Giao thông nông thôn là một bộ phận trong cơ sở hạ tầng Giao thông vận tải, có nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội ở nông thôn
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương I: Thực trạng thu hút và sử dụng vốn đầu tư cho giao thông nông thôn vùng Bắc Trung Bộ 2
I/ Giới thiệu chung về vùng Bắc Trung Bộ 2
1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên 2
1.1 Vị trí địa lý và đơn vị hành chính 2
1.2 Các lợi thế của vùng: 2
2 Dân số và nguồn nhân lực: 4
3 Đánh giá chung về thực trạng kinh tế - xã hội của vùng 5
3.1 Lợi thế: 5
3.2 Hạn chế: 6
4 Thực trạng mạng lưới đường Giao thông nông thôn vùng Bắc Trung Bộ 7
4.1 Đặc điểm chung của hạ tầng giao thông nông thôn 7
4.2 Đặc điểm mạng lưới đường Giao thông nông thôn của vùng Bắc Trung Bộ: 12
4.2.1 Đường quốc lộ 12
4.2.2 Đường tỉnh lộ: 13
4.2.3 Đường Giao thông nông thôn : 14
4.3 Đánh giá về mạng lưới GTNT của vùng: 16
II/ Thực trạng thu hút vốn đầu tư phát triển GTNT Bắc Trung Bộ 18
1 Các nguồn vốn đầu tư 18
1.1 Nguồn vốn từ ngân sách trung ương 19
1.2 Nguồn từ ngân sách địa phương 20
1.3 Nguồn đóng góp của nhân dân 20
1.4 Các nguồn vốn khác 21
1.5 Tổng hợp các nguồn vốn đầu tư GTNT vào vùng Bắc Trung Bộ.21 2 Tình hình thu hút vốn đầu tư 23
2.1 Tỉnh Thanh Hoá: 24
2.2 Tỉnh Nghệ An: 25
2.3 Tỉnh Hà Tĩnh: 26
Trang 22.4 Tỉnh Quảng Bình: 27
2.5 Tỉnh Quảng Trị: 28
2.6 Tỉnh Thừa Thiên Huế: 29
III/ Thực trạng sử dụng vốn đầu tư phát triển GTNT Bắc Trung Bộ 31 1 Quy định về phân cấp quản lý nguồn vốn 31
1.1 Vốn ngân sách Nhà nước: 31
1.2 Vốn ODA 32
2 Thực trạng tổ chức quản lý sử dụng vốn: 34
2.1 Công tác quy hoạch, lập kế hoạch phát triển GTNT 34
2.2 Công tác lập, thẩm định phê duyệt dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật và dự toán 35
2.3 Công tác cấp vốn và phân bổ vốn cho các địa phương 37
2.4 Công tác di dân, giải phóng mặt bằng và tái định cư: 38
3 Tình hình sử dụng vốn đầu tư 39
3.1 Trong xây dựng mới 41
3.2 Trong công tác nâng cấp,bảo trì và bảo dưỡng GTNT 42
IV/ Đánh giá chung tình hình thu hút và sử dụng vốn đầu tư 45
1 Những kết quả đạt được 45
2 Những vấn đề tồn tại 48
Chương II: Những giải pháp thu hút và sử dụng hiệu quả Vốn đầu tư trong GTNT vùng Bắc Trung Bộ 51
I/ Mục tiêu tăng trưởng kinh tế vùng bắc trung bộ 51
1 Mục tiêu tăng trưởng kinh tế vùng Bắc trung bộ 51
2 Mục tiêu phát triển GTNT vùng Bắc trung bộ 52
3 Nhu cầu vốn đầu tư cho GTNT 54
II/ Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư 55
1 Các giải pháp về thu hút vốn đầu tư 55
1.1 Nguồn ngân sách Trung ương 55
1.2 Nguồn ngân sách Địa phương 57
1.3 Nguồn tài trợ từ nước ngoài 58
1.4 Nguồn đóng góp nhân dân 60
Trang 31.5 Các nguồn vốn khác 61
1.6 Các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển GTNT: 63
2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư 64
2.1 Đổi mới nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và lập kế hoạch phát triển GTNT 64
2.2 Tăng cường chất lượng công tác lập và thẩm định phê duyệt dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật và dự toán 66
2.3 Hoàn thiện chính sách cấp vốn và phân bổ vốn cho các địa phương 68
2.4 Cải tiến công tác di dân, giải phóng mặt bằng và tái định cư: .71
2.5 Giải pháp về kết cấu mặt đường giao thông nông thôn 72
2.6 Chính sách phát triển hài hoà giữa xây dựng và bảo trì: 74
3 Một số giải pháp khác 76
KẾT LUẬN 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
NHẬN XÉT THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 81
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Giao thông nông thôn là một bộ phận trong cơ sở hạ tầng Giao thông vận tải,
có nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội ởnông thôn Trong những năm vừa qua, kinh tế xã hội vùng Bắc Trung Bộ đã cónhững bước thay đổi đáng kể cả về chất lượng và số lượng trong nhiều mặt, cácngành kinh tế đã phát triển vượt bậc, hạ tầng giao thông nông thôn của vùng cũngkhông ngừng được cải thiện
Với vai trò quan trọng như vậy nên trong những năm gần đây Vùng Bắc Trung
Bộ đã có sự quan tâm đặc biệt đối với công tác xây dựng mạng lưới giao thôngnông thôn của vùng Vùng Bắc Trung Bộ là một vùng có lãnh thổ kéo dài, nền kinh
tế phát triển không đồng đều có một số tỉnh là tỉnh nghèo của cả nước, đặc điểm địahình 80% là đồi núi, đi lại khó khăn, phức tạp nên công tác xây dựng GTNT củavùng còn nhiều bất cập
Đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển hạ tầng giao thông nông thôn thườngmang tính đầu tư công cộng, đòi hỏi vốn đầu tư lớn, thời gian thực hiện dài, thờigian thu hồi vốn chậm nên không tạo được sự hấp dẫn lớn với các nhà đầu tư Dovậy hoạt động đầu tư vào hệ thống giao thông còn gặp nhiều khó khăn đặc biệt là vềvấn đề huy động, thu hút vốn đầu tư và sử dụng vốn đầu tư vào xây dựng, bảo trìbảo dưỡng hệ thống giao thông nông thôn
Với cách đặt vấn đề trên, em đã chọn đề tài: "Tăng cường thu hút và sử
dụng vốn đầu tư cho giao thông nông thôn vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam." để
làm chuyên đề thực tập nhằm nghiên cứu rõ thực trạng thu hút vốn và tính hiệu quảtrong việc sử dụng vốn đầu tư trên cơ sở đó đề ra một số giải pháp góp phần nângcao hiệu quả cho công tác thu hút và sử dụng vốn đầu tư phát triển hạ tầng giaothông nông thôn Bắc Trung Bộ
Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Từ Quang Phương, và các cán bộ trongBan nghiên cứu phát triển hạ tầng của Viện Chiến lược phát triển - Bộ Kế hoạchĐầu tư đã giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập này
Trang 5CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG
VỐN ĐẦU TƯ CHO GIAO THÔNG NÔNG THÔN
VÙNG BẮC TRUNG BỘ
I/ Giới thiệu chung về vùng Bắc Trung Bộ
1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên
1.1 Vị trí địa lý và đơn vị hành chính
Vùng Bắc Trung Bộ lãnh thổ kéo dài, hành lang hẹp, phía Tây giáp TrườngSơn và Lào, phía Đông là biển Đông, đồng bằng hẹp, cũng có cả trung du và miềnnúi, ven biển, hải đảo dọc suốt lãnh thổ, có thể hình thành cơ cấu kinh tế đa dạngphong phú Địa hình phân dị phức tạp, thời tiết khắc nghiệt, nhiều biến động Nhiềuvũng nước sâu và cửa sông có thể hình thành cảng lớn nhỏ phục vụ việc giao lưutrao đổi hàng hoá giữa các tỉnh trong vùng, với các vùng trong nước và quốc tế.Đơn vị hành chính: gồm 6 tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,Quảng Trị, Thừa Thiên Huế
Số đơn vị hành chính của các tỉnh Bắc Trung Bộ năm 2007Thành phố
trực thuộctỉnh
(Nguồn: Niêm giám thống kê 2007)
1.2 Các lợi thế của vùng:
- Thế mạnh về giao thông: Vùng kinh tế Bắc Trung bộ nằm trên trục giao
thông Bắc Nam về đường sắt, đường bộ; nhiều đường ô tô hướng Đông Tây (quốc
lộ 7,8,9,29) nối Lào với Biển Đông Có hệ thống sân bay (Vinh, Đồng Hới, PhúBài), bến cảng (Nghi Sơn, Cửa Lò, Cửa Hội, Vũng Áng, Cửa Gianh, Nhật Lệ, Cửa
Trang 6Việt, Thuận An ) tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng giao lưu kinh tế giữa các tỉnh,các vùng và quốc tế, đặc biệt với Lào, Đông Bắc Thái Lan, Mianma
- Thế mạnh về khoáng sản: Bắc Trung Bộ có tài nguyên khoáng sản đa dạng,
chiếm khoảng 60% trữ lượng quặng sắt, 80% thiếc, 100% Cronit, 40% đá vôi sotoàn quốc Trong vùng có một số mỏ khoáng sản có giá trị như mỏ sắt Thạch Khê(Hà Tĩnh), mỏ crômit Cổ Định (Thanh Hoá), mỏ thiếc Quỳ Hợp (Nghệ An) Đây là
cơ sở tốt cho công nghiệp khai khoáng luyện kim, VLXD đưa Bắc trung bộ trởthành vị trí nổi bật về ngành công nghiệp
- Thế mạnh về lâm nghiệp: Ngành lâm nghiệp vùng Bắc Trung Bộ quản lý
3436,86 ngàn ha, đất có rừng 1633,0 ngàn ha, trữ lượng gỗ 134,737 triệu m3 gỗ,1466,49 triệu cây tre nứa Đất không có rừng 1599,8 ngàn ha (không kể 204011 hanúi đá)
- Thế mạnh về kinh tế biển: Bắc Trung Bộ có khoảng 670 km bờ biển, 23 cửa
sông, nhiều bãi tắm đẹp, nhiều đầm phá, thềm lục địa rộng nhiều tài nguyên, thuậnlợi phát triển du lịch và kinh tế tổng hợp biển (trữ lượng cá khoảng 620.000 tấn, tôm
2750 tấn, mực 5000 tấn )
- Thế mạnh về du lịch: Trong vùng có nhiều bãi biển đẹp (Sầm Sơn, Cửa Lò,
Nhật Lệ…), nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú như: sông suối, núi, rừng, biển, hồ,đầm phá Các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia chiếm 1,7% diện tích lãnhthổ, đang được mở rộng như: Bạch Mã, Bến én, Vũ Quang, Anh Sơn, Tam Quì,Hòn Mê, Thanh Thuỷ, Bù Huống, Ngọc Trạn, Lam Sơn, Kẻ Bàn, đặc biệt là rừngthiên nhiên và động Phong Nha
- Thế mạnh về đất: Vùng chủ yếu là đồi núi chiếm 80%, 20% là đồng bằng có
nhiều cồn cát, bãi bồi, đất dùng cho nông nghiệp không lớn song có nhiều mặt bằng
sử dụng cho phát triển công nghiệp, đô thị, thuận lợi cho phát triển công nghiệp xâydựng Tổng quỹ đất 5117,4 ngàn ha, đã sử dụng 2791,2 ngàn ha (54,4%) chưa sửdụng (45,6%), đất nông nghiệp chiếm 693 ngàn ha (13,5%) Do địa hình chủ yếu làđồi núi nên việc đi lại của người dân trong vùng là khá khó khăn Về mùa mưađường hay bị trơn, trượt, đất bùn lầy lội, khó đi, xe ôtô không đi được, mưa thườnglàm cho đất bị sói mòn, sụt lở ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân, rất nguy
Trang 7hiểm Về mùa khô thì đường bụi, che khuất tầm mắt, ảnh hưởng đến các nhà dânxung quanh đường.
- Thế mạnh về nước: tổng trữ lượng nước mặt: 154,3 km3/năm (18,39 m3/năm
người) song phân bố không đồng đều theo thời gian nên gây lũ và hạn cục bộ.Nguồn thuỷ năng lớn khoảng 7 tỷ Kwh với 30 vị trí có thể xây dựng nhà máy thủyđiện, có thể kết hợp thuỷ lợi, thuỷ điện, giao thông vận tải, nông-lâm-ngư nghiệp
2 Dân số và nguồn nhân lực:
Vùng Bắc Trung Bộ có vị trí chiến lược hết sức quan trọng trong việc chiếnđấu, phòng thủ quốc gia, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam trong lịch sử, là nơixuất phát của nhiều cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giữ nước của dân tộc ta, từng làvùng chống lại ngoại xâm, có nhiều phong trào đấu tranh cách mạng đồng thời làgánh chịu sự tàn phá nặng nề của nhiều cuộc chiến tranh
Dân số trong Vùng khoảng 10,7227 triệu người (theo Niên giám Thống kênăm 2007), chiếm 12,6% cả nước, mật độ dân cư là 208 người/km2, tốc độ tăngtrưởng trên trung bình của cả nước 2,26%, trong khi đó tốc độ tăng kinh tế thấp hơntrung bình cả nước nên đời sống Bắc Trung Bộ còn thấp Có 50,4 % dân số trongtuổi lao động, 25 dân tộc, dân tộc ít người chiếm 9,4% chủ yếu phân bố ở phía tây,đời sống của dân còn nghèo, tỷ lệ mù chữ nhiều, tỷ lệ đô thị hóa xấp xỉ 12%, nôngthôn chiếm 88% dân số Dân số đông, diện tích hẹp, chủ yếu là đồi núi, nên đờisống dân cư thấp, dân còn nghèo một phần cũng do giao thông đi lại giữa đồng bằng
và miền núi khó khăn nên đã cản trở sự phát triển của một số địa phương trongvùng, đặc biệt là vùng núi, điều kiện địa hình khó khăn, kéo theo điều kiện kinh tếcũng khó khăn Mức thu nhập thành thị cao hơn ở nông thôn, gấp 2 lần nông thôn,
số hộ giàu chiếm 0,57%, khá giả chiếm 1,17%, dưới trung bình chiếm 26,07%,nghèo và rất nghèo 24,88%
Số lượng người ở độ tuổi lao động trong vùng Bắc Trung Bộ là 4,9 triệungười, sức ép việc làm lớn, hàng năm hàng chục ngàn người ra khỏi vùng để lậpnghiệp Trong lao động có 35,7% trẻ, song học vấn không cao, trình độ tay nghềcòn kém, thiếu đội ngũ cán bộ chuyên môn, có tay nghề cao để phục vụ cho sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của vùng Tỷ lệ thất nghiệp 5,96%, đa số là
Trang 8người nông thôn Đa số người dân lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệpchiếm đến 73,4% trong khi dó công nghiệp và dịch vụ chỉ có 26,6%, năng suất laođộng thấp.
3 Đánh giá chung về thực trạng kinh tế - xã hội của vùng
3.1 Lợi thế:
Bắc Trung Bộ là khu vực chuyển tiếp giữa Bắc Bộ và Nam Trung Bộ, có một
vị trí chiến lược hết sức quan trọng của Vùng và cả nước, rất thuận lợi về tài nguyênkhoáng sản phong phú, đặc biệt là sắt, đá, xi măng…cho phép phát triển côngnghiệp luyện kim và vật liệu xây dựng Bờ biển dài 670 km, 23 cửa sông, với nhiềucảng biển, vũng, vịnh… thuận lợi cho phát triển giao thông vận tải và đánh bắt nuôitrồng hải sản, nhiều bãi tắm, di tích, cảnh quan để phát triển du lịch, có truyền thốngyêu nước, cần cù thông minh, hiếu học…
Bắc Trung Bộ là một trong những trung tâm văn hóa quan trọng của ViệtNam, là nơi có 3 di sản thế giới: vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng, Quần thể ditích cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế Đồng thời là nơi có nhiều bãi biển đẹpnhư Sầm Sơn, Cửa lò, Thiên Cầm, Nhật Lệ, Thuận An, Lăng Cô, thuận lợi cho pháttriển du lịch của vùng, đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho vùng, tăng trưởng kinh tếcho vùng
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của vùng trong nhiều năm qua, chính phủ đã cónhiều chính sách đầu tư, kể cả khoa học, công nghệ nhằm phát triển nông nghiệp,nông thôn vùng Bắc Trung Bộ Năm 2007, tỷ trọng các ngành trong GDP: nông-lâm- ngư nghiệp chiếm 35,83%, dịch vụ chiếm 35,31%, công nghiệp- xây dựngchiếm 28,86% Nếu so với cơ cấu chung của toàn quốc thì tỷ trọng trong côngnghiệp- xây dựng còn rất thấp
Vùng Bắc Trung Bộ có tiềm năng để đạt tốc độ tăng trưởng bền vững với việc
có vị trí chiến lược gắn với giao lưu kinh tế quốc tế và đa dạng hóa nông nghiệp làm
cơ sở phát triển hơn nữa công nghiệp và chế biến Các khu vực ven biển có thể xâydựng làm cảng dịch vụ nối với các nước khác để giao dịch xuất nhập khẩu và traođổi hàng hóa được thuận tiện Các vùng ven biển có nguồn lực về hải sản cho cáchoạt động đánh bắt cá và nuôi trồng thủy sản
Trang 93.2 Hạn chế:
Bắc Trung Bộ do địa hình hẹp, dài với nhiều địa hình khác nhau, như núi dốc,ven biển, đồng bằng, đồi núi Thời tiết của vùng Bắc Trung Bộ khá khắc nghiệt,nắng lắm, mưa nhiều, hàng năm có những đợt nắng nóng gay gắt Nhiệt độ cao lại
bị ảnh hưởng của gió Tây Nam nên độ ẩm thấp, thời tiết hanh khô Về mùa mưa:mưa nhiều, lượng mưa cao, lũ lụt hàng năm nhiều về số lượng, phạm vi rộng và sựtàn phá lớn Hệ thống sông ngắn, lắm núi nhiều đồi đã gây ra dòng chảy mạnh, thêmvào đó diện tích đất đồng bằng ít Với những đặc điểm về địa hình và thời tiết đã tạocho giao thông trong vùng khá khó khăn nhất là về mùa mưa, mùa bão lũ
Ngoài ra, nguồn lực còn hạn chế ở một số vùng bãi ngang ven biển nên tỷ lệ
hộ nghèo còn cao ở hầu hết các tỉnh Lao động dư thừa và vấn đề thiếu việc làm ởBắc Trung Bộ cũng là một vấn đề khó khăn cho vùng, vùng là nơi có mật độ dân sốcao, dẫn đến nhu cầu bức thiết về tạo việc làm Vùng có lực lượng lao động tỷ lệcao, chủ yếu là lao động nông nghiệp và ngư nghiệp Diện tích nông nghiệp ít, đấtcằn cỗi, năng suất thấp, ngư nghiệp chủ yếu đánh bắt gần bờ là chủ yếu, tay nghềcủa lực lượng lao động thấp Những đặc điểm đó đã tạo cho vùng dôi dư về lựclượng lao động là một vấn đề cấp thiết trong giai đoạn hiện nay
Quy mô nền kinh tế của vùng còn nhỏ bé, trình độ phát triển thấp, nền kinh tếchưa có tích lũy, các thành phần kinh tế đặc biệt là kinh tế tư nhân chưa được huyđộng mạnh vào sản xuất hàng xuất khẩu và dịch vụ, nông thôn kém phát triển,chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ từng ngành chưa có thay đổi đáng kể vềchất, làm cho cơ cấu kinh tế chưa hiệu quả và chưa tạo được nhiều chỗ làm chongười lao động, chưa tạo được môi trường kinh doanh hấp dẫn, còn mất cân đối lớngiữa nhu cầu và khả năng đầu tư phát triển do tích lũy từ nội bộ nền kinh tế cònthấp
Bắc Trung Bộ còn có những hạn chế về chính sách giảm nghèo và chính sáchthể chế để huy động nguồn lực Một môi trường đầu tư chưa hấp dẫn sẽ là trở ngạitrong việc khai thác các tiềm năng và cơ hội Nguồn tài trợ và các nguồn lực khác
có thể sẽ không được sử dụng thích hợp và hiệu quả Quy mô kinh tế của miềnTrung vẫn còn nhỏ với tốc độ đổi mới kinh tế chậm, đặc biệt là những vấn đề trongdịch vụ nông nghiệp và việc làm cho người dân nông thôn
Trang 10Khu vực tư nhân vùng Bắc Trung Bộ khó có thể tiếp cận các nguồn vốn tíndụng hoặc việc đầu tư chậm lại do thủ tục hành chính của chính quyền địa phươngcòn rườm rà Vùng có mức đầu tư trực tiếp trong nước và nước ngoài thấp do nhữnghạn chế trong môi trường pháp lý Việc đơn giản hóa môi trường pháp lý, đầu tư vàthị trường vẫn chưa đóng vai trò đầy đủ để thúc đẩy đầu tư Đặc biệt, năng lực củachính quyền địa phương, quá trình phân cấp chậm, và việc huy động xã hội thấpcũng là những trở ngại cho quá trình thực hiện các chính sách.
Trình độ phát triển kinh tế chênh lệch nhau giữa các địa phương, vùng lãnhthổ, nền kinh tế chưa có tích lũy, cơ sở hạ tầng yếu kém gây trở ngại nhiều cho nềnkinh tế xã hội của vùng, cơ sở phúc lợi xã hội y tế, giáo dục đầu tư ít, xuống cấpnhiều, đời sống nông dân còn nhiều bấp bênh, đặc biệt vùng ven biển và vùng miềnnúi
4 Thực trạng mạng lưới đường Giao thông nông thôn vùng Bắc Trung Bộ
4.1 Đặc điểm chung của hạ tầng giao thông nông thôn
Đường giao thông nông thôn là đường từ cấp huyện trở xuống bao gồm đườnghuyện, đường xã và đường thôn xóm Theo quy định tại Nghị Định 186/2004/NĐ-
CP của Chính phủ về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thìđường huyện là các đường nối từ trung tâm hành chính của huyện với trung tâmhành chính của xã, cụm xã hoặc trung tâm hành chính của huyện lân cận; đường nốiđường tỉnh với trung tâm hành chính của xã hoặc trung tâm xã; đường xã là cácđường nối trung tâm hành chính của xã với các thôn, xóm hoặc đường nối giữa các
xã
+) Đặc điểm của hạ tầng giao thông nông thôn:
Hệ thống này có từ lâu đời được hình thành và phát triển nhằm đáp ứng nhucầu đi lại của nhân dân địa phương Kết cấu mặt đường chủ yếu là đá dăm, đất ởmột số nơi đã thảm nhựa và mặt đường bêtông xi măng Đường giao thông nôngthôn góp phần phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho đi lại vàgiao lưu buôn bán
Trang 11Giao thông nông thôn có tính hệ thống, tính cấu trúc, đòi hỏi việc phân bổ vốnđầu tư xây dựng và bảo trì phải đảm bảo cân đối giữa các loại đường, giữa cácvùng, giữa đầu tư xây dựng mới với khôi phục nâng cấp và bảo trì, bảo dưỡngthường xuyên…
Hệ thống giao thông nông thôn ở mức độ đường cấp thấp nên chủ yếu là đi bộ,
xe máy, xe cơ giới cỡ nhỏ có thể hoạt động được Phục vụ hoạt động đi lại củangười dân nông thôn và hàng hoá của người dân Phục vụ cho sản xuất nông, lâm,ngư nghiệp và giao lưu kinh tế văn hoá xã hội Đối tượng hưởng lợi chính sau khinâng cấp hệ thống Giao thông nông thôn là người dân nông thôn Vì vậy việc quản
lý một cách hiệu quả Giao thông nông thôn đòi hỏi có sự tham gia không thể thiếucủa người dân
Hệ thống giao thông nông thôn hay thành thị thì đều gắn liền với trình độ pháttriển kinh tế xã hội Khi nền kinh tế phát triển sẽ có điều kiện để xây dựng hệ thốngđường giao thông ngày một nâng cấp, hiện đại hơn, đồng thời khi hệ thống giaothông phát triển cũng góp phần tạo động lực phát triển kinh tế xã hội một cáchmạnh mẽ
Hệ thống Giao thông nông thôn kết hợp với trục đường quốc lộ, tỉnh lộ, trungtâm hành chính huyện, xã tạo thành một hệ thống liên hoàn Do vậy việc quản lý hệthống Giao thông nông thôn đòi hỏi có sự phối hợp hài hoà giữa hệ thống giaothông cấp cao và cấp huyện, cấp xã
Chi phí cho việc đầu tư xây dựng hệ thống đường giao thông nông thôn nóichung và các tuyến đường giao thông tại khu vực miền núi là lớn, rất phức tạp.Nhưng việc thu hồi vốn trực tiếp từ các công trình giao thông nông thôn còn rất hạnchế Đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn thì quá trình đầu tư xây dựngmất một thời gian khá dài Nguồn vốn cho xây dựng các công trình giao thông nôngthôn thường là nguồn vốn thuộc sở hữu Nhà nước
Hệ thống đường Giao thông nông thôn, trong đó đường nông thôn là một bộphận của giao thông địa phương nối tiếp với hệ thống đường quốc gia Đường nôngthôn hiện tại có thể có các cấp VI đến cấp IV theo TCVN 4054-05; loại A, B trong22TCN 210-92; hoặc 2 loại AH và AHMN trong quy định tạm thời về lựa chọn quy mô
kỹ thuật đường Giao thông nông thôn từ huyện xuống xã
Trang 12Tiêu chuẩn thiết kế đường bộ hiện hành
ĐX(xe
cơ giớinhẹ, thôsơ)
Huyệnxuống
TT xã(Nguồn: Chiến lược Phát triển GTNT Việt Nam)
Về cơ bản, đường bộ nông thôn cho ôtô có các cấp hạng tương ứng cấp IV,V,VI và loại A, B, các đường dân sinh cho xe máy, xe thô sơ thì không có tiêuchuẩn và thấp hơn các loại có tiêu chuẩn kể trên Các vùng có điều kiện tốt hơn thì
có cấp cao hơn, quy mô lớn hơn
Các đường nông thôn cũ có từ trước: có đường đạt tiêu chuẩn đường cấp IV,giao thông nông thôn loại A, B, sau một thời gian do công tác bảo trì bị sao nhãngnên đã bị xuống cấp nghiêm trọng, không còn giữ được hình dáng như cũ, hơn nữa,với sự đi lại của các xe trọng tải lớn nên hệ thống đường nông thôn đã bị phá huỷnhiều Rất nhiều đường Giao thông nông thôn không thể xếp vào cấp hạng nào nữa,một số ít đường cấp huyện làm bằng cấp phối tốt hay bằng nhựa đường thì vẫn còngiữ được cấp hạng Đường nông thôn mới xây dựng, nâng cấp nhìn chung có xuhướng có cấp độ kỹ thuật cao hơn, song tiêu chuẩn thì còn tuỳ thuộc vào điều kiệnkinh tế của từng vùng Đường cấp huyện của vùng Bắc Trung Bộ chủ yếu là cấp VI.Hầu như các tuyến đường thôn xóm chưa tuân theo cấp hạng kỹ thuật giaothông nông thôn, hình thành và tồn tại ở dạng tự nhiên, nên không tuân theo bất kỳ
Trang 13một chuẩn mực nào về kích thước cũng như các tiêu chí của một con đường Hệthống đường thôn xóm chiếm một tỷ lệ tương đối lớn, tuy nhiên hệ thống đườngnày chưa được phân cấp, việc quản lý và xây dựng cũng như bảo trì chủ yếu dongười dân tự ý thức.
Theo nguồn số liệu từ chiến lược phát triển GTNT Vùng Bắc Trung Bộ, vùngbao gồm nhiều loại địa hình khác nhau, địa hình miền núi chiếm 7%, miền trung duchiếm 24%, miến đất thấp 63%, miền đất cát ven biển chiếm 6% Các loại vật liệuxây dựng thích hợp cho các loại địa hình này như sau:
- Miền núi: là vùng có độ cao, dễ sụt lở, có thể bị xói mòn lớn, các vật liệu tựnhiên có thể dùng để xây dựng đường sẵn có như sỏi, đất với cự ly vận chuyểnngắn < 1km, các vật liệu cần phải được xử lý để xây dựng đường cũng tương đốinhiều như cát, đá nghiền…
- Miền trung du: là khu vực có độ cao thấp hơn vùng miền núi, có khả năng bịxói mòn nhưng mức độ không lớn, các vật liệu tự nhiên như đất, sỏi cự ly <1km,các vật liệu được xử lý như cát, đá nghiền …phải vận chuyển xa hơn
- Miền đồng bằng đất thấp: là khu vực có thể bị xói mòn do sụt lở, là khu vựcthung lũng ven sông hoặc sát đồng bằng có độ cao dưới 500 m, các vật liệu tự nhiênđược sử dụng như đất, sỏi, với cự ly vận chuyển khoảng 5 km, vật liệu đã được xử
lý như đá dăm, gạch…
- Miền đất ven biển: dải ven biển có các cồn cát liền nhau ở một số khu vựctạo ra xói mòn lan rộng, vật liệu có chiều hướng bị hư hỏng, xói mòn do lở đất, vậtliệu tự nhiêu như sỏi và vật liệu đã qua xử lý như đá dăm thường phải vận chuyểnvới cự ly đến 15km
Các nhóm vật liệu địa phương sử dụng trong xây dựng và bảo dưỡng đườnggiao thông nông thôn ở vùng Bắc Trung Bộ như sau:
- Đất pha cát: loại này có thể được gia cố bằng ximăng hoặc có thể là nhựanhũ tương để sử dụng làm móng đường
- Đất sét bụi: loại này có thể được gia cố bằng vôi để làm móng đường và cótiềm năng sử dụng cho đường lát gạch kỹ thuật
Trang 14- Cấp phối đồi: loại này có thể sử dụng làm lớp áo cấp phối ở những nơi phùhợp hoặc làm vật liệu móng đường Tuy nhiên nhiều vùng cấp phối đồi không nằmtrong hướng dẫn kỹ thuật cần phải được khảo sát kỹ trước khi thiết kế và thi công.
- Đất sỏi ong: đây là một lớp phong hoá bên trên đá gốc, loại này có thể được
sử dụng làm vật liệu gia cố cơ học hay gia cố vôi cho móng đường
- Cấp phối sỏi ong: có trong đất bị phong hoá ở một số vùng đồi, có thể sửdụng làm lớp áo cấp phối ở những nơi phù hợp hoặc làm vật liệu móng đường
- Cấp phối sông: Vật liệu này ở suối và lòng sông, loại này được sử dụng làmmóng đường nhưng có đặc tính cấp phối thấp, có thể được trộn với đất đỏ để làmmóng đường
- Đá gốc tốt: là vật liệu đặc biệt đồng nhất như đá granit hay bazab
+) Các loại mặt đường thường dùng
Đường cấp phối là loại đường được khuyến nghị sử dụng trong các dự án nângcấp, cải tạo hệ thống đường Giao thông nông thôn Nhưng thực tế qua khảo sát chothấy hạn chế của việc sử dụng đá cấp phối Các số liệu về tình trạng mất cấp phốicho thấy khoảng 58% các đoạn đường được khảo sát bị xuống cấp nặng nề trong khi
đó khoảng 28% bị mất vật liệu nhanh gấp 2 lần mức bền vững, tạo gánh nặng vềbảo dưỡng, đồng thời ảnh hưởng tới môi trường Các loại mặt đường trên đều cầndùng tới vật liệu đất đá và không phải khu vực nào cũng có sẵn
- Mặt đường nhựa chiếm tỷ lệ cao hơn đối với đường cấp huyện và cả ở đường
- Mặt đường đất tự nhiên: chiếm đa số tại các vùng còn khó khăn như miền núi
và trung du, tỷ lệ ít hơn ở các vùng kinh tế khá, mật độ đông đúc Các vùng có địahình đồi núi thì đất tự nhiên còn có lẫn thành phần hạt cứng, các vùng đồng bằngthấp mà chưa có điều kiện trải mặt đường thì nền đất tự nhiên là cát pha, sét, bùngây trở ngại rất lớn vào mùa mưa
Trang 154.2 Đặc điểm mạng lưới đường Giao thông nông thôn của vùng Bắc Trung Bộ:
Theo số liệu thông kê năm 2007, vùng Bắc Trung Bộ có một hệ thống giaothông với đầy đủ các phương thức vận tải đường bộ, đường sắt, đường sông, đườngbiển và hàng không, bao gồm 37.824 km đường bộ: trong đó: 3.395 km quốc lộ;2.635 km đường tỉnh; 9.294,6 km đường huyện; 22.499,8 km đường xã (đường giaothông nông thôn chiếm 29.989 km chiếm 84% đường bộ của cả vùng), 700kmđường sắt, 3.900km đường sông, có hơn 800km bờ biển với 15 cảng biển các loại.Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm đầu tư phát triển mạng lướigiao thông vùng Bắc Trung Bộ Nhiều công trình đã được xây dựng, khôi phục,nâng cấp, đặc biệt là mạng lưới giao thông nông thôn
Tuy nhiên so với các vùng khác, vùng Bắc Trung Bộ có hệ thống giao thôngvận tải còn rất nhiều yếu kém, chưa đáp ứng được quá trình công nghiệp hoá, hiệnđại hoá của vùng cũng như quá trình hội nhập quốc tế Trong giai đoạn hiện nay,khu vực nông thôn vùng Bắc Trung Bộ đã có sự thay đổi cơ bản theo hướng sảnxuất hàng hóa và chuyển dịch kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng của lĩnh vực sản xuấtphi nông nghiệp Vì vậy, cải thiển cơ sở hạ tầng giao thông là một ưu tiên của vùngnhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, giảm đói nghèo, tăng cường ổn định chínhtrị
4.2.1 Đường quốc lộ
Vùng Bắc Trung Bộ có 16 quốc lộ với tổng chiều dài 3395,8km, trong đóQuốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh là 2 trục dọc xuyên suốt của vùng Bắc Trung
Bộ Các tuyến đường hầu hết đạt tiêu chuẩn cấp III, IV, các đoạn qua thành phố, thị
xã và một số thị trấn đạt tiêu chuẩn cấp I hoặc đường đô thị
+) Phân theo loại mặt đường:
- Đường BTXM : 8km, chiếm 0,23%
- Đường nhựa : 3.107 km, chiếm 91,5%
- Đường đá dăm :144km, chiếm 4,24%
- Đường cấp phối : 127,4 km, chiếm 3,75%
- Đường đất : 9km chiếm 0,27%
+) Phân theo chất lượng mặt đường:
Trang 16- Đường tốt : 1.415 km, chiếm 41,67%
- Đường trung bình : 1.266 km chiếm 37,28%
- Đường xấu : 715 km, chiếm 21,06 %
- Đường nhựa : 1.535,3 km, chiếm 57,84%
- Đường đá dăm : 141 km, chiếm 5,31%
- Đường cấp phối : 932 km, chiếm 31,88%
- Đường đất: 131 km chiếm 4,93%
+) Phân theo chất lượng mặt đường:
- Đường tốt : 810 km, chiếm 30,85%
- Đường trung bình : 1.208 km, chiếm 40%
- Đường xấu : 617km, chiếm 29,15%
Thực trạng đường tỉnh của các tỉnh trong vùng Bắc Trung Bộ như sau:
+) Tỉnh Thanh Hoá:
Toàn tỉnh có 41 tuyến với tổng chiều dài 420,8 km Trong đó mặt đường nhựachiếm tỷ lệ cao nhất 56,03%, mặt đường đá dăm chiếm 17,17%,mặt đường cấp phốichiếm 17,66%, mặt đường đất chiếm 9,13% Mặt đường loại tốt chiếm tỷ lệ caonhất 53%, mặt đường trung bình 24%, mặt đường xấu 23%
+) Tỉnh Nghệ An:
Toàn tỉnh có 15 tuyến với tổng chiền dài 420,8 km Trong đó đường mặt nhựachiếm tỷ lệ cao nhất 68,2%, mặt đường đá dăm, cấp phối chiếm 31,6%, mặt đườngđất chiếm 0,2% Tuy nhiên mặt đường loại tốt chỉ đạt 12,6%, mặt đường trung bình73,2%, mặt đường xấu 14,2%
+) Tỉnh Hà Tĩnh:
Toàn tỉnh có 27 tuyến với tổng chiều dài 406 km Trong đó đường mặt nhựachiếm tỷ lệ cao nhất 63,8%, mặt đường cấp phối chiếm 36,2% Tuy nhiên đườngloại tốt chỉ đạt 13,5%, mặt đường trung bình chiếm 35,9%, mặt đường xấu 50,6%/
Trang 17+) Tỉnh Quảng Bình:
Toàn tỉnh có 17 tuyến với tổng chiều dài 366 km, trong đó chỉ có mặt đườngnhựa và mặt đường cấp phối Mặt đường nhựa chiếm 34,15%, mặt đường cấp phốichiếm 65,85% Mặt đường loại tốt chỉ chiếm 7,38%, mặt đường trung bình 39,34%,mặt đường xấu 53,28%
+) Tỉnh Quảng Trị:
Toàn tỉnh có 20 tuyến với tổng chiều dài 296,8 km Trong đó mặt đườngBTXM chiếm 0,34%, mặt đường nhựa chiếm tỷ lệ cao nhất 66,39%, mặt đường đádăm, cấp phối chiếm 28,89%, mặt đường đất chiếm 4,38% Mặt đường loại tốtchiếm 20,22%, mặt đường trung bình 49,87%, mặt đường xấu chiếm 29,91%
+) Tỉnh Thừa Thiên Huế:
Toàn tỉnh có 21 tuyến với tổng chiều dài 344km Trong đó đường mặt nhựachiếm tỷ lệ cao nhất 59,9%, mặt đường đá dăm, cấp phối chiếm 27,9%, mặt đườngđất chiếm 12,2% Mặt đường loại tốt chiếm 54,9%, mặt đường trung bình chiếm34,6%, mặt đường xấu 10,5%
4.2.3 Đường Giao thông nông thôn :
Mạng lưới đường Giao thông nông thôn của vùng Bắc Trung Bộ bao gồmđường huyện và đường xã với tổng chiều dài 31.794,4 km trong đó:
- Đường huyện : 9.294,6 km chiếm 29,2%;
Trang 18+) Về mật độ đường theo diện tích:
Mật độ đường Giao thông nông thôn theo diện tích đánh giá độ dày đặc mức
độ bao phủ các tuyến đường trên một đơn vị diện tích, khu vực nào có chỉ số nàycao thì khu vực đó ít có nhu cầu mở thêm các tuyến đường mới
Mật độ đường Giao thông nông thôn toàn vùng là 0.617km/km2 cao hơn mật
độ chung của toàn quốc 0.524 km/km2 Mật độ đường ở các tỉnh trong vùng phân bốkhông đều, có sự chênh lệch đáng kể (trên 4 lần) giữa tỉnh có mật độ đường caonhất và thấp nhất cụ thể là: tỉnh Quảng Bình là tỉnh có mật độ thấp nhất0.455km/km2 và tỉnh Quảng Trị là tỉnh có mật độ cao nhất 0.890km/km2
Mật độ đường huyện ở tỉnh Hà Tĩnh cao nhất đạt 0.264km/km2 và tỉnh ThừaThiên Huế thấp nhất đạt 0.102km/km2 Mật độ đường xã trong vùng phân bố khôngđồng đều có sự chênh lệch lớn, tỉnh Quảng Trị cao nhất đạt 0.758km/km2 và tỉnh HàTĩnh thấp nhất đạt 0.323km/km2
+) Về mật độ đường theo dân số:
Mật độ Giao thông nông thôn theo dân số đánh giá khả năng được hưởng lợi
từ tuyến đường của người dân nông thôn, khu vực nào có chỉ số này cao thì khu vực
đó có khả năng tiếp cận cao
Mật độ đường Giao thông nông thôn toàn vùng là 2.914km/1.000dân, cao hơn
so với mật độ chung của toàn quốc (2.105km/1.000dân) Mật độ đường giữa cáctỉnh trong vùng cũng không đồng đều, có sự chênh lệch khá lớn Tỉnh Thanh Hoá làtỉnh có mật độ thấp nhất 1.715km/1.000dân, Quảng Trị là tỉnh có mật độ cao nhấttrong vùng 6.803km/ 1.000dân
+) Chất lượng đường Giao thông nông thôn
Do có đầu tư về cơ giới vận tải ở nông thôn nên các tuyến đường xã hầu hếtkhông đảm bảo cho việc vận tải bằng cơ giới trong giai đoạn hiện nay và trongtương lai Mặt đường hầu hết là cấp phối và đường đất thường bị bụi vào mùa hè(mùa khô) và lầy lội vào mùa đông (mùa mưa) gây nên tình trạng ô nhiễm môitrường và sự đi lại của người dân trong vùng gặp nhiều khó khăn Hệ thống giaothông đường huyện hầu hết không có hệ thống cọc tiêu, biển báo giao thông, dễ gâytai nạn giao thông, gây nguy hiểm cho sự giao lưu giữa các vùng
Trang 19Giao thông nông thôn vùng Bắc trung bộ còn rất yếu kém và không đồng bộ,
cơ sở vật chất vừa thiếu thốn, lạc hậu lại bị xuống cấp nghiêm trọng, nhất là đườnggiao thông miền núi chưa được mở mang phát triển rộng khắp, cản trở sự đi lại củangười dân
Như vậy, cho đến nay, hầu hết hệ thống giao thông nông thôn của vùng đượcxây dựng mới chỉ đảm bảo cho nhu cầu đi lại cần thiết chứ chưa đáp ứng yêu cầu vềphát triển kinh tế nông thôn hiện tại cũng như trong tương lai
4.3 Đánh giá về mạng lưới GTNT của vùng:
Hầu hết các tuyến đường cấp huyện đạt tiêu chuẩn cấp V TCVN 4054-05khoảng 60% Các tuyến đường xã hầu hết chưa đạt tiêu chuẩn kỹ thuật quy định(Tiêu chuẩn 22TCN 210-92) Hầu hết là các công trình tạm hoặc đã xây dựng quálâu, cần phải xây dựng lại, các tuyến đường Giao thông nông thôn hầu hết đềukhông có hệ thống thoát nước nên đã gây sạt lở nền đường và hư hỏng mặt đường Hiện nay hệ thống đường bộ bao gồm 37.824 km trong đó: 3.395 km làđường quốc lộ; 2.635 km là đường đường tỉnh; 9.294,6 km là đường huyện và22.499,8 km là đường xã
Mỗi tỉnh trong vùng đều có tỷ lệ đường tốt, đường trung bình và đường xấu làkhác nhau, qua đó có thể thấy được sự đầu tư vào giao thông nông thôn của các tỉnh
là khác nhau Tỉnh Thanh Hóa và Thừa Thiên Huế là có sự đầu tư vào đường giaothông nông thôn mạnh nhất, tỷ lệ đường tốt của 2 tỉnh này chiếm tỷ lệ cao 53- 54%.Trong khi đó tỉnh Quảng Bình tỷ lệ đường tốt chỉ chiếm 7%, đường xấu chiếm 53%một tỷ lệ khá cao, cao nhất trong vùng, cho thấy mức độ đầu tư vào đường nôngthôn của tỉnh Quảng Bình chưa được tỉnh chú ý đầu tư, dẫn đến tình trạng hộ nghèo
ở tỉnh này vẫn còn cao
Theo tổng hợp của Bộ GTVT, vùng Bắc Trung Bộ có chất lượng mặt đườngnhư sau loại đường tốt chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn 14,1% (4.219 km), đường trungbình chiếm 22,3% (6.679 km), loại mặt đường xấu chiếm tỷ lệ cao nhất 56,6%(16.945 km) Loại đường xấu chủ yếu là đường cấp phối, đường đất đá tự nhiên, dễ
bị thiên nhiên làm hư hỏng, bị xói mòn nhanh, loại đường này xuống cấp nhanhchóng
Trang 20Năm 2007 toàn vùng còn có 31/1.734 xã chưa có đường ôtô đến trung tâm xã(chiếm tỷ lệ 2%); số xã chưa có đường ôtô đến trung tâm tập trung chủ yếu vào 5tỉnh từ Thanh Hoá đến Quảng Trị Số xã chưa có đường đến trung tâm năm 2004tăng lên 11 xã so với năm 2003 là do một số xã mới tách ra Khả năng tiếp cận với
hệ thống đường huyện, đường tỉnh của các xã rất khó khăn Cự ly bình quân là15km, có xã tới 20km Một vài xã việc xây dựng đường nông thôn là rất khó khăn,
vì vị trí địa lý của xã thuộc vùng đồi núi, vùng sâu, vùng xã nên việc cử cán bộ lênkhảo sát để xây dựng, việc vận chuyển nguyên vật liệu cũng gặp phải khó khăn,không vận chuyển đến đường hoặc vận chuyển đến được cũng mất nhiều thời gian
và công sức Chính vì vậy, chủ yếu dùng sức lao động làm đường chính là ngườidân địa phương, nguyên vật liệu cũng là sẵn có của xã đó để giảm bớt các chi phíphát sinh do vận chuyển, đi lại
Số xã chưa có đường giao thông đến trung tâm xã giai đoạn 2001-2007
Khối lượng cònlại đến 2007
(Nguồn: Sở GTVT của 6 tỉnh cung cấp )
Tỉnh Thừa Thiên Huế hầu hết đều đã có đường giao thông đến trung tâm xã,tạo điều kiện thuận lợi cho sự luân chuyển, vận chuyển của người dân, tạo điều kiệnthuận lợi cho kinh doanh buôn bán giữa các xã, huyện với nhau Chỉ còn lại một số
ít các xã ở các tỉnh là chưa có đường giao thông đến trung tâm xã, trong đó tỉnhThanh Hóa năm 2006 có tới 15 xã chưa có đường giao thông đến trung tâm xã, cáccán bộ quy hoạch cần xem xét và có chính sách huy động tạo nguồn vốn giúp tỉnhThanh Hóa có thêm nguồn lực về tài chính, giúp xã thoát khỏi khó khăn về giaothông, nhằm đẩy kinh tế phát triển ngang bằng với các tỉnh khác
Trang 21II/ Thực trạng thu hút vốn đầu tư phát triển GTNT Bắc Trung Bộ
1 Các nguồn vốn đầu tư
Nguồn vốn đầu tư là một nguồn vốn quan trọng quyết định tăng trưởng và giảiquyết các vấn đề xã hội Vốn đầu tư phát triển hạ tầng giao thông được huy độngchủ yếu qua các nguồn vốn sau: vốn ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng đầu tư pháttriển Nhà nước, vốn của doanh nghiệp Nhà nước, vốn ODA, vốn đầu tư trực tiếpnước ngoài, vốn trái phiếu chính phủ
Các dự án đầu tư phát triển hạ tầng Giao thông nông thôn chủ yếu được tài trợbằng nguồn vốn Nhà nước và nguồn vốn ODA Một dự án có thể được tài trợ từmột hay nhiều nguồn vốn khác nhau nhưng nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước lànguồn vốn chủ yếu
Vốn đầu tư phát triển giao thông nông thôn bao gồm nguồn vốn đầu tư trongnước và nguồn vốn từ nước ngoài Nguồn vốn trong nước xuất phát từ ba nguồnchính: nguồn vốn đầu tư do trung ương quản lý, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách địaphương, nguồn vốn từ sự đóng góp của nhân dân;
Ngoài ra còn có nguồn vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước và vốn trái phiếuchính phủ Nguồn vốn nước ngoài bao gồm vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODAcủa các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế, chính phủ các nước, tổ chức phi chính phủ,viện trợ không hoàn lại…
Nguồn vốn Nhà nước để đầu tư phát triển Giao thông nông thôn bao gồm vốn
từ ngân sách trung ương, nguồn vốn ngân sách địa phương,vốn lồng ghép trong cácchương trình, dự án mục tiêu quốc gia, nguồn vốn ODA thông qua ngân sách vàvốn đối ứng của Chính phủ
Trang 22Các nguồn vốn đầu tư phát triển GTNT vùng Bắc Trung Bộ
Nguồn: Vụ Kế hoạch và đầu tư - Bộ Giao thông vận tải, 2008
1.1 Nguồn vốn từ ngân sách trung ương
Nguồn vốn từ Trung ương do Bộ GTVT quản lý, hàng năm Bộ GTVT tríchmột nguồn ngân sách nhỏ đầu tư cho đường bộ nông thôn Một số địa phương nhậntiền mặt trực tiếp từ trung ương, một số địa phương được cấp vật tư, thiết bị, nguyênvật liệu xây dựng Ngoài ra, vùng Bắc Trung Bộ là vùng có khí hậu khắc nghiệt,thường hay có bão lụt thiên tai, gây sạt lở, làm hư hỏng đường, mùa mưa thường bịsạt lở hoặc lũ cuốn trôi các công trình nên Bộ GTVT cũng dành phần hỗ trợ cho cáctỉnh để khắc phục thiệt hại do bão lũ gây ra
Vốn đối ứng và vốn vay của nước ngoài ODA, Bộ GTVT quản lý vốn đối ứngvới các dự án do Bộ quản lý ( GTNT1, GTNT2,GTNT3…): Nguồn vốn vay củangân hàng thế giới và vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Anh Nhưngnguồn vốn ODA vẫn sẽ đóng vai trò quan trọng Ngoài ra còn có vốn đối ứng do BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn, góp phần phát triển giao thông nông thôn Vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia (theo chủ trương của Chính phủ
về xóa đói, giảm nghèo các huyện, xã khó khăn, đặc biệt khó khăn ) Vốn từ Trung
Vốn
TD đầu tư NN
Vốn trái phiếu CP
Vốn của dân
Vốn ODA Vốn đầu tư GTNT
Trang 23ương, Bộ Giao thông vận tải rót xuống, Vốn từ chương trình phát triển kinh tế đầu
tư của Trung ương cho các xã xa xôi, hẻo lánh, khó khăn, Chương trình phát triểnkinh tế vùng theo quyết định của Chính Phủ Các chương trình dự án phát triểnNông - Lâm nghiệp, chương trình xóa đói giảm nghèo 135, trồng rừng trong đó cómột phần để phát triển giao thông nông thôn
1.2 Nguồn từ ngân sách địa phương
Ngân sách địa phương đầu tư Giao thông nông thôn bao gồm ngân sách tỉnh,ngân sách huyện và ngân sách xã
Hàng năm mỗi Tỉnh đều trích ra một khoản tiền từ nguồn thu của Tỉnh để đầu
tư cho hệ thống giao thông, để xây dựng, bảo trì, bảo dưỡng đường GTNT Việcquản lý ngân sách được thực hiện theo Luật ngân sách
Hàng năm mỗi huyện cũng trích ra một khoản tiền để bảo trì đường Giaothông nông thôn do huyện quản lý theo phân cấp, được cấp phát từ các khoản thuđược, cộng với vốn uỷ thác của tỉnh dành cho các kế hoạch cụ thể Nguồn vốn nàychỉ được chi cho các dự án xây dựng, nâng cấp, khôi phục nhỏ, sửa chữa và bảo trì.Hàng năm mỗi xã có một khoản ngân sách nhỏ, dành cho đường bộ, được cấpphát từ các nguồn thu để lại, công với bất kỳ khoản vốn uỷ thác nào của tỉnh hoặchuyện Một số UBND xã đã thu phí đường bộ địa phương để tạo nguồn thu cho xã
1.3 Nguồn đóng góp của nhân dân
Huy động sự đóng góp từ nhân dân, mức đóng góp tùy theo khả năng điềukiện của từng hộ dân, tuỳ theo điều kiện kinh tế của mỗi địa phương
Vốn huy động cho xây dựng, bảo trì đường xã chủ yếu là nguồn lực của nhândân địa phương và sự hỗ trợ của cấp trên Tuy nhiên ở các xã nghèo thì việc huyđộng này chủ yếu là huy động sức người, do đó vai trò của Nhà nước trong việcphát triển Giao thông nông thôn là chủ yếu
Đối với nguồn đóng góp của người dân là ngày công giành cho việc thi côngcác đường giao thông nông thôn, miền núi thì đó là những công việc đơn giản, có
kỹ thuật đơn giản người dân có thể làm được
Sự đóng góp của người dân có thể là bằng ngày công, bằng tiền hay vật liệuđịa phương Ở nông thôn thì chủ yếu là lao động công ích, xuất phát từ tiềm năng
Trang 24sức lao động và nguồn vật liệu sẵn có của địa phương, phản ánh sự năng động, sứctrẻ, hoạt động mạnh mẽ của người dân.
1.4 Các nguồn vốn khác
Đóng góp của các thành phần kinh tế khác, các cá nhân tiểu thương, các nhàhảo tâm trong và ngoài nước, các tổ chức phi chính phủ, các hiệp hội ngành nghềđóng trên địa bàn tỉnh
Vốn thu được từ việc đóng góp của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn, được
sử dụng cho việc bảo trì hoặc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn trongvùng
Đóng góp, hỗ trợ kinh phí từ các nhà máy, xí nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh đểphát triển Giao thông nông thôn của tỉnh, địa phương đó
1.5 Tổng hợp các nguồn vốn đầu tư GTNT vào vùng Bắc Trung Bộ
Nguồn vốn đầu tư Giao thông nông thôn giai đoạn 2001-2008 (Đvị: tỷ đồng)
Trang 25(Nguồn: Viện chiến lược phát triển)
Nguồn vốn đầu tư GTNT
Qua số liệu thống kê ta có thể thấy, vốn đầu tư xây dựng, nâng cấp Giao thôngnông thôn thời gian qua chủ yếu là từ ngân sách địa phương (ngân sách tỉnh và ngânsách huyện, xã), chiếm 49%, trong đó ngân sách tỉnh chiếm khoảng 39% Nguồnvốn do dân đóng góp chiếm tỷ lệ đáng kể từ 21% tùy vào điều kiện kinh tế của từngTỉnh khác nhau nên tỷ lệ % đầu tư cho GTNT khác nhau, với các hình thức chủ yếunhư ngày công lao động, vật liệu địa phương hoặc bằng tiền, nguồn vốn này chủyếu để xây dựng, nâng cấp, bảo trì bảo dưỡng đường xã, đường thôn, khắc phục sựxuống cấp của đường theo thời gian
Có thể thấy vốn đầu tư phát triển GTNT trong vùng thời kỳ này vẫn phụ thuộcvào nguồn vốn nhà nước chiếm 16% tổng nguồn vốn, trong khi đó nguồn vốn ngânsách nhà nước còn phải phân bổ cho nhiều chương trình, dự án khác cần có giảipháp sử dụng một cách hiệu quả nguồn vốn Nhà nước cho phát triển hạ tầng GTNT.Vùng Bắc Trung Bộ cũng đã thu hút được một lượng lớn ngân sách của các tỉnhtrong vùng đầu tư vào GTNT chiếm 39% tổng nguồn vốn huy động được Vốn từngân sách tỉnh ngày một tăng điều này chứng tỏ sự quan tâm và đánh giá đúng tầm
Trang 26quan trọng của hạ tầng GTNT đến phát triển kinh tế của vùng Nguồn vốn từ huyện,
xã còn chiếm tỷ lệ không nhiều vì điều kiện kinh tế của các huyện, xã còn gặp nhiềukhó khăn, nguồn thu cho ngân sách huyện, xã rất ít
Nguồn vốn do nhân dân đóng góp để phát triển GTNT qua các năm chiếm một
tỷ lệ lớn chỉ sau vốn ngân sách nhà nước và ngân sách tỉnh, nguồn vốn do ngườidân đóng góp chiếm 21% Đây là một điều rất đáng khích lệ vì điều kiện kinh tế củacác địa phương trong vùng Bắc Trung Bộ còn nhiều khó khăn Trong chiến lượcphát triển GTNT giai đoạn tiếp theo của vùng Bắc Trung Bộ đã xác định nguồn vốnđóng góp từ người dân sẽ là động lực quan trọng để đẩy nhanh quá trình phát triểnmạng lưới GTNT ngày một đồng bộ hơn
Các nguồn vốn đầu tư phát triển giao thông nông thôn có thể huy động từnhiều nguồn khác nhau: Ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, vốn ODA,dân đóng góp, vốn huy động từ trái phiếu Chính phủ…Tuỳ thuộc vào điều kiện cụthể của từng tỉnh trong vùng có thể có các chính sách chiến lược khác nhau đối vớitừng nguồn vốn khác nhau
2 Tình hình thu hút vốn đầu tư
Vốn đầu tư cho Giao thông nông thôn chủ yếu là từ ngân sách Nhà nước nên
sự thu hút ở đây tức là sự đầu tư của Trung ương, của tỉnh, huyện cho phát triểngiao thông, sự huy động đóng góp của người dân và các tổ chức doanh nghiệp,nguồn vốn tài trợ từ nước ngoài
Trong năm 2008 vốn cho xây dựng, nâng cấp và bảo trì đường Giao thông
nông thôn vùng Bắc Trung Bộ là 1.880,8 tỷ đồng Nguồn vốn này chủ yếu tập trung
cho đầu tư xây dựng mới chiếm khoảng 95%, vốn cho bảo trì không đáng kể 73,6 tỷchỉ chiếm khoảng 5% Mặt khác số liệu 7 năm từ năm 2001 đến 2007 cho thấy vốnđầu tư xây dựng có xu hướng ngày càng tăng, trong khi đó vốn bảo trì có tốc độtăng chậm Điều này chứng tỏ sự quan tâm chưa đúng mức tới công tác bảo trì củachính quyền địa phương, chính quyền các tỉnh và đây là một trong những nguyênnhân dẫn đến đường Giao thông nông thôn ngày càng xuống cấp nghiêm trọng.Năm 2008 do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên đầu tư cho giao thông nôngthôn nói riêng và đầu tư vào các lĩnh vực khác nói chung đều giảm đáng kể
Trang 27UBND các tỉnh trong vùng Bắc Trung Bộ mong muốn có được sự quan tâmhơn nữa từ các Bộ, Ngành trung ương, xúc tiến sớm các dự án ưu tiên đầu tư trongchương trình hành động thực hiện Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị và Quyết định
148 của Thủ tướng Chính phủ
Tình hình thu hút vốn cho đầu tư xây dựng GTNT ở vùng Bắc Trung Bộ: tỉnhNghệ An chiếm tỷ lệ cao nhất (30%), tỉnh Thừa Thiên Huế chiếm tỷ lệ thấp nhất(7%) Trong đó tổng số vốn bảo trì của vùng, tỉnh Thanh Hóa chiếm tỷ lệ cao nhất(36,4%), tỉnh Quảng Trị chiếm tỷ lệ thấp nhất (5,5%)
Ngoài ra, ngân sách Trung ương hỗ trợ các tỉnh vùng Bắc trung bộ thông quacác dự án ODA đang triển khai như: Cải thiện môi trường đô thị cho thị xã Đông
Hà (ADB tài trợ), Giảm nghèo miền Trung (ADB tài trợ), Chương trình phát triểnnông thôn các tỉnh miền Trung giai đoạn III (Phần Lan tài trợ), Dự án Chia Sẻ(Thuỵ Điển tài trợ), Hệ thống thuỷ lợi Nam Thạch Hãn (ADB tài trợ), Phát triểnnông thôn tổng hợp các tỉnh (ADB tài trợ) và các dự án JBIC khác
(Nguồn: Viện chiến lược phát triển)
Tình hình thu hút vốn cho đầu tư xây dựng GTNT tỉnh Thanh Hóa chiếm tỷ lệkhoảng 20%, trong đó tổng số vốn bảo trì của vùng, tỉnh Thanh Hóa chiếm tỷ lệ caonhất (36,4%) Vốn đầu tư vào giao thông nông thôn năm sau cao hơn năm trước.Năm 2006 tổng vốn là 393,7 tỷ đồng thì đên năm 2007 là 424,9 tỷ đồng, tăng 7,3%
so với năm 2006 Để thu hút được một nguồn vốn đầu tư lớn để xây dựng đường
Trang 28GTNT, ngoài việc phát động phong trào trong dân, nhiều huyện trong tỉnh ThanhHóa đã triển khai thu quỹ phát triển giao thông, huy động nghĩa vụ công ích, vậndụng, tranh thủ tối đa các nguồn lực, nguồn vốn của các tổ chức, cá nhân, sự hỗ trợcủa tỉnh, của Bộ Giao thông Vận tải
Thanh Hóa là một tỉnh nghèo, thu ngân sách thấp dẫn đến việc bố trí vốn choGTNT còn gặp nhiều khó khăn Năm 2008, trước tác động của suy thoái kinh tếtoàn cầu đã ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế nước ta nói chung và tỉnh Thanh Hóanói riêng Tuy vậy, Sở Giao thông - vận tải Thanh Hoá phối hợp với Tỉnh ĐoànThanh niên tổ chức vận động đoàn viên, thanh niên, nhân dân đóng góp sức laođộng, với 1 triệu 416 nghìn ngày công, mở rộng được hàng nghìn km đường cho xethô sơ vào các bản vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn
Hàng năm, Tỉnh đã dành 2% tổng thu ngân sách trên địa bàn để khuyến khíchphát triển GTNT tỉnh, giao cho Sở GTVT tiến hành mở lớp tập huấn về công tácphát triển GTNT cho cán bộ làm công tác GTNT huyện, thị xã, thành phố trongtỉnh Phối hợp với các địa phương tranh thủ các nguồn lực đầu tư phát triển giaothông nông thôn; tiếp tục tuyên truyền, vận động cộng đồng, doanh nghiệp tham giađóng góp ngày công, nguồn lực từng bước hoàn thiện mạng lưới giao thông nôngthôn, đặc biệt là giao thông liên xã, liên thôn vùng sâu, vùng xa, tạo cơ hội cho đồngbào các dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo
2.2 Tỉnh Nghệ An:
Tình hình thu hút vốn cho đầu tư xây dựng GTNT ở tỉnh Nghệ An chiếm tỷ lệcao nhất (30%), năm 2007 là 623,8 tỷ đồng, năm 2008 là 561,4 tỷ đồng Phong tràoGTNT phát triển mạnh đã góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn, chỉ tính từ năm
2001 đến nay các huyện đã huy động sức dân với sự đầu tư từ ngân sách của huyện(Nhà nước và nhân dân cùng làm) xây dựng được 642km đường nhựa, 3257 kmđường bê tông Theo số liệu từ Sở GTVT Nghệ An, tính đến năm 2008 đã có470/473 xã có đường ô tô đến trung tâm
Tổng hợp kết quả huy động và sử dụng vốn cho GTNT Tỉnh Nghệ An
(Đvị: tỷ đồng)
I Vốn đầu tư xây dựng 227,7 456,1 336,3 478,2 522,2 568,7 612,7 551,4
Trang 29(Nguồn: Viện chiến lược phát triển)
Việc quản lý vốn đầu tư xây dựng và sửa chữa thường xuyên hệ thống giaothông nông thôn, miền núi trên địa bàn tỉnh Nghệ An thực hiện theo quy định quản
lý về đầu tư xây dựng của Chính phủ Nguồn vốn đầu tư xây dựng và sửa chữathường xuyên đường giao thông nông thôn, miền núi được quản lý theo sự phân cấpquản lý ngân sách của UBND tỉnh UBND cấp huyện, chủ đầu tư các công trìnhgiao thông nông thôn, miền núi có trách nhiệm thực hiện các quy định của Nhànước về đầu tư xây dựng, sử dụng vốn đúng mục đích tiết kiệm có hiệu quả chấphành chính sách về chế độ quản lý tài chính của Nhà nước về đầu tư xây dựng
Hàng năm UBND tỉnh Nghệ An trích một tỷ lệ hợp lý thuế sử dụng đất nôngnghiệp để lại ngân sách tỉnh để điều tiết hỗ trợ đầu tư xây dựng giao thông nôngthôn, miền núi cho các huyện có nhiều khó khăn UBND cấp huyện bố trí tối thiểu30% trên tổng số thuế sử dụng đất nông nghiệp và tiền sử dụng đất thu được do tỉnhphân cấp cho địa phương để đầu tư xây dựng giao thông nông thôn, miền núi
Ngoài ra Tỉnh còn huy động các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân đểxây dựng giao thông nông thôn, miền núi những nguồn vốn này được thực hiện theoNghị định số 24/1999/NĐ-CP ngày 16/4/1999 của Chính phủ về ban hành quy chế
tổ chức huy động quản lý và sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân
để xây dựng cơ sở hạ tầng của các xã, thị trấn
Ngoài ra còn có các nguồn vốn đóng góp từ các cơ quan, tổ chức kinh tế xãhội đóng trên địa bàn tỉnh, sự hỗ trợ của trung ương và các dự án đầu tư cơ sở hạtầng bằng vốn từ bên ngoài Tỉnh cũng khuyến khích các dự án đầu tư giao thôngnông thôn, miền núi theo hình thức BT, BOT (xây dựng, chuyển giao và xây dựng,kinh doanh chuyển giao) theo các quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư xâydựng
Trang 30(Nguồn: Viện chiến lược phát triển)
Tình hình thu hút vốn cho đầu tư xây dựng GTNT tỉnh Hà Tĩnh chiếm tỷ lệkhoảng 18% Từ năm 2001 đến năm 2008, tỉnh đã huy động các nguồn vốn đầu tưđạt 2.156,8 tỷ đồng Tỉnh từng bước đáp ứng nhu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo
sự chuyển biến rõ nét trong phát triển giao thông nông thôn và phát triển đô thị.Trong ba năm 2006 đến 2008, tỉnh đã làm được hơn 800 km đường bê tông và nhựahóa đường giao thông nông thôn, 230 km kênh mương nội đồng
Các huyện trong tỉnh, đoàn thanh niên ra quân với băng khẩu hiệu hưởng ứngchiến dịch ra quân làm giao thông, mỗi huyện, mỗi xã đều có những cách riêng, đầytính sáng tạo nhằm phát huy nội lực, thu hút nguồn vốn của các nhà đầu tư cũngnhư của người dân, của đoàn thanh niên nhằm hoàn thành sớm kế hoạch đặt ra
Trang 311 Bảo dưỡng thường xuyên
2 Sửa chữa định
Tổng 188,4 181,5 441,2 270,0 294,7 326,3 352,1 316,9
(Nguồn: Viện chiến lược phát triển)
Khối lượng vốn đầu tư cho nâng cấp, cải tạo và sửa chữa định kỳ, đột xuất hầunhư là không có Quy mô vốn dành cho xây dựng mới năm 2008 cao gấp 38.6 lần
so với vốn bảo trì Với nguồn vốn ít ỏi như vậy, nên công việc duy tu bảo trì bảodưỡng không được tiến hành thường xuyên Nhiều tuyến đường sau khi thi công vàhầu như không có kinh phí để duy tu bảo dưỡng, không có cơ chế quản lý tốt, thiếuvốn cộng với tác động của thiên tai, bão lụt… làm cho các tuyến đường ngày càngxấu đi và không phát huy hết hiệu quả kinh tế đặt ra
Quy mô tổng vốn năm 2008 đạt 316,9 tỷ đồng gấp 1,68 lần so với năm 2001.Tốc độ tăng vốn hàng năm dành cho GTNT không đồng đều, nhìn chung là tăng,nhưng không mạnh Tình hình thu hút vốn cho đầu tư xây dựng GTNT tỉnh QuảngBình chiếm tỷ lệ khoảng 17% trong toàn vùng Giao thông nông thôn của tỉnh pháttriển thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh phát triển, chuyển dịch kinh tế tăngnhanh, cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn và hạ tầng xã hội ở các huyện đã đượccải thiện, thu nhập và sức mua của người dân ở nhiều địa phương được nâng cao,đời sống nhân dân từng bước được nâng cao, góp phần tích cực vào công tác xóađói giảm nghèo, và bảo vệ môi trường sinh thái
Hiện tại đang có các dự án lớn nguồn vốn ODA về giao thông đang được thựchiện với tổng vốn là 17.600.000USD Hiện nay Tỉnh đang định hướng thu hút và sửdụng ODA từ nay đến 2015, tiếp tục tranh thủ thu hút đi đôi với việc nâng cao hiệuquả quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hộicủa tỉnh Tập trung cải thiện mạnh mẽ tình hình giải ngân các chương trình, dự ánODA đang hoạt động để sớm đưa vào khai thác và sử dụng các dự án về giao thôngnông thôn, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các công trình
2.5 Tỉnh Quảng Trị:
Tổng hợp kết quả huy động và sử dụng vốn cho GTNT tỉnh Quảng Trị
(Đvị: tỷ đồng)
Trang 32I Vốn đầu tư xây dựng 94,0 90,5 89,0 97,0 127,6 151,6 163,1 146,8
(Nguồn: Viện chiến lược phát triển)
Tình hình thu hút vốn cho đầu tư xây dựng GTNT tỉnh Quảng Trị chiếm tỷ lệkhoảng 8%, tỉnh Quảng Trị có số vốn bảo trì chiếm tỷ lệ thấp nhất toàn vùng(5,5%) Trên thực tế, nhiều tuyến đường khi thi công xog, do không có nguồn vốn
để bảo trì nên chỉ sau một thời gian đưa vào sử dụng đã bị xuống cấp nghiêm trọng.Giai đoạn 2001-2008, tỉnh Quảng Trị được hỗ trợ 1.591,8 tỷ đồng vốn tráiphiếu Chính phủ, để đầu tư các công trình giao thông vận tải, các công trình thuỷlợi, xây dựng cầu, cống, xây dựng mới các con đường…phục vụ cho việc cải thiện
cơ sở hạ tầng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, xoá đóigiảm nghèo… (trung ương quản lý 1.327,3 tỷ đồng, địa phương quản lý 264,5 tỷđồng), trong đó có 109,5 tỷ đồng làm 5 tuyến đường ô tô vào trung tâm cho những
xã chưa có đường
2.6 Tỉnh Thừa Thiên Huế:
Tổng hợp kết quả huy động và sử dụng vốn cho GTNT tỉnh Thừa Thiên Huế
2 Sửa chữa định kỳ, đột xuất 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0
Tổng 128,3 191,4 58,3 128,0 120,6 134,8 146,0 131,4
(Nguồn: Viện chiến lược phát triển)
Trang 33Tình hình thu hút vốn cho đầu tư xây dựng GTNT tỉnh Thừa Thiên Huếchiếm tỷ lệ thấp nhất trong Vùng 7% Nhưng hệ thống giao thông nông thôn củaTỉnh lại đầu tư có hiệu quả, đến nay toàn tỉnh đã nhựa hóa được 80% đường tỉnh, bêtông hóa 70% đường giao thông nông thôn (đường huyện, đường xã), 100% xã cóđường ô tô đến trung tâm tỉnh Chương trình phát triển giao thông nông thôn đạtđược nhiều tiến bộ đáng kể, nhiều công trình giao thông nông thôn quan trọng đượcxây dựng và hoàn thành đã góp phần cho bộ mặt tỉnh ngày càng khang trang, sạchđẹp Công tác đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh ngày càng tiến bộ, tainạn giao thông năm sau đã giảm hơn năm trước (mặc dầu phương tiện giao thôngtăng rất lớn).
Trong những năm qua, hệ thống giao thông nông thôn trên địa bàn Thừa ThiênHuế có những bước phát triển quan trọng Đó là việc hoàn thành và đưa vào sửdụng những công trình giao thông nông thôn có vai trò quan trọng đối với ngườidân, tạo thành hệ thống liên hoàn giữa các địa phương trong vùng, rút ngắn khoảngcách giữa vùng sâu, vùng xa với các vùng đồng bằng, và đô thị
Nếu như trước đây, việc đi từ thành phố Huế lên các huyện miền núi như NamĐông, A Lưới mất nửa ngày đường thì hiện nay việc đi lại giữa thành phố Huế vớiNam Đông và A Lưới rất thuận lợi chỉ khoảng 1,5 giờ đến 2 giờ Chương trình nhựahóa Đường tỉnh, bê tông hóa đường giao thông nông thôn được triển khai thuận lợi
và đạt được nhiều kết quả khả quan, động viên được nhiều nguồn lực và được nhândân đồng tình hưởng ứng, và đóng góp nhiều công sức tiền của cho công trình Khó khăn lớn nhất để thực hiện các dự án quan trọng nêu trên là nguồn vốnđầu tư Chính vì thế Tỉnh sẽ quan tâm tạo mọi điều kiện tốt nhất, ưu đãi nhất chocác nhà đầu tư đến với Huế Ngoài ra Tỉnh sẽ huy động mọi nguồn lực từ sự giúp đởcủa Trung ương thông qua các dự án ODA, sự viện trợ của các tổ chức quốc tế, khaithác triệt để các nguồn lực từ địa phương như quỹ đất, thực hiện các dự án bằngnhiều hình thức khác nhau như đổi đất lấy cơ sở hạ tầng, BOT, BT, cho thuê hạtầng Tỉnh cần đầu tư có trọng điểm, chống đầu tư tràn lan, kém hiệu quả, thựchành tiết kiệm, chống lãng phí trong đầu tư
Trong những năm sắp tới nhu cầu vốn đầu tư cho GTNT vùng Bắc Trung Bộđòi hỏi một lượng càng ngày càng lớn, vì vậy việc huy động, thu hút vốn là rất quantrọng và việc sử dụng nguồn vốn sao cho có hiệu quả là một yêu cầu rất quan trọngđặt ra trong giai đoạn tiếp theo
Trang 34+) Các chính sách khuyến khích phát triển Giao thông nông thôn.
Hàng năm, Nhà nước dành một phần kinh phí từ ngân sách Nhà nước và từcác nguồn khác hỗ trợ cho các dự án phát triển giao thông nông thôn, tập trung chocác công trình đòi hỏi có kỹ thuật cao
Việc hỗ trợ của Nhà nước áp dụng đối với các dự án có đầy đủ thủ tục theoquy định hiện hành của Nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản như: dự ánđầu tư, thiết kế, dự toán, tổ chức xây dựng (đấu thầu chọn nhà thầu xây lắp), giámsát chất lượng, nghiệm thu, thanh quyết toán
Nhằm tăng cường phát triển GTNT phù hợp và tạo đà cho sự phát triển kinh tếtrong vùng và khu vực, tạo điều kiện để giao lưu, thông thương giữa các miền, cáctỉnh trong vùng và khu vực Thực hiện chủ trương của Chính Phủ Vùng Bắc Trung
Bộ cũng đã và đang vận động, động viên nhân dân cùng phối hợp với Nhà nước đểđầu tư xây dựng GTNT
Đối với các xã vùng đồng bằng và ngoại thành thành phố, thực hiện cơ chếtỉnh hỗ trợ 20% giá trị xây lắp công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt, huyện
hỗ trợ khoảng 15%, xã và nhân dân đóng góp 65%
Đối với các xã vùng trung du, miền núi, thực hiện cơ chế tỉnh hỗ trợ đầu tư50% giá trị xây lắp công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt, huyện đầu tư15%, xã và nhân dân đóng góp 35%
Đối với các xã vùng cao đặc biệt khó khăn, thực hiện cơ chế tỉnh hỗ trợ đầu tư60% giá trị xây lắp công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt, huyện đầu tư10%, xã và nhân dân đóng góp 30%
III/ Thực trạng sử dụng vốn đầu tư phát triển GTNT Bắc Trung Bộ
1 Quy định về phân cấp quản lý nguồn vốn
Hàng năm sẽ có một khoản chi phí nhất định từ nguồn ngân sách địa phương
để xây dựng và nâng cấp các tuyến giao thông nông thôn Các chi phí này sẽ đượccác cơ quan có trách nhiệm của địa phương dự toán hàng năm như một phần của hệthống quản lý và lập kế hoạch bảo trì Hàng năm, mỗi tỉnh chuẩn bị một ngân quỹlập kế hoạch riêng cho vốn đầu tư xây dựng mới, vốn bảo trì bảo dưỡng giao thôngnông thôn
Trang 351.1 Vốn ngân sách Nhà nước:
Vốn ngân sách Nhà nước được Nhà nước cấp phát hàng năm trên cơ sở danhmục dự án đầu tư do Bộ Giao thông vận tải chuyển lên Bộ KHĐT, Bộ tài chính vàtrình Chính phủ phê duyệt Vốn đầu tư ngân sách Nhà nước thường được làm vốnđối ứng cho các dự án sử dụng vốn ODA hoặc làm vốn đầu tư trực tiếp cho cáccông trình quan trọng mà không có nhà đầu tư nào muốn tham gia
Nguồn vốn Ngân sách Nhà nước
(Nguồn: viện chiến lược phát triển)
Bộ giao thông vận tải sẽ tổng hợp các dự án, các kế hoạch bảo dưỡng hạ tầnggiao thông của các đơn vị trực thuộc Các báo cáo này được Bộ giao thông vận tảigửi cho Bộ tài chính, Bộ kế hoạch và đầu tư và trình Chính phủ phê duyệt
Chính phủ sau khi tham khảo ý kiến của các Bộ ban ngành, tiến hành phêduyệt và bàn giao vốn đầu tư hàng năm xuống Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ tài chính
Bộ Kế hoạch và đầu tư gửi bản kế hoạch phân bổ vốn chi tiết của từng dự ántới Bộ tài chính, gửi thông báo khối lượng kế hoạch đầu tư cho Bộ giao thông vậntải
Bộ Giao thông vận tải sẽ thông báo trực tiếp khối lượng vốn đầu tư và dự ánthực hiện cho chủ đầu tư
Bộ Tài chính sau khi nhận được kế hoạch phân bổ vốn chi tiết của Bộ kếhoạch và đầu tư, quyết định của Chính phủ sẽ tiến hành gửi kế hoạch cấp vốn xuốngkho bạc Nhà nước trung ương Kho bạc Nhà nước trưng ương gửi kế hoạch phân bổvốn tới từng kho bạc Nhà nước địa phương Khi nhận được kế hoạch chi của khobạc Nhà nước trung ương thì Bộ tài chính chuyển tiền theo mức chi đã duyệt xuốngkho bạc Nhà nước trung ương và kho bạc Nhà nước địa phương
Trang 36Chủ đầu tư sẽ tiến hành lập kế hoạch thanh toán tại kho bạc Nhà nước tại địaphương Kho bạc Nhà nước địa phương sẽ gửi kế hoạch chi tới kho bạc Nhà nướctrung ương Kho bạc Nhà nước trung ương sẽ tổng hợp các bản kế hoạch và gửi lên
Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự
án đầu tư xây dựng công trình, Nghị định số 58/2008/NĐ-CP ngày 05/5/2008 củaChính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theoLuật xây dựng, Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 10/11/2006 của Chính phủ vềquản lý nguồn hỗ trợ Chính thức (nguồn vốn ODA) thay thế Nghị định 17/CP năm
2001 Điểm mới của Nghị định 131/2006/NĐ-CP là chủ dự án ODA phải là đơn vịtrực tiếp quản lý và sử dụng công trình sau khi dự án kết thúc
Chủ dự án ODA có trách nhiệm quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA để thựchiện dự án theo nội dung đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt Vùng Bắc Trung
Bộ chỉ đóng vai trò là cơ quan chủ quản để thực hiện chức năng quản lý về đầu tư,chứ không làm chủ đầu tư các dự án thuộc nguồn vốn ODA
Chủ dự án quyết định thành lập ban quản lý dự án và có thể thuê tư vấn quản
lý dự án theo quy định của pháp luật Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mốitrong thu hút, điều phối, quản lý ODA, soạn thảo các văn bản về quản lý và sử dụngODA, cùng Bộ Tài chính lập kế hoạch giải ngân, bố trí vốn cho các dự án Mặc dùODA là một nguồn vốn vô cùng quan trọng, trong thời gian tới Vùng cần tập trungcải thiện mạnh mẽ tình hình giải ngân các chương trình và dự án ODA đã ký kết,sớm đưa các công trình vào khai thác và sử dụng, góp phần nâng cao hiệu quả sửdụng ODA Tuy nhiên cũng cần nhận thức đúng đắn về ODA, ODA chỉ là nguồn
Trang 37lực bên ngoài có tính chất bổ sung chứ không thay thế nguồn lực nội sinh đối vớiquá trình phát triển của địa phương.
Hiệp định ODA ký kết năm 2001-2008 với tổng số vốn là 923,07 triệu USDvào giao thông vận tải chiếm 25% tổng vốn ODA vào Vùng Bắc Trung Bộ Nhưngmới chỉ giải ngân được 884 triệu USD
Tỉnh Nghệ An, hiện nay các chương trình dự án ODA có vốn đăng ký, camkết vào giao thông nông thôn là 200 tỷ đồng Giai đoạn 2001- 2008 mới chỉ giảingân được 10 tỷ đồng, kế hoạch đặt ra cho giai đoạn 2005- 2010 là giải ngân hết
190 tỷ đồng còn lại
Các dự án sử dụng vốn ODA trong lĩnh vực đầu tư phát triển hạ tầng giaothông khi thực hiện phải tổ chức đấu thầu nhằm chọn được nhà thầu có chất lượngtốt nhất thực hiện dự án Nhà thầu trúng thầu sẽ được ứng trước một một khoản nhấtđịnh để thực hiện Các công trình GTNT thường đòi hỏi vốn lớn, thời gian thực hiệndài do đó nhà thầu khi thực hiện dự án sẽ tiến hành quyết toán theo thời gian thường
là quyết toán theo năm cho đến khi hoàn tất công trình
2 Thực trạng tổ chức quản lý sử dụng vốn:
2.1 Công tác quy hoạch, lập kế hoạch phát triển GTNT
Chiến lược phát triển giao thông nông thôn vùng Bắc Trung Bộ từ năm 2001đến năm 2010, từ 2010 đến năm 2020, các chiến lược này đã nêu ra những địnhhướng khá cụ thể, khá chi tiết về việc phát triển giao thông nông thôn toàn vùng và
cụ thể từng tỉnh trong vùng, bao gồm những mục tiêu cụ thể, định hướng phát triểntheo từng lĩnh vực và có danh mực dự án ưu tiên đầu tư cho từng địa phương trongvùng, quy hoạch có thể sử dụng làm cơ sở để các địa phương trong vùng lập kếhoạch đầu tư phát triển
Theo như quy hoạch của vùng, xây dựng mạng lưới giao thông nông thônđược triển khai theo ba định hướng như sau: cải tạo hệ thống giao thông cũ để pháttriển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; xây dựng các trục đường mới để liên kếtvới tuyến quốc lộ; mở mới những con đường đến các xã chưa phát triển, giao thôngthiếu nhằm khai thác tiềm năng về đất đai, lao động, tạo sự phát triển cân đối giữacác vùng
Trang 38Một thực tế hiện nay là một số xã vùng miền núi ít được quan tâm, được quyhoạch một cách cụ thể, vì thế lẽ ra công trình xây dựng hạ tầng giao thông phải làmtheo quy hoạch nhưng thực tế thì quy hoạch lại phải chạy theo công trình Lẽ ra quyhoạch phải đi trước một bước, nhưng thực tế quy hoạch lại đi sau.
Một số tỉnh cũng đã xây dựng quy hoạch phát triển giao thông vận tải trên địabàn tỉnh mình, trong đó có định hướng cho phát triển giao thông nông thôn nhưngrất hạn chế và không có quy hoạch riêng cho phát triển giao thông nông thôn màthường được gộp chung vào các quy hoạch phát triển giao thông đường bộ hoặcgiao thông vận tải chung của tỉnh
Việc đầu tư phát triển giao thông nông thôn ở các địa phương trong vùng trongthời gian qua chưa có quy hoạch, kế hoạch cụ thể; kế hoạch thực hiện hàng nămchưa phân khai đến từng tuyến đường, bị động trong bố trí kinh phí hỗ trợ tại cácđịa phương từ ngân sách trên tỉnh rót xuống
Hầu hết các tỉnh đều có quy định các công trình trước khi đầu tư phải nằmtrong quy hoạch, kế hoạch phát triển giao thông nông thôn của tỉnh Tuy nhiên, rất ítđịa phương tổ chức thực hiện công việc này Một số công trình được UBND tỉnhphân bổ trước nguồn vốn theo kế hoạch nhưng khi tổ chức thực hiện các địa phươnglại không tổ chức làm theo quy hoạch mà giảm khối lượng công trình, chỉ làm theonguồn vốn được hỗ trợ Các công trình GTNT sau khi xây dựng xong lại khôngphân định rõ trách nhiệm tổ chức quản lý, bảo trì nên nhiều công trình nhanh chóng
bị hư hỏng, nhiều xe quá tải trọng lưu hành, hành lang đường bộ bị lấn chiếm gâymất an toàn giao thông
Hiện nay, hệ thống chiến lược, công tác quy hoạch, lập kế hoạch cho phát triểngiao thông nông thôn trong vùng vẫn còn thiếu, ngoài chiến lược phát triển giaothông nông thôn chung cho toàn vùng thì chưa có tỉnh nào xây dựng quy hoạch pháttriển giao thông nông thôn riêng của tỉnh Do không có hệ thống quản lý, đơn vịhành chính, nên việc thực hiện các chiến lược phát triển giao thông nông thôn cũngkhông được thực hiện một cách nghiêm túc
Trang 392.2 Công tác lập, thẩm định phê duyệt dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật và dự toán.
Kết quả thanh tra cho thấy ở một số tỉnh có những công trình thuộc chươngtrình, vẫn còn một số hợp đồng chưa có biên bản nghiệm thu, khiến giải ngân chậmtrễ Công tác đấu thầu nhìn chung là không đáp ứng yêu cầu đặt ra, có hiện tượngthông thầu tại các công trình thuộc Dự án GTNT2 Sự chậm tiến độ và không kiểmsoát được việc đấu thầu, là do các tỉnh bị hạn chế trong việc kiểm soát các nhà thầu.Công tác quản lý, giám sát việc thực hiện việc duy tu, bảo dưỡng cầu, đường nôngthôn được giao cho các sở Giao thông vận tải của các tỉnh, song lại chỉ mang tínhhình thức mỗi khi có đợt kiểm tra Một số tuyến đường chỉ được bảo dưỡng theothời vụ năm 2 lần Từ đó dẫn tới đường bị hỏng mà không được phát hiện, khôngđược sửa chữa Có những Tỉnh khoán trắng cho cấp xã việc duy tu bảo dưỡngđường, nhưng cấp xã bận nhiều việc khác, lại thiếu tiền, nên để mặc cho đường hưhỏng, làm giảm hiệu quả đầu tư
Định mức Chi phí giám sát thi công xây dựng tính bằng tỷ lệ % của chi phíxây dựng chưa có thuế giá trị gia tăng trong dự toán công trình hoặc dự toán góithầu được duyệt, được quy định cụ thể trong bảng 18 và bảng 19 kèm theo công văn
số 1751/BXD-VP ngày 14/8/2007 của Bộ xây dựng, định mức chi phí này nhỏ vìcác công trình của dự án xây dựng đường GTNT có mức vốn đầu tư không lớn, địađiểm xây dựng là ở các thôn, xã xa xôi, khó đi lại, hơn nữa công tác giám sát thicông xây dựng đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng công trìnhxây dựng
Qua điều tra, khảo sát thực tế và thảo luận với các tỉnh, huyện về các dự áncho thấy các tỉnh cấp khoảng 50 triệu đồng/ năm cho công tác giám sát Do đó, đểđảm bảo cho các đợt giám sát, đánh giá của cấp tỉnh, huyện, ban chỉ đạo chươngtrình dự án các cấp đều phải chi thêm tiền cho việc giám sát lấy từ nguồn hànhchính sự nghiệp
Các dự án giao thông nông thôn thường sử dụng ngân sách trung ương từ trênrót xuống nên việc quản lý vốn còn yếu kém, việc sử dụng vốn hiệu quả chưa cao,phân bổ vốn không phù hợp, khi lập dự toán các nhà quản lý vẫn chưa rõ được giá
Trang 40trị khối lượng thi công, ngày công lao động để có thể tận dụng được nguồn lực địaphương.
Đối với các công trình nhỏ, kỹ thuật đơn giản, do dân tự làm, có mức vốn đầu
tư nhỏ hơn 20 triệu đồng, UBND các tỉnh xem xét ủy quyền cho UBND xã ra quyếtđịnh duyệt dự toán Nhưng tỉnh vẫn chưa đánh giá được một cách đúng đắn nănglực của xã khi ủy quyền mà thường dựa vào sự quen biết, mối quan hệ để giao việccho xã, như vậy làm cho hiệu quả xây dựng giao thông nông thôn giảm một cách rõrệt
Chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân tổ chức, đơn vịtrong việc quản lý và tổ chức thực hiện đấu thầu vẫn còn mơ hồ, chưa phân định rõchức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng đơn vị cụ thể
Các chuyên viên tư vấn hiện nay vẫn chưa được đào tạo bài bản, chuyênnghiệp, thường là người đi trước có kinh nghiệm sẽ truyền lại cho thế hệ đi sau, ít
có tư vấn được đào tạo qua trường lớp bài bản, nên chất xám cũng không có nhiều.Phẩm chất đạo đức của một số cán bộ còn kém, thậm chí còn lợi dụng những kẽ hởcủa cơ chế chính sách, lợi dụng chức, quyền, vị trí công tác để trục lợi bất chính, sựthất thoát vốn đầu tư còn nhiều
Công tác thanh tra giám sát đầu tư ở các cấp, các ngành còn yếu kém, bất cập.Tình thần trách nhiệm của các ngành, các cấp trong việc triển khai thực hiện các chỉthị, nghị quyết, các cơ chế chính sách đã được ban hành về công tác kiểm tra giámsát Tình trạng buông lỏng trong quản lý, giám sát công trình, thiếu kỷ cương, kỷluật đã dẫn đến nhiều sai sót trong công trình xây dựng Các khâu từ xác định chủtrương, xây dựng dự án, thẩm định dự án, ra quyết định đầu tư, thiết kế kỹ thuật, lậptổng dự toán đến khâu triển khai thực hiện, giám sát thi công theo dõi cấp phát,thanh quyết toán còn chưa chặt chẽ
2.3 Công tác cấp vốn và phân bổ vốn cho các địa phương
Trong những năm gần đây, với những quy định cụ thể của Chính phủ về bố trívốn cho các dự án nhóm B không được quá 4 năm, nhóm C không được quá 2 nămnên vốn đầu tư đã được tập trung hơn nhưng chưa thật sự khắc phục được tình trạngcác dự án đầu tư của Nhà nước vị kéo dài, dàn trải, thậm chí là từ 2 đến 3 lần so với
kế hoạch Vốn ngân sách vẫn tiếp tục phải phân bổ cho rất nhiều dự án, do vậy