Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển làng nghề đồ gỗ Đồng Kỵ, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh theo hướng bền vững; từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy phát tr
Trang 1Phát triển bền vững làng nghề đồ gỗ Đồng
Kỵ, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh
Dương Thanh Văn
Trường Đại học Kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn ThS Kinh doanh và quản lý: 60 34 01 Người hướng dẫn : PGS.TS Nguyễn Ngọc Hồi
Năm bảo vệ: 2013
84 tr
Abstract Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển làng nghề đồ gỗ Đồng Kỵ, thị xã Từ
Sơn, tỉnh Bắc Ninh theo hướng bền vững; từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy phát triển bền vững làng nghề đồ gỗ Đồng Kỵ trong thời gian tới
Keywords Kinh doanh quản lý; Phát triển bền vững; Làng nghề; Làng nghề đồ gỗ Đồng
Kỵ; Bắc Ninh
Content
1 Tính cấp thiết của đề tài
Lịch sử nông thôn Việt Nam gắn liền với phát triển nông nghiệp và các LN Đây
là một trong những nét đặc trưng cơ bản về truyền thống kinh tế, văn hoá, xã hội của nông thôn Việt Nam Nhiều thế hệ người Việt Nam đã lam lũ, không ngừng sáng tạo trong suốt hàng nghìn năm để hình thành một hệ thống LN phong phú mà kết tinh trong nó là những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc
Trong quá trình mở cửa hội nhập, xây dựng nền KTTT định hướng XHCN, phấn đấu đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, Đảng ta luôn xác định việc mở rộng và phát triển các LN là một trong những nội dung quan trọng của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn Đây không chỉ là vấn đề
có ý nghĩa trước mắt mà còn có ý nghĩa lâu dài trong sự phát triển kinh tế nông thôn Đặc biệt ở vùng Đồng bằng sông Hồng, đất chật, người đông và nhiều làng xã phổ biến
Trang 2là kinh tế thuần nông, thì phát triển LN sẽ là cầu nối giữa nông nghiệp và công nghiệp, giữa nông thôn và thành thị, đảm bảo cho kinh tế nông thôn PTBV
Đối với Bắc Ninh, phát triển LNTT là bước đi đúng đắn để thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương và Tỉnh đã đề ra chủ trương khôi phục, phát triển Những năm qua, các LNTT trên địa bàn Tỉnh không những góp phần rất lớn trong việc giải quyết việc
làm (trên 72.000 lao động thường xuyên và trên 10.000 lao động thời vụ), nâng cao
thu nhập cho người lao động, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, mà còn góp phần giải quyết các vấn đề xã hội ở khu vực nông thôn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và bảo tồn giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc Từ đó, tạo tiền đề cần thiết cho quá trình CNH, HĐH diễn ra sâu rộng trên phạm vi cả nước Vì vậy, phát triển sản xuất tại các
LN là một việc làm rất quan trọng
LNĐG Đồng Kỵ là một trong những LNTT của tỉnh Bắc Ninh Trải qua mấy trăm năm, từ một LNTT chỉ chuyên làm nghề mộc, đến nay, Đồng Kỵ đã trở thành một trung tâm chuyên cung cấp các sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ cho thị trường trong nước và xuất khẩu, tạo công ăn việc làm ổn định cho người dân địa phương và các vùng lân cận… Bên cạnh những tác động tích cực, LNĐG Đồng Kỵ cũng như nhiều LNTT khác đang đứng trước không ít khó khăn, thách thức trong việc duy trì phát triển sản xuất như: nguồn vốn hạn hẹp; công nghệ, thiết bị lạc hậu; khả năng tổ chức quản lý còn hạn chế; trình độ tay nghề của người lao động chưa cao; nguyên liệu đầu vào ngày càng khan hiếm; sự canh tranh gay gắt từ thị trường bên ngoài…, đặc biệt là tình trạng ONMT ngày càng nghiêm trọng đã ảnh hưởng trực tiếp đến sự PTBV của LN Vì vậy, khắc phục những yếu tố thiếu bền vững trong quá trình phát triển tại LNĐG Đồng Kỵ cũng như các LNTT khác đang là vấn đề nhận được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong Tỉnh, cũng như trên địa bàn các LN
Thấy được tầm quan trọng của vấn đề đó, học viên quyết định lựa chọn đề tài
“Phát triển bền vững làng nghề đồ gỗ Đồng Kỵ, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh” làm
đề tài luận văn thạc sỹ, chuyên ngành quản lý kinh tế
2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu
Trang 3Hiện nay, việc phát triển các LN ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học Thời gian qua đã có một số công trình, đề tài nghiên cứu về vấn đề này
ở những khía cạnh khác nhau Tuy nhiên, trong phạm vi nhỏ của một LN thì có rất ít những công trình, đề tài đi sâu nghiên cứu và phân tích về thực trạng phát triển của một LN, từ đó đưa ra giải pháp cho sự PTBV của chính LN đó, nhất là một LN phát triển mạnh như LNĐG Đồng Kỵ
2.1 Nhóm các nghiên cứu về phát triển nông nghiệp nông thôn và làng nghề nói chung
+ “Các ngành nghề nông thôn Việt Nam” của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội (1998)
+ “Làng nghề Việt Nam và môi trường” của Đặng Kim Chi (chủ biên), Nguyễn
Ngọc Lân, Trần Lệ Minh, Nxb Khoa học và Kỹ Thuật, Hà Nội (2005)
+ “Những giải pháp nhằm phát triển làng nghề ở một số tỉnh Đồng bằng sông
Hồng” của GS TS Nguyễn Trí Dĩnh, Hà Nội (2005)
+ “Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa” của TS
Dương Bá Phương, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội (2001)
+ “Làng nghề du lịch Việt Nam” của GS TS Hoàng Văn Châu, Nxb Thống kê,
Hà Nội (2007)
+ “Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam” của ThS Bùi Văn Vượng, Nxb
Văn hoá (1998)
+ “Phát triển làng nghề theo hướng bền vững ở Việt Nam trong tiến trình hội
nhập kinh tế thế giới” của TS Nguyễn Văn Hiến, Tạp chí phát triển và hội nhập (số 4
(14), tháng 5 và 6/2012)
+ “Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa” của TS Mai Thế Hởn, GS TS Hoàng Ngọc Hoà, PGS TS Vũ Văn Phúc, Nxb
Chính trị Quốc gia (2003)
Trang 4Các nghiên cứu trên đã cho thấy một bức tranh toàn cảnh về lịch sử phát triển, phân loại LN Việt Nam; hiện trạng KT-XH LN Việt Nam; hiện trạng môi trường các LN; những tồn tại ảnh hưởng tới sự phát triển KT-XH LN Việt Nam ; qua đó, dự báo
xu hướng phát triển và mức độ ONMT do hoạt động LN gây ra trong tương lai Đồng thời, đưa ra hệ thống các giải pháp cho phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu về LN trong những năm gần đây mới chỉ đưa ra những vấn đề chung về phát triển cho các LN mà chưa trực tiếp bàn vấn đề PTBV LN, nhất là LNĐG Đồng Kỵ
2.2 Nhóm các nghiên cứu tình hình phát triển của các làng nghề trong và ngoài tỉnh Bắc Ninh
+ “Phát triển làng nghề ở Bắc Ninh theo hướng công nghiệp hóa nông thôn”,
Luận án Tiến sỹ của Lê Văn Hương (2010)
+ “Quá trình hoàn thiện các chính sách thúc đẩy phát triển làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn từ 1997 đến 2003 - Thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp”, Luận án
Tiến sỹ của Nguyễn Như Chung (2010)
+ “Làng nghề, phố nghề Thăng Long, Hà Nội” của Bộ Văn hoá Thông tin (2000)
+ “ Làng nghề Hà Tây” của Sở Công nghiệp Hà Tây (2001)
+ “Nghề, làng nghề thủ công truyền thống Nghệ An" do Sở Khoa học, Công nghệ
và Môi trường và Hội Văn nghệ Dân gian Nghệ An phối hợp nghiên cứu (PGS TS Ninh Viết Giao chủ biên) (1998)
+ “Điều tra khảo sát làng nghề truyền thống và tìm giải pháp khôi phục phát
triển” do Sở Công nghiệp Nghệ An thực hiện (2001)
+ “Nghề thủ công truyền thống Quảng Ngãi”, Nxb Chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh (2003)
Các nghiên cứu trên đã phân tích lịch sử hình thành và phát triển của nghề thủ công và tình hình phát triển nghề, LN thủ công truyền thống trên địa bàn các tỉnh,
Trang 5thành phố; giới thiệu một số nghề ở một số địa phương, quy trình và thực trạng sản xuất Các giải pháp đưa ra có đề cập đến cơ chế chính sách mang tính định hướng, có tác động đến khu vực LN, nhưng chưa tập trung đi sâu nghiên cứu các giải pháp cụ thể đảm bảo cho sự PTBV các LN
2.3 Nhóm các bài viết, nghiên cứu về tình hình phát triển làng nghề đồ gỗ Đồng Kỵ, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh
+ “Phát triển kinh tế làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, Bắc Ninh và vấn đề ô
nhiễm môi trường”, Luận văn tốt nghiệp đại học của Lê Thị Thành (2012)
+ “Sự ra đời của nghề mộc và nghề chạm khảm gỗ làng Đồng Kỵ với sự phát
triển du lịch Bắc Ninh”, Luận văn tốt nghiệp đại học của Nguyễn Thị Hoa (2012)
Ngoài ra, còn có một số bài nghiên cứu trên các tạp chí, các bài tham luận đề cập đến sự phát triển của LNĐG Đồng Kỵ theo nhiều khía cạnh khác nhau Tuy nhiên, chưa có một bài viết nào nghiên cứu sâu, cụ thể dưới dạng luận văn thạc sỹ, luận án khoa học về sự PTBV LNĐG Đồng Kỵ
3 Mục đích nghiên cứu của luận văn
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về PTBV LNĐG Đồng Kỵ, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, đề xuất phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy sự PTBV LNĐG Đồng Kỵ trong thời gian tới
4 Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
- Làm rõ một số vấn đề lý luận về LN và PTBV LN ở Việt Nam; đồng thời, khảo sát kinh nghiệm PTBV LN ở một số địa phương trong cả nước
- Đánh giá đúng thực trạng phát triển LNĐG Đồng Kỵ theo hướng bền vững trong những năm gần đây; chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế, yếu kém cùng nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém
- Đề xuất phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy PTBV LNĐG Đồng
Trang 6Kỵ trong thời gian tới
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: PTBV LNĐG Đồng Kỵ
- Phạm vi nghiên cứu: LNĐG Đồng Kỵ nằm trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh
- Thời gian khảo sát, đánh giá: từ năm 2006 đến 2013
6 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; kết hợp phương pháp lịch sử với phương pháp lôgic để tiếp cận nghiên cứu cơ sở lý luận PTBV LNĐG Đồng Kỵ; đồng thời sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp số liệu, phương pháp so sánh, phương pháp chuyên gia, dựa trên các nguồn số liệu, tư liệu thu thập được trong quá trình khảo sát thực tiễn để đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp PTBV LNĐG Đồng Kỵ Luận văn cũng tham khảo những tài liệu của chính quyền và nhân dân địa phương: Ban Quản lý các KCN thị xã Từ Sơn; UBND phường Đồng Kỵ; các cụ trong Ban Di tích, Ban Khánh tiết phường Đồng Kỵ, thị xã
Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh
7 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của luận văn được trình bày theo 3 chương, gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển bền vững làng nghề
Chương 2: Thực trạng phát triển bền vững làng nghề đồ gỗ Đồng Kỵ
Chương 3: Giải pháp phát triển bền vững làng nghề đồ gỗ Đồng Kỵ
Trang 7TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006), Thông tư số 116/2006/TT-BNN
hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn, Hà Nội
2 Chính Phủ (2013), Quyết định số 58/2013/QĐ-TTg ngày 15/10/2013 của Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Hà Nội
3 Đỗ Kim Chung, Phạm Vân Đình, (1997), Kinh tế nông nghiệp, Nxb Nông nghiệp,
Hà Nội
4 Nguyễn Như Chung (2010), Quá trình hoàn thiện các chính sách thúc đẩy phát triển
làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn từ 1997 đến 2003 - Thực trạng, kinh nghiệm
và giải pháp, Luận án Tiến sỹ, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội
5 Mai Thanh Cúc, Quyền Đình Hà (đồng chủ biên), Nguyễn Trọng Đắc, Nguyễn Thị
Tuyết Lan (2005), Giáo trình phát triển nông thôn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội
6 Nguyễn Trí Dĩnh (2005), Những giải pháp nhằm phát triển làng nghề ở một số tỉnh
Đồng bằng sông Hồng, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội
7 Đảng Cộng sản Việt Nam (1986, 1991, 1996, 2001, 2006 và 2011), Văn kiện Đại
hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX, X và XI, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội
8 Nguyễn Văn Hiến (2012), “Phát triển làng nghề theo hướng bền vững ở Việt Nam
trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới”, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, 4 (14),
tr 39-42
9 Huyện ủy lâm thời huyện Từ Sơn (2000), Báo cáo của Ban chấp hành lâm thời Đảng bộ
huyện tại Đại hội đại biểu lần thứ XIV Đảng bộ huyện Từ Sơn, Bắc Ninh
10 Lê Thị Thành (2012), Phát triển kinh tế làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, Bắc
Ninh và vấn đề ô nhiễm môi trường, Luận văn tốt nghiệp, Đại học Kinh tế Quốc
Trang 8dân, Hà Nội
11 Tỉnh ủy Bắc Ninh (1998), Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 25/05/1998 của Ban chấp
hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh về việc phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp Bắc Ninh, Bắc Ninh
12 Tỉnh ủy Bắc Ninh (2000), Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 03/02/2000 của Ban
thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng, phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, Bắc Ninh
13 Tỉnh ủy Bắc Ninh (2001), Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 06/05/2001 của Ban chấp
hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh về xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, Bắc Ninh
14 Tỉnh ủy Bắc Ninh (2005 và 2010), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc
Ninh lần thứ XVI, XVII và XVIII, Bắc Ninh
15 Tổng Cục Thống kê, (2012), Kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy
sản năm 2011, Nxb Thống kê, Hà Nội
16 Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam (2000), Làng nghề phố nghề
Thăng Long - Hà Nội, Hà Nội
17 Bùi Cách Tuyến, Hoàng Văn Thức (2013), Sáu vấn đề môi trường cấp bách và bảy
nhóm giải pháp đối với công tác bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay, Tạp chí
Môi trường, Hà Nội
18 Ủy Ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh (2001), Quyết định số 60/2001/QĐ-UB ngày
26/06/2001 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh về việc ban hành quy định ưu đãi khuyến khích đầu tư trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, Bắc Ninh
19 Ủy Ban Nhân dân phường Đồng Kỵ (2008, 2009, 2010, 2011, 2012), Báo cáo tổng
kết năm, Bắc Ninh
Trang 920 Hoàng Văn Xô (2000), “Phát triển tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn Việt Nam”,
Tạp chí kinh tế và phát triển, (12), Tr 31-33
21 Trần Minh Yến (2003), Phát triển làng nghề truyền thống ở nông thôn Việt Nam
trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Viện
Kinh tế học, Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia, Hà Nội
Và một số website:
22 website: http://www.bacninh.gov.vn
23 website: http://www.baobacninh.bacninh.vn
24 website: http://www.baomoi.com
25 website: http://www.facecom.vn
26 website: http://www.gso.gov.vn
27 website : http://www.langnghe.org.vn
28 website: http://langnghecham.com
29 website: http://www.nhandan.com.vn
30 website: http://www.nld.com.vn
31 website: http://old.voer.edu.vn
32 website: http://www.thaibinh.gov.vn
33 website: http://www.tchdkh.org.vn/tchitiet.asp?code=1040
34 website: http://vneconomy.vn