Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 88 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
88
Dung lượng
323,47 KB
Nội dung
1 ĐỀ TÀI: NÂNG CAO VỐN FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân số sống ở nông thôn và phụ thuộc chính vào nông nghiệp. Do vậy vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân luôn được Đảng và Nhà nước coi trọng và là một trong những mục tiêu hàng đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ngày nay, xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế đã đẩy nhanh quá trình lưu chuyển dòng vốn trên thế giới, đặc biệt là dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Ở nước ta, dòng vốn FDI đã góp phần tạo nên những chuyển biến quan trọng trong nền kinh tế. Tuy nhiên, có một thực tế là trong khi vốn FDI vào lĩnh vực công nghiệp- dịch vụ ngày càng tăng, thì vốn FDI vào lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp lại có xu hướng giảm, chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu vốn FDI. Hơn nữa, so với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trong các lĩnh vực khác, hiệu quả thực hiện các dự án FDI trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp còn rất hạn chế, chưa phát huy đầy đủ tiềm năng, thế mạnh của nước ta trong lĩnh vực này. Trong khi đó, một số nước ASEAN như Thái Lan, Indonesia, Malaysia…mặc dù có những nét tương đồng với Việt Nam, nhưng thực tế hiệu quả thu hút và sử dụng vốn FDI trong nông nghiệp ở các quốc gia này thường cao hơn ở Việt Nam. Vậy chúng ta có thể học tập được gì từ kinh nghiệm thu hút FDI trong lĩnh vực nông nghiệp của các quốc gia này? Đó chính là lý do em chọn đề tài “ Thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp: Kinh nghiệm của một số nước ASEAN và bài học cho Việt Nam” cho bài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu tình hình thu hút FDI trong nông nghiệp của các nước ASEAN, qua đó rút ra bài học kinh nghiệm giúp Việt Nam tăng cường thu hút vốn FDI vào lĩnh vực nông nghiệp. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Lý luận chung về FDI cũng như ngành nông nghiệp, xu hướng dòng vốn FDI trong nông nghiệp hiện nay. Nghiên cứu thực trạng thu hút FDI trong nông nghiệp tại một số nước ASEAN, từ đó đưa ra đánh giá và rút ra các bài học kinh nghiệm. Đánh giá thực trạng thu hút FDI trong nông nghiệp ở Việt Nam, đề xuất giải pháp tăng cường thu hút FDI vào nông nghiệp trong thời gian tới dựa trên bài học kinh nghiệm từ thu hút FDI vào nông nghiệp của các nước ASEAN. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là tình hình thu hút FDI trong lĩnh vực nông nghiệp của ba nước ASEAN: Thái Lan, Malaysia, Indonesia, và thu hút FDI vào nông nghiệp của Việt Nam. Phạm vi không gian: bao gồm tất cả các tiểu ngành nông lâm ngư nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt thủy hải sản…Phạm vi nghiên cứu tập trung ở Việt Nam và ba nước ASEAN: Thái Lan, Malaysia, Indonesia Phạm vi thời gian: Khóa luận tập trung phân tích các tài liệu, số liệu liên quan đến thực trạng thu hút và sử dụng FDI trong giai đoạn từ 2000 đến 2011, đề xuất giải pháp tăng cường thu hút FDI vào nông nghiệp đến năm 2015. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp các thông tin, tài liệu, báo cáo chính thức đã công bố của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các tổ chức quốc tế về các vấn đề có liên quan. 3 Phương pháp biện chứng, kết hợp lý luận và thực tiễn. Phương pháp thống kê so sánh để làm rõ kết quả nghiên cứu. 6. Bố cục khóa luận Nội dung khóa luận gồm 3 chương: 4 Chương 1: Tổng quan về FDI và ngành nông nghiệp Chương 2: Kinh nghiệm thu hút FDI vào ngành nông nghiệp của một số nước ASEAN Chương 3: Giải pháp tăng cường thu hút FDI vào nông nghiệp ở Việt Nam dựa trên bài học kinh nghiệm từ một số nước ASEAN Do hạn chế về thời gian và nguồn tài liệu nên khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô, bạn đọc để khóa luận được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thị Việt Hoa đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện bài khóa luận tốt nghiệp của mình. Hà Nội, tháng 5 năm 2012 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ FDI VÀ NGÀNH NÔNG NGHIỆP 1.1. Tổng quan về FDI 1.1.1. Khái niệm FDI Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, các quốc gia muốn phát triển thì không thể đóng cửa, chỉ dựa vào nguồn lực của đất nước mình mà phải hội nhập vào nền kinh tế thị trường toàn cầu, tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài phục vụ cho phát triển kinh tế. Nguồn vốn FDI là một trong những nguồn vốn được các quốc gia rất quan tâm, kể cả nước phát triển và các nước đang phát triển. Có nhiều khái niệm về FDI được đưa ra: Khái niệm của tổ chức tiền tệ thế giới (IMF) : “ FDI là một hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp ” (BPM5, fifth edition). Khái niệm của tổ chức Thương Mại Thế Giới: “ Đầu tư trực tiếp nước ngoài xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay đựoc gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty" ” Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đưa ra khái niệm như sau về FDI: “ Một doanh nghiệp đầu tư trực tiếp là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hoặc không có tư cách pháp nhân trong đó nhà đầu tư trực tiếp sở hữu ít nhất 10% cổ phiếu thường hoặc cổ phiếu có quyền biểu quyết. Điểm mấu chốt của đầu tư trực tiếp là chủ định thực hiện quyền kiểm soát công ty”. Khái niệm chỉ ra điểm 6 khác biệt cơ bản giữa FDI và các hình thức đầu tư nước ngoài khác là quyền kiểm soát công ty. Tuy nhiên, tỷ lệ sở hữu vốn tối thiểu không phải luôn luôn là 10%, phụ thuộc vào quy định của pháp luật đầu tư từng quốc gia. Trong thực tế có những trường hợp tỷ lệ sở hữu tài sản trong doanh nghiệp của chủ đầu tư nhỏ hơn 10% nhưng họ vẫn được quyền điều hành quản lý doanh nghiệp, trong khi nhiều lúc lớn hơn nhưng vẫn chỉ là nhà đầu tư gián tiếp. Theo quy định của Việt Nam: Luật đầu tư năm 2005 không đưa ra khái niệm về FDI, nhưng có quy định “ Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư tự bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư” (Điều 3, khoản 2) và “ Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư tại Việt Nam” ( Điều 3, khoản 12). Từ hai khái niệm trên có thể hiểu FDI theo tinh thần của luật Đầu tư 2005 là “ Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành đầu tư tại Việt Nam và tham gia quản lý hoạt động đầu tư đó”. Kết hợp những khái niệm trên có thể hiểu một cách khái quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tại một quốc gia là việc nhà đầu tư ở một nước khác đưa vốn bằng tiền hoặc bất kì tài sản nào vào quốc gia đó để có được quyền sở hữu và quản lý hoặc quyền kiểm soát một thực thể kinh tế tại quốc gia đó, với mục tiêu tối đa hóa lợi ích của mình”. Tài sản trong khái niệm này bao gồm tài sản hữu hình (máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ, bất động sản, các loại hợp đồng và giấy phép có giá trị …), tài sản vô hình (quyền sở hữu trí tuệ, bí quyết và kinh nghiệm quản lý…) hoặc tài sản tài chính (cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, giấy ghi nợ…). Sự dịch chuyển tư bản trong phạm vi quốc tế và chủ đầu tư (pháp nhân, thể nhân) trực tiếp tham gia vào hoạt động sử dụng vốn và quản lí đối tượng đầu tư chính là hai đặc điểm cơ bản nhất của FDI, phân biệt với các hình thức đầu tư nước ngoài hay dạng quan hệ kinh tế có yếu tố nước ngoài khác. 1.1.2. Đặc điểm của FDI −Mục đích hàng đầu của FDI là tìm kiếm lợi nhuận: Do vậy, khi tiến hành thu hút FDI, các nước nhận đầu tư, đặc biệt là các nước đang phát triển, cần lưu ý đặc điểm này, phải xây dựng hành lang pháp lý đủ mạnh và các 7 chính sách thu hút FDI hợp lí để hướng FDI phục vụ cho các mục tiêu kinh tế xã hội của nước mình, tránh để FDI chỉ phục vụ cho mục đích tìm kiếm lợi nhuận của các chủ đầu tư . −Quyền kiểm soát hoặc tham gia điều hành doanh nghiệp nhận đầu tư của các chủ đầu tư nước ngoài được quyết định dựa trên tỷ lệ vốn đóng góp tối thiểu trong vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tùy theo quy định của pháp luật từng nước. Luật các nước thường quy định không giống nhau về vấn đề này. Một số nước chỉ cho phép nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trong một số lĩnh vực nhất định và chỉ tham gia liên doanh với số cổ phẩn nắm giữ tối đa là 49%. Tỷ lệ đóng góp của mỗi bên trong vốn điều lệ hoặc vốn pháp định sẽ quy định quyền và nghĩa vụ của các bên, đồng thời rủi ro, lợi nhuận cũng được phân chia theo tỷ lệ này. −Thu nhập mà các nhà đầu tư nhận được mang tính chất thu nhập kinh doanh chứ không phải lợi tức, phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mà họ bỏ vốn đầu tư. Điều này sẽ sẽ là động lực thúc đẩy nhà đầu tư tập trung nâng cao kết quả kinh doanh nhằm thu được lợi nhuận cao. Do vậy mà các dự án FDI thường đạt hiệu quả kinh doanh cao hơn các hình thức đầu tư nước ngoài khác. −Các chủ đầu tư được hoàn toàn tự chủ trong hoạt động kinh doanh của mình. Chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi. Nhà đầu tư nước ngoài được quyền chọn hình thức đầu tư, lĩnh vực, quy mô đầu tư, quy trình sản xuất, công nghệ sử dụng, do đó sẽ tự đưa ra các quyết định có lợi nhất cho họ. −FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ cho nước nhận đầu tư. Thông qua FDI, nước chủ nhà có thể tiếp cận kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm quản lý. Đây là đặc điểm rất quan trọng của vốn FDI, đặc biệt với các nước đang và kém phát triển, khi mà trình độ quản lý, khoa học kỹ thuật còn thấp, đầu tư cho nghiên cứu khoa học kỹ thuật còn hạn chế hoặc không có đủ điều kiện để tiến hành hoạt động nghiên cứu và phát triển. Thu hút nguồn vốn FDI không những cung cấp một nguồn vốn quan trọng cho phát triển kinh tế mà còn góp phần cải thiện, nâng cao trình độ công nghệ 8 trong nước. Đây cũng là ưu thế lớn nhất của FDI so với các dòng vốn từ bên ngoài khác. 1.1.3. Phân loại FDI 1.1.3.1. Theo mục đích của nhà đầu tư nước ngoài Theo mục đích của nhà đầu tư nước ngoài, FDI được chia thành: FDI nhằm tìm kiếm nguồn lực - Resource-seeking: Mục đích của hình thức đầu tư này là nhằm đạt được dây chuyền sản xuất và các nguồn lực khác như lao động rẻ hoặc tài nguyên thiên nhiên, mà những nguồn lực này không có hoặc có rất ít ở nước chủ đầu tư. Đây là FDI thường đầu tư vào các nước đang phát triển, chẳng hạn như vào các nước Trung Đông nhằm khai thác nguồn dầu mỏ, vào Châu Phi nhằm khai thác vàng, kim cương; vào Đông Nam Á nhằm tận dụng nguồn lao động giá rẻ… FDI tìm kiếm thị trường -Market-seeking: Đầu tư nhằm thâm nhập thị trường mới hoặc duy trì thị trường hiện có. Tiêu biểu của hình thức đầu tư này là các công ty, tập đoàn đa quốc gia (TNCs). FDI tìm kiếm hiệu quả - Effficiency-seeking: Đầu tư nhằm tăng cường hiệu quả bằng việc tận dụng lợi thế của tính kinh tế theo quy mô hay phạm vi, hoặc cả hai. FDi tìm kiếm tài sản chiến lược - Strategic-Asset-Seeking: Đầu tư vào một công ty, doanh nghiệp tại nước nhận đầu tư nhằm tận dụng các nguồn lực sẵn có về cơ sở vật chất, thị phần, lao động… 1.1.3.2. Theo mục đích của nước nhận đầu tư Theo mục đích của nước nhận đầu tư, FDI được chia thành hai hình thức là đầu tư thay thế hàng nhập khẩu và đầu tư hướng tới xuất khẩu. Đầu tư thay thế hàng nhập khẩu, mục đích chủ yếu của hình thức đầu tư này là tập trung vào các sản phẩm, lĩnh vực mà trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất chưa đáp ứng được nhu cầu trong nước. Ưu điểm của hình thức này là vừa tận dụng được nguồn vốn của nước ngoài, vừa có thể phát triển được các ngành nghề mà trong nước chưa phát triển hoặc chưa có điều kiện tập trung sản xuất. 9 Đầu tư hướng tới xuất khẩu, áp dụng khi nền sản xuất trong nước đã phát triển, không những đáp ứng được nhu cầu trong nước mà còn tạo ra sản phẩm phục vụ xuất khẩu. Trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, thì đây là hình thức đầu tư đang được cả nước nhận đầu tư và các chủ đầu tư hướng tới, nhằm tận dụng tối đa lợi thế so sánh của các quốc gia. 1.1.3.3. Theo hình thức thâm nhập Có hai hình thức chủ yếu là đầu tư mới- Greenfield Investment (GI) và mua lại sáp nhập qua biên giới- Cross-border Merger and Acquisition (M&A) Đầu tư mới –GI: là đầu tư vào một cơ sở sản xuất kinh doanh hoàn toàn mới ở nước ngoài. Khi tiến hành đầu tư theo hình thức này, nhà đầu tư cần bỏ vốn đầu tư, nghiên cứu thị trường và thường chứa nhiều rủi ro. Tuy nhiên, hình thức đầu tư này có vai trò quan trọng đối với nước nhận đầu tư, đặc biệt là các nước đang phát triển, góp phần tạo cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Mua lại và sáp nhập qua biên giới -M&A: Mua lại và sáp nhập qua biên giới là một hình thức FDI liên quan đến việc mua lại hoặc hợp nhất với một doanh nghiệp đang hoạt động tại nước nhận đầu tư. Với hình thức này, nhà đầu tư có thể tận dụng được cơ sở vật chất hiện có của doanh nghiệp đó, không phải mất nhiều chi phí cho đầu tư, nghiên cứu thị trường, đồng thời cũng hạn chế được những rủi ro khi xâm nhập một thị trường hoàn toàn mới. Do có nhiều ưu điểm nên đây chính là xu hướng chính của dòng vốn FDI hiện nay. Hình thức đầu tư này được thực hiện chủ yếu qua các công ty, tập đoàn đa quốc gia. 1.2. Tổng quan về ngành nông nghiệp 1.2.1. Khái niệm Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp (Địa lý 10, tr 73). 10 Theo nghĩa hẹp nông nghiệp bao gồm các chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản. Theo nghĩa rộng nông nghiệp bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản. Trong phạm vi bài khóa luận nông nghiệp sẽ được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả lâm nghiệp và thủy sản. 1.2.2. Đặc điểm Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế. Ngành nông nghiệp gắn liền với đất đai, đất đai là tài sản quý nhất, là tư liệu sản xuất (TLSX) quan trọng nhất. Tuy nhiên, đất đai lại là TLSX có tính chất đặc biệt, không giống như các TLSX trong các ngành khác, chúng không thể sản xuất thêm, nhưng có thể “giàu” lên cùng quá trình sản xuất. Hiện nay, cùng với sự phát triển của xã hội loài người, của quá trình đô thị hóa, diện tích đất dành cho sản xuất nông nghiệp trên thế giới ngày càng bị thu hẹp, chưa kể đến độ màu mỡ của đất đai đang ngày càng đi xuống, không thể canh tác được. Do vậy, để phát triển nông nghiệp, vấn đề bảo tồn, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các cây trồng và vật nuôi. Nông nghiệp là ngành có sự gắn bó chặt chẽ với môi trường tự nhiên. Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các loại cây, con, các loại sinh vật. Đặc trưng về đối tượng sản xuất khiến cho nông nghiệp trở thành ngành sản xuất phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên so với các ngành kinh tế khác. Sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ và thường có chu kỳ sản xuất kéo dài. Khác với các ngành sản xuất khác, chu kỳ sản xuất trong nông nghiệp thường kéo dài tùy thuộc vào đặc điểm sinh lý của đối tượng cây trồng, vật nuôi. Chu kỳ sản xuất của ngành nông nghiệp thường kéo dài 3-4 tháng, 1 năm, 5 năm hoặc thậm chí lâu hơn như đối với các loại cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm. Ngoài ra, mỗi sản phẩm nông nghiệp thường chỉ phù hợp sản xuất trong một mùa nhất định, trong điều kiện thời tiết, khí hậu nhất định. Đặc điểm này có ảnh hưởng lớn đến quá trình đầu tư do liên quan đến việc thu hồi vốn, tái sản xuất của các dự án. [...]... hình thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp của ASEAN cũng như các quốc gia Thái Lan, Indonesia, Malaysia là vốn FDI không ổn định qua các năm Phân bổ FDI vào nông nghiệp các nước trong khối cũng không đồng đều, một số nước FDI vào nông nghiệp rất cao, trong khi một số nước FDI vào nông nghiệp rất thấp, không đáng kể 2.4 Kinh nghiệm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp của các... nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp, trong đó có nguồn vốn FDI càng trở nên quan trọng và được các nước chú trọng hơn bao giờ hết, thể hiện qua các chính sách ưu đãi đầu tư mà hầu hết các quốc gia dành cho các nhà đầu tư khi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp 1.3.1.2 Góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn Dòng vốn FDI không những bổ sung nguồn vốn cho nông nghiệp. .. mức thấp Cụ thể là năm 2001 với số vốn chỉ đạt 12.71 triệu USD, thấp nhất trong cả giai đoạn, chiếm tỷ trọng 0.07% trong tổng vốn FDI vào ASEAN Nguyên nhân một phần là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1998 đã tác động lớn đến nguồn vốn FDI đổ vào khu vực ASEAN nói chung, FDI vào lĩnh vực nông nghiệp nói riêng Sau đó, dòng vốn FDI vào nông 27 nghiệp các nước ASEAN đã có bước tăng... chính để khuyến khích FDI 2.2 Thực trạng thu hút FDI vào nông nghiệp của các nước ASEAN 2.2.1 Thực trạng chung 2.2.1.1 Xu hướng thu hút FDI Biểu đồ 2.1: Dòng vốn FDI vào nông nghiệp các nước ASEAN giai đoạn 2000-2010 Đơn vị: triệu USD Nguồn: Statistics of Foreign Direct Investment in ASEAN 2006- ASEAN Investment Report 2011 Giai đoạn 2000- 2005: dòng vốn FDI vào lĩnh vực nông nghiệp ASEAN tương đối... định của nhà đầu tư khi quyết định đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp Trong tổng nguồn vốn FDI đổ vào các nước đang phát triển, khu vực châu ÁThái Bình Dương chiếm 77% tổng vốn FDI (UNCTAD Database) Một trong những nguyên nhân khiến FDI tập trung chủ yếu vào khu vực này là do đây là khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp Ngược lại, khu vực châu Phi, điều kiện tự nhiên không thuận... dòng vốn FDI vào lĩnh vực nông nghiệp trong khối FDI chủ yếu chảy vào các nước có nền nông nghiệp phát triển như Việt Nam, Thái Lan, Indonesia…,trong khi các nước như Bruney, Lào, Campuchia lại chỉ thu hút được lượng vốn rất thấp Indonesia dẫn đầu về thu hút FDI vào nông nghiệp trong ba năm liên tiếp từ 2002 đến 2004 với số vốn lần lượt là 385,44 triệu USD, 180,14 triệu USD và 141,46 triệu USD Nguồn vốn. .. hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp của các nước ASEAN Như đã phân tích trong phần các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp ở các nước, trong phần này chúng ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu thực tế các nhân tố này ở các nước ASEAN 2.1.1 Điều kiện tự nhiên Điều kiện tự nhiên khu vực ASEAN thuận lợi cho phát triển nông nghiệp Khí hậu đặc trưng của khu vực là nhiệt đới gió mùa: nhiệt độ cao. .. 2009 và đạt 28 triệu USD năm 2010 Mặc dù dòng vốn FDI vào lĩnh vực nông nghiệp của Malaysia nhìn chung thấp hơn Indonesia và Thái Lan, nhưng vẫn ở mức khá cao trong khu vực ASEAN 2.3 Đánh giá tình hình thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp của các nước ASEAN 2.3.1 Kết quả đạt được Xuất phát điểm của hầu hết các nước ASEAN đều là từ những nước nghèo, với nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế... cản khiến khu vực này chỉ thu hút được 7% trong tổng lượng vốn FDI vào nông nghiệp các nước đang phát triển 1.3.2.2 Dân cư và nguồn lao động Nông nghiệp là ngành sử dụng nhiều lao động, đặc biệt tại các nước đang phát triển khi mà mức độ công nghiệp hóa trong nông nghiệp còn thấp Do vậy, yếu tố lao động cũng là một trong các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến thu hút FDI vào 19 lĩnh vực nông nghiệp Dân... dự án quốc nội được chuyển đổi thành dự án FDI với số vốn 3,8 tỷ USD, gấp 3 lần cùng kỳ năm trước Đồng thời, có 726 dự án FDI mới được cấp phép với số vốn 4,6 tỷ USD, so với 898 dự án với tổng vốn 4,1 tỷ USD năm 2002 (FDI vào Indonesia tăng bất thường, 2003) Đặc biệt trong năm 2007, cùng với xu hướng tăng mạnh của dòng vốn FDI vào khu vực, vốn FDI vào nông nghiệp Indonesia cũng đạt mức kỉ lục là 2412 . 1 ĐỀ TÀI: NÂNG CAO VỐN FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân số sống ở nông thôn và phụ thuộc chính vào nông nghiệp. Do. trong khi vốn FDI vào lĩnh vực công nghiệp- dịch vụ ngày càng tăng, thì vốn FDI vào lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp lại có xu hướng giảm, chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu vốn FDI. Hơn. khi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. 1.3.1.2. Góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn Dòng vốn FDI không những bổ sung nguồn vốn cho nông nghiệp mà còn góp phần vào việc