Nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh nghệ an

5 191 0
Nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh nghệ an

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nâng cao khả năng cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Nghệ An Võ Thị Thu Hồng Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS ngành: Quản trị kinh doanh; Mã số: 60 34 05 Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Nghiến Năm bảo vệ: 2008 Abstract: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về cạnh tranh tín dụng ngân hàng và các vấn đề liên quan đến khả năng cạnh tranh của ngân hàng thương mại. Khái quát về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Nghệ An. Phân tích khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Nghệ An thông qua các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh, và các công cụ cạnh tranh của ngân hàng, qua đó, đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của Ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Nghệ An. Kiến nghị một số giải pháp trên các phương diện như: đẩy mạnh ứng dụng công nghệ; nâng cao hiệu quả của quản trị rủi ro tín dụng; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tăng cường hiệu quả của công tác Marketing…nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, chi nhánh Nghệ An. Keywords: Ngân hàng đầu tư và phát triển; Năng lực cạnh tranh; Quản trị kinh doanh; Tài chính; Nghệ An Content 1.Tính cấp thiết của đề tài Sự cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính đang ngày càng trở nên quyết liệt khi ngân hàng và các đối thủ cạnh tranh mở rộng danh mục dịch vụ. Các ngân hàng, các quỹ đầu tư, các quỹ hưu trí, các hiệp hội tiết kiệm… đang cạnh tranh để tìm kiếm các nguồn tiết kiệm và thị trường dịch vụ. Áp lực cạnh tranh đóng vai trò như một lực đẩy tạo ra sự phát triển dịch vụ cho tương lai. Cạnh tranh thúc đẩy các ngân hàng cung cấp các tiện ích ngày càng tốt hơn cho khách hàng. Công chúng có một mức thu nhập khá hơn từ khoản tiết kiệm của mình. Nhiều loại tài khoản tiền gửi mới được phát triển. Lãi suất cho vay và điều kiện cho vay cũng thông thoáng hơn. Đầu năm 90, thời gian xét duyệt cho vay có khi phải vài tuần, cho đến vài tháng, thời gian chuyển tiền cũng hàng chục ngày. Hiện nay, chỉ sau khoảng 5-10 giây, ngân hàng phải trả lời có cho vay hay không, chuyển tiền chỉ mất vài giờ hoặc vài ngày. Cạnh tranh buộc các ngân hàng trong nước phải áp dụng công nghệ mới thay đổi tư duy về tuyển dụng nhân sự, mức lương, quảng cáo và đặc biệt chú ý tới chất lượng phục vụ. Đặc biệt ngày nay trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế với xu thế toàn cầu hoá và lĩnh vực ngân hàng - tài chính cũng nằm trong xu thế đó, thậm chí nghành ngân hàng còn là một trong những lĩnh vực ưu tiên hàng đầu, thì vấn đề cạnh tranh trong lĩnh vực này càng gay gắt hơn vì lúc đó các ngân hàng trong nước không những cạnh tranh với nhau mà còn phải đối mặt với các ngân hàng nước ngoài. Mà những ngân hàng nước ngoài thường có uy tín, trình độ quản lý tốt, lại có lợi thế lớn về vốn và công nghệ, cách thức tiếp thị rất bài bản vì thế ngay khi xâm nhập thị trường Việt Nam họ có thể thu hút khách hàng. Với vai trò phục vụ đầu tư phát triển thì ngân hàng đầu tư và phát triển nói chung hay chi nhánh Nghệ An nói riêng đã và đang ngày càng nâng cao được uy tín về cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế đồng thời cũng khẳng định được giá trị của thương hiệu BIDV trong lĩnh vực phục vụ các dự án, chương trình lớn của đất nước. Vì vậy để vượt qua những khó khăn, thử thách trong điều kiện cạnh tranh hiện nay nhằm duy trì và củng cố vị thế hàng đầu trong những ngân hàng thương mại của Việt Nam thì Ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Hà Nội phải đối mặt với vấn đề làm thế nào để nâng cao khả năng cạnh tranh trước các ngân hàng trong nước và quốc tế. Nhận thức được vấn đề này, em đã lựa chọn đề tài: “Nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường của Ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Nghệ An” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Kể từ khi thành lập cho đến năm 2002 thì vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng ĐT&PTNA không được sự quan tâm của ban lãnh đạo của ngân hàng. Bởi vì sự ra đời của ngân hàng gắn liền với nhiệm vụ phát triển đất nước, dưới sự chỉ đạo và hỗ trợ của nhà nước, cho nên bản thân ngân hàng không phải cạnh tranh với bất cứ ngân hàng nào. Nhưng một vài năm trở lại đây, với sự xuất hiện của hàng loạt các ngân hàng thương mại cổ phần, các tổ chức tài chính khác… đã làm cho thị phần của ngân hàng giảm hẳn buộc ngân hàng phải đối mặt với vấn đề làm thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh ngân hàng trên thị trường. Đặc biệt với xu thế hội nhập toàn cầu như hiện nay thì ban lãnh đạo của ngân hàng đã đang và tiếp tục nghiên cứu. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh tại ngân hàng Đầu tư & phát triển chi nhánh Nghệ An. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu các lý luận cơ bản về khả năng cạnh tranh của ngân hàng - Nghiên cứu về thực trạng khả năng cạnh tranh của ngân hàng ĐT&PTNA - Nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng ĐT&PTNA. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề khả năng cạnh tranh trên thị trường của ngân hàng của ngân hàng ĐT&PTNA. Phạm vi nghiên cứu: Trong hoạt động tín dụng ngắn hạn. Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2005 - 2007. 5. Phương pháp nghiên cứu - Dựa trên việc thu thập thông tin thực tế và xử lý thông tin bằng máy tính để tính toán, phân tích và so sánh năng lực cạnh tranh của ngân hàng ĐT&PTNA so với các đối thủ cạnh tranh chính trong khu vực. - Dựa vào ý kiến của các chuyên gia kinh tế, các khách hàng bằng cách dùng “phiếu điều tra” để đánh giá khả năng cạnh tranh của ngân hàng ĐT&PTNA so với các ngân hàng khác trên địa bàn Tỉnh Nghệ An. 6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn - Hệ thống hoá một số lý luận cơ bản về cạnh tranh và khả năng cạnh tranh của ngân hàng. - Đưa ra các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh trong ngân hàng. - Đưa ra các công cụ cạnh tranh của ngân hàng. - Đánh giá năng lực cạnh tranh và đề xuất một số giải pháp nhằm năng cao khả năng cạnh tranh của Ngân hàng ĐT&PTNA. 7. Bố cục của luận văn Nội dung của luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1 của khoá luận trình bày lý luận chung về cạnh tranh tín dụng ngân hàng và các vấn đề liên quan đến khả năng cạnh tranh của ngân hàng thương mại. Chương 2 của khoá luận là dựa vào những lý luận đưa ra ở chương 1 và sử dụng các số liệu thực tế thu thập được để đánh giá khả năng cạnh tranh của ngân hàng ĐT&PTNA thông qua các chỉ tiêu và các công cụ cạnh tranh. Qua đó để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của ngân hàng ĐT&PTNA. Chương 3 của khoá luận là trên cơ sở khắc phục những điểm yếu và phát huy những điểm mạnh của ngân hàng để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng ĐT&PTNA. References 1. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư & phát triển Nghệ An. 2. Phạm Thanh Bình: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM Việt Nam trong điều kiện hội nhập KTQT”. Kỷ yếu hội thảo - Uỷ ban kinh tế & ngân sách của Quốc hội: Vai trò của hệ thống ngân hàng trong 20 năm đổi mới ở Việt Nam. Hà Nội, 1/2006 3. TS - Phan Thị Thu Hà, giáo trình ngân hàng thương mại - Đại học kinh tế quốc dân, khoa ngân hàng tài chính, Nhà xuất bản thống kê – 2004. 4. TS – Phan Thị Minh Hiền, giáo trình Marketing ngân hàng - Học viện ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê – 2003. 5. Luật Ngân hàng và Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam, NXB Thống kê, T4/1999. 6. Khắc Luyện, Gia hạn nợ vay ngân hàng: Phải xuất phát từ yếu tố khách quan. Tạp chí ngân hàng số 9 tháng 5/200Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quyết định của thống đốc Ngân hàng nhà nước ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN. 7. PGS.TS Nguyễn Thị Mùi, Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB thống kê 2005. Phan Đức Quang, Kiểm soát các rủi ro của hoạt động cho vay đối với các Ngân hàng thương mại trong quá trình hội nhập kinh tế, Tạp chí Ngân hàng số 11 tháng 6/2006. 8. ThS. Vũ Thuý Ngọc, Hệ thống kiểm soát nội bộ của một ngân hàng hiện đại, Tạp chí Ngân hàng số 9 tháng 5/2006. 9. Peter S. Rose, “Quản trị ngân hàng thương mại”, NXB McGraw-Hill Irwin, 1/1988. 10. Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Rủi ro và những biện pháp hạn chế rủi ro, Tạp chí Ngân hàng số 15 tháng 8/2006. 11. TS. Nguyễn Hữu Tài (chủ biên), Giáo trình lí thuyết tài chính tiền tệ, NXB Thống kê 2002. 12. TS. Nguyễn Văn Tiến: “Đánh giá và phòng ngừa Rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng”. NXB Thống kê – 2002. 13. GS. TS. Lê Văn Tư, Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính 2005. 14. Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung Ương và UNNP: “Chính sách phát triển kinh tế: kinh nghiệm và bài học của Trung Quốc”, NXB Đại học Giao thông vận tải, 2003. 15. Một số Website sau: - www.bidv.com.vn - www.vcb.com.vn - www.agribank.com.vn - www.icb.com.vn - www.kienthuckinhte.com - www.tim.vietbao.vn - www.vietnamnet.vn : . về cạnh tranh tín dụng ngân hàng và các vấn đề liên quan đến khả năng cạnh tranh của ngân hàng thương mại. Khái quát về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Nghệ An. Phân tích khả năng cạnh. về cạnh tranh và khả năng cạnh tranh của ngân hàng. - Đưa ra các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh trong ngân hàng. - Đưa ra các công cụ cạnh tranh của ngân hàng. - Đánh giá năng lực cạnh. cạnh tranh trong lĩnh vực tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Nghệ An thông qua các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh, và các công cụ cạnh tranh của ngân hàng,

Ngày đăng: 24/08/2015, 23:09

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan