NGHIÊN cứu ẢNH HƯỞNG của dầu đậu NÀNH TRONG THỨC ăn lên SINH TRƯỞNG và tỷ lệ SỐNG của cá nâu scatophagus argus

7 484 0
NGHIÊN cứu ẢNH HƯỞNG của dầu đậu NÀNH TRONG THỨC ăn lên SINH TRƯỞNG và tỷ lệ SỐNG của cá nâu scatophagus argus

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA DẦU ĐẬU NÀNH TRONG THỨC ĂN LÊN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ NÂU Scatophagus argus Nguyễn Tử Minh 1 , Hoàng Nghĩa Mạnh 1 , Nguyễn Thị Phương Lan 2 1 Trường Đại học Nông Lâm Huế, 2 Trường Đại học Ngoại Ngữ Huế TÓM TẮT Cá nâu (Scatophagus argus) phân bố chủ yếu ở Vịnh Bắc Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ và thường sống ở các bãi đá ngầm, bến cảng, các vịnh tự nhiên, vùng rừng ngập mặn ven biển, vùng cửa sông và cả vùng hạ lưu các con suối. Cá nâu có chất lượng thịt thơm ngon, ít xương dăm, hợp khẩu vị đông đảo người tiêu dùng nên là đối tượng nuôi giá trị kinh tế cao và được nuôi phổ biến trên địa bàn Thừa Thiên Huế. Cá giống thí nghiệm được lấy từ nguồn cá tự nhiên có khối lượng trung bình 8,08 ± 0,08 g/con; bố trí nuôi trong giai thể tích 2m 3 cắm tại các ao nuôi thủy sản khu vực phá Tam Giang, với mật độ 10 con/m 3 . Cá được cho ăn 4 khẩu phần ăn với các hàm lượng dầu ăn khác nhau (2%, 6%, 10% và 0%), hàng ngày cho cá ăn 2 - 5% khối lượng thân. Kết quả thí nghiệm cho thấy, trong quá trình nuôi, các yếu tố môi trường được ghi nhận nằm trong khoảng giới hạn, thích hợp cho sinh trưởng của cá nâu. Khẩu phần thức ăn với các mức lipid khác nhau khác nhau trong khẩu phần có ảnh hưởng đến sinh trưởng và hệ số chuyển hóa thức ăn của cá (p<0,05), nhưng không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá nâu (p>0,05). Nghiệm thức thức ăn 6% dầu đậu nành cho sinh trưởng nhanh nhất và hệ số chuyển hóa thức ăn thấp nhất (DGR w = 0,239 g/ngày; DGR L = 0,047 cm/ngày và 2,34); cá sinh trưởng chậm nhất và hệ số chuyển hóa thức ăn cao nhất ở nghiệm thức thức ăn không bổ sung dầu đậu nành (DGR w = 0,133 g/ngày; DGR L = 0,035 cm/ngày và 2,94). Tỷ lệ sống của cá nâu trong quá trình nuôi dao động trong khoảng tương đối cao (93,33 – 96,67%). Từ khóa: Cá nâu, Scatophagus argus, lipid, tỷ lệ sống, Tam Giang, Thừa Thiên Huế 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cá nâu (Scatophagus argus) là đối tượng nuôi giá trị kinh tế cao và được nuôi phổ biến trên địa bàn Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, hiện nay nghề nuôi cá nâu vẫn còn gặp nhiều khó khăn như (i) không chủ động con giống; (ii) sử dụng thức ăn chưa hợp lý; (iii) năng suất nuôi còn thấp [4] . Cá nâu có chất lượng thịt thơm ngon, ít xương dăm, hợp khẩu vị đông đảo người tiêu dùng nên chúng đã và đang trở thành đối tượng nuôi được quan tâm đặc biệt hiện nay. Tuy nhiên, các nghiên cứu về cá nâu còn rất hạn chế, chủ yếu tập trung vào phân loại, mô tả và một số dẫn liệu chung về sinh học, còn nghiên cứu chuyên sâu về dinh dưỡng và nuôi thịt cá nâu hầu như còn rất ít [1, 2]. Hiện nay, các thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần thức ăn thường được tập trung nghiên cứu là protein, lipid, glucid và một số loại vitamin khác nhau. Trong đó lipid đóng vai trò quan trọng như là nguồn cung cấp năng lượng (8 – 9 kcal/g) và các acid béo cần thiết cho quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật thủy sản. Ngoài ra, lipid trong thức ăn cũng đóng vai trò như là chất vận chuyển vitamin tan trong dầu và sterol hay trong thành phần của lipid còn có các dạng tồn tại của phân tử phospholipid, sterol ester tham gia vào quá trình sinh tổng hợp màng tế bào [3, 5, 6]. Vì vậy việc thiết lập được một khẩu phần ăn hợp lý, đáp ứng nhu cầu Lipid tốt nhất cho khả năng sinh trưởng của cá nâu nhằm giúp người nuôi có được một khẩu phần ăn nuôi cá nâu chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng hợp lý, phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển tối đa của chúng là việc làm cần thiết, góp phần thúc đẩy nghề nuôi cá nâu phát triển, đưa loài cá này trở thành đối tượng nuôi quan trọng cho người dân trong vùng, thông qua đó tăng thêm nguồn thực phẩm, thêm nguồn thu nhập nhằm xóa đói giảm nghèo cho người dân ơ Thùa Thiên Huế. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 03/2011 đến 07/2011 tại vùng Đầm phá Tam Giang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Thí nghiệm được bố trí trong 12 giai, mỗi giai có kích thước 3 x 1,5 x 1,5 m với dung tích sử dụng 2 x 1 x 1 m tương đương diện tích 2 m 3 . Giai nuôi thiết kế chủ yếu bằng lưới, dây cước (mắt lưới 2a = 2mm) và được đan, ráp căng, phẳng xung quanh 5 mặt của giai nuôi và được đặt cạnh nhau trong cùng một diện tích ngập nước nhằm đảm bảo nguyên tắc đồng đều các yếu tố môi trường trong thí nghiệm. Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức (CT1: 2%, CT2: 6%, CT3: 10% và CT4: 0% lipid) với 3 lần lặp lại/nghiệm thức và được bố trí theo phương pháp ngẫu nhiên hoàn toàn (RCD). Cá thả được lựa chọn kỹ, khoẻ mạnh, kích cỡ đồng đều, màu sắc tươi sáng, không trầy xước, chất nhớt trên cơ thể cá sạch, vây vảy còn nguyên vẹn, không bị dị hình, dị tật Kích cỡ cá thả ban đầu (4 – 6 cm; 8,0 g/con) với mật độ 20 con/giai. Cá được cho ăn bằng thức ăn tự phối chế trên cơ sở cân bằng các yếu tố lipid, khoáng, xơ thô và năng lượng theo công thức thí nghiệm (bảng 1) 2 lần/ngày: 8 – 9h sáng và 16 – 17h chiều. Cho ăn với lượng thức ăn bằng 2 – 5% khối lượng thân. Trong quá trình cho ăn thường xuyên phải theo dõi để điều chỉnh cho phù hợp, đặc biệt khi thời tiết có sự thay đổi lớn có thể giảm hoặc ngừng cho ăn. Bảng 1. Thành phần nguyên liệu của các công thức thức ăn trong thí nghiệm Nguyên liệu CT1 (g) CT2 (g) CT3 (g) ĐC (g) Bột cá 38 38 38 38 Bột đậu nành 30 30 30 30 Cám gạo 9,3 5,3 1,3 11,3 Bột bắp 12 12 12 12 Bột mì 7,0 7,0 7,0 7,0 Dầu đậu nành 2 6 10 0 Premix khoáng 1,7 1,7 1,7 1,7 Tổng 100 100 100 100 Nguyên liệu chế biến thức ăn và mẫu thức ăn phân tích các chỉ tiêu (Protein thô, Lipid thô, Xơ thô, Khoáng tổng số, Năng lượng) theo phương pháp Kjeldal, Soxhlet, Van–Soet, nung ở nhiệt độ 550 o C, đốt cháy trong Bomb calorimeter. Phân tích được thực hiện tại Phòng thí nghiệm Trung Tâm – Khoa Chăn nuôi Thú Y – Đại học Nông Lâm Huế. Các giá trị trung bình và độ lệch chuẩn được xử lý trên chương trình Microsoft Excel 2007. So sánh các giá trị trung bình giữa các nghiệm thức được dựa vào phép phân tích ANOVA và phép thử TUKEY với mức ý nghĩa p<0,05 bằng chương trình SPSS Version 15. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Ảnh hưởng của dầu đậu nành trong thức ăn lên sinh trưởng và phát triển của cá nâu Sự tăng trưởng về trọng lượng, chiều dài của cá là cơ sở quan trọng nhất để đánh giá ảnh hưởng của các mức lipid khác nhau đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cá nâu ở các nghiệm thức thí nghiệm khác nhau. Kết quả được tổng hợp và thể hiện ở bảng 2. Bảng 2. Một số chỉ tiêu sinh trưởng về khối lượng của cá nâu Chỉ tiêu đánh giá Công thức thức ăn thí nghiệm CT1 CT2 CT3 ĐC Khối lượng đầu (g) Khối lượng cuối (g) WG (%) DGR w (g/ngày) DGI (%/ngày) 8,11±0,10 a 18,73±0,63 b 131,00±5,00 b 0,177±0,009 b 1,078±0,035 b 8,11±0,10 a 22,47±0,26 c 177,33±7,77 c 0,239±0,004 c 1,356±0,022 c 8,00±0,01 a 19,37±0,63 b 142,00±8,00 b 0,189±0,010 b 1,142±0,049 b 8,11±0,10 a 16,07±0,23 a 98,67±5,33 a 0,133±0,053 a 0,858±0,034 a Các giá trị thể hiện trên bảng là giá trị trung bình và sai số chuẩn. Các giá trị trên cùng hàng có các kí tự (a, b, c) khác nhau thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Qua đó, khối lượng trung bình của cá nâu khi kết thúc thí nghiệm có sự khác nhau ở các nghiệm thức thức ăn, đối với khẩu phần thức ăn có tỷ lệ 6% dầu đậu nành bổ sung cho kết quả sinh trưởng khối lượng cao nhất (22,47 g/con), tiếp đến lần lượt là khẩu phần thức ăn có bổ sung theo tỷ lệ 10%; 2% dầu đậu nành (19,37 g/con và 18,73 g/con). Trong khi giá trị khối lượng trung bình thấp nhất được ghi nhận ở khẩu phần thức ăn không bổ sung dầu đậu nành (16,07 g/con). Bảng 3. Một số chỉ tiêu sinh trưởng về chiều dài của cá nâu Chỉ tiêu đánh giá Công thức thức ăn thí nghiệm CT1 CT2 CT3 ĐC Chiều dài đầu (cm) Chiều dài cuối (cm) LG (%) DGR L (cm/ngày) 4,50±0,01 a 6,87±0,33 b 52,33±0,67 ab 0,039±0,007 b 4,43±0,33 a 7,23±0,33 c 63,33±0,67 c 0,047±0,0000 c 4,43±0,33 a 6,90±0,58 b 55,67±1,76 b 0,041±0,010 b 4,50±0,01 a 6,63±0,33 a 47,67±0,67 a 0,035±0,007 a Các giá trị thể hiện trên bảng là giá trị trung bình và sai số chuẩn. Các giá trị trên cùng hàng có các kí tự (a, b, c) khác nhau thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0.05). Đồng thời các chỉ tiêu sinh trưởng khác nhau về khối lượng nghiên cứu cũng cho thấy ở nghiệm thức thức ăn bổ sung tỷ lệ 6% dầu đậu nành cho hiệu quả cao nhất (WG = 177,33%; DGR w = 0,239 g/ngày; DGI = 1,356 %/ngày). Kết quả này hoàn toàn ngược lại đối với nghiệm thức thức ăn không bổ sung dầu đậu nành khi cho hiệu quả sinh trưởng thấp nhất với các giá trị thu được lần lượt là WG = 98,67%; DGR w = 0,133 g/ngày; DGI = 0,858 %/ngày. Kết quả về mức tăng trưởng chiều dài từ bảng 4 cũng tương tự với mức tăng trưởng trọng lượng khi chiều dài trung bình của cá nâu khi kết thúc thí nghiệm cao nhất (7,23 cm) ở nghiệm thức thức ăn có mức bổ sung 6% dầu đậu nành, tiếp đến lần lượt là 6,90 cm đối với nghiệm thức thức ăn có bổ sung 10% dầu đậu nành; 6,87 cm ở nghiệm thức bổ sung 2% dầu đậu nành và nghiệm thức thức ăn không bổ sung dầu đậu nành cho sinh trưởng chiều dài thấp nhất (6,63 cm). Khi tiến hành phân tích các chỉ tiêu sinh trưởng khác nhau về chiều dài của đối tượng cá nâu nghiên cứu bao gồm: mức tăng chiều dài tương đối (LG); tốc độ tăng trưởng về chiều dài hàng ngày (DGR L ) cũng thể hiện tương tự ở nghiệm thức thức ăn 6% dầu đậu nành, cá cho kết quả lớn nhanh nhất (LG = 63,33%; DGR L = 0,047 cm/ngày). Giá trị tăng trưởng về chiều dài chậm nhất được ghi nhận ở nghiệm thức không bổ sung dầu đậu nành (LG = 47,67%; DGR L = 0,035 cm/ngày). Kết quả phân tích phương sai một yếu tố (ANOVA single factor) cho thấy các chỉ tiêu sinh trưởng như: khối lượng và chiều dài cá khi kết thúc thí nghiệm; mức tăng khối lượng tương đối (WG), mức tăng chiều dài tương đối (LG); tốc độ tăng trưởng về khối lượng hàng ngày (DGR w ), tốc độ tăng trưởng chiều dài hàng ngày (DGR L ); chỉ số sinh trưởng hàng ngày (DGI) giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm đều có sự sai khác với ý nghĩa về mặt thống kê (p<0,05). 3.2. Ảnh hưởng của các loại thức ăn có tỷ lệ dầu đậu nành khác nhau trong thành phần lên tỷ lệ sống và hệ số chuyển hóa thức ăn của cá nâu Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá về chất lượng thức ăn và khả năng quản lý thức ăn của người nuôi. Giá trị FCR càng thấp thì chi phí sản xuất càng giảm (giảm chi phí thức ăn mà nó chiếm khoảng 30 – 60% chi phí sản xuất). Hơn nữa, môi trường nuôi sẽ ít bị ô nhiễm do lượng thức ăn dư thừa gây ra. FCR thấp, tỷ lệ sống cao cũng như tốc độ tăng trưởng nhanh là điều người nuôi mong muốn. Sau khi kết thúc thí nghiệm, chúng tôi tiến hành kiểm tra số lượng cá còn lại để xác định tỷ lệ sống và định lượng thức ăn để xác định chỉ tiêu FCR trong đợt thí nghiệm và kết quả được thể hiện trong bảng 4 như sau: Bảng 4. Tỷ lệ sống và hệ số chuyển hóa thức ăn của cá ở các nghiệm thức thức ăn Các chỉ tiêu đánh giá Công thức thức ăn CT1 CT2 CT3 ĐC Tỷ lệ sống (%) Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) 96,67±1,67 a 2,77±0,09 ab 96,67±1,67 a 2,34±0,06 b 95,00±0,00 a 2,62±0,05 ab 93,33±1,67 a 2,94±0,17 a Các giá trị thể hiện trên bảng là giá trị trung bình và sai số chuẩn. Các giá trị trên cùng hàng có các kí tự (a, b) khác nhau thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Từ kết quả nghiên cứu ở bảng 5, tỷ lệ sống của cá nâu đạt giá trị cao ở hai nghiệm thức thức ăn bổ sung 2% và 6% dầu đậu nành (96,67%), tiếp theo là nghiệm thức thức ăn 10% dầu đậu nành (95%) và giá trị thấp nhất được ghi nhận đối với nghiệm thức không bổ sung dầu đậu nành (90%). Kết quả phân tích phương sai cho thấy, sự khác nhau giữa các nghiệm thức thức ăn sai khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Như vậy, các nghiệm thức thức ăn có tỷ lệ dầu đậu nành khác nhau (0%; 2%; 6% và 10%) trong khẩu phần ở thí nghiệm không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá nâu, mà chỉ ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng và phát triển của chúng. Theo đó, trong quá trình sống, sinh trưởng của cá có xu hướng tăng dần khi cho ăn thức ăn có mức 2% dầu đậu nành đến thức ăn có mức 10% dầu đậu nành với giá trị sinh trưởng và phát triển tối ưu ở mức bổ sung hàm lượng 6% dầu đậu nành trong khẩu phần thức ăn. Cuối vụ nuôi, hệ số chuyển hóa thức ăn ở các nghiệm thức thể hiện sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê (p<0,05) giữa nhiệm thức bổ sung dầu đậu nành với các nghiệm thức thức ăn còn lại. Cụ thể hệ số FCR của cá nâu dao động tương đối cao trong khoảng 2,34 – 2,94. Trong đó, nghiệm thức thức ăn 6% dầu đậu nành có hệ số chuyển hóa thức ăn thấp nhất (2,34) và cao nhất ở nghiệm thức thức ăn không bổ sung dầu đậu nành (2,94). 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận Kết quả nghiên cứu cho thấy trong quá trình nuôi, các yếu tố môi trường được ghi nhận nằm trong khoảng giới hạn thích hợp cho sự phát triển của cá nâu. Khẩu phần thức ăn với các mức lipid khác nhau khác nhau trong khẩu phần có ảnh hưởng đến sinh trưởng và hệ số chuyển hóa thức ăn của cá (p<0,05), nhưng không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá nâu (p>0,05). Nghiệm thức thức ăn 6% dầu đậu nành cho sinh trưởng nhanh nhất và hệ số chuyển hóa thức ăn thấp nhất (DGR w = 0,239 g/ngày; DGR L = 0,047 cm/ngày và 2,34); cá sinh trưởng chậm nhất và hệ số chuyển hóa thức ăn cao nhất ở nghiệm thức thức ăn không bổ sung dầu đậu nành (DGR w = 0,133 g/ngày; DGR L = 0,035 cm/ngày và 2,94). Tỷ lệ sống của cá tương đối cao (93,33 – 96,67%). 4.2. Kiến nghị Cần nghiên cứu thêm về nhu cầu dinh dưỡng của cá nâu (Scatophagus argus) đối với protein, khoáng cũng như mối quan hệ giữa các yêu tố này với lipid nhằm cung cấp các thông tin đầy đủ có cơ sở khoa học rõ ràng về nhu cầu dinh dưỡng của cá nâu đồng thời nhằm tạo ra các loại thức ăn có giá thành sản phẩm thấp nhưng mang lại tăng trưởng cao trong quá trình nuôi. Tiến hành những phân tích sâu hơn về sự thay đổi thành phần sinh hóa giữa các cá thể nuôi khi bổ sung các hàm lượng lipid khác nhau trong khẩu phần ăn để có đánh giá chính xác sự ảnh hưởng của thành phần lipid đến sự sinh trưởng và phát triển của cá nâu. TÀI LIỆU THAM KHẢO. 1. Trần Ngọc Hải, 2006. “Giáo trình Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá biển”. Trường Đại Học Cần thơ. 2. Nguyễn Văn Hảo, Ngô Sỹ Vân, 2005. “Cá nước ngọt Việt Nam, tập 3, Họ cá nâu Scatophagidae”. Nxb nông nghiệp, Hà Nội. 3. Trần Thị Thanh Hiền, 2004. Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản, Đại học Cần thơ 4. Hoàng Nghĩa Mạnh, 2008. “Thử nghiệm nuôi thương phẩm cá Dìa (Siganus guttatus) trong bể xi măng”. Tạp chí khoa học, Đại học Huế, số 39, tr. 15-18. 5. De Silva S.S and Anderson (1995), “Fish Nutrition in aquacuture”, Pub.By Chapman & Hall. 2–6 Boundary Row, London SE1 8HN, UK. 6. John E. Halver and Ronald W. Hardy, 2002. Fish nutrion. 3 th of Elsevier Science. ABSTRACT Spotted scat (Scatophagus argus) live mainly in the reefs, ports, natural bays, coastal mangrove forest, estuaries and the downstream of the springs in the Gulf of Tonkin, the South Central and the South of Viet Nam. This fish is tasty, has less small bones and suits the taste of a large amount of consumers; thus, has a high economic value and is commonly cultured in Thua Thien Hue province. Fingerling for experiments collected from a natural source (Tam Giang – Cau Hai Lagoon) has an average weight of 8,08 ± 0,08 g/fish; kept in nets with a capacity of 2m 3 placed in aquaculture ponds in Tam Giang lagoon area, with a density of 10 fish/m 3 . Fish were fed with four experimental diets with different soya oil levels (2%, 6%, 10% and 0%), daily feeding 2-5% of their body weight. The results show that during the demonstration, environmental factors recorded in cages were in line with spotted scat’s requirement, which was suitable for its growth. The different lipid levels in dietary has an impact on its growth rate and FCR (p<0,05) but not on survival rate (p>0,05). Spotted scat obtains the highest growth rate and the lowest FCR in the diet containing 6% soyal oil (DGR w = 0,239 g/day; DGR L = 0,047 cm/day and 2,34); conversely, non soyal–oil diet leads to its lowest growth rate and highest FCR (DGR w = 0,133 g/day; DGR L = 0,035 cm/day and 2,94). The survival rate of spotted scat, as recorded at the end of the experiment, ranged relatively high from 93,33% to 96,67%. Key words: Spotted scat, Scatophagus argus, lipid, survival rate, Tam Giang, Thừa Thiên Huế. . NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA DẦU ĐẬU NÀNH TRONG THỨC ĂN LÊN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ NÂU Scatophagus argus Nguyễn Tử Minh 1 , Hoàng Nghĩa Mạnh 1 ,. nghiệm thức thức ăn có tỷ lệ dầu đậu nành khác nhau (0%; 2%; 6% và 10%) trong khẩu phần ở thí nghiệm không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá nâu, mà chỉ ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng và phát. quả nghiên cứu ở bảng 5, tỷ lệ sống của cá nâu đạt giá trị cao ở hai nghiệm thức thức ăn bổ sung 2% và 6% dầu đậu nành (96,67%), tiếp theo là nghiệm thức thức ăn 10% dầu đậu nành (95%) và giá

Ngày đăng: 06/09/2015, 17:53

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    • 4.1. Kết luận

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan