Nghiên cứu ứng dụng các phương pháp học máy tiên tiến trong công tác dự báo vận hành hồ hòa bình

5 468 0
Nghiên cứu ứng dụng các phương pháp học máy tiên tiến trong công tác dự báo vận hành hồ hòa bình

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nghiên cứu ứng dụng các phương pháp học máy tiên tiến trong công tác dự báo vận hành hồ Hòa Bình Phạm Thị Hoàng Nhung Trường Đại học Công nghệ Luận văn ThS chuyên ngành: Hệ thống Thông tin; Mã số: 60 48 05 Người hướng dẫn: PGS TS Hà Quang Thụy Năm bảo vệ: 2007 Abstract: Trình bày lý thuyết về mạng nơ-ron thần kinh nhân tạo và quá trình huấn luyện mạng, thuật toán của mạng; Trình bày lý thuyết của giải thuật di truyền và khả năng ứng dụng của giải thuật này kết hợp với thuật toán lan truyền ngược sai số; Giới thiệu sơ lược về bộ dữ liệu sử dụng, các phương pháp đánh giá kết quả dự báo và thử nghiệm các phương pháp để dự báo lưu lượng nước đến hồ Hòa Bình trước 10 ngày, từ đó đánh giá khả năng ứng dụng các phương pháp học máy để dự báo chuỗi thời gian Keywords: Công nghệ thông tin, Dự báo thủy văn, Hồ Hòa Bình, Mạng nơron nhân tạo Content M M Ở Ở Đ Đ Ầ Ầ U U Dự báo thuỷ văn là công việc dự báo trước một cách có khoa học về trạng thái biến đổi các yếu tố thuỷ văn trong tương lai. Đây là một ngành khoa học có nhiệm vụ báo trước sự xuất hiện các yếu tố thủy văn trên cơ sở nghiên cứu các quy luật của chúng. Hiện nay có rất nhiều bài toán dự báo thuỷ văn được đặt ra như dự báo dòng chảy, dự báo mực nước, dự báo lưu lượng nước trên sông, dự báo lũ, và dự báo các hiện tượng khác trên sông ngòi và hồ [3]. Tùy vào quan điểm phân chia mà tồn tại một số phân loại dự báo thủy văn. Chẳng hạn, theo yêu cầu phục vụ thì có các loại dự báo như dự báo cho nông nghiệp, dự báo cho giao thông, dự báo cho chống lũ lụt; còn theo đối tượng dự báo thì có các loại dự báo mực nước, dự báo lưu lượng, dự báo bùn cát… Tuy nhiên, phân loại dự báo theo thời gian là một phân loại điển hình với các loại dự báo là ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và siêu dài hạn. Dự báo ngắn hạn với khoảng thời gian dự báo từ một đến ba ngày. Dự báo trung hạn với khoảng thời gian dự báo dài hơn dự báo ngắn hạn nhưng tối đa không quá mười ngày. Dự báo dài hạn có khoảng thời gian dự báo từ hơn mười ngày đến một năm. Khi thời gian dự báo lớn hơn một năm đó là dự báo siêu dài hạn. Thuỷ văn là một quá trình tự nhiên phức tạp, chịu tác động của rất nhiều yếu tố. Tính biến động của các yếu tố này phụ thuộc vào cả không gian và thời gian nên gây khó khăn rất lớn cho quá trình dự báo, tìm ra được mối liên quan giữa các yếu tố. Thêm vào đó, do thiếu các trạm quan trắc cần thiết và thiếu sự kết hợp giữa các ngành liên quan cho nên dữ liệu quan trắc thực tế thường là không đầy đủ, không mang tính chất đại diện. Yêu cầu chung mà tất cả các bài toán dự bảo thủy văn cần phải giải quyết là làm cách nào để có thể phân tích và sử dụng chuỗi dữ liệu có trong quá khứ để dự đoán được giá trị tương lai. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp dự báo đã được đưa ra dựa trên mô hình vật lý và mô hình toán học. Trong nhiều trường hợp, kết quả nghiên cứu dự báo thủy văn theo các mô hình nói trên đã đạt được một số thành công đáng ghi nhận [1]. Tuy nhiên, vấn đề tìm kiếm phương pháp đủ tốt, đáp ứng các yêu cầu thực tế giải quyết bài toán dự báo thuỷ văn vẫn là nội dung nghiên cứu thời sự hiện nay. Ở trong nước, tại Viện Khí tượng Thủy văn có hàng chục công trình nghiên cứu liên quan tới dự báo thủy văn, đặc biệt có tới bốn đề tài cấp Nhà nước [3]. Trên thế giới, việc áp dụng các phương pháp của khai phá dữ liệu (đặc biệt là các phương pháp học máy sử dụng mạng nơ-ron nhân tạo và kết hợp với giải thuật di truyền) vào dự báo thủy văn đã trở thành nội dung nghiên cứu dự báo thủy văn thời sự trong thời gian gần đây [5-7,12-14, 19]. Khai phá dữ liệu là một trong những lĩnh vực nghiên cứu của khoa học máy tính hiện nay đang được phát triển rất mạnh mẽ. Nó kết hợp giữa học máy, công nghệ cơ sở dữ liệu và một số chuyên ngành khác để tìm ra những tri thức, bao gồm cả các thông tin dự báo, từ những cơ sở dữ liệu lớn. Luận văn này tập trung khảo sát một số phương pháp học máy tiên tiến, thực hiện việc kết hợp giữa phương pháp học máy sử dụng mạng nơ-ron nhân tạo [5-7,9-20] với giải thuật di truyền [4,8,21] và ứng dụng vào bài toán dự báo lưu lượng nước đến hồ Hòa Bình. Luận văn tập trung khảo sát một số công trình nghiên cứu liên quan trên thế giới [5-7, 12-14, 19]. Demetris F. Lekkas [12] cung cấp một khung nhìn phương pháp luận về các phương pháp dự báo dòng chảy. Ibrahim Can cùng các đồng tác giả [5] và Cristiane Medina Finzi Quintao cùng các đồng tác giả [19] công bố một số kết quả nghiên cứu cập nhật về dự báo dòng chảy của một số dòng sông tại Thổ Nhĩ Kỳ và Brazin. Đặc biệt, các công trình này đã cung cấp cách thức đánh giá kết quả thực nghiệm các phương pháp dự báo thủy văn được đề cập. Các công trình nghiên cứu khác về mạng nơ-ron nhân tạo, giải thuật di truyền và kết hợp chúng được luận văn sử dụng để làm nền tảng khoa học cho các nghiên cứu phát triển. Luận văn đã hoàn thành phần mềm thử nghiệm và tiến hành thực nghiệm trên bộ dữ liệu được thu thập tin cậy thông qua hệ thống đo đạc thủy văn dọc sông Đà, nguồn nước chính chảy vào hồ Hòa Bình. Đóng góp khoa học của luận văn là một báo cáo khoa học đã được trình bày tại Hội thảo khoa học quốc gia Một số vấn đề chọn lọc về Công nghệ thông tin và Truyền thông lần thứ X được tổ chức tại Đại Lải vào tháng 9/2007 với kết quả thực hiện cho dự báo nước trước 10 ngày có chỉ số R 2 khá cao, lên tới 0.8737 [2]. Cải tiến do luận văn đề xuất kết hợp đột biến BIASED với đột biến UNBIASED trong đó đột biến BIASED sẽ đóng vai trò chủ đạo nhằm vượt ra khỏi cực trị địa phương (D. Montana and L. Davis [16]) là có ý nghĩa. Các kết quả thực nghiệm cải tiến trên cho thấy mọi tiêu chí đánh giá đều tốt lên, chỉ số R 2 nâng lên 0.8742 (so với 0.8737 [2]), sai số quân phương là 72.28 m 3 /s (so với 76.10 m 3 /s [2]). Nội dung chính của luận văn được tổ chức thành 3 chương có nội dung được mô tả như dưới đây. Chương I. Mạng nơ-ron nhân tạo truyền thẳng nhiều lớp. Chương này trình bày những lý thuyết cơ bản về mạng nơ-ron nhân tạo, tập trung nghiên cứu mạng truyền thẳng nhiều lớp. Chương này cung cấp một cách nhìn tổng quát nhất, và những vấn đề về quá trình huấn luyện mạng và thuật toán học của mạng trong đó tập trung chủ yếu vào thuật toán lan truyền ngược sai số. Chương II. Kết hợp giải thuật di truyền với giải thuật lan truyền ngược sai số để tối ưu hoá trọng số mạng nơ-ron nhân tạo. Chương này trình bày về lý thuyết của giải thuật di truyền và khả năng ứng dụng của giải thuật này kết hợp với thuật toán lan truyền ngược sai số nhằm đạt tới một kết quả tốt hơn đối với bài toán tối ưu trọng số mạng nơ-ron nhân tạo. Chương III. Ứng dụng mạng nơ ron nhân tạo vào việc dự báo lưu lượng nước đến hồ Hoà Bình. Chương này giới thiệu sơ lược về bộ dữ liệu sử dụng, các phương pháp đánh giá kết quả dự báo và tập trung vào thử nghiệm các phương pháp để dự báo lưu lượng nước đến hồ Hoà Bình trước mười ngày, từ đó đánh giá được khả năng ứng dụng các phương pháp học máy đã trình bày trong dự báo chuỗi thời gian, cụ thể là dự báo lưu lượng. Phần kết luận tổng kết những kết quả đã đạt được của luận văn và hướng phát triển nghiên cứu tiếp theo. Phần phụ lục giới thiệu về phần mềm dự báo và hướng dẫn cách thức cơ bản sử dụng phần mềm. References [1]. Lê Văn Nghinh, Bùi Công Quang, Hoàng Thanh Tùng (2006), Mô hình toán thuỷ văn, Nhà xuất bản xây dựng. [2]. Phạm Thị Hoàng Nhung, Hà Quang Thụy (2007), Nghiên cứu, sử dụng mạng nơ- ron nhân tạo trong dự báo lưu lượng nước đến hồ Hoà Bình trước 10 ngày, Hội thảo Quốc gia Một số vấn đề chọn lọc về Công nghệ thông tin và Truyền thông, lần thứ X, Đại Lải, Vĩnh Phúc, 9/2007. [3]. Viện Khí tượng Thủy văn. Danh sách các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học công nghệ. http://www.imh.ac.vn/c_tt_chuyen_nganh/ce_detai_duan/. [4]. Thomas Back (1996), Evolutionary Algorithm in Theory and Practice, Oxford University Press. [5]. Ibrahim Can, Cahit Yerdelen, Ercan Kahya1 (2007), Stochastic modeling of Karasu River (Turkey) using the methods of Artificial Neural Networks, Proceeding of the AGU Hydrology Days 2007, March 19 - March 21, 2007, Colorado State University, Fort Collins, Colorado, USA, 138-144. [6]. Paulin Coulibaly, Francois Anctil, and Bernard Bobee (2001), Multivariate Reservoir Inflow Forecasting Using Temporal Neural Networks, Journal of Hydrologic Engineering, 6(5), 367-376. [7]. Oscar R. Dolling, Eduardo A. Varas (2002), Artificial neural networks for stream flow prediction, Journal of Hydraaulic research, 40(5), 547-554. [8]. D.E. Goldberg (1989), Genetic Algorithm in Search, Optimization and Machine Learning, Addison Wesley, Reading, MA. [9]. J. Hertz, A. Krogh, and R.G. Palmer. (1991), Introduction to the Theory of Neural Computation, New York: Addison-Wesley. [10]. Ismail Kilinş, Kerem Ciğizouğlu (2005), Reservoir Management Using Artificial Neural Networks, 14th. Reg. Directorate of DSI (State Hydraulic Works), Istanbul, Turkey. [11]. Steve Lawrence and C. Lee Giles (2000), Overfitting and Neural Networks: Conjugate Gradient and Backpropagation, International Joint onference on Neural Networks, Como, Italy, July 24–27, 114–119, 2000. [12]. D.R. Legates, G.J. McCabe Jr. (1998), Evaluating the Use of "Goodness-of-Fit" Measures in Hydrologic and Hydroclimatic Model Validation; Water Resour. Res. 1998WR900018, 35(1): 233. [13]. Demetris F. Lekkas (2002), Development and Comparison of Data-Based Flow Forecasting Methods, PhD Thesis, Department of Civil and Environmental Engineering, Imperial College of Science, Technology and Medicine, London. [14]. Lekkas D.F., Onof C (2005), Improved flow forecasting using artificial neural networks, 9th International Conference on Environmental and Technology, Rhodes Island, Greece, 1-3 September 2005, 877-884. [15]. Chin-Teng Lin, C.S. George Lee (1996), Neural fuzzy systems: a neuro-fuzzy synergism to intelligent systems, Prentice-Hall Inc. [16]. D. Montana and L. Davis (1989), Training feedforward neural networks using genetic algorithms, In Proceedings of the Eleventh International Joint Conference on Artificial Intelligence, 762-767, Morgan Kaufmann, San Mateo, CA. [17]. Nelson, M.C. and Illingworth, W.T. (1991), A Practical Guide to Neural Nets, Reading, MA: Addison-Wesley. [18]. L.Wessels, E.Barnard (1992), Avoiding False Local Minima by Proper Initialization of Connections, IEEE Trans. on Neural Networks. [19]. Cristiane Medina Finzi Quintao, Walmir Matos Caminhas, Selenio Rocha Silva, Bruno Rabelo Versiani (2004), Neo Fuzzy Neuron and its applications to Prediction flood and wind in Brazil, Workshop on Modelling and Control for Participatory Planning and Managing Water Systems, September 29-October 1, 2004 (Poster), Venice, Italia. [20]. D.E. Rumelhart; G.E. Hinton and R.J. Williams (1986), Learning internal representations by error propagation, Rumelhart, D.E. et al. (eds.): Parallel distributed processing: Explorations in the microstructure of cognition (Cambridge MA.: MIT Press), 318-362. [21]. D. Whitley, T. Starkweather et C. Bogart (1990), Genetic algorithms and neural networks: optimizing connections and connectivity, in: Parallel Computing 14, 347- 361, North-Holland. . Nghiên cứu ứng dụng các phương pháp học máy tiên tiến trong công tác dự báo vận hành hồ Hòa Bình Phạm Thị Hoàng Nhung Trường Đại học Công nghệ Luận văn ThS chuyên. dự báo lưu lượng nước đến hồ Hòa Bình trước 10 ngày, từ đó đánh giá khả năng ứng dụng các phương pháp học máy để dự báo chuỗi thời gian Keywords: Công nghệ thông tin, Dự báo thủy văn, Hồ Hòa. vụ thì có các loại dự báo như dự báo cho nông nghiệp, dự báo cho giao thông, dự báo cho chống lũ lụt; còn theo đối tượng dự báo thì có các loại dự báo mực nước, dự báo lưu lượng, dự báo bùn cát…

Ngày đăng: 25/08/2015, 12:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan