ĐA DẠNG SINH HỌC

157 1.6K 20
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
 ĐA DẠNG SINH HỌC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đa dạng sinh học là gì?

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHOA MÔI TRƯỜNG TẬP THỂ LỚP CAO HỌC KHÓA 16 ĐA DẠNG SINH HỌC HÀ NỘI – 2008 MỤC LỤC MỤC LỤC .2 LỜI NÓI ĐẦU .6 PHẦN I: ĐA DẠNG DI TRUYỀN .9 CHƯƠNG 1: GEN VÀ ĐỘT BIẾN GEN .9 1. TỔNG QUAN VỀ GEN .9 1.1. Định nghĩa gen .9 1.2. Cấu trúc của Gen 10 1.3. Chức năng của Gen 13 2. ĐỘT BIẾN GEN 14 2.1. Khái niệm đột biến và đột biến gen .14 2.2.Các dạng đột biến gen thường gặp 15 2.3.Nguyên nhân phát sinh đột biến gen .15 2.4. Hậu quả của đột biến gen .16 2.5. Sự biểu hiện của đột biến gen .17 2.6. Ý nghĩa của đột biến gen 17 3. ỨNG DỤNG CỦA CÔNG NGHỆ GEN .18 3.1.Cách tiến hành kỹ thuật gen 19 3.2. Tạo ra các chủng vi sinh vật mới .19 3.3. Một số thành tựu chọn giống ở Việt Nam .21 CHƯƠNG II: ĐA DẠNG GEN .23 1.ĐA DẠNG GEN 23 1.1. Định nghĩa 24 1.2. Tính đa dạng ở mức độ của các nhóm sinh vật .25 2. ĐA DẠNG GEN TRONG NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM .28 2.1. Nguồn gen giống cây trồng, vật nuôi .28 2.2. Đặc trưng đa dạng của nguồn gen 29 3. TÌNH TRẠNG SUY THOÁI ĐA DẠNG GEN 30 CHƯƠNG III: BẢO TỒN GEN .32 1. CÁC PHƯƠNG THỨC BẢO TỒN NGUỒN GEN .32 Đa dạng sinh học 1.1. Bảo tồn nguyên vị (In situ) .33 1.2. Bảo tồn chuyển vị (Ex situ) 33 2. CÁC BIỆN PHÁP BẢO TỒN NGUỒN GEN 34 2.1. Bảo tồn nguồn gen trong trang trại 34 2.2. Ngân hàng gen hạt giống 35 2.3. Ngân hàng gen đồng ruộng 37 2.4. Ngân hàng gen invitro 39 3. BẢO TỒN GEN ĐỘNG VẬT HOANG Ở VIỆT NAM .40 PHẦN II: ĐA DẠNG LOÀI 42 CHƯƠNG I. LOÀI VÀ ĐA DẠNG LOÀI .42 1. ĐỊNH NGHĨA LOÀI VÀ ĐA DẠNG LOÀI 42 2. ĐA DẠNG LOÀI TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 43 3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐA DẠNG LOÀI 47 CHƯƠNG II. CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY SUY GIẢM ĐA DẠNG LOÀI 49 1. NGUYÊN NHÂN TỰ NHIÊN .50 2. NGUYÊN NHÂN TỪ CON NGƯỜI .51 2.1. Sử dụng không bền vững các nguồn tài nguyên sinh vật 51 2.2. Sự du nhập các loài ngoại lai .54 2.3. Xây dựng cơ bản làm mất đa dạng sinh học 55 2.4. Chiến tranh .56 2.5. Ô nhiễm môi trường .57 2.6. Tăng dân số 60 2.7. Di dân và tập quán du canh du cư 61 2.8. Sự nghèo đói .62 2.9. Mâu thuẫn trong các chính sách .62 CHƯƠNG III. ĐE DOẠ LOÀI VÀ BẢO TỒN 63 1. SÁCH ĐỎ IUCN VÀ SỰ TUYỆT CHỦNG .63 1.1. Sách đỏ IUCN 63 1.2. Sự tuyệt chủng (extinction) 66 2. BẢO TỒN LOÀI 71 2.1. Vì sao phải bảo tồn loài? 71 2.2. Các cấp độ bảo tồn loài 73 2.3. Công cụ bảo tồn loài .74 2.4. Bảo tồn loài ở Việt Nam 76 3 Đa dạng sinh học PHẦN III. ĐA DẠNG HỆ SINH THÁI 78 CHƯƠNG I : HỆ SINH THÁI 78 1. CÁC KHÁI NIỆM .78 1.1. Khái niệm hệ sinh thái 78 1.2. Các khái niệm liên quan .79 2. CẤU TRÚC CỦA HỆ SINH THÁI 80 2.1. Cấu trúc hệ sinh thái chia theo thành phần 80 2.2. Cấu trúc hệ sinh thái chia theo chức năng .81 3. ĐẶC TRƯNG CỦA HỆ SINH THÁI .82 3.1. Tính cân bằng của hệ sinh thái – cân bằng sinh thái (ecological stability) .82 3.2. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái .83 3.3. Dòng vật chất của hệ sinh thái, chu trình sinh địa hoá 84 4. CHỨC NĂNG CỦA HỆ SINH THÁI .84 4.1. Chức năng sinh thái và môi trường 84 4.2. Chức năng sản xuất – giá trị kinh tế 86 4.3. Chức năng xã hội và nhân văn .88 4.4. Các chức năng khác 89 5. DIỄN THẾ SINH THÁI 90 5.1. Khái niệm diễn thế sinh thái .90 5.2. Nguyên nhân dẫn đến diễn thế sinh thái 90 5.3. Các loại diễn thế 91 5.4. Tầm quan trọng thực tế của việc nghiên cứu diễn thế. .93 6. CÁC KIỂU HỆ SINH THÁI CHÍNH .93 6.1. Các hệ sinh thái trên cạn 93 6.2. Các hệ sinh thái dưới nước .97 CHƯƠNG II : ĐA DẠNG HỆ SINH THÁI .102 1. TỔNG QUAN VỀ ĐA DẠNG HỆ SINH THÁI 102 1.1. Đa dạng hệ sinh thái .102 1.2. Nguyên tắc đánh giá đa dạng hệ sinh thái .102 2.CHỈ SỐ ĐA DẠNG HỆ SINH THÁI .103 2.1. Tổng chỉ số đa dạng (Công thức Shannon) .103 2.2. Chỉ số bình quân .104 2.3. Các chỉ số khác .104 3. ĐA DẠNG HỆ SINH THÁI VÀ CÁC QUÁ TRÌNH SINH THÁI HỌC .104 4. ĐẶC TRƯNG CÁC HỆ SINH THÁI Ở VIỆT NAM 107 4.1. Hệ sinh thái trên cạn .108 4 Đa dạng sinh học 4.2. Hệ sinh thái đất ngập nước .109 4.3. Hệ sinh thái biển .110 CHƯƠNG III. SUY GIẢM ĐA DẠNG HỆ SINH THÁI VÀ BẢO TỒN .112 1. NGUYÊN NHÂN TRỰC TIẾP .113 1.1. Mất và phá huỷ nơi cư trú 113 1.2. Sự thay đổi trong thành phần hệ sinh thái .114 1.3. Sự nhập nội các loài ngoại lai 115 1.4. Khai thác quá mức .116 1.5. Ô nhiễm .117 1.6. Suy giảm chất lượng nguồn nước 117 1.7. Biến đổi khí hậu .118 2. NGUYÊN NHÂN GIÁN TIẾP 118 2.1. Sự tăng dân số 119 2.2. Chính sách phát triển kinh tế .119 3. BẢO TỒN HỆ SINH THÁI .119 3.1. Xây dựng các Khu bảo tồn .120 3.2. Bảo tồn bên ngoài các Khu bảo tồn .123 3.3. Phục hồi nơi cư trú của sinh vật .123 PHẦN IV. KHU BẢO TỒN 125 CHƯƠNG I. KHÁI NIỆM VỀ KHU BẢO TỒN .125 1. KHÁI NIỆM VỀ KHU BẢO TỒN .125 2. VAI TRÒ CÁC KHU BẢO TỒN 125 3. BẢO TỒN TRÊN THẾ GIỚI .126 3.1. Thực trạng .126 3.2. Tiêu chí xác định 127 3.3. Phân loại các Khu bảo tồn trên Thế giới 128 3.4. Giới thiệu về Vườn Quốc gia Granpadiso – Italia .130 4. PHÂN BIỆT GIỮA VƯỜN QUỐC GIA, KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VÀ KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN 132 4.1. Vườn quốc gia 132 4.2. Khu dự trữ sinh quyển 137 4.3. Khu bảo tồn thiên nhiên 142 CHƯƠNG II: BẢO TỒN TẠI VIỆT NAM 144 1. THỰC TRẠNG ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BẢO TỒN TẠI VIỆT NAM 144 1.1. Các khu bảo tồn tại Việt Nam 144 5 Đa dạng sinh học 1.2. Tiêu chí xác định các Khu bảo tồn ở Việt Nam 145 2. VẤN ĐỀ QUẢN LÝ CÁC KHU BẢO TỒN 146 2.1. Một số nguyên lý áp dụng ở các Khu bảo tồn và dân địa phương .146 2.2. Các vấn đề cần đổi mới trong quản lý cảnh quan: 147 3. CÁC KHÓ KHĂN TRONG QUẢN LÝ CÁC KHU BẢO TỒN TẠI VIỆT NAM .148 4. MỘT SỐ VƯỜN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM 149 4.1. Vườn Quốc gia Cúc Phương 149 4.2. Vườn Quốc gia Cát Bà .151 4.3. Vườn quốc gia Ba Bể .153 4.4. Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng .154 TÀI LIỆU THAM KHẢO .156 LỜI NÓI ĐẦU Sự sống trên trái đất phụ thuộc vào tính đa dạng sinh học để duy trì những chức năng sinh thái để điều hoà nguồn nước và chất lượng, khí hậu, sự màu mỡ của đất đai, và những nguồn tài nguyên có thể canh tác. Chúng ta phụ thuộc vào các loài tự nhiên để tìm ra những tố chất hoá học mới có thể dùng làm thuốc và kiểm soát sâu bọ và cải thiện được mùa màng và chăn nuôi .Ở châu Á nhiệt đới, nhiều người hầu như hoàn toàn phụ thuộc vào đa dạng sinh học, và vì vậy tài sản cho hiện tại và tương lai của khu vực phải được bảo vệ. Đa dạng di truyền là tất cả các gen di truyền khác nhau của tất cả các cá thể thực vật, động vật, nấm, và vi sinh vật. Đa dạng di truyền tồn tại trong một loài và giữa các loài khác nhau . Đó là sự đa dạng về thành phần gen giữa các cá thể trong cùng một loài và giữa các loài khác nhau; là sự đa dạng về gen có thể di truyền được trong một quần thể hoặc giữa các quần thể. Bên cạnh đó nó còn biểu hiện sự đa dạng của các biến dị có thể di truyền trong một loài, một quần xã hoặc giữa các loài, các quần xã. Xét cho cùng, đa dạng di truyền chính là sự biến dị của sự tổ hợp trình tự của bốn cặp bazơ cơ bản, thành phần của axit nucleic, tạo thành mã di truyền. 6 Đa dạng sinh học Đa dạng loài là cơ sở của đa dạng sinh học. Hiện nay, đa dạng sinh học trên thế giới đang suy giảm nghiêm trọng, sự biến mất của các loài chính là minh chứng do nét nhất cho sự suy giảm đó. Theo một đánh giá về số loài đã tồn tại trên trái đất thì có đến 99,9% số loài đa bị tuyệt chủng. Hay nói một cách khác, số các loài động vật, thực vật, vi sinh vật hiện có chỉ chiếm 0,1% tổng số loài đã từng sống trên hành tinh. Khác với các cuộc tuyệt chủng hàng loạt trong quá khứ, xảy ra chủ yếu do các hiện tượng thiên nhiên, tuyệt chủng hiện nay chủ yếu do con người. Cứ 100 loài bị tuyệt chủng thì có đến 99 loài là do con người. Ngoài ra, theo sau các cuộc tuyệt chủng hàng loạt trong quá khứ là sự hình thành loài mới để bù đắp cho số loài bị mất đi, còn sự tuyệt chủng hàng loạt giai đoạn hiện nay không kèm theo sự hình thành loài mới (xem bảng 2). Theo hiểu biết hiện nay, trên thế giới có thể còn từ 5 - 100 triệu loài đang tồn tại (con số chắc chắn là khoảng 12,5 triệu loài); trong đó, 1,7 triệu loài đã được mô tả; số loài lớn nhất có lẽ là côn trùng (xem bảng 1). Thống kê số lượng các loài trên trái đất theo nhiều nguồn khác nhau nên cũng khác nhau. Cuộc sống của chúng ta hoàn toàn phụ thuộc vào các hệ sinh thái (HST) để tồn tại: từ nước chúng ta uống đến lương thực chúng ta ăn; từ biển cả cung cấp cho chúng ta những sản phẩm phong phú đến đất để chúng ta xây dựng nhà cửa . Các HST cho ta hàng hoá và dịch vụ mà cuộc sống chúng ta không thể thiếu. Các HST lọc sạch không khí và nước, duy trì đa dạng sinh học, phân huỷ và tái quay vòng các chất dinh dưỡng, cũng như đảm bảo vô số các chức năng quan trọng khác. Tuy nhiên, các HST vẫn đang bị con người xâm phạm ngày càng nghiêm trọng. Trên khắp thế giới, con người sử dụng quá mức và lạm dụng các HST quan trọng, từ các rừng mưa nhiệt đới cho tới các rạn san hô, đồng cỏ, thảo nguyên . gây suy thoái và phá huỷ các HST. Điều đó đã làm ảnh hưởng tới cuộc sống tự nhiên, thể hiện ở con số các loài bị đe doạ hay bị tuyệt chủng, đồng thời gây hại đến các lợi ích của con người qua việc làm cạn kiệt dòng tài nguyên mà chúng ta sống phụ thuộc. Cuộc sống nghèo khổ đã buộc nhiều người phải 7 Đa dạng sinh học huỷ hoại các HST mà họ sống nhờ vào, ngay cả khi họ hiểu rằng, họ đang chặt cây hay bắt cá tới mức chúng không thể phục hồi được. Lòng tham hay sự táo tợn, sự không hiểu biết hay vô ý đều đẩy con người đến chỗ không đếm xỉa đến những giới hạn của tự nhiên để duy trì các HST. Khó khăn lớn nhất vẫn là con người ở mọi tầng lớp xã hội, từ những người dân bình thường đến các nhà hoạch định chính sách, không có khả năng tận dụng nguồn tri thức hiện có hoặc thiếu các thông tin căn bản về điều kiện thực tế và xu hướng phát triển trong tương lai xa của các HST. Điều đó sẽ dẫn tới các HST có nguy cơ bị phá huỷ gây ra những hậu quả nặng nề chưa từng thấy đối với quá trình phát triển kinh tế và cuộc sống của con người. Ngày nay, nhiều quốc gia đang trải qua những tác động do suy thoái các HST gây ra dưới rất nhiều hình thức: lũ lụt, hạn hán, mất mùa, thiếu lương thực thực phẩm, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, .Vấn đề là chúng ta lại biết quá ít về toàn bộ tình trạng các HST của Trái đất. Chúng ta cần phải hiểu các HST của Trái đất tồn tại ra sao? Chúng ta có thể quản lý như nào để các HST vẫn duy trì tình trạng tốt và có hiệu suất trước những yêu cầu ngày càng tăng của con người? Việt Nam với tổng diện tích 330541 km 2 trải dài từ vĩ độ 8 o 25’ đến 23 o 24’ vĩ độ Bắc, giáp biển Đông. Sự khác biệt lớn về khí hậu từ vùng xích đạo đến giáp vùng cận nhiệt đới cùng sự đa dạng về địa hình đã tạo nên sự đa dạng về thiên nhiên với khu hệ động thực vật vô cùng phong phú về thành phần loài. Theo các tài liệu thống kê, Việt Nam là một trong số 25 nuớc có mức độ đa dạng sinh học lớn nhất thế giới và xếp thứ 16 về mức độ sinh học (chiếm 6,5% số loài có trên thế giới, xem bảng 3). Tuy nhiên, Việt Nam cũng chính là một trong những nước mà đa dạng sinh học chịu áp lực lớn nhất của các hoạt động phát triển của con người. Trải qua nhiều năm chiến tranh, những năm nghèo đói và nhiều năm kinh tế phát triển mạnh mẽ cộng với sự gia tăng dân số rất nhanh sau chiến tranh, môi trường sinh thái nói chung và đa dạng sinh học nói riêng ở Việt Nam bị tàn phá nặng nề. Điển hình là diện tích rừng giảm mạnh, tỷ lệ che phủ giảm từ 45% trước năm 1945 xuống còn 23% những năm 1980. Trong những năm gần đây, tỷ lệ che phủ 8 Đa dạng sinh học rừng có được nâng lên, công tác bảo vệ đa dạng sinh học có tiến bộ nhưng những mất mát là khó có thể bù đắp. PHẦN I: ĐA DẠNG DI TRUYỀN CHƯƠNG 1: GEN VÀ ĐỘT BIẾN GEN 1. TỔNG QUAN VỀ GEN 1.1. Định nghĩa gen Khái niệm về gen đã trải qua 4 giai đoạn phát triển chính: Thời Mendel (1865), gen được hiểu như yếu tố bên trong, quyết định sự hình thành và phát triển một tính trạng bên ngoài. Còn về cách vận động thì gen vận động từ thế hệ này sang thế hệ kia theo quy luật vận động của nhiễm sắc thể trong giảm phân, mặc dù khi đó người ta chưa biết nhiễm sắc thể và giảm phân là gì. Vì vậy, có thể nói mỗi gen Mendel là một nhiễm sắc thể Năm 1909, W. Johannsen đã đưa ra khái niện về ”gen” như một đơn vị di truyền tách biệt, được phát hiện trong thí nghiệm phân tích lai của G. Mendel. Theo Johannsen thì: ”nhiều tính trạng của cơ thể được xác định bởi những mầm mống đặc biệt, tách biệt và độc lập, nói ngắn gọn hơn là bởi những cái mà chúng ta gọi là gen”. Quan niệm đó về gen tồn tại suốt cả giai đoạn phát triển của di truyền học kinh điển. 9 Đa dạng sinh học Theo trường phái Morgan (1926) cho rằng: không phải một gen mà nhiều gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể và là các đơn vị không thể chia nhỏ hơn được nữa. Các đơn vị đó là: + Đơn vị đột biến, nghĩa là gen bị biến đổi như một tổng thể hoàn chỉnh. + Đơn vị tái tổ hợp, nghĩa là trao đổi chéo không bao giờ diễn ra ở bên trong gen, mà chỉ có thể diễn ra giữa các gen. + Đơn vị chức năng, nghĩa là tất cả các đột biến của một gen cùng làm biến đổi một chức năng di truyền; điều này thể hiện ở chỗ, hai thể đột biến khác nhau nếu đem lai với nhau thì không thể cho kiểu hình bình thường mà cho kiểu đột biến. Theo giả thuyêt ”một gen – một enzim” của G.Beadle và E.Tatum (1940) cho rằng mỗi gen quyết định sự tồn tại và hoạt tính của một enzim. Với khoa học ngày nay đã định nghĩa gen là đoạn ADN có chiều dài đủ lớn (trung bình khoảng 1000-2000 bazo) để có thể xác định một chức năng. Chức năng cấp của gen được xác định bởi một sợi polypeptid, không nhất thiết cả một enzim. Các gen nằm trên nhiễm sắc thể ở trong nhân tế bào và xếp thành hàng trên nhiễm sắc thể, gọi là locut. 1.2. Cấu trúc của Gen 1.2.1. Cấu trúc hóa học của gen Hình 1.1 . Một đoạn gen trong nhiễm sắc thể 10 [...]... thể thực vật, động vật, nấm, và vi sinh vật Đa dạng di truyền tồn tại trong một loài và giữa các loài khác nhau 24 Đa dạng sinh học Đa dạng di truyền là sự đa dạng về thành phần gen giữa các cá thể trong cùng một loài và giữa các loài khác nhau; là sự đa dạng về gen có thể di truyền được trong một quần thể hoặc giữa các quần thể Đa dạng di truyền là biểu hiện sự đa dạng của các biến dị có thể di truyền... nuôi bò thịt thì chỉ cấy toàn phôi đực 22 Đa dạng sinh học Bên cạnh đó, người ta còn xác định được kiểu gen BB cho sản lượng sữa cao nhất, tiếp đó là kiểu gen AB, thấp nhất là kiểu gen AA Nhờ đó, đã chọn nhanh và chính xác những con bò làm giống CHƯƠNG II: ĐA DẠNG GEN 1 ĐA DẠNG GEN Đa dạng gen (hay đa dạng di truyền) là đòi hỏi của bất kỳ loài nào để đảm bảo sự sinh sản, chịu đựng bệnh tật và khả năng... này nếu có sẽ ảnh hưởng nhiều đến tính đa dạng của sinh vật Đối với các gen duy trì sự tồn tại của các gen khác cũng tương tự như vậy Hơn nữa, một số lớn các biến dị phân tử trong hệ thống miễn dịch của động vật có vú được quy định bởi một số lượng nhỏ các gen di truyền 1.2 Tính đa dạng ở mức độ của các nhóm sinh vật 1.2.1 Sự đa dạng gen ở động vật 25 Đa dạng sinh học Đối với các dữ liệu allozyme tức... GEN Đa dạng sinh học cần được bảo tồn bằng một loạt các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho các loài và các kho dự trữ gen như xây dựng và duy trì những khu vực bảo vệ, những chiến lược tổng thể kết hợp được các hoạt động kinh tế với hoạt động bảo vệ trên toàn khu vực Các chính phủ thường quy hoạch những vùng có tầm quan trọng đặc biệt về tính đa dạng sinh học thành những Khu bảo tồn đa dạng sinh học. .. 159 dòng biến đổi, Neurospora crassa 27 Đa dạng sinh học trên 3000 và trên 3500 kiểu huyết thanh của Salmonella (Board on Agriculture, 1994) Quy mô lan rộng trong tự nhiên là không chắc chắn 2 ĐA DẠNG GEN TRONG NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM Theo đánh giá của Jucovki (1970), Việt Nam là một trong 12 trung tâm nguồn gốc giống cây trồng của thế giới Mức độ đa dạng sinh học của hệ thực vật vây trồng ở Việt Nam... cóc Tam Đảo, cá sấu… - Thực vật: sâm Ngọc Linh, bời lời, trắc, càte, trầm hương 31 Đa dạng sinh học CHƯƠNG III: BẢO TỒN GEN Khi các loài sinh vật đang bị suy thoái và một số đang có nguy cơ tuyệt chủng thì chúng ta phải có những hình thức để bảo tồn các nguồn gen quý giá để lưu giữ cho các thế hệ mai sau Bảo tồn sự đa dạng và di truyền là điều vô cùng quan trọng để giữ vững và cải thiện năng suất, phẩm... báo từ 2001 đến 2010: 1 giờ mất 1 loài 30 Đa dạng sinh học Cho đến cuối thế kỷ 20, loài người đã làm biến mất khoảng từ 20% đến 50% số loài trên Trái Đất Suy thoái đa dạng sinh học làm cho loài người mất dần các nguồn tài nguyên quý giá ( lương thực, thực phẩm, dược liệu, nguyên vật liệu, gen, tiện nghi môi trường….) đồng thời phải chống chịu với các tai biến sinh thái ngày càng tăng (dịch bệnh gia súc,... về sự phân bố địa lý của sự đa dạng gen là điều cần thiết đối với các nhà quản lý phải đối mặt với những quyết định về phân quần thể nào của các loài nguy cấp cần phải bảo vệ 1.2.2 Sự đa dạng gen ở thực vật Số lớn của hệ thống sống của chúng tạo ra sự khác nhau trong cấu trúc di truyền của quần thể trong các loài thực vật nhiều hơn trong các loài động vật 26 Đa dạng sinh học Chẳng hạn những loài thụ... đặc tính ở các loài thực vật bản xứ 1.2.3 Sự đa dạng gen ở các cơ thể sống khác Quy mô của đa dạng gen trong nhóm, những nghiên cứu về các loài thực vật và động vật không thể ước tính chính xác trong cùng một lúc mặc dù đã biết chắc quy mô đa dạng ở nấm và vi sinh vật nói riêng là đáng kể Thí dụ sự khác nhau về mặt di truyền đã chứng minh trong những loài vi sinh vật đơn lẻ như Chlamydomonas reinhardtii... trình sinh tổng hợp prôtêin, đặc biệt là đột biến ở các gen quy định cấu trúc các enzim, cho nên đa số đột biến gen thường có hại cho cơ thể Tuy nhiên, có những đột biến gen là trung tính (không có hại, cũng không có lợi), một số ít trường hợp là có lợi 16 Đa dạng sinh học 2.5 Sự biểu hiện của đột biến gen Đột biến gen khi đã phát sinh sẽ được "tái bản" qua cơ chế tự nhân đôi của ADN Nếu đột biến phát sinh . truyền. 6 Đa dạng sinh học Đa dạng loài là cơ sở của đa dạng sinh học. Hiện nay, đa dạng sinh học trên thế giới đang suy giảm nghiêm trọng,. Đa dạng sinh học rừng có được nâng lên, công tác bảo vệ đa dạng sinh học có tiến bộ nhưng những mất mát là khó có thể bù đắp. PHẦN I: ĐA DẠNG DI

Ngày đăng: 17/04/2013, 10:10

Hình ảnh liên quan

Hình 1.1. Một đoạn gen trong nhiễm sắc thể -  ĐA DẠNG SINH HỌC

Hình 1.1..

Một đoạn gen trong nhiễm sắc thể Xem tại trang 10 của tài liệu.
Hình 1.2: Cấu trúc hóa họccủa gen -  ĐA DẠNG SINH HỌC

Hình 1.2.

Cấu trúc hóa họccủa gen Xem tại trang 11 của tài liệu.
Hình 1.3: Cấu trúc không gian của gen -  ĐA DẠNG SINH HỌC

Hình 1.3.

Cấu trúc không gian của gen Xem tại trang 12 của tài liệu.
Bảng 1.1. Số giống cây trồng được công nhận chính thức (1977 – 2004) STT Loài cây trồngSố giốngSTTLoài cây trồng Số giống -  ĐA DẠNG SINH HỌC

Bảng 1.1..

Số giống cây trồng được công nhận chính thức (1977 – 2004) STT Loài cây trồngSố giốngSTTLoài cây trồng Số giống Xem tại trang 29 của tài liệu.
Bảng 2.2: Số lượng các loài sinh vật hiện đang sống trên Trái đất đã được mô tả(theo Lê Vũ Khôi) -  ĐA DẠNG SINH HỌC

Bảng 2.2.

Số lượng các loài sinh vật hiện đang sống trên Trái đất đã được mô tả(theo Lê Vũ Khôi) Xem tại trang 45 của tài liệu.
Bảng 2.4. Sự phong phú về thành phần loài sinh vật ở Việt Nam Nhóm sinh vậtSố loài đã xác  -  ĐA DẠNG SINH HỌC

Bảng 2.4..

Sự phong phú về thành phần loài sinh vật ở Việt Nam Nhóm sinh vậtSố loài đã xác Xem tại trang 46 của tài liệu.
Bảng 2.5: Các “điểm nóng đa dạng sinh học” trên thế giới Các điểm nóngThực vật -  ĐA DẠNG SINH HỌC

Bảng 2.5.

Các “điểm nóng đa dạng sinh học” trên thế giới Các điểm nóngThực vật Xem tại trang 48 của tài liệu.
2.5 .Ô nhiễm môi trường -  ĐA DẠNG SINH HỌC

2.5.

Ô nhiễm môi trường Xem tại trang 57 của tài liệu.
Bảng 2.7. Hàm lượng tích lũy DDT ở các bậc dinh dưỡng ở nước và trên cạn (Nguồn : Lê Huy Bá -  ĐA DẠNG SINH HỌC

Bảng 2.7..

Hàm lượng tích lũy DDT ở các bậc dinh dưỡng ở nước và trên cạn (Nguồn : Lê Huy Bá Xem tại trang 57 của tài liệu.
Bảng 2.8. Một số nhóm loài tuyệt chủng từ năm 1600 đến nay -  ĐA DẠNG SINH HỌC

Bảng 2.8..

Một số nhóm loài tuyệt chủng từ năm 1600 đến nay Xem tại trang 65 của tài liệu.
Hình 3. 1: Cấu trúc không gian của hệ sinh thái -  ĐA DẠNG SINH HỌC

Hình 3..

1: Cấu trúc không gian của hệ sinh thái Xem tại trang 80 của tài liệu.
Hình 3.2: Chu trình vận chuyển vật chất qua các bậc dinh dưỡng của hệ sinh thái -  ĐA DẠNG SINH HỌC

Hình 3.2.

Chu trình vận chuyển vật chất qua các bậc dinh dưỡng của hệ sinh thái Xem tại trang 81 của tài liệu.
Hình 3.3: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái -  ĐA DẠNG SINH HỌC

Hình 3.3.

Dòng năng lượng trong hệ sinh thái Xem tại trang 83 của tài liệu.
Bảng 3.1. Diễn biến diện tích rừng Việt Nam và hậu quả -  ĐA DẠNG SINH HỌC

Bảng 3.1..

Diễn biến diện tích rừng Việt Nam và hậu quả Xem tại trang 114 của tài liệu.
Hình 4.3: Các Vườn Quốc gia của Việt Nam -  ĐA DẠNG SINH HỌC

Hình 4.3.

Các Vườn Quốc gia của Việt Nam Xem tại trang 136 của tài liệu.
Hình 4.4: Ba chức năng của Khu dự trữ sinh quyển -  ĐA DẠNG SINH HỌC

Hình 4.4.

Ba chức năng của Khu dự trữ sinh quyển Xem tại trang 139 của tài liệu.
Hình 4.6: Bản đồ các Khu dự trữ sinh quyển trên thế giới -  ĐA DẠNG SINH HỌC

Hình 4.6.

Bản đồ các Khu dự trữ sinh quyển trên thế giới Xem tại trang 140 của tài liệu.
Hình 4.5: Phân vùng Khu dự trữ sinh quyển -  ĐA DẠNG SINH HỌC

Hình 4.5.

Phân vùng Khu dự trữ sinh quyển Xem tại trang 140 của tài liệu.
Hình 4.7: San hô trong vùng biển Phú Quốc, thuộc  -  ĐA DẠNG SINH HỌC

Hình 4.7.

San hô trong vùng biển Phú Quốc, thuộc Xem tại trang 141 của tài liệu.
Hình 4.8: Voọc đầu trắng, loài đặc hữu chỉ có ở Cát Bà, và là động vật cực kỳ quý hiếm, cần bảo  vệ nghiêm ngặt trên quy mô thế giới- KDTSQ  -  ĐA DẠNG SINH HỌC

Hình 4.8.

Voọc đầu trắng, loài đặc hữu chỉ có ở Cát Bà, và là động vật cực kỳ quý hiếm, cần bảo vệ nghiêm ngặt trên quy mô thế giới- KDTSQ Xem tại trang 142 của tài liệu.
Bảng 4.1: Số lượng và diện tích các khu BTTN (theo số liệu của Cục Kiểm Lâm năm 2005) -  ĐA DẠNG SINH HỌC

Bảng 4.1.

Số lượng và diện tích các khu BTTN (theo số liệu của Cục Kiểm Lâm năm 2005) Xem tại trang 144 của tài liệu.
Hình 4.10: Vườn quốc gia Cúc Phương -  ĐA DẠNG SINH HỌC

Hình 4.10.

Vườn quốc gia Cúc Phương Xem tại trang 150 của tài liệu.
Hình 4.11: Vooc quần đùi trắng -  ĐA DẠNG SINH HỌC

Hình 4.11.

Vooc quần đùi trắng Xem tại trang 151 của tài liệu.
Hình 4.12: Vườn quốc gia Cát Bà -  ĐA DẠNG SINH HỌC

Hình 4.12.

Vườn quốc gia Cát Bà Xem tại trang 152 của tài liệu.
Hình 4.14: Cảnh vật vườn quốc gia Ba Bể -  ĐA DẠNG SINH HỌC

Hình 4.14.

Cảnh vật vườn quốc gia Ba Bể Xem tại trang 154 của tài liệu.
Hình 4.15: Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng -  ĐA DẠNG SINH HỌC

Hình 4.15.

Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng Xem tại trang 155 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan