc, khoảng cách trồng giữa 2 cây là 7 x 7 m

Các hoá chất cần thiết: GA3, NAA và TRIA (hàng thí nghiệm, Trung Quốc sản xuất)

2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1 Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ Gibberellic acid phun qua lá đến

một số đặc tính sinh lý và phẩm chất trái măng cụt

Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 4 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức có 3 lần lặp lại và mỗi lần lặp lại tương ứng 1 cây Gibberellic acid được phun đều lên tán lá với lượng 8 lít/cây, phun sau khi hoa nở hoàn toàn 2,0 tháng, phun 3 lần với khoảng cách giữa 2 lần phun là 15 ngày

Nghiệm thức 1: Đối chứng (không phun)

Nghiệm thức 2: GA3 25 ppm

Nghiệm thức 3: GA3 50 ppm

Nghiệm thức 4: GA3 100 ppm

Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ Naphthalene Acetic Acid phun qua

lá đến một số đặc tính sinh lý và phẩm chất trái măng cụt

Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 4 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức có 3 lần lặp lại và mỗi lần lặp lại tương ứng 1 cây Naphthalene Acetic Acid được phun đều lên tán lá với lượng 8 lít/cây, phun sau khi hoa nở hoàn toàn 2,0 tháng, phun 3 lần với khoảng cách giữa 2 lần phun là 15 ngày

Nghiệm thức 1: Đối chứng (không phun)

Nghiệm thức 2: NAA 25 ppm

Nghiệm thức 3: NAA 50 ppm

Nghiệm thức 4: NAA 100 ppm

Trang 25

Thí nghiệm 3: Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ Triacontanol phun qua lá đến một

số đặc tính sinh lý và phẩm chất trái măng cụt

Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 4 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức có 3 lần lặp lại và mỗi lần lặp lại tương ứng 1 cây Triacontanol được phun đều lên tán lá với lượng 8 lít/cây, phun sau khi hoa nở hoàn toàn 2,0 tháng, phun 3 lần với khoảng cách giữa 2 lần phun là 15 ngày

Nghiệm thức 1: Đối chứng (không phun)

2.3.3 Các chỉ tiêu theo dõi

Mỗi cây thu 20 trái khi trái đạt chỉ số màu cấp 5 theo tiêu chuẩn của MOA (2002), thu trên 4 cành ở giữa tán cây chia đều về 4 hướng khác nhau

* Ngay sau khi thu hoạch

- Trọng lượng trái: Ghi nhận bằng biện pháp cân (Hình 2.1), cân ngay sau khi thu hoạch

Hình 2.1 Cân trọng lượng trái

- Chiều cao trái: Ghi nhận bằng cách dùng thước kẹp đo chiều cao trái từ gốc cuống trái đến đích trái, bỏ lá đài ra (Hình 2.2)

Trang 26

Hình 2.2 Đo chiều cao trái

- Chiều rộng trái: Ghi nhận bằng cách đặt thước kẹp nằm ngang trái, đo tại vị

trí giữa trái (Hình 2.3)

Hình 2.3 Đo chiều rộng trái

* Sau khi thu hoạch 2 ngày

- Trọng lượng vỏ: Ghi nhận bằng phương pháp cân (sau khi loại bỏ hết phần

thịt trái)

- Trọng lượng ăn được: Ghi nhận trọng lượng múi bình thường có nội nhũ,

múi bình thường không có nội nhũ và múi lép, xác định múi bằng biện pháp quan

sát trái cắt ngang (Hình 2.4)

Hình 2.4 Xác định hình dạng múi

Múi bình thường có

nô ̣i nhũ thường không Múi bình

có nội nhũ

Múi lép

Trang 27

- Độ dày vỏ: Đo tại múi bình thường và múi lép sau khi cắt đôi trái (Hình 2.5)

Hình 2.5 Đo độ dày vỏ

- Chiều rộng múi: Đo tại múi bình thường có nội nhũ, không có nội nhủ và múi lép, đo tại vị trí rộng nhất (Hình 2.6)

Hình 2.6 Đo chiều rộng múi

- Số múi: Ghi nhận múi số múi bình thường có nội nhũ, múi bình thường không có nội nhũ và múi lép, xác định múi bằng biện pháp quan sát trái cắt ngang (Hình 2.4), có thể căn cứ vào phần thùy xẻ dưới đáy trái để tính tổng số múi, số thùy tương ứng với số múi (Hình 2.4)

- Độ Brix thịt trái: Đo trực tiếp từ nước ép thịt trái bằng khúc xạ kế (model ATAGO, Nhật sản xuất)

- Tỉ lệ trái xì mủ bên trong: Ghi nhận bằng cách quan sát mặt cắt ngang (Hình 2.7), được tính theo công thức:

Tỉ lệ trái xì mủ bên trong (%)=

Số trái xì mủ x 100

20 trái

Trang 28

Hình 2.7 Trái bị xì mủ bên trong

2.3.4 Chế độ phân bón và đặc tính lý - hóa đất vườn

Lượng phân vô cơ sử dụng trên tất cả các cây như nhau và được chia làm 3 lần bón:

- Đợt 1 (sau thu hoạch): 3 kg.cây-1 NPK (20-20-10)

- Đợt 2 (sau khi nhú đọt 2 tuần): 2 kg.cây-1 NPK (8-24-24)

- Đợt 3 (sau khi trổ bông 3-4 tuần): 2 kg.cây-1 NPK (13-13-20)

Đặc tính lý – hóa đất ở vườn măng cụt trước khi bố trí thí nghiệm được trình bày trong Bảng 2.1

Bảng 2 1 Một số đặc tính lý – hóa đất vườn trồng măng cụt ở độ sâu 0 – 20 cm khi bố trí thí nghiệm tại huyện Cầu Kè – tỉnh Trà Vinh

STT Một số đặc tính lý – hóa đất Giá trị Đánh giá Phương pháp phân tích

1 Chất hữu cơ (%) 4,33 Trung bình Walkley – Black (1934)

7 P hữu dụng (mg/100g) 5,32 Khá Olsen và Sommers (1982)

8 K trao đổi (meq/100g) 0,44 Trung bình Gillman và Sumpter

(1986)

9 Ca trao đổi (meq/100g) 6,62 Trung bình

-: không đánh giá

CÁCH NHẬN DIỆN TRÁI XÌ MỦ BÊN TRONG

Trang 29

2.4 PHÂN TÍCH SỐ LIÊ ̣U

Số liệu được nhập, xử lý, và vẽ đồ thị bằng chương trình Microsoft Excel Phân tích phương sai (ANOVA – analysis of variance) để phát hiện sự khác biệt giữa các nghiệm thức bằng phần mềm SPSS 20.0, so sánh các giá trị trung bình bằng kiểm định LSD ở mức ý nghĩa 5%

Trang 30

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ GIBBERELLIC ACID, NAPHTHALENE ACETIC ACID VÀ TRIACONTANOL ĐẾN TRỌNG LƯỢNG

Qua kết quả Bảng 3.1 cho thấy khi xử lý Gibberellic acid ở các nồng đô ̣ 25, 50, 100 ppm thì khác biệt không có ý ngh ĩa qua phân tích thống kê so với đối chứng về trọng lượng trái , trọng lượng vỏ , trọng lượng ăn được , trọng lượng vỏ /trái và trọng lươ ̣ng ăn được/trái măng cụt Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn

Bảo Vệ et al (2006) cho rằng khi xử lý Gibberellic acid ở các nồng đô ̣ 25, 50, 75

ppm không khác biê ̣t so với đối chứng khi xử lý ở giai đoa ̣n 1,5 sau khi hoa nở hoàn toàn

Riêng đối với NAA , trọng lượng trái và trọng lượng vỏ thì có sự khác biệt không ý nghĩa so với đối chứng qua phân tích thống kê Kết quả này cũng phù hợp với

nghiên cứu của Nguyễn Bảo Vê ̣ et al (2006) xử lý NAA ở nồng đô ̣ 25 ppm và 50

ppm cũng không khác biê ̣t với đối chứng về tro ̣ng l ượng Trọng lượng ăn được , trọng lượng vỏ /trái và trọng lượng ăn được /trái có sự khác biệt ý nghĩa qua phân tích thống kê so với đối chứng Xử lý NAA la ̣i không hiê ̣u quả so với không xử lý thể hiê ̣n ở tro ̣ng lượng ăn được và trọng lượng ăn được /trái, đa ̣t cao nhất ở đối chứng (23,4 g và 0,34 g) và không khác biệt so với NAA 100 ppm, khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê so với NAA 25 ppm và 50 ppm, thấp nhất là NAA 50 ppm (14,3 g và 0,21 g) Riêng đối với tro ̣ng lươ ̣ng vỏ /trái lại gia tăng cao khi ta xử

lý NAA, khác biệt có ý nghĩa thống kê so với NAA 25 ppm và 50 ppm, không khác biê ̣t so với NAA 100 ppm và thể hiê ̣n cao ở nồng đô ̣ 50 ppm là 0,79 g và thấp nhất

ở đối chứng là 0,66 g điều này có thể do ảnh hưởng bởi nồng đô ̣ vì auxin hiện diện trong các tế bào thực vật một lượng rất ít, auxin tác động lên những vi sợi cellulose làm tăng quá trình biến dưỡng làm cho các tế bào hấp thu nước và tăng thể tích tế bào (thể tích vỏ) do đó khi gia tăng NAA ở nồng đô ̣ nhất đi ̣nh thì sẽ làm gia tăng sự phát triển của vỏ trong khi đó phần thịt trái thì không gia tăng , điều này cũng phù

hơ ̣p với nhâ ̣n đi ̣nh của Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo To àn (2004) về sự tác đô ̣ng của auxin chủ yếu ở sợi cellulose

Ngày đăng: 16/09/2015, 12:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w