1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Tài liệu Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa.pdf

6 2,3K 22
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 1,85 MB

Nội dung

Tài liệu Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa.

KỸ THUẬT NUÔI TÔM CÀNG XANH(Macrobrachium rosenbergii)TRÊN RUỘNG LÚAPGs. Ts. Nguyễn Thanh Phương, Ts. Trần Ngọc Hải, Ts. Trần Thị Thanh Hiền, Ths. Đặng Thị HoàngOanh Lời tựaMùa lũ năm 2000, mùa lũ lớn nhất trong 40 năm qua ở vùngĐồng Bằng Sông Cửu Long, đã gây thiệt hại nghiêm trọng ảnhhưởng nhiều đến đời sống của gần 5 triệu dân trong vùng, trongđó, đáng kể nhất là thiệt hại về nông nghiệp và rất nhiều nônghộ đang phải đương đầu với những khó khăn trong các hoạtđộng canh tác sau lũ, đặc biệt là sự thất thu của các hộ nuôithủy sản.Đáp ứng lời kêu gọi giúp đỡ khắc phục lũ của Chính phú ViệtNam và Ủy Ban Nhân Dân các tỉnh An Giang, Cần Thơ và ĐồngTháp, Tổ chức Lương - Nông (FAO) đã hỗ trợ kịp thời cho cáchộ nông dân nghèo và bị thiệt hại nặng nhất ở 3 tỉnh nêu trên.Hoạt động chính của chương trình cứu trợ khắc phục sau lũ củaFAO là cung cấp lượng cá giống cho các nông hộ bị thiệt hạinhằm giúp họ nhanh chóng phục hồi công ăn việc làm.Trong khuôn khổ hoạt động của chương trình hỗ trợ khắc phụcsau lũ của FAO ở tỉnh An Giang (có tên gọi là “chương trình hỗtrợ khẩn cấp sau lũ nhằm phục hồi hoạt động nuôi thủy sản ở AnGiang - TCP/VIE/0168”), một loạt tài liệu khuyến ngư giới thiệuvề các mô hình nuôi thủy sản đa dạng được áp dụng phổ biến ởĐồng bằng sông Cửu Long sẽ được xuất bản và phân phát miễnphí cho nông dân. Tài liệu về “Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh,Macrobrachium rosenbergii trên ruộng lúa” này là một trong 7tập được FAO và Trường Đại học Cần Thơ biên soạn và in ấntừ nguồn kinh phí trong chương trình.Hy vọng rằng tài liệu này sẽ đem lại những thông tin hữu ích chobà con nuôi tôm, cá nhằm tăng năng suất nuôi, hạn chế đượcdịch bệnh, kiểm soát được chất lượng nước trong ao nuôi đồngthời cải thiện đời sống cho nhiều người dân ở vùng Đồng bằngsông Cửu Long. 1. Giới thiệuTôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) là loài có giá trị kinh tế cao và có thể nuôi trongnước ngọt. Nguồn tôm giống thường có sẵn trên thị trường. Người nuôi có thể thu con giống từtự nhiên hoặc mua tôm giống nhân tạo từ các trại sản xuất tôm giống.Đa số nông dân có ít diện tích đất sản xuất và canh tác chủ yếu là lúa. Mô hình nuôi tômtrong ruộng lúa sẽ tạo điều kiện cho những hộ nông dân sản xuất nhỏ nâng cao thu nhập màkhông làm ảnh hưởng đến năng suất lúa. Như hình trên ta thấy, tôm có thể sống trong ruộnglúa vụ hè thu. Đây gọi là hệ thống lúa-tôm kết hợp.Một cách khác, bạn có thể sản xuất lúa vụ đông xuân và nuôi tôm trên ruộng trong vụ hèthu. Cách này gọi là hệ thống nuôi luân canh.KỸ THUẬT NUÔI TÔM CÀNG XANH http://www.mekongfish.net.vn/uploads/chuyende_thuysan/kythuatnuoi/toml .1 of 6 4/8/2012 11:39 PM Bảng 1: Lịch canh tác2. Các phương pháp canh tácĐể tiến hành canh tác lúa-tôm, cần thực hiện các bước sau:Bước 1: Chọn nguồn tôm giốngBước 2: Ương tôm bột lên tôm giốngBước 3: Chuẩn bị ruộng lúa trước khi thả tômBước 4: Chuẩn bị thức ăn cho tôm giốngBước 5: Thả tôm giống và nuôi đến kích cỡ thương phẩm Bước 1: Chọn nguồn tôm giốngCó hai nguồn tôm giống: tôm giống tự nhiên và tôm giống nhân tạo (từ các trại sản xuất giống, gọi là tôm bột).Đối với nguồn tôm giống tự nhiên, ta có thể mua từ những ngư dân dùng lưới đẩy hoặc lưới kéo để đánh bắt tôm ở những vùngnước lợ hoặc nước ngọt, và có thể thả trực tiếp vào ruộng lúa.Đối với nguồn tôm giống nhân tạo, các trại giống ở Việt Nam có thể cho đẻ dễ dàng và luôn có sẵn con giống, thường ở giai đoạntôm bột. Khi mua tôm bột, ta cần phải dưỡng chúng trong ao ương đến khi chúng đạt được kích cỡ tôm giống thì mới thả nuôi thịt.Vòng đời của tôm càng xanhTôm càng xanh trưởng thành sống trong các sông, kênh, rạch, ao, hồ nước ngọt. Đến mùa sinh sản, chúng di cư ra vùng nước lợ,cửa sông để đẻ và ấu trùng phát triển và biến thái thành tôm bột sống trong môi trường nước lợ. Sau đó, chúng di chuyển ngượcdòng vào vùng nước ngọt và sinh sống đến khi trưởng thành.KỸ THUẬT NUÔI TÔM CÀNG XANH http://www.mekongfish.net.vn/uploads/chuyende_thuysan/kythuatnuoi/toml .2 of 6 4/8/2012 11:39 PM Vòng đời tôm càng xanhBước 2: Ương tôm bột2.1. Chuẩn bị khu vực ương tômĐào mương có chiều rộng 3-4 m và sâu 1-1,5 m để làm khu vực ương tôm bột. Xung quanhmương cần có bờ bao để tránh tôm lên ruộng trong giai đoạn này. Với diện tích 1.000 m2nuôi tôm thịt thì cần ao ương có diện tích 50-60 m2.2.2 Chuẩn bị mương thả tôm bộtMương phải được dọn sạch và phơi khô 2-3 ngày, sau đó, tiến hành diệt tạp. Đây là khâurất quan trọng trong quá trình dọn ao ương tôm. Có thể dùng dây thuốc cá để diệt cá tạpvới liều lượng 3-4 g/m2 và bón vôi sống (CaO) 100-150 g/m2. Sau 1-2 ngày, lấy nước vàoqua lưới lọc đạt mức nước 0,8-1 m.Tôm càng xanh tăng trưởng bằng cách lột xác. Khi lột xác, chúng thường ẩn trốn để tránhđịch hại. Vì vậy, nên thả chà tre xuống mương để tạo nơi ẩn nấp cho tôm.2.3 Chuẩn bị sàng ănKhung sàng ăn có dạng hình vuông, mỗi cạnh dài 0,8 m, được làm bằng tre hoặc thanh sắt.May lưới có mắt lưới cỡ 1 mm vào khung và dùng sợi dây nối 4 góc của khung như hìnhtrên. Sàng ăn dùng để kiểm tra tình hình sử dụng thức ăn của tôm.2.4. Cách thả tôm và cho tôm ăn- Mật độ thả tôm bột trong ao ương thường là 50 con/m2.- Vận chuyển tôm vào lúc sáng sớm hoặc buổi chiều khi trời mát.- Thả nổi bao đựng tôm trong mương khoảng 30 phút để nhiệt độ nước trong bao và ngoàimương bằng nhau. Sau đó, mở bao và để tôm từ từ bơi ra ngoài.Sau khi thả tôm ngày hai, bắt đầu cho tôm ăn. Người nuôi nên dùng thức ăn công nghiệpbởi vì chế biến thức ăn có chất lượng tốt cho tôm bột rất khó khăn. Hơn nữa, giai đoạn nàytôm còn nhỏ nên chi phí mua thức ăn cũng không nhiều.Từ ngày thứ 10 trở đi, có thể cho tôm ăn bổ sung bằng các loại mực, cua, ốc, cá tạp hấpchín.Lượng thức ăn tối thiểu cần thiết cho tôm được trình bày trong bảng 2, nhưng đây chỉ là sốliệu tham khảo. Trong thực tế, ao thường bị đục và tôm là loài ăn chậm nên chúng thườngkhông thể kiếm được tất cả các hạt thức ăn. Do đó, một số người nuôi thường cho ăn vớilượng nhiều hơn nhu cầu thực tế của đàn tôm.Cách cho tôm ăn thường là rải đều thức ăn trong ao ương, cứ cách 3 giờ cho tôm ăn mộtlần (4 lần/ngày).Bảng 2: Lượng thức ăn tối thiểu cho 10.000 tôm mỗi ngàySàng ănKỸ THUẬT NUÔI TÔM CÀNG XANH http://www.mekongfish.net.vn/uploads/chuyende_thuysan/kythuatnuoi/toml .3 of 6 4/8/2012 11:39 PM Ngày sau khi thả Lượng thức ăn (g)1-10 25-3511-20 40-5021-30 60-802.5. Điều chỉnh lượng thức ănLượng thức ăn nên được điều chỉnh hợp lý bằng cách quan sát sàng ăn. Đặt sàng ở 4 gócao trước khi cho tôm ăn. Kiểm tra sàng sau khi rải thức ăn khoảng 1 giờ và trước lần cho ăntiếp theo. Nếu không còn thức ăn trong sàng thì tăng lượng thức ăn, ngược lại, nếu thức ănvẫn còn trong sàng thì giảm lượng cho ăn.Bước 3: Chuẩn bị ruộng để nuôi tôm thịt3.1. Thiết kế ruộng nuôiDiện tích ruộng nuôi lớn hay nhỏ, tùy vào diện tích tích đất của nông hộ, có thể từ 0,3-1 ha.Nếu muốn nuôi tôm kết hợp với trồng lúa cùng một lúc thì phải xây dựng mươngbao.Đào mương có chiều rộng 3-4 m, sâu 0,8-1 m xung quanh ruộng. Đa số người dân ViệtNam sử dụng diện tích mương chiếm khoảng 20-25% tổng diện tích ruộng. Bờ ruộng rộng2-3 m và cao 0,6-0,8 m. Trên bờ, người ta thường rào lưới để ngăn chặn sự thất thoát củatôm trong mùa lũ. Mỗi ruộng nuôi nên có cống cấp và cống thoát nước riêng để tiện choviệc trao đổi nước.Nếu muốn canh tác lúa tôm luân canh trong vụ đông và vụ hè thì phải nâng cao bờbao.Có thể không cần đào mương nhưng phải nâng cao bờ ruộng lên 1 m để đảm bảo mức nướctrong ruộng đạt 0,5-0,6 m.3.2. Chuẩn bị khu thả tôm giốngTrước hết, dọn sạch mương và cày ruộng để loại rơm rạ và cỏ rác. Sau đó, diệt cá tạpbằng dây thuốc cá với liều lượng 3-4 g/m2 và bón vôi 100-150 g/m2. Sau 1-2 ngày, lấy nướcvào qua lưới lọc đạt mức nước 0,5-0,6 m. Dùng chà tre khô thả xuống mương để tạo nớitrú ẩn cho tôm, tốt nhất diện tích thả chà nên chiếm 5% diện tích mặt nước nuôi tôm.Bước 4: Chuẩn bị thức ăn cho tôm giốngCó hai điểm cần lưu ý: (1) chọn nguồn thức ăn thích hợp và (2) phải dùng sàng cho ăn đểtiện kiểm tra lượng thức ăn và sức khỏe của tôm.Thức ăn dùng để nuôi tôm giống có thể là thức ăn công nghiệp, thức ăn tự chế hoặc thứcăn tươi sống như cua, ốc và cá tạp.Thức ăn công nghiệp có chất lượng cao nhưng đắt tiền.Thức ăn tự chế thì rẻ hơn nhưng khâu chuẩn bị thức ăn tốn nhiều thời gian. Có thể tham khảo công thức chế biến như trongbảng 3, và cách chế biến thức ăn như sau: Nấu bột mì thành dạng hồ và cho các nguyên liệu khác vào. Trộn đều hỗn hợp và épbằng máy thành dạng sợi. Phơi trong bóng râm đến khi thức ăn khô cho vào túi bịt kín và giữ ở nơi khô ráo.Thức ăn tươi sống có thể được đánh bắt hoặc mua từ chợ. Thức ăn này phải được nấu chín trước khi cho ăn.Nếu kết hợp ba loại thức ăn trên, chi phí thức ăn sẽ giảm.Bảng 3: Các nguyên liệu để chế 10 kg thức ănNguyên liệuKgBột cá 2.5Bột đậu nành 2.0Cám 3.5Bột mì 1.0Bột xương 0.2Bước 5: Nuôi tôm thịt5.1. Thả tôm giống vào ruộng nuôiKỸ THUẬT NUÔI TÔM CÀNG XANH http://www.mekongfish.net.vn/uploads/chuyende_thuysan/kythuatnuoi/toml .4 of 6 4/8/2012 11:39 PM Có thể dùng lưới để thu và vận chuyển tôm giống từ ao ương sang ruộng nuôi tôm thịt. Nếu con giống được mua từ nơi khác,nên dùng một giai lưới đặt trong mương, thả tôm vào giai và để khoảng 1 ngày. Làm như vậy, những con tôm yếu bị chết sẽđược loại bỏ và chỉ thả vào ruộng những con tôm khỏe. Mật độ tôm thả tối đa là 3-5 con/m2.5.2. Cách cho ănĐặt 4 sàng ăn cách đều nhau trong mương (hoặc ở 4 góc ruộng trong hệ thống nuôi luâncanh). Rải thức ăn đều khắp mương (hoặc dọc theo bờ trong ruộng nuôi luân canh) 2-3lần/ngày (ví dụ: lúc 6 giờ, 10 giờ và 16 giờ chiều).Sau khi cho ăn một giờ, quan sát sàng để xem tôm có ăn hết lượng thức ăn có trên sànghay không. Sau 3-4 giờ, bắt vài con tôm kiểm tra độ trong của cơ thể để biết thức ăn cócòn trong ống tiêu hóa hay không. Từ đó, điều chỉnh lượng thức ăn kịp thời: nếu tôm nhanhchóng ăn hết thức ăn thì tăng lượng cho ăn, nếu thức ăn vẫn còn trên sàng hoặc tôm chưatiêu hóa hết thức ăn trong ruột thì giảm lượng cho ăn.Vì vậy, bảng 4 trên chỉ là bảng hướng dẫn về tỉ lệ cho ăn. Lượng cho ăn thực tế phải đượcđiều chỉnh hằng ngày bằng cách quan sát sàng ăn và ống tiêu hóa của tôm như đã trình bàyở trên.Kiểm tra sức ăn thức ăn của tôm(Hình trên dạ dày tôm rỗng – tômđói. Hình dưới dạ dày tôm đầythức ăn – tôm no)Bảng 4: Lượng thức ăn cho 1.000 tôm/ngàyTrọng lượng tôm (g/con) Lượng thức ăn (g)1-3 100-1603-5 200-2505-10 300-35010-20 400-50020-30 500-700Trên 30 700-8005.3. Thay nướcĐể duy trì chất lượng nước tốt, nên thay 20-30% thể tích nước theo thủy triều, rồi dùng vôi nông nghiệp (CaCO3) rải khắp mươnghoặc ruộng nuôi với liều lượng 5-10 g/m2.5.4. Sử dụng hóa chấtKhông nên dùng thuốc trừ sâu trong ruộng lúa nuôi tôm kết hợp vì thuốc trừ sâu sẽ rất độc đối với tôm.5.5. Thu hoạch tôm Sau 4-5 tháng nuôi, tôm lớn có thể thu tỉa bằng chài hoặc xà ngom (đó). Sau 6-8 tháng nuôi, người ta thường thu hoạch toàn bộtôm để chuẩn bị cho vụ lúa Đông-Xuân. Có thể dùng lưới kéo lúc nước ròng thu 50-60% số tôm trong ruộng. Số còn lại đượcthu khi tháo cạn mương hoặc ruộng nuôi. Thời gian thu hoạch có thể kéo dài 5-10 ngày.Tôm càng xanh được đem bán dạng tươi sống hoặc ướp đá với tỉ lệ 1:2 (1 phần tôm, 2 phần nước đá).5.6. Bệnh tômKỸ THUẬT NUÔI TÔM CÀNG XANH http://www.mekongfish.net.vn/uploads/chuyende_thuysan/kythuatnuoi/toml .5 of 6 4/8/2012 11:39 PM 5.7. Kiểm tra sức khỏe của tômNên tiến hành kiểm tra sức khỏe tôm thường xuyên để kịp thời phát hiện bệnh và áp dụng các biện pháp xử lý thích hợp (xembảng dưới đây).Xác định bệnh tômLoại bệnh Dấu hiệu Cách phòng trịMất phụ bộ Chân và chùy bị gãy Tạo môi trường nước tốt bằng cách thay nước và cung cấp thức ăncó chất lượngĐen mang Mang bị đenBón vôi nông nghiệp cho khu vực nuôi tôm với lượng 7-10 g/m2, sau 8-10 thay nước.Bệnh đốm đen Mang, chân, râu, đuôi bịđen, nặng hơn sẽ bị lở loét.Không cần chữa trị. Cần đảm bảo chất lượng nước để phòng ngừadịch bệnh.Bệnh đục thân Cơ thân bị đục từng vùnghoặc toàn bộ cơ thể.Không phải là bệnh lây nhiễm, không cần chữa trị. Cần giữ chất lượngnước tốt.Vỏ cứng và đóng rong Vỏ cứng và bị rong bám bênngoàiVào sáng sớm giảm mức nước còn 20 cm, dùng formol tát khắp aovới lượng 20-40 ml/m3 nước. Khoảng 8-10 giờ sau lấy nước mớivào.KỸ THUẬT NUÔI TÔM CÀNG XANH http://www.mekongfish.net.vn/uploads/chuyende_thuysan/kythuatnuoi/toml .6 of 6 4/8/2012 11:39 PM . phân phát miễnphí cho nông dân. Tài liệu về Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh, Macrobrachium rosenbergii trên ruộng lúa này là một trong 7tập được FAO. sản xuất lúa vụ đông xuân và nuôi tôm trên ruộng trong vụ hèthu. Cách này gọi là hệ thống nuôi luân canh.KỸ THUẬT NUÔI TÔM CÀNG XANH http://www.mekongfish.net.vn/uploads/chuyende_thuysan/kythuatnuoi/toml...1

Ngày đăng: 25/09/2012, 09:12

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

KỸ THUẬT NUÔI TÔM CÀNG XANH - Tài liệu Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa.pdf
KỸ THUẬT NUÔI TÔM CÀNG XANH (Trang 1)
Đa số nông dân có ít diện tích đất sản xuất và canh tác chủ yếu là lúa. Mô hình nuôi tôm trong ruộng lúa sẽ tạo điều kiện cho những hộ nông dân sản xuất nhỏ nâng cao thu nhập mà không làm ảnh hưởng đến năng suất lúa - Tài liệu Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa.pdf
a số nông dân có ít diện tích đất sản xuất và canh tác chủ yếu là lúa. Mô hình nuôi tôm trong ruộng lúa sẽ tạo điều kiện cho những hộ nông dân sản xuất nhỏ nâng cao thu nhập mà không làm ảnh hưởng đến năng suất lúa (Trang 1)
2. Các phương pháp canh tác - Tài liệu Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa.pdf
2. Các phương pháp canh tác (Trang 2)
Bảng 1: Lịch canh tác - Tài liệu Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa.pdf
Bảng 1 Lịch canh tác (Trang 2)
Khung sàng ăn có dạng hình vuông, mỗi cạnh dài 0,8 m, được làm bằng tre hoặc thanh sắt - Tài liệu Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa.pdf
hung sàng ăn có dạng hình vuông, mỗi cạnh dài 0,8 m, được làm bằng tre hoặc thanh sắt (Trang 3)
Ngày sau khi thả Lượng thức ăn (g) - Tài liệu Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa.pdf
g ày sau khi thả Lượng thức ăn (g) (Trang 4)
Bảng 3: Các nguyên liệu để chế 10 kg thức ăn - Tài liệu Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa.pdf
Bảng 3 Các nguyên liệu để chế 10 kg thức ăn (Trang 4)
đói. Hình dưới dạ dày tôm đầy thức ăn – tôm no) - Tài liệu Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa.pdf
i. Hình dưới dạ dày tôm đầy thức ăn – tôm no) (Trang 5)
Bảng 4: Lượng thức ăn cho 1.000 tôm/ngày - Tài liệu Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa.pdf
Bảng 4 Lượng thức ăn cho 1.000 tôm/ngày (Trang 5)
Vì vậy, bảng 4 trên chỉ là bảng hướng dẫn về tỉ lệ cho ăn. Lượng cho ăn thực tế phải được - Tài liệu Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa.pdf
v ậy, bảng 4 trên chỉ là bảng hướng dẫn về tỉ lệ cho ăn. Lượng cho ăn thực tế phải được (Trang 5)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w