Đề thi vật lý 6 học kỳ 1 chuẩn kiến thức kỹ năng. Đề thi vật lý 6, chuẩn KTKN có đáp án Sử dụng luôn, không cần chỉnh sửa, đủ đề và ma trận, đáp án mới nhất theo đúng chuẩn kiến thức kỹ năng của sở giáo dục, phòng giáo dục. Đảm báo kiến thức nắm cũa và kiến thức đang học
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MÔN VẬT LÍ 6 ( Tự luân 100%) Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng TNKQ TL TNKQ TL Cấp độ thấp Cấp độ cao TNKQ TL TNKQ TL 1. Đo độ dài. Đo thể tích 4 tiết Xác định được thể tích của vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ, bình tràn. (Dụng cụ, quy trình xác định) Xác định được GHĐ, ĐCNN của dụng cụ đo thể tích. Đo được thể tích bằng bình chia độ. Số câu hỏi 1 1 2 Số điểm 1,5 điểm 1,0 điểm 2.5 điểm 2. Khối lượng và lực 9 tiết Nêu được khối lượng của một vật cho biết lượng chất tạo nên vật. Nêu được trọng lực gì và nêu được phương và chiều của trọng lực Nêu được thế nào là hai lực cân bằng. Lấy ví dụ. Nêu được cường độ của lực đàn hồi phụ thuộc vào độ biến dạng của lò xo như thế nào? Sử dụng thành thạo công thức P = 10m, V m D = và V P d = để giải một số bài tập đơn giản có liên quan. Số câu hỏi 2 1 1 1 5 Số điểm 2.0 điểm 1,0 điểm 1,0 điểm 1,5 điểm 5.5 điểm 2. Máy cơ đơn giản. 2 tiết 13.Nêu được các máy cơ đơn giản có trong vật dụng và thiết bị thông thường. 14. Sử dụng được máy cơ đơn giản phù hợp trong những trường hợp thực tế cụ thể và chỉ rõ Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết: 34 được lợi ích của nó. Số câu hỏi 0,5 0.5 1 Số điểm 1,0 điểm 1,0 điểm 2,0 điểm TS câu hỏi 2.5 2.0 3 7.5 TS điểm 3 2.5 4,5 10,0 ĐỀ THI HỌC KÌ I Môn: Vật lý 6 Năm Học 2013 - 2014 Câu 1. (1,5 điểm) Làm thế nào để đo thể tích của hòn đá với hai bình ? Trong đó có một bình chia độ miệng của bình nhỏ hơn kích thước của hòn đá, bình thứ hai không phải bình chia độ và miệng bình có kích thước lớn hơn hòn đá. Câu 2. (1,0 điểm) Dùng bình chia độ có GHĐ 50cm 3 để đo thể tích ba chất lỏng lần lượt a, b, c. Kết quả đo có thứ tự:14,5cm 3 , 23,8cm 3 , 32,0cm 3 . Xác định ĐCNN của bình chia độ ? Câu 3. (1,0 điểm) Trọng lực là gì ? Nêu phương và chiều của trọng lực ? Câu 4. (1,0 điểm) Khối lượng là gì ? Nêu tên dụng cụ đo và đơn vị đo của khối lượng ? Câu 5. (1,0 điểm) Thế nào là hai lực cân bằng ? Lấy ví dụ minh họa ? Câu 6. (1,0 điểm) Chiều dài ban đầu của lò xo là 18cm. Lần 1: tác dụng lên lò xo một lực F 1 thì chiều dài của nó là 24cm. Lần 2: tác dụng lên lò xo một lực F 2 thì chiều dài của nó là 26cm. Hãy so sánh độ lớn của lực F 1 với F 2 ? Câu 7. (1,5 điểm) Một hòn gạch có khối lượng 1,3kg và có thể tích 0,001m 3 . a. Tính trọng lượng của viên gạch ? b. Tính Khối lượng riêng của viên gạch ? c. Tính trọng lượng riêng của viên gạch ? Câu 8. (2,0 điểm) a. Các bác công nhân thường sử dụng các tấm ván bắc từ dưới đất lên sàn xe ô tô tải để đưa thùng hàng lên xe. Máy cơ đơn giản này có tên là gì ? b. Khi sử dụng máy cơ đơn giản em vừa nêu, muốn làm giảm lực đẩy hàng thì bác công nhân phải làm như thế nào ? ĐÁP ÁN Nội dung Điểm Câu 1 - B1: Bỏ hòn đá vào bình miệng lớn, đổ nước ngập hoàn toàn viên đá và đánh dấu - B2: Bỏ hòn đá ra khỏi bình miệng lớn và đổ nước từ bình này vào bình chia độ, đo được thể tích V 1 . - B3: Đổ nước vào bình miệng lớn tới đúng vạch đánh dấu và đổ nước từ bình này sang bình chia độ, đo được thể tích V 2 => Thể tích viên đá là: V = V 2 – V 1 ( Học sinh có cách khác vẫn được điểm tối đa) 1,5 Câu 2 - Bình chia độ có ĐCNN là 0,1cm 3 . 1,0 Câu 3 - Định nghĩa đúng - Phương và chiều đúng 0,5 0,5 Câu 4 - Định nghĩa đúng - Dụng cụ đo và đơn vị đúng 0,5 0,5 Câu 5 - Định nghĩa đúng - Ví dụ đúng 0,5 0,5 Câu 6 - Độ biến dạng lần 1 là: 24 – 18 = 6 cm - Độ biến dạng lần 2 là: 26 – 18 = 8 cm => Độ biến dạng lần 2 lớn hơn Độ biến dạng lần 1 nên F 2 lớn hơn F 1 0,25 0,25 0,5 Câu 7 a. P = 10.m = 10.1,3 = 13N b. D = m/V = 1,3/0,001 = 1300kg/m 3 c. d = 10.D = 10.1300 = 13000N/m 3 0,5 0,5 0,5 Câu 8 a. Mặt phẳng nghiêng b. Dùng các tấm ván dài hơn các tấm ván đang dùng 0,5 1,5