Phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần lilama 10

18 317 3
Phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần lilama 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Lilama 10 Phạm Ngọc Quế Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS chuyên ngành: Tài chính và Ngân hàng; Mã số: 60 34 20 Người hướng dẫn: TS. Trương Minh Đức Năm bảo vệ: 2012 Abstract: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp. Phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần Lilama 10 nhằm cung cấp những thông tin cần thiết, giúp cho nhà quản trị doanh nghiệp cũng như các đối tượng sử dụng thông tin khác có cái nhìn khách quan về sức mạnh tài chính của Lilama 10 thông qua các chỉ số về khả năng thanh toán, hiệu quả sử dụng tài sản, hiệu quả quản lý nợ, khả năng sinh lời. Bên cạnh đó, luận văn phân tích các nhân tố bên trong và bên ngoài đã ảnh hưởng tới tình hình tài chính của Lilama 10. Đề xuất một số giải pháp nhằm ổn định và tăng cường tình hình tài chính của công ty cổ phần Lilama 10. Keywords: Tài chính; Quản lý tài chính; Báo cáo tài chính; Công ty cổ phần Lilama; Tài chính doanh nghiệp Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phân tích BCTC sẽ cung cấp không chỉ cho chủ doanh nghiệp biết được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trong kỳ như thế nào, từ đó xác định mục tiêu, phương hướng phát triển trong tương lai, mà nó còn cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích đối với các đối tượng quan tâm đến doanh nghiệp như các nhà đầu tư, các chủ nợ, các tổ chức tài chính, tín dụng, các cơ quan quản lý Nhà nước. Nhận thức được vai trò quan trọng của phân tích Báo cáo tài chính, tác giả quyết định chọn đề tài “Phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Lilama 10” làm luận văn thạc sĩ. 2. Tình hình nghiên cứu Cơ sở lý luận về phân tích báo cáo tài chính được đề cập nhiều trong các tài liệu trong và ngoài nước. Về phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần Lilama 10, đã có một số công ty chứng khoán và tư vấn tài chính thực hiện tính toán một vài chỉ số tài chính và đưa ra các đánh giá ở mức độ sơ lược, chủ yếu phục vụ nhu cầu thông tin của các nhà đầu tư. Hiện nay công ty cổ phần Lilama 10 chưa có bộ phận chuyên trách thực hiện việc phân tích báo cáo tài chính một cách có hệ thống, định kỳ. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp. - Phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần Lilama 10 nhằm cung cấp những thông tin cần thiết, giúp cho nhà quản trị doanh nghiệp cũng như các đối tượng sử dụng thông tin khác có cái nhìn khách quan về sức mạnh tài chính của Lilama 10. - Đề xuất một số giải pháp nhằm ổn định và tăng cường tình hình tài chính của Lilama 10. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các báo cáo tài chính của DN được trình bày trên hệ thống báo cáo tài chính hàng năm của Công ty cổ phần Lilama 10. - Phạm vi nghiên cứu: Phân tích hệ thống BCTC của công ty cổ phần Lilama 10 qua 3 năm từ năm 2009 đến năm 2011. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp thu thập số liệu để nghiên cứu luận văn. Phương pháp phân tích: sử dụng phương pháp so sánh là chủ yếu, ngoài ra còn kết hợp với phương pháp phân tích theo tỷ lệ, phương pháp phân tích dupoint, … 6. Những đóng góp mới của luận văn - Luận văn phân tích một cách khách quan, toàn diện hệ thống báo cáo tài chính của công ty cổ phần Lilama 10. - Đánh giá một cách khoa học những ưu điểm, hạn chế tình hình tài chính của công ty cổ phần Lilama. - Đề xuất một số giải pháp thực tế nhằm cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần Lilama 10. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn có kết cấu gồm 3 chương được trình bày như sau: CHƢƠNG 1: Cơ sở lý luận về PTBCTC doanh nghiệp CHƢƠNG 2. Thực trạng tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Lilama 10 CHƢƠNG 3: Một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính của Lilama 10 CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1. Tổng quan về báo cáo tài chính và phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp. 1.1.1. Khái niệm, phân loại báo cáo tài chính doanh nghiệp. 1.1.1.1. Khái niệm báo cáo tài chính doanh nghiệp. Báo cáo tài chính chứa đựng những thông tin tổng hợp, toàn diện nhất về tình hình tài sản, VCSH và nợ phải trả tại một thời điểm cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh, tình hình lưu chuyển dòng tiền trong một kỳ kinh doanh nhất định của DN. 1.1.1.2. Phân loại báo cáo tài chính doanh nghiệp. 1.1.2. Khái niệm, đối tƣợng nghiên cứu của phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp. 1.1.2.1. Khái niệm phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp Phân tích báo cáo tài chính vận dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích vào các báo cáo tài chính và các tài liệu liên quan nhằm đánh giá tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời gian hoạt động nhất định. 1.1.2.2. Đối tượng nghiên cứu của phân tích báo cáo tài chính Đối tượng nghiên cứu của phân tích báo cáo tài chính là hệ thống thông tin kế toán đã được trình bày trên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. 1.1.3. Vai trò và nhiệm vụ của phân tích BCTC doanh nghiệp. 1.1.3.1. Vai trò của phân tích báo cáo tài doanh nghiệp Phục vụ nhu cầu thông tin cho các đối tượng quan tâm dến DN. 1.1.3.2. Nhiệm vụ: Phân tích báo cáo tài chính phải cung cấp kịp thời, đầy đủ và trung thực các thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp. 1.2. Các phƣơng pháp phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp. 1.2.1. Phƣơng pháp so sánh So sánh là một phương pháp nhằm nghiên cứu sự biến động và xác định mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. 1.2.2. Phƣơng pháp phân tích tỷ lệ Phương pháp phân tích tỷ lệ dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chính trong các quan hệ taì chính. 1.2.3. Phƣơng pháp Dupont 1.3. Nội dung phân tích báo cáo tài chính. 1.3.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính 1.3.1.1. Phân tích khái quát tình hình tài sản và nguồn vốn * Phân tích cơ cấu và sự biến động tài sản * Phân tích cơ cấu và sự biến động nguồn vốn 1.3.1.2. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh Vốn hoạt động thuần = Nguồn tài trợ thường xuyên – TSDH Nhu cầu VLĐ thường xuyên = Tồn kho và khoản phải thu – Nợ NH 1.3.1.3. Phân tích khái quát Báo cáo kết quả kinh doanh 1.3.2. Phân tích các chỉ số tài chính chủ yếu 1.3.2.1. Nhóm chỉ số về khả năng thanh toán 1.3.2.2. Nhóm chỉ số hiệu quả quản lý tài sản 1.3.2.3. Nhóm chỉ số quản lý nợ 1.3.2.4. Nhóm chỉ số khả năng sinh lợi 1.3.2.5. Nhóm chỉ số giá trị thị trường 1.4. So sánh báo cáo tài chính Việt nam và báo cáo tài chính Mỹ. 1.4.1. Sự giống nhau và khác nhau Về nguyên tắc, BCTC công ty Mỹ và công ty Việt Nan tương tự nhau, tuy nhiên, có một số điểm khác biệt cơ bản: - Tên gọi, nội dung một số BCTC khác nhau. - BCĐKT công ty Mỹ và công ty Việt Nam, về căn bản là như nhau, chỉ khác nhau ở mức độ chi tiết. - Báo cáo thu nhập của công ty Mỹ thường tách các khoản chi phí, trong khi BCKQHĐKD của công ty Việt Nam thì ẩn đi. - Báo cáo thu nhập của công ty Mỹ báo cáo chi tiết hơn. 1.4.2. Những hạn chế của báo cáo tài chính Việt nam hiện nay. - Phân tích BCTC ít khi được tiến hành vì mục đích đánh giá và kiểm soát bởi các nhà quản lý trong nội bộ công ty mà chủ yếu do là những người bên ngoài công ty thực hiện. - Không có dữ liệu bình quân ngành để so sánh. - Do BCKQHĐKD của Việt Nam không tách bạch rõ ràng các khoản chi phí tiền thuê và lãi. - Báo cáo kết quả kinh doanh chỉ dừng lại ở chỗ báo cáo lợi nhuận ròng là bao nhiêu, trong khi thực tế không phải tất cả lợi nhuận ròng đều thuộc vể cổ đông, do công ty phải trích lập một số quỹ khác, nên chỉ tiêu lợi nhuận ròng dễ gây ra sự sai lệch kỳ vọng cho cổ đông. - Mức độ tin cậy của số liệu trên BCTC không cao. 1.5. Các nhân tố ảnh hƣởng đến tình hình tài chính của DN 1.5.1. Nhân tố khách quan 1.5.1.1. Môi trường kinh doanh Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế, tình trạng của nền kinh tế, lãi suất thị trường, lạm phát, chính sách kinh tế và tài chính của Nhà nước đối với doanh nghiệp, mức độ cạnh tranh, thị trường tài chính. 1.5.1.2. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành kinh doanh 1.5.2. Nhân tố chủ quan: Trình độ đội ngũ cán bộ lao động sản xuất: + Trình độ tổ chức quản lý của lãnh đạo: Sự điều hành quản lý phải kết hợp được tối ưu các yếu tố sản xuất, giảm chi phí không cần thiết, đồng thời nắm bắt được cơ hội kinh doanh, đem lại sự phát triển cho DN. + Trình độ tay nghề của người lao động: công nhân sản xuất có trình độ tay nghề cao phù hợp với trình độ dây chuyền sản xuất sẽ khai thác được tối đa công suất thiết bị làm tăng năng suất lao động, tạo ra chất lượng sản phẩm cao, làm tình hình tài chính của doanh nghiệp ổn định. Trình độ kỹ thuật sản xuất: đối với doanh nghiệp có trình độ sản xuất cao, công nghệ hiện đại sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí sản xuất, từ đó hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. CHƢƠNG II. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 10 2.1. Khái quát về công ty Lilama 10 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty cổ phần Lilama 10 (tên gọi tắt: LILAMA 10, JSC) là doanh nghiệp thuộc tổng công ty LILAMA Việt Nam. LILAMA 10, JSC luôn là đơn vị dẫn đầu trong việc lắp đặt và hoàn thành xuất sắc các công trình công nghiệp lớn, quan trọng của đất nước. 2.1.2. Sơ đồ tổ chức chức năng hoạt động của từng bộ phận 2.1.3. Cấu trúc, hoạt động của bộ máy kế toán 2.1.4. Những kết quả đạt đƣợc của công ty qua các năm 2.2. Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần Lilama 10 2.2.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính của Lilama 10 2.2.1.1. Phân tích khái quát tình hình tài sản và nguồn vốn * Phân tích cơ cấu và sự biến động tài sản Nhìn vào bảng biến động giá trị tài sản qua các năm ta thấy: Tổng tài sản tăng dần qua các năm: năm 2010 tổng tài sản tăng 165.229.729.695đ tương đương 33,76% so với năm 2009, năm 2011 tổng tài sản tăng 66.999.247.480đ tương đương 10,23% so với năm 2010; cho thấy quy mô sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng mở rộng. Cơ cấu tài sản của công ty biến động theo chiều hướng: tăng dần tỷ trọng TSDH, giảm dần tỷ trọng TSNH. Năm 2009 tỷ trọng TSDH là 31,6% tăng lên 50,54% vào năm 2010 và 51,04% vào năm 2011, tương ứng tỷ trọng TSNH giảm từ 68,4% năm 2009 còn 49,46% năm 2010 và 48,96% năm 2011. Quy mô tài sản tăng, cơ cấu tài sản thay đổi từ thiên về tài sản ngắn hạn qua thiên về tài sản dài hạn cho thấy công ty đang có xu hướng đầu tư đầu tư vào thiết bị, nhà xưởng để mở rộng sản xuất kinh doanh cả về chiều rộng và chiều sâu. Hướng đi này này được thể hiện rõ nét tại nghị quyết đại hội đồng cổ đông thường niên các năm 2009, 2010, 2011, 2012. Trong năm 2010 tổng tài sản của Lilama 10 tăng chủ yếu là do trong năm công ty đầu tư mạnh vào TSCĐ khiến chi phí xây dựng dở dang tăng vọt. Tiếp đó là sự tăng lên của các khoản phải thu ngắn hạn, tài sản ngắn hạn khác và hàng tồn kho đã gần như bù đắp được sự giảm xuống của tiền và các khoản tương đương tiền. Sang năm 2011, phần lớn chi phí xây dựng dở dang đã kết chuyển thành TSCĐ và bất động sản đầu tư khiến chi phí xây dựng dở dang giảm mạnh, thay vào đó là sự tăng vọt của nguyên giá TSCĐ và bất động sản đầu tư. Do đó, tổng tài sản năm 2011 tăng chủ yếu là do khoản phải thu ngắn hạn tăng. Ta có thể thấy, việc khoản phải thu ngắn hạn tăng qua 3 năm, tăng mạnh vào năm 2011 là dấu hiệu không tốt cho tình hình tài chính của công ty. Ban quản trị công ty cần tìm biện pháp khắc phục kịp thời tình trạng này. * Phân tích cơ cấu và sự biến động nguồn vốn Nhìn vào bảng phân tích cơ cấu và sự biến động nguồn vốn ta thấy nợ phải trả liên tục tăng cả về mặt giá trị và tỷ trọng trong tổng nguồn vốn của Lilama 10. Trong cơ cấu nợ phải trả, nợ ngắn hạn luôn chiểm tỷ trọng lớn nợ dài hạn. Vay và nợ dài hạn chiếm tỷ lệ lớn trong nợ dài hạn của công ty, liên tục tăng cả về giá trị và tỷ trọng trong tổng nguồn vốn, tăng đột biến vào năm 2010. Trong nợ ngắn hạn, khoản mục vay và nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất, tiếp đó là khoản phải trả người bán và người mua trả tiền trước, sự biến động của nợ ngắn hạn phụ thuộc chủ yếu Thñ quü vào ba khoản mục này. Tương ứng với mức tăng tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn thì tỷ trọng VCSH giảm dần trong 3 năm. 2.2.1.2. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho HĐSXKD Năm 2011, công ty đã đạt trạng thái cân bằng tốt, công ty cần tiếp tục hạn chế vay ngắn hạn từ bên ngoài. 2.2.1.3. Phân tích khái quát báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Nhìn vào bảng BCKQHDKD của Lilama 10 ta thấy DTT bán hàng và cung cấp dịch vụ của Lilama 10 liên tục tăng trong 3 năm, năm sau tăng nhiều hơn năm trước, tỷ trọng GVHB trong DTT giảm dần qua 3 năm, chi phí QLDN đều tăng trong 3 năm. Bên cạnh đó, chi phí lãi vay tăng đột biến trong năm 2011 làm giảm đáng kể LNST của công ty. 2.2.2. Phân tích các chỉ số tài chính chủ yếu 2.2.2.1. Nhóm chỉ số về khả năng thanh toán Bảng 2.6: Phân tích khả năng thanh toán ST T Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 1 Tài sản ngắn hạn 334.759.504.3 75 323.818.456.6 54 353.282.937.8 87 2 Tiền và các khoản tương đương tiền 72.566.921.68 3 28.566.909.40 6 34.167.692.94 2 3 Hàng tồn kho 162.558.963.4 56 170.555.934.9 94 141.282.861.0 70 4 Tổng Tài sản 489.415.464.0 24 654.645.193.7 19 721.644.441.1 99 5 Nợ phải trả 364.237.482.2 70 509.861.474.5 00 574.412.699.7 51 6 Nợ ngắn hạn 314.741.401.6 67 356.270.105.1 05 350.913.968.6 09 7 Hệ số khả năng thanh toán tổng 1,34 1,28 1,26 quát (=4/5) 8 Hệ số thanh toán hiện hành (=1/6) 1,06 0,91 1,01 9 Hệ số khả năng thanh toán nhanh (=(1-3)/6) 0,55 0,43 0,60 10 Hệ số thanh toán tức thời (=2/6) 0,23 0,08 0,10 Nguồn: Báo cáo tài chính đã được kiểm toán các năm 2009-2011 Nhìn một cách khái quát ta có thể thấy khả năng thanh toán của Lilama 10 là thấp, thậm chí thấp hơn so với mức trung bình của ngành xây dựng. Tuy nhiên công ty đã hết sức nỗ lực để đưa hệ số khả năng thanh toán nhanh và hệ số khả năng thanh toán tức thời về gần hơn, thậm chí vượt lên trên mức trung bình của ngành xây dựng. Đây là một trong những cố gắng đáng ghi nhận, nhưng chưa đủ để giúp công ty giảm thiểu mối lo ngại về khả năng thanh toán tức thời, khả năng thanh toán nhanh là những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến phá sản doanh nghiệp. Chính vì vậy, các nhà quản trị Lilama 10 cần quan tâm & nỗ lực hơn nữa để năng cao năng lực thanh toán của doanh nghiệp, tạo niềm tin cho nhà đầu tư, nhà cho vay, các đối tác, bạn hàng, cũng như người lao động trong doanh nghiệp. 2.2.2.2. Nhóm chỉ số về hiệu quả sử dụng tài sản Bảng 2.7: Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản STT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 1 Vòng quay tổng TS 1,14 1,01 1,00 2 Suất hao phí của TS so với DTT 0,88 0,99 1,00 3 Vòng quay TSNH 1,60 1,76 2,03 4 Vòng quay hàng tồn kho 2,45 3,07 3,65 5 Kỳ thu tiền bình quân 64,57 63,18 90,12 6 Sức sản xuất của TSDH 3,97 2,39 1,97 Nguồn: Phụ lục 3 Qua việc phân tích ở trên ta có thể thấy hiệu quả sử dụng tài sản của Lilama 10 đang có xu hướng giảm dần, phán ánh một khía cạnh của hiệu quả kinh doanh giảm sút. Tuy nhiên hiệu quả sử dụng tài sản của Lilama 10 vẫn cao hơn hiệu quả sử dụng tài sản trung bình của ngành xây dựng đã một phần nào khẳng định năng lực, vị thế của Lilama 10 trong ngành xây dựng, lắp máy. Trong những năm tới, các nhà quản trị công ty phải có kế hoạch tổ chức quản lý sử dụng tài sản để tăng cường hiệu quả sử dụng tài sản. Muốn được như vậy, công ty phải tăng cường công tác thu hồi nợ và các khoản nợ khó đòi, quản lý hàng tồn kho tốt hơn nữa, quản lý chặt chẽ TSCĐ hơn. 2.2.2.3. Nhóm chỉ số quản lý nợ Bảng 2.8: Phân tích chỉ số quản lý nợ STT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 1 Nợ phải trả 364.237.482.270 509.861.474.500 574.412.699.751 2 Tổng tài sản 489.415.464.024 654.645.193.719 721.644.441.199 3 Lợi nhuận trước thuế 28.695.063.372 33.133.263.183 28.903.623.112 4 Chi phí lãi vay 8.675.173.960 15.676.662.828 59.287.553.619 5 Hệ số nợ so với TS (=1/2) 0,74 0,78 0,80 6 Hệ số khả năng trả lãi vay (=(3+4)/4) 4,31 3,11 1,49 Việc công ty tăng cường sử dụng nợ để tài trợ cho tài sản trong giai đoạn lãi suất thị trường lên cao đã làm giảm khả năng thanh toán lãi vay, là dấu hiệu cho thấy hiệu quả sử dụng nợ của công ty suy giảm. Công ty cần nghiên cứu huy động các nguồn vốn khác ngoài nguồn vốn vay. 2.2.2.4. Nhóm chỉ số khả năng sinh lợi Bảng 2.9: Phân tích khả năng sinh lợi STT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 1 Khả năng sinh lợi của VCSH (ROE) 0,20 0,22 0,16 2 Khả năng sinh lợi của DTT (ROS) 0,05 0,05 0,03 3 Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) 0,06 0,05 0,03 4 Khả năng sinh lợi kinh tế của tài sản 0,09 0,09 0,13 5 Tỷ suất sinh lời của TSNH 0,08 0,09 0,07 6 Tỷ suất sinh lời của TSDH 0,20 0,12 0,07 Nguồn: Phụ lục Khả năng sinh lợi của Lilama10 nhìn chung có cùng biến động giảm với hệ số khả năng sinh lợi trung bình của ngành XD 2.2.2.5. Nhóm chỉ số giá trị thị trường Bảng 2.11: Phân tích chỉ số giá trị thị trƣờng STT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 1 VCSH 125,177,981,754 144,783,719,219 147,231,741,448 2 Số lượng CP đang lưu hành 8,900,000 8,900,000 8,900,000 3 Giá trị thị trường của cổ phiếu 19,800 22,000 5,700 4 EPS 2,719 3,216 2,675 5 Mệnh giá (=1/2) 14,065 16,268 16,543 6 Tỷ số P/E (=3/4) 7.28 6.84 2.13 7 Tỷ số M/B (=3/5) 1.41 1.35 0.34 Nguồn: [1, 14] [...]... hình tài chính của công ty phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển của công ty Đề xuất một số kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước nhằm hỗ trợ tốt hơn cho doanh nghiệp References 1 Công ty cổ phần Lilama 10 (2009, 2 010, 2011), Báo cáo tài chính đã được kiểm toán 3 năm (2009, 2 010, 2011) 2 Công ty cổ phần Lilama 10, (2007), Bản cáo bạch 3 Công ty cổ phần Lilama 10 (2009, 2 010, 2011), Nghị quyết... cao chính là một trong những yếu tố quan trọng giúp công ty ký kết được hợp đồng với các đối tác, làm tăng doanh thu, đồng thời tiết kiệm chi phí, tăng cường hiệu quả kinh doanh, phần nào cải thiện tình hình tài chính của công ty CHƢƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 10 3.1 Định hƣớng phát triển của công ty cổ phần Lilama 10 Phấn đấu LILAMA 10 trở... đồng cổ đông thường niên 3 năm (2 010, 2011, 2012) 4 Nguyễn Tấn Bình (2003), Phân tích hoạt động doanh nghiệp, Nxb Thống kê, Hà Nội 5 Nguyễn Công Bình, Đặng Kim Cương (2009), Phân tích các báo cáo tài chính, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội 6 Ngô Thế Chi, Nguyễn Trọng Cơ (2009), Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp, Nxb Tài chính, Hà Nội 7 Nguyễn Văn Công (2001), Lập, đọc, kiểm tra và phân tích báo. .. quả công việc 3.2.5.3 Thành lập bộ phận chuyên phân tích tài chính thuộc phòng tài chính kế toán Công ty cần thành lập một bộ phận chuyên trách thực hiện công việc phân tích tài chính định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của nhà quản trị doanh nghiệp 3.3 Kiến nghị 3.3.1 Kiến nghị với Bộ Tài Chính Bộ tài chính nên khẩn trương thành lập bộ phận chuyên trách trong việc tổng hợp, thống kê chỉ số ngành Bộ tài. .. công nghệ hiện đại, đơn giá phù hợp với thị trường KẾT LUẬN Quá trình nghiên cứu tìm hiểu luận văn đã đem lại những kết quả: - Chỉ ra những ưu điểm và hạn chế về tài chính của công ty cổ phần Lilama 10 cũng như những nhân tố khách quan và chủ quan đã ảnh hưởng tới tình hình tài chính của công ty Căn cứ vào những nội dung trên, luận văn đã đưa đến những giải pháp giúp cải thiện tình hình tài chính của. .. kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính Nxb Tài chính, Hà Nội 8 Nguyễn Văn Được ( 2004), Kế toán quản trị và phân tích kinh doanh, Nxb Thống kê, Hà Nội 9 Lưu Thị Hương, Vũ Duy Hào (2011), Tài chính doanh nghiệp, Nxb Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội 10 Nguyễn Minh Kiều (2008), Tài chính doanh nghiệp, Nxb Thống kê, Hà Nội 11 Nguyễn Năng Phúc (2008), Giáo trình phân tích báo cáo tài chính, Nxb Đại học kinh... tổng quan về thực trạng tài chính của công ty cổ phần Lilama 10 2.3.1 Những ƣu điểm - Về doanh thu và lợi nhuận: DTT bán hàng và cung cấp dịch vụ của Lilama 10 liên tục tăng trong 3 năm, đều vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra Trong cả 3 năm lợi nhuận trước và sau thuế của Lilama 10 đều dương và khá lớn Tỷ lệ GVHB trên DTT ngày càng giảm cùng với sự tăng lên liên tục của tỷ suất sinh lời của GVHB đã cho thấy... nghiệp hàng đầu của Việt Nam, trong lĩnh vực lắp đặt các máy móc, thiết bị công nghiệp trong và ngoài nước Kế hoạch năm 2012 tiếp tục đầu tư chiều sâu tăng cường thiết bị phục vụ thi công, dự án xây dựng Tòa nhà Lilama1 0 giai đoạn 2 với 25 tầng 3.2 Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần Lilama 10 3.2.1 Nâng cao hiệu quả quản lý tài sản lƣu động 3.2.1.1 Xây dựng chính sách... 9001:2000, 3.2.4.2 Nâng cao khả năng sinh lợi của tài sản Để nâng cao khả năng sinh lời của tài sản, một mặt công ty áp dụng các biện pháp làm tăng doanh thu, giảm chi phí để tăng lợi nhuận như đã đề cập ở trên; mặt khác công ty có thể tăng số vòng quay của tổng tài sản Muốn nâng cao số vòng quay của tổng tài sản, công ty phải tăng doanh thu và điều chỉnh cơ cấu tài sản theo hướng tăng cường đầu tư TSCĐ,... của tiền và chi phí giao dịch khi phải chuyển đổi từ tài sản đầu tư thành tiền mặt để sẵn sang cho chi tiêu 3.2.2 Tăng cƣờng công tác quản lý tài sản cố định Để tăng hiệu quả sử dụng TSCĐ, công ty cần thực hiện các biện pháp sau: - Có kế hoạch đầu tư và sử dụng TSCĐ hợp lý, dựa vào nhu cầu của công ty và công dụng, tuổi thọ của tài sản nhằm tận dụng khai thác hết khả năng của các TSCĐ - Với những tài . 1. Công ty cổ phần Lilama 10 (2009, 2 010, 2011), Báo cáo tài chính đã được kiểm toán 3 năm (2009, 2 010, 2011) 2. Công ty cổ phần Lilama 10, (2007), Bản cáo bạch 3. Công ty cổ phần Lilama 10. của đề tài là các báo cáo tài chính của DN được trình bày trên hệ thống báo cáo tài chính hàng năm của Công ty cổ phần Lilama 10. - Phạm vi nghiên cứu: Phân tích hệ thống BCTC của công ty cổ. về báo cáo tài chính và phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp. 1.1.1. Khái niệm, phân loại báo cáo tài chính doanh nghiệp. 1.1.1.1. Khái niệm báo cáo tài chính doanh nghiệp. Báo cáo tài chính

Ngày đăng: 25/08/2015, 08:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan