1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích tài chính công ty cổ phần xi măng bỉm sơn

3 506 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 264,06 KB

Nội dung

Phân tích tài chính công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn Phạm Thị Thu Hiền Trường Đại học Kinh tế Luận văn Thạc sĩ ngành: Tài chính ngân hàng; Mã số: 60 34 02 01 Người hướng dẫn: PGS.TS. Trần Thị Thái Hà Năm bảo vệ: 2014 Abstract. Đánh giá thực trạng tài chính của Công ty Cổ phần xi măng Bỉm Sơn trong những năm gần đây, qua đó giúp Ban Giám đốc Công ty quan tâm và hoàn thiện hơn công tác phân tích tài chính của Công ty trong thời gian tới, để kết quả phân tích tài chính phản ánh đúng, cung cấp thông tin chính xác trong quá trình điều hành hoạt động Công ty. Và đề xuất biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn. Keywords. Tài chính; Phân tích tài chính; Quản lý tài chính; Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn Content 1. Tính cấp thiết của đề tài. Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân đồng thời hội nhập kinh tế quốc tế sâu, rộng. Đây chính là cơ hội và thách thức lớn đối với các DN Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao hiệu quả kinh doanh, năng lực tài chính của mình. Đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng tài chính thế giới trong những năm gần đây có sự tác động đến nền kinh tế Việt Nam thì các DN Việt Nam nói chung và Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn nói riêng đang phải tìm mọi cách giữ vững thương hiệu, vượt qua giai đoạn khủng hoảng. Là một Công ty có cổ phiếu được niêm yết trên sàn chứng khoán, là khách hàng vay vốn của các Ngân hàng nên các thông tin phản ánh năng lực tài chính, tình hình hiệu quả hoạt động của Công ty luôn dành được sự quan tâm của rất nhiều đối tượng: Cổ đông, nhà đầu tư, ngân hàng Chính vì vậy, nâng cao năng lực tài chính và hiệu quả kinh doanh đã trở thành một mục tiêu quan trọng xuyên suốt trong mọi hoạt động của Công ty. Phân tích tình hình tài chính là một công cụ quan trọng và hữu ích trong quản lý tài chính của Công ty. Qua quá trình phân tích tình hình tài chính, Ban Lãnh đạo Công ty sẽ đánh giá khái quát tình hình tài chính trong kỳ, sẽ biết được các thông tin kịp thời, đầy đủ, chính xác trên các mặt hoạt động SXKD của Công ty cả về kết quả, hiệu quả cũng như các nguyên nhân, các nhân tố ảnh hưởng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố. Xuất phát từ lý do trên, nhận thấy tầm quan trọng của phân tích tình hình tài chính đối với sự phát triển của Công ty, cùng với sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của PGS. TS Trần Thị Thái Hà, tôi quyết định chọn đề tài: “Phân tích tài chính của Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn” làm đề tài nghiên cứu nhằm góp phần đáp ứng đòi hỏi trên của thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu: * Phân tích tài chính là hoạt động rất quan trọng và không thể thiếu trong quản trị tài chính doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của nó nên đã có rất nhiều đề tài phân tích về tình hình tài chính của các doanh nghiệp. Cụ thể như: - “Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần VINACONEX 25”, Luận văn Thạc sỹ của tác giả Bùi Văn Lâm viết năm 2011 cũng đề cập đến thực trạng phân tích tình hình tài chính của công ty và đề xuất các giải pháp chủ yếu góp phần hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính phục vụ nhu cầu quản lý tài chính, sản xuất kinh doanh của Công ty. - “Phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần du lịch Lâm Đồng”, luận văn thạc sỹ của Tác giả Bùi Thị Hương Liên viết năm 2012 cũng đã đề cập đến các cơ sở lý thuyết về phân tích tài chính doanh nghiệp, thực trạng tình hình tài chính của công ty và đề xuất các giải pháp chủ yếu để cải thiện tình hình tài chính của Công ty Các luận văn trên đã đề cập đến những vấn đề chung về thực trạng phân tích tài chính công ty hiện nay, và đưa ra một số giải pháp cho những thực trạng trên. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào phân tích về tình hình tài chính của một doanh nghiệp cung ứng xi măng với quy mô lớn như Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn.Vì vậy, việc nghiên cứu và phân tích tài chính của công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn nói riêng và các công ty cung ưng xi măng nói chung nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là hết sức cần thiết. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:  Mục đích: Nghiên cứu, phân tích tình hình tài chính nhằm cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần  Nhiệm vụ: - Hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về phân tích tài chính doanh nghiệp. - Đánh giá thực trạng tình hình tài chính của Công ty Cổ phần xi măng Bỉm Sơn trong những năm gần đây và chỉ ra những nguyên nhân gây nên hạn chế trong công tác phân tích tài chính của Công ty Cổ phần xi măng Bỉm Sơn. - Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm cải thiện tình hình tài chính của công ty Cổ phần xi măng Bỉm Sơn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. * Đối tượng nghiên cứu: Tình hình tài chính tại công ty CP xi măng Bỉm Sơn * Phạm vi nghiên cứu: Phân tích và đánh giá tài chính tại Công ty Cổ phần xi măng Bỉm Sơn trong giai đoạn 2010 - 2012 4. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp thu thập số liệu: thu thập số liệu qua các báo cáo tài chính, tài liệu của Công ty. - Phương pháp xử lý số liệu: Phân tích các số liệu thực tế thông qua các báo cáo, tài liệu của Công ty. So sánh, phân tích và tổng hợp các con số biến động qua các năm qua đó có thể thấy được thực trạng doanh nghiệp trong những năm qua, trong hiện tại và cả những định hướng trong tương lai. 5. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn. Đánh giá thực trạng phân tích tài chính của Công ty Cổ phần xi măng Bỉm Sơn, qua đó giúp Ban Giám đốc Công ty quan tâm và hoàn thiện hơn công tác phân tích tài chính của Công ty trong thời gian tới, để kết quả phân tích tài chính phản ánh đúng, cung cấp thông tin chính xác trong quá trình điều hành hoạt động Công ty. Và đề xuất biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn. 6. Bố cục luận văn. - Tên đề tài: “Phân tích tài chính Công ty cổ phầnxi măng Bỉm Sơn”. - Kết cấu của đề tài: Ngoài phần mở đầu và phần kết luận thì đề tài được chia thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính tại các doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng về tình hình tài chính của Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn. Chương 3: Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn. References 1. Lưu Thị Hương chủ biên (2002), Giáo trình tài chính doanh nghiệp, NXB Giáo dục 2. Nguyễn Năng Phúc (2008), Giáo trình phân tích báo cáo tài chính, NXB đại học KTQD. 3. Nguyễn Văn Công (2009), Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Đại học KTQD 4. Bùi Văn Lâm (2010), Phân tích tình hình tài chính công ty CP Vinaconex 25 5. Bùi Thị Hương Liên ( 2012), Phân tích tình hình tài chính công ty Cp du lịch Lâm Đồng. 6. Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn (2010), Báo cáo tài chính năm 2010. 7. Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn (2011), Báo cáo tài chính năm 2011. 8. Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn (2012), Báo cáo tài chính năm 2012. 9. Công ty Cổ phân Xi măng Bút Sơn (2012), Báo cáo tài chính năm 2012. 10. Công ty Cổ phần Xi măng Hoàng Mai (2012), Báo cáo tài chính năm 2012. Website 11. Trang web http://www.cophieu68.com 12. Trang web http://www.hnx.vn 13. Trang web http://www.ximangbimson.com.vn 14. Trang web http://www.vicembutson.com.vn 15. Trang web http://www.ximanghoangmai.vn 14. Trang web http://www.vicem.vn . 2012), Phân tích tình hình tài chính công ty Cp du lịch Lâm Đồng. 6. Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn (2010), Báo cáo tài chính năm 2010. 7. Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn (2011), Báo cáo tài chính. năm 2011. 8. Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn (2012), Báo cáo tài chính năm 2012. 9. Công ty Cổ phân Xi măng Bút Sơn (2012), Báo cáo tài chính năm 2012. 10. Công ty Cổ phần Xi măng Hoàng Mai. với quy mô lớn như Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn. Vì vậy, việc nghiên cứu và phân tích tài chính của công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn nói riêng và các công ty cung ưng xi măng nói chung nhằm

Ngày đăng: 25/08/2015, 08:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w