MỤC LỤC ■ ■ CHƯƠNG 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ TÀI CHÍNH q u ố c t ế 11 1. MỞ CỬA KINH TẾ VÀ VÂN ĐỂ TÀI CHÍNH q u ố c t ế 12 2. TÀI CHÍNH QUỐC TẾ NGÀY CANG TRỎ NÊN QUAN TRỌNG 15 2.1. Thương mại quốc tế tăng so với thương mại nội địa 16 2.1.1. bằng chứng tăng trưởng thương mại quốc tế 17 2.1.2. Những nguvên nhân làm tăng trưởng thương mại quốc tế 19 2.1.3. Những lợi ích từ thương mại quốc tế 21 2.1.4. Những rủi ro trong thương mại quốc tế 23 2.2. Xu hướng toàn cầu hoá các thị trường tài chính 24 2.2.1. Những lợi ích từ toàn cầu hoá đầu tư 26 2.2.2. Những rủi ro trong quá trình toàn cầu hoá đầu tư 26 3. TỶ GIÁ BIÊN ĐỘNG NGÀY CÀNG GIA TĂNG 27 4. MÔN HỌC TÀI CHÍNH q u ố c t ế 29 5. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 31 CHƯƠNG 2: THỊ TRƯỜNG NGOẠI HÔI FOREX 33 1. TổNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG NGOAI Hối 33 1.1. Khái niệm và đặc điểm 33 1.2. Các chức năng của thị trường ngoại hối 37 1.3. Những thành viên tham gia thị trường ngoại hối 39 1.4. Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối 41 1.5. Phân loại thị trường ngoại hối 43 2. NHỮNG VẨN ĐỂ c ơ BÁN TRONG KINH DOANH NGOẠI Hối 44 2.1. Các khái niệm 44 2.2. Phân loại tỷ giá • 1 ỉ • ) 45 2.3. Các phương pháp yết tỷ giá 47 2.4. Điểm tỷ giá, cách đọc và cách viết tỷ giá 55 2.5. Tỷ giá mua, tỷ giá bán và alĩ lỗ trong kinh doanh ngoại hối 57
Trang 1PGS TS NGUYỀN VĂN TIÊNTRỌNG TÀI VIỂN TRUNG TÀM TRỌNG TÀI QUỐC TẾ VIỆT NAM CHỦ NHIÊM BÔ MỒN THANH TOÁN QUỐC TẾ - HỌC VIỆN NGĂN HÀNG
Trang 2BỘ v ă n HÓA THÔNG TIN CỤC BẢN q u y ề n TÁC GIẢ v ă n h ọ c - NGHỆ THUẬT
GIẤY CHỨNG NHẬN
Đă n g KÝ QUYỂN TẮC GIẢ
cuc BẢN q u y ề n TAC GIẢ v ă n h ọ c - NGHỆ t h u ậ t c h ứ n g n h ậ n
Tác giả, chủ sở hữu: N g u y ễn vă n Tiến Quốc tich: Việt Nam
Sô 4 ngõ 84 pho Chua Láng, sỏ CMND: 011833523
p Láng Thượng, Q Đống Đa, TP Hà Nội 15!ĩ 2/2003
Trang 3P G S T S NGUYỄN VĂN TIế n
Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam
Chủ nhiệm Bộ môn Thanh toán Quốc tế Học viện Ngân hàng, Hà Nội
Dùng cho Sinh viên các trường Đại học
l ĩ t h ố n g TIN
rx ĩrtữ ViỀNHOC VịậVl TAI CHÍNH
© Copyright - Tác giả giữ bản quyền
Cấm sao chép, photocopy
NHÀ XUẤT BẢN THỐNG KÊ
Trang 4sự ra đời đồng tiền chung châu Âu EURO; những sản phẩm mới trên thị trường ngoại hối Những biến động về Tài chính - Tiền tệ với quy mô và tốc độ chưa từng có, đã ảnh hưởng lây lan có tính dây chuyền và đ ể lại những hậu quá nặng nề lâu dài cho nhiều quốc gia, nhiều tập đoàn kinh tế và nhiều công ty.
Tài chính Quốc tế luôn gắn nền với kinh tế thị trường
mở, do đó trước nhu cầu hội nhập quốc tế, đòi hỏi chúng ta phải có sự am hiểu nhất định vê lĩnh vực này, đặc biệt là những kiến thức hiện đại đang được áp dụng phổ biến trên th ế giới Đứng trước thực tê' như vậy, môn học " Tài chính quốc tế" được xác định là môn học bắt buộc đói với ngành t à i c h í n h - Ngân hàng, và là môn học lựa chọn cho các trường khối kinh tế.
Mong muốn được góp sức vào sự nghiệp chung, đỡ thúc giục tồi biên soạn cuốn sách này Từ năm 1990, được chuyển tiếp làm nghiên cứu sinh, tôi tập trung nghiên cứu lĩnh vực Tài chính Quốc tế với đề tài “Mối quan hệ giữa T ỷ giá hối đoái và Cán cân thanh toán quốc tế\ Qua thời gian công tác tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam từ 1994 đến 1998, tôi đã tích lưỹ được nhiều kiến thức thực tế, đặc biệt là về lĩnh vực quản lý ngoại hối, điều hành tỷ giá và các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối Và cơ hội đã đến, khỉ tôi trỏ thành giảng viên của Học viện
Trang 54 Tài chính quố c tế
Ngân hàng tro n g những năm qua , được giao nhiệm vụ giảng
dạy về lĩnh vực Tài chính Quốc tế và Nghiệp vụ Kinh doanh
Ngoại hối, tôi đã tập trung nghiên cứu, đặc biệt là tiếp cận
những kết quả nghiên cứu mới nhất trên th ế giới vê lĩnh vực Tài
chỉnh Quốc tế và Thi trường Ngoại hối.
Trên cơ sở cuốn “Tài chính Quốc t ế hiện đại trong nền
kinh tế mở'", cuốn sách "Tài chính quốc t ế này được biên soạn
lại nhằm đáp ứng nhu Cầu học tập và nghiên cứu cho Sinh viên.
Cuốn sách này sớm được ra mắt bạn đọc đúng như mong
muốn của bản thân là nhờ cỏ sự ủng hộ nhiệt tình và sự động
viên cố hiệu quả của gia đình, đồng nghiệp và bè bạn Tôi xin
biết ơn sâu sắc tất cá những gì mà mọi người đã làm cho tôi
trong suốt thời gian biên soạn lần đầu và các lần xuất bản tiếp
theo của cuốn sách này.
Nguyện vọng đóng góp thì nhiều, song lực thì có hạn,
cho nên mặc dù đã c ố gắng tập trung trí tuệ và năng lực hiểu
biết của mình nhằm đáp ứng tốt nhất cho bạn đọc , nhưng cuốn
sách này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót Chúng
tôi chân thành đón nhận những ý kiến đóng góp của bạn đọc
gần xa đ ể những lần tái bản tiếp theo được tốt hơn.
Trang 6Tài chính quốc tế 5
MỤC LỤC■ ■
1 MỞ CỬA KINH TẾ VÀ VÂN ĐỂ TÀI CHÍNH q u ố c t ế 12
2 TÀI CHÍNH QUỐC TẾ NGÀY CANG TRỎ NÊN QUAN TRỌNG 152.1 Thương mại quốc tế tăng so với thương mại nội địa 16
2.1.2 Những nguvên nhân làm tăng trưởng thương mại quốc tế 19
2.2 Xu hướng toàn cầu hoá các thị trường tài chính 24
2.2.2 Những rủi ro trong quá trình toàn cầu hoá đầu tư 26
1.3 Những thành viên tham gia thị trường ngoại hối 39
2 NHỮNG VẨN ĐỂ c ơ BÁN TRONG KINH DOANH NGOẠI Hối 44
2.2 Phân loại tỷ giá
2.5 T ỷ giá mua, tỷ giá bán và alĩ lỗ trong kinh d o a n h ng oại hối 5 7
Trang 72 BP, BẢN GHI CHÉP PHẢN ÁNH CUNG CẨU TIỀN TỆ • 9 7
CHƯƠNG 4: NHỮNG VẤN ĐỂ c ơ B Ả N VỀ T Ỷ G I Á 1 4 5
1.2 Tỷ giá và sức cạnh trạnh thương mại quốc tế 14 6
1 2 1 T ỷ g i á da nh n g h ĩ a s o n g ph ươ ng 1 4 7
2.1 Khái niệm và mục tiêu của chính sách tỷ giá 155
© PGS TS Nguyễn Vấn Tiến - Học viện Ngân hàng
Trang 8Tài chính Quốc té 7
1 KHÁI NIỆM NGANG GIÁ sức MUA 194
2 QUY LUẬT NGANG GIÁ LÃI SUÂT CÓ BẢO HIEM - CIP 2 3 3
2.2 Kinh doanh chênh lệch lãi suất duv trì quy luật CIP 234
3 QUY LUẬT UIP VÀ HIỆU ỨNG FISHER q u ố c t ế 241
3.1 Mối quan hệ giữa tỷ giá kỳ hạn tỷ giá giao ngay dự tính 241
Trang 98 Tài chính Quốc tế
/
4 TỔNG QUAN VỀ CÁC n h â n t ố TÁC ĐỘNG LẺN TỶ GIÁ 245
4.2 BP, bản ghi chép phản ánh cung cầu ngoại tệ 248
4.4 Tại sao tỷ giá ngày nay lại biến động nhanh và mạnh? 255
1 HỆ THỐNG TIỀN TỆ q u ố c t ế TRƯỚC ĐẠI CHIẾN THẾ GIỚI II 2631.1 Bản vị hàng hoá và sự sụp đổ của chế độ đồng bản vị 263
1.3 Thời kỳ hoàng kim của chế độ bản vị vàng 1880-1914 2691.4 Hoạt động kinh tế vĩ mô dưới chế độ bản vị vàng 2711.5 Hệ thống tiền tệ quốc tế giữa hai Đại chiến Thế giới 274
2 HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ SAU ĐẠI CHIẾN THẾ GIỚI II 276
3.1 Cú sốc giá dầu đầu tiên và những hậu quả tiếp theo của nó 292
3.6 Đồng USD hùng mạnh trong những năm 1980 - 1985 297
© PGS TS Nguyễn Văn Tiến - Học viện Ngân hàng
Trang 103.5 Cơ chế tạo tiền gửi và tín dụng bằng EURODOLLAR 3153.6 Ý kiến tán thành và phản đói thị trường Eurocurency 318
3.7 N h ữ n g thị trường Eurocurrency và q u y c h ế điều ch ín h 321
4 THỊ TRƯỜNG VỎN QUỐC TẾ VÀ THỊ TRƯỜNG EUROBONDS 3 2 2
4.1 Sự hình thành và phát triển của thị trường Eurobonds 323
4.3 Kiểm soát và điều chỉnh thị trường Eurobonds 328
4.5 Những phát kiến mới trên thị trường Eurobonds 331
2 KINH TẾ HỌC TRONG QUAN HỆ VAY NỢ NƯỚC NGOÀI 3 3 8
5 n g u y ê n n h â n VÀ QUY MÔ CỦA KHỦNG HOẢNG NỢ 344
Trang 116 PHÂN TÍCH KHỦNG HOẢNG NỢ TRÊN c ơ s ở CUNG CẦU 3 5 2
1 DIỄN BIẾN VÀ CÁC MỐC CẢI CÁCH TỶ GIÁ CỦA VIỆT NAM 371
2 CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ CỦA VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ 3 7 3
3.1 Tác động của tỷ giá VND đến hoạt động xuất nhập khẩu 4003.2 Chính sách tỷ giá VND với thị trường ngoại tệ ngầm 408
■ il ; ‘ / V 1 • ' - r ' .» r Í ' í i u *;ĩ ĩ} ' ỉ }/; í , í ’
© PGS TS Nguyễn Văn Tiến - Học viện Ngân hàng \ /
Trang 12Chương 1: Đại cương về Tài chính quốc tế
CHƯƠNG 1
ĐẠI CƯƠNG VỀ TÀI CHÍNH q u ố c t ếB
X ài chính quốc tế được hình thành và phát triển trên cơ sở thương mại và chu chuyển vốn quốc tế Ngày nay, chúng ta đang sông trong một thế giới phụ thuộc lẫn nhau, các nền kinh tế của các quốc gia tuy có mức
độ mở cửa khác nhau nhưng đều thuộc kinh tế thị trường mớ Điều này nói lên rằng các quốc gia không thể tự thoả mãn nhu cầu của chính mình,
mà phải tiến hành chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng
và dịch vụ có lợi thế so sánh, đồng thời nhập khẩu những hàng hoá và dịch
vụ không có lợi thế so sánh Lợi ích rõ ràng từ thương mại quốc tế được thể hiện ở chỗ: người tiêu dùng mua được hàng hoá và dịch vụ rẻ hơn, còn nhà sản xuất thì bán được nhiều hàng hơn Dựa trên cơ sở lợi thế so sánh, khi một quốc gia nhập khẩu một loại hàng hoá nào đó sẽ ra tạo áp lực: (i) làm giảm giá loại hàng hoá này sản xuất ở trong nước, (ii) làm cho sản xuất loại hàng hoá này ở trong nước co lại Ngược lại, khi một quốc gia xuất khẩu một hàng hoá nào đó sẽ tạo áp lực: (i) làm giảm giá hàng hoá này ở nước ngoài, (ii) làm cho sản xuất ở nước ngoài co lại
Một câu hỏi được đặt ra là: làm thế nào để biết được mức độ mở cửa của các nền kinh tế? Rõ ràng là xu hướng tăng trưởng thương mại quốc tế phản ánh mức độ mở cửa của các nền kinh tế ngày càng cao, làm cho quan hệ trong lĩnh vực tiền tệ và chính sách vĩ mô giữa các nước càng trở nên phụ thuộc lẫn nhau hơn Kế từ sau chiến tranh Thế giới II tổng doanh số xuất khẩu của toàn thế giới đã tăng lên đáng kể và hiện nay là trên 6.310 tỷ USD/năm Để xác định chính xác mức độ mở cửa, chúng ta tiến hành khảo sát các chỉ số mở cửa của một nền kinh tế, trên cơ sở đó so sánh mức độ mở cửa, xem xét sự phụ thuộc và ảnh Hưởng lẫn nhau giữa các quốc gia, mà đặc biệt là về lĩnh vực Tài chính quốc tế
Trang 1312 /chương I: Đại cương về Tài chính quốc t ế
1 MỞ CỬA KINH T Ế VÀ VẤN ĐỀ TÀI CHÍNH q u ố c t ế
Theo cách đánh giá truyền th ố n g , giá trị tham gia thương mại
quốc tế của một quốc gia thường được đo bằng giá trị xuất khấu, nhập khẩu hay tổng giá trị xuất nhập khẩu Trong năm 2000, nước MỸ xuất khẩu xấp xỉ 1.097,3 tỷ USD và nhập khẩu 1.468.0 tỷ USD, làm cho nước
Mỹ trở thành nước có giá trị thương mại quốc tế lớn nhất thế giới Điều hiển nhiên là, giá trị thương mại quốc tế khổng lồ của MỸ chủ vếu dựa trên tầm vóc kinh tế to lớn của Mỹ Do đó, không thế vì thế mà kết luận rằng nước Mỹ có mức độ mở kinh tế lớn nhất thế giới đ ể so sánh mức độ
mở cửa giữa các quốc gia được chính xác, không phụ thuộc vào độ lớn của nền kinh tế, người ta sử dụng tỷ lệ giá trị thương mại quốc tế trên tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Tỷ lệ xuất khẩu, nhập khẩu trên GDP của một số nước được biểu diên tại bảng 1.1 dưới đây
Báng 1.1: Các chỉ sô mỏ cửa kinh tế năm 2000
n g u ồ n : IMF, International Financial Statistics, 2001.
© PGS TS Nguyễn Văn Tiến - Học viện Ngân hàng
Trang 14chương 1: Đại cương về Tài chính quốc tế 13
Bảng 1.1 chỉ ra rằng những nước lớn có mức độ mở cửa kinh tê ít hơn (tự thoả mãn nhu cầu nhiều hơn) các nước nhỏ, ví dụ nước Mỹ có chỉ
số mở cửa kinh tế rất thấp là 11% xuất khẩu/GDP và 14,7% nhập
khẩu/GDP Tưv nhiên, theo quan điểm kinh tẻ hiện đại thì các chỉ số
xuất khẩu, nhập khẩu/GDP thường đánh giá thấp mức độ mở cửa của một nền kinh tế Điều này hàm ý rằng, nhiều hàng hoá không thực sự tham gia xuất khẩu hay nhập khẩu, nhưng chúng là những hoá thương mại quốc tế tiềm năng, ví dụ như xe hơi thuộc hãng Chevy hay Ford được sản xuất và tiêu thụ nội địa Một phần xe hơi sản xuất ở Mỹ dùng để xuất khẩu, phần còn lại để tiêu dùng trong nước Nhưng nếu xét về toàn cục thì ngành công nghiệp xe hơi của Mỹ có thể coi là một ngành công nghiệp có tính quốc tế, bới vì nó phải cạnh tranh với các công ty nước ngoài ngay cả trên thị trường quốc tế và ngay cả trên thị trường nội địa Do đó, khi đo mức độ
mở cửa kinh tế, cần thiết phải bổ sung những hàng hoá tiềm năng có thể tham gia thương mại quốc tế, chứ không chỉ dơn thuần bao gồm những hàng hoá thực sự được xuất khẩu và nhập khấu Xét từ góc độ này, thì mức độ mở cửa kinh tế của Mỹ sẽ lớn hơn nhiều so với các chỉ số trên bảng 1.1 Với cánh đánh giá hiện đại này thì hầu hết các quốc gia đều có mức độ mở cửa lớn hơn so với cách đánh giá truyền thống, mà đặc biệt là đối với những nước lớn phát triển
Cũng theo quan điểm hiện đại, bên cạnh chu chuyển hàng hoá và
dịch vụ giữa các quốc gia, để đánh giá toàn diện mức độ mở cửa của một
nền kinh tế cần phải đánh giá mức độ mở cửa trong lĩnh vực chu chuyển vốn quốc tế là như thế nào Xu hướng quốc tế hoá các thị trường tài chính
là một trong những phát triển cơ bản sau chiến tranh Thế giới II Một trong những xu hướng phát triển tiêu biểu đó là: Trong khi các nhà đầu tư
và những NHTW nước ngoài đầu lư những nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi vào tín phiếu và trái phiếu kho bạc Mỹ, thì các ngân hàng Mỹ lại mở rộng tầm hoạt động của mình trải khấp trên toàn thế giới Thu nhập từ các hoạt động kinh doanh ở nước ngoài trở thành một bộ phận quan trọng của các công ty đa quốc gia và những nhà đầu tư quốc tế
Một quốc gia mở cửa thị trường tài chính sẽ mang lại cho người cư
Trang 1514 Chương I : Đại cương vê Tài chính quốc t ế
/
trú nhũng lợi ích nhất định Bởi vì, thông qua thị trường vốn quốc tế, nhà đầu tư trong nước được cung cấp những nguồn vốn bổ sung từ nước ngoài, khi mà không thể huy động trên thị trường tài chính nội địa Ngoài ra, thị trường tài chính quốc tế còn cho phép những nhà đầu tư tài chính tìm kiếm những cơ hội sinh lời cao hơn và giảm được rủi ro thông qua đa dạng hoá danh mục đầu tư quốc tế Xét từ góc độ này, thì thị trường tài chính quốc tế đã cung cấp cho những nhà đầu tư tài chính những cơ hội đầu tư tốt hơn mà thị trường nội địa không có sẵn Tuy nhiên, khi một nền kinh
tế đã liên kết với thị trường tài chính thế giới thì luồn phải đứng trước thách thức về những biến động của thị trường quốc tế Trong một thế giới,
m à ở đ ó c á c thị trường là l iê n kết với nhau s ẽ l à m c h o c á c m ứ c tăng
trưởng kinh tế, lãi suất, tỷ giá, tỷ lệ lạm phát giữa các quốc gia luôn
chịu ảnh hưởng lẫn nhau Do đó, n hữ ng yếu tỏ thuộc tài chính quốc tế
trở thành m ột trong n hữ ng nhân tố quan trọng có tác động hình thành các chính sách kinh t ế vĩ mô trong nền kinh t ế mở; và đây cũng là m ột trong n hữ ng trọng tâm nghiên cứu của cuốn giáo trình Tài chính quốc
tế này.
Có rất nhiều lý do khiến chúng ta cần nghiên cứu và hiểu biết về lĩnh vực tài chính quốc tế, chủ yếu là:
T h ứ n h ấ t, tính chất mở cửa của nền kinh tế hàm ý rằng hoạt động
của nền kinh tế luôn là đói tượng chịu ảnh hưởng sâu sắc của các sự kiện xảy ra ở nước ngoài Ví dụ, trong những năm 1997 - 1998 xảy ra khủng hoảng Tài chính - Tiền tệ Đông Nam Á, các đồng tiền trong khu vực giảm giá đáng kể đã ảnh hưởng kìm hãm xuất khẩu của Việt Nam và kích thích nhập khẩu hàng hoá từ các nước có đồng tiền giảm giá Hay nhiều ngành sản xuất nội địa của nước Mỹ đang đứng trước cuộc cạnh tranh khốc liệt khi các công ty nước ngoài luôn tìm kiếm biện pháp nhằm tăng thị phần xuất khẩu vào MỸ; và đây đã trở thành nguyên nhân khiến cho các ngành công nghiệp trụ cột như sản xuất thép, sản xuất xe hơi của Mỹ trở nên đình đón Sự biến động trong giá dầu thô cũng là nhân tố ảnh hưởng đáng
kể đến những nước phụ thuộc vào nhập khẩu dầu nói riêng và kinh tế thế giới nói chung Điều rõ ràng là chúng ta đang sống trong một thế giới phụ
© PGS TS Nguyễn Văn Tiến - Học viện Ngân hàng
Trang 16Chương 1: Đợi cương về Tài chính quốc tế 15
thuộc lẫn nhau, do đó những sự kiện bên ngoài luôn có ảnh hưởng sâu sắc đến mỗi quốc gia
T hứ hai, tính chất mở cửa đã ảnh hưởng làm méo mó (biên dạng)
nội dung của chính sách kinh tế - tiền tệ quốc gia Nguyên nhân xảy ra là
do các biến số của nền kinh tế nội địa như mức lãi suất, tỷ giá và mức giá
cả có sự liên kết chặt chẽ với những diễn biến trên các thị trường quốc tế;
do đó, vấn đề đặt ra là: (i) liệu các chính sách của chính phủ có khả năng ảnh hướng một cách trung thực lên các biến số này? (li) chính sánh tiền tệ
có thực sự ảnh hướng lên mức lãi suất nội địa khi mà các thị trường tài chính trên thế giới liên kết chặt chẽ với nhau? (iii) khi tỷ giá thay đổi có làm thay đổi sức cạnh tranh quốc tế của các nhà sản xuất trong nước, hay cuối cùng thì sức cạnh tranh quốc tế c ũ n g được xác định bởi các lực lượng
trên thị trường thế giới? N hữ ng vấn đề này cũng là một trong những
trọng tâm nghiên cứu của cuốn giáo trình Tài chính quốc tế.
2 TÀI CHÍNH QUỐC TẾ NGÀY CÀNG TRỎ NÊN QUAN TRỌNG
Trước xu thế thương mại và chu chuyển vốn ngày càng được quốc
tế hoá, những sự kiện tài chính trong nước cũng như quốc tế có ảnh hường
ngay lập tức trên phạm vi toàn thế giới, do đó mọi quan hệ tài chính ngày
càng trở nên được quốc tế hoá Thực tế cho thấy, những thị trường tài
chính luôn liên kết chặt chẽ với nhau không những trong phạm vi quốc gia
mà trên cả phạm vi quốc tế, do đó những công ty và những cá nhân tuy ở các quốc gia khác nhau nhưng luôn phải đói mặt với những vấn đề trên thị trường tài chính là rất giống nhau Quan hệ kinh tế giữa các quốc gia làm phát sinh nhu cầu sử dụng và trao đổi các đồng tiền của các quốc gia khác nhau Tỷ lệ trao đổi giữa hai đồng tiền gọi là tỷ giá Những thay đổi của tỷ giá ảnh hưởng sâu sắc đến doanh thu, chi phí và lợi nhuận của mỗi công
ty và mỗi các nhân Điều này nói lên rằng nghiên cứu tài chínhh quốc tế là một vấn đề không thể thiếu được trong nền kinh tế mở, bởi vì:
T h ứ nhất, giúp nhà quản trị nhận biết được những sự kiện quốc tế
sẽ ảnh hưởng đến công ty là như thế nào, trên cơ sở đó đề ra những hành
Trang 1716 Chương 1: Đại cương về Tài chính quốc t ế
động thích hợp để tận dụng khai thác những diễn biến có lợi; và đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm tránh cho công ty khỏi những tổn thất
T h ứ hai, giúp nhà quản trị lường trước những sự kiện có thể xảy ra
và từ đó đề ra những quyết sách hợp lý trước khi sự kiện xảy ra Trong số những sự kiện ảnh hưởng đến công ty mà nhà quản trị cần phải tiên đoán, bao gồm những thay đổi trong tỷ giá hối đoái, mức lãi suất, tỷ lệ lạm phát
và chỉ số chứng khoán
Bởi vì các thị trường liên kết chặt chẽ với nhau, cho nên những sự kiện xảy ra cho dù bất cứ ở đâu (ví dụ như thay đổi giá dầu hoả, biến động trên thị trường chứng khoán, thay đổi mức lãi suất, kết quả bầu cử, bùng
n ổ c h i ế n tranh, thiết lập h o à bình .) đ ề u c ó n h ữ n g ả n h h ư ớ n g n g a y lập tức
trên qui mô toàn cầu
Như đã trình bày, các luồng chu chuyển hàng hoá và vốn quốc tế
là cơ sở nền tảng tạo nên tài chính quốc tế Do đó, để thấy được tầm quan trọng của tài chính quốc tế, trước hết chúng ta hãy xem xét sự tăng trưởng của các luồng chu chuyển hàng hoá và vốn quốc tế là như thế nào, đồng thời chỉ ra những nguồn làm phát sinh lợi ích từ thương mại và chu chuyển vốn quốc tế Qua phân tích, chúng ta rút ra kết luận rằng Tài chính quốc tế là một chủ đề rộng lớn và ngày càng trở nên quan trọng
Thương mại quốc tế có tầm quan trọng và ảnh hưởng đến mức sống hàng ngày của chúng ta Ngày nay, trong các gian hàng bên cạnh những hàng nội là những hàng ngoại đã trở nên phổ biến Trên các đường phố chúng ta bắt gặp nhiều loại xe hơi được sản xuất ở các quốc gia khác nhau Tại nhà chúng ta có thể thưởng thức những loại chè đặc biệt của Trung Quốc, cà phê Brazil, whiskey Scotland, bia Tiệp và rượu vang Pháp Những người tiêu dùng được hưởng các sản phẩm từ các nước khác nhau
mà đôi khi không biết rằng chúng là kết quả của một quá trình thương mại
và tài chính quốc tế phức tạp
© PGS TS Nguyễn Văn Tiến - Học viện Ngân hàng
Trang 18Chương 1: Đại cương về Tài chính quốc tế 17
2.1.1 BẰNG CHỨNG TĂNG TRƯỞNG THƯƠNG MẠI q u ố c t ế
Thương mại đã có từ ngàn xưa Kể từ khi loài người bắt đầu thực hiện ghi chép và thống kê, các số liệu cho thấy thương mại quốc tế luôn
có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn so với thương mại nội địa Ví dụ, kể từ năm 1950 thương mại quốc tế tăng trướng trung bình hàng năm là 6%/nãm, xấp xỉ gấp hai lần tốc độ tăng trướng GDP của thế giới Trong Thế ky XX, tốc độ tăng trưởng thương mại quốc tế ở mức đáng kinh ngạc, tính đến chiến tranh Thế giới thứ I, thương mại quốc tế đã tăng gấp 25 lần
Kể từ năm 1970đ ế n đầu những năm 1990s, tỷ lệ thương mại giữa các quốc gia so với tổng thương mại đã tăng gấp hai lần Bảng 1.2 chí ra rằng giá trị xuất khẩu toàn cầu đã tăng từ 9,9% vào năm 1970 lên 19,3% vào năm 2000 so với tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu
Bàng 1.2: Tổng giá trị xuất khẩu so với GDP toàn cầu.
Nguồn: International Finacial Statistics, 2001.
Ý nghĩa, tầm quan trọng của thương mại quốc tế được phản ánh thông qua các con số thống kê thương mại của các nước công nghiệp phát triển Ví dụ, từ biểu đồ 1.1 cho thấy, tại Mỹ tỷ lệ hàng hoá và dịch vụ nhập khẩu trong cơ cấu hàng hoá dịch vụ đã tăng lên 250 lần từ năm 1962đến 1992; tức tăng từ 6,8% vào năm 1962 lên 16,28% vào năm 1992 Biểu
đồ 1.1 chỉ ra tỷ lệ hàng hoá và dịch vụ nhập khẩu trên tổng tiêu dùng; và
Trang 1918 Chương 1: Đại cương về Tài chính quốc t ế
biểu đồ 1.2 chỉ ra tỷ lệ xuất khẩu trên GDP Các biểu đồ chỉ ra răng thương mại quốc tế, bao gồm xuất khẩu và nhập khẩu, ngày càng quan trọng đối với MỸ, Anh, Canada, Đức, Pháp và các nước phát triển khác
Biểu dồ 1.1: Tỷ Ịệ % nhập khẩu trên tổng tiêu dùng.
Nguồn: IMF, International Financial Statistics, November 1993.
Biểu đồ cho thấy, ở hầu hết các quốc gia, sự phụ thuộc vào nhập khẩu tăng lên đáng kể Ngày nay, nhập khẩu của nhiều quốc gia đã lớn hơn 50% tổng số những gì mà dân chúng tiêu dùng Cần lưu ý trường hợp của Nhật, giá trị nhập khẩu giảm là do giá hàng hoá nhập khẩu tính bằng JPY giảm, chứ không phải do khối lượng nhập khẩu giảm
Biểu đổ 1.2: Tỷ lệ % xuất khẩu trên GDP.
Trang 20Chương 1: Đại cương về Tài chính quốc tế 19
Nguồn: IMF, International Financial Statistics, November 1993.
Biểu đồ trên cho thấy, thị trường nước ngoài ngày càng trở nên quan trọng hơn đối với hàng hoá của hầu hết các quốc gia Ví dụ, từ năm
1962đ ế n 1992rtỷ lệ % xuất khẩu trên GDP của Mỹ đã tăng hai lần; của
Hàn Quốc là bốn lần
Sau đây chúng ta sẽ nghiên cứu những nguyên nhân làm tăng trưởng nhanh chóng thương mại quốc tế và các hoạt động tài chính liên quan đến nó trong thời gian gần đây
2.1.2 NGUYÊN NHÂN LÀM TĂNG TRƯỞNG THƯƠNG MẠI q u ố c t ế
CÓ hai nguyên nhân chính làm cho thương mại quốc tế có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn so với các hoạt động kinh tế nói chung là:
1 Tự do hoá thương mại và đầu tư tài chính trên cơ sở giảm mức thuế quan, hạn gạch, kiểm soát tiền tệ và những trở ngại khác đối với sự di chuyển hàng hoá và vốn quốc tế
2 không gian kinh tế được thu hẹp lại (shrinkage of economic
H 1962
□ 1992
Trang 2120 chư ơng 1: Đại cương về Tài chính quốc t ế
space) nhanh chóng Đây là kết quả của những cải tiến trong công nghệ thống tin và vận tải, làm cho chi phí liên quan đến thương mại và đầu tư quốc tế giảm xuống
Tự do hoá thương mại phát sinh chủ yếu từ sự phát triển các “Khu vực tự do thương mại - free trade areas”, như:
- Liên minh Châu Au (European Union - EƯ) mà chúng ta thườnggọi là Cộng đồng Kinh tế Châu Âu (European Economic Community -
- Các nước Bắc Mỹ, bao gồm: Mỹ, Canada và Mexico đã ký Hiệp định tự do thương mại vào năm 1993, gọi là NAFTA (viết tắt của North America Free Trade Agreement)
- Tương tự, các nước thuộc Hiệp hội ASEAN cũng đã ký Hiệp định tự do thương mại vào năm 1992, gọi là AFTA (viết tắt của Asean Free Trade Agreement)
Thực tế cho thấy, thương mại quốc tế ngày càng phát triển ngay
trong từng kh u vực V í dụ, b ả n g 1.3 chỉ ra rằng từ n ă m 1 9 8 2 đ ế n 1 9 9 2 , tỷ
lệ % thương mại của Mỹ với các nước thuộc Bắc, Trung và Nam Mỹ đã tăng từ 29,3% lên 37,1%; thương mại của Nhật với các nước thuộc ASEAN đã tăng từ 19,7% lên 34,6%
Bảng 1.3: Khu vực hoá thương mại ngày càng tăng (%/xuất khẩu)
Nguồn: IMF, International Financial Statistics, Washington, D.C., 1993.
© PGS TS Nguyễn Văn Tiến - Học viện Ngân hàng
Trang 22Chương 1: Đại cương về Tài chính quốc tế 21
Xu hướng khu vực hoá thương mại làm phát sinh những khía cạnh quan trọng về lĩnh vực tiền tệ liên quan đến Tài chính quốc tế Đồng yên Nhật ngày càng đóng vai trò quan trọng trong chức năng thanh toán ở châu Á; tương tự, đồng Mác Đức ở châu Âu cho đến 1/1/1999 và ngày nay
là đồng EURO Do đó, trong tương lai vị thế quốc tế của USD với các chức năng như thước đo giá trị và phương tiện thanh toán có thể sẽ giảm ở những khu vực ngoài châu Mỹ
Nhân tố thứ hai góp phần làm tăng trưởng thương mại quốc tế chủ yếu là do “Không d an kinh tế được thu hẹp”: và đây là kết quả của sự giảm chi phí trong thông tin và vận tải trong ngoại thương Ví dụ, kể từ những năm 1980sđ ế n nay, chi phí cho các cuộc gọi điện thoại đường dài
đã giảm được trên 80% Thời gian liên lạc giữa các nước và giữa các khu vực đã giảm xuống đáng kể Đi lại bằng các phương tiện hàng không, tàu hoả, ô tô đã trở nên nhanh chóng với chi phí hợp lý Chi phí vận tải bằng đường không và đường biển đã giảm nhanh chóng Những nhân tố này đã góp phần “toàn cầu hoá - globalization các thị trường trên toàn Thế giới
và thúc đẩy phát triển các hoạt động Tài chính quốc tế
Để thấy được tầm quan trọng của thương mại quốc tế, sau đây chúng ta sẽ xem xét những lợi ích cũng như những rủi ro trong thương mại quốc tế là như thế nào Phần thảo luận này sẽ góp phần củng cố một số nội dung ớ các chương sau
2.1.3 LỢI ÍCH TỬ THƯƠNG MẠI q u ố c t ế
Lợi ích cơ bản từ thương mại quốc tế được thể hiện ở chỗ: nó mang lại sự thịnh vượng kinh tế ngày càng cao cho những quốc gia tiến hành chuyên môn hoá sản xuất những hàng hoá và dịch vụ có năng suất hơn các hàng hoá và dịch vụ khác Một hàng hoá có năng suất hơn các hàng hoá khác được thể hiện ở chỗ: cùng đầu vào như nhau chúng ta có thể sản xuất hàng hoá này có giá trị lớn hơn so với trường hợp nếu sản xuất ra hàng hoá khác Trong kinh tế học, hiện tượng “năng suất hơn” còn được gọi là “những lợi thế so sánh - comparative advantages” Tất cả các quốc gia tham gia thương mại quốc tế đều có thể và dồng thời đạt được lợi
Trang 2322 , Chương 1: Đại cương vê Tài chính quốc tế
ích: (1) từ lợi thế so sánh của mình, (ii) từ tiết kiệm chi phí nhờ mở rộng quy mô sản xuất và (iii) từ mở rộng sự lựa chọn các sản phẩm để tham gia thương mại quốc tế
Trong những năm gần đây, người ta ngày càng thừa nhận rằng lợi ích từ thương mại quốc tế đã vượt trội những lợi thế so sánh tuyệt đói dựa trên cơ sở tài nguyên thiên nhiên Nếu không dựa vào những lợi ích từ thương mại quốc tế, thì khó có thể giải thích rõ ràng được sự thành công trong tăng trưởng kinh tế của Hong Kong so với Argetina khi mà nguồn tài nguyên của Hong Kong là rất hạn hẹp, trong khi đó nguồn tài nguyên của Argetina thì dư thừa Tương tự, những lợi thế so sánh tuyệt đói cũng không thể giải thích được tại sao lại có sự khác biệt trong tăng trường giữa các vùng trong cùng một quốc gia; hay tại sao bộ phận này thì được mở rộng, bộ phận khác thì bị thu hẹp ngay trong cùng một ngành công nghiệp Rõ ràng là, những nhân tố năng động (dynamic factors) chứ không phải tài nguyên thiên nhiên tĩnh (static production abilities) đã đóng vai trò quyết định cho sự thành công trong thương mại quốc tế dựa trên nguyên lý Lợi thế cạnh tranh (competitive advantages) Đặc biệt, những sản phẩm đặc trưng thành công trên trường quốc tế của các quốc gia đều là những sản phẩm có tính năng động cao, đã chinh phục được trước hết là người tiêu dùng trong nước Ví dụ, nước Pháp thành công đối với rừợu vang và phó mát, nước Đức thành công đối với bia và xe hơi, nước Anh thành công đối với bánh kẹo, nước Italy thành công đối với mốt
và nước MỸ thành công đối với phim ảnh; những thành công này một phần là nhờ sở thích của người tiêu dùng của chính các nước này đã buộc
-các công ty phải sản xuất hàng hoá chất lượng cao Sau khi đã thành công
ở thị trường nội địa, thì những công ty này có thể thành công ở thị trường nước ngoài Một nhân tố khác góp phần làm cho thương mại quốc tế trở nên quan trọng là: bên cạnh ngành xuất khẩu, thì những công ty và những nhà cung cấp thuộc những ngành công nghiệp phụ trợ lân cận cũng vì thế
mà phát triển
© PGS TS Nguyễn Vẫn Tiến - Học viện Ngân hàng
Trang 24Chương 1: Đại cương về Tài chính quốc tế 23
2.1.4 RỦI RO TRONG THƯƠNG MẠI q u ố c t ế
Bên cạnh những lợi ích là những rủi ro trong thương mại quốc tế Rủi ro dễ nhận thấy trong thương mại quốc tế so với thương mại nội địa là rủi ro thay đổi tỷ giá Những biến động không lường trước của tỷ giá ảnh hưởng rất lớnđ ế n doanh số, giá cả và lợi nhuận của những nhà xuất khẩu cũng như những nhà nhập khẩu Ví dụ, một công ty xuất khẩu gạo của Việt Nam phải đói mặt với sự lên giá của VND từ 1 USD = 1 4000 VND lên 1 USD = 13 000 VND Hai khả năng có thể xảy ra là:
(i) Sau khi VND lên giá, nếu công ty duy trì giá gạo không đổi tính bằng VND là 5 000 000 VND/tấn, thì công ty phải bán với giá tính bằng USD tăng lên từ: 357,143 USD/tấn (= 5 000 000 : 14 000) lên 384,615 USD/tấn (= 5 000 000 : 13 000) Do giá tăng nên công ty sẽ xuất khẩu được ít gạo hơn, nghĩa là thư nhập của công ty từ xuất khẩu cũng như lợi nhuận tính bằng VND giảm xuống
(ii) Sau khi VND lên giá, nếu công ty duy trì giá gạo không đổi tính bằng USD là 357,143 ƯSD/tấn, thì thu nhập của công ty sẽ giảm từ
Trang 2524 /
_
Chương 1: Đại cương về Tài chính quốc t ế
không đổi, nên không ảnh hưởng đến cầu từ phía nhập khẩu) Qua ví này, thấy rằng để xác định ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá, chúng ta phải đề cập đến yếu tố lạm phát và mối tương quan giữa lạm phát và thay đổi tỷ giá là
như thế nào đ ể làm được điểu này chúng ta cân nghiên cứu Tài chính
quốc t ế ở mức độ vĩ m ô cũng n h ư mức độ vi mô, đó củng là n hữ ng nội clung cơ bản được trình bày trong cuốn sách này.
Rủi ro thay đổi tỷ giá mà những nhà xuất khẩu và nhập khẩu phải đói mặt là rủi ro cơ bản nhất trong thương mại quốc tế mà thương mại nội địa không có Một rủi ro khác trong thương mại quốc tế là “rủi ro quốc gia
- country risk” Rủi ro quốc gia bao gồm: bùng nổ chiến tranh, cách mạng, hay các sự kiện chính trị và xã hội khác xảy ra, khiến cho nhà xuất khẩu không thu được tiền Rủi ro quốc gia liên quan đến đầu tư nước ngoài cũng như tín dụng thương mại Rủi ro quốc gia xảy ra là do rất khó
có thể vận dụng tính pháp lý cũng như tịch biên tài sản khi mà người mua
ở quốc gia khác Ngoài ra, có thể xảy ra trường hợp là người nhập khẩu tuy sẵn sàng nhưng không thể thanh toán tiền hàng cho nhà xuất khẩu, ví
dụ, chính phủ đột ngột quy định những hạn chế chuyển tiền ra nước ngoài Những rủi ro khác liên quan đến thương mại quốc tế còn bao gồm cả những thay đổi đột biến trong việc đánh thuế nhập khẩu, hạn gạch, tài trợ cho những nhà sản xuất nội địa
Ngày nay, với sự phát triển của các thị trường tài chính, đã giúp các công ty phòng ngừa được hầu hết các rủi ro trong thương mại quốc tế
Ví dụ, thông qua các thị trường ngoại hối kỳ hạn, hoán đổi, tương lai và quyền chọn đã giúp cho những nhà xuất khẩu và nhập khẩu phòng ngừa được rủi ro tỷ giá Tương tự, những kế hoạch bảo hiểm tín dụng xuất khẩu giúp phòng ngừa rủi ro quốc gia; và phương thức tín dụng chứng từ giúp giảm được một số rủi ro khác liên quan đến thương mại quốc tế
2.2 XU HƯỚNG TOÀN CẦU HOÁ CÁC THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
Bên cạnh sự gia tăng ý nghĩa và tầm quan trọng của thương mại quốc tế so với nội địa, thì tầm quan trọng của đầu tư trên thị trường tiền tệ, trái phiếu và cổ phiếu nước ngoài cũng được gia tăng so với đầu tư trong
© PGS TS Nguyễn Văn Tiến - Học viện Ngân hàng
Trang 26chương 1: Đại cương về Tài chính quốc tế 25
nước Tại nhiều thời điểm, số dư và số lượng những nhà đầu tư nước ngoài
đã vượt trội so với số dư và số lượng những nhà đầu tư trong nước Ví dụ,
đã từng xảy ra những thời kỳ người Đức, người Nhật và những người nước ngoài khác đầu tư vào trái phiếu kho bạc Mỹ nhiều hơn cả chính những người Mỹ Điểu này cho thấv những nhà đầu tư nước ngoài đã trở thành
bộ phận quan trọng quyết định đến sự thành công của trái phiếu kho bạc
Mỹ Hay nói cách khác, những nhà đầu tư và những nhà đi vay ngày càng mang tính toàn cầu
Xu hướng toàn cầu hoá trong đầu tư xét từ góc độ nước Mỹ được trình bày tại biểu đổ 1.3 dưới đây:
Biểu đỏ 1.3: Trạng thái đầu tư nước ngoài tại Mỹ (tỷ $).
H Đầu tư của Mỹ ở nước ngoài
□ Đầu tư nước ngoài ở Mỹ
Trang 2726 Chương 1: Đại cương về Tài chính q u ố c tế
_
tăng lên 600 lần, trong khi đó người nước ngoài đầu tư vào Mỹ tăng lên
700 lần Tinh hình tương tự cũng được diễn ra ở nhiều nước khác
Tương tự như thương mại quốc tế, xu hướng toàn cầu hoá đầu tư quốc tế cũng bao gồm những lợi ích và những rủi ro nhất định
Những lợi ích từ toàn cầu hoá đầu tư quốc tế trước hết là việc cải thiện sự phân phối nguồn vốn và tăng được khả năng đa dạng hoá danh mục đầu tư Lợi ích từ việc phân phối nguồn vốn hiệu quả hơn được bắt nguồn từ một thực tế rằng thông qua đầu tư quốc tế mà những nguồn vốn được chu chuyển từ những quốc gia có ít cơ hội đầu tư và tỷ suất lợi nhuận thấp đến những quốc gia có nhiều cơ hội đầu tư hơn và tỷ suất lợi nhuận cao hơn Chu chuyển vốn quốc tế làm cho tỷ suất lợi nhuận đầu tư giữa các quốc gia trở nên đồng nhất với nhau hơn, điều này khiến cho những nhà đầu tư thu được kết quả đầu tư tổng thể là tốt hơn Ngoài ra thòng qua đầu tư quốc tế làm cho quá trình tiêu dùng của một quốc gia trở nên được trơn tru hơn thông qua việc đi vay và cho vay, ví dụ: quốc gia có thể đi vay nước ngoài trong những thời kỳ khó khăn và hoàn trả trong những thời
Mỹ phải chi ra một khoản là 200 USD Nếu GBP đột ngột giảm giá xuống
1 GBP = 1,5 USD, thì giá trị đầu tư của người Mỹ bây giờ chỉ còn 150 USD Ngược lại, khi người Mỹ vay 100 GBP tại tỷ giá 1 GBP = 2 USD, sau khi tỷ giá đột ngột giảm xuống 1 GBP = 1,5 USD, thì khoản nợ cũng giảm từ 200 USD xuống 150 USD Điều này bao hàm ý rằng những cổ phiếu, trái phiếu, những khoản phải thu và phải trả ghi bằng ngoại tệ đều
© PGS TS Nguyễn Văn Tiến - Học viện Ngân hàng
Trang 28Chương 1: Đại cương về Tài chính quốc tế 27
là đói tượng chịu rủi ro tỷ giá khi quy thành nội tệ
Rủi ro tỷ giá từ quá trình toàn cầu hoá đầu tư tăng lên còn do các thị trường tài chính giữa các quốc gia phụ thuộc ảnh hưởng lẫn nhau Sự kiện “ngày Thứ Hai đen tối” khi thị trường chứng khoán sụp đổ vào tháng
10 năm 1987 là minh chứng cho sự phụ thuộc lẫn nhau Mặc dù giá trị cua USD đã giảm đáng kể trong hai năm trước khi khủng hoảng xảy ra, nhưng thâm hụt cán cân thương mại của Mỹ vẫn không hề được cải thiện Trên thực tế cán cân thương mại của Mỹ đã trở nên xấu đi ngay cả trong khi USD giảm giá Những nhà kinh tế đã lý luận rằng công chúng lo ngại là USD sẽ tiếp tục giảm giá trong tương lai, khiến những nhà đầu tư nước ngoài đổng loạt bán các cổ phiếu và trái phiếu ghi bằng USD làm cho đồng USD bị sụp đổ Sự sụp đổ của USD là kết quả của quá trình toàn cầu hoá đầu tư Như vậy, có thể nói: ở một chừng mực nào đó, toàn cầu hoá đầu tư đã góp phần tạo nên khủng hoảng thị trường chứng khoán toàn cầu
Ngoài rủi ro tỷ giá, việc nắm giữ tài sản nước ngoài luôn phải đói mặt với rủi ro quốc gia Như đã nêu ở trên, rủi ro quốc gia liên quan đến khả năng xảy ra quốc hữu hoá, bị phá huỷ bởi chiến tranh hay cánh mạng xảy ra Ngoài ra_rủi ro quốc gia còn liên quan đến sự thay đổi trong mức thuế đối với thu nhập nước ngoài, hay áp dụng những hạn chế trong chu chuyển thu nhập
3 TỶ GIÁ BIẾN ĐỘNG NGÀY GIA TĂNG
Thương mại quốc tế càng gia tăng so với thương mại nội địa và đầu tư quốc tế càng được mở rộng, thì càng làm tăng ý nghĩa, tầm quan trọng và tính cấp thiết của môn học Tài chính quốc tế
Ngày nay, mức độ rủi ro tỷ giá đã tăng lên thậm chí còn nhanh hơn tốc độ tăng khối lượng thương mại và đầu tư quốc tế Điều này xảy ra
là vì sự biến động của tỷ giá ngày càng trờ nên vồ lối với cường độ ngày càng mạnh hơn Sự biến động vô lối của tỷ giá được thể hiện ở chỗ, tại thời điểm này đồng USD lên giá tột độ, tại thời điểm khác một số đồng tiền chính đột ngột tụt giá Tại những thời điểm căng thẳng ở nước Nga,
Trang 29/
Chương I : Đại cương về Tài chính quốc t ế
Trung Đông, hay những thông tin về tình trạng lành mạnh hay khó khăn
về kinh tế của một nước chính thì tỷ giá thường biến động đột biến với hàm lượng lớn Hàng tỷ USD, JPY, GBP có thể kiếm được hay thua lỗ chỉ trong một ngày là kết quả của sự biến động tỷ giá Trước đây, chưa bao giờ tỷ giá lại biến động mạnh như ngày nay và do đó rủi ro tỷ giá ngày càng trở thành mối quan tâm hàng ngày của mỗi quốc gia
Bảng 1.4 biểu diễn sự biến động của tỷ giá trong khoảng thời gian sau chiến tranh Thế giới thứ I Sự biến động của tỷ giá được đo bằng “độ lệch chuẩn - Standard deviation’' của tỷ giá tại thời điểm cuối mỗi tháng
và chia cho tỷ giá trung bình để tạo cơ sở so sánh Tv lệ “độ lệch chuẩn/số trung bình” gọi là “hệ số biến thiên - coefficient of variation” Bảng chỉ ra rằng sự biến động của tỷ giá ngày một gia tăng; do đó, mức độ rủi ro tỷ giá cũng gia tăng ngay cả khi khối lượng thương mại hay đầu tư quốc tế là không đổi Rõ ràng là khi tỷ giá càng biến động thì mối quan tâmđ ế n thương mại và đầu tư quốc tế càng gia tăng, càng làm phát sinh nhu cầu cấp thiết hiểu biết về bản chất của rủi ro tỷ giá và kỹ năng nghiệp vụ quản trị rủi ro tỷ giá
Bảng 1.4: Sư biến đông của tỷ giá (%)
Nguồn: IMF, International Financial Statistics, Washington, D c 12/1993
Nhìn chung, chưa có sự thống nhất trong đánh giá nguyên nhân tại sao ngày nay tỷ giá lại biến động mạnh hơn so với trong quá khứ Một số phân tích cho rằng sự biến động mạnh của tỷ giá là do áp dụng chế độ tỷ
© PGS TS Nguyễn Văn Tiến - Học viện Ngân hàng
Trang 30Chương I : Đại cương về Tài chính quốc ĩê 29
giá thả nối vào năm 1973 Một số phân tích khác lại cho rằng chế độ tỷ giá cố định trước đây đã không bị đói đầu với những cú sốc lớn như tăng giảm đột biến giá dầu hoả, các cuộc sung đột quốc tế v.v Ngoài ra, xu hướng toàn cầu hoá đầu tư đã đónơ một vai trò quan trọng liên quan đến
“những đồng tiền nóng - hot monev" di chuyển từ trung tâm tài chính nàyđến trung tâm tài chính khác để tìm kiếm cơ hội sinh lời cao hơn Một lý
do nữa có thể là do công nghệ phát triển đã làm cho tốc độ chuyển tiền và tốc độ truyền tin trở nên nhanh như tia chóp Cho dù là nguyên nhân nào, thì cùng với sự biến động gia tăng của tỷ giá đòi hỏi phải hiểu biết những phương pháp quản trị rủi ro tỷ giá, đây cũng là một trong những trọng tâm nghiên cứu của cuốn giao trình Tài chính quốc tế này
4 MÔN HỌC TÀI CHÍNH q u ố c t ế
Trên thế giới, đối với những nước có nền kinh tế thị trường phát triển thì môn học Tài chính quốc tế là môn học cơ sở trang bị kiến thức nền cho sinh viên Chính vì vậy, ờ nước ngoài họ có những bộ giáo trình
về Tài chính quốc tế rất hoàn hảo đối với Việt Nain, trước xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, đòi hỏi chúng ta phải được trang bị những kiến thức
cơ bản về Tài chính quốc tế; trên cơ sở đó, hạn chế rủi ro và nâng cao hiệu quả trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam Điều này càng làm tăng ý nghĩa, tầm quan trọng và tính cấp thiết của môn học này trong giai đoạn hiện nay
Tài chính quốc tế là một lĩnh vực rộng lớn, bao gồm: Tài chính
quốc tế vĩ mô và Tài chính quốc tế vi mồ Tài chính quốc tế vĩ mô nghiên
cứu những mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau trong lĩnh vực tiền tệ và chính sách kinh tế vĩ mô giữa các quốc gia, như: lạm phát, lãi suất, tỷ giá,
cá n cân thanh toán q u ố c t ế và hợp tác q u ố c tế trong lĩnh vực Tài ch ín h -
Tiền tệ - Ngân hàng Tài chính quốc tế vi mô (Ọuản trị tài chính quốc tế)
nghiên cứu những ảnh hưởng của Tài chính quốc tế vĩ mô đến hoạt động kinh doanh của các công ty và cá nhân, đặc biệt là các công ty đa quốc gia Nhìn chung, do qui mô rộng lớn và do có tính độc lập tương đói giữa
Trang 3130 Chương I : Đại cương về Tài chính quốc tế
/ .• _
Tài chính quốc tế vĩ mô và Quản trị Tài chính quốc tế cho nên người ta thường thiết kế thành hai học phần đối với chúng ta, đây là lần đầu tiên Tài chính quốc tế trở thành môn học độc lập ở Học viện Ngân hàng, do đó chúng ta không tách Tài chính quốc tế thành Tài chính quốc tế vĩ mô và Quản trị Tài chính quốc tế Như đã trình bày, Tài chính quốc tế là một lĩnh vực rộng lớn và phức tạp, do đó, để phù hợp với số đơn vị học trình của môn học được phân bổ, nhóm biên soạn đã tập trung vào những chủ
đề cơ bản có tính thiết yếu đối với những sinh viên có nhu cầu nâng cao trình độ về lĩnh vực Tài chính quốc tế cần tìm đọc thêm phần tài liệu tham khảo ở cuối sách
Cuốn giáo trình Tài chính quốc tế bao gồm 10 chương Sau một số chương là phần câu hỏi và bài tập Đây là những câu hỏi và bài tập có tính gợi mở trong quá trình nghiên cứu, đồng thời làm cơ sớ để sinh viên tự kiểm tra kiến thức của mình Do đó, trong quá trình học tập và nghiên cứu, sinh viên cần bám sát những nội dung của các câu hỏi và bài tập ở cuối mỗi chương
Tóm tắt
1 Mỗi hàng hoá và dịch vụ mà chúng ta có được từ nước ngoài đểu liên quan đến Tài chính quốc tế Sự hiểu biết về Tài chính quốc tế giúp nhà quản trị tránh được những tổn thất từ các sự kiện quốc tế; hơn nữa, nhà quản trị có thể lợi dụng khai thác những kiện này để kiếm lời
2 Thương mại quốc tế luôn có xu hướng phát triển nhanh hơn thương mại nội địa Và thương mại quốc tế mang lại đồng thời những lợi ích cũng như những rủi ro nhất định
3 Lợi ích cơ bản của thương mại quốc tế là khai thác được lợi thế
so sánh, góp phần làm tăng mức sống của quốc gia
4 Những rủi ro cơ bản trong thương mại quốc tế bao gồm rủi ro tỷ giá và rủi ro quốc gia Ngày nay thị trường tài chính quốc tế đã phát triển, cho phép các công ty sử dụng những biện pháp nghiệp vụ để tránh hoặc
© PGS TS Nguyễn Văn Tiến - Học viện Ngân hàng
Trang 32Chương I : Đại cương về Tài chính quốc tế 31
giảm thiểu những rủi ro này Khi thương mại quốc tế càng phát triển và càng trở nên quan trọng thì kiến thức về Tài chính quốc tế và những nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro càng trở nên quan trọng và cấp thiết
5 Tài chính quốc tế ngàv càng trở nên quan trọng, một mặt là do thương mại quốc tế ngày càng phát triển, mặt khác xu hướng quốc tế hoá các thị trường tài chính ngày càng diễn ra mạnh mẽ Những lợi ích từ chu chuyển vốn giữa các quốc gia bao gồm: (i) phân bổ nguồn vốn hiệu quả hơn trên phạm vi quốc tế, (ii) tạo ra những cơ hội phân tán được rủi ro trong đầu tư Tuy nhiên, toàn cầu hoá đầu tư cũng mangđ ế n những rủi ro mới về tỷ giá, chính trị và sự phụ thuộc ảnh hưởng lẫn nhau trong các chính sách tiền tệ và chính sách vĩ mô giữa các quốc gia
6 Sự biến động ngàv càng mạnh của tỷ giá, càng làm tăng mức rủi
ro trong quá trình tự do hoá và toàn cầu hoá thương mại và đầu tư quốc tế Điều này càng làm tăng ý nghĩa, tầm quan trọng và tính cấp thiết của môn học Tài chính quốc tế
5 CÂU HỎI VẢ BÀI TẬP
1 Hãy nêu các chỉ tiêu đánh giá mức độ mở cửa của một nền kinh
tế theo quan điếm truyền thống và theo quan điểm hiện đại?
2 Lợi ích và rủi ro khi tham gia thị trường tài chính quốc tế?
3 Tại sao Tài chính quốc tế ngày càng trở nên quan trọng?
4 G iả thích tại s ao thương mại q u ố c tế lại tăng nhanh hơn thương mại nội địa?
5 Lợi thế so sánh là gì?
6 Lợi thế cạnh tranh phát sinh từ đâu?
7 Rủi ro quốc gia là gì?
8 Hãy nêu khái niệm về thuật ngữ “Hedge” là gì?
9 Những lợi ích cơ bản trong đầu tư tài chính quốc tế là gì?
Trang 3332 Chương 1: Đại cương vé Tài chính quốc t ế
s _
10 Những rủi ro cơ bản trong đầu tư tài chính quốc tế là gì?
11 Nêu khái niệm về thuật ngữ “Hot money” là gì?
12 Hãy giải thích mức độ và nguyên nhân tại sao khi tỷ giá của USD đột ngột thay đổi lại ảnh hưởng lên:
a/ Công dân Mỹ nắm giữ trái phiếu Kho bạc Mỹ
b/ Công dân Mỹ nắm giữ cố phiếu Đức
c/ Công dân Mỹ đi du lịch tại Mexico
d/ Công dân Mỹ nắm giữ cổ phiếu của hăng Honda
e/ Công dân Canada đi nghỉ mát ở Mỹ
13 G iả i thíc h thuật ngũ' “thu h ẹ p k h ô n g g i a n ki n h t ế - S h r i n k a g e o f
Economic Space’’ là gì?
14 Khu vực hoá thương mại quốc tế hàm ý những nội dung gì?
15 Những gì đúng đằng sau sự thành công của một ngành công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu?
16 Nêu khái quát về môn học Tài chính quốc tế
© PGS TS Nguyễn Văn Tiến - Học viện Ngân hàng
Trang 34Chương 2: Thị trường ngoại hối 33
CHƯƠNG 2
1.1 KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM
a/ Khái niệm ngoại hối:
Ngoại hối (foreign exchange) bao gồm các phương tiện tiên tệ được sử dụng trong thanh toán quốc tế.
đối với một quốc gia, ngoại hối bao gồm:
- Ngoại tệ: Là đồng tiền nước ngoài (bao gồm cả đồng tiền chung của các nước khác và Quyền rút vốn đặc biệt SDR) Ngoại tệ có thể là tiền
xu, tiền gi ấ y, tiền trên tài khoản, sé c du lịch, tiền đi ện tử và c á c phương
tiện khác được xem như tiền
- Các giấy tờ có giá ghi bằng ngoại tệ, như séc thương mại, chấp phiếu ngân hàng, kỳ phiếu, hối phiếu, trái phiếu, cổ phiếu và các giấy tờ
có giá khác
- Vàng tiêu chuẩn quốc tế: Đây là vàng được sử dụng với vai trò là tiền trong thanh toán quốc tế
- Đồng tiền quốc gia do người không cư trú nắm giữ
Khái niệm ngoại hối thường được hiểu theo luật định và tương đói thống nhất giữa các quốc gia Theo Pháp lệnh số 28/2005/PL- UBTVQHl 1, ngày 13/12/2005 của ủ y ban Thường vụ Quốc hội nước CHXHCNVN, khái niệm ngoại hối được quy định tại Điều 4, khoản 1
Các giấy tờ có giá ghi bằng ngoại tệ không được giao dịch trực tiếp trên thị trường ngoại hối Muôn trở thành ngoại tệ để giao dịch trên thị trường này, thì trước hết phải bán (chiết khấu) các giấy tờ giá để nhận ngoại tệ, sau đó mới tiến hành mua bán trên thị trường ngoại hối
Trang 3534 ✓ Chương 2: Thị trường ngoại hối
Như vậy, trên thị trường ngoại hối đói tượng mua bán bao gồm:
- Mua bán các đồng tiền khác nhau (trong mỗi giao dịch mua bán bao giờ cũng có ngoai tệ tham gia)
- Mua bán vàng tiêu chuẩn quốc tế
Ngày nay, do vai trò tiền tệ của vàng giảm đáng kể, chính vì vậy khi nóiđ ế n thị trường ngoại hối người ta thường hiếu đó là thị trường mua bán các đồng tiền khác nhau, hay mua bán ngoại tệ, nghĩa là thị trường ngoại hối thường được hiểu theo nghĩa hẹp là thị trường mua bán ngoại tệ
Trong cuốn sách này, thị trường ngoại hối củng được hiểu và sử dụng theo nghĩa hẹp nêu trên , tức thị trường m ua bán ngoại tệ.
b/ K h á i n iệ m thị trư ờn g ngoại hối:
Chúng ta thấy rằng, một trong những điểm khác nhau cơ bản giữa thương mại quốc tế và thương mại nội địa là:
thanh toán tiền hàng, nhà nhập khẩu Mỹ phải m ua các ngoại tệ thích hợp,
© PGS TS Nguyễn văn Tiến - Học viện Ngân hàng
Trang 36Chương 2: Thị trường ngoại hối 35
tức bán nội tệ trên thị trường Nghĩa là, một trong hai bên (mua hoặc bán)
phải liên quan đến mua bán đồng ngoại tệ
Giống như thương mại quốc tế, du lịch quốc tế, đầu tư quốc tế, quan hệ tín dụng quốc tế và các quan hệ tài chính quốc tế khác đểu làm
phát sinh nhu cầu mua bán các đồng tiền khác nhau trên thị trường.
Hoạt động mua bán các đồng tiền khác nhau được diễn ra trên thị trường, và thị trường này được gọi là thị trường ngoại hối (The Foreign
Exchange Market - FOREX hay FX) Một cách tổng quát: Thị trường
ngoại hối là bất cứ đâu diễn ra việc m ua, bán các đồng tiền khác nhau.
Trong thực tế, do các hoạt động mua bán tiền tệ xảy ra chủ yếu giữa các ngân hàng (chiếm khoảng 85% tổng doanh số giao dịch), chính
vì vậy, theo nghĩa hẹp (nghĩa thực tế) thì thị trường ngoại hối là noi mua
bán các đổng tiền khác nhau giữa các ngân hcìng, tức thị trường liên ngán hàng (Interbank).
Như vậy, điều rõ ràng là nếu trên toàn thế giới chỉ sử dụng một đồng tiền chung duy nhất, thì hoạt động mua bán các đồng tiền khác nhau
sẽ bị triệt tiêu và ắt hẳn thị trường ngoại hối sẽ không tồn tại và việc nghiên cứu nó sẽ trở nên vô nghĩa
Trang 3736 Chương 2: Thi trường ngoại hối
_ /
c/ Những đ ặ c đ i ể m c ủ a Forex:
1 Forex không nhất thiết phải tập trung tại vị trí địa lý hữu hình nhất định, mà là bất cứ đâu diễn ra hoạt động mua bán các đồng tiền khác nhau, do đó, nó còn được gọi là thị trường không gian (space maket)
2 Đây là thị trường toàn cầu hay thị trường không ngủ Do sự chênh lệch về múi giờ giữa các khu vực trên thế giới nên các giao dịch diễn ra suốt ngày đêm Thị trường bắt đầu hoạt động từ Australia Nhật, Singapore, Hongkong, châu Âu, Newvork và cứ như vậy, khi thị trường
khu vực c h â u Á đ ó n g cửa thì thị trường c h âu M ỹ bắt đầu hoạt đ ộ n g t h e o
một chu kỳ khép kín toàn cầu
3 Trung tâm của thị trường ngoại hối là Thị trường liên ngân hàng (Interbank) với các thành viên chủ yếu là các NHTM, các nhà môi giới ngoại hối và các NHTW Doanh số giao dịch trên Interbank chiếm tới 85% tổng doanh số giao dịch ngoại hối toàn cầu
4 Các nhóm thành viên tham gia thị trường duy trì quan hệ với nhau liên tục thông qua điện thoại, mạng vi tính, telex và fax Do thông tin được truyền đi rất nhanh và hiệu quả, cho nên tuy các thành viên tham gia thị trường ở rất xa nhau nhưng họ vẫn có cảm giác là đang cùng hoạt động dưới một mái nhà chung
5 Do thị trường có tính toàn cầu và hoạt động hiệu quả, cho nên các tỷ giá được yết trên các thị trường khác nhau nhưng hầu như là thống nhất với nhau (có độ chênh lệch không đáng kể)
6 Đồng tiền được sử dụng nhiều nhất trong giao dịch là USD, chiếm 41,5% trong tổng số các đồng tiền tham gia (điều này cũng có nghĩa là có tới 83% các giao dịch trên FOREX là có mặt của USD)
7 Đây là thị trường rất nhạy cảm với các sự kiện chính trị, kinh tế,
xã hội, tâm lý nhất là với các chính sách tiền tệ của các nước phát triển
8 Doanh số mua bán ròng toàn cầu, tại thời điểm năm 2000 ước tính vào khoảng 1500 tỷ USD/ngày; thị trường hoạt động tích cực nhất là London, sau đó là New York, Tokyo, Singapore, Frankfurt Đây là thị trường lớn nhất và có doanh số giao dịch cao nhất
© PGS TS Nguyễn Văn Tiến - Học viện Ngân hàng
Trang 38Chương 2: Thị trường ngoại hối 37
Thị trường ngoại hối toàn cầu có tốc độ phát triển rất nhanh trong mấy thập kỷ qua, đặc biệt là từ cuối những năm 80 là do có những nguyên nhân chính sau:
- Sau khi hệ thống tiền tệ Breetton Woods bị sụp đổ vào năm 1973,
tỷ giá các đồng tiền trên thế giới được thả nổi và dao động mạnh đã buộc những nhà kinh doanh tiền tệ, xuất nhập khẩu và đầu tư quốc tế phải tìm kiếm các biện pháp phòng chống rủi ro thông qua thị tnrờng ngoại hối; mặt khác, họ cũng tranh thủ thời cơ tỷ giá biến động mạnh để hoạt động đầu cơ kiếm lời Điều đó làm tăng nhu cầu giao dịch mua bán ngoại tệ, góp phần thúc đẩy thị tnrờng ngoại hối phát triển nhanh chóng
- Xu thế tự do hoá thương mại và đầu tư quốc tế diễn ra mạnh mẽ
về chiều rộng lẫn chiều sâu, bao gồm cả các nước đang phát triển cũng đã
và đang tích cực tham gia tiến trình hội nhập, là tiền đề để các nước tiến hành nới lỏng quy chế quản lý ngoại hối nhằm tạo điều kiện cho chu chuyển hàng hoá, dịch vụ và vốn quốc tế được hiệu quả Điều này tạo nên một thị trường ngoại hối quốc tế ngày càng rộng lớn với doanh số giao dịch ngày một cao
- Tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thống tin đã góp phần làm giảm chi phí giao dịch, tăng tốc độ thanh toán, góp phần tích cực thúc đẩy'thị trường ngoại hối phát triển như ngày nay
Bên cạnh tăng nhanh doanh số giao dịch, thị trường ngoại hối quốc
tế còn phát triển mạnh về chiếu sâu, đó là tạo ra nhiều loại hình nghiệp vụ kinh doanh mới, phức tạp hơn, tinh vi hơn và cũng trở nên rủi ro hơn
1.2 CÁC CHỨC NĂNG CỦA FOREX
Chức năng cơ bản của thị trường ngoại hối là kết quả phát triển tự
nhiên của m ộ t trong c á c chức năn g c ơ bản c ủ a ngân hàn g thương m ại, đ ó
là: nhằm dịch vụ cho các khách hàng thực hiện các giao dịch thương
mại quốc tế Ví dụ: một khách hàng là công ty muốn nhập khẩu hàng hóa,
dịch vụ từ nước ngoài sẽ có nhu cầu ngoại hối nếu hóa đơn hàng hóa và dịch vụ được ghi bằng ngoại tệ; hoặc là nhà xuất khẩu có nhu cầu chuyển
Trang 3938 Chương 2: Thị trường ngoại hối
đổi ngoại hối thành nội tệ, nếu hóa đơn xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ được ghi bằng ngoại tệ Các giao dịch ngoại hối nhằm giúp khách hàng là nhà xuất khẩu hay nhập khẩu như trên là một trong những dịch vụ mà các NHTM luôn sần sàng cung cấp cho khách hàng, và đổng thời cũng là dịch
vụ mà các khách hàng luôn mong đợi từ phía ngân hàng
Ngoài dịch vụ cho khách hàng thực hiện các giao dịch thương mại quốc tế, thị trường ngoại hối còn có một số chức năng khác, như:
- Giúp luân chuyển các khoản đầu tư, tín dụng quốc tế, các giao dịch tài chính quốc tế khác cũng như các giao lưu giữa các quốc gia
- Thông qua hoạt động của thị trường ngoại hối, mà sức mua đói ngoại của tiền tệ được xác định một cách khách quan theo quy luật cung cầu của thị trường
- Thị trường ngoại hối là nơi kinh doanh và cung cấp các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng các hợp đồng như kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn, và tương lai
- Thị trường ngoại hối là nơi để NHTW tiến hành can thiệp để tỷ giá biến động theo chiều hướng có lợi cho nền kinh tế
Trang 40Chương 2: Thị trường ngoại hối 39
1.3 NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA FOREX
1 N hóm khách hàng m ua bán lẻ (Retail Clients):
Nhóm khách hàng mua bán lẻ (retail clients hay bank customers) bao gồm các công ty nội địa, các công ty đa quốc gia, những nhà đầu tư quốc tế và tất cả những ai có nhu cầu mua bán ngoại hối nhằm phục vụ
cho mục đích hoạt động của chính mình Ví dụ nhà nhập khẩu có nhu
cầu mua ngoại tệ để thanh toán hoá đơn nhập khẩu ghi bằng ngoại tệ; nhà xuất khẩu có nhu cầu bán ngoại tệ khi nhận được hoá đon xuất khẩu ghi bằng ngoại tệ; khách du lịch có nhu cầu bán ngoại tệ lấy nội tệ để chi tiêu Như vậy, nhóm khách hàng mua bán lẻ có nhu cầu mua bán ngoại
tệ để phục vụ cho mục đích hoạt động của chính minh chứ không nhằm mục đích kinh doanh ngoại hối (kiếm lãi khi tỷ giá thay đổi) Thông thường, nhóm khách hàng mua bán lẻ không giao dịch trực tiếp với nhau (ví dụ: công ty này mua bán với công ty kia) mà thường mua bán thông qua các Ngân hàng Thương mại
Tại sao những nhà mua bán lẻ không mua bán trực tiếp với nhau nhằm giảm chi phí chênh lệch tỷ giá so với mua bán qua ngân hàng? Tahình dung, nhà xuất khẩu có nhu cầu bán ngoại tệ, còn nhà nhập khẩu cónhu cầu mua ngoại tệ, nếu họ mua bán trực tiếp với nhau thì chênh lệch tỷ giá sẽ được "cưa đôi", do đó cả hai cùng có lợi so với mua bán qua ngân
hàng Đ ó chỉ là lý thuyết Trên thực tế, sẽ là k h ô n g khả thi, bởi vì v i ệc
mua bán ngoại tệ trực tiếp giữa nhà xuất khẩu và nhập khẩu có các hạn chế sau đây:
; v í • S ' , • r r í Ị ? 1 !
- Không khớp với nhau về mặt thời gian
- Không khớp với nhau về mặt không gian
- Không khớp với nhau về mặt tiền tệ
- Không khớp với nhau về mặt số lượng
{■ > :: •
1.'"- ỉ i A ị