1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu, đề xuất chương trình quan trắc tổng thể môi trường nước lưu vực sông cả

109 626 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 3,75 MB

Nội dung

Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu, đề xuất chương trình quan trắc tổng thể môi trường nước lưu vực sông Cả làm cơ sở pháp lý thực hiện quan trắc môi trường nước định kỳ hàng năm trên bình

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯

TRIỆU PHƯƠNG THẢO

NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC TỔNG THỂ MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG CẢ

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng toàn bộ số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn

là trung thực và chưa hề được bảo vệ một học vị nào

Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc

Hà Nội, ngày tháng năm 2014

Tác giả luận văn

Triệu Phương Thảo

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Hồ Thị Lam Trà người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn để tôi có thể thực hiện tốt luận văn này Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, quý phòng ban cùng toàn thể các thầy cô giáo trong Khoa Môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã trực tiếp giảng dạy, truyền thụ kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập

Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Trung tâm Quan trắc môi trường - Tổng cục Môi trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và công tác Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới toàn thể bạn bè đồng nghiệp tại phòng Quan trắc môi trường đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài này

Xin chân thành cảm ơn chính quyền địa phương, lãnh đạo các phòng ban chuyên môn trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã nhiệt tình cộng tác và giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra, khảo sát và thu thập số liệu trên hiện trường

Cuối cùng, tôi xin tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè những người đã quan tâm, ủng hộ tôi trong suốt quá trình học và thực hiện đề tài nghiên cứu này

Hà Nội, ngày tháng năm 2014

Tác giả luận văn

Triệu Phương Thảo

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC BẢNG vi

DANH MỤC HÌNH viii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT x

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục đích và yêu cầu của đề tài 2

2.1 Mục đích nghiên cứu 2

2.2 Yêu cầu của đề tài 2

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

1.1 Cơ sở lý luận của quan trắc chất lượng nước 3

1.1.1 Một số khái niệm và thuật ngữ liên quan 3

1.1.2 Phương pháp tiếp cận thiết kế mạng lưới quan trắc tổng thể LVS 4

1.2 Cơ sở thực tiễn quan trắc chất lượng nước 7

1.2.1 Hệ thống quan trắc chất lượng nước toàn cầu (GEMS/Water) 7

1.2.2 Hệ thống quan trắc chất lượng nước tại Việt Nam 10

1.3 Cơ sở pháp lý của quan trắc và bảo vệ môi trường nước 30

1.3.1 Các bộ luật liên quan 30

1.3.2 Các văn bản dưới Luật 31

1.3.3 Các quy chuẩn môi trường liên quan tới quan trắc chất lượng nước LVS 32

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 34

2.2 Nội dung nghiên cứu 34

2.2.1 Các nguồn áp lực dọc LVS Cả trên địa bàn tỉnh Nghệ An 34

Trang 5

2.2.2 Đánh giá hiện trạng mạng lưới quan trắc và chất lượng môi trường

nước LVS Cả trên địa bàn tỉnh Nghệ An 34

2.2.3 Đề xuất chương trình quan trắc tổng thể môi trường nước lưu vực sông sông Cả 34

2.3 Phương pháp nghiên cứu 35

2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 35

2.3.2 Phương pháp kiểm kê nguồn thải 35

2.3.3 Phương pháp ước tính nguồn thải 36

2.3.4 Phương pháp điều tra khảo sát 40

2.3.5 Phương pháp lựa chọn điểm quan trắc 41

2.3.6 Phương pháp kế thừa 43

2.3.7 Phương pháp chuyên gia 43

2.3.8 Phương pháp xử lý số liệu 43

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 44

3.1 Các nguồn áp lực dọc LVS Cả trên địa bàn tỉnh Nghệ An 44

3.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội LVS Cả trên địa bàn tỉnh Nghệ An 44

3.1.2 Các nguồn thải chính trên LVS Cả thuộc địa bàn tỉnh Nghệ An 53

3.1.3 Phân bố các nguồn thải trên LVS Cả thuộc tỉnh Nghệ An 61

3.2 Đánh giá hiện trạng mạng lưới quan trắc và chất lượng môi trường nước LVS Cả trên địa bàn tỉnh Nghệ An 62

3.2.1 Hiện trạng mạng lưới quan trắc môi trường nước LVS Cả thuộc tỉnh Nghệ An 62

3.2.2 Diễn biến chất lượng nước LVS Cả trên địa bàn tỉnh Nghệ An 65

3.2.3 Đánh giá ưu nhược điểm của mạng lưới quan trắc môi trường nước LVS Cả tỉnh Nghệ An 68

3.3 Đề xuất chương trình tổng thể quan trắc nước LVS Cả 70

3.3.1 Đề xuất các điểm quan trắc 70

3.3.2 Đề xuất về thành phần môi trường quan trắc 80

3.3.3 Đề xuất các thông số quan trắc 81

3.3.4 Đề xuất thời gian và tần suất quan trắc 85

Trang 6

3.3.5 Đề xuất chương trình QA/QC 91

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 95

Kết luận 95

Kiến nghị 96

TÀI LIỆU THAM KHẢO 97

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Trang

Bảng 1.1 Các nước thành viên của Hệ thống GEMS/Water 8

Bảng 1.2 Số lượng dữ liệu của các đợt quan trắc của hệ thống GEMS/Water 10

Bảng 1.3 Các loại hình quan trắc thuộc mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia 13

Bảng 1.4 Danh sách 21 trạm quan trắc thuộc mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia 14

Bảng 1.5 Tình hình thực hiện quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia 16

Bảng 1.6 Danh sách các trạm quan trắc không thuộc Bộ Tài nguyên &

Môi trường 17

Bảng 1.7 Thông tin về các LVS chính ở Việt Nam 18

Bảng 1.8 Thông tin về tình hình thiết kế các chương trình quan trắc tổng thể 29

Bảng 1.9 Thông tin về các nhiệm vụ thiết kế Chương trình quan trắc tổng thể của Trung tâm Quan trắc môi trường - Tổng cục Môi trường 30

Bảng 2.1 Tải lượng ô nhiễm trung bình trên đầu người theo WHO 36

Bảng 2.2 Định mức tải lượng ô nhiễm trồng trọt theo WHO 38

Bảng 2.3 Định mức tải lượng ô nhiễm chăn nuôi theo WHO 38

Bảng 2.4 Hệ số thực nghiệm phát sinh CTR của các loài vật nuôi 39

Bảng 2.5 Định mức phát sinh CTR y tế theo WHO 40

Bảng 3.1 Phân bố diện tích một số sông nhánh lớn của hệ thống sông Cả trên địa bàn tỉnh Nghệ An 46

Bảng 3.2 Đặc trưng hình thái một số tiểu LVS trên LVS Cả 46

Bảng 3.3 Nhiệt độ không khí trung bình (0C) trên địa bàn tỉnh Nghệ An 48

Bảng 3.4 Tổng hợp mực nước và lượng mưa các Trạm Thủy văn

thuộc LVS Cả trên địa bàn tỉnh Nghệ An 49

Bảng 3.5 Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế tỉnh Nghệ An 52

Trang 8

Bảng 3.6 Ước tính lượng nước thải sinh hoạt và tải lượng các chất ô

nhiễm trong nguồn nước thải sinh hoạt trên LVS Cả thuộc địa

bàn tỉnh Nghệ An năm 2011-2012 54

Bảng 3.7 Ước tính lượng chất thải rắn sinh hoạt của LVS Cả

trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2011 - 2012 55

Bảng 3.8 Ước tính lượng nước hồi quy từ hoạt động trồng trọt trên LVS

Cả thuộc tỉnh Nghệ An năm 2011-2012 55

Bảng 3.9 Thống kê số lượng vật nuôi và ước tính tổng nước thải chăn

nuôi trên LVS Cả thuộc tỉnh Nghệ An năm 2011-2012 56

Bảng 3.10 Ước tính tải lượng chất ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi trên

Bảng 3.18 Mô tả vị trí các điểm quan trắc đề xuất mới trên LVS Cả 76

Bảng 3.19 Các thông số quan trắc chất lượng phân theo thành phần môi

trường trên LVS Cả thuộc địa bàn tỉnh Nghệ An 83

Bảng 3.20 Danh sách các điểm được quan trắc bổ sung các thông số đặc

thù trên LVS Cả 86

Bảng 3.21 Phương pháp lấy mẫu và đo đạc hiện trường 91

Bảng 3.22 Phương pháp phân tích các thông số trong phòng thí nghiệm 92

Trang 9

DANH MỤC HÌNH

Trang

Hình 1.1 Các bước xây dựng chương trình quan trắc tổng thể LVS 5

Hình 1.2 Các nước thành viên của hệ thống GEMS/Water trên thế giới 8

Hình 1.3 Phân bố các trạm quan trắc thuộc hệ thống GEMS/Water trên thế giới 9

Hình 1.4 Cấu trúc mạng lưới quan trắc môi trường Việt Nam 13

Hình 1.5 Hệ thống các điểm quan trắc thuộc mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia 15

Hình 1.6 Sơ đồ vị trí các LVS chính trên địa bàn cả nước 19

Hình 1.7 Hàm lượng NH4+ đoạn qua Thái Nguyên năm 2007 - 2011 21

Hình 1.8 Hàm lượng BOD5 trên sông Cầu đoạn qua Bắc Ninh, Bắc Giang giai đoạn 2007-2011 21

Hình 1.9 Hàm lượng COD trên sông Ngũ Huyện Khê giai đoạn 2007 -2011 21

Hình 1.10 Hàm lượng BOD5 tại một số sông trong nội thành Hà Nội 23

Hình 1.11 Hàm lượng COD một số sông trong nội thành Hà Nội 23

Hình 1.12 Diễn biến hàm lượng COD dọc sông Đáy giai đoạn 2007 - 2011 24

Hình 1.13 Diễn biến hàm lượng BOD5trên phụ lưu sông Đồng Nai 25

Hình 1.14 Diễn biến hàm lượng BOD5 trên sông Đồng Nai đoạn qua

TP Biên Hòa năm 2007 – 2011 25

Hình 1.15 Diễn biến hàm lượng N-NH4+ tại khu vực trung lưu sông Đồng Nai giai đoạn 2007 - 2011 26

Hình 1.16 Diễn biến giá trị BOD5 trên sông Sài Gòn năm 2007 - 2011 27

Hình 1.17 Hàm lượng N-NH4+ tại phân lưu: sông Thị Vải, Lòng Tàu, Đồng Tranh năm 2007 – 2011 27

Hình 2.1: Mô tả phương pháp lựa chọn điểm quan trắc 42

Hình 3.1 Sơ đồ Lưu vực sông Cả trên địa bàn tỉnh Nghệ An 45

Hình 3.2 Diễn biến dân số tỉnh Nghệ An giai đoạn 2005 - 2010,

dự báo tới năm 2020 51

Trang 10

Hình 3.3 Sơ đồ phân bố các nguồn thải chính trên LVS Cả thuộc địa bàn 62

Hình 3.4 Sơ đồ các điểm quan trắc thuộc mạng lưới quan trắc môi trường

nước LVS Cả hiện có trên địa bàn tỉnh Nghệ An 63

Hình 3.5 Giá trị một số thông số quan trắc chất lượng nước trên sông Cả

giai đoạn 2011 - 2013 66

Hình 3.6 Giá trị một số thông số chất lượng nước sông Hiếu

giai đoạn 2011 - 2013 67

Hình 3.7 Giá trị một số thống số quan trắc chất lượng nước trên các Phụ

lưu sông thuộc địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011 - 2013 68

Hình 3.8 Sơ đồ vị trí các điểm quan trắc đề xuất trên LVS Cả 70

Hình 3.9 So sánh số lượng các điểm quan trắc trong chương trình mới với

các điểm quan trắc của địa phương 71

Hình 3.10 Sơ đồ các điểm quan trắc đề xuất kèm theo các nguồn thải

trên LVS Cả tỉnh Nghệ An 80

Trang 11

GEMS/Water Hệ thống quan trắc chất lượng nước toàn cầu

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam có hơn 2.360 con sông có chiều dài từ 10km trở lên, có 109 sông chính, 16 LVS có diện tích lưu vực lớn hơn 2.500 km2, có 10/16 lưu vực có diện tích trên 10.000 km2 với tổng diện tích các LVS lên đến 1.167.000 km2, trong đó, phần lưu vực nằm ngoài diện tích lãnh thổ chiếm đến 72% (Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2013) Lưu vực sông có vai trò rất quan trọng trong sinh hoạt cũng như sản xuất của người dân xung quanh lưu vực Những năm gần đây, do nhiều nguyên nhân,

ở hạ lưu hầu hết các LVS, tình trạng suy giảm nguồn nước dẫn tới thiếu nước, khan hiếm nước không đủ cung cấp cho sinh hoạt, sản xuất đang diễn ra ngày một thường xuyên hơn, trên phạm vi rộng lớn hơn và ngày càng nghiêm trọng, gây tác động lớn đến môi trường sinh thái các dòng sông, gia tăng nguy cơ kém bền vững của tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo và phát triển xã hội

Thêm vào đó, chất lượng nước các LVS ở Việt Nam đang có dấu hiệu ô nhiễm và suy thoái nghiêm trọng do phải tiếp nhận chất thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản, thủy điện, làng nghề Các

hệ sinh thái rừng tự nhiên duy trì nguồn sinh thủy từ thượng nguồn các lưu vực cũng bị suy giảm trên diện rộng do nạn phá rừng, canh tác công - nông nghiệp, khai khoáng và xây dựng cơ sở hạ tầng

Sự bùng nổ dân số cùng với tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa nhanh chóng

đã tạo ra một sức ép lớn tới môi trường sống, đặc biệt là môi trường nước các lưu vực sông chính tại Việt Nam Vấn đề ô nhiễm nước sông đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết Chính vì vậy, liên tục từ năm 2005 đến nay, Cục Bảo vệ môi trường trước đây, nay là Tổng cục Môi trường đã giao Trung tâm Quan trắc môi trường thiết kế và tổ chức thực hiện 10 chương trình quan trắc tổng thể môi trường không khí và nước, trong đó có 7 chương trình quan trắc tổng thể môi trường nước các LVS chính và quan trọng trong toàn quốc, gồm các LVS: Cầu, Nhuệ-Đáy, Đồng Nai, Mã, Hồng-Thái Bình, Đà, Vu Gia-Thu Bồn và quan trắc môi trường nước mặt vùng Tây Nam bộ Các chương trình quan trắc được thực hiện tại các LVS nêu trên trong các năm qua đã góp phần cung cấp chuỗi số liệu về hiện trạng và diễn biến

Trang 13

chất lượng môi trường nước các LVS, phục vụ đắc lực cho công tác quản lý và bảo

vệ môi trường các LVS Tuy nhiên, đến nay, còn có rất nhiều các lưu vực sông chính khác của Việt Nam vẫn chưa có chương trình quan trắc tổng thể được thiết kế

và trình cấp có thẩm quyền ban hành, làm cơ sở cho việc thực hiện quan trắc định

kỳ hàng năm Trong khi đó, chất lượng môi trường nước các LVS ngày càng có dấu hiệu bị ô nhiễm, suy thoái nhưng các cơ quan quản lý lại thiếu các số liệu quan trắc môi trường nước trên bình diện toàn lưu vực để theo dõi, giám sát vấn đề này Do

đó, việc “Nghiên cứu, đề xuất chương trình quan trắc tổng thể môi trường nước

lưu vực sông Cả” có ý nghĩa khoa học và phù hợp với yêu cầu thực tế

2 Mục đích và yêu cầu của đề tài

2.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu, đề xuất chương trình quan trắc tổng thể môi trường nước lưu vực sông Cả làm cơ sở pháp lý thực hiện quan trắc môi trường nước định kỳ hàng năm trên bình diện quốc gia

2.2 Yêu cầu của đề tài

Chương trình quan trắc tổng thể môi trường nước được xây dựng phù hợp với lưu vực sông Cả và có khả năng áp dụng thực tế

Trang 14

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Cơ sở lý luận của quan trắc chất lượng nước

1.1.1 Một số khái niệm và thuật ngữ liên quan

1.1.1.1 Lưu vực sông (LVS):

Theo Luật Tài nguyên Nước năm 2012 Lưu vực sông là “vùng đất mà trong phạm vi đó nước mặt, nước dưới đất chảy tự nhiên vào sông và thoát ra một cửa chung hoặc thoát ra biển” LVS gồm có LVS liên tỉnh và LVS nội tỉnh Trong đó:

LVS liên tỉnh là LVS nằm trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc

Trung ương trở lên

LVS nội tỉnh là LVS nằm trên địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương 1.1.1.2 Quan trắc môi trường:

Theo Luật Bảo vệ môi trường 2005 “Quan trắc môi trường là quá trình theo dõi có hệ thống về môi trường, các yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin phục vụ đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác

động xấu đối với môi trường”

1.1.1.3 Chương trình quan trắc tổng thể là một chương trình quan trắc được lập

ra nhằm đáp ứng một số mục tiêu nhất định, trong đó bao gồm những yêu cầu về thông tin, địa điểm quan trắc, thành phần môi trường và thông số quan trắc, tần suất và thời gian quan trắc, các yêu cầu về trang thiết bị, phương pháp phân tích,

đo, thử; yêu cầu về nhân lực và kinh phí thực hiện

1.1.1.4 Bảo đảm chất lượng (QA: Quality Assurance) trong quan trắc môi trường

là một hệ thống tích hợp các hoạt động quản lý và kỹ thuật trong một tổ chức nhằm bảo đảm cho hoạt động quan trắc môi trường đạt được các tiêu chuẩn chất lượng đã quy định

1.1.1.5 Kiểm soát chất lượng (QC: Quality Control) trong quan trắc môi trường là

việc thực hiện các biện pháp để đánh giá, theo dõi và kịp thời điều chỉnh để đạt được độ chính xác và độ tập trung của các phép đo theo yêu cầu của các tiêu chuẩn

Trang 15

chất lượng nhằm bảo đảm cho hoạt động quan trắc môi trường đạt các tiêu chuẩn chất lượng này

1.1.2 Phương pháp tiếp cận thiết kế mạng lưới quan trắc tổng thể LVS

1.1.2.1 Nguyên tắc thiết kế mạng lưới quan trắc tổng hợp LVS của Việt Nam

Việc thiết kế và xây dựng chương trình quan trắc tổng thể LVS ở nước ta phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản như sau:

Tuân thủ các quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, Luật Tài nguyên nước năm 2012 và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan;

Chương trình có tính mở, linh hoạt để có thể đáp ứng với những yêu cầu mới, nhất là khi có những biến động phức tạp về môi trường ở các địa phương thuộc LVS;

Kế thừa và tận dụng tối đa các điểm quan trắc đã và đang được thực hiện trên LVS nhằm khai thác, kế thừa chuỗi số liệu quan trắc đã có

Chương trình quan trắc được thiết kế không thay thế cho chương trình quan trắc của địa phương Mục tiêu quan trắc môi trường của Trung ương là trên bình diện toàn lưu vực, không bị chia cắt bởi ranh giới hành chính của địa phương, tập trung quan trắc tại các nhánh sông chính và phản ánh được chất lượng nước của toàn lưu vực sông

Thiết kế chương trình trên bình diện toàn LVS, không bị chia cắt bởi ranh giới hành chính

1.1.2.2 Phương pháp tiếp cận thiết kế chương trình quan trắc tổng thể LVS

Phương pháp tiếp cận thiết kế chương trình quan trắc tổng thể LVS ở nước ta được quy định trong Thông tư số 21/2012/TT-BTNMT ngày 19/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc môi trường Trình tự thiết kế chương trình quan trắc tổng thể LVS được chỉ ra trong Hình 1.1

Trang 16

Hình 1.1 Các bước xây dựng chương trình quan trắc tổng thể LVS

Nguồn: Bộ Tài nguyên & Môi trường, 2012 Bước 1: Xác định mục tiêu quan trắc và nhu cầu thông tin cần thu thập

Căn cứ vào nhu cầu và sự cần thiết để xây dựng chương trình tổng thể môi trường nước lưu vực sông, làm cơ sở để tiến hành quan trắc định kỳ hàng năm, theo dõi diễn biến chất lượng nước các lưu vực sông theo không gian và thời gian; phục

vụ công tác kiểm tra, kiểm soát ô nhiễm nước các lưu vực sông

Bước 2 + 3: Khảo sát thực tế và xác định nguồn tác động

Dựa trên các thông tin thu thập được sẽ tiến hành khảo sát thực tế Việc khảo sát thực tế để nhằm thu thập, cập nhật thêm các thông tin về nguồn thải, mạng lưới quan trắc môi trường địa phương, quy hoạch sử dụng nước, để nhằm rà soát và lựa chọn chính xác các điểm quan trắc phù hợp

Bước 4 +5 : Xác định kiểu, loại quan trắc và thành phần môi trường quan trắc và thông số quan trắc

Căn cứ vào mục tiêu quan trắc để xác định kiểu, loại quan trắc cho phù hợp Đồng thời, dựa trên thông tin về điểm quan trắc cũng như những nguồn tác

động trong khu vực quan trắc

Bước 4: Xác định kiểu, loại quan

Bước 8: Xác định Phương pháp lấy mẫu và phân tích

Bước 9: Xác định quy trình lấy, bảo quản và xử lý mẫu, loại và số lượng mẫu (QC)

Bước 10: Lựa chọn dụng cụ

và các thiết bị quan trắc

Bước 11: Xác định phương tiện vận chuyển mẫu

Bước 12: Lập kế hoạch thực hiện QA/QC

Bước 13: Bố trí nhân lực thực hiện chương trình quan trắc

Bước 14: Lập dự toán kinh phí thực hiện chương trình

quan trắc Bước 15: lập danh sách các

tổ chức, cá nhân tham gia

Trang 17

động tại mỗi điểm quan trắc để xác định thành phần và thông số quan trắc Với mục tiêu quan trắc chất lượng nước sông sẽ tập trung đánh giá chất lượng nước mặt lục địa thông qua nhóm các thông số lý hóa cơ bản, các thông số hữu cơ, dinh dưỡng và nhóm các thông số kim loại Tuy nhiên, tùy vào đặc tính các nguồn thải đặc trưng: sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, khai thác khoáng sản, để xác định các thông số đặc thù phù hợp.

Bước 6: Xác định địa điểm quan trắc

Dựa trên kết quả khảo sát thực tế dự kiến của các điểm trên LVS; Căn cứ vào mục tiêu quan trắc, đặc điểm nguồn thải, điều kiện khí tượng - thuỷ văn trong khu vực sẽ tiến hành lựa chọn địa điểm quan trắc đại diện và đặc trưng nhằm đánh giá các tác động môi trường của các lưu vực sông (bao gồm: tên điểm quan trắc, kinh độ, vĩ độ ) và tiến hành mã hoá, biểu diễn các điểm quan trắc dự kiến trên sơ đồ, bản đồ

Bước 7: Xác định tần suất và thời gian quan trắc

Căn cứ vào đặc điểm nguồn thải, mục tiêu quan trắc, đặc điểm khí hậu tại khu vực quan trắc sẽ xác định tần suất và thời gian quan trắc phù hợp

Bước 8: Xác định phương pháp quan trắc và phân tích môi trường

Căn cứ vào văn bản, quy định hiện hành của Bộ Tài nguyên và Môi trường

về quy trình quan trắc môi trường cho các thành phần môi trường và căn cứ vào năng lực, trang thiết bị quan trắc và phân tích môi trường cho phù hợp

Bước 9: Xác định quy trình lấy, bảo quản và xử lý mẫu, loại và số lượng mẫu (QC)

Căn cứ vào SOP trong quan trắc và phân tích môi trường nước để thực hiện quy trình lấy mẫu, bảo quản và xử lý mẫu theo đúng các quy định hiện hành của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Bước 10: Lựa chọn dụng cụ và các thiết bị quan trắc

Căn cứ vào thành phần môi trường cần quan trắc để xác định các dụng cụ lấy mẫu và thiết bị đo nhanh hiện trường cho phù hợp

Bước 11: Xác định phương tiện vận chuyển mẫu

Bước 12: Xây dựng chương trình QA/QC

Trang 18

Xây dựng chương trình đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc môi trường (QA/QC) và kế hoạch thực hiện chương trình bảo đảm chất lượng, kiểm soát chất lượng (QAPP);

Bước 13: Bố trí nhân lực thực hiện chương trình quan trắc

Bước 14: Lập dự toán kinh phí thực hiện chương trình quan trắc

Căn cứ vào kinh phí được cấp hàng năm để xây dựng dự toán kinh phí thực hiện chương trình quan trắc phù hợp

Bước 15: Lập danh sách các tổ chức, cá nhân tham gia

Trong quá trình triển khai, cần tăng cường phối hợp thực hiện với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong Tổng cục Môi trường và địa phương

1.2 Cơ sở thực tiễn quan trắc chất lượng nước

1.2.1 Hệ thống quan trắc chất lượng nước toàn cầu (GEMS/Water)

Hệ thống GEMS/Water là mạng lưới quan trắc môi trường nước toàn cầu cung cấp các thông tin về hiện trạng và diễn biến chất lượng môi trường nước lục địa của các quốc gia trên thế giới Hệ thống này được xây dựng dựa trên đề xuất của

cơ quan môi trường Canada vào năm 1987 Hệ thống này hiện nay được điều hành bởi một số cơ quan của tổ chức Liên Hiệp Quốc như: Cơ quan Bảo vệ môi trường toàn cầu (UNEP), Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESSCO), Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO), Cơ quan Năng lượng nguyên tử thế giới (IAEA) và một số tổ chức liên quan tới môi trường nước toàn cầu, cùng chính phủ các quốc gia thành viên

Tính đến hết năm 2012, Toàn bộ hệ thống GEMS/Water có 3.869 trạm quan trắc chất lượng nước được phân bố ở hầu hết các quốc gia trên thế giới Trong đó, châu Mỹ có số lượng trạm quan trắc lớn nhất 2.446 trạm, tiếp đó là châu Á 596 trạm, châu Phi với 368 trạm, châu Âu với 344 trạm và châu Úc với 39 trạm Hình 1.2 chỉ ra bản đồ các quốc gia thành viên của hệ thống GEMS/Water

Trang 19

Vùng Châu phi Châu Mỹ Châu Á Châu Âu Châu Úc Tổng số

Bảng 1.1 Các nước thành viên của Hệ thống GEMS/Water

Vùng Số quốc gia Tên Quốc gia

Burundi, D.R.Congo, Gambia, Ghana, Kenya, Mali, Niger, Senegal, S Africa, Uganda, Tanzania

Argentina, Bolivia, Brazil, Canada, Chile, Colombia, Cuba, Ecuador, Guatemala, Mexico, Palama, Peru, USA, Uruguay

Egypt, Iran, Iraq, Israel, Jordan, Kuwail, Lybian, Arab, Jamahiriya, Pakistan, Morocco, Saudi Arabia, Sudan, Tunisia

Trang 20

Vùng Số quốc gia Tên Quốc gia

Austria, Belgium, Denmark, Finland, France, Germany, Luxembourg, Greece, Hungary, Ireland, Italy, Lithuania, Nertherlands, Norway, Poland, Portugal, Russian Federation, Spain, Sweden, Switzerland, Turkey, United Kingdom

Đông Nam Á 10 Bangladesh, Cambodia, India, Indonesia, Lao,

Nepal, Pakistan, Sri Lanka, Thailand, Vietnam Đông Á/

Australia, China, Fiji, Hong Kong, Japan, Republic of Korea, Indonesia, Malaysia, New Zealand, Philipines, Papua New Guine

Hình 1.3 Phân bố các trạm quan trắc thuộc hệ thống GEMS/Water trên thế giới

Trang 21

Với các điểm quan trắc dày đặc được phân bố trên phạm vi toàn cầu hệ thống GEMS/Water hàng năm cung cấp một chuỗi các dữ liệu liên quan tới các thông số

lý, hóa, sinh học của môi trường nước lục địa tại nhiều quốc gia trên thế gới (Bảng 1.2)

Bảng 1.2 Số lượng dữ liệu của các đợt quan trắc của hệ thống GEMS/Water

(Đơn vị: dữ liệu)

Vùng Hóa học Vật lý/

Chất dinh dưỡng

Các ion chính

Các kim loại

Vật chất hữu cơ

Các chất

ô nhiễm hữu cơ

Vi sinh vật

Mẫu thủy sinh

Thời gian hoạt động

Châu phi 77.945 83.982 116.310 11.531 7.708 2.282 8.165 313 1977-2010 Châu Mỹ 232.311 231.994 262.138 313.717 43.031 603.106 27.728 13.835 1965-2012 Châu Á 270.996 159.558 167.623 104.652 59.110 10.567 49.921 83.609 1969-2012 Châu Âu 271.095 158.652 147.287 217.559 78.511 49.024 41.299 78.075 1974-2011 Châu Úc 267.345 111.839 11.160 3.199 14.356 1.438 14.462 22.619 1979-2011

Tổng 1.119.712 746.025 704.518 650.657 202.716 666.417 141.575 198.451 1965-2012

Nguồn: UNEP, 2013

Với các thông số và dữ liệu quan trắc dày đặc, cập nhập liên tục hệ thống GEMS/Water đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc đánh giá hiện trạng và diễn biến chất lượng môi trường nước lục địa trên phạm vi toàn cầu góp phần quan trọng phục vụ phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường cho nhiều quốc gia trên thế giới

1.2.2 Hệ thống quan trắc chất lượng nước tại Việt Nam

1.2.2.1 Sơ lược về mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia

a, Lịch sử hình thành

Mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê

duyệt ngày 29 tháng 01 năm 2007 theo Quyết định số 16/2007/QĐ-TTg về việc “Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia đến 2020”

Trong Quyết định này đã chỉ rõ Trung tâm Quan trắc môi trường là Trung tâm đầu mạng của mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia

Tính đến thời điểm năm 2014, trên địa bàn cả nước có 21 Trạm quan trắc môi trường quốc gia và 56 Trung tâm Quan trắc môi trường địa phương Như vậy, sau 20 năm hình thành và phát triển, mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia và

các địa phương đã từng bước lớn mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng

Trang 22

b, Quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường nước ở Việt Nam

Ngày 29 tháng 01 năm 2007 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số

16/2007/QĐ-TTg phê duyệt “Quy hoạch mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia đến 2020” Theo Quyết định này việc xây dựng mạng lưới quan

trắc tài nguyên và môi trường của nước ta được thực hiện theo 3 giai đoạn với những mục tiêu cụ thể

Giai đoạn 1: từ 2007 - 2010 tập trung thực hiện các mục tiêu như sau:

Xây dựng và hoàn thiện cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý và điều hành; đào tạo bổ sung đội ngũ quan trắc viên, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia;

Bổ sung, sửa đổi các quy định, quy trình, quy phạm, chỉ tiêu quan trắc một cách đồng bộ, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ quan trắc của từng lĩnh vực tài nguyên và môi trường cụ thể;

Củng cố và từng bước hiện đại hoá các trạm quan trắc tài nguyên và môi trường hiện có; xây dựng và đưa vào vận hành ít nhất 1/3 số trạm dự kiến xây mới, trọng tâm là những khu vực, những yếu tố quan trắc có nhu cầu cấp bách phục vụ phòng chống thiên tai và bảo vệ môi trường;

Xây dựng, củng cố, nâng cấp các trung tâm thông tin, tư liệu môi trường, tài nguyên nước, khí tượng thủy văn; tăng cường năng lực và bảo đảm truyền tin thông suốt giữa các trạm quan trắc, các trung tâm thông tin, tư liệu tài nguyên và môi trường; tạo lập, quản lý và khai thác có hiệu quả cơ sở dữ liệu quan trắc tài nguyên

và môi trường

Giai đoạn 2: Từ năm 2011 đến năm 2015, tập trung thực hiện các mục tiêu như:

Tiếp tục củng cố và hiện đại hoá các trạm quan trắc tài nguyên và môi trường

đã có; xây dựng và đưa vào vận hành ít nhất 1/2 số trạm còn lại;

Nâng cấp cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường, bảo đảm thông tin thông suốt, đồng bộ, có hệ thống và độ tin cậy cao;

Tiếp tục đào tạo bổ sung đội ngũ quan trắc viên, đáp ứng đủ nhu cầu cán bộ của mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia

Trang 23

Giai đoạn 3: Từ năm 2016 - 2020, thực hiện các mục tiêu:

Hoàn thành việc xây dựng và đưa vào hoạt động có hiệu quả các trạm quan trắc trong Quy hoạch, bảo đảm tính hợp lý, thống nhất, đồng bộ, hiện đại của mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia;

Nâng cao năng lực đội ngũ quan trắc viên, kỹ thuật viên và cán bộ quản lý, đáp ứng tốt yêu cầu hoạt động của mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia

Theo nội dung quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia được chia thành 2 mạng lưới cơ bản: Mạng lưới quan trắc nền và mạng lưới quan trắc tác động

Mạng lưới quan trắc môi trường nền: Được xây dựng trên nguyên tắc kế

thừa các trạm, điểm quan trắc môi trường đã có thuộc mạng lưới quan trắc môi trường không khí và nước do Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn (trước đây) và mạng lưới quan trắc môi trường nước dưới đất do Tổng cục Địa chất (trước đây) quản lý Nay, Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn quốc gia và Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đều đã nhập về Bộ Tài nguyên và Môi trường, do Bộ quản lý và giao nhiệm vụ quan trắc môi trường nền trực tiếp

Mạng lưới quan trắc môi trường tác động: Được xây dựng trên nguyên tắc

kế thừa các trạm, điểm quan trắc môi trường đã có thuộc mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia trước đây do Tổng cục Môi trường quản lý, và một số trạm, điểm quan trắc môi trường do Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia và Cục Địa chất

và Khoáng sản Việt Nam quản lý thực hiện Theo Quyết định số TTg, Trung tâm Quan trắc môi trường thuộc Tổng cục Môi trường được xác định là Trung tâm đầu mạng, thực hiện vai trò chỉ huy, điều hành hoạt động của toàn mạng lưới

16/2007/QĐ-Bản quy hoạch cũng chỉ rõ các loại hình quan trắc cụ thể được thực hiện đối với từng mạng lưới quan trắc (Bảng 1.3)

Trang 24

Bảng 1.3 Các loại hình quan trắc thuộc mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia STT Mạng lưới Loại hình quan trắc

Trạm vùng quan trắc nền nước dưới đất

và Môi trường) Cấu trúc của mạng lưới quan trắc môi trường của nước ta được thể hiện trong Hình 1.4

Hình 1.4 Cấu trúc mạng lưới quan trắc môi trường Việt Nam

Trang 25

Mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia

Tính đến trước thời điểm có Quyết định số 16/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thì mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia gồm 21 trạm (Bảng 1.4) thực hiện quan trắc các thành phần môi trường như: Nước mặt lục địa, nước dưới đất, nước mưa, nước biển, đất, phóng xạ, không khí xung quanh và tiếng ồn, chất thải rắn, môi trường lao động, y tế và công nghiệp…tại hàng nghìn điểm quan trắc trên toàn quốc (Hình 1.5) với tần suất quan trắc dao động từ 2 - 6 lần/năm

Bảng 1.4 Danh sách 21 trạm quan trắc thuộc mạng lưới quan trắc môi trường

quốc gia

1 QT&PTMT đất Miền Bắc 12 QT&PTMT mưa axit 1

2 QT&PTMT đất Miền Nam 13 QT&PTMT mưa axit 2

3 QT&PTMT đất Tây Nguyên và

4 QT&PTMT vùng Đất liền 1 15 QT&PTMT Hóa học-Phóng xạ 1

5 QT&PTMT vùng Đất liền 2 16 QT&PTMT Hóa học-Phóng xạ 2

6 QT&PTMT vùng Đất liền 3 17 QT&PTMT Hóa học-Phóng xạ 3

7 QT&PTMT vùng ven biển 1

9 QT&PTMT vùng ven biển 3

10 QT&PTMT vùng biển khơi 4

QT&PTMT nước sông Huế

Trang 26

Hình 1.5 Hệ thống các điểm quan trắc thuộc mạng lưới quan trắc môi trường

quốc gia

Sau khi có Quyết định số 16/2007QĐ-TTg, mạng lưới môi trường quốc gia được quy hoạch để nâng cấp, bổ sung thêm số điểm và số trạm quan trắc Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khách quan và tình hình thiếu nguồn vốn đầu tư nên quy hoạch mạng lưới quan trắc quốc gia được thực hiện rất chậm, không đúng theo như tiến độ đã đề ra

Trang 27

Bảng 1.5 Tình hình thực hiện quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường

quốc gia

Giai đoạn 2007 – 2010 Theo quy

hoạch

Thực tế triển khai

Tỷ lệ % so với quy hoạch

Nguồn: Tổng cục Môi trường, 2010 Mạng lưới quan trắc môi trường địa phương

Bên cạnh mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia các địa phương trong cả nước đã thành lập đơn vị trực thuộc thực hiện chức năng quan trắc môi trường, theo dõi và giám sát chất lượng môi trường không khí và nước trên địa bàn của địa phương mình Việc thành lập mạng lưới quan trắc môi trường của các địa phương được thực hiện theo quy định và hướng dẫn của Nghị định số 81/2007/NĐ-CP ngày 23/5/2007 của Chính phủ quy định tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường tại cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước và Thông tư liên tịch số 12/2007/TTLT-BTNMT-BNV ngày 27/12/2007 giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường

và Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 81/2007/NĐ-CP Tính đến thời điểm năm 2014, trên địa bàn cả nước đã có tổng số 56 Trung tâm Quan trắc môi trường địa phương trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Một số các địa phương có nguồn lực kinh tế dồi dào do nhận được nguồn kinh phí lớn từ ngân sách Nhà nước, nguồn vốn đầu tư từ các dự án trong và ngoài nước như:

Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bình Dương…có tiềm lực tài chính, trang thiết bị, con người được đầu tư khá mạnh Các địa phương còn lại

do nguồn vốn đầu tư ít nên hoạt động quan trắc môi trường chưa đáp ứng được với yêu cầu thực tế của địa phương

Trang 28

Mạng lưới quan trắc do các Bộ/Ngành khác quản lý

Bên cạnh hệ thống các trạm quan trắc do Bộ Tài nguyên & Môi trường quản

lý thì một số bộ ngành khác cũng có các trạm quan trắc phục vụ quá trình theo dõi, giám sát chất lượng môi trường Cụ thể như trong Bảng 1.6

Bảng 1.6 Danh sách các trạm quan trắc không thuộc Bộ Tài nguyên &

Môi trường

Bộ Giáo dục và Đào tạo

1 Trạm vùng tác động Đồng bằng sông Hồng (Trạm vùng đất liền 1) ĐH Xây dựng Hà Nội Hiện có, vẫn hoạt động

2 Trạm vùng tác động Đông Nam Bộ (Trạm vùng đất liền 3)

Viện Tài nguyên và Môi trường-ĐH Quốc gia Tp HCM

Hiện có, vẫn hoạt động

3 Trạm QT&PT môi trường nước sông Hương ĐH Khoa học Huế Hiện có, vẫn hoạt động

4 Trạm vùng tác động Nam Trung Bộ (Trạm vùng đất liền 2) Hiện có, vẫn hoạt động

5 Trạm vùng biển khơi miền Nam Khu khai thác dầu khí Việt – Xô Hiện có, vẫn hoạt động

6 Trạm vùng phóng xạ - hoá học miền Trung Bộ Tư lệnh Hóa học Hiện có, vẫn hoạt động

Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn

7 Trạm vùng biển khơi miền Đông Nam Bộ Hiện có, vẫn hoạt động

11 Trạm quan trắc mưa axit khu vực phía Nam Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam Hiện có, vẫn hoạt động

Tại Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Tại Bộ Khoa học và Công nghệ

15 Trạm vùng phóng xạ miền Bắc Viện nguyên tử quốc gia Năng lượng Hiện có, vẫn hoạt động

16 Trạm vùng phóng xạ miền Nam Viện Hạt nhân Đà Lạt Hiện có, vẫn hoạt

động

Nguồn: TT Quan trắc môi trường - Tổng cục Môi trường, 2013

Trang 29

1.2.2.2 Tình hình quan trắc chất lượng các LVS

a, Giới thiệu hệ thống các LVS chính

Việt Nam có hệ thống sông ngòi dày đặc, ¾ diện tích là đồi núi Diện tích đồi núi tập trung chủ yếu ở vùng Đông Bắc, Tây Bắc và miền Trung, phần diện tích còn lại là châu thổ và đồng bằng phù sa, chủ yếu là ĐBSH và ĐBSCL

Việt Nam có hơn 2.360 con sông có chiều dài 10km trở lên, trong đó có 109 sông chính.Với diện tích lưu vực lớn hơn 2500 km2 thì toàn quốc có 16 LVS, 10/16 lưu vực có diện tích trên 10.000 km2 Các LVS có diện tich lớn như Bằng Giang - Kỳ Cùng, Hồng - Thái Bình, Mã, Cả, Vu Gia - Thu Bồn, Ba, Sre Pook ( thuộc LVS Mê Công), Sê San, Đồng Nai, Mê Công Ngoài các lưu vực trên còn lưu vực với diện tích

từ 2.500 - 10.000 km2 chiếm 37,5% bao gồm các LVS Thạch Hãn, Gianh, Hương, Trà Khúc, Kôn, nhóm các LVS vùng Đông Nam Bộ.Tổng diện tích các LVS trên cả nước lên đến 1.167.000 km2, trong đó, phần lưu vực nằm ngoài lãnh thổ chiếm đến

72% (Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, 2013) Đặc trưng của một số LVS chính ở nước

ta được trình bày trong Bảng 1.7

Bảng 1.7 Thông tin về các LVS chính ở Việt Nam

TT Hệ thống sông

Diện tích lưu vực (km 2 ) Tổng dòng chảy năm

(tỷ m 3 /năm) Ngoài

nước Trong nước Tổng Ngoài nước Trong nước Tổng

Trang 30

Hình 1.6 Sơ đồ vị trí các LVS chính trên địa bàn cả nước

b, Hiện trạng chất lượng nước các LVS Chính ở nước ta

Hiện nay, nước ta đã xây dựng một cách hoàn thiện chương trình tổng thể quan trắc chất lượng nước cho nhiều LVS lớn như: LVS Cầu, Nhuệ - Đáy, Đồng Nai, Thái Bình - Đà…Sự hoạt động hiệu quả của các chương trình này đã cung cấp các

Trang 31

thông tin chi tiết về hiện trạng chất lượng nước của một số LVS chính trên địa bàn cả nước như sau:

* LVS Cầu

LVS Cầu là lưu vực quan trọng nhất trong hệ thống sông Thái Bình Là một trong những LVS lớn ở Việt Nam, tập trung một lượng lớn dân cư của nước

ta Có vị trí địa lý đặc biệt, đa dạng và phong phú về tài nguyên cũng như về lịch

sử phát triển của các tỉnh Bắc Kạn, Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương nằm trong lưu vực của nó Đóng vai trò quan trọng cho hệ thống tưới tiêu cho nông nghiệp, vừa đảm nhiệm thoát nước đô thị Tuy nhiên, chất lượng nước tại LVS Cầu thời gian qua đã suy giảm, nhiều nơi bị ô nhiễm nghiêm trọng, nhất là các đoạn sông chảy qua các đô thị, KCN và các làng nghề thuộc các tỉnh trên

Đoạn thượng nguồn, nước sông còn giữ được tính tự nhiên vốn có do chảy qua vùng dân cư thưa thớt và hoạt động công nghiệp chưa phát triển mạnh Nhìn chung, chất lượng nước của đoạn sông này còn tương đối tốt, các chỉ tiêu chất lượng nước cho đến nay vẫn đảm bảo giới hạn cho phép đối với nguồn nước mặt loại A1 và A2 (QCVN 08:2008/BTNMT) trừ một số đoạn sông suối phụ lưu cấp 1,

2 chảy qua khu khai thác mỏ, quặng…

Đoạn trung lưu là đoạn sông Cầu bắt đầu chảy vào thành phố Thái Nguyên đến hết tỉnh Thái Nguyên Đoạn này mức độ phát triển với đa dạng hoạt động kinh tế khác thuộc nhiều loại hình và ngành nghề khác nhau Theo thống kê, đoạn sông này

đã và đang tiếp nhận một lượng lớn nước thải từ các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt, dịch vụ làm cho chất lượng nước suy giảm nhiều Riêng tỉnh Thái Nguyên sử dụng khoảng 300 triệu m3 nước/năm cho các hoạt động công nghiệp (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2013)

Nhìn chung, hầu hết các thông số quan trắc của đoạn sông này đều không đạt QCVN 08:2008/BTNMT loại A1 Một số điểm như Cầu Trà Vườn, giá trị thông số

NH4+ còn vượt quá QCVN B1 Tuy nhiên, hàm lượng các thông số có xu hướng giảm qua các năm (Hình 1.7)

Trang 32

Hình 1.7 Hàm lượng NH 4 + đoạn qua Thái Nguyên năm 2007 - 2011

(Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2013)

Đoạn sông Cầu qua tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, phần lớn các điểm quan trắc đều có giá trị các thông số vượt QCVN 08:2008 loại A1, thậm chí vượt hoặc xấp xỉ loại B1 Bên cạnh đó, giá trị một số thông số như COD, BOD5, NH4+ có xu hướng tăng, điều này cho thấy chất lượng nước đang bị suy giảm (Hình 1.8)

Hình 1.8 Hàm lượng BOD 5 trên sông Cầu

đoạn qua Bắc Ninh, Bắc Giang giai đoạn

2007-2011

Hình 1.9 Hàm lượng COD trên sông

Ngũ Huyện Khê giai đoạn 2007 -2011

(Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2013)

Trang 33

Hiện nay, nước sông Cầu có lưu lượng cát và chất lơ lửng ngày càng tăng do hoạt động khai thác khoáng sản (cát, sỏi,…) Thời gian tới, nếu không được quản lý

và kiểm soát chặt chẽ thì hàm lượng các chất này sẽ càng cao

Mặt khác, sông Ngũ Huyện Khê được xem như là một trong những điển hình

ô nhiễm nghiêm trọng của LVS Cầu do hoạt động của các cơ sở sản xuất và đặc biệt

là các làng nghề trải suốt dọc sông từ Đông Anh (Hà Nội) cho đến cống Vạn An (Bắc Ninh) Hầu hết nước thải các cơ sản xuất đều chưa được xử lý và xả trực tiếp

ra sông Nước sông bị ô nhiễm nghiêm trọng và chất lượng nước không thay đổi nhiều qua các năm

Nhìn chung, sông Ngũ Huyện Khê bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ và các chất lơ lửng cao hơn QCVN 08:2008 loại A2 hàng chục đến hàng trăm lần tùy từng thời điểm (Hình 1.9)

* LVS Nhuệ - Đáy

LVS Nhuệ - Đáy là một trong những LVS lớn của nước ta, đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế của cả nước nói chung và đồng bằng sông Hồng nói riêng, nhất là 5 tỉnh gồm: Hòa Bình, Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định Vai trò của hai dòng sông trên vừa là hệ thống tưới tiêu cho nông nghiệp, vừa đảm nhiệm thoát nước đô thị Tuy nhiên, môi trường, chất lượng nước lưu vực hai con sông này đang chịu sự tác động mạnh của nước thải sinh hoạt và các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp và thủy sản trong khu vực

Hiện nay, với tổng lượng nước thải công nghiệp khoảng 100.000m3/ngày đêm Hà Nội đang đứng đầu danh sách 5 tỉnh về lượng nước thải đổ ra sông Nhuệ - Đáy, với lượng nước thải vào khoảng 36.577m3/ngày đêm Mặt nước ở các sông nội thành Hà Nội bị ô nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt ô nhiễm tăng cao từ khu vực tiếp nhận nước từ sông Tô Lịch Các giá trị COD, BOD5, Coliform… tại các điểm đo đều vượt quá QCVN 08:2008 loại B1và A1 nhiều lần Nước sông màu đen, có

váng, cặn lắng và có mùi tanh Đặc biệt vào mùa khô, mức độ ô nhiễm càng trở nên

trầm trọng hơn Kết quả các đợt quan trắc qua các năm 2007 - 2011 cho thấy giá trị

DO đạt rất thấp Giá trị COD vượt 5 - 6 lần, BOD5 vượt 4 - 5 lần (Hình 1.10)

Trang 34

Hình 1.10 Hàm lượng BOD 5 tại một

số sông trong nội thành Hà Nội

Hình 1.11 Hàm lượng COD một số

sông trong nội thành Hà Nội

(Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2013)

Sông Nhuệ gần như đã trở thành con sông “chết” vì nước bị ô nhiễm nặng, hàm lượng ôxy hòa tan trong mẫu nước lấy tại cầu Hà Đông, cầu Tó, Cự Đà… đặc biệt là sau khi nhận nước từ sông Tô Lịch rất thấp, trong khi lượng coliform, thông

số COD, BOD5, NH4+… vượt tiêu chuẩn nhiều lần

Qua kết quả quan trắc trên sông Nhuệ giai đoạn 2007 - 2011 (Hình 1.10 và

Hình 1.11) thấy rõ, sau khi tiếp nhận nước thải của sông Tô Lịch, nước sông Nhuệ

đã bị ô nhiễm nặng Có thể thấy nước thải sông Tô Lịch (nguồn tiếp nhận nước thải chính của toàn bộ các quận nội thành Hà Nội) là nguyên nhân chính gây ô nhiễm cho nước sông Nhuệ

Dọc theo dòng chảy cho tới cuối nguồn mức độ ô nhiễm của nước sông Nhuệ giảm dần, là do đoạn sông này ít chịu tác động của các nguồn thải công nghiệp xả trực tiếp, đồng thời vào mùa mưa lưu lượng nước sông lớn, tốc độ dòng chảy cao làm tăng khả năng tự làm sạch của nước Chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy từng lúc khác nhau do phụ thuộc vào thời gian mở cống Liên Mạc và mực nước của sông Hồng

Trang 35

Hình 1.12 Diễn biến hàm lượng COD dọc sông Đáy giai đoạn 2007 - 2011

(Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012)

Còn chất lượng nước sông Đáy thường thay đổi thất thường, phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng nước thải từ hai bên bờ sông Đáy trên suốt chiều dài của sông Tuy mức độ ô nhiễm có sự khác biệt giữa các LVS Nhuệ - Đáy Nhưng nước sông Đáy bị ô nhiễm ở mức nhẹ hơn sông Nhuệ và ô nhiễm chỉ mang tính cục bộ với mức độ ngày càng gia tăng Càng về hạ lưu mức ô nhiễm trên sông Đáy có xu hướng giảm so với các đoạn trên

Trong những năm gần đây, chất lượng nước sông Đáy có sự suy giảm, các thông số đều không đạt QCVN 08:2008/BTNMT loại A1 (Hình 1.12) nhưng mức

độ ô nhiễm nhẹ hơn sông Nhuệ

* LVS Đồng Nai

LVS Đồng Nai là LVS lớn thứ ba ở Việt Nam, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng cho cả khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam Đáng buồn thay, khi kinh tế khu vực đang ngày càng phát triển thì LVS Đồng Nai đang chết dần chết mòn vì tình trạng ô nhiễm Các địa phương trên LVS Đồng Nai đã và đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm các nguồn nước với xu hướng ngày một gia tăng, đặc biệt là ở khu vực hạ lưu của hệ thống sông này

Trang 36

Khu vực thượng nguồn sông Đồng Nai tuy ít bị tác động từ các nguồn thải

công nghiệp nhưng đã xảy ra hiện tượng rửa trôi phù sa vào mùa mưa làm chất

lượng nước thay đổi

Đoạn sông Đồng Nai từ phía sau cửa đập Trị An đến cầu Hóa An và phụ lưu

có chất lượng nước vẫn khá tốt Tuy chưa có tác động xấu từ các nguồn thải lớn

nhưng cần được quan tâm vì đoạn sông này tiếp nhận nước sông từ sông Bé (nguồn

thải từ tỉnh Bình Dương) Các phụ lưu trên sông Đồng Nai thuộc khu vực trên như

sông Bé, La Ngà có chất lượng nước khá tốt, hầu hết đều nằm dưới loại A2 theo

QCVN 08:2008 (Hình 1.13)

Hình 1.13 Diễn biến hàm lượng

BOD 5 trên phụ lưu sông Đồng Nai

giai đoạn 2007 - 2011

Hình 1.14 Diễn biến hàm lượng BOD 5 trên sông Đồng Nai đoạn qua

TP Biên Hòa năm 2007 – 2011

(Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2013)

Chất lượng nước sông Đồng Nai đoạn chảy qua thành phố Biên Hòa và phụ

lưu, phân lưu chịu tác động nặng nhất trên toàn tuyến sông Đã vượt tiêu chuẩn cho

phép ở mức độ báo động, trong đó nghiêm trọng nhất là ô nhiễm hữu cơ, vi sinh,

kim loại nặng và dầu mỡ Đặc biệt, vùng này cũng bị nhiễm mặn nghiêm trọng,

nước sông ở khu vực này không thể sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt và

tưới tiêu

Trang 37

Mức độ nhiễm dinh dưỡng khá cao Nồng độ NH4+ tại tất cả các điểm quan trắc đều vượt giá trị giới hạn theo QCVN 08:2008, loại A1, đặc biệt tại vị trí Cầu Ông Buông, giá trị luôn ở mức cao trong nhiều năm Ngoài ô nhiễm các chất dinh dưỡng trong sinh hoạt, nguyên nhân chủ yếu của sự tăng cao hàm lượng NH4+ khu vực này là do nước rửa trôi từ các khu vực sản xuất nông nghiệp có sử dụng các loại phân bón hóa học Mức độ ô nhiễm vi sinh vật tăng dần từ khu vực trung lưu cho đến gần cuối hạ lưu sông Đồng Nai Hàm lượng Coliform khu vực từ trạm bơm nhà máy nước Thiện Tân cho đến bến đò Hãng Da đều vượt QCVN 08:2008 loại A1, thậm chí một số đoạn vượt QCVN 08:2008 loại B1 nhiều lần Trong đó mức độ ô nhiễm vi sinh vật cao nhất tại vị trí Bến đò Lợi Hòa, bến đò Hãng Da do chịu ảnh hưởng mạnh

mẽ bởi nước thải sinh hoạt và các khu công nghiệp Hố Nai, Biên Hòa 1…(Hình 1.14)

Hình 1.15 Diễn biến hàm lượng N-NH 4 + tại khu vực trung lưu sông Đồng Nai

giai đoạn 2007 - 2011

(Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2013)

Một trong những phụ lưu lớn của sông Đồng Nai là sông Sài Gòn Chất lượng

nước sông Sài Gòn đoạn thượng lưu còn khá tốt, khu vực hạ lưu đã có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ, đặc biệt khu vực Tp Hồ Chí Minh (cầu Sài Gòn đến cầu chữ Y) Giá trị BOD5, COD, vi sinh… đều không đạt quy chuẩn QCVN 08:2008 loại A2, tại nhiều điểm còn vượt B1 Tại khu vực thượng nguồn, chất lượng nước không có sự biến động lớn, tuy nhiên tại vị trí cầu Bến Súc giá trị BOD5 khá cao Đây là vị trí

Trang 38

trực tiếp nhận nước thải và chất thải từ các khu dân cư, khu đô thị, đồng thời bị tác

động bởi hoạt động của các KCN tập trung, phân tán thuộc khu vực Nam Bình

Dương và huyện Củ Chi (Hình 1.16)

Trong những năm gần đây, chất lượng nước sông Sài Gòn có chiều hướng

suy giảm và mức độ ô nhiễm trên sông mở rộng hơn về phía thượng lưu so với năm

trước đó Một số vị trí, các thông số ô nhiễm luôn ở mức cao như cầu An Lộc, cầu An

Hạ, cầu chữ Y

Giá trị Coliform trên sông Sài Gòn hầu như luôn vượt QCVN 08:2008 loại

B2 Nồng độ NH4+ tại các phân lưu đều vượt quá giá trị giới hạn theo QCVN

08:2008, loại A1 Do phải chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi nước thải sinh hoạt và

nước thải sản xuất từ các khu dân cư và các cơ sở công nghiệp phân tán của Tp

Hồ Chí Minh

Hình 1.16 Diễn biến giá trị BOD 5 trên

sông Sài Gòn năm 2007 - 2011

Hình 1.17 Hàm lượng N-NH 4 + tại phân lưu: sông Thị Vải, Lòng Tàu, Đồng Tranh năm 2007 – 2011

(Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2013)

Chất lượng nước phần hạ lưu cũng đang diễn biến theo chiều hướng xấu đi Ô

nhiễm nhất trong lưu vực là sông Thị Vải có một đoạn sông "chết" dài trên 10 km

Dòng sông đã và đang bị ô nhiễm nặng bởi ngày đêm phải hứng chịu hàng chục

Trang 39

ngàn khối nước thải trực tiếp từ các nhà máy, khu công nghiệp đổ vào, trong đó chủ yếu là nước thải từ công ty Vedan Việt Nam Kết quả giám sát chất lượng nước tại khu vực Vedan thuộc Dự án hạ lưu sông Đồng Nai do Trung tâm Chất lượng nước

và Môi trường thực hiện từ 1999 - 2004 cho thấy sau năm 2000, nước sông Thị Vải

đã rất xấu, DO thường rất thấp, hiếm khi cao hơn 1 mg/l Tình trạng ô nhiễm sông

đã kéo dài liên tục và ngày càng trở nên trầm trọng cho tới khi đoàn kiểm tra liên

ngành phát hiện ra vụ Vedan

Như vậy có thể thấy xu hướng chung của các LVS chính ở nước ta hiện nay đang bị suy giảm về chất lượng theo thời gian Đây là hậu quả từ các áp lực về phát triển kinh tế, xã hội của cả nước trong những năm qua Việc chỉ rõ hiện trạng chất lượng của các LVS góp phần quan trọng trong việc chủ động đưa ra các chính sách

và biện pháp quản lý các LVS trong thời gian tới Tuy nhiên, hiện nước ta mới chỉ

có một số LVS chính được xây dựng chương trình tổng thể quan trắc chất lượng nước Trong khi đó nhiều LVS khác chưa có những chương trình quan trắc phù hợp Chính vì vậy trong thời gian tới cần phải đẩy mạnh hơn nữa việc nghiên cứu và thiết kế xây dựng các chương trình tổng thể quan trắc chất lượng nước cho các LVS còn lại trên địa bàn cả nước

Trang 40

Bảng 1.8 Thông tin về tình hình thiết kế các chương trình quan trắc tổng thể

STT Tên chương trình Số Quyết định Thời gian

hoạt động

I Chương trình quan trắc tổng thể LVS

1 Chương trình quan trắc tổng thể môi

trường nước lưu vực sông Nhuệ - Đáy

1043/QĐ-TCMT ngày 09/09/2010

2010 -

2015

2 Chương trình quan trắc tổng thể môi

trường nước lưu vực sông Cầu

1044/QĐ-TCMT ngày 09/09/2010

2010 -

2015

3

Chương trình quan trắc tổng thể môi

trường nước lưu vực hệ thống sông

Đồng Nai

359/QĐ-TCMT ngày 19 tháng 4 năm 2011

2011 -

2015

4 Chương trình quan trắc tổng thể môi

trường nước lưu vực sông Mã

360/QĐ-TCMT ngày 19/04/2011

2011 -

2015

5 Chương trình quan trắc tổng thể môi

trường nước lưu vực sông Thu Bồn

266/QĐ-TCMT ngày 04 tháng 4 năm 2012

2011 -

2015

6

Chương trình quan trắc tổng thể môi

trường nước lưu vực sông Hồng - Thái

Bình, sông Đà

526/QĐ-TCMT ngày 06 tháng 6 năm 2012

2012 -

2016

7 Chương trình quan trắc tổng thể môi

trường nước mặt vùng Tây Nam Bộ

357/QĐ-TCMT ngày 19/04/2011

2011 -

2015

II Chương trình quan trắc tổng thể các vùng kinh tế trọng điểm

8 Chương trình quan trắc tổng thể môi trường vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc 75/QĐ-TCMT ngày 25/01/2011 2011 - 2015

9 Chương trình quan trắc tổng thể môi trường

vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

361/QĐ-TCMT ngày 19/04/2011 2011 - 2015

10 Chương trình quan trắc tổng thể môi trường vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 362/QĐ-TCMT ngày 19/04/2011 2011 - 2015

III Chương trình quan trắc tổng thể tác động

11 Chương trình quan trắc tổng thể hoạt

động khai thác và vận chuyên bauxit tại

khu vực Tây Nguyên

251/QĐ-TCMT, ngày 17/4/2013

2013 -

2016

12 Chương trình quan trắc tổng thể tác

động đến môi trường của các công trình

thủy điện tại khu vực Tây Nguyên

436/QĐ-TCMT ngày 15/5/2013

2013 -

2017

Nguồn: Tổng cục Môi trường, 2014

Ngày đăng: 11/09/2015, 14:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Tài nguyên & Môi trường (2003). “Hồ sơ Tài nguyên nước Quốc gia”. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ sơ Tài nguyên nước Quốc gia
Tác giả: Bộ Tài nguyên & Môi trường
Năm: 2003
2. Bộ Tài nguyên & Môi trường (2007). Báo cáo Hiện trạng môi trường quốc gia 2006: “Môi trương 3 lưu vực sông”. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Môi trương 3 lưu vực sông
Tác giả: Bộ Tài nguyên & Môi trường
Năm: 2007
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012). Thông tư số 21/2012/TT-BTNMT ngày 19/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc “Bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc môi trường”. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc môi trường
Tác giả: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Năm: 2012
10. Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2005). Luật số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 “Luật Bảo vệ môi trường” Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Bảo vệ môi trường
Tác giả: Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2005
11. Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2012). Luật số 17/2012/QH13 ngày 21/06/2012 “Luật Tài nguyên nước”. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Tài nguyên nước
Tác giả: Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2012
12. Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2014). Luật số 55/2014/QH13 ngày 23/06/2014 “Luật Bảo vêh môi trường” Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Bảo vêh môi trường
Tác giả: Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2014
15. Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An (2010). Báo cáo tổng hợp “Xây dựng hệ thống danh mục và tính toán tải lượng ô nhiễm chính dọc sông Lam và đề xuất biện pháp khống chế, bảo vệ chất lượng nước sông Lam” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng hệ thống danh mục và tính toán tải lượng ô nhiễm chính dọc sông Lam và đề xuất biện pháp khống chế, bảo vệ chất lượng nước sông Lam
Tác giả: Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An
Năm: 2010
22. Health environment Management Agency, Ministry of Health (2011), Summary report: “Study on the correlation between sanitation household water supply, mother’s Hygiene behaviors for children under 5 and the status of child nutrition in Viet Nam” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Study on the correlation between sanitation household water supply, mother’s Hygiene behaviors for children under 5 and the status of child nutrition in Viet Nam
Tác giả: Health environment Management Agency, Ministry of Health
Năm: 2011
3. Bộ Tài nguyên & Môi trường (2009). Báo cáo Tài nguyên nước, những vấn đề và giải pháp khai thác, sử dụng nước. Hà Nội Khác
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011). Báo cáo Hiện trạng môi trường quốc gia 2010: Tổng quan môi trường Việt Nam. Hà Nội Khác
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2013), Báo cáo môi trường Quốc gia 2012: Diễn biến chất lượng môi trường nước mặt. Hà Nội Khác
7. Cục Thống kê tỉnh Nghệ An (2012). Niên giám thống kê tỉnh Nghệ An năm 2011 Khác
8. Cục Thống kê tỉnh Nghệ An (2013). Niên giám thống kê tỉnh Nghệ An năm 2012 Khác
9. Trần Đức Hạ (1998), Nghiên cứu xử lý nước thải và chất thải rắn bệnh viện, Đề tài NCKH Bộ Giáo dục và Đào tạo Khác
13. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An (2014): Báo cáo kinh tế xã hội quí I năm 2014 Khác
14. Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An (2010). Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Nghệ An giai đoạn 2005 – 2009. Nghệ An Khác
16. Tổng cục Môi trường (2010). Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện: Quyết định số 16/2007/QĐ-TTg ngày 29 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ - Lĩnh vực: Môi trường Khác
17. Tổng cục Môi trường (2010): Sổ tay Hướng dẫn thiết kế chương trình quan trắc (JICA phối hợp thực hiện, 2010. Hà Nội Khác
18. Tổng cục Môi trường (2014). Báo cáo thực hiện nhiệm vụ: Duy trì hoạt động chỉ huy, điều hành mạng lưới trung tâm đầu mạng trong quan trắc môi trường quốc gia.Hà Nội Khác
20. Trung tâm Quan trắc môi trường – Tỉnh Nghệ An (2011), Số liệu kết quả các đợt quan trắc môi trường nước lưu vực sông Cả năm 2011, 2012, 2013 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w