Ảnh hưởng của chính sách lãi suất đối với hoạt động của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh Lê Thị Phượng Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS Chuyên ngành: Quản lý kinh tế; Mã số 60 34 01 Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thư Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Quản lý kinh tế; Lãi suất; Ngân hàng. Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong nền kinh tế thị trường, lãi suất là một loại giá rất nhạy cảm và là một biến số luôn luôn được quan tâm theo dõi một cách chặt chẽ. Các nhà kinh tế cho rằng, sự dao động của lãi suất ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập quốc dân, tới quyết định tiết kiệm và đầu tư của các cá nhân và doanh nghiệp, tới tỷ giá hối đoái, do đó, lãi suất ảnh hưởng tới cán cân thương mại. Chính vì vậy, việc hoạch định và thực thi chính sách lãi suất để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu trong nền kinh tế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Thực tế cho thấy, một chính sách lãi suất đúng đắn sẽ có tác động tích cực tới việc đạt được các mục tiêu kinh tế, ngược lại, khi chính sách lãi suất không phù hợp sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng của nền kinh tế. Ngân hàng là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, vì vậy, hoạt động kinh doanh của ngân hàng chịu sự tác động, chi phối mạnh mẽ từ chính sách lãi suất. Với bất kỳ sự thay đổi nhỏ trong điều hành chính sách lãi suất, đều ảnh hưởng tới hoạt động của ngân hàng. Đặc biệt, lãi suất được ví là điểm nóng nhất của nền kinh tế trong năm 2012, là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong năm 2013 và tiếp tục được theo dõi chặt chẽ trong năm 2014. Kéo theo đó, hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh nói riêng có sự biến chuyển mạnh mẽ. Như vậy, nghiên cứu chính sách lãi suất và tác động của nó đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hà Tĩnh nói riêng là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao trong bối cảnh lãi suất biến động mạnh như hiện nay. Trên ý nghĩa ấy, tôi lựa chọn đề tài: “Ảnh hưởng của chính sách lãi suất đối với hoạt động của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh” làm luận văn thạc sĩ của mình. Vậy vấn đề đặt ra cho luận văn là cơ sở lý luận và thực tiễn nào để nghiên cứu chính sách lãi suất? Lãi suất và chính sách lãi suất có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động ngân hàng? Cần những giải pháp gì tiếp tục hoàn thiện chính sách lãi suất để nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng? Đó là những câu hỏi nghiên cứu mà luận văn này phải giải đáp. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Lãi suất là biến số trung tâm trong hoạt động kinh tế và mang tính thời sự cao, do vậy, lãi suất và chính sách lãi suất được bàn tới trong nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả. Các bài viết nổi bật có thể kể đến như: - “Cơ chế điều hành lãi suất của ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các đề xuất chính sách” của TS. Nguyễn Đình Luận (2013) tạp chí Phát triển và hội nhập số 11 (21) tháng 07- 08/2013 trang 16-20. Tác phẩm khẳng định lãi suất giữ vai trò hết sức quan trọng là một trong những đòn bẩy kinh tế trong nền kinh tế thị trường. Trong tác phẩm tác giả đã nêu khái quát ảnh hưởng của lãi suất đến nền kinh tế nói chung cũng như hoạt động của các ngân hàng thương mại. Tác giả đã tổng quát lại cơ chế điều hành lãi suất của ngân hàng Nhà nước qua các năm, đồng thời đưa ra các đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách lãi suất trong thời gian tới. - “Bàn thêm về điều hành lãi suất đối với thị trường tiền tệ” của ThS. Nguyễn Cao Hoàng (2014) tạp chí Tài chính số 4 năm 2014. Tác phẩm nêu rõ lãi suất là giá cả của vốn tiền tệ, là một chỉ số kinh tế tổng hợp, chịu tác động bởi nhiều nhân tố kinh tế vĩ mô, tài chính- tiền tệ ở trong nước và ngoài nước. Từ phân tích diễn biến tiền tệ, lãi suất tác giả đưa ra các nhận xét về cơ chế điều hành lãi suất đối với hoạt động của các ngân hàng thương mại, cũng như đối với thị trường tiền tệ, và đưa ra định hướng điều hành lãi suất trong thời gian tới. - “Ảnh hưởng của thay đổi lãi suất đến hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại” Võ Thành Danh, Lê Trương Minh Triết, tạp chí Nghiên cứu phát triển số 1/2009. Tác phẩm phân tích tình hình biến động lãi suất ở Việt Nam, các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại, ảnh hưởng của lãi suất cho vay đến dư nợ vay và các loại rủi ro lãi suất. Tác phẩm nêu rõ tầm quan trọng của lãi suất đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại. Một số nghiên cứu khác đã phân tích, đưa ra các kiến nghị, giải pháp điều hành lãi suất, góp phần giải quyết các vấn đề nóng về lãi suất trên thị trường, tiêu biểu có thể kể đến các tác phẩm như: - “Một số kiến nghị để điều hành lãi suất hiệu quả” của ThS. Huỳnh Thị Thúy Giang (2011) tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ số 11 năm 2011 trang 21. Tác phẩm phân tích những phản ứng của thị trường đối với chính sách điều hành lãi suất của Ngân hàng nhà nước, những hạn chế đã bộc lộ khi áp dụng chính sách trong thực tiễn, và đưa ra các kiến nghị khắc phục các hạn chế đó. Giúp các ngân hàng điều hành lãi suất hiệu quả. - “Quản lý lãi suất của ngân hàng thương mại trong môi trường cạnh tranh hiện nay” của TS. Hà Thị Sáu (2012) tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ số 8 năm 2012. Tác phẩm phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mức lãi suất được áp dụng trong các ngân hàng thương mại, từ đó đưa ra cách xác định được mức lãi suất hợp lý và có thể quản lý lãi suất đạt hiệu quả nhất cho các ngân hàng trong môi trường cạnh tranh. Một số luận án tiến sĩ đã nghiên cứu về lãi suất và cơ chế lãi suất trong hoạt động ngân hàng như: - "Quản lý rủi ro lãi suất trong hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam" của tác giả Tạ Ngọc Sơn (2011) Hoạt động ngân hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro, trong đó rủi ro lãi suất là loại rủi ro thường xuyên xuất hiện và gây ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động, hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Luận án đề xuất chuẩn hóa chính sách quản lý rủi ro lãi suất, trong đó xác định rõ chức năng nhiệm vụ của Hội đồng Quản trị ngân hàng, Ban Giám đốc, Phòng quản lý rủi ro, Phòng kiểm soát nội bộ, qui trình quản lý rủi ro lãi suất trong các ngân hàng thương mại Việt Nam bao gồm bốn bước: nhận dạng, đo lường, giám sát và kiểm soát rủi ro lãi suất, nhằm hoàn thiện qui trình quản lý rủi ro lãi suất tại các ngân hàng này. Nhìn chung, các tác phẩm, bài viết đều nêu được tầm quan trọng của nghiên cứu lãi suất, chính sách lãi suất trong nền kinh tế thị trường nói chung và đặc biệt đối với hoạt động ngân hàng. Các bài viết đã phân tích các nguyên nhân gây biến động lãi suất, đưa ra các giải pháp hoàn thiện chính sách lãi suất, cũng như các giải pháp điều hành lãi suất hiệu quả. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu ảnh hưởng của chính sách lãi suất một cách tổng quan dựa trên thực tiễn hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh. Việc nghiên cứu diễn biến lãi suất, tác động của chính sách lãi suất trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của một ngân hàng cụ thể, giúp đánh giá những thành công, hạn chế khi đưa chính sách vào áp dụng thực tiễn. Đặc biệt, trong giai đoạn chúng ta đang nỗ lực khôi phục nền kinh tế, chính sách lãi suất thường xuyên có sự điều chỉnh, biến số lãi suất trở nên nhạy cảm và biến động mạnh mẽ. Sự thay đổi này ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng như thể nào? Những thay đổi của chính sách lãi suất đó có tạo được hiệu ứng tích cực đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng, từ đó, tạo động lực to lớn để khôi phục sản xuất kinh doanh hay không? Đồng thời, từ những phân tích, đánh giá, có thể đưa ra những giải pháp thiết thực cho việc hướng tới một chính sách lãi suất phù hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng, góp phần quan trọng khôi phục nền sản xuất kinh doanh, khôi phục hệ thống kinh tế. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Mục đích Mục đích nghiên cứu của đề tài là dựa vào những thành công và hạn chế rút ra từ phân tích ảnh hưởng của chính sách lãi suất đối với hoạt động của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh từ năm 2008 đến năm 2013, tìm hiểu những nguyên nhân cơ bản của tình trạng đó và đề xuất các giải pháp phù hợp với điều kiện nền kinh tế hiện nay cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh, nhằm hoàn thiện chính sách lãi suất và công tác quản lý lãi suất tại chi nhánh. Nhiệm vụ - Hệ thống hóa vấn đề lý luận, làm rõ cơ sở khoa học của chính sách lãi suất trong nền kinh tế thị trường và thực tiễn hoạch định, thực thi chính sách lãi suất. - Nghiên cứu, phân tích diễn biến, ảnh hưởng của chính sách lãi suất đến hoạt động của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh để tổng kết, đánh giá về chính sách lãi suất nhằm phát hiện ra những bất cập trong chính sách lãi suất hiện hành của Việt Nam. Đồng thời, phát hiện những hạn chế về điều hành hoạt động kinh doanh tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh trong điều kiện biến động mạnh mẽ về lãi suất. - Đề xuất những giải pháp cho việc hoàn thiện chính sách lãi suất, định hướng cơ chế điều hành lãi suất phù hợp với tình hình thực tiễn. Đồng thời, luận văn nghiên cứu đưa ra định hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại nói chung, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh nói riêng trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động, chính sách lãi suất thường xuyên thay đổi như hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài - Đối tượng nghiên cứu: luận văn nghiên cứu ảnh hưởng của chính sách lãi suất đến hoạt của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh. - Phạm vi nghiên cứu + Phạm vi không gian: luận văn tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của chính sách lãi suất đến hoạt động của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh. Bên cạnh đó, luận văn cũng tham khảo kinh nghiệm điều hành lãi suất của các ngân hàng thương mại khác. + Phạm vi thời gian: từ năm 2008 đến năm 2013. 5. Phương pháp nghiên cứu đề tài Thực hiện đề tài, tác giả luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu kinh tế như: - Phương pháp logic – lịch sử Phương pháp logic được sử dụng để xây dựng khung khổ lý thuyết về lãi suất và chính sách lãi suất. Phương pháp lịch sử được sử dụng để nghiên cứu kinh nghiệm điều hành lãi suất tại các ngân hàng khác. Sử dụng kết hợp phương pháp logic và phương pháp lịch sử được thể hiện tập trung nhất trong cấu trúc toàn bộ luận văn. - Phương pháp thống kê Phương pháp thống kê được sử dụng phổ biến trong chương 2. Các bảng số liệu thống kê về biểu lãi suất, kết quả huy động vốn, tín dụng,… qua các năm; các số liệu về kết quả kinh doanh của Agribank Hà Tĩnh đã được thống kê nhằm cung cấp tư liệu cho việc phân tích, so sánh trong các nội dung điều hành lãi suất tại ngân hàng này. - Phương pháp phân tích - tổng hợp Phương pháp phân tích – tổng hợp được sử dụng trong toàn bộ luận văn. Tuy nhiên, phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong chương 2 - Ảnh hưởng chính sách lãi suất đến hoạt động kinh doanh của Agribank Hà Tĩnh. Từ các thông tin được thu thập, tiến hành phân tích các nội dung điều hành lãi suất tại Agribank - chi nhánh Hà Tĩnh, để từ đó tổng hợp lại nhằm đề xuất một số giải pháp nhằm phù hợp với thực tế. Trong luận văn, tác giả sử dụng các công cụ phân tích kinh tế như: dãy số liệu, biểu đồ, để minh họa một số nội dung. 6. Đóng góp mới của đề tài - Luận văn đưa ra cách tiếp cận mới về việc nghiên cứu chính sách lãi suất: nghiên cứu vấn đề trong trạng thái “động”, đặt việc nghiên cứu trong khung cảnh diễn biến mạnh mẽ của chính sách lãi suất, ảnh hưởng của chính sách đối với riêng biệt ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh. - Luận văn tổng kết, đánh giá những đổi mới trong chính sách lãi suất gắn liền với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về đổi mới kinh tế, luận văn chỉ ra những bất cập và nguyên nhân trong chính sách lãi suất hiện hành của Việt Nam khi áp dụng vào thực tiễn hoạt động của đơn vị (cụ thể tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh). - Luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện chính sách lãi suất trong thời kỳ khôi phục kinh tế, và biến động nóng về lãi suất như hiện nay. Từ đó, luận văn đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh, nắm bắt và ứng phó kịp thời, linh hoạt, phù hợp với các thay đổi trong điều hành chính sách lãi suất. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo và các phụ lục, đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về ảnh hưởng của chính sách lãi suất đến các ngân hàng thương mại Chương 2: Ảnh hưởng của chính sách lãi suất đến hoạt động kinh doanh tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh Chương 3: Giải pháp hoàn thiện chính sách lãi suất và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh Reference TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Nguyễn Ngọc Bảo (2011), Một số vấn đề về cơ chế điều hành lãi suất hiện nay của ngân hàng Nhà nước đối với ổn định thị trường tiền tệ, tài liệu tham luận hội thảo “Vai trò chính sách tiền tệ đối với nền kinh tế Việt Nam sau thời kỳ suy giảm”, Lâm Đồng. 2. Nguyễn Ngọc Bảo (2005), Chính sách lãi suất trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 3. Đỗ Đức Bình (2013), “Một số điều chỉnh chính sách phát triển kinh tế ở Anh và Pháp từ 2008 đến nay và gợi mở cho Việt Nam”, tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 188 năm 2013, trang 12- 13. 4. Võ Thành Danh, Lê Trương Minh Triết (2009), “Ảnh hưởng của thay đổi lãi suất đến hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại”, tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 1 năm 2009, trang 5- 9. 5. Phạm Minh Chính, Vương Quân Hoàng, Kinh tế Việt Nam: thăng trầm và đột phá, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội. 6. Huỳnh Thị Thúy Giang (2011), “Một số kiến nghị để điều hành lãi suất hiệu quả”, tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ, số 11 năm 2011, trang 21. 7. Lê Văn Hinh (2010), “Tự do hóa lãi suất và vai trò của lãi suất trái phiếu chính phủ”, tạp chí Tài chính, số 4 (546), trang 6-9. 8. Nguyễn Cao Hoàng (2014), “Bàn thêm về điều hành lãi suất đối với thị trường tiền tệ”, tạp chí Tài chính, số 4 năm 2014, trang 10- 11. 9. Đinh Thị Thu Hồng (2013), “Hiệu quả của chính sách tiền tệ thông qua kênh truyền dẫn lãi suất”, tạp chí Phát triển và Hội nhập, số 12 (22) tháng 9-10/2013, trang 39-47. 10. Phạm Huy Hùng (2013), “Chính sách tiền tệ ở Việt Nam qua hai năm thực hiện”, Thời báo kinh tế Sài Gòn, số 38 năm 2013, trang 15. 11. Hoàng Công Gia Khánh (2010), “Cơ chế điều hành lãi suất tại một số nước và Việt Nam”, tạp chí Tài chính, Số 2 (544), trang 39- 42, 55. 12. Nguyễn Minh Kiều (2011), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Lao động xã hội, Hà Nội. 13. Nguyễn Xuân Liệt (2003), Giải pháp hoàn thiện cơ chế lãi suất trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường của hệ thống ngân hàng Việt Nam, Tài liệu hội thảo, Học viện ngân hàng. 14. Nguyễn Đình Luận (2013), “Cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và đề xuất các chính sách”, tạp chí Phát triển và hội nhập, số 11 (21) – tháng 07- 08/2013, trang 16-20. 15. Nguyễn Thị Xuân Mai (2002), “Chính sách tiền tệ của Nhật Bản từ 1998 đến nay”, tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản & các nước Đông Bắc Á, số 2, trang 22-32. 16. Nguyễn Thị Mùi (2012), “Nhìn lại việc điều hành lãi suất của NHNN năm 2011 và những vấn đề đặt ra cho năm 2012”, tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ, số 3+4 năm 2012, trang 27. 17. Nguyễn Bá Nha (1997), Lãi suất trong nền kinh tế thị trường, NXB Thống kê. 18. Tô Kim Ngọc (2009), “Giới hạn của chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa trong kích cầu ở Việt Nam”, tạp chí Ngân hàng, số 18 năm 2009, trang 3- 4. 19. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh (2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013), Phương hướng kinh doanh năm. 20. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh (2008, 2009, 2010, 2011, 2012), Tình hình tăng trưởng tín dụng. 21. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh (2008, 2009, 2010, 2011, 2012), Báo cáo kết quả huy động vốn. 22. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh (2008, 2009, 2010, 2011, 2012), Báo cáo kết quả đầu tư và dịch vụ. 23. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh (2008, 2009, 2010, 2011, 2012), Báo cáo thường niên. 24. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (2008, 2009, 2010, 2011, 2012), Báo cáo thường niên. 25. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Thông tin kinh tế tuần. 26. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Báo cáo nhanh hàng tháng. 27. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2008, 2009, 2010, 2011, 2012), Báo cáo thường niên. 28. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013), Chỉ thị số 03/CT-NHNN ngày 18/7/2013 Về các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng trong những tháng cuối năm 2013. 29. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013), Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 31/1/2013 Về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả năm 2013. 30. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2012), Chỉ thị số 06/CT-NHNN ngày 9/11/2012 Về các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng trong những tháng cuối năm 2012 và đầu năm 2013. 31. Trần Quốc Quýnh (2006), “Chung quanh chính sách tiền tệ của Mỹ & thực trang USD”, tạp chí Ngân hàng, số 9, trang 52-62. 32. Hà Thị Sáu (2012), “Quản lý lãi suất của ngân hàng thương mại trong môi trường cạnh tranh hiện nay”, tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ, số 8 năm 2012, trang 13- 15. 33. Tạ Ngọc Sơn (2011), Quản lý rủi ro lãi suất trong hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 34. Phan Văn Tính (2011), “Cần xác định căn nguyên biến động lãi suất trên thị trường trong thời gian qua”, tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ, số 1+2 năm 2011, trang 2. 35. Lưu Ngọc Trịnh (2011), “Kinh tế Nhật Bản năm 2011: Thảm họa, phục hồi chậm và bất ổn”, tạp chí Kinh tế và Phát triển, Số 176, tháng 02 năm 2012, trang 15-22. 36. Nguyễn Thị Kim Thanh (2006), “Những thách thức đặt ra cho việc điều hành chính sách tiền tệ”, thông tin Tài chính, số 12 trang 10-12. 37. Nguyễn Thị Kim Thanh (2013), “Chính sách tiền tệ năm 2013 và định hướng năm 2014”, tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ, số 13 năm 2013, trang 22- 28. 38. Bành Thơ (2006), “Chính sách tiền tệ mục tiêu lạm phát & kinh nghiệm của một số nước”, tạp chí Ngân hàng, số 9 trang 58-61. 39. Nguyễn Thị Thư (2000), “Kinh nghiêm điều hành chính sách tỷ giá hối đoái rút ra từ các cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ”, tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới, số 3, trang 11-16. 40. Đoàn Thị Kim Tuyến (2012), “Tình hình kinh tế Mỹ năm 2011 và triển vọng”, tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, số 02 năm 2012, trang 31. 41. Nguyễn Văn Tiến (2012), Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Thống Kê, Hà Nội. 42. Nguyễn Văn Tiến (2010), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống Kê, Hà Nội. 43. Nguyễn Thị Hương Thủy (2013), “Nóng tỷ giá, lãi suất”, tạp chí Tài chính & Đầu tư, số 7 năm 2013, trang 17. Website 44. www.sbv.gov.vn 45. www.bankofengland.co.uk 46. http://kinhtevadubao.com.vn/ 47. http://baodientu.chinhphu.vn/ 48. http://www.gso.gov.vn/ 49. www.agribank.com.vn 50. http://vnexpress.net/ 51. http://www.thoibaonganhang.vn/ 52. http://vietstock.vn/ 53. http://tcptkt.ueh.edu.vn/ 54. http://ktpt.edu.vn/ 55. http://www.tapchitaichinh.vn/ 56. http://vie.vass.gov.vn/ . ảnh hưởng của chính sách lãi suất đến hoạt động của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh. Bên cạnh đó, luận văn cũng tham khảo kinh nghiệm điều hành lãi suất của các ngân hàng. luận và thực tiễn về ảnh hưởng của chính sách lãi suất đến các ngân hàng thương mại Chương 2: Ảnh hưởng của chính sách lãi suất đến hoạt động kinh doanh tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển. của chính sách lãi suất, ảnh hưởng của chính sách đối với riêng biệt ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh. - Luận văn tổng kết, đánh giá những đổi mới trong chính sách lãi suất