Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 22 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
22
Dung lượng
654,7 KB
Nội dung
Phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu hàng không Việt Nam Nguyễn Hương Lý Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng; Mã số: 60 34 20 Người hướng dẫn: PGS.TS. Vũ Công Ty Năm bảo vệ: 2012 Abstract: Trình bày cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính nói chung và phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp nói riêng. Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần xuất nhập khẩu hàng không Việt Nam. Nghiên cứu thực trạng phân tích tài chính tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu hàng không Việt Nam. Đưa ra một số nhận xét và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại doanh nghiệp. Keywords: Tài chính; Phân tích tài chính; Quản trị kinh doanh Content LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam từ những năm 90 của thế kỷ 20 đã kéo theo sự thay đổi sâu sắc trong các doanh nghiệp nhất là trong phương thức quản lý. Trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, với nhiều thành phần kinh tế tự do cạnh tranh, cùng với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra thường xuyên và rộng khắp, các doanh nghiệp dù ở loại hình nào, Nhà nước hay tư nhân, cũng phải đối mặt với những khó khăn, thử thách và chấp nhận các quy luật đào thải từ thị trường. Đứng trước những thử thách đó, đòi hỏi doanh nghiệp phải nâng hiệu hiệu quả hoạt động kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn, quản lý và sử dụng tốt các nguồn tài nguyên và nhân lực của mình. Để làm được những điều đó, thì doanh nghiệp phải nắm vững về tình hình “sức khỏe” của mình để có thể có những điều chỉnh hợp lý, kịp thời. Phản ánh “sức khỏe” của doanh nghiệp một cách chính xác nhất đó là tình hình tài chính của doanh nghiệp, được thể hiện qua các báo cáo tài chính. Tài chính được ví như dòng máu của doanh nghiệp, trong bất kỳ hoạt động nào, từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp đều nảy sinh các vấn đề liên quan đến tài chính. Trong bối cảnh tình hình kinh tế ngày càng khó khăn, cạnh tranh khốc liệt, đòi hỏi các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn Nhà nước, muốn tồn tại phải có hiệu quả kinh doanh tốt, muốn vậy thì doanh nghiệp phải có một chiến lược, phương hướng và mục tiêu kinh doanh được hoạch định cả trong ngắn hạn và dài hạn. Quan trọng nhất là các chiến lược, phương hướng và mục tiêu đó phải phù hợp với nguồn vốn hiện tại của doanh nghiệp, tối thiểu rủi ro. Và như vậy thì doanh nghiệp phải nắm vững tình hình tài chính hiện tại, và có thể dự đoán được những biến động tình hình tài chính trong tương lai. Đánh giá đúng về năng lực và nhu cầu về nguồn vốn, tìm được nguồn tài trợ, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn và tài trợ để tìm kiếm lợi nhuận cao nhất là mối quan tâm Nhận thức được tầm quan trọng của tài chính đối với các doanh nghiệp, tôi đã nghiên cứu và thực hiện luận văn Thạc sỹ đề tài: “Phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu hàng không Việt Nam”. Thông qua việc phân tích, đánh giá tình hình tài chính tại công ty để làm cơ sở cho việc lập kế hoạch tài chính trong tương lai, và đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. 2. Tình hình nghiên cứu: Công tác phân tích tình hình tài chính tại các Doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn Nhà nước hiện nay đang là đề tài cho các công trình nghiên cứu của các sinh viên, học viên tại các trường đại học. Tuy nhiên các đề tài và công trình nghiên cứu hiện nay chủ yếu là lý thuyết và mang tính tham khảo, chứ chưa đi sâu vào tình hình tài chính tại các Doanh nghiệp. Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu hàng không Việt Nam (AIRIMEX) là DNNN được cổ phần hóa vào năm 2006. Đến năm 2010, cổ phiếu của AIRIMEX đã chính thức được giao dịch tại HNX, vì thế các báo cáo tài chính và việc phân tích tình hình tài chính thông qua phân tích các Báo cáo tài chính của AIRIMEX được các thành viên trong Hội đồng quản trị đặc biệt chú trọng, để từ đó có thể nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công tác quản lý tài chính cũng như định hướng hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp được tốt hơn. Bên cạnh việc nâng cao hiệu quả kinh doanh, việc phân tích tình hình tài chính qua các Báo cáo tài chính cũng nhằm mục đích tạo kênh huy động vốn hiệu quả trên thị trường chứng khoán, vì thông qua việc phân tích, Doanh nghiệp sẽ cung cấp cho các nhà đầu tư, các cổ đông những thông tin tài chính doanh nghiệp có chất lượng tốt nhất, chính xác và trung thực nhất. 3. Mục đích nghiên cứu. - Hệ thống hóa lại lý luận về Phân tích tài chính Doanh nghiệp - Nghiên cứu và góp phần hoàn thiện một số vấn đề lý luận về phân tích tài chính của doanh nghiệp. - Xem xét và đánh giá nội dung phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu hàng không Việt Nam nhằm phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh, quản lý chi phí tài chính, và đánh giá giá trị doanh nghiệp của các nhà quản trị, điều hành doanh nghiệp, bên cạnh đó cũng nhằm phục vụ cho quyết định đầu tư của các nhà đầu tư muốn đầu tư vào doanh nghiệp thông qua các giao dịch tài chính khác. Các nội dung phân tích cụ thể: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính của Công ty Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính. 4. Đối tƣợng và phạm vi phân tích. * Đối tượng phân tích. Đề tài nghiên cứu các thông tin, số liệu, các chỉ tiêu thể hiện tình hình và kết quả tài chính được tổng hợp trên các báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu hàng không Việt Nam. * Phạm vi phân tích. Đề tài tập trung nghiên cứu về tình hình tài chính của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu hàng không Việt Nam trong các năm 2008, 2009, 2010, 2011. 5. Phƣơng pháp phân tích. - Thu thập số liệu các báo cáo và tài liệu liên quan của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu hàng không Việt Nam. - Sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp số liệu và đánh giá số liệu về số tuyệt đối và số tương đối. Từ đó đưa ra nhận xét về thực trạng tài chính của doanh nghiệp. 6. Những đóng góp mới của đề tài. - Làm rõ được thực trạng tài chính cũng như tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong các năm từ 2009 đến 2011. - Đề ra được những giải pháp nhằm giúp doanh nghiệp cải thiện tình hình tài chính trong tương lai. 7. Nội dung và kết cấu đề tài luận văn. Luận văn với đề tài: “Phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu hàng không Việt Nam”, ngoài lời mở đầu và kết luận, có kết cấu gồm 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính. Chương 2: Phân tích tài chính tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu hàng không Việt Nam. Chương 3: Một số nhận xét và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại doanh nghiệp. CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI DOANH NGHIỆP. 1.1. Các khái niệm chung: 1.1.1. Khái niệm về phân tích tài chính tại doanh nghiệp. Phân tích tài chính là một tập hợp các khái niệm, phương pháp, và các công cụ cho phép thu thập và xử lý thông tin kế toán và các thông tin khác về quản lý, nhằm đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ, chất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính, quyết định quản lý phù hợp. 1.1.2. Đối tượng phân tích tài chính tại doanh nghiệp. Để tìm ra đối tượng cụ thể của phân tích tài chính tại doanh nghiệp, thì ta sẽ xem lại khái niệm về tài chính doanh nghiệp. Tài chính doanh nghiệp là các mối quan hệ phân phối dưới hình thức giá trị gắn liền với việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh. Từ khái niệm trên ta thấy, đối tượng cụ thể của phân tích tài chính doanh nghiệp là kết quả của quá trình vận động và chuyển hóa các nguồn lực tài chính trong tiến trình phân phối để tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ thuộc hoạt động tài chính doanh nghiệp, và kết quả kinh tế tài chính của sự vận động và chuyển hóa ra sao, có phù hợp với mục tiêu mong muốn của các đối tượng quan tâm hay không. Thông thường, mọi hoạt động kinh tế của mọi đối tượng, đều có mục tiêu, kế hoạch cụ thể, vì vậy phân tích tài chính doanh nghiệp hướng vào việc kết quả thực hiện các mục tiêu, kế hoạch đặt ra của các kỳ trước, hiện tại và tương lai có đạt được hay không. 1.1.3. Mục đích phân tích tài chính tại doanh nghiệp. Phân tích tài chính là tổng thể các phương pháp được sử dụng để đánh giá tình hình tài chính trong quá khứ và hiện tại, giúp cho nhà quản lý đưa ra được các quyết định chuẩn xác và đánh giá được hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó giúp cho các đối tượng quan tâm đến doanh nghiệp có những đánh giá chính xác về tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó đưa ra được các quyết định phù hợp với lợi ích của họ. Có thể thấy, những người quan tâm đến tài chính doanh nghiệp theo đuổi các mục tiêu khác nhau, nhu cầu thông tin tài chính đa dạng, đòi hỏi phân tích tài chính được tiến hành bằng nhiều cách khác nhau để đáp ứng nhu cầu của đối tượng quan tâm. Chính điều đó tạo cho phân tích tài chính ra đời, ngày càng phát triển và hoàn thiện nhưng đồng thời cũng tạo ra sự phức tạp của phân tích tài chính. 1.1.3.1. Phân tích tài chính đối với người quản trị, quản lý có mục đích như sau: 1.1.3.2. Phân tích tài chính với các nhà đầu tư. 1.1.3.3. Phân tích tài chính với người cho vay. 1.1.4. Phương pháp phân tích tài chính tại doanh nghiệp. Phân tích tài chính tại doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Những phương pháp phân tích phổ biến là: Phương pháp so sánh, phương pháp liên hệ đối chiếu, phương pháp phân tích nhân tố, phương pháp đồ thị, phương pháp toán tài chính… Tuy nhiên, hiện nay khi phân tích tài chính có thể sử dụng một số phương pháp cơ bản sau: 1.1.4.1. Phương pháp đánh giá. Phương pháp so sánh. Phương pháp phân chia. 1.1.4.2. Phương pháp phân tích nhân tố. Phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố Phương pháp thay thế liên hoàn Phương pháp số chênh lệch Phương pháp cân đối Phương pháp phân tích tính chất của các nhân tố. 1.1.4.3. Phương pháp hồi quy. Phương pháp hồi quy đơn biến trong đó có các phương pháp sau: - Phương pháp cực trị - Phương pháp đồ thị. - Phương pháp bình phương tối thiểu Phương pháp hồi uy đa biến 1.1.5. Tổ chức công tác phân tích tài chính tại doanh nghiệp. Công tác phân tích tài chính cũng được thực hiện ở các bộ phận quản lý được phân quyền. Cụ thể; Bộ phận được phân quyền về kiểm soát và ra quyết định về chi phí sẽ tiến hành thu thập thông tin và phân tích biến động về chi phí, so sánh giữa số liệu thực hiện với định mức, để tìm ra sự chênh lệch chi phí cả về mặt lượng và giá từ đó tìm ra nguyên nhân và giải pháp. Bộ phận được phân quyền về kiểm soát và ra quyết định về doanh thu, sẽ tiến hành thu thập thông tin và phân tích các báo cáo thu nhập, sử dụng các báo cáo từ bộ phận chi phí để đánh giá mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận, làm cơ sở để đánh giá điểm hòa vốn trong kinh doanh và phân tích các báo cáo nội bộ. 1.1.6. Các tài liệu phục vụ cho việc phân tích tài chính tại doanh nghiệp. Để tiến hành phân tích tài chính, cần sử dụng nhiều tài liệu khác nhau, trong đó chủ yếu là các báo cáo tài chính. Các báo cáo tài chính phản ánh tình hình tài sản, kết quả kinh doanh, vốn trong những thời điểm, thời kỳ khác nhau của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính của doanh nghiệp bao gồm: 1.1.6.1. Bảng cân đối kế toán: 1.1.6.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. 1.1.6.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. 1.1.6.4. Thuyết minh Báo cáo tài chính. 1.2. Nội dung phân tích. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp tuỳ thuộc vào dữ kiện mà ban giám đốc đòi hỏi và thông tin ngưòi phân tích muốn có. Tuy nhiên, phân tích tài chính doanh nghiệp bao gồm những nội dung sau: 1.2.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính. 1.2.1.1. Phân tích khái quát sự biến động của tài sản và nguồn vốn. Ngoài việc phân tích biến động tăng giảm về tuyệt đối và tương đối cần phải phân tích kết cấu tài sản nguồn vốn thông qua việc xem xét các tỷ số như: Tỷ suất đầu tư; Tỷ suất tự tài trợ. Tỷ suất đầu tƣ: Tỷ suất đầu tư = Tài sản cố định + Đầu tư dài hạn x 100 Tổng tài sản Tỷ suất tự tài trợ: Tỷ suất tự tài trợ = Vốn chủ sở hữu x 100 Tổng nguồn vốn 1.2.1.2. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh. Xem xét và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của lợi nhuận dựa vào công thức: Trong đó: LN: Lợi nhuận kinh doanh. DT: Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ. GV: Giá vốn hàng bán. D tc : Doanh thu từ hoạt động tài chính. C tc : Chi phí hoạt động tài chính CB: Chi phí bán hàng CQ: Chi phí quản lý doanh nghiệp. 1.2.1.3. Phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ: 1.2.2. Phân tích tình hình tài chính thông qua các chỉ số tài chính đặc trưng. 1.2.2.1. Phân tích khả năng thanh toán. Phân tích hệ số tiền mặt. Hệ số tiền mặt = Tiền + các khoản tương đương tiền Nợ phải trả ngắn hạn Phân tích khả năng thanh toán hiện thời - khả năng thanh toán ngắn hạn. Hệ số thanh toán ngắn hạn = Tổng tài sản ngắn hạn Nợ phải trả ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán nhanh (tức thời) Hệ số = Tiền + Đầu tư ngắn hạn + Các khoản phải thu LN = DT – GV + (D tc – C tc ) - CB – CQ thanh toán nhanh Nợ phải trả ngắn hạn 1.2.2.2. Phân tích sử dụng đòn bẩy tài chính. Tỷ số nợ trên tổng tài sản (D/A): Tỷ số nợ so với tổng tài sản = Tổng nợ Giá trị tổng tài sản Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E) Tỷ số nợ Trên vốn chủ sở hữu = Tổng nợ Giá trị vốn chủ sở hữu Tỷ số khả năng trả lãi vay. Tỷ số khả năng trả lãi vay = Lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT) Chi phí lãi vay 1.2.2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản (các hệ số hoạt động). Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp thể hiện qua năng lực tạo ra giá trị sản xuất, doanh thu và khả năng sinh lợi của vốn. Khi phân tích hiệu quả sử dụng vốn, thường sử dụng các chỉ tiêu sau: Vòng quay hàng tồn kho. Số vòng quay Hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân trong kỳ Từ số vòng quay hàng tồn kho, ta tính được số ngày trung bình thực hiện một vòng quay hàng tồn kho: Số ngày một vòng quay Hàng tồn kho = 360 Số vòng quay hàng tồn kho Vòng quay khoản phải thu Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần Số dư bình quân các khoản phải thu Vòng quay khoản phải thu có thể chuyển đổi thành công thức dựa theo thời gian được gọi là kỳ thu tiền bình quân. Kỳ thu tiền bình quân = 360 Vòng quay khoản phải thu Vòng quay tài sản ngắn hạn (vòng quay vốn lƣu động – VLĐ) Vòng quay Vốn lưu động = Doanh thu thuần Tài sản ngắn hạn bình quân Nếu vòng quay vốn lưu động phản ánh số lần luân chuyển vốn lưu động thì kỳ luân chuyển vốn lưu động lại cho biết số ngày thực hiện một vòng quay vồn lưu động: Kỳ luân chuyển vốn lưu động = 360 ngày Số vòng quay VLĐ Hiệu suất sử dụng tài sản cố định Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Doanh thu Bình quân tài sản cố định Vòng quay tổng tài sản Vòng quay tổng tài sản = Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân 1.2.2.4. Phân tích khả năng sinh lợi. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS): Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (ROS) = Lợi nhuận sau thuế Doanh thu Tỷ suất lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay so với tổng tài sản (BEP): Tỷ số EBIT so với tài sản (BEP) = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) Bình quân tổng tài sản Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài sản ( ROA) ROA = Lợi nhuận thuần [...]... đích phân tích tài chính tại Công ty cổ phần XNK hàng không Việt Nam 2.2.1.4 Thời gian tiến hành phân tích tài chính tại Công ty cổ phần XNK hàng không Việt Nam 2.2.2 Nội dung phân tích tài chính tại Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu hàng không Việt Nam 2.2.2.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính 2.2.1.2 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh 2.2.1.3 Phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 2.2.2 Phân tích. .. Người mua CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG KHÔNG VIỆT NAM 2.1 Tổng quan về Công ty cổ phần xuất nhập khẩu hàng không Việt Nam 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty cổ phần XNK Hàng không được thành lập trên cơ sở Quyết định số: 3892/QĐBGTVT ngày 17/10/2005 của Bộ giao thông vận tải, phê duyệt phương án cổ phần hoá Công ty XNK Hàng không (một doanh... tại Công ty cổ phần XNK Hàng không Việt Nam 2.2.1.1 Tài liệu sử dụng trong phân tích tài chính tại Công ty cổ phần XNK hàng không Việt Nam - Bảng cân đối kế toán - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Thuyết minh Báo cáo tài chính 2.2.1.2 Các phương pháp phân tích tài chính tại Công ty cổ phần XNK hàng không Việt Nam - Phương pháp so sánh - Phương pháp phân tích nhân tố... nhân viên phòng tài chính, kế toán Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu hàng không Việt Nam đã trực tiếp giúp tôi hoàn thành luận văn này References Tài liệu tiếng Việt 1 “Báo cáo tài chính các năm 2008; 2009; 2010; 2011”, Tổng công ty Xuất nhập khẩu hàng không Việt Nam 2 Các tài liệu trong chương trình giảng dạy kinh tế FullBright tại Việt Nam 3 Phan Đức Dũng (2009), Phân tích báo cáo tài chính và định giá... thổ Việt Nam: Các Công ty địch vụ bay VASCO, MASCO, Cụm cảng hàng không miền bắc NASCO, Cụm cảng hàng không miền nam SASCO … PACIFIC AIRLINES (PA): 2.1.3.3.Tính cạnh tranh 2.1.3.4 Xu hướng phát triển 2.1.4 Khái quát tình hình SXKD của Công ty trong các năm từ 2009-2011 2.2 Thực trạng phân tích tài chính tại Công ty cổ phần XNK hàng không Việt Nam 2.2.1 Thực trạng công tác tổ chức phân tích tại Công ty. .. Quyết định 372/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc cổ phần hoá các đơn vị trực thuộc Tổng công ty Hàng không Việt Nam (trong đó có Công ty XNK Hàng không) và Quyết định 3892/QĐ-BGTVT ngày 17/10/2005 của Bộ giao thông vận tải, phê duyệt phương án cổ phần hoá Công ty XNK Hàng không …, Công ty cổ phần XNK Hàng không đã chính thức đi vào hoạt động theo cơ chế mới (Công ty cổ phần) từ ngày 18/5/2006, theo... chia làm 2 triệu cổ phần 2.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu hàng không Việt Nam 2.1.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý 2.1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ chung của Công ty 2.1.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu hàng không Việt Nam 2.1.3.1 Các sản phẩm kinh doanh của AIRIMEX 2.1.3.2 Đối tượng khách hàng của Airimex VIETNAM AIRLINES: Các... TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG KHÔNG VIỆT NAM 3.1 Định hƣớng phát triển sản xuất kinh doanh 3.2 Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu hàng không Việt Nam Hiệu quả tài chính của doanh nghiệp thể hiên qua: Năng lực thanh toán Năng lực cân đối vốn Năng lực kinh doanh Năng lực thu lợi Như vậy, để nâng cao hiệu quả tài chính của doanh... những phân tích về thực trạng tài chính của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu hàng không Việt Nam - AIRIMEX Qua đó thấy được kết quả kinh doanh, những thành công và những tồn tại cùng những nguyên nhân của nó Để khắc phục được những tồn tại này, công ty nên đưa ra những giải pháp làm sao để nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình hơn nữa CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ... những mặt hàng ngoài ngành như việc nhập ô tô, xe máy, đồ điện tử … Với uy tín và năng lực hoạt động của Tổng công ty hàng không Việt Nam, Tổng công ty có thể tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty cổ phần XNK hàng không Việt Nam trong các vấn đề: tìm kiếm nguồn hàng, bạn hàng mới Tổng công ty cần đầu tư và quan tâm hơn nữa trong việc mở rộng vốn kinh doanh, phạm vi hoạt động kinh doanh của Công ty, tạo . cáo tài chính của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu hàng không Việt Nam. * Phạm vi phân tích. Đề tài tập trung nghiên cứu về tình hình tài chính của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu hàng không Việt. chính tại Công ty cổ phần XNK hàng không Việt Nam. 2.2.1.4. Thời gian tiến hành phân tích tài chính tại Công ty cổ phần XNK hàng không Việt Nam. 2.2.2. Nội dung phân tích tài chính tại Công ty cổ. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG KHÔNG VIỆT NAM 2.1. Tổng quan về Công ty cổ phần xuất nhập khẩu hàng không Việt Nam. 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty