Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trên ruộng doc

31 466 0
Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trên ruộng doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

KỸ THUẬT NUÔI TÔM CÀNG XANH Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trên ruộng 1 Kinh nghiệm ương giống tôm của trung tâm giống An Giang 6 Đặc điểm sinh học và sinh thái của tôm càng xanh 7 Vì sao tôm càng xanh không lột vỏ 13 Nuôi giữ tôm càng xanh qua đông 14 Các mô hình nuôi tôm: nuôi tôm trong ao 15 Các mô hình nuôi tôm: nuôi tôm trong ruộng lúa 18 Thức ăn, kiểm soát - Tôm giống và thả tôm giống - Bệnh đốm nâu 20 Nghiên cứu sản xuất tôm càng xanh toàn đực 22 Cách phân biệt tôm càng xanh đực, cái 24 Hướng dẫn nuôi tôm càng nước ngọt ở Ấn Ðộ 25 Nuôi tôm càng Hồ Tây 27 Kinh nghiệm ương tôm càng xanh 28 Nuôi tôm càng xanh thương phẩm ở miền núi 28 Kỹ thuật ương tôm càng xanh từ giai đoạn bột lên giống 29 Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trên ruộng 1. Các hình thức nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa ở Việt Nam - Mô hình 2 vụ lúa xen canh 1 vụ tôm: Ruộng được trồng 2 vụ lúa Hè-Thu và Đông- Xuân. Tôm được nuôi kết hợp với lúa Hè-Thu và thu hoạch trước khi bắt đầu vụ Đông Xuân. Mô hình này thích hợp cho vùng lũ thấp, vẫn giữ sản xuất lúa Hè-Thu. - Mô hình 1 vụ lúa luân canh 1 vụ tôm: Ruộng không trồng vụ lúa Hè-Thu mà chỉ thả nuôi tôm từ khoảng tháng 3-4 và thu hoạch vào tháng 10-11, sau đó trồng 1 vụ lúa Đông- Xuân. Mô hình hiện được áp dụng rộng rãi, đặc biệt là vùng ngập lũ sâu, lúa Hè -Thu không đảm bảo hoặc năng suất thấp do lũ đến sớm. - Mô hình 2 vụ lúa luân canh 1 vụ tôm: Sau vụ lúa Hè-Thu, tôm được thả nuôi trong mùa lũ đến đầu vụ lúa Đông-Xuân thì thu hoạch để cải tạo ruộng trồng lúa Đông-Xuân. Mô hình này có thời gian nuôi ngắn nên phải tuân thủ đúng thời vụ và phải thả tôm giống có kích cỡ lớn. 2. Kỹ thuật nuôi • Chọn lựa địa điểm Có nhiều yếu tố quan trọng cần phải xem xét khi chọn lựa địa điểm nuôi tôm trên ruộng. Tốt nhất chọn nơi có mùa ngập lũ, điều kiện đất đai không nhiễm phèn, có hệ thống kênh-sông để cấp thoát nước tốt vào đầu vụ nuôi, có khả năng thu mua thức ăn, nhất là thức ăn tươi sống và rẻ (cua, ốc cá tạp), hay có nguồn tôm giống dễ dàng. Tốt nhất vị trí nuôi nên có diện lưới quốc gia. Thiết kế ruộng nuôi Ruộng nuôi tôm có diện tích từ 0,5-2 ha. Tùy mô hình mà có thể thiết kế ruộng nuôi khác nhau. Đối với mô hình 2 lúa kết hợp 1 tôm thì nhất thiết ruộng phải có mương bao xung quanh, chiếm từ 20-25 % tổng diện tích ruộng. Mương rộng từ 2-3 m và sâu 0,8-1,0 m so với mặt ruộng. Đối với các mô hình còn lại thì ruộng không nhất thiết phải có mương bao mà dùng máy ủi đất mặt ruộng để đắp bờ ruộng cao và chắc chắn, và ruộng trở thành một ao nổi. Bờ bao ruộng không nhất thiết là phải cao hơn đỉnh lũ, nhưng tốt nhất cao từ 1-1,2 m và chân bờ rộng từ 3-4 m. Vào mùa lũ, nên dùng lưới mịn chắn trên mặt bờ bao cao hơn mức nước khoảng 30-40 cm để ngăn không cho tôm thất thoát. Trong ruộng nên có khu ương tôm có diện tích khoảng 10% diện tích ruộng nuôi. Khu ương có thể là một ao nhỏ hay được bao ví bằng lưới. Ao ương rất quan trọng vì có thể ương dưỡng và quản lý tôm tốt trong 1 tháng đầu trước khi thả ra nuôi đại trà. Đặc biệt, ao ương rất cần thiết đối với mô hình “2 vụ lúa xen canh 1 vụ tôm” nhằm tận dụng thời để gian ương tôm khi đang xạ lúa. Ao cũng cần thiết cho mô hình “2 vụ lúa luân canh 1 vụ tôm” vì phải ương tôm lớn trong thời gian trồng lúa vụ đầu, để có tôm lớn thả ra sau khi thu hoạch lúa. Chuẩn bị ruộng nuôi Đối với mô hình 2 lúa xen canh 1 tôm, ngoài công tác chuẩn bị ruộng như cày xới để trồng lúa Hè-Thu như bình thường, cần phải chuẩn bị sên vét mương bao, gia cố bờ bao và ao ương, bón vôi cho mương và ao ương tôm giống (15-20 kg/100m2). Khi tiến hành sạ lúa Hè-Thu trên ruộng thì cũng bắt đầu ương tôm giống trong ao ương. Khi tôm ương được 1 tháng thì cho lên ruộng lúa có mức nước thích hợp với lúa. Đối với các mô hình luân canh khác, sau khi sau khi thu hoạch lúa, cần chuẩn bị ruộng nuôi tôm như cắt dọn sạch gốc rạ, sên vét mương bao, bừa trục mặt ruộng, sửa lại bờ bao, lắp các lỗ mọi, hang hốc. Mương bao cần được bón vôi với lượng khoảng 15-20 kg/100m2. Trước khi thả giống lên ruộng vài ngày, cho nước vào ngập mặt ruộng 0,6-0,8 m. Nước cấp vào phải được lọc qua túi lưới lọc mịn, dài để ngăn chặn định hại. Riêng mô hình 2 vụ lúa luân canh 1 vụ tôm thì phải ương tôm 1-1,5 tháng trước khi thu hoạch lúa Hè-Thu để có tôm giống lớn khi thả nuôi thịt. • Mật độ và thả giống: Đối với mô hình 2 vụ lúa xen canh 1 vụ tôm, hoặc 1 vụ lúa luân canh 1 vụ tôm, do có thời gian nuôi dài, nên có thể thả tôm giống là Postlarvae 15 (trung bình 1,2-1,5cm). Riêng mô hình 2 vụ lúa luân canh 1 vụ tôm, do thời gian nuôi thịt ngắn, nên cần ương tôm Postlarvae trước đó 1-1,5 tháng, hoặc mua giống lớn 4-6 cm để thả nuôi thịt. Tuỳ theo mô hình nuôi, kích cỡ tôm giống và thời gian nuôi thịt và khả năng chăm sóc mà có thể thả với mật độ 3-8 con/m2 ruộng. Mô hình nuôi tôm xen canh với lúa (Hè-Thu) nên nuôi với mật độ thấp vì mức nước ruộng thấp hơn và khả chăm sóc tôm cũng hạn chế hơn. Cho ăn và chăm sóc Có nhiều loại thức ăn có thể sử dụng cho tôm như thức ăn viên công nghiệp, thức ăn viên tự chế và thức ăn tươi sống. Thức ăn viên công nghiệp cho tôm càng xanh có chất dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng và tiện sử dụng. Người nuôi cũng tận dụng các nguyên liệu địa phương để sản xuất thức ăn viên cho tôm để giảm chi phí (Bảng 1). Bảng 1. Công thức phối chế thức ăn cho tôm càng xanh Nguyên liệu Tỷ lệ (%) Bột cá Bột đậu nành Cám gạo Bột mì Bột xương Bột lá gòn Premix Dầu 25 20 35 10 2 5 2 1 Thức ăn công nghiệp và thức ăn tự viên tự chế thường được sử dụng chủ yếu trong 2-3 tháng đầu nuôi tôm. Tuy nhiên, trong thời gian lũ, nguồn thức ăn tươi sống như cá tạp, cua, ốc rất phong phú với giá rẻ nên được sử dụng chủ yếu trong giai đoạn nuôi tôm lớn nhằm giúp tôm lớn nhanh và giảm chi phí thức ăn. Trong thời gian này, cá tạp cũng nhiều hơn, vì thế, việc cho tôm ăn bằng ốc, cua cũng giảm chi phí do cá tạp tranh mồi nếu cho ăn bằng thức ăn viên. Tùy giai đoạn tôm nuôi, lượng thức ăn viên cho tôm ăn hằng ngày được tính theo khối lượng đàn tôm như Bảng 2. Đơn giản, có thể cho tôm ăn ở tháng tuổi thứ 1, 2, 3, 4 và 5 trở lên lần lượt là 8, 6, 4, 3, và 2% trọng lượng đàn tôm nuôi. Đối với thức ăn tươi sống có thể dùng lượng gấp 2-3 lần so với lượng thức ăn chế biến. Cho tôm ăn bằng cách kết hợp rãi thức ăn khắp ao và sàng ăn. Số lần cho ăn có thể từ 2-4 lần/ngày. Cần theo dõi khả năng bắt mồi của tôm trên sàng ăn và độ no trên dạ dày của tôm để điều chỉnh lượng thức ăn thích hợp. Bảng 2. Tính lượng thức ăn cho tôm Khối lượng tôm (g/con) Lượng thức ăn (% khối lượng đàn tôm) 2,5-3 4-5 6-9 10-13 14-20 21-27 28-34 35-40 6,5 5,5 4,2-4,5 3,7-4,0 3,0-3,5 2,5-2,7 1,7-2,0 1,0-1,4 Trong quá trình nuôi, việc quản lý nước rất quan trọng và khác nhau tùy theo mô hình nuôi. Đối với mô hình nuôi tôm xen canh với lúa hè thu, mức nước trên ruộng thường phải theo mức nước cần cho lúa (0,2-0,3m). Tốt nhất, không nên dùng thuốc trừ sâu trong khi nuôi tôm. Nếu dùng thuốc thì phải tháo nước thật từ từ trong vài ngày để rút tôm xuống mương bao. Sau 1-2 tuần thì mới cho nước vào để tôm lên ruộng. Khi thu hoạch lúa thì tháo nước cho tôm xuống mương và sau khi thu hoạch lúa lại cho nước vào thật nhiều để tôm lên ruộng ăn thức ăn tự nhiên. Giai đoạn này cần thay nước thường xuyên để tránh thối nước do gốc rạ. Đối với mô hình 1 vụ tôm luân canh 1 vụ lúa, trong thời gian trước lũ (từ tháng 4-7 dương lịch), thông thường cần phải bơm nước để giữ mức nước 0.6-0.8m trên ruộng và phải định kỳ thay nước, ít nhất là 2 lần/tháng vào lúc nước cường. Đối với tất cả các mô hình, vào thời gian đầu mùa lũ, nước thường không tốt do nước ô nhiễm, nước đục, dư lượng thuốc trừ sâu… do đó, hạn chế cho nước vào ruộng. Khi giữa mùa lũ, môi trường nước sẽ rất tốt, nhiều thức ăn tự nhiên, thì cần tăng cường thay nước, hoặc cho nước chảy tràn qua cống hay bờ ruộng có lưới chắn. Lưới cần được chắn cẩn thận, chắc chắn và đủ cao trước khi lũ về để tránh thất thoát tôm. Cần kiểm tra bờ bao và lưới hàng ngày vì gió và dòng nước thường gây sạt lỡ bờ ruộng hay cuốn lưới bao, làm thất thoát tôm nuôi. Mức nước trên mặt ruộng vào mùa lũ có thể lên đến 1-1.5m hay có thể sâu hơn. • Thu hoạch Có thể thu tỉa thu tỉa tôm cái và tôm to có càng xanh sau 4-5 tháng nuôi kể từ khi thả giống hay thu toàn bộ vào cuối vụ nuôi (tháng 11) trước khi gieo sạ hay cấy vụ lúa Đông-Xuân. Khi thu hoạch cuối vụ, có thể dùng lưới kéo để thu dần tôm trong 1-2 tuần. Năng suất nuôi đạt trung bình khoảng 350-800 kg/ha/vụ hay đôi khi đạt trên 1 tấn/ha/vụ tùy mô hình. Thông thường, nuôi tôm luân canh, có điều kiện chăm sóc tôm tốt hơn, mức nước sâu hơn nên tôm lớn và tôm cái chậm mang trứng hơn so và năng suất tôm cao hơn với nuôi xen canh với lúa. Mô hình và các hoạt động nuôi tôm trên ruộng – (1) Mô hình tôm xen canh lúa, (2) Mô hình tôm luân canh với lúa vào mùa lũ cho thấy đang cho tôm ăn bằng ốc cua, (3) Thức ăn tự chế, (4) Thu hoạch tôm trong ruộng luân canh (Nguồn: Phương và Hải). PGs.Ts. Nguyễn Thanh Phương và Ts. Trần Ngọc Hải Khoa Thủy Sản – Đại học Cần Thơ Kinh nghiệm chọn con giống tôm càng xanh chất lượng cao Chất lượng tôm giống là yếu tố quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến tỷ lệ hao hụt, năng suất và hiệu quả kinh tế của các mô hình nuôi tôm càng xanh. Nếu con giống tôm càng xanh kém chất lượng như: Kích cỡ không đều, bơi lội yếu, bị xây sát hoặc gãy chân do đánh bắt, thân có màu trắng đục hoặc có nhiều mầm bệnh, vỏ mềm do mới lột xác sẽ dẫn đến tỷ lệ hao hụt rất cao ngay từ khi vận chuyển đến địa điểm thả nuôi và sẽ cho năng suất khi thu hoạch kém, mặc dù các yếu tố khác như: Môi trường nước, thức ăn, phòng bệnh đều thỏa mãn yêu cầu kỹ thuật trong suốt quá trình nuôi. Các phương pháp chọn tôm giống như sau: 1. Chọn tôm đều cỡ: Tôm giống phải có chiều dài tương đối đều nhau, tiêu chuẩn tôm giống phải có chiều dài 3 – 5cm (trong trường hợp chọn từ tôm Post thì tôm Post phải được nuôi dưỡng trong môi trường nước ngọt hoàn toàn, không có tôm bơi ngửa và chiều dài từ 1 –2cm). Trong trường hợp trong đàn tôm giống chọn nuôi có một ít tôm lớn hơn hoặc nhỏ hơn so với chiều dài bình quân của số lượng đàn tôm dự tính chọn nuôi thì số lượng tôm có kích thước lớn hơn hoặc nhỏ hơn không quá 10%. 2. Chọn tôm khỏe Bắt một ít tôm giống (khoảng 80 – 100 con) cho vào một cái chậu có nước cao 7 – 10cm, dùng tay quay tròn nước trong chậu. Tôm khỏe sẽ bơi ngược dòng nước, đuôi xòe ra hoặc bám vào thành và đáy thau. Tôm yếu sẽ bị trôi theo chiều nước hoặc tập trung ở lại giữa chậu. Đàn tôm dự tính được nuôi được coi là tôm khỏe khi số lượng tôm bị trôi theo chiều nước hoặc tập trung ở giữa chậu chiếm ít hơn 5% trên số lượng tôm kiểm tra. Hoặc bà con có thể bắt một ít tôm như trên thả vào dung dịch có pha Formol với nồng độ 100ppm (pha 1ml Formol trong 10 lít nước sạch) sau 2 giờ số lượng tôm chết ít hơn 5% trên tổng số tôm kiểm tra thì chứng tỏ đàn tôm nuôi là khỏe mạnh. Mặt khác cần chú ý một số yếu tố để chọn tôm khỏe như: – Tôm khỏe phải không bị dị hình, còn đủ chân, càng, râu. – Tôm khỏe lúc nào đôi râu cũng xếp song song nhau, tôm yếu đôi râu mở hình chữ V. – Tôm khỏe thì dạ dày (nằm phía trên đầu) có chứa thức ăn và đường ruột vẫn còn thức ăn (được biểu hiện là đường chỉ có màu nâu, liền nhau không bị đứt đoạn chạy dọc theo thân). – Tôm khỏe thì bơi lội nhanh nhẹn và khi tắt sục khí tôm sẽ búng mình lên khỏi mặt nước. v3. Chọn tôm không bị bệnh Tôm khỏe thân thường có màu xanh trong, phần vỏ và phần chân tôm không có những đốm nâu đen hoặc vàng xám, trên thân vỏ và phần đuôi không có chỗ bị ăn mòn hoặc khuyết sâu. Tôm bệnh thường có màu trắng đục, mang có đốm đen, phần vỏ và chân có nhiều chấm nhỏ màu nâu đen hoặc xám vàng và bị đóng rong. Vậy khi mua tôm giống nên chọn mua con giống từ những trại tôm hoặc cơ sở có uy tín và cung cấp con giống có chất lượng . Kinh nghiệm ương giống tôm của trung tâm giống An Giang Theo kế hoạch năm 2005, tỉnh AG sẽ thả nuôi 870 ha tôm càng xanh. Ðến nay các địa phương như huyện Châu Phú, Châu Thành, huyện Thoại Sơn và thành phố Long Xuyên đã thả nuôi trên diện tích gần 200 ha, đạt trên 20% so với kế hoạch tập trung chủ yếu là mô hình nuôi tôm chân ruộng. Về con giống tỉnh An Giang có Trung tâm giống Thuỷ sản tỉnh, trại giống Mỹ Châu, trại giống huyện Thoại Sơn và khoảng 20 trại ương giống khác của các trang trại tư nhân sẽ cung ứng gần 50 triệu con tôm giống. Để nâng cao chất lượng giống phục vụ cho người chăn nuôi, Trung tâm nghiên cứu sản xuất giống thuỷ sản tỉnh đã không ngừng ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới để nguồn tôm giống cung ứng cho ngư dân đạt yêu cầu. Một vấn đề được Ngành nông nghiệp tỉnh đặt ra là tăng cường công tác kiểm tra giám sát những cơ sở sản xuất giống tôm càng xanh nhằm nâng cao chất lượng giống phục vụ cho người chăn nuôi. Tiếp xúc với chị Đoàn Thanh Dung, Phó trưởng trại giống Mỹ Thạnh trực thuộc Trung tâm tâm nghiên cứu sản xuất giống thuỷ sản tỉnh chi cho biết. Từ tháng 4/2003 Trại giống Mỹ Thạnh tiếp nhận qui trình sản xuất giống tôm theo mô hình nước xanh cải tiến. Sau khi đưa qui trình vào ứng dụng, Trung tâm đã ương trên 1 triệu con tôm post giống, tuy nhiên khi đưa đến các hộ chăn nuôi thì tỷ lệ sống chỉ đạt 25%. Trung tâm nghiên cứu sản xuất giống thuỷ sản tỉnh đã phối hợp với cán bộ kỹ thuật chuyên ngành thuỷ sản để tìm hiểu nguyên nhân trên, qua đó đã rút ra một số kinh nghiệm là đa số ngư dân nuôi tôm ít quan tâm đến việc quản lý môi trường, mật độ thả dầy, trong ao ương dưỡng bà con ngư dân không xử lý tảo triệt để nên gây shook làm cho tôm chết. Về phía Trung tâm nghiên cứu sản xuất giống thuỷ sản thì qui trình sản xuất giống tôm theo mô hình nước xanh cải tiến tuy có chi phí thấp, giá thành con giống giảm nhưng con giống lại mẩm cảm với môi trường nên tỷ lệ hao hụt cao làm cho bà con ngư dân bị thiệt hại nhiều. Để khắc phục tình hình trên, Trung tâm đã triển khai đồng thời các ao dưỡng nuôi tôm giống bằng cách nhận giống tôm từ các nơi về nuôi dưỡng để đạt post 15 giao lại cho ngư dân. Trong niên vụ năm 2003 Trung tâm đã giao trên 4,6 triệu con tôm post cho bà con ngư dân trong tỉnh, hầu hết đều đạt tỉ lệ sống cao. Để tiếp tục khắc phục tồn tại trong việc sản xuất tôm giống, tháng 3/2004 Trại giống Mỹ Thạnh đã tiếp nhận chuyển giao công nghệ của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản II về qui trình sản xuất tôm giống theo qui trình nước trong hở. Sau khi tiếp nhận công nghệ mới kết hợp với kinh nghiệm qua nhiều năm sản xuất tôm giống trước đây nên Trại đã ương mẻ giống đầu tiên với trên 3.500.000 con tôm post với tỷ lệ sống đạt từ 40 đến 50% trở lên, đạt yêu cầu của Ngành thuỷ sản hiện nay. Trong niên vụ năm nay, Trung tâm nghiên cứu sản xuất giống thuỷ sản tỉnh dự kiến sẽ sản xuất 10 triệu con tôm giống để cung ứng cho nhu cầu nuôi trồng thuỷ sản trong tỉnh. Một trong những vấn đề Trung tâm đang tiếp tục nghiên cứu hiện nay là thực hiện đề án ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến để ương giống tôm càng xanh toàn đực. Nếu dự án trên thành công sẽ mở ra triển vọng mới cho phong trào nuôi tôm trong tỉnh hiện nay. Đặc điểm sinh học và sinh thái của tôm càng xanh PHÂN LOÀI Ngành tiết túc: Arthropoda Ngành phụ: Anterata Lớp giáp xác: Crustacea Lớp phụ giáp xác bậc cao: Malocostraca Bộ mười chân: Decapoda Bộ phụ chân bơi : Natantia Phân bộ: Caridea Họ: Palaemonidae Giống: Macrobrachium Loài tôm càng xanh - M. rosenbergii de Man 1879 (Tên tiếng Anh: Giant prawn) PHÂN BỐ Tôm Càng nước ngọt phân bố khắp các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới trên thế giới. Hiện nay được biết có trên 100 loài, trong đó hơn một phần tư số này có ở châu Mỹ. Chúng có mặt ở hầu hết các vùng nước ngọt nội địa như sông, hồ, đầm lầy, mương ao cũng như các vùng cửa sông. Hầu hết các loài đều cần có nước lợ cho các giai đoạn biến thái của ấu trùng. Một số loài thích nghi môi trường nước trong, một số loài khác gặp trong điều kiện nước rất đục như Tôm Càng Xanh M. rosenbergii. Một số quốc gia không có Tôm Càng Xanh phân bố trong tự nhiên như Pháp, Mỹ, khu vực Đài Loan hiện đã di giống về nuôi trong tự nhiên. Thường tôm càng xanh phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Nhưng chủ yếu là vùng Nam và Đông Nam Châu á, một phần của Đại Tây Dương và vài bán đảo ở Thái Bình Dương. Ở Việt Nam, tôm càng xanh phân bố từ Nha Trang trở vào. Hình thái của tôm càng xanh được nhiều tác gi mô t như Holthius; Đức và ctv. (1988 và 1989); Forster và Wickins 1972. Tuy nhiên, ở nước ta trong ao nuôi hay trong khai thác tự nhiên thì xuất hiện 2 dạng tôm càng mà được gọi là tôm càng xanhtôm càng lửa. Tôm càng xanh phân bố ở tất cả các thủy vực nước ngọt (đầm, ao, sông, rạch, ruộng lúa ) và kể c ở vùng nưóc lợ cửa sông. Trên thế giới tôm phân bố ở khu hệ ấn Độ Dương và Tây Nam Thái Bình Dương. ở Việt nam, tôm càng xanh phân bố chủ yếu các tỉnh Nam bộ đặc biệt là các vùng nước ngọt và vùng cửa sông ven biển ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Đời sống và sinh sản của tôm càng xanh Tôm càng xanh có trọng lượng khá lớn, con đực có thể đạt tới 450g/con. Thân tương đối tròn, con trưởng thành có màu xanh dương đậm. Chuỷ phát triển nhọn, 1/2 chuỷ ngoài cong lên, trên mắt chuỷ có 11-15 răng, 3-4 răng sau hốc mắt, mắt dưới thường 12-15 răng. Chiều dài chuỷ của tôm cái khi trưởng thành thường bằng hoặc ngắn hơn vỏ đầu ngực, còn chuỷ tôm đực dài hơn chiều dài vỏ đầu ngực. Chân ngực thứ hai luôn luôn phát triển hơn các chân khác, nhất là ở tôm đực trưởng thành, đôi chân ngực thứ 2 có hình dạng và kích thước giống nhau. Khi chiều dài bình quân 8-14cm, trọng lượng cơ thể từ 10-20g, tôm càng xanh có sự phát triển tương đương giữa con đực và con cái. Khi chiều dài vượt quá 14cm, con đực thường phát triển nhanh hơn con cái. Trong quá trình nuôi, thả nuôi trực tiếp tôm bột (postlarvea) sau 7 tháng nuôi, cá thể đực lớn nhất đạt 110g, cá thể cái lớn nhất chỉ đạt 50g. Vòng đời của tôm càng xanh có 5 giai đoạn chủ yếu: Trứng - ấu trùng - Tôm bột (postlarvae) - Tôm giống (juvenile) - Tôm trưởng thành (adult). Mỗi một giai đoạn, đòi hỏi môi trường và điều kiện sống khác nhau. Khi con cái và con đực trưởng thành, ở con cái có trứng chín thì xảy ra hiện tượng lột xác, con đực và con cái tiến hành giao vỹ rồi ấp trứng. Khi tôm đang ấp trứng, buồng trứng vẫn phát triển, phóng thích ấu trùng ở bụng xong, sau 2-5 ngày lại lột xác, giao vỹ và đẻ tiếp. Theo Ling (1969), ấu trùng trải qua 8 giai đoạn, nhưng theo Uno và Soo (1969), thì ấu trùng trải qua 11 lần lột xác tương ứng với 11 giai đoạn biến thái khác nhau trước khi biến thái qua hậu ấu trùng (postlarvae). Mỗi giai đoạn có hình thái và kích thước khác nhau. Giai đoạn 1 dài khoảng 2mm, giai đoạn 11 dài khoảng 7mm. Giai đoạn hậu ấu trùng có hình dạng giống như tôm trưởng thành nhỏ, di chuyển chủ yếu bằng cách bò nhiều hơn là bơi lội tự do. Khi chúng bơi thường theo kiểu mặt lưng ở phía trên và tiến về phía trước. Chúng có thể lẩn tránh nhanh nhẹn bằng cách co các cơ bụng lại. Các hậu ấu trùng có khả năng chịu được sự dao động lớn của nồng độ muối. Tôm Càng Xanh sinh sản gần như quanh năm. Tuy nhiên, ở những khu vực khác nhau thì các tháng đẻ rộ không trùng nhau. tại Việt Nam, theo Nguyễn Thắng (1993) và Phạm Văn Tình (1996) mùa đẻ rộ nhất của Tôm Càng Xanh ở Đồng Bằng Nam Bộ tập trung vào hai thời điểm từ tháng 4 đến tháng 6 và từ tháng 8 đến tháng 10. Tôm Càng Xanh trưởng thành ở nước ngọt, thành thục phát dục, giao vĩ và đẻ trứng ở đó, nhưng khi ôm trứng và ấp trứng chúng có xu thế bơi ra vùng nước lợ từ 6-18 phần ngàn. Lỗ sinh dục đực nằm ở phần gốc của đôi chân ngực thứ 5 (bộ phận được biểu lộ ra ngoài). Tôm cái có đầu và chân ngực thứ hai nhỏ hơn nhiều so với con đực cùng tuổi. Lỗ sinh dục của con cái nằm ở ức giữa đôi chân bò thứ 3. Trứng chín có màu đỏ da cam, có thể nhìn thấy qua lớp vỏ giáp đầu ngực. Quá trình giao vĩ chỉ có thể thực hiện được giữa con đực thành thục sinh lý có thể trạng khỏe mạnh với con cái vừa mới hoàn tất lột vỏ gọi là "tiền giao vĩ" (premouting). Có thể chia quá trình giao vĩ thành 4 giai đoạn: Tiếp xúc, Ôm giữ con cái, Trèo lên lưng, Lật ngửa và gắn túi tinh Sau khi giao vĩ vài giờ tôm cái bắt đầu đẻ trứng. Khi đẻ trứng con cái cong mình về phía trước đến khi bụng và ngực tiếp xúc nhau, tạo nên sức mạnh đẩy đưa trứng từ buồng trứng ra ngoài qua lỗ sinh dục, trứng được thụ tinh ở đây và rơi thẳng vào buồng ấp trứng. Buồng ấp trứng được tạo thành bởi màng bụng uốn vào và phần gốc của những chân bụng đầu tiên phát triển dài ra và có những tấm lông cứng, dài để mang trứng khi tôm sinh sản. Buồng ấp trứng ở chân bụng thứ 4 được nhận trứng trước tiên, rồi lần lượt chân bụng thứ 3, thứ 2 và cuối cùng là chân bụng thứ nhất. Trong buồng ấp, trứng được bao bọc bởi một màng nhày trong suốt, dính chặt vào các sợi lông ở 4 đôi chân bụng đầu tiên. Trứng thụ tinh được giữ lại ở khoang bụng. Trong quá trình ấp trứng, các đôi chân bụng hoạt động liên tục, cấp dưỡng khí cho trứng phát triển, trứng nào bị hư sẽ bị loại ra bằng đôi chân ngực thứ 2. Số lượng trứng đẻ ra tỷ lệ thuận với trọng lượng tôm cái. Sức sinh sản tương đối trung bình từ 700-1000 trứng/ 1 gam tôm mẹ thành thục. Tôm cái có đặc điểm mắn đẻ, gặp điều kiện thuận lợi thức ăn đầy đủ, tôm có thể đẻ 4-6 lần trong năm. Buồng trứng thường tái phát dục khi tôm cái đang mang trứng, phóng thích ấu trùng ở bụng xong sau 2-5 ngày lột xác, giao vĩ và đẻ tiếp. Khoảng thời gian giữa hai lần lột xác tiền giao vĩ ngắn nhất là 23 ngày. Trứng có hình hơi bầu dục, dài khoảng 0,6-0,7mm, khi mới đẻ trứng có màu vàng sáng chuyển dần sang màu da cam, đến ngày thứ 12 màu da cam của trứng nhạt dần và ngả màu xám xanh nhạt, từ màu xám xanh nhạt chuyển dần sang xám đậm, trước khi nở khoảng hai, ba ngày thì trứng ngả sang màu xám đen (màu đen là mắt của ấu trùng còn nằm trong trứng). Như vậy dựa vào màu sắc của trứng có thể dự đoán được ngày ấu trùng nở. Những con cái không giao vĩ nhưng đã thành thục, chín mùi sinh dục cũng có thể đẻ trứng sau khi lột vỏ "tiền giao vĩ" nhưng những trứng không được thụ tinh này chỉ được giữ trong buồng ấp trứng một vài ngày sau đó bị thải ra ngoài. Tôm cái mang trứng dưới bụng và bảo vệ trứng đến khi nở. Thời gian tôm cái mang trứng đến khi nở phụ thuộc vào nhiệt độ nước và dao động trong khoảng trên dưới 3 tuần. Theo Ling (1962), ở nhiệt độ từ 25-310C, thời gian ấp trứng từ 19- 23 ngày, còn Subramanyam (1980) là 15-21 ngày. Với kết quả theo dõi tại viện Hải Dương học Nha Trang, trong điều kiện thí nghiệm nhiệt độ nước được giữ ổn định ở 280C, thời gian ấp trứng từ 18-21 ngày. Trong điều kiện không có điều nhiệt, nhiệt độ nước dao động từ 26- 300C thì thời gian ấp trứng từ 17-23 ngày. Trứng thường nở vào ban đêm, sau 1-2 đêm mới nở hết, ấu trùng được phát tán bởi sự hoạt động nhanh của các chân bụng tôm mẹ. ấu trùng của Tôm Càng Xanh sống phù du và bơi lội tích cực, đuôi hướng về phía trước, bụng ngửa lên trên. Chúng sống trong môi trường nước lợ. Trong tự nhiên, ấu trùng có thể nở ra ở vùng nước ngọt hay nước lợ. Nếu nở ra ở vùng nước ngọt, ấu trùng phải di chuyển ra vùng nước lợ để sống, nếu không di chuyển được sau 3- 15 ngày sẽ chết hết. ấu trùng thường sống trong vùng nước có độ mặn từ 7-18% để tồn tại và phát triển. Thời gian ấu trùng chuyển thành tôm bột nhanh nhất 16 ngày và dài nhất khoảng 40 ngày. Khi chuyển thành tôm bột, chúng sẽ di chuyển về vùng nước ngọt để phát triển và tăng trưởng. Lúc này tôm bột có độ thẩm thấu độ mặn rộng, đó là đặc tính của loài tôm này. Tôm bột có chiều dài khoảng 7mm, đặc tính bơi giống tôm trưởng thành, cơ thể có màu trong mờ, phía đầu có màu hơi đỏ. Theo một số tài liệu (ĐH Cần Thơ): Vòng đời của tôm càng xanh có có 4 giai đoạn rõ ràng là trứng, ấu trùng, hậu ấu trùng và tôm trưởng thành. Tôm trưởng thành sống ở vùng nước ngọt, thành thục và giao viù trong nước ngọt, nhưng sau đó chúng di cư ra vùng nước lợ (có độ mặn 6-18%o) và ấu trùng nở ra, sống phù du trong nưóc lợ. Khi hoàn thành 11 lần lột xác để thành tôm con thì tôm di chuyển dần vào trong vùng nước ngọt. [...]... Mục đích phân cở là giảm hiện tượng ăn nhau và tranh giành thức ăn trong quá trình nuôi CÁC HÌNH THỨC NUÔI TÔM CÀNG XANH Hiện nay tôm càng xanh có thể nuôi theo các mô hình khác nhau như nuôi trong ao (nuôi đơn hay nuôi kết hợp với cá) và nuôi trong ruộng lúa NUÔI TÔM TRONG AO Công trình ao nuôi Hình dạng và kích cở ao nuôi: Ao thường có hình chữ nhật, kích thước thích hợp và phổ biến là 0.2-0.6 ha Mức... lãi hơn 17 triệu đồng Kỹ thuật ương tôm càng xanh từ giai đoạn bột lên giống 1 Hình thức ương: Tôm càng xanh là đối tượng thủy sản nước ngọt có giá trị kinh tế cao, được nuôi nhiều nước trên thế giới Ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), các mô hình nuôi tôm càng xanh trong mương vườn, ruộng lúa, ao hồ ngày càng phát triển Trở ngại lớn nhất đối với các nông hộ khi nuôi tôm thịt từ giống nhân... của tôm càng xanh Những năm gần đây, nhiệt độ không khí xuống thấp dưới 100C đã gây thiệt hại lớn đến nguồn tôm bố mẹ cũng như sản lượng tôm thương phẩm, làm ảnh hưởng đến kế hoạch SX năm sau Để nuôi giữ tôm càng xanh qua đông, một số cơ sở SX ở miền Bắc đã đầu tư nhiều cho công trình trú đông phục vụ cho tôm càng xanh 1 Nuôi tôm càng xanh qua đông trong ao Dùng ao sâu từ 2 –3m nước, nơi khuất gió, trên. .. nghệ tạo tôm càng xanh toàn đực bằng kỹ thuật tạo tôm cái ZZ do cắt bỏ tuyến androgenic vào sản xuất ở nước ta, theo chúng tôi cần phải tiến hành những kiểm nghiệm công nghệ đánh giá tỷ lệ đực và mức độ ổn định của nó ở đàn tôm con của tôm cái Phạm anh Tuấn Viện nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản I TC TS số 1+2/2002 Cách phân biệt tôm càng xanh đực, cái Chúng ta có thể phân biệt tôm càng xanh đực với tôm cái... tôm đực màu càng cam Tôm càng màu xanh phát triển trội hơn tôm càng màu xanh dương Mỗi kiểu trong số 3 kiểu trên đều có tập tính sinh sản và đặc điểm sinh dục thứ cấp nổi bật Trong 3 kiểu này, tôm càng màu cam sinh trưởng nhanh nhất Năng suất của ao nuôi tôm càng xanh toàn đực thường cao hơn ao nuôi toàn tôm cái Nhưng khi nuôi toàn đực, tôm càng xanh có sự phân hóa về kích thước rất rõ: Một số có kích... Tạo tôm cái giả ZZ bằng hooc môn Khi cho tôm cái giả ZZ cho sinh sản với tôm đực thường ZZ sẽ có đàn tôm con toàn đực ZZ Có thể tạo tôm cái giả có kiểu di truyền ZZ bằng kỹ thuật chuyển giới tính cái sử dụng hooc môn điều khiển cái hoá Kỹ thuật cắt tuyến androgenic tạo tôm cái giả ZZ Tuyến androgenic ở tôm càng xanh chi phối quá trình biệt hoá giới tính đực Một số nhà nghiên cứu cho thấy tôm càng xanh. .. androgenic trên tôm càng xanh, tôm he chân trắng, tôm vỏ cứng do Giáo sư A Sagi (Israel) chỉ dẫn Từ cuối năm 2000 đến nay, chúng tôi đã tiến hành giải phẫu cắt bỏ tuyến androgenic ở hàng trăm tôm càng xanh giai đoạnh 60 ngày tuổi, nuôi tôm đã giải phẫu trong điều kiện ao nuôi tại Bắc Ninh và sau 5 tháng đã thu được những tôm cái chuyển giới tính mang trứng, khẳng định triển vọng ứng dụng kỹ thuật giải phẫu... có nhu cầu ở thị trường trong và ngoài nước Tôm càng xanh đực và cái có sự khác biệt rõ rệt về tốc độ sinh trưởng, kích cỡ khi thu hoạch, thường cuối vụ nuôi tôm đực có kích thước lớn hơn đáng kể so với tôm cái Việc tạo đàn tôm càng xanh toàn đực phục vụ nuôi tôm càng xanh có năng suất, kích thước lớn khi thu hoạch là mối quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và nuôi trồng thuỷ sản Từ kết quả nghiên cứu... hơn: Tôm đực lớn nhanh hơn tôm cái, nên trong những con cùng tuổi và cùng điều kiện chăm sóc thì con đực bao giờ cũng to hơn con cái Ngoài ra trong những con tôm cùng cỡ thì con đực có đầu và càng to hơn các bộ phận tương tự ở con cái Tôm đực trưởng thành có 3 kiểu: Kiểu đực nhỏ, kiểu có càng màu cam và kiểu có màu càng xanh dương Tôm đực nhỏ có thể phát triển thành tôm đực màu càng cam Tôm càng màu xanh. .. điều khiển giới tính ở tôm càng xanh, các nhà khoa học đã kết luận bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n ở tôm càng xanh là 118, tôm đực đồng giao tử cặp nhiễm sắc thể giới tính (ZZ) và tôm cái dị giao từ (WZ) Trên thế giới đã có một số công trình nghiên cứu điều khiểu giới tính tạo tôm càng xanh toàn đực và hiện có 3 giải pháp công nghệ được coi là có triển vọng ứng dụng, đó là: Kỹ thuật chuyển giới tính . ương tôm càng xanh 28 Nuôi tôm càng xanh thương phẩm ở miền núi 28 Kỹ thuật ương tôm càng xanh từ giai đoạn bột lên giống 29 Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trên ruộng 1. Các hình thức nuôi tôm. KỸ THUẬT NUÔI TÔM CÀNG XANH Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trên ruộng 1 Kinh nghiệm ương giống tôm của trung tâm giống An Giang 6 Đặc điểm sinh học và sinh thái của tôm càng xanh 7 Vì. sao tôm càng xanh không lột vỏ 13 Nuôi giữ tôm càng xanh qua đông 14 Các mô hình nuôi tôm: nuôi tôm trong ao 15 Các mô hình nuôi tôm: nuôi tôm trong ruộng lúa 18 Thức ăn, kiểm soát - Tôm

Ngày đăng: 19/06/2014, 18:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trên ruộng

  • Kinh nghiệm ương giống tôm của trung tâm giống An Giang

  • Đặc điểm sinh học và sinh thái của tôm càng xanh

  • Vì sao tôm càng xanh không lột vỏ

  • Nuôi giữ tôm càng xanh qua đông

  • Các mô hình nuôi tôm: nuôi tôm trong ao

  • Các mô hình nuôi tôm: nuôi tôm trong ruộng lúa 

  • Thức ăn, kiểm soát - Tôm giống và thả tôm giống - Bệnh đốm nâu

  • Nghiên cứu sản xuất tôm càng xanh toàn đực  

  • Cách phân biệt tôm càng xanh đực, cái

  • Hướng dẫn nuôi tôm càng nước ngọt ở Ấn Ðộ

  • Nuôi tôm càng Hồ Tây

  • Kinh nghiệm ương tôm càng xanh

  • Nuôi tôm càng xanh thương phẩm ở miền núi

  • Kỹ thuật ương tôm càng xanh từ giai đoạn bột lên giống 

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan