Phụ lục II Phiếu mô tả hồ sơ dạy học dự thi của giáo viên 1. Tên hồ sơ dạy học: Giáo án tích hợp liên môn trong môn Ngữ văn B 2. Mục tiêu dạy học a. Về kiến thức - Cảm nhận được vẻ đẹp của con người thời Trần qua hình tượng trang nam nhi với lý tưởng và nhân cách cao cả; cảm nhận được vẻ đẹp của thời đại qua hình tượng “ba quân” với sức mạnh và khí thế hào hùng. b. Về kỹ năng - Biết vận dụng kiến thức đã học về thơ Đường luật để cảm nhận và phân tích được thành công nghệ thuật của bài thơ: thiên về gợi, bao quát gây ấn tượng, dồn nén cảm xúc… c. Về thái độ - Bồi dưỡng nhân cách, sống có lý tưởng, quyết tâm thực hiện lý tưởng. - Hiểu sâu sắc hơn về những trang sử hào hùng trong cuộc chiến chống ngoại xâm của dân tộc. Bồi dưỡng lòng yêu nước, truyền thống uống nước nhớ nguồn cho học sinh. Tích hợp với các môn lịch sử, địa lý, giáo dục công dân. 3. Đối tượng dạy học - Học sinh lớp 10a8, sĩ số 41 . - Là tập thể lớp có nhiều học sinh nữ, yêu thích môn Ngữ Văn. 4. Ý nghĩa của bài học - Giáo dục nhân cách, sống có lý tưởng, quyết tâm thực hiện lý tưởng. - Hiểu sâu sắc hơn về những trang sử hào hùng trong cuộc chiến chống ngoại xâm của dân tộc. Bồi dưỡng lòng yêu nước, truyền thống uống nước nhớ nguồn cho học sinh. 5. Thiết bị dạy học, học liệu - Sách giáo khoa môn Ngữ Văn 10 - Tranh ảnh, băng hình, tư liệu lịch sử về cuộc kháng chiến chống giặc thời Trần. - Máy chiếu. - Bảng phụ. 6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Nội dung tích hợp Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác giả; đọc, tìm hiểu thể thơ, giải thích từ khó. - Yêu cầu đọc cả bản phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ. - Giọng hùng tráng, chậm rãi, ngắt nhịp 4/3 - 3 học sinh đọc. Gv nhận xét cách đọc. - HS nhận xét thể thơ, bố cục. Ngoài cách chia này có thể chia theo từng câu (Khai- thừa-chuyển - hợp)… - Giải thích từ khó: Kết hợp trong quá trình đọc- hiểu chi tiết, theo các chú thích trong sách giáo khoa. Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc - hiểu chi tiết - HS đọc lại hai câu đầu. I. Tiểu dẫn: 1. Tác giả: + Có công lớn trong cuộc kháng chiến quân Mông- Nguyên. + Nhà thơ lớn. * Văn võ song toàn. 2. Bài thơ Tỏ lòng: - Hoàn cảnh ra đời bài thơ. - Thể thơ và bố cục: Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật chữ Hán. Bản dịch cũng theo thể thơ này. + Bố cục: + 2 câu đầu(tiền giải): vẻ đẹp hào hùng của con người thờiTrần. + 2 câu sau(hậu giải): chí làm trai, tâm tình của tác giả. - Chủ đề: II. Đọc – hiểu văn bản: 1.Vẻ đẹp hào hùng con người thời Trần (2câu đầu) - Bản dịch chưa hoàn Liên hệ thời đại nhà Trần: Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, Trần Quốc Toản… GV tái hiện lại không khí lịch sử của đất nước ta vào thế kỉ XII- XIII khi giặc Mông –Nguyên xâm lược. Giúp HS hiểu rõ hơn và - So sánh với nguyên tác, bản phiên âm và bản dịch nghĩa nhận xét: cụm từ múa giáo và hoành sóc; Khí thôn ngưu và nuốt trôi trâu, át sao ngưu GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm và cử đạu diện lên trình bày. - Vẻ đẹp của vị tướng thời Trần ( có thể chính là chân dung của Phạm Ngũ Lão) được thể hiện như thế nào trong câu thơ đầu? - Giái thích từ ba quân. Mối liên hệ giữa câu 1 và câu 2? toàn chuẩn xác. - Câu thứ hai có hai cách hiểu: Vì “ngưu” có thể hiểu là trâu hoặc là tên một ngôi sao. Hiểu cách nào cũng có lý. + Khí thế hào hùng của ba quân xông lên đến tận trời, làm át, làm mờ cả sao ngưu. + Khí thế hùng mạnh của ba quân có thể nuốt trôi cả con trâu. - Ở tư thế tầm vóc lớn lao, kì vĩ mang tầm vũ trụ. Hình ảnh dũng tướng oai phong, lẫm liệt, cầm ngang ngọn giáo bảo vệ non sông, đất nước. Độ dài ngọn giáo đo bằng kích thước núi sông. Con người xuất hiện với: . Tư thế hiên ngang, hào hùng, mang tầm vóc vũ trụ kì vĩ như át cả không gian bát ngát… Không gian theo chiều rộng của non sông và chiều cao lên đến tận trời. Thời gian đã mấy năm rồi… - Ba quân: ba đạo quân gồm : trung quân, tiền quân và hậu quân. Nghĩa rộng chỉ quân sĩ, quân đội nhà Trần. - Vị đại tướng chỉ huy cả đoàn quân đông đảo, khắc sâu kiến thức về hào khí Đông A và Quân đội thời Trần - Kể ngắn gọn cho HS nghe về Ba lần đánh bại quân Nguyên Mông… Câu nói nổi tiếng của Thái sư Trần Thủ Độ “Đầu tôi chưa rơi xuống đất thì bệ hạ không cần lo gì cả”. - GV tái hiện ngắn gọn trận Bạch Đằng(1288) với kế cắm cọc trên sông Bạch Đằng của Hưng Đạo Đại Vương… - GV tích hợp bài Bạch Đằng giang phú. - Kể chuyện Chàng trai làng Phù Ủng - Quan niệm tích cực của người xưa thời phong kiến: Làm trai đứng ở trong trời đất Phải có danh gì với núi sông Công danh và sự nghiệp được coi là món nợ đời phải trả của người đàn - HS đọc hai câu thơ cuối. - Giải thích cụm từ công danh nam tử, công danh trái; Đọc lại những câu thơ đã học của Nguyễn Công Trứ nói vể chí làm trai. Phạm Ngũ Lão đã có cả công và danh. Tại sao tác gỉa lại thẹn khi nghe dân gian kể chuyện Vũ Hầu? Sự hổ thẹn ấy có ý nghĩa gì? Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết và luyện tập 1.Nhận xét ý kiến: “Thuật hoài” là chân dung tinh thần của tác giả đồng thời là chân dung tinh thần của thời đại nhà Trần rạng ngời hào khí Đông A. Gv hướng dẫn HS thảo luận nhóm và cử đại hùng tráng, mạnh mẽ. Kết hợp vẻ đẹp cá nhân- tập thể tạo nên vẻ đẹp của sức mạnh và khí thế Đông A. 2. Chí làm trai- tâm tình của tác giả(2 câu cuối) - Công danh nam tử: sự nghiệp của người đàn ông. + Công: Lập công lớn trong cuộc kháng chiến. + Danh: vua phong tước. Phạm Ngũ Lão đã lập cả công và danh. - Tự thấy hổ thẹn trước tấm gương tài - đức ấy là vì chưa trả được nợ công danh cho nước, cho đời. - Đó là cái tâm chân thành, trong sáng của người anh hùng. Đó là nỗi hổ thẹn đầy khiêm ông. Trong hoàn cảnh lịch sử ấy, chí làm trai trở thành lý tưởng tích cực có tác dụng to lớn đối với con người và xã hội. - GV liên hệ mở rộng với tình hình lịch sử của đất nước( liên hệ biển đảo: Đất nước trong thời chiến và thời bình.) Dựng nước đã khó, giữ nước càng khó hơn. - Kể vắn tắt chuyện Vũ Hầu-Khổng Minh, Gia Cát Lượng bậc kì tài, hiền tài nổi tiếng tài- đức thời Tam Quốc… - Đều xuất thân từ tầng lớp bình dân. Bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc. Trách nhiệm của thế hệ trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay. điện lên trình bày. 2. Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ là gì? Lời thơ bày tỏ ý chí không chỉ của riêng tác giả mà cũng là ý chí của cả một thời đại mà không hề khô khan, vì sao? 3. Liên hệ với thế hệ trẻ hôm nay, thể hiện lòng yêu nước như thế nào? tốn và cao cả. III. Tổng kết: HS đọc Ghi nhớ trong SGK 7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập - Mô tả cách thức, tiêu chí đánh giá kết quả học tập của học sinh. Lớp Sĩ số Tỉ lệ bài làm Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém 8. Các sản phẩm của học sinh