Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
870,99 KB
Nội dung
NGHIÊN CỨU XẠ KHUẨN PHÂN GIẢI CELLULOSE TRONG ĐẤT TẠI XUÂN HOÀ, PHÚC YÊN, VĨNH PHÚC Đinh Thị Kim Nhung 1 Nguyễn Thị Minh Nguyệt 2 Trần Thuỳ Duyên 3 ừ mẫu đất lấy tại khu vực Xuân Hoà, Phúc Yên, Vĩnh Phúc, chúng tôi đã phân lập được 17 chủng từ đất trồng trọt và 18 chủng từ đất đồi, chọn lọc được 4 chủng là T5, T9 (phân lập từ đất trồng trọt) và Đ4, Đ12 (phân lập từ đất đồi). Đây là những chủng xạ khuẩn đã phân lập có hoạt tính cellulose mạnh nhất trên môi trường thử hoạt tính chứa 1% CMC và 1% bột giấy. Tiến hành nghiên cứu đặc điểm hình thái cuống sinh bào tử và bào tử, tính chất nuôi cấy của các chủng được tuyển chọn, thấy các chủng này đều có khả năng đồng hoá tốt nguồn cacbon và có khả năng sinh emzyme ngoại bào. Đánh giá ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường và điều kiện nuôi cấy đến khả năng cellulase của các chủng nghiên cứu, thấy có thể sử dụng các chủng này, tiếp tục nghiên cứu định loại bằng phương pháp PCR, ứng dụng vào sản xuất bột giấy, phân bón vi sinh và đặc biệt là ứng dụng xử lý rác thải. 1. MỞ ĐẦU Cellulose là thành phần quan trọng tạo nên lớp tế bào thực vật, là một loại polysaccharide có cấu trúc phức tạp. Việc phân huỷ cellulose bằng tác nhân lý hoá làm ảnh hưởng tới nhiều quá trình sản xuất nông nghiệp. Các loài sinh vật tham gia sinh tổng hợp emzyme cellulase trong tự nhiên là rất phong phú như: xạ khuẩn, vi khuẩn, nấm mốc, nấm men, động vật nguyên sinh Trong các vi sinh vật nói trên xạ khuẩn đóng vai trò quan trọng trong quá trình phân giải cellulose trong đất. Xạ khuẩn là một nhóm các vi sinh vật đất có số lượng lớn, chiếm 10 70% số tế vi sinh vật có trong đất. Chúng có vai trò phân giải chất hữu cơ và là vi sinh vật tạo ra kháng sinh chủ yếu (tới 80% chất kháng sinh) vì thế trong đất có nhiều xạ khuẩn cây trồng ít bị bệnh hơn [3]. Phường Xuân Hoà, Phúc Yên, Vĩnh Phúc có diện tích tự nhiên là 423,9 ha, trong đó diện tích đất đồi (lâm nghiệp) là 22,3 ha, diện tích đất nông nghiệp là 175,47 ha. Đặc điểm của đất ở đây là có thành phần cơ giới nhẹ, kết cấu kém hoặc không có kết cấu, tầng đất mỏng dễ bị rửa trôi, hàm lượng mùn và độ phì trung bình thấp. Chính vì vậy, việc nghiên cứu xạ khuẩn trong đất có khả năng phân huỷ cellulose là việc có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc cải tạo đất và bảo vệ môi trường. Điểm mới của công trình: đây là công trình nghiên cứu đầu tiên 1 PGS.TS, Trường ĐHSP Hà Nội 2 2 ThS, Trường ĐHSP Hà Nội 2 3 Học viên Cao học, K 16, Trường ĐHSP Hà Nội 2 T khảo sát sự có mặt của một số chủng xạ khuẩn có khả năng sinh enzyme cellulase trong đất tại khu vực Xuân Hoà, Phúc Yên, Vĩnh Phúc. 2. NỘI DUNG 2.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu Là một số chủng xạ khuẩn phân giải cellulose từ đất tại khu vực Xuân Hoà, Phúc Yên, Vĩnh Phúc. 2.1.2. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng: phương pháp lấy mẫu; phương pháp phân lập xạ khuẩn theo Vinogradski; phương pháp bảo quản chủng giống; phương pháp quan sát hình thái xạ khuẩn; nghiên cứu đặc điểm sinh lý, sinh hoá của xạ khuẩn; phương pháp xác định hoạt tính cellulase của xạ khuẩn; phương pháp thống kê và xử lý kết quả. 2.2. Kết quả nghiên cứu 2.2.1. Phân lập xạ khuẩn từ đất thuộc khu vực Xuân Hoà, Phúc Yên, Vĩnh Phúc 2.2.1.1. Đặc điểm khuẩn lạc Từ các mẫu đất lấy ở độ sâu 0 cm 30 cm, tại các địa điểm khác nhau ở khu vực Xuân Hoà, Phúc Yên, Vĩnh Phúc, chúng tôi tiến hành phân lập. Kết quả cho thấy ở các độ sâu 5 cm, 10 cm, 15 cm phân lập được nhiều chủng xạ khuẩn hơn so với các độ sâu khác, nhiều nhất là ở độ pha loãng 10 5 và 10 6 [5]. Môi trường Gause I có thành phần môi trường thích hợp nhất với sự phát triển của xạ khuẩn nên khuẩn lạc mọc trên môi trường này nhiều hơn 2 môi trường Czapeck glucose và Czapeck tinh bột. Kết quả thí nghiệm cho thấy: đất trồng trọt phân lập được 18 chủng, đất đồi phân lập được 17 chủng xạ khuẩn, kết quả thí nghiệm được dẫn ra trên bảng 1 và hình 1. Bảng 1: Các chủng xạ khuẩn phân lập từ đất thuộc khu vực Xuân Hoà, Phúc Yên, Vĩnh Phúc STT 1 2 3 4 5 6 7 Độ sâu (cm) 0 cm 5 cm 10 cm 15 20 25 30 Môi trườn g Gaus e I Đất ruộng T1 T2, T3 T4, T5 T6 T7, T8 T9, T10 T11 T12 T13 T1 4 Đất đồi Trồng keo Đ1 Đ2 Đ4, Đ5 Đ6, Đ7 Đ9 Bạch Đ10 Đ12, Đ1 đàn Đ13 4 Đồi trọc Đ15, Đ16 Đ17 Czap eck gluco zo Đất ruộng T15 T17 Đất đồi Trồng keo Đ3 Đ1 1 Bạch đàn Đồi trọc Czap eck tinh bột Đất ruộng T16 T18 Đất đồi Trồng keo Đ8 Bạch đàn Đồi trọc Khuẩn lạc xạ khuẩn phân lập chủ yếu có dạng xù xì hoặc dạng bẹt, có sự bông, xốp, khô, có màu đặc trưng, nhìn kỹ có dạng sợi nấm, phóng xạ, có thể có vòng vô khuẩn bao quanh, kích thước khá nhỏ so với các loài VSV khác, khoảng 0,5 2 mm. Hình 1: Một số chủng xạ khuẩn phân lập từ đất đồi 2.2.1.2. Đặc điểm hệ sợi Tiến hành nghiên cứu đặc điểm của HSCC và HSKS của các chủng xạ khuẩn thu được, chúng tôi nuôi cấy các chủng này trên môi trường Gause I từ 3 đến 5 ngày, thuần chủng trên môi trường thạch nghiêng rồi đem quan sát. Màu sắc của HSCC và HSKS rất đa dạng: trắng, xám, vàng, xanh Tiến hành quan sát chúng tôi nhận thấy 2 nhóm màu chiếm ưu thế là xám và trắng. Xạ khuẩn của 2 nhóm màu này luôn có tần suất xuất hiện cao hơn các nhóm màu khác. 2.2.2. Xác định khả năng sinh cellulase của xạ khuẩn 2.2.2.1. Xác định khả năng sinh cellulase của xạ khuẩn phân lập từ đất trồng trọt Từ các củng xạ khuẩn phân lập đem đi thử hoạt tính enzyme cellulase trên môi trường chứa 1% CMC và 1% bột giấy. Kết quả thí nghiệm thu được như sau: Bảng 2: Hoạt tính cellulase của 18 chủng xạ khuẩn đã phân lập từ đất ruộng Hoạt tính Số chủng Rất mạnh Mạnh Trung bình Yếu CMC BG CMC BG CMC BG CMC BG Số lượng chủng 0 0 4 1 14 14 0 3 Tỷ lệ (%) 0 0 22.2 5.5 77.8 77.8 0 16.7 Đường kính lỗ khoan: d (mm); Đường kính vòng phân giải: D (mm); Mức độ hoạt tính: Rất mạnh: D d ≥ 30 mm; Mạnh: 20 mm ≤ D d ≥ 30mm; Trung bình: 10 mm ≤ D d <20mm; Yếu: D d <10 mm Tất cả 18 chủng nghiên cứu đều có hoạt tính cellulase. Trong đó trên môi trường CMC có 4 chủng có mức độ hoạt tính mạnh chiếm 22,2%, đường kính phân giải cellulose từ 23 28 mm. Còn lại 14 chủng có mức độ hoạt tính trung bình chiếm 77,8%. Không có chủng nào hoạt tính rất mạnh hoặc yếu. Trên cả 2 môi trường nuôi cấy chứa CMC và bột giấy cho thấy chủng T5 có hoạt tính mạnh nhất, đứng thứ 2 là chủng T9. Điều này chứng tỏ các chủng Streptomyces phân lập được có khả năng sinh cả enzyme Endogluconase và Exogluconase. 2.2.2.2. Xác định khả năng sinh Cellulase của xạ khuẩn phân lập từ đất đồi Từ các chủng xạ khuẩn đã phân lập đem thử hoạt tính enzyme cellulase trên môi trường chứa 1% CMC và 1% bột giấy. Kết quả thu được như sau: Bảng 3: Hoạt tính cellulase của các chủng xạ khuẩn đã phân lập từ đất đồi Hoạt tính Số chủng Rất mạnh Mạnh Trung bình Yếu CMC BG CMC BG CMC BG CMC BG Số lượng chủng 0 0 3 2 13 12 1 3 Tỷ lệ (%) 0 0 17.6 11. 8 76.5 70. 6 5.9 17.6 Hình 2: Hoạt tính cellulase của một số chủng xạ khuẩn phân lập Tất cả 17 chủng nghiên cứu đều có hoạt tính cellulase. Trong đó trên môi trường CMC có 3 chủng có mức độ hoạt tính mạnh chiếm 17,5%, 13 chủng có mức độ hoạt tính trung bình chiếm 17,6%, 1 chủng có hoạt tính yếu chiếm 5,9%. Trên môi trường bột giấy có 2 chủng có mức độ hoạt tính mạnh, chiếm 11,8%, có 12 chủng có mức độ hoạt tính trung bình chiếm 70,6%, cón lại 3 chủng có mức độ hoạt tính yếu chiếm 17,6%. Có thể thấy khả năng sinh cellulase của các chủng xạ khuẩn phân lập từ đất đồi là khá tốt. Trên cả hai môi trường nuôi cấy chứa CMC và bột giấy cho thấy chủng Đ4 có hoạt tính mạnh nhất, đứng thứ 2 là chủng Đ12. 2.2.3. Đặc điểm hình thái cuống sinh bào tử, bào tử và tính chất nuôi cấy của một số chủng xạ khuẩn 2.2.3.1. Cuống sinh bào tử và bào tử Quan sát cuống sinh bào tử: chúng tôi tiến hành nuôi cấy chủng xạ khuẩn trên môi trường Gause I có găm lamen nghiêng 45 0 C trên bề mặt môi trường từ 7 9 ngày, nuôi cấy ở nhiệt độ phòng rồi đem quan sát dưới kính hiển vi quang học [1]. Kết quả quan sát cuống sinh bào tử ở một số chủng xạ khuẩn đã phân lập được dẫn trên hình 3. Cuống sinh bào tử của chủng Đ4 (X 280) Cuống sinh bào tử của chủng Đ12 (X 280) Cuống sinh bào tử của chủng T5 (X 280) Cuống sinh bào tử của chủng T9 (X 280) Hình 3: Cuống sinh bào tử của một số chủng xạ khuẩn đã phân lập Quan sát bề mặt bào tử: tiến hành nuôi cấy chủng xạ khuẩn trên môi trường Gause I hoặc Czapektinh bột trong các đĩa petri, sau 7 12 ngày nuôi cấy ở 28 0 C 30 0 C, dùng lưới đồng Collodion đặt trực tiếp trên bề mặt khuẩn lạc rồi đem quan sát dưới kính kiển vi quang học. Kết quả quan sát bề mặt bào tử ở chủng Đ4 và Đ12 như sau: Bề mặt bào tử của chủng Đ4 (X 20.000) Bề mặt bào tử của chủng Đ12 (X 20.000) Hình 4: Bề mặt bào tử của chủng Đ4 và Đ12 Kết quả quan sát cho thấy: Chủng Đ4 có HSKS màu đỏ gạch, sắc tố tan màu hồng, cuống sinh bào tử có dạng thẳng lượn sóng, bề mặt bào tử nhẵn; Chủng Đ12 có HSKS màu xanh, HSCC màu xanh nhạt, cuống sinh bào tử có dạng thẳng xoắn có móc, bề mặt bào tử nhẵn. Chủng T5 có HSKS màu hồng, HSCC màu đỏ gạch, cuống sinh bào tử dạng xoắn, bề mặt bào tử có dạng gai; chủng T9 có HSKS màu trắng, không có HSCC cuống sinh bào tử dạng thẳng, bề mặt bào tử dạng xù xì. 2.2.3.2. Tính chất nuôi cấy Khả năng đồng hoá các nguồn cacbon: Để đánh giá khả năng đồng hoá nguồn cacbon khác nhau, chúng tôi tiến hành nuôi cấy 2 chủng Đ4 và Đ12 từ 7 12 ngày trên môi trường Cazepck glucose có thay đổi các nguồn đường khác nhau. Kết quả thu được như sau: Bảng 4: Khả năng đồng hoá nguồn cacbon 2 chủng xạ khuẩn Đ4, Đ12 Nguồn cacbon Mức độ sinh trưởng Chủng Đ4 Chủng Đ12 Glucose + ++ Lactose + +++ Mantose +++ _ Fructose +++ +++ Không có đường (đối chứng âm) Ghi chú: +++ Sinh trưởng tốt; ++ Sinh trưởng trung bình; + Sinh trưởng yếu; Không sinh trưởng Kết quả cho thấy: chủng Đ4 đồng hoá tốt nhất nguồn cacbon là: mantose, fructose và sinh trưởng yếu trong môi trường chứa nguồn cacbon glucose và lactose. Chủng Đ12 sinh trưởng tốt trên môi trường chứa nguồn cacbon lactose, fructose. Như vậy, 2 chủng xạ khuẩn nghiên cứu đều có khả năng đồng hoá tốt các nguồn cacbon khác nhau. Khả năng sinh enzyme ngoại bào: Để đánh giá khả năng sinh emzyme ngoại bào. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 2 chủng Đ4 và Đ12 trên môi trường có cơ chất là CMC[2], bột sữa và tinh bột tan. Kết quả thí nghiệm được dẫn ra trên bảng 5 và hình 5. Bảng 5: Khả năng sinh enzyme ngoại bào 2 chủng xạ khuẩn Đ4, Đ12 Enzyme Chủng Cellulase Protease Amylase Đ4 + + + Đ12 + + + Ghi chú: +: có hoạt tính; : không có hoạt tính Cơ chất CMC cellulase Cơ chất bột sữa protease Cơ chất tinh bột tan amylase Kết quả nghiên cứu cho thấy: tính chất nuôi cấy của 2 chủng xạ khuẩn Đ4, Đ12 cho thấy 2 chủng xạ khuẩn đều có khả năng đồng hoá tốt các nguồn cacbon và có khả năng sinh enzyme ngoại bào. 2.2.4. Ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường và điều kiện nuôi cấy đến khả năng sinh cellulase của 2 chủng xạ khuẩn 2.2.4.1. Ảnh hưởng của nguồn cacbon tự nhiên Tiến hành nuôi cấy các chủng xạ khuẩn Đ4, Đ12, T5, T9 trong các môi trường chứa nguồn cacbon tự nhiên là lõi ngô, rơm rạ, bã mía từ đó tìm ra các chủng loại hoạt tính cellulase cao ứng dụng vào đời sống sản xuất. Hình 6: Môi trường chứa nguồn cacbon tự nhiên Bảng 6: Ảnh hưởng của nguồn cacbon tự nhiên đến hoạt tính cellulase của một số chủng xạ khuẩn Chủng Cơ chất Đ4 Đ12 T5 T9 Lõi ngô 30 22 30 25 Rơm rạ 35 32 22 28 Hình 5: Khả năng sinh enzyme ngoại bào của chủng Đ4 Bã mía 27 28 27 24 Hoạt tính enzyme: D d; Đơn vị: mm Như vậy, từ kết quả thí nghiệm cho thấy các chủng nghiên cứu đều có khả năng sinh trưởng và phát triển đồng đều trong các môi trường chứa nguồn cacbon tự nhiên. Điều này giải thích vì sao khi nuôi cấy các chủng xạ khuẩn chứa nguồn này đều cho hoạt tính emzyme cellulase cao. 2.2.4.2. Ảnh hưởng của nguồn nitơ Nuôi cấy các chủng xạ khuẩn lần lượt trong các môi trường chứa nguồn nitơ khác nhau, nuôi lắc ổn nhiệt (160v/p) trong vòng 4 ngày. Sau đó ly tâm thu sinh khối tế bào và dịch emzyme khô, cân khối lượng khô tế bào và thử hoạt tính emzyme bằng phương pháp nhỏ dịch. Kết quả được trình bày ở bảng sau: Bảng 7: Ảnh hưởng của nguồn nitơ đến khả năng sinh trưởng và hoạt tính cellulase của chủng Đ4, Đ12 Nguồn nitơ Chủng Bột đậu tương Cao nấm men (NH 4 ) 2 SO 4 KNO 3 Dd (mm) M tb (g) Dd (mm) M tb (g) Dd (mm) M tb (g) Dd (mm) M tb (g) Đ4 32 0,532 30 0,487 27 0,423 24 0,327 Đ12 30 0,436 28 0,433 22 0,367 19 0,320 T5 30 0,436 28 0,433 22 0,367 19 0,320 T9 29 0,33 25 0,31 19 0,26 17 0,22 M tb : Khối lượng khô tế bào; D d: Hoạt tính cellulase Kết quả cho thấy: Hai chủng xạ khuẩn Đ4, Đ12 đều có hoạt tính cellulase cao trong môi trường nitơ hữu cơ là bột đậu tương và cao nấm men hơn ở MT nitơ vô cơ là (NH 4 ) 2 SO 4 , KNO 3 . Nghiên cứu tương tự trên 2 chủng T5 và T9 cho thấy 2 chủng đều sinh trưởng tốt trong môi trường nitơ hữu cơ và có hoạt tính yếu trong môi trường nitơ vô cơ. Điều đó khẳng định ảnh hưởng ưu thế của nguồn nitơ hữu cơ nên khả năng sinh trưởng cũng như tổ hợp cellulase của xạ khuẩn nói chung. Có thể giải thích rằng trong các nguồn nitơ hữu cơ, ngoài thành phần protein còn chứa các chất cần thiết cho quá trình sinh tổng enzyme cellulase ngoại bào. 2.2.4.3. Ảnh hưởng của thời gian Nuôi chủng xạ khuẩn Đ4 và Đ12 trong môi trường Gause I (không chứa thạch), lắc 160v/p, sau 24 giờ lấy 5ml ra lọc, thử hoạt tính dịch lọc với cơ chất là CMC và BG [4]. Xác định hoạt tính emzyme bằng khả năng phân giải giấy lọc, đo vòng phân giải sau khi đã nhuộm dung dịch lugol. Kết quả thu được nhu sau: Bảng 8: Khả năng sinh enzyme của xạ khuẩn theo thời gian Chủng Thời gian Đ4 (Dd,mm) Đ12 (Dd,mm) 24 giờ CMC 8 5 BG 8 10 48 giờ CMC 15 10 BG 12 10 72 giờ CMC 18 20 BG 22 21 96 giờ CMC 25 23 BG 20 19 120 giờ CMC 22 20 BG 19 18 144 giờ CMC 21 20 BG 15 16 Hoạt tính enzyme cellulase của chủng Đ4, Đ12 mạnh nhất sau 72 96 giờ nuôi cấy. 2.2.4.4. Ảnh hưởng của pH Xạ khuẩn được nuôi cấy ở môi ISP 1 đã điều chỉnh pH từ 3 10. Nuôi ở nhiệt độ trong khoảng 28 0 C ` 37 0 C. Sau 7 10 ngày lấy ra quan sát sự sinh trưởng. Chúng tôi đã thu được kết quả như sau: Bảng 9: Ảnh hưởng của pH đến hoạt tính cellulase của chủng Đ4, Đ12 Thang pH Chủng 3 4 5 5.5 6 6.5 7 7.5 8 8.5 9 9.5 Đ4 + ++ ++ ++ + ++ + ++ + ++ + + Đ12 + + ++ ++ + ++ + ++ + + Ghi chú: +++ Sinh trưởng tốt; ++ Sinh trưởng trung bình; + Sinh trưởng yếu; Không sinh trưởng Từ bảng trên so sánh với kết quả nghiên cứu của Lê Gia Hy (1994) (pH: 7 xạ khuẩn phát triển mạnh nhất) thì 2 chủng chúng tôi nghiên cứu sinh trưởng mạnh trong phổ pH rộng hơn, cụ thể: Chủng Đ4 sinh trưởng tốt nhất trên môi trường có pH là 6,5 7,5 và chủng Đ12 sinh trưởng tốt nhất trên môi trường có pH là 6,5 7. [...]... Đã phân lập được 17 chủng xạ khuẩn từ đất trồng trọt và 18 chủng xạ khuẩn từ đất đồi thuộc khu vực Xuân Hoà, Phúc Yên, Vĩnh Phúc Nghiên cứu khuẩn lạc, hệ sợi, khả năng sinh cellulase từ các chủng phân lập được đã lựa chọn được 4 chủng T5 và T9 (từ đất trồng trọt, Đ4 và Đ12 (từ đất đồi) Nghiên cứu được đặc điểm hình thái, cuống sinh bào tử, bào tử, tính chất nuôi cấy của 4 chủng xạ khuẩn Các chủng nghiên. .. cấy của 4 chủng xạ khuẩn Các chủng nghiên cứu khi được nuôi cấy trong môi trường chứa nguồn Cacbon tự nhiên và nguồn Nito đều cho thấy cả 4 chủng đều sinh trưởng và phát triển mạnh Nguồn nitơ hữu cơ có ưu thế hơn nguồn nitơ vô cơ Đề nghị cần có nghiên cứu sâu hơn khả năng sinh cellulase của 4 chủng đã phân lập nhằm ứng dụng sản xuất phân bón vi sinh, đặc biệt là trong xử lý rác thải TÀI LIỆU THAM KHẢO... foam, J Microbiol, 37, pp 6672, 1999 Shirling E.B., D Gottlieb, Methods for characterization of Streptomyces species, International Journal of Systematic Bacteriology, Vol 16 No.3 Yan Cai et al, Study on Cellulose decomposed Actinomycetes in Soil in the Eastern of the Qinghai Plateau, Vol 3, No2,pp 18131852, 2009 STUDY ON CELULOSE DECOMPOSED ATINOMYCETES IN SOIL XUAN HOA, PHUC YEN, VINH PHUC Dinh Thi... strains isolates from arable land and 18 strains isolates from the hills 4 selective race is T5, T9 (isolated from soil land) and D4, D12 (isolated frome the hills) This is Actinomycetes strains isolated cellulose reactive power activity in the test environment contains 1% CMC and 1% paper pulp Be studied morphological characteristics spore stalk and spores, nature and culture of selected strains Studied . NGHIÊN CỨU XẠ KHUẨN PHÂN GIẢI CELLULOSE TRONG ĐẤT TẠI XUÂN HOÀ, PHÚC YÊN, VĨNH PHÚC Đinh Thị Kim Nhung 1 Nguyễn Thị Minh Nguyệt 2 Trần Thuỳ Duyên 3 ừ mẫu đất lấy tại khu vực Xuân Hoà,. cellulase trong đất tại khu vực Xuân Hoà, Phúc Yên, Vĩnh Phúc. 2. NỘI DUNG 2.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu Là một số chủng xạ khuẩn phân giải cellulose từ đất. lập xạ khuẩn từ đất thuộc khu vực Xuân Hoà, Phúc Yên, Vĩnh Phúc 2.2.1.1. Đặc điểm khuẩn lạc Từ các mẫu đất lấy ở độ sâu 0 cm 30 cm, tại các địa điểm khác nhau ở khu vực Xuân Hoà, Phúc Yên,