Đó chính là lí do mà việc nghiên cứu lớp từ ngữ xưng hô nói chung và quá trình hành chức của chúng nói riêng luôn luôn là mối quan tâm, trước hết là của các nhà ngôn ngữ học, sau đó là c
Trang 1Khảo sát từ xưng hô tiếng Hàn thông qua một số
tác phẩm văn học và điện ảnh Hàn Quốc
Đỗ Thị Điền
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Luận văn ThS Chuyên ngành: Châu Á học; Mã số: 60 31 50
Người hướng dẫn: PGS.TS Trịnh Cẩm Lan
Năm bảo vệ: 2013
Keywords: Châu Á học; Ngôn ngữ học; Tiếng Hàn Quốc; Từ xưng hô
Content:
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Ngôn ngữ, với tư cách là một thành tố của văn hóa, vừa là một phương tiện biểu hiện của văn hóa, là sự phản ánh các giá trị văn hóa, cách tư duy, sự suy nghĩ và quan niệm nhân sinh của một dân tộc Trong mỗi ngôn ngữ, từ xưng hô là một bộ phận hợp thành quan trọng, có ý nghĩa xác định vai giao tiếp và góp phần tạo nên hiệu quả giao tiếp Thực tế, trong giao tiếp hàng ngày, cách xưng hô cho chúng ta biết về mối quan hệ thứ bậc, thái độ, tình cảm của những người đối thoại với nhau Những đặc điểm về cấu tạo và ngữ nghĩa của lớp từ này không chỉ thể hiện nhiều đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa - giao tiếp của mỗi ngôn ngữ mà còn thể hiện phần nào chiều sâu văn hóa của dân tộc là chủ nhân của ngôn ngữ ấy Lớp từ xưng hô trong mỗi ngôn ngữ, không chỉ thế, còn phản ánh một phần quan niệm ứng xử có văn hóa của mỗi dân tộc Nghiên cứu lớp
từ này sẽ giúp hiểu biết sâu sắc hơn về văn hóa, cách tư duy, tình cảm của dân tộc, quốc gia chủ thể của ngôn ngữ đó Đó chính là lí do mà việc nghiên cứu lớp từ ngữ xưng hô nói chung và quá trình hành chức của chúng nói riêng luôn luôn là mối quan tâm, trước hết là của các nhà ngôn ngữ học, sau đó là của các nhà nghiên cứu văn hoá học và của những người nghiên cứu và giảng dạy một ngôn ngữ với tư cách là một ngoại ngữ
Trang 2Một vài thập kỉ trở lại đây, cùng với sự thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hàn Quốc, việc dạy và học tiếng Hàn ở Việt Nam cũng theo đó phát triển, đòi hỏi phải có những nghiên cứu tìm hiểu để giúp người Việt học tiếng Hàn tốt hơn, tiếp cận và làm chủ ngôn ngữ này một cách nhanh chóng và có hiệu quả hơn
Từ xưng hô là một trong những lớp từ mà người nước ngoài được tiếp cận đầu tiên khi học tiếng Hàn nói riêng, ngoại ngữ nói chung Tùy thuộc vào hoàn cảnh sử dụng và mối quan hệ giữa các vai giao tiếp, việc sử dụng từ xưng hô một cách phù hợp trong giao tiếp tiếng Hàn là một yếu tố vô cùng quan trọng Hiệu quả giao tiếp phụ thuộc rất nhiều vào việc gọi đối phương như thế nào Yếu tố đầu tiên phải biết khi giao tiếp với người khác là phải biết cách gọi và xưng như thế nào cho phù hợp Chính vì điều đó mà có thể nói từ xưng hô là một trong những yếu tố giao tiếp quan trọng và cần thiết đầu tiên với mỗi người học tiếng nước ngoài nói chung và người Việt học tiếng Hàn nói riêng
Tuy vậy, có thể thấy trong các nghiên cứu so sánh tiếng Hàn với tiếng Việt, vấn đề này vẫn chưa được chú ý đúng mức Ở Hàn Quốc, giới ngôn ngữ học đã có khá nhiều nghiên cứu về
từ xưng hô trong tiếng Hàn và so sánh từ xưng hô tiếng Hàn với xưng hô của các ngôn ngữ khác, tuy nhiên, việc nghiên cứu so sánh từ xưng hô tiếng Hàn với tiếng Việt thì chưa được giới Hàn ngữ học chú ý, và tại Việt Nam việc nghiên cứu này hầu như vẫn còn là một khoảng trống
Từ xưng hô tiếng Hàn là lớp từ khá phức tạp, nó được đánh giá là phức tạp hơn từ xưng hô của một số ngoại ngữ hiện đang phổ biến ở Việt Nam như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung
và thậm chí, một số người đánh giá là phức tạp hơn từ xưng hô trong tiếng Việt Do đó, người Việt Nam khi học và sử dụng tiếng Hàn gặp không ít khó khăn do sự phức tạp của nó gây ra Việc dạy và học ngoại ngữ, đặc biệt là ở trình độ nâng cao cho thấy hiểu biết về nền văn hóa của ngoại ngữ mà mình đang học lại càng cần thiết Đó là cách tốt nhất giúp người học tiếp cận được với cách tư duy, cách ứng xử của người bản ngữ Hiểu được những nét nghĩa sâu xa, tinh tế
và sử dụng được một cách thành thục lớp từ xưng hô là một trong những bằng chứng về sự thuần thục ngôn ngữ và sự hiểu biết về nền văn hóa mà mình đang học
Vì những ý nghĩa trên, với mục đích tìm hiểu từ xưng hô trong tiếng Hàn phục vụ cho việc
nghiên cứu và học tập, tôi đã chọn đề tài: “Khảo sát từ xưng hô tiếng Hàn thông qua một số
tác phẩm văn học và điện ảnh Hàn Quốc” Trên cơ sở phân tích các tình huống sử dụng từ
Trang 3xưng hô trong các tác phẩm phim ảnh và văn học Hàn Quốc, luận văn cố gắng giúp người học tiếng Hàn có thể hiểu và sử dụng từ xưng hô tiếng Hàn một cách có hiệu quả trong các bối cảnh giao tiếp khác nhau
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT
1 Nguyễn Văn Chiến (1993), “Từ xưng hô trong tiếng Việt”, Việt Nam những vấn đề ngôn ngữ và văn hóa, Đại học Ngoại Ngữ Hà Nội
2 Mai Ngọc Chừ (2001) Các ngôn ngữ phương Đông, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội
3 Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (2003), Hoàng Trọng Phiến (2003),
Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb Giáo dục
4 Nguyễn Trọng Khánh (2008), Sổ tay từ ngữ Hán Việt (dùng trong nhà trường), Nxb Giáo dục
5 Đức Nguyễn (2000), Về cách xưng hô của học sinh đối với thầy giáo Tạp chí ngôn ngữ (3): 74 – 74
6 Trần Ngọc Thêm (1997), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb TP Hồ Chí Minh
7 Hoàng Anh Thi (2001), So sánh nghi thức giao tiếp tiếng Nhật và tiếng Việt (qua từ ngữ xưng hô), luận án tiến sĩ ngữ văn
8 Lê Quang Thiêm (2005), Khái niệm văn hóa văn minh và văn hóa truyền thống Hàn, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội
9 Lê Đức Trọng (1993), Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, Nxb thành phố Hồ Chí Minh
10 Phạm Ngọc Tưởng (1999), Các cách xưng hô trong tiếng Nùng, Luận án tiến sĩ ngữ văn,
ĐH SP-ĐHQGHN
11 Trần Thúc Việt (2006), Văn học Korea (Triều Tiên – Hàn Quốc), Nxb Đại học Quốc Gia
Hà Nội
12 Nguyễn Ngọc Ý (1999), Đại từ điển tiếng Việt, nxb đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh
13 Bùi Thị MinhYến (1990), Xưng hô giữa vợ và chồng trong gia đình người Việt, tạp chí ngôn ngữ số 3 năm 1990
14 Bùi Thị MinhYến (2001), Từ xưng hô trong gia đình đến xưng hô ngoài xã hội của người
Trang 4Việt, luận án tiến sĩ ngữ văn
15 Hội ngôn ngữ học Việt Nam(1993), Những vấn đề ngôn ngữ và văn hóa Hàn
16 Tạp chí online trường Hàn Ngữ Việt – Hàn Kanata, mục Hàn Quốc đất nước con người
TIẾNG HÀN
17 고륙양 – 박의정, 한 중 호칭어의 대조 연구 (2007), (Gyo Ryuk Yang – Park Eui Jeong, Nghiên cứu so sánh từ xưng hô Hàn Trung)
18 김영배 – 신현숙, 현대한국어문법, 한신문화사 (`1994) (Kim Yeong Bae – Shin Hyeon Suk, Ngữ pháp quốc ngữ hiện đại)
19 남기심 – 고영근, 표준국어문법론, 탑출판사, 서울(1995) (Nam Gy Sim – Ko Yeong Geun, ngữ pháp quốc ngữ tiêu chuẩn)
20 방송통신심의위원회, 지상파 3사 일일드라마에 나타난 호칭어.지칭어 관련 언어사용 사례 분석, (Viện nghiên cứu truyền thông thông tin, Phân tích thực trạng sử dụng từ xưng hô, từ chỉ danh (Danh từ định danh) trong ngôn ngữ xuất hiện trên một số tác phẩm điện ảnh)
21 백남일 – 우리말 풀이사전 (2008), (Beak Nam Il, Từ điển giải thích từ tiếng Hàn)
22 왕한석, 김희숙, 박정운, 김성철, 체서영, 김혜숙, 이정복 – 한국사회와 호칭(2005), (Hwang Han Seok, Kim Hee Suk, Park Jeong Hun, Kim Seong Cheol, Cheol So Yeong, Kim Hye Suk, Lee Jeong Buk – Từ xưng hô và xã hội Hàn Quốc
23 이무영 – 예절바른 우리말 호칭 (2004), (Lee Mo Yeong, Chuẩn mực xưng hô của người Hàn Quốc)
24 이억섭 – 이상억, 현국의 언어, 신구문화사, 서울(1997), (Lee Ik Seop – Lee Sang Eok, ngôn ngữ của Hàn Quốc, lịch sử văn hóa mới)
25 이희성, 국어대사전(1996) (Lee Hee Seong, Đại từ điển Quốc ngữ tiếng Hàn)
DANH SÁCH LUẬN VĂN THAM KHẢO
26 Dinh Lan Huong, 호칭어에 반영된 한국과 베트남의 문화 비교 연구, 석사학위논문,
Trang 5국외국어대학교 국제지역대학원 (Đinh Lan Hương, nghiên cứu so sánh văn hóa Việt Nam và Hàn Quốc thông qua từ xưng hô, Luận văn thạc sĩ, học viện quốc tế trường đại học Quốc ngữ Hàn Quốc)
27 Lu Thanh Thuy, 한국어와 베트남어의 인칭대명사 대비 연구,석사학위논문, 건국대학교 대학원 국어국문학과 (Lữ Thanh Thủy, nghiên cứu so sánh đại từ nhân xưng trong tiếng Hàn và tiếng Việt, Luận văn thạc sĩ, khoa văn hóa ngôn ngữ viện đại học, trường Đại Học Gyeon Gook)
28 Nguyen Thi Minh Trang, 베트남학습자를 위한 한국어 호칭어 교육 연구, 석사학위논문, 배재대학교 대학원 (Nguyễn Minh Trang, nghiên cứu từ xưng hô tiếng Hàn dành cho người Việt, luận văn thạc sĩ, học viện trường đại học Bae Jae)
29 강병주, 한.일 친족 호칭어 대조현구, 학술논문, 한일언어문화연구소, 2010 (Kang Byung Ju, Nghiên cứu so sánh từ xưng hô thân tộc Hàn Nhật, luận văn khoa văn học và nghệ thuận, viện nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa Hàn Nhật, năm 2010)
30 기봉, 한국어와 중국어의 호칭어 비교 연구, 문학석사학위논문, 강원대학교대학원 (Ky Bung, nghiên cứu so sánh từ xưng hô Hàn Trung, luận văn thạc sĩ văn hóa, viện đại học trường Đại Học Kang Won)
국어국문학과, 2009(Ji Ryeo Na, Nghiên cứu so sánh từ xưng hô ngoài xã hội hiện địa Hàn Trung, Luận văn thạc sĩ, trường đại học Sung Sil, năm 2009)