Nghiên cứu công nghệ phát thanh số và khả năng ứng dụng tại việt nam

4 362 0
Nghiên cứu công nghệ phát thanh số và khả năng ứng dụng tại việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nghiên cứu công nghệ phát thanh số và khả năng ứng dụng tại Việt Nam Nguyễn Công Minh Trường Đại học Công nghệ. Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn ThS. Kỹ thuật điện tử - Viễn thông : 60 52 02 03 Người hướng dẫn : TS. Nguyễn Quốc Tuấn Năm bảo vệ: 2013 66 tr . Abstract. Công nghệ phát thanh tại Việt Nam chủ yếu dựa trên công nghệ analog, công nghệ này đã trở nên lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng. Vì vậy học viên cứu phát thanh số và khả năng ứng dụng tại Việt Nam. Qua nghiên cứu các chuẩn phát thanh số và thực tế thử nghiệm triển khai tại các nước trên thế giới và Việt Nam có thể thấy nhu cầu phát thanh số ngày càng tăng, chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn đông dân cư, chuẩn phát thanh kỹ thuật số (DAB) là công nghệ đại diện cho phát thanh số mặt đất đang được triển khai rộng rãi trên thế giới. Nghiên cứu công nghệ DAB và các vấn đề kỹ thuật của hệ thống DAB cho thấy những ưu điểm và nhược điểm của hệ thống DAB. Nhược điểm của hệ thống DAB là dễ bị ảnh hưởng do bị trôi tần tại máy thu DAB. Để khắc phục những nhược điểm này cần đưa ra các giải pháp và tiến hành mô phỏng. Các kết quả mô phỏng cho thấy các giải pháp cho hệ thống DAB đã hoàn thiện, DAB đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật của một chuẩn phát thanh số và có khả năng ứng dụng tại Việt Nam Keywords. Kỹ thuật điện tử; Công nghệ điện tử viễn thông; Phát thanh số Content. Phát thanh Việt Nam là phương tiện truyền thông đại chúng quan trọng trong xã hội, khẳng định vai trò to lớn trong việc tuyên truyền đường lối, phổ biến các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, quảng bá các thông tin về kinh tế, chính trị, khoa học giáo dục văn hóa xã hội và thông tin dịch vụ cho mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội. Cùng với sự phát triển của công nghệ điện tử - viễn thông và tin học, ngành phát thanh đã không ngừng hiện đại hóa về các trang thiết bị và ứng dụng các công nghệ mới nhằm đáp ứng nhu cầu nghe ngày càng đa dạng, chất lượng cao, góp phần đưa ngành phát thanh trở thành một ngành công nghiệp giải trí đem lại lợi nhuận lớn, đóng góp tích cực vào mức tăng trưởng kinh tế chung của đất nước, góp phần làm giảm khoảng cách về công nghệ so với các nước phát triển. Từ thập kỷ 80 trở về trước, phát thanh chủ yếu dựa trên công nghệ phát thanh analog AM và FM, các công nghệ này có một số nhược điểm sau : - Chi phí lớn để mở rộng vùng phủ sóng, mở thêm chương trình cần đầu tư thêm mạng phủ sóng, truyền dẫn tín hiệu, kinh phí đầu tư rất lớn. - Chi phí khai thác mạng phát sóng rất cao, chủ yếu do điện năng tiêu thụ lớn. - Chất lượng thu bị hạn chế do hiện tượng pha đinh, nhiễu đa đường. - Khả năng thu lưu động kém, không có các dịch vụ giá trị gia tăng kèm theo - Chịu sự cạnh tranh khốc liệt của các phương tiện thông tin khác như truyền hình, Internet. - Tại nhiều quốc gia, phổ tần số đã bị sử dụng tới mức bão hòa, không thể tăng số lượng các kênh phát thanh lên trong khi nhu cầu mở thêm các kênh mới vẫn không dừng lại. Để khắc phục những nhược điểm đó, các nước, các tổ chức phát thanh thế giới đã cùng nghiên cứu và phát triển hệ thống phát thanh số.Công nghệ phát thanh số là một công nghệ hội tụ giữa phát thanh và công nghệ số hóa giúp nâng cao chất lượng chương trình phát thanh, giảm chi phí khai thác, tăng nguồn thu với các dịch vụ gia tăng, nâng cao hiệu quả sử dụng phổ tần số. Công nghệ này mở ra nhiều cơ hội lợi nhuận mới cho các nhà khai thác, các nhà cung cấp nội dung và cả những nhà kinh doanh thương mại điện tử. Qua kết quả quá trình thử nghiệm, triển khai phát thanh số tại một số nước trên thế giới cho thấy phát thanh số với chất lượng được nâng cao, khả năng thu lưu động cũng như việc sử dụng nhiều kênh trên cùng tần số là giải pháp và là tương lai hướng tới của ngành phát thanh, và là xu thế tất yếu của thế giới. Việt Nam đi cùng với sự phát triển khoa học, công nghệ của thế giới nên không thể là một ngoại lệ. Hiện nay có rất nhiều công nghệ phát thanh số, vấn đề đặt ra là công nghệ nào sẽ là công nghệ phù hợp với điều kiện Việt Nam và đem lại hiệu quả cao về kinh tế, chất lượng dịch vụ tốt Để việc triển khai phát thanh số đúng thời gian cần thiết, đạt hiệu quả cao thì việc tập trung nghiên cứu các tiêu chuẩn, công nghệ phát thanh số để từ đó có cái nhìn chính xác cho việc triển khai tại Việt Nam là điều hết sức cần thiết. Trong quá trình học tập tại Đại học công Nghệ, tác giả đã nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu công nghệ phát thanh số và khả năng ứng dụng tại Việt Nam”.Đề tài tập trung vào nghiên cứu công nghệ phát thanh số để đưa ra các đề xuất các giải pháp kỹ thuật, công nghệ cho phát triển phát thanh số tại Việt Nam. Nội dung đề tài bao gồm:  Chương I: Tổng quan về công nghệ phát thanh số  Chương II: Tổng quan về truyền trong hệ thống phát thanh số DAB  Chương III: Đánh giá ảnh hưởng của độ trôi tần số trong máy thu DAB. Do thời gian có hạn, với khả năng của mình, tác giả đã cố gắng nghiên cứu, thu thập tài liệu liên quan để hoàn thành đề tài với kết quả cao nhất nhưng chắc chắn không tránh khỏi những sai sót. Tác giả mong nhận được các ý kiến đóng góp của các Thầy, cô để cho nội dung đề tài được hoàn chỉnh hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Nghiên cứu và ứng dụng phát thanh số ở Việt Nam, Đề tài cấp nhà nước thuộc chương trình KC 01 mã số KC.01.17. [2]. Đài tiếng nói Việt Nam http://vov.vn/ [3]. http://www.worlddab.org [4]. Global Broadcasting Update DAB/DAB+/DMB, September 2012 [5]. Kết quả tổng kết điều tra hiện trạng phổ cập dịch vụ điện thoại, Internet và nghe nhìn toàn quốc năm 2010. [6]. The Communications Market: Digital Radio Report, Ofcom July 2013. [7]. Commericial radio Australia, Digital Radio Report 2012 [8] A. Y. Erdogan, “Analysis of the Effects of Frequency Offset in OFDM Systems,” Master’s Thesis, Naval Postgraduate School, Monterey, California, 2004. [9] K. C. Tan, “Development, Simulation and Evaluation of the IEEE 802.11a Physical Layer in a Multipath Environment,” Master’s Thesis, Naval Postgraduate School, Mon- terey, California, 2001. [10] Serdar Umit Tezeren, “Reed-Muller codes in error correction in wireless adhoc net- works,” Master’s thesis, Naval Postgraduate School, Monterey, California, 2004. [11] Ersoy Oz, “A Comparision of Timing Methods In Orthogonal Frequency Divi- sion Multiplexing (OFDM) Systems,” Master’s thesis, Naval Postgraduate School, Mon- terey, California, 2004. [12] P.H. Moose, “A technique for orthogonal frequency division multiplexing frequency- offset correction,” IEEE Trans. on Commun., vol. 42, no. 10, pp. 2908- 2914, Oct. 1994. [13] Yun Chiu and Dejan Markovic and Haiyun Tang, Ning Zhang, “A Report on OFDM Receiver Design,” University of Berkeley, California, 2000; http://bwrc.eecs.berkeley.edu/People/Grad_Students/dejan/ee225c/ofdm.pdf, last ac- cessed December 2004. [14] Richard Van Nee and Ramjee Prasad, OFDM for Wireless Multimedia Communica- tions, The Artech House Universal Personal Communications, Norwood, MA, 2000. . Nghiên cứu công nghệ phát thanh số và khả năng ứng dụng tại Việt Nam .Đề tài tập trung vào nghiên cứu công nghệ phát thanh số để đưa ra các đề xuất các giải pháp kỹ thuật, công nghệ cho phát. nước, các tổ chức phát thanh thế giới đã cùng nghiên cứu và phát triển hệ thống phát thanh số .Công nghệ phát thanh số là một công nghệ hội tụ giữa phát thanh và công nghệ số hóa giúp nâng cao. đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật của một chuẩn phát thanh số và có khả năng ứng dụng tại Việt Nam Keywords. Kỹ thuật điện tử; Công nghệ điện tử viễn thông; Phát thanh số Content. Phát thanh

Ngày đăng: 25/08/2015, 10:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan