Mang thai và những chuẩn bị trước khi mang thai

26 711 1
Mang thai và những chuẩn bị trước khi mang thai

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Với một số vợ chồng, mang thai rất dễ dàng nhưng có những cặp vợ chồng lại rất khó khăn. Đôi khi các vấn đề này liên quan đến sinh lý như: rối loạn chức năng rụng trứng ở người vợ hoặc số tinh trùng thấp hoặc ít ở người chồng... Nếu bạn đang gặp khó khăn khi mang thai và chưa biết làm thế nào để tăng khả năng sinh sản, hãy thử một vài cách dưới đây trước khi đến gặp bác sỹ.

MANG THAI VÀ NHỮNG CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI MANG THAI 1 10 cơ hội tốt nhất cho thụ thai (theo Đông Y) Danh y Trương Cảnh Nhạc, thời nhà Minh (Trung Quốc) đã nghiên cứu toàn diện các lý luận về tình dục học của tiền nhân, kết hợp với kinh nghiệm thực tế và lập ra một hệ thống phép tắc, gọi đó là “Thập cơ”, nghĩa là 10 cơ hội, 10 vấn đề cần nắm vững, khi vợ chồng tiến hành phòng sự, để có thể đạt tới hòa hợp âm dương ở mức cao nhất: 1. Động cơ (hoạt động đóng - mở) Cần nhận biết sự đóng mở của tử môn (cơ quan sinh dục nữ), để lựa chọn thời điểm phòng sự thích hợp. Theo Trương Cảnh Nhạc, khi người phụ nữ không ham muốn thì tử môn đóng kín hoặc chỉ hé mở. Tử môn chỉ mở ra khi nữ giới động tình và ham muốn phòng sự nhưng chỉ mở trong một khoảnh khắc rồi đóng lại ngay. Vợ chồng phòng sự khi tử môn chưa mở sẽ là quá sớm, khi đã đóng sẽ là quá muộn. Vì vậy, nam giới cần chú ý quan sát những biến đổi tâm lý ở người phụ nữ để chớp đúng thời cơ. 2. Hợp cơ (đồng bộ) Do bẩm sinh, tiềm năng tình dục, thói quen sinh hoạt, đặc điểm nghề nghiệp, trình độ học vấn mà tốc độ hưng phấn tình dục của vợ chồng thường không giống nhau. Vì vậy, cần áp dụng một số biện pháp như vuốt ve, kích thích… để cả hai người cùng đồng thời đạt tới cao trào, cùng nhanh hoặc cùng chậm. 3. Úy cơ (mạnh - yếu) Chỉ sự khác biệt về thể chất và chức năng tình dục. “Úy” có nghĩa là sợ hãi. Dương cường âm nhược (nam mạnh nữ yếu) thì nữ sợ, cố ý tránh xa; dương nhược âm cường thì nam chưa đấu đã bại, bị liệt dương, xuất tinh sớm. Để khắc phục, cần tiến hành chế cường và phù suy, nghĩa là cả hai người cần quan tâm, chiếu cố đến nhau nhiều hơn, để mỗi người đều có thể cảm thấy thỏa mãn. 4. Hội cơ (nông - sâu) Động tác, độ sâu phải thích hợp với kích thước của cơ quan sinh dục nam, nữ. Dương căn (cơ quan sinh dục nam) quá lớn, quá mạnh, vào quá sâu ắt sẽ gây khó chịu hoặc đau đối với nữ giới. Dương căn quá nhỏ, quá yếu, chỉ vào quá nông, nữ giới cảm thấy vô vị. Vì vậy, hai bên cần phối hợp, điều chỉnh độ sâu, lựa chọn những tư thế, động tác thích hợp… để hai bên cùng thấy dễ chịu. 5. Sinh cơ (thịnh - suy) “Sinh cơ” chỉ sức sống, xung năng tình dục ở nam giới. Sinh cơ thịnh hay suy, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hòa hợp tình dục. Trương Cảnh Nhạc khuyên nam giới thường ngày nên tiết chế tình dục, để có thể tích lũy sinh cơ, không nên phóng túng khiến cho thận tinh bị suy tổn, dẫn tới liệt dương, xuất tinh sớm… Như vậy, mới có thể duy trì tốt chức năng tình dục và có lợi đối với ưu sinh. 6. Khí cơ (mệt nhọc - an nhàn) “Khí” chỉ năng lượng, sức lực của cơ thể. Mệt nhọc thì khí tán, sức lực yếu đuối. An nhàn thì khí tụ, thể lực sung mãn. Vì vậy, thường ngày cần chú ý làm việc, nghỉ ngơi, ăn uống điều độ, như vậy khí cơ mới đầy đủ, chức năng tình dục mới thịnh vượng, cuộc sống tình dục mới hài hòa, dễ thụ thai và có lợi đối với ưu sinh. 7. Tình cơ (tình cảm vợ chồng) Tình cảm vợ chồng có ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề thụ thai và ưu sinh. Vợ chồng tâm đầu ý hợp, thì sinh hoạt phòng the ắt sẽ hài hòa, và có lợi đối với ưu sinh. 8. Thất cơ (sai sót) Chỉ sai sót của nam giới khi vợ có thai. Nam giới cần tiết chế tình dục, không nên phóng túng, tránh gây ảnh hưởng xấu đối với thai nhi. Phụ nữ đã thụ thai cần hết sức thận trọng trong phòng sự, cần giảm thiểu hoặc tránh những kích thích mạnh, nếu không rất có thể dẫn đến trụy thai, sảy thai. 9. Thời cơ (tuổi thụ thai) Nam, nữ chưa đủ độ trưởng thành, cơ quan sinh dục chưa phát triển đầy đủ, tâm lý chưa kiện toàn, cần tránh sinh hoạt tình dục và thụ thai quá sớm. 10. Dương cơ (cơ chế phát sinh tình dục) Theo Đông y, trong cơ thể có 2 loại hỏa: quân hỏa ở tạng tâm, tướng hỏa ở tạng thận, hai thứ có quan hệ mật thiết với nhau. Theo Trương Cảnh Nhạc, tình dục thường nảy sinh trong hai tình huống. Thứ nhất là trường hợp thận trước tâm sau: thận tinh sung túc, tình dục ắt nảy sinh. Đó là thứ tình dục phát sinh một cách tự nhiên, vô hại, trên cơ sở tướng hỏa sung mãn, sức khỏe dồi dào. Thứ hai là trường hợp tâm trước thận sau, do những suy nghĩ vẩn vơ, do kích thích từ bên ngoài mà hỏa dục nổi lên, tình dục phát sinh không do nhu cầu thực sự của cơ thể. Âm dương giao hợp trong trường hợp thứ nhất có lợi cho sức khỏe, thụ thai và ưu sinh. Giao hợp trong trường hợp thứ hai sẽ khiến tinh khí bị tổn hại, bất lợi đối với thụ thai và ưu sinh. 2 Kiểm tra sức khoẻ trước khi thụ thai Để đảm bảo cho con của bạn được khỏe mạnh, thông minh thì việc kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai là rất cần thiết. Vì vậy, bạn có thể tiến hành kiểm tra theo các cách sau: Tiền sử mang thai Hãy cho bác sĩ biết, nếu bạn có trục trặc ở lần mang thai trước như: sảy thai, thai ngoài tử cung hoặc có những bất thường khác. Qua đó, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn cách giữ thai một cách an toàn và khỏe mạnh. Tiền sử dùng thuốc Hãy nói cho bác sĩ biết bất kỳ loại thuốc nào bạn đã từng dùng để điều trị hen suyễn, tiểu đường hoặc cao huyết áp… Từ đó, bác sĩ sẽ giúp bạn điều chỉnh việc sử dụng thuốc sao cho không ảnh hưởng tới thai nhi. Hãy hỏi bác sĩ về việc sử dụng các loại vitamin; axit folic (3 tháng trước khi mang thai, phụ nữ có thể bắt đầu sử dụng 400 mcg axit folic/ngày. Axit folic giúp làm giảm dị tật ống thần kinh, xương sống chẻ đôi ở bé); thảo mộc hoặc các loại thuốc cần tránh cho bà bầu. Kiểm tra thân thể Chủ yếu kiểm tra các cơ quan quan trọng như: tim, gan, thận, phổi… và tình hình phát dục và khuyết tật của bộ máy sinh sản. Nếu như bị những bệnh truyền nhiễm cấp tính thì phải chữa cho đến khi khỏi bệnh thì mới được thụ thai. Xét nghiệm hệ miễn dịch đối với các bệnh giun, sán. Bệnh này thường xảy ra do chế độ ăn uống thiếu vệ sinh. Khám răng để khẳng định: răng lợi vẫn ở tình trạng tốt, tránh phải chup X-quang trong thời gian mang thai, cạo vôi răng để ngăn ngừa các bệnh như chảy máu lợi, viêm lợi, hôi miệng… tránh tình trạng sinh non, vì viêm lợi sẽ tiết ra chất prostaglandine làm co thắt tử cung, hoặc vi khuẩn của bệnh sâu răng cũng có thể làm giãn tử cung. Tiền sử tiêm văcxin Hãy cho bác sĩ biết những loại vắcxin bạn từng tiêm. Đặc biệt, trước khi có thai, bạn nên tiêm phòng vắcxin Rubella và thủy đậu. Vắcxin thủy đậu có 2 liều, mỗi liều tiêm cách nhau 4-8 tuần. Với mỗi loại vắcxin, cần tiêm trước khi mang thai ít nhất từ 1-3 tháng. Nếu không được tiêm phòng 2 bệnh trên mà trong quá trình mang thai, bà bầu mắc bệnh sẽ có thể gây dị tật cho thai nhi và các rắc rối khác. Ngoài ra, bạn cũng có thể hỏi bác sĩ về việc tiêm phòng cúm, quai bị hoặc những bệnh khác được khuyến cáo tiêm trước khi mang bầu. Tiền sử sức khỏe tinh thần Hãy cho bác sĩ biết, nếu bạn có tiền sử về sức khỏe tinh thần như: trầm cảm, kém ăn hoặc dùng một loại thuốc nào đó về sức khỏe tinh thần. Xét nghiệm nước tiểu Bác sĩ kiểm tra mẫu nước tiểu để xem bạn có bị nhiễm trùng đường tiểu hay không. Những triệu chứng nghi ngờ nhiễm trùng đường tiểu dễ nhận thấy là tiểu rắt, đau khi đi tiểu. Nếu bị bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn dùng kháng sinh. Ngoài ra, việc xét nghiệm nước tiểu còn kiểm tra được bệnh tiểu đường. Nếu bị tiểu đường, bạn sẽ cần trao đổi với bác sĩ điều trị trước khi mang thai. Xét nghiệm máu Qua xét nghiệm máu, bác sĩ sẽ biết được bạn cần bổ sung sắt hay không và bổ sung bao nhiêu trước khi mang thai để tránh thiếu máu do thiếu sắt. Nếu bạn không chắc chắn đã miễn dịch với rubella, hoặc thủy đậu hay chưa thì việc xét nghiệm máu sẽ cho bạn kết quả chính xác. Xét nghiệm máu còn giúp bạn kiểm tra bệnh giang mai, viêm gan B hoặc HIV. Nếu bạn có vật nuôi (nhất là mèo), cần đề phòng mắc phải chứng toxoplasmosis, không gây hại cho người lớn nhưng lại ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai. Xét nghiệm máu sẽ giúp kiểm tra chứng bệnh này. Kiểm tra gene Nếu gia đình bạn (hoặc gia đình chồng) có tiền sử dị tật (hoặc các bệnh về gene); bạn từng sảy thai liên tiếp; trên 35 tuổi… thì bạn cần đi kiểm tra gene trước khi mang thai. Điều này giúp bạn tránh được nguy cơ mắc bệnh về gene ở bé sau này. Lưu ý: Bạn có thể đặt bất kỳ câu hỏi nào cho bác sĩ để được tư vấn về sức khỏe, dinh dưỡng hay lối sống để chuẩn bị cho một thai kỳ khỏe mạnh. 3 Ảnh hưởng của rối loạn ăn uống tới việc mang thai Rối loạn ăn uống cũng là một chứng bệnh thường xuất hiện ở phụ nữ, đặc biệt là trong thời gian mang thai. Thông thường có hai dạng rối loạn ăn uống điển hình đó là biếng ăn và háu ăn. Cả hai loại rối loạn ăn uống đều ảnh hưởng đến quá trình sinh sản và mang thai. Ảnh hưởng của rối loạn ăn uống đến khả năng sinh sản Rối loạn ăn uống, đặc biệt là chán ăn, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản bằng cách giảm khả năng thụ thai. Hầu hết phụ nữ với chứng biếng ăn không có chu kỳ kinh nguyệt và khoảng 50% phụ nữ bị chứng háu ăn có chu kỳ kinh nguyệt không bình thường. Sự vắng mặt của kinh nguyệt là do lượng calo giảm, tập thể dục quá nhiều, hoặc căng thẳng tâm lý. Đương nhiên, nếu chu kỳ kinh nguyệt của họ không được thường xuyên thì việc mang thai sẽ khó khăn. Không chỉ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, rối loạn ăn uống còn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ngay cả khi việc rụng trứng đã sảy ra thông qua việc ảnh hưởng đến sự thụ tinh và làm tổ của trứng trong tử cung. Ảnh hưởng của rối loạn ăn uống đến thai kỳ Phụ nữ mang thai bị rối loạn ăn uống ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Chứng biếng ăn dẫn đến việc hạn chế cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, thiếu dinh dưỡng trong thai kỳ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai phụ và sự phát triển của thai nhi. Chứng háu ăn thì ngược lại sẽ làm thai phụ phải ăn quá nhiều, đưa vào cơ thể quá nhiều calo dư thừa và cả những chất dinh dưỡng không cần thiết. Các biến chứng sau đây có liên quan với rối loạn ăn uống khi mang thai: • Đẻ non • Trẻ thiếu cân • Thai chết lưu hoặc thai chết • Thai nhi tăng trưởng và phát triển chậm trong tử cung • Thường phải sinh mổ • Chỉ số APGAR (chỉ số đánh giá sức khỏe) của trẻ thấp • Thai nhi chậm phát triển • Trẻ mắc các vấn đề hô hấp • Thai phụ có thể mắc bệnh tiểu đường thai kỳ • Các biến chứng trong quá trình sinh nở • Ít nước ối • Sẩy thai • Tiền sản giật Phụ nữ mang thai nếu mắc chứng háu ăn và ăn nhiều quá sẽ tăng cân quá mức và có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp. Sau khi sinh những sản phụ đã mắc rối loạn ăn uống trong thời gian mang thai sẽ ảnh hưởng đến khả năng điều tiết sữa và nuôi con. Các thuốc nhuận tràng, thuốc lợi tiểu, và các thuốc khác sử dụng để chống dư thừa calo nhưng đồng thời chúng lấy đi chất dinh dưỡng và các chất lỏng dùng để nuôi dưỡng cơ thể mẹ và thai nhi vì thể chúng có hại cho sự phát triển của trẻ. Phụ nữ bị rối loạn ăn uống cần làm gì? Dưới đây là một số hướng dẫn cho những phụ nữ đang đối phó với rối loạn ăn uống và mong muốn có thai hoặc đang mang thai: • Trước khi mang thai: o Đạt được và duy trì trọng lượng cơ thể bình thường và khỏe mạnh . o Kiểm tra trọng lượng cơ thể và sức khỏe tổng quát trước khi mang thai, cần tham khảo ý kiến của bác sỹ nếu gặp các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa. [...]... dưỡng và bắt đầu một chế độ ăn uống dành cho người chuẩn bị mang thai, đặc biệt bổ sung các vitamin trước khi mang thai o Nếu mắc chứng rối loạn ăn uống cần điều trị trước khi mang thai • Trong thời gian mang thai: o Thường xuyên khám thai và thông báo cho bác sỹ theo dõi trực tiếp quá trình mang thai của bạn nếu bạn có nguy cơ mắc chứng rối loạn ăn uống o Việc tăng cân bình thường là cần thiết trong thai. .. tăng khả năng thụ thai Mangthai.vn Với một số vợ chồng, mang thai rất dễ dàng nhưng có những cặp vợ chồng lại rất khó khăn Đôi khi các vấn đề này liên quan đến sinh lý như: rối loạn chức năng rụng trứng ở người vợ hoặc số tinh trùng thấp hoặc ít ở người chồng Nếu bạn đang gặp khó khăn khi mang thai và chưa biết làm thế nào để tăng khả năng sinh sản, hãy thử một vài cách dưới đây trước khi đến gặp bác... tới chân, cánh tay, lưng, vai và đùi để nâng thể lực lên một cách toàn diện, rất thuận lợi cho việc thụ thai và chuẩn bị sức khoẻ cho thai kì của bạn 1 Động tác chân Bạn thực hiện theo các bước sau: - Bước 1: Đứng, hai chân dang rộng bằng hông, các ngón chân hướng ra phía trước Đầu gối hơi khuỵ Thót bụng vào và đẩy khung chậu ra trước - Bước 2: Hít vào và bước chân phải lên trước Hạ đầu gối trái xuống... tinh bám sâu vào niêm mạc, đảm bảo chắc chắn cho quá trình thụ thai Giáo sư Hiếu cho biết, việc thụ tinh có tỷ lệ không thành công lên đến 50%, còn khả năng trứng đã thụ tinh không đậu được thấp hơn một chút Do đó, việc lựa chọn mùa sinh để thụ thai, sinh con sẽ làm giảm tỷ lệ không đậu thai và mức độ gây những biến chứng cho trẻ nhỏ 7 Bài tập cho cơ thể khoẻ mạnh trước khi mang thai mangthai.vn Bạn... nguyệt thì nguy cơ rụng trứng và mang thai vẫn có thể sảy ra Vì vậy bạn cần cùng với đối tác của mình thảo luận về điều này trước khi chuyện ấy sảy ra, nếu cả hai cùng mong muốn có thai và mọi điều kiện đã sẵn sàng thì bạn không có gì để lo lắng còn nếu cả hai chưa sẵn sàng cho việc mang thai thì tốt nhất hãy cùng chọn lựa lấy một biện pháp tránh thai an toàn, hiệu quả trước khi quan hệ 2 Không cảm thấy... thừa nhận, việc sinh con vào mùa xuân và mùa thu thời tiết không quá nóng hoặc quá lạnh, rất thuận lợi cho sự ra đời và phát triển của đứa trẻ Con trai ra đời vào tháng tám trong năm nghĩa là thời điểm thụ thai phải diễn ra trước đó 9 tháng; giai đoạn diễn ra quá trình thụ thai là mùa xuân và thời điểm sinh ra rơi vào các tháng thuộc mùa thu Những đứa trẻ sinh ra hoặc thụ thai vào hai mùa nói trên đều... nguy cơ có thai ngoài ý muốn hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục Vì vậy giải pháp nào để vợ chồng bạn có thể yêu an toàn và cả hai cùng đạt được sự thỏa mãn là vấn đề rất đáng quan tâm Dưới đây là 10 điều đơn giản, bạn có thể làm, nói và suy nghĩ về ngay bây giờ trước khi quan hệ tình dục: 1 Thảo luận trước khi quan hệ Quan hệ tình dục lúc nào cũng có nguy cơ mang thai ngay cả vào những ngày... hoặc bị thương tổn Nếu tinh thần của cả nam và nữ bị ức chế thì cũng sẽ làm giảm hứng khởi và lượng tinh trùng Các biểu hiện này đều tác động xấu đến kết quả thụ thai Thụ thai và sinh đẻ đúng mùa (xuân hoặc thu) là có lợi nhất về sinh học Vào những thời điểm này, gần như tất cả các mối quan hệ của con người trong xã hội, con người với thiên nhiên đều trở nên ôn hòa Con người sinh học có được phong độ và. .. sinh học có được phong độ và sinh khí ở đỉnh cao Nếu thụ thai vào mùa xuân, cơ thể con người vừa được phục hồi sức khỏe sau một mùa đông lạnh Khả năng ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng của phái mạnh tốt lên sẽ ra tinh trùng đủ về số lượng và chất lượng, đảm bảo sự thụ thai diễn ra tốt lành Với phụ nữ, khi tâm hồn và đời sống thoải mái thì sự chuẩn bị cho việc “lót ổ” cũng thuận lợi, nghĩa là tử cung được... kéo căng các cơ, dây chằng và cột sống ở lưng Ngoài ra còn kích thích các mạch máu ở háng, thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, giúp chữa trị và làm giảm các chứng bệnh phụ khoa Lưu ý khi luyện tập - Để đạt được hiệu quả luyện tập tốt nhất, nên kết hợp cùng hô hấp Bắt đầu hít vào khi duỗi người nằm xuống, thót bụng lại khi vai và lưng chạm đệm, sau đó từ từ gập phần thân trên dậy Khi bụng có cảm giác căng,

Ngày đăng: 29/08/2015, 00:17

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1 10 cơ hội tốt nhất cho thụ thai (theo Đông Y)

  • 2 Kiểm tra sức khoẻ trước khi thụ thai

  • 3 Ảnh hưởng của rối loạn ăn uống tới việc mang thai

  • 4 Bài tập thể dục giúp trị bệnh phụ khoa

  • 5 Để được an toàn và thoải mái khi “yêu”

  • 6 Sinh con mùa nào là tốt nhất

  • 7 Bài tập cho cơ thể khoẻ mạnh trước khi mang thai

  • 8 Khúc dạo đầu ân ái

  • 9 5 Cách dễ dàng tăng khả năng thụ thai

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan