PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CTY CP DƯỢC PHẨM DƯỢC LIỆU PHARMEDIC

39 3.8K 11
PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ  CTY CP DƯỢC PHẨM DƯỢC LIỆU PHARMEDIC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

phân tích tình hình Phamedic từ 2010 đến 2015Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Dược Liệu PHARMEDIC tiền thân là Công Ty Xuất Nhập Khẩu Trực Dụng Y Tế PHARIMEX được thành lập theo Quyết Định số 126QĐUB ngày 30061981 của Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố. Đây là một Công Ty Công Tư Hợp Doanh đầu tiên của Thành Phố Hồ Chí Minh và của cả nước có huy động vốn của quần chúng (chủ yếu là của cán bộ công nhân viên ngành Y tế) và hoạt động theo cơ chế Công Ty Cổ Phần trong đó vốn Nhà nước 50% và tư nhân 50%.Đến năm 1983, Công Ty PHARIMEX đã chuyển thể thành Xí nghiệp dược phẩm dược liệu PHARMEDIC theo quyết định số 151QĐUB ngày 24091983 của Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố. Đến năm 1997, Xí nghiệp đã được chuyển thể thành Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Dược Liệu PHARMEDIC theo quyết định số 4261QĐUB ngày 13081997.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA TÀI CHÍNH  Bài tập nhóm Phân tích và định giá công ty Cổ Phần Dược phẩm Dược liệu Pharmedic GVHD: Th.S Trần Tuấn Vinh Nhóm thực hiện: Đinh Thị Kiều Dung 030128120140 Ngô Châu Quỳnh Như 030128120765 Lê Thị Mỹ Yến 060114140102 Nguyễn Ngọc Thanh 040124100183 MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG BIỂU I. Tổng quan về công ty 1. Thông tin khái quát Tên giao dịch: Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Dược Liệu Pharmedic Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 0300483037. Đăng ký lần đầu ngày 09 tháng 12 năm 1997, số ĐKKD: 064075. Đăng ký thay đổi lần thứ 7: ngày 03 tháng 11 năm 2009, do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh cấp. Vốn điều lệ (VĐL): 93,325,730,000 đồng Vốn đầu tư của chủ sở hữu: Địa chỉ: 367 Nguyễn Trãi, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh Số điện thoại: (08) 38 375 300 – 39 200 300 Số fax: (08) 39 200 096 Website: http://www.pharmedic.com.vn/ Mã cổ phiếu : PMC 2. Lịch sử hình thành và phát triển Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Dược Liệu PHARMEDIC tiền thân là Công Ty Xuất Nhập Khẩu Trực Dụng Y Tế PHARIMEX được thành lập theo Quyết Định số 126/QĐ- UB ngày 30/06/1981 của Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố. Đây là một Công Ty Công Tư Hợp Doanh đầu tiên của Thành Phố Hồ Chí Minh và của cả nước có huy động vốn của Trang 2/ 39 quần chúng (chủ yếu là của cán bộ công nhân viên ngành Y tế) và hoạt động theo cơ chế Công Ty Cổ Phần trong đó vốn Nhà nước 50% và tư nhân 50%. Đến năm 1983, Công Ty PHARIMEX đã chuyển thể thành Xí nghiệp dược phẩm dược liệu PHARMEDIC theo quyết định số 151/QĐ-UB ngày 24/09/1983 của Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố. Đến năm 1997, Xí nghiệp đã được chuyển thể thành Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Dược Liệu PHARMEDIC theo quyết định số 4261/QĐ-UB ngày 13/08/1997. Công ty hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 064075 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp lần đầu ngày 09/12/1997. VĐL ban đầu của Công Ty là 13.068.456.012 đồng, trong đó phần vốn Nhà Nước tại Công Ty chiếm tỷ lệ 61%, còn lại là phần vốn góp của cán bộ công nhân viên và các cổ đông bên ngoài. Ngày 09/10/2009 Công ty chính thức niêm yết thực hiện giao dịch chứng khoán đầu tiên theo Quyết định số 606/QĐ-SGDHN ngày 23/9/2009 của Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Trải qua nhiều lần thay đổi, đến nay VĐL của công ty là 93.325.730.000 đồng. Nhà máy sản xuất: 1/67 Nguyễn Văn Quá, Phường Đông Hưng Thuận, Quận 12, Nhà máy sản xuất đạt các tiêu chuẩn: GMP (WHO), GLP, GSP. Nhờ đạt được những thành tích xuất sắc trong sản xuất - kinh doanh, Công Ty đã vinh dự được Nhà Nước trao tặng các danh hiệu cao quý như Huân Chương Lao Động hạng III ngày 12/05/1995, Huân Chương Lao Động hạng II ngày 15/01/2003. Ngoài ra, Công Ty liên tục đạt danh hiệu Hàng Việt Nam Chất Lượng cao do người tiêu dùng bình chọn từ năm 2003 đến 2014. 3. Ngành nghề kinh doanh Sản xuất kinh doanh dược phẩm, dược liệu, mỹ phẩm, vật tư y tế và các sản phẩm khác thuộc ngành y tế. Liên doanh, liên kết với tổ chức và cá nhân ở trong và ngoài nước. Hoạt động kinh doanh chính là sản xuất dược phẩm, dược liệu. Trong đó sản phẩm do công ty thực hiện được năm 2014 là 363,476 tỷ; năm 2013 là 357,362 tỷ đồng. Bảng 1: Địa bàn hoạt động kinh doanh Năm 2014 Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Tp. HCM 42,98% 43,82% 46,03% 46,47% Khu vực miền Tây 24,14% 25,38% 24,01% 24,19% Khu vực miền Đông 8,28% 8,15% Khu vực miền Bắc 10,55% 8,19% 7,98% Khu vực miền Trung 9,61% 9,57% 8,61% Trang 3/ 39 4. Sản phẩm của công ty 100% sản phẩm của Công Ty đều được Bộ Y Tế xét cấp số đăng ký lưu hành. Sản phẩm của Công Ty có chất lượng cao do được sản xuất trên những dây chuyền đảm bảo chất lượng nghiêm ngặt, trong nhà máy đạt tiêu chuẩn Thực Hành Sản Xuất Thuốc Tốt của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (GMP - WHO). Tất cả sản phẩm xuất xưởng đều phải qua kiểm tra chất lượng theo tiêu chuẩn Thực Hành Kiểm Nghiệm Thuốc Tốt (GLP), được bảo quản và tồn trữ theo tiêu chuẩn Thực Hành Tồn Trữ Thuốc Tốt (GSP). 4.1. Tính đặc thù của sản phẩm Là sản phẩm đặc thù đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng nên dược phẩm được chia ra nhiều phân khúc khác nhau, đa dạng sản phẩm đáp ứng cho từng nhu cầu của khách hàng. PMC cũng thực hiện chia sản phẩm của mình ra nhiều phân khúc khác nhau như: thuốc giảm sau- hạ sốt – kháng viêm; thuốc kháng sinh; thuốc ngoài da, thuốc tim mạch, thuốc trị đường tiêu hóa, vitamin – khoáng… Các sản phẩm tiêu biểu của công ty như: Gastrogen, Carbomint, Vitamin C, dầu khuynh diệp, các loại thuốc đặc trị… đáp ứng nhu cầu sử dụng hàng ngày của khách hàng. Trong đó, PMC tập trung sản xuất một số mặt hàng có tính chất truyền thống, các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên với chất lượng tốt, tao sự tin tưởng cho khách hàng. Tuy danh mục sản phẩm chưa đa dạng nhưng PMC đã xây dựng được thương hiệu và được tin tưởng sử dụng trên thị trường. Sản phẩm của công ty có chất lượng cao do được sản xuất trên những dây chuyền đảm bảo chất lượng nghiêm ngặt, trong nhà máy đạt tiêu chuẩn Thực Hành Sản Xuất Thuốc Tốt của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (GMP – WHO). Tất cả sản phẩm xuất xưởng đều phải qua kiểm tra chất lượng theo tiêu chuẩn Thực Hành Kiểm Nghiệm Thuốc Tốt (GLP), được bảo quản và tồn trữ theo tiêu chuẩn Thực Hành Tồn Trữ Thuốc Tốt (GSP). Đặc biệt là BAR rất được sự tiêu dùng của khách hàng nhờ là sản phẩm thuốc được chiết xuất hoàn toàn từ dược thảo thiên nhiên, B.A.R được nhiều người tin dùng từ nhiều năm qua. Thuốc được bào Trang 4/ 39 chế trên dây chuyền công nghệ tiên tiến thực hành tốt sản xuất thuốc theo tiêu chuẩn Tổ chức Y tế thế giới (GMP-WHO). 4.2. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường Các đối thủ cạnh tranh lớn trên thị trường của PMC hiện nay là DHG – CTCP Dược Hậu Giang, OPC – CTCP Dược phẩm OPC, TRA – CTCP Dược phẩm Traphaco,… Hiện nay, PMC đang phải đối mặt với khó khăn chung của ngành với thay đổi thông tư đấu thầu 01, cạnh tranh gay gắt ở kênh nhà thuốc. Kết quả kinh doanh Q1/2015 đi đúng theo kế hoạch của năm với doanh thu tăng nhẹ 2,23% so với cùng kỳ; đồng thời lợi nhuận giảm 3,52%. Pharmedic hiện chiếm khoảng 2% thị phần thuốc sản xuất trong nước do phần lớn danh mục là thuốc thông thường. Tuy chỉ được đánh giá hạng trung về doanh số trong toàn ngành nhưng Pharmedic được đánh giá hàng đầu về chất lượng sản phẩm. Đồng thời, Pharmedic liên tục đạt danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao ngành dược phẩm trong nhiều năm từ 2003-2014. Điều này góp phần củng cố niềm tin của khách hàng vào thương hiệu, tin dùng các sản phẩm của Pharmedic, gia tăng sức cạnh tranh của Pharmedic trên thị trường. Pharmedic có nhà máy sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn chất lượng; đã được cục quản lý dược cấp giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất thuốc. Nhờ đó, giúp gia tăng sự đảm bảo cho chất lượng sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Công ty đang cố gắng nâng cao doanh số thông qua việc tập trung đầu tư vào một số nhóm sản phẩm đặc trị với sản lượng lớn, nổi bật trong ngành. Ngành dược có tính đặc thù cao, không có sản phẩm thay thế. Do đó, khi đã sử dụng sản phẩm của công ty mà muốn thay đổi thì chi phí chuyển đổi sẽ rất lớn. Bên cạnh đó, có thể do thói quen sử dụng sản phẩm thuốc của công ty nên người tiêu dùng sẽ e ngại khi chuyển sang sử dụng sản phẩm dược của một doanh nghiệp khác. 4.3. Tiềm năng phát triển của sản phẩm công ty trong tương lai Trang 5/ 39 Thị trường tiềm năng (the potentinal market) là tập hợp những người tiêu dùng thừa nhận có đủ mức độ quan tâm đến một mặt hàng nhất định của thị trường. Sự quan tâm của người tiêu dùng chưa đủ để định rõ một thị trường. Những khách hàng tiềm năng đó còn phải có thu nhập đủ để mua món hàng đó. Giá cả càng cao, lượng người có thể có đủ thu nhập dành cho việc mua món hàng đó càng ít. Quy mô của một thị trường là hàm số của cả sự quan tâm lẫn thu nhập. Khi đời sống phát triển, con người càng quan tâm nhiều hơn tới sức khỏe của mình. Bên cạnh đó xu hướng sử dụng các sản phẩm chức năng cũng như các dược mỹ phẩm nhiều hơn, đáp ứng nhu cầu tăng cường sức khỏe con người. Đây là cơ hội cho các công ty sản xuất những sản phẩm để đáp ứng khách hàng. Pharmedic cũng đang đầu tư nhiều cho việc nghiên cứu phát triển sản phẩm mới để có thể tận dụng cơ hội này. 5. Hệ thống kinh doanh của công ty 5.1. Hoạt động Marketing 5.1.1. Quảng bá thương hiệu Thương hiệu và truyền thống sản phẩm có chất lượng của Pharmedic đã quen thuộc trên thị trường và trong các đơn vị ngành y tế từ hon 25 năm qua. Lãnh đạo và cán bộ công nhân viên Pharmedic vẫn không ngừng đầu tư cho hoạt động phát triển thương hiệu. Công ty đã lập phòng Tiếp thị Quảng cáo để chuyên trách hoạt động marketing. Công ty đã và đang triển khai các hoạt động marketing sau: - Tiếp cận khách hàng để giới thiệu sản phẩm và thu thập thông tin thị trường. - Ðưa các thông tin sâu về thuốc và điều trị đến các cơ quan và cán bộ y tế qua các buổi sinh hoạt khoa học kỹ thuật với sự tham dự của hàng ngàn lượt Y Bác sĩ mỗi năm. - Tổ chức các đội quảng cáo đi đến các địa bàn, nhất là vùng sâu vùng xa, đưa thông tin đến cơ sở và tìm hiểu nhu cầu Dược phẩm khắp các vùng miền cả nước, mỗi tháng từ 8 – 10 chuyến, bình quân 41 tỉnh – thành phố/tháng . - Tổ chức các sự kiện, tham dự 7-8 hội chợ/năm, các cuộc giao lưu, hội thảo để quảng bá thương hiệu và sản phẩm. - Ðưa thông tin lên báo, đài, nhất là các báo chuyên ngành. - Bản tin Pharmedic phát hành nội bộ đều đặn mỗi năm 4 kỳ với số luợng 2.000 – 2.550 bản mỗi kỳ. Trang 6/ 39 - Ðặt các pa-nô quảng cáo trên các trục lộ giao thông chính của các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Ðà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ - Tham gia đấu thầu cung cấp thuốc vào các đơn vị diều trị. - Soạn thảo, cập nhật và phát hành các tài liệu y – Dược học, tư liệu quảng cáo theo đúng luật pháp và quy định của ngành. - Chăm sóc khách hàng, thực hiện các chế độ hậu mãi. - Ðiều tra, phân tích xu hướng thị trường để định hướng phát triển các nhóm sản phẩm. 5.1.2. Chiến lược sản phẩm Chiến lược sản phẩm được Công ty định hướng như sau: - Ðầu tư khoa học kỹ thuật, mở rộng quan hệ quốc tế, tiếp nhận công nghệ, chọn nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm vừa đáp ứng chính xác yêu cầu điều trị trong nước, vừa phù hợp xu hướng thế giới và nhu cầu nhập khẩu của các thị trường tiềm năng. - Vừa mở rộng sản xuất thuốc thông thường (OTC) phục vụ đại chúng, vừa đầu tư chiều sâu sản xuất thuốc đặc trị chuyên khoa (tim mạch, tiểu đường, tâm thần, ) - Chăm chút từng sản phẩm để đạt mức sản luợng tối ưu (giảm giá thành và đáp ứng nhu cầu thị trường). Nhanh chóng loại bỏ các thuốc lạc hậu. - Nâng mức tăng truởng thị phần trong nước lên 0,6 – 0,8% mỗi năm. Bước đầu thực hiện tỷ lệ hàng xuất khẩu bằng 3 – 5% giá trị hàng hóa tiêu thụ trong nước. 5.1.3. Thị trường tiêu thụ Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Pharmedic chủ yếu là thị trường nội địa. Việc xuất khẩu sản phẩm Pharmedic ra bên ngoài chỉ mới dừng lại ở mức độ thăm dò, gồm thị trường Nhật Bản, Lào, Campuchia và các nước Châu Phi. Công ty dựa vào các báo cáo phân tích tình hình sử dụng thuốc, các xu hướng biến động của thị trường – bệnh tật và điều trị để xây dựng chiến lược phối hợp 4P phù hợp nhất. Ðối với thị trường trong nước, sản phẩm của Pharmedic đã được tiêu thụ tại các bệnh viện và qua mạng luới phân phối thuốc trong nước tại 48/64 tỉnh – thành phố. Ðịa bàn tiêu thụ chủ lực các sản phẩm của Công ty là thành phố Hồ Chí Minh và miền Tây. Mặc dù địa bàn này tập trung nhiều doanh nghiệp Dược lớn, tính cạnh tranh trên địa Trang 7/ 39 bàn nhưng do những thuận lợi về vị trí địa lý (thành phố Hồ Chí Minh là nơi đặt trụ sở và nhà máy của Công ty) và phương thức bán hàng hiệu quả nên thành phố Hồ Chí Minh là địa bàn đóng góp nhiều nhất vào doanh số bán của Công ty. Thị trường lớn thứ 2 là miền Tây Nam Bộ do đây là phân khúc người tiêu dùng bình dân và trung lưu mà Công ty muốn nhắm đến. Các thị trường miền Bắc và Cao Nguyên là những thị trường mới được Công ty khai thác, nơi mà Công ty chưa đặt hệ thống phân phối vì những hạn chế về vị trí địa lý nên tỷ lệ đóng góp trong doanh số còn thấp. Trong tương lai Công ty tiếp tục đẩy mạnh khai thác hai thị trường này bằng cách mở rộng thêm kênh phân phối và hệ thống phân phối đến các thị trường này. Khách hàng của Công ty bao gồm các đối tượng: các Công ty kinh doanh Dược phẩm; các bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám đa khoa, nhà thuốc bệnh viện; các nhà thuốc, hiệu thuốc lẻ, phòng khám tư; các trung tâm bán sỉ; các nhà bảo sanh tư, bệnh viện tư và nhà thuốc bệnh viện; các đơn vị hành chánh sự nghiệp (y tế cơ quan); và các đơn vị hoạt động từ thiện. Trong các đối tượng khách hàng trên, các Công ty kinh doanh Dược phẩm là các khách hàng chính của Pharmedic. Mặc dù số luợng khách hàng thuộc đối tượng này chỉ chiếm 5,1% trên tổng số 4.330 khách hàng nhưng doanh số bán cho đối tượng khách hàng này chiếm tới 63,1% doanh số bán của Công ty. 5.1.4. Chính sách bán hàng Công ty chịu trách nhiệm giao hàng đến kho của khách hàng. Công ty chỉ nhận đổi hoặc trả lại hàng trong vòng ba tháng kể từ ngày khách hàng nhận hàng. Công ty cho khách hàng chậm trả trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận hàng. Giá bán sản phẩm dược xác định căn cứ vào chính sách chiết khấu cơ bản và chiết khấu đặc biệt được Công ty xây dựng, ban hành và định kỳ xem xét lại cho phù hợp mục tiêu sản xuất kinh doanh từng giai đoạn. Theo chính sách này, giá bán được áp dụng linh hoạt cho từng nhóm đốitượng khách hàng. Mỗi nhóm khách hàng khác nhau sẽ được huởng mức chiết khấu cơ bản khác nhau. Mức chiết khấu cơ bản này cao hay thấp phụ thuộc vào doanh số mua hàng của từng khách hàng. Ngoài việc áp dụng tỷ lệ chiết khấu cơ bản, Công ty còn áp dụng tỷ lệ chiết khấu đặc biệt khi xác định giá bán trong một số trường hợp sau: - Các khách hàng tự nhận hàng tại kho của Công ty sẽ được hưởng thêm chiết khấu vận chuyển hoặc thanh toán ngay tiền hàng. Trang 8/ 39 - Các khách hàng được xem là các Ðiểm Tựa (dược Ban Giám đốc duyệt) được huởng thêm tỷ lệ chiết khấu đặc biệt. - Thuốc cho các chương trình quốc gia được Công ty hỗ trợ thêm một khoản chiết khấu 5.2. Hoạt động nghiên cứu, cải tiến và phát triển sản phẩm mới. 5.2.1. Trình độ công nghệ Nhà máy của Pharmedic được thiết kế cho các dây chuyền sản xuất thuốc viên, thuốc bột, thuốc mỡ kem, thuốc nước uống, thuốc nước dùng ngoài và thuốc nhỏ mắt. Ðây là các dây chuyền sản xuất thuốc hiện đại và khép kín, với các máy móc thiết bị trang bị mới 100%, phần lớn được nhập khẩu từ nước ngoài (80%), chủ yếu là nhập khẩu từ Châu Âu, Trung Quốc và Ðài Loan. Công ty đang sử dụng quy trình sản xuất với công nghệ hiện đại, phù hợp với các tiêu chuẩn GMP (WHO)-GLP-GSP, ISO 9001:2000. Quy trình sản xuất của Công ty bao gồm các giai đoạn sau: Hình 1: Quy trình sản xuất thuốc của công ty 5.2.2. Tình hình nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới. Công ty đã lập phòng Nghiên Cứu Phát Triển với một trong các chức năng là nghiên cứu, phát triển các dạng bào chế, công thức thuốc và thiết kế mẫu bao bì. Trang 9/ 39 Trong những năm qua, công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới của Công ty được tiến hành theo định hướng nghiên cứu, nắm bắt nhu cầu thị trường và xu hướng bệnh mắc phải. Công tác đăng ký thuốc được quan tâm và cập nhật, thực hiện đăng ký lại 15 sản phẩm, đăng ký mới 4 sản phẩm. Nâng cấp chất lượng và mẫu mã bao bì với hình thức cuốn chiếu theo lộ trình với việc đăng ký lại sản phẩm, đồng thời với việc cải tiến sản phẩm. Nghiên cứu sản phẩm mới với những dạng bào chế là thế mạnh của Pharmedic. Trong năm 2014, Công ty đã triển khai sản xuất và đưa ra thị trường 3 sản phẩm mới: • Mặt hàng thuốc kem bôi da vùng ngoài (giảm đau). • Mặt hàng thuốc viên nén uống kháng virus. • Mặt hàng thuốc viên bao phim uống giảm đau. 5.3. Phản ánh qua những thay đổi chiến lược nhằm thích nghi với những thay đổi thực tế 5.3.1. Củng cố và phát triển thị trường tiêu thụ. Với mục đích tăng doanh số, duy trì tốc độ phát triển hàng năm trong những năm tới và chiếm vị trí số 1 trong số các Công ty sản xuất kinh doanh Dược phẩm trực thuộc thành phố Hồ Chí Minh, Công ty đã có một số chiến lược cụ thể để phát triển thị trường tiêu thụ như sau: - Dự kiến hàng năm Công ty sẽ đưa ra thị trường từ 6 đến 10 mặt hàng mới. - Cải tiến mẫu mã và nâng cao chất luợng hơn nữa đối với các sản phẩm đã có vị trí cao trên thị trường. - Ðẩy mạnh công tác nghiên cứu sản xuất các mặt hàng có trong danh mục thuốc thiết yếu của Bộ Y tế và các sản phẩm phục vụ giới bình dân và trung lưu. - Nhờ có nhà máy đạt GMP – WHO, Công ty sẽ tiến tới hợp tác sản xuất gia công một vài mặt hàng đang lưu hành tại Việt Nam của một số Công ty Dược nước ngoài. - Tăng cường công tác tuyên truyền quảng cáo, tăng cường các đội giao hàng thu nợ đi xuống nông thôn và đặc biệt là phát triển, đẩy mạnh chương trình “Thuốc về nông Trang 10/ 39 [...]... càng trở nên gay gắt hơn, số lượng và chất lượng dược phẩm trên thị trường được nâng cao Từ đó, ta có thể thấy, ngành dược là một ngành rất có triển vọng trong tương lai và thích hợp để thực hiện đầu tư V Định giá công ty Chúng tôi tiến hành cập nhật định giá đối với cổ phiếu của CTCP dược phẩm dược liệu Pharmedic (PMC-HNX) cũng như cập nhật kết quả kinh doanh Q1/2015 và triển vọng kinh doanh năm 2015... của Mekophar Theo các số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, Bộ Y tế và Cục quản lý dược, 90% nguyên liệu sản xuất dược phẩm tại Việt Nam đang phải nhập khẩu chủ yếu từ các thị trường Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc… Trong đó, Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia có kim ngạch xuất khẩu nguyên liệu dược phẩm vào Việt Nam lớn nhất trong nhiều năm, lần lượt chiếm 57,27% và 17,97% tổng giá trị nhập khẩu năm 2013... nhuận cho doanh nghiệp + Chính sách quản lý về giá bán: các doanh nghiệp dược phải đăng ký giá bán với Cục Quản lý dược dựa theo chi phí sản xuất thuốc hàng năm, phải thực hiện niêm yết giá và không được bán cao hơn so với giá niêm yết Nếu có sự điều chỉnh về giá phải tường trình và chỉ được thực hiện khi có sự chấp thuận của Sở Y Tế Ngoài ra, ngành Dược phẩm còn chịu sự điều chỉnh bởi các bộ luật như... lên thị trường 3 Áp lực từ các sản phẩm thay thế Nhu cầu dược phẩm là một nhu cầu thiết yếu và mang tính đặc thù, dị biệt nên khó có sản phẩm thay thế cho mặt hàng này Những thực phẩm chức năng hay những chế phẩm từ tự nhiên chỉ là mang tính chất tạm thời Do vậy, ở ngành dược này, sản phẩm thay thế không tác động nhiều 4 Áp lực cạnh tranh trong nội bộ ngành Ngành Dược phẩm là ngành có môi trường cạnh... liệu phong phú, nên dược phẩm Ấn Độ có tính cạnh tranh về giá cả Con đường xuất khẩu dược phẩm của Việt Nam không hoàn toàn thuận lợi khi còn vấp phải những rào cản về giá, và hồ sơ xuất khẩu Trang 33/ 39 Hình11: Trị giá thuốc sản xuất trong nước và nhập khẩu Theo số liệu được cung cấp bởi Bộ Y tế (BYT), doanh thu thị trường của ngành dược phẩm năm 2013 ước đạt 2.775 triệu USD (trong đó chỉ có 1.300... khi gia nhập WTO, ngành Dược Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp dược nước ngoài với công nghệ hiện đại và chất lượng tốt Theo Cục Quản lý Dược Việt Nam, đến cuối năm 2013 đã có 39 dự án FDI vào ngành dược với tổng vốn đăng ký lên tới 303 triệu USD Trong đó có 26 dự án đã bắt đầu đi vào hoạt động với 24 dự án đầu tư vào sản xuất và 2 dự án đầu tư vào dịch vụ bảo quản thuốc... ngành dược phẩm nhu cầu thị trường nội điạ như Bộ Y tế đã đặt ra Việt Nam nhập khẩu dược phẩm chủ yếu từ Pháp, Ấn Độ và Hàn Quốc Ưu điểm của thị trường Pháp là có dòng thuốc ổn định, ít khi bị làm giả Tuy giá nhập khẩu có cao hơn thuốc nội nhưng khi so sánh với các thị trường khác, thuốc Pháp hợp lý hơn Về phần thị trường Ấn Độ, do có giá lao động rẻ, nguồn nguyên liệu phong phú, nên dược phẩm Ấn Độ... nhất vào tháng 1 cũng chỉ là 5,45% Kể từ tháng 6, tỷ lệ tăng của CPI ngày càng giảm CPI tháng 12 chỉ tăng 1,84% so với cùng kỳ năm 2013, kéo tỷ lệ lạm phát bình quân tháng chỉ còn 4,09%/năm, thấp hơn mức trung bình của năm 2013 là 2,5 điểm phần trăm Lạm phát trong năm tớiđược dự báo sẽốnđịnhdo giá lương thực và nhiên liệu toàn cầu ở mức thấp và cầu tư nhân trong nước phục hồi Xuất khẩu tăng mạnh và kiều... dùng Đối tượng khách hàng này dùng thuốc và các sản phẩm liên quan đến thuốc thông qua 2 kênh là sự kê đơn của bác sĩ và sự tư vấn, mua trực tiếp tại các nhà thuốc Sự dùng thuốc phụ thuộc hoàn toàn vào sự kê đơn của bác sĩ, Trang 30/ 39 - dược sĩ, mặt khác ngành dược là mặt hàng đặc thù, khách hàng không am hiểu nên hoàn toàn chấp nhận mua và trả mức giá đã ấn định sẵn Khách hàng là các tổ chức: các... công hàng tháng và các quy định về lương của Nhà nước Lương chính dược lãnh vào tuần đầu của tháng sau - Lương sản phẩm: huởng theo doanh số bán hàng tính theo sản phẩm; tính theo mức lương và ngày công; được lãnh 2 kỳ vào ngày 15 và 25 của tháng sau Cuối tháng 6 hàng năm, Công ty xét nâng lương cho những người đủ 36 tháng giữ bậc lương và các trường hợp đặc cách Người tiếp xúc với độc hại trong Công

Ngày đăng: 27/08/2015, 18:30

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan