1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng sacombank

8 1.2K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Sacombank Phùng Thị Thúy Hường Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng; Mã số 60 34 20 Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Mạnh Hùng Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Năng lực cạnh tranh; Ngân hàng thương mại; Tài chính ngân hàng. Content LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Tính đến thời điểm tháng 12/2013, Việt Nam có 156 tổ chức tín dụng, trong đó có 6 ngân hàng thương mại cổ phần quốc doanh và 34 ngân hàng thương mại cổ phần. Sự cạnh tranh ngày càng trở nên mạnh mẽ và quyết liệt hơn khi có sự xuất hiện của các ngân hàng thương mại của nước ngoài sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Đứng trước thực trạng đó, hệ thống ngân hàng Việt Nam cần phải cải tổ cơ cấu một cách mạnh mẽ để trở thành hệ thống ngân hàng đa dạng về hình thức, có khả năng cạnh tranh cao, hoạt động an toàn và hiệu quả, huy động tốt các nguồn vốn trong xã hội và mở rộng đầu tư đáp ứng như cầu phát triển đất nước. Cùng với việc gia nhập WTO, ngành ngân hàng của Việt Nam đứng trước một vận mệnh mới, đó là sự tự do hoá và mở cửa. Mức độ cạnh tranh ngày một cao sẽ khiến cho các ngân hàng phải tìm cách phát huy lợi thế so sánh của mình để tồn tại và phát triển. Để đối mặt với những ngân hàng nước ngoài với tiềm lực kinh tế cùng với các kinh nghiệm quản lý và khả năng cung cấp dịch vụ tốt hơn và chuyên nghiệp hơn, hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam không còn con đường nào khác là phải xây dựng được cho mình một mô hình ngân hàng hoạt động theo chuẩn mực quốc tế nhưng vẫn phát huy được bản sắc của mình. Sacombank cũng không phải là ngoại lệ, Hội đồng quản trị và Ban giám đốc ngân hàng Sacombank đã chú trọng nghiên cứu việc phát triển ngân hàng và mang lại những thành công nhất định cho Sacombank. Giống như bất cứ loại hình đơn vị nào trong kinh tế thị trường, các NHTM như Sacombank trong kinh doanh luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt, không chỉ từ các NHTM khác, mà từ tất cả các tổ chức tín dụng đang cùng hoạt động trên thương trường với mục tiêu là để giành giật khách hàng, tăng thị phần tín dụng, tăng thị phần huy động vốn cũng như mở rộng cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế. Tuy nhiên, so với các đối thủ lớn trên thị trường thì Sacombank vẫn còn nhiều hạn chế và điều này đã làm ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Vì vậy, học viên đã quyết định lựa chọn đề tài “ Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng Sacombank” làm luận văn tốt nghiệp của mình, với mong muốn ngân hàng sẽ phát triển bền vững trong xu thế hội nhập hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu Hiện nay, nước ta đã có rất nhiều nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến năng lực cạnh tranh của các NHTMVN và NHTMCP. Sau đây là một số công trình nghiên cứu: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế “ của Tiến Sĩ Lê Đình Hạc. “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng công thương Việt Nam “ của thạc sĩ Lê Thị Cẩm Hà. “Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP trên địa bàn TPHCM giai đoạn 2006-2015” của thạc sĩ Phan Ngọc Tấn. “ Một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu đến năm 2015” của thạc sĩ Lê Văn Phước. Ngoài ra, có thể kể đến một số công trình nghiên cứu chuyên sâu về năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM của Việt Nam nói chung như: “Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong xu thế hội nhập” của Nguyễn Thị Quy (2005), “Những thách thức của ngân hàng thương mại Việt Nam trong cạnh tranh và hội nhập quốc tế" (2006). Đây là những công trình nghiên cứu đã đưa hệ thống hóa được lý luận về cạnh tranh trong lĩnh vực NH, đã đưa ra được tiêu chí đánh giá NLCT và đánh giá NLCT của các NHTM của Việt Nam nói chung, đánh giá các cơ hội, thách thức của các NHTM khi Việt Nam tham gia hội nhập. Tuy nhiên các số liệu phân tích trong cuốn sách được phân tích trước khi Việt Nam gia nhập WTO. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của cuốn sách là cả hệ thống NHTM của Việt Nam nói chung trong khi ở điều kiện mới các NHTMCP chưa được phân tích sâu và cụ thể. Trong số các nghiên cứu chuyên sâu về một khía cạnh trong hoạt động, NLCT của NHTM nói chung trong điều kiện cạnh tranh hội nhập WTO có thể kể đến là nghiên cứu: “Năng lực cạnh tranh ngân hàng nhìn từ góc độ quản trị” của Phạm Văn Kiên (2008), “Cạnh tranh trên thị trường dịch vụ ngân hàng” của Thùy Trang (2007), “Các giải pháp tăng năng lực cạnh tranh của tổ chức tín dụng Việt Nam„ của Nguyễn Trọng Nghĩa (2007), “Những cơ hội và thách thức của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế” của Tô Ánh Dương (2009). Trong số các đề tài nghiên cứu về tính cạnh tranh của dịch vụ ngân hàng có thể kể đến đề tài: “Chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng giai đoạn 2006 - 2010 - Tư duy mới về quản lý và phát triển dịch vụ ngân hàng” của Thạc sỹ Nguyễn Hữu Nghĩa - Vụ Chiến lược phát triển ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2005. Đề tài này đã đưa ra quan niệm về vị trí, vai trò dịch vụ ngân hàng để định vị hợp lý dịch vụ ngân hàng trong hệ thống dịch vụ và một số giải pháp cơ bản phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của các nhà cung ứng dịch vụ ngân hàng (các ngân hàng thương mại) như nhóm giải pháp hoàn thiện khuôn khổ thể chế; nhóm giải pháp tăng cường năng lực điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá, lãi suất, quản lý ngoại hối và giám sát hoạt động ngân hàng của NHNN,…Đề tài “Vai trò của dịch vụ ngân hàng đối với phát triển kinh tế” của Thạc sỹ Nguyễn Thị Hương – Vụ Chính sách Tiền tệ - Ngân hàng Nhà nước năm 2005. Đề tài đưa ra khái niệm về thương mại dịch vụ ngân hàng, vai trò của dịch vụ ngân hàng đối với nền kinh tế và những chính sách, quy định có ảnh hưởng đến thương mại dịch vụ ngân hàng của Việt Nam, từ đó đưa ra một số chính sách thúc đẩy thương mại dịch vụ ngân hàng và nâng cao năng lực cạnh tranh của các nhà cung ứng dịch vụ ngân hàng ở Việt Nam. Một số đề tài khác như “Phát triển thị trường tài chính Việt Nam trong xu thế hội nhập thị trường tài chính quốc tế” của tác giả Đặng Thị Nhàn (2005). Đề tài dựa trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng phát triển, mức độ hội nhập quốc tế hiện nay của thị trường tài chính Việt Nam, đề xuất các giải pháp để phát triển thị trường tài chính Việt Nam, trong đó có nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong thời gian tới đáp ứng các yêu cầu của việc hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế,… Ngoài ra tác giả còn tiếp cận nội dung của nhiều cuộc hội thảo, dự án nghiên cứu về việc nâng cao NLCT của ngành NH Việt Nam như: “Nâng cao NLCT của NHTM trong bối cảnh hội nhập – kinh nghiệm của Đài Loan„ của Viện nghiên cứu Châu Âu phối hợp với Học viện ngân hàng Đài Loan tổ chức (2007), “Hoạt động của hệ thống NHTM sau một năm gia nhập WTO" của Học viện ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức (2008). Do mục đích, yêu cầu nghiên cứu khác nhau nên các nghiên cứu, đánh giá tại các cuộc hội thảo chỉ nghiên cứu, đánh giá NLCT ở một số khía cạnh cụ thể như: công nghệ thông tin, nguồn nhân lực, nhìn từ góc độ quản trị, các sản phẩm dịch vụ, thương hiệu ngân hàng, mà chưa có đánh giá toàn diện cũng như chưa đưa ra lập luận cho một sự lựa chọn chiến lược cạnh tranh cụ thể của một NHTMCP cụ thể trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay. Tác giả cũng đã tiếp cận một số luận văn thạc sỹ nghiên cứu, đánh giá NLCT của các nghiên cứu sinh trong nước như: “Nâng cao NLCT của Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam tới kỳ hậu WTO„ của Nguyễn Thị Phương Thảo (2008), “Một số giải pháp nhằm nâng cao NLCT của NHTMCP Á Châu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế„ của Nguyễn Văn Thụy (2007) Hầu hết các luận văn đều hệ thống hóa các lý thuyết về cạnh tranh, đưa ra hệ thống tiêu chí để đánh giá về NLCT của các NH đó. Các luận văn chỉ giới hạn đánh giá NLCT của các NH trong bối cảnh thị trường các năm 2006, 2007, 2008 và có một số đề tài đã đánh giá trong năm 2009. Tuy nhiên mỗi NH có những đặc điểm riêng và việc đánh giá NLCT luôn mang tính thời sự khi bối cảnh cạnh tranh luôn thay. Nhìn chung, trong các công trình nêu trên các tác giả đều đã nêu lên được năng lực cạnh tranh của ngân hàng trong những giai đoạn mà mình đã nghiên cứu. Đồng thời mỗi tác giả cũng đưa ra được các biện pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng mà mình lựa chọn nghiên cứu Bên cạnh đó các tác giả cũng đưa ra những tiêu chí đánh giá khả năng cạnh tranh của ngân hàng nghiên cứu, đưa ra những kết quả hoạt động kinh doanh để so sánh bước phát triển của ngân hàng qua mỗi giai đoạn để có thể so sánh năng lực cạnh tranh với những ngân hàng khác. Tuy nhiên trong mỗi giai đoạn khác nhau thì mỗi ngân hàng lại có những chiến lược cũng như những biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của mình phù hợp với tình hình phát triển kinh tế hiện nay. Câu hỏi nghiên cứu: - Thực trạng năng lực cạnh tranh của ngân hàng Sacombank trong những năm gần đây như thế nào? - Những kết quả đạt được trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng Sacombank là gì? - Có những giải pháp để có thể nâng cao được năng lực cạnh tranh của ngân hàng Sacombank trong những năm tiếp theo? 3. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn nhằm phân tích đánh giá thực thực trạng năng lực cạnh tranh của ngân hàng Sài Gòn Thươg tín (Sacombank) từ đó đưa ra các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng này và những kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước nhằm hỗ trợ tốt hơn các ngân hàng thương mại cổ phần nâng cao năng lực cạnh tranh. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Tìm hiểu các chỉ tiêu đánh giá, các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng Sacombank hiện nay. - Phân tích đánh giá thực tế năng lực cạnh tranh của ngân hàng Sacombank thông qua việc nghiên cứu các năng lực cốt lõi của ngân hàng: năng lực tài chính, năng lực công nghệ, năng lực nhân sự, năng lực phân phối sản phẩm dịch vụ. - Rút ra một số giải pháp nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh của ngân hàng Sacombank theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế phù hợp với pháp luật Việt Nam. 4. Phạm vi nghiên cứu Các vấn đề liên quan đến năng lực cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP sài gòn thương tín dựa trên các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh so với các ngân hàng khác như về vốn sở hữu, hiệu quả hoạt động kinh doanh, chất lượng sản phẩm dịch vụ…. Các vấn đề liên quan đến môi trường hoạt động chung của ngành ngân hàng nhằm có cái nhìn tổng quan nhất và làm cơ sở để so sánh. Thời gian nghiên cứu là những năm gần đây (từ năm 2009) với tầm nhìn đến năm 2020. 5. Phương pháp nghiên cứu - Đề tài sử dụng kết hợp cả hai phương pháp định lượng và định tính. - Đề tài sử dụng các phương pháp so sánh (giữa các ngân hàng, theo thời gian) - Phân tích, đánh giá, xử lý số liệu: tại đây đề tài đã sử dụng các công cụ như: thống kê, phân loại, suy diễn logic… - Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các bảng biểu, biểu đồ, các công cụ, chương trình tính được sử dụng trong phân tích định lượng, hoặc mô hình phân tích thực trạng và đánh giá tổng quát về tình hình nghiên cứu. - Đề tài đã thực hiện thu thập số liệu theo các hướng: + Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua quan sát thực tế kinh doanh tại ngân hàng. + Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp từ nguồn dữ liệu nội bộ của đơn vị thực tập, dữ liệu ngoại vi (nguồn từ sách báo, tài liệu của các cơ quan nghiên cứu, thông tin thương mại, phương tiện truyền thông, thông tin từ các tổ chức, hiệp hội ngành nghề,…). 6. Những đóng góp mới của luận văn - Luận văn hệ thống hóa các lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh và các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng. - Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động hiệu quả kinh doanh của ngân hàng để thấy được sức cạnh tranh của ngân hàng Sacombank so với một số các ngân hàng thương mại khác trên thị trường. - Đề xuất các giải pháp có tính khả thi về hoạt động nâng cao năng lực cạnh tranh của sacombank hướng đến năm 2020. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tham khảo, luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của ngân hàng Sacombank Chương 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng Sacombank đến năm 2020 Reference DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đặng Hữu Mẫn, (2010), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng Thương Mại Việt Nam, Tạp chí Khoa hạc và Công nghệ, Số 5, Trang 40 2. Micheal Porter, (1996), Chiến lược cạnh tranh, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội. 3. Nguyễn Hữu Nghĩa, (2007), Các nguyên tắc cơ bản giám sát ngân hàng có hiệu quả của Ủy ban Basel, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 4. Nguyễn Minh Kiều, (2009), Nghiệp vụ Ngân hàng Thương Mại, Nhà xuất bản Thống kê. 5. Nguyễn Thanh Phong, (2009), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam trước thềm hội nhập, Tạp chí Kinh tế Phát triển, Số 223. 6. Thái Bảo Anh, (2006), Báo cáo về các quy định liên quan đến cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng. 7. Trần Huy Hoàng, (2010), Quản trị Ngân hàng Thương Mại, Nhà xuất bản Lao động xã hội. 8. Trương Quang Thông, (2010), Quản trị Ngân hàng Thương Mại, Nhà xuất bản Tài Chính. 9. Ban công tác về việc gia nhập WTO của Việt Nam, (2006), Biểu cam kết cụ thể về dịch vụ, Báo cáo ngày 27/10/2006. 10. Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010 11. Ngân hàng TMCP Thương Tín sài Gòn Báo cáo tài chính, Báo cáo thường niên các năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012. 12. Thông tư 13/2010/TT- NHNN ngày 20/5/2010 của Thống đốc NHNN quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng 13. Thông tư 19/2010/TT- NHNN ngày 27/09/2010 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 13/2010/TT- NHNN. 14. Công ty cổ phần chứng khoán MHBS (2009), Báo cáo phân tích ngành Ngân hàng. 15. NHNN, Báo cáo thường niên qua các năm. 16. NHNN, Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 25/5/2010 của NHNN Việt Nam 17. Trung tâm Nghiên cứu người tiêu dùng và doa nh nghiệp (2008), Xếp hạng của 5 loại dịch vụ tại một số NHTM năm 2008. 18. Lê Đình Hạc, luận án tiến sĩ đề tài “nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”,2003 19. PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn,2003,tín dụng-ngân hàng, NXB Thống kê 20. Porter. Michael (1990); The Competitive Advantage of Nations. London 21. Schmuck. Roland (2008); "Measuring Company Competitiveness"; Proceedings 22. Papers of Business Sciences: Symposium for Young Researchers (FIKUSZ) 2008. pages 199-208 Budapest Tech. Keleti Faculty of Ec . về năng lực cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của ngân hàng Sacombank Chương 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh. giá thực tế năng lực cạnh tranh của ngân hàng Sacombank thông qua việc nghiên cứu các năng lực cốt lõi của ngân hàng: năng lực tài chính, năng lực công nghệ, năng lực nhân sự, năng lực phân phối. thực trạng năng lực cạnh tranh của ngân hàng Sài Gòn Thươg tín (Sacombank) từ đó đưa ra các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng này và những kiến nghị đối với Ngân hàng nhà

Ngày đăng: 25/08/2015, 08:34

Xem thêm: Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng sacombank

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w