2 Từ việc mất sáu tỉnh Nam kỳ vào tay thực dân Pháp ở thế kỷ XIX, em có thể rút ra được bài học gì cho việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của đất nước hiện nay?. 4.0 điểm Phan Bội Châu, Phan
Trang 1PHÒNG GD&ĐT HOÀNG MAI KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG TỈNH LỚP 9 VÒNG 2
NĂM HỌC 2014-2015 Môn: LỊCH SỬ
(Đề thi gồm 01 trang) Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề).
-Câu 1 (8.0 điểm)
Cho các sự kiện lịch sử về việc thực dân Pháp xâm lược Nam kỳ:
- Tháng 9/1858, Thực dân Pháp tấn công bán đảo Sơn Trà (Đã Nẵng), mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta Sau năm tháng, quân Pháp bị quân dân ta đẩy lùi
- Tháng 2/1859, quân Pháp tấn công thành Gia Định Quân triều đình chống cự yếu ớt rồi tan rã, Pháp chiếm thành Gia Định
- Ngày 5/6/1862, triều đình Huế ký Hiệp ước Nhâm Tuất, cắt ba tỉnh Miền đông Nam Kỳ cho Pháp
- Ngày 24/6/1867, quân Pháp đánh chiếm ba tỉnh Miền tây Nam kỳ
Từ những sự kiện trên, em hãy:
1) Tóm tắt quá trình thực dân Pháp đánh chiếm Nam kỳ (1858-1867)
2) Từ việc mất sáu tỉnh Nam kỳ vào tay thực dân Pháp ở thế kỷ XIX, em có thể rút ra được bài học gì cho việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của đất nước hiện nay?
Câu 2 (4.0 điểm)
Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Lương Văn Can, Trịnh Văn Cấn là những nhà yêu nước của Việt Nam trong giai đoạn lịch sử nào? Trong số các nhà yêu nước
đó, em có ấn tượng với ai nhất? Vì sao?
Câu 3 (8.0 điểm)
Cho ba sự kiện lịch sử sau:
- Năm 1973, nổ ra khủng hoảng dầu mỏ thế giới
- Năm 1985, Goocbachôp khởi xướng công cuộc cải tổ ở Liên Xô
- Năm 1991, Liên Xô tan rã, chế độ xã hội chủ nghĩa sụp đổ
Từ các sự kiện trên, em hãy:
1) Tóm tắt những nét chính về quá trình khủng hoảng và tan rã của Liên Xô từ giữa những năm 70 của thế kỷ XX đến năm 1991
2) Em có suy nghĩ gì về sự sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô?
Hết
-Họ và tên thí sinh: SBD:
ĐỀ CHÍNH THỨC
Trang 2PHÒNG GD&ĐT HOÀNG MAI KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG TỈNH LỚP 9 VÒNG 2
NĂM HỌC 2014-2015 Môn: LỊCH SỬ
Câu 1
a)Tóm tắt quá trình Pháp chiếm sáu tỉnh Nam kỳ
Sau khi bị thất bại ở Đã Nẵng, quân Pháp chuyển hướng tấn công vào Gia
Định Tháng 2/1859, chúng tấn công thành Gia định Quân triều đình dù
có nhiều binh khí, lương thực, nhưng đã nhanh chóng tan rã
1.0
Tháng 2/1861, quân Pháp đánh tan Đại đồn Chí Hoà, thừa thắng chiếm
luôn ba tỉnh Định Tường, Biên Hoà và Vĩnh Long Ngày 5/6/1862, triều
đình Huế phải ký Hiệp ước Nhâm Tuất cắt ba tỉnh miền Đông Nam kỳ
cho Pháp
1,5
Sau Hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình một mặt ngăn cản phong trào kháng
chiến của nhân dân ta ở Nam kỳ Mặt khác cử phái bộ sang pháp thương
lượng để đòi đất, nhưng thất bại Sự yếu hèn của triều đình đã tạo cơ hội
cho Pháp chiếm nốt ba tình miền Tây Nam kỳ vào tháng 6/1867
1,5
b) Học sinh rút ra bài học: Yêu cầu
Nhận thức được việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ là nhiệm vụ thiêng liêng
Khi chủ quyền dân tộc bị đe doạ thì không được ảo tưởng vào sự thương
hại hay tôn trọng lẽ phải của kẻ thù, mà cả dân tộc phải đoàn kết một
lòng, quyết tâm đấu tranh làm thất bại âm mưu xâm lược của chúng
1.0 Liên hệ được với cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo ngày nay 2.0
Câu 2
Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Lương Văn Can, Trịnh Văn Cấn là
những nhà yêu nước của Việt Nam trong giai đoạn lịch sử từ đầu thế kỷ
XX đến 1918
1,5
Học sinh có thể lựa chọn một trong bốn nhà yêu nước trên, nhưng yêu
cầu phải nêu được những nét chính về hoạt động của họ.(Chỉ yêu cầu nêu
được những thông tin cơ bản như SGK lớp 8)
2,5
a)Tóm tắt những nét chính về quá trình khủng hoảng và tan rã của Liên
Xô
Năm 1973, nổ ra cuộc khủng hoảng dầu mỏ đã mở đầu cho cuộc khủng
hoảng nhiều mặt trên toàn thế giới Giới lãnh đạo Liên Xô không kịp thời
tiến hành các cải cách cần thiết nên đã đẩy đất nước vào trì trệ kéo dài,
1,5 HƯỚNG DẪN CHẤM
Trang 3Câu 3
đến đầu những năm 80 thì khủng hoảng toàn diện
Tháng 3/1985, Goobachốp lên nắm quyền lãnh đạo đất nước và đưa ra
đường lối cải tổ để đưa dất nước thoát khỏi khủng hoảng Nhưng do
không có sự chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết, thiếu một đường lối
chiến lược toàn diện, nhất quán khiến cho cuộc cải tổ bế tắc, đất nước lún
sâu vào khủng hoảng, rối loạn
1,5
Ngày 19/8/1991 nổ ra cuộc đảo chính để lật đổ Tổng thống Goocbachôp,
cuộc đảo chính thất bại dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng Các nước
cộng hoà tuyên bố độc lập và thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập
(SNG) Ngày 25/12/1991, Tổng thống Goocbachôp từ chức, chế độ xã
hội chủ nghĩa ở Liên Xô sụp đổ
2.0
b) Suy nghĩ về sự tan rã của Liên Xô.
Khẳng định được sự tổn thất nặng nề đối với phong trào cách mạng thế
Nhận thức được con đường đi lên chủ nghĩa xã hội không bằng phẳng,
Liên hệ với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 1.0
HẾT