Đầu tư cho phát triể bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam Nguyễn Văn Minh Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS Chuyên ngành: Kinh tế chính trị; Mã số 60 31 01 Người hướng dẫn: GS.TS. Vũ Văn Hiển Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Kinh tế chính trị; Thể thao; Đầu tư. Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, quá trình hội nhập trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá-xã hội, trong đó có thể dục thể thao (TDTT) với các nước trên thế giới đang được thúc đẩy mạnh mẽ. Quản lý xã hội của đất nước ta đã chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; việc xã hội hoá lĩnh vực thể dục thể thao sẽ tạo điều kiện cho sự TDTT phát triển mạnh mẽ hơn, đa dạng hơn và một số hoạt động sẽ phát triển theo hướng kinh doanh dịch vụ. Xây dựng và phát triển các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp về TDTT sẽ thu hút được đông đảo quần chúng tham gia hoạt động TDTT, phát huy được các nguồn lực và khả năng sáng tạo của nhân dân trong phát triển sự nghiệp TDTT đất nước. Bóng đá là một trong những môn thể thao sớm được du nhập vào Việt Nam. Trải qua hơn 100 năm tồn tại và phát triển, bóng đá đã trở thành môn thể thao phổ cập và được sự quan tâm rộng rãi của toàn xã hội. Không những nâng cao sức khỏe thể chất bóng đá còn là một loại dịch vụ giải trí cho nhân dân, còn là phương tiện hữu hiệu góp phần giao lưu hợp tác đoàn kết cộng đồng. Thành tích bóng đá ở cấp độ đội tuyển có ý nghĩa quan trọng trong việc phát huy tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, góp phần nâng cao vị thế của đất nước trong quá trình hội nhập quốc tế. Vượt ra ngoài vai trò của một môn thể thao thuần túy, bóng đá đã hội tụ những yếu tố chính trị, xã hội và trở thành môn thể thao có ảnh hưởng sâu, rộng nhất. Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo, đầu tư của Đảng và Nhà nước, bóng đá Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu đáng ghi nhận và trở thành môn thể thao đi đầu trong tiến trình xã hội hóa và chuyên nghiệp hóa thể thao ở nước ta. Nhưng, thật đáng tiếc, Bóng đá Việt Nam - vẫn chưa lần nào được đăng quang ngôi vô địch ở khu vực Đông Nam Á (chưa nói đến châu Á và thế giới). Việc xây dựng một nền bóng đá phát triển, có thứ hạng ở châu lục phải có cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ, trình độ cầu thủ và huấn luyện viên chất lượng… đòi hỏi phải có nguồn vốn đầu tư chuyên sâu, chất lượng, có kế hoạch. Nền bóng đá phát triển không những có sự đầu tư, quan tâm hơn nữa của Nhà nước, ngành TDTT mà cần phải có sự đầu tư của các tổ chức, doanh nghiệp và toàn thể xã hội. Chính vì lẽ đó, việc nghiên cứu lĩnh vực vốn đầu tư để phát triển bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam là hết sức cần thiết và vấn đề “Đầu tư cho phát triển bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam” được chọn làm luận văn Thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành Kinh tế chính trị, mã số: 60 31 01. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trên thế giới, vấn đề đầu tư cho phát triển bóng đá chuyên nghiệp đã được nhiều công trình nghiên cứu cụ thể như: “ Sponsoring im Sport”, của Klaus Vieweg, 1996. Trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả đã phân tích các hình thức, nhân tố ảnh hưởng và những lợi ích về vấn đề tài trợ trong thể thao. “ The Economics of Football”, của Dobson, S và Goddard, J, 2001 đã phân tích sức mạnh tài chính giữa các câu lạc bộ bóng đá ảnh hưởng rất lớn đến kết quả cạnh tranh; mô hình nhu cầu khán giả tham dự; cá cược vào bóng đá và thị trường cổ phiếu trong bóng đá các câu lạc bộ Anh. Ở nước ta trong những năm qua đã có một số công trình nghiên cứu và nhiều bài viết về các vấn đề liên quan đến luận văn như: “Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp Việt Nam”, Vũ Thị Như Hoa, 2009. Luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Kinh tế chính trị. Tác giả nêu những lý luận về thu hút vốn đầu tư cũng như nghiên cứu thực trạng, giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp vào ngành công nghiệp Việt Nam. “Nguồn lực và động lực cho phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020”, Ngô Doãn Vịnh, 2011 đã đưa ra các nguồn lực trong đó yếu tố tài chính là rất quan trọng để phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế Việt Nam. Một số luận văn thạc sĩ cũng nêu được một số giải pháp phát triển phong trào bóng đá của từng địa phương nhưng mới dừng lại phát triển về tính phổ cập và nâng cao chất lượng chuyên môn trong bóng đá mà không nghiên cứu về thu hút nguồn vốn đầu tư như: “Nghiên cứu một số biện pháp nhằm phát triển phong trào bóng đá trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”, Hồ Thanh Nam, 2005; “Nghiên cứu tiềm năng và một số biện pháp phát triển môn bóng đa nữ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”, Triệu Thị Thanh, 2010. Bên cạnh đó, một số sách, tạp chí, báo cáo… đề cập liên quan đến luận văn như: “60 năm TDTT Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước”, Ủy ban TDTT, 2006; “Đề a ́ n xây dư ̣ ng va ̀ pha ́ t triê ̉ n bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam giai đoạn 2002 – 2006”, Phạm Ngọc Viễn, 2002; “Tài sản thể dục thể thao. Kinh doanh và Quản trị”, Lâm Quang Thành và các cộng sự, 2007; “Tổng kết bóng đá chuyên nghiệp qua 10 mùa giải thử nghiệm”, Phạm Ngọc Viễn, 2011… nêu được một số vấn đề trong lĩnh vực quản lý tổ chức về chuyên môn để nền bóng đá Việt Nam phát triển. Hay “Báo cáo hoạt động tài chính và tiếp thị tài trợ nhiệm kỳ VI (2009 – 2013)”, Liên Đoàn bóng đá Việt Nam, 2013 cũng chỉ tổng kết tình hình tài chính trong lĩnh vực tài trợ và tiếp thị. Tuy nhiên, hiện nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách hệ thống về thu hút nguồn vốn đầu tư cho phát triển bóng đá chuyên nghiệp ở Việt Nam. Vì vậy, đề tài được thực hiện là cần thiết cả về lí luận và thực tiễn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở vận dụng lý luận và thực tiễn về huy động vốn đầu tư cho phát triển bóng đá Việt Nam như một loại hình dịch vụ, luận văn sẽ phân tích rõ thực trạng và đề xuất một số định hướng, giải pháp góp phần vào việc huy động vốn đầu tư cho bóng đá Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Làm rõ một số vấn đề lý luận, thực tiễn về nguồn vốn đầu tư để phát triển bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam. Luận văn cũng nêu rõ một số bài học có thể vận dụng từ kinh nghiệm của một số quốc gia tiêu biểu trên thế giới về đầu tư nguồn vốn cho phát triển bóng đá chuyên nghiệp. Phân tích thực trạng huy động một số nguồn vốn đầu tư chính cho phát triển bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam hiện nay. Đưa ra giải pháp góp phần tăng cường nguồn vốn đầu tư để bóng đá Việt Nam ngày càng phát triển. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn đưa ra những kinh nghiệm của quốc gia Anh, Nhật Bản đã thành công về huy động các nguồn vốn đầu tư trong bóng đá chuyên nghiệp. Qua đó nghiên cứu về huy động các nguồn vốn đầu tư cho sự phát triển bóng đá chuyên nghiệp ở Việt Nam thông qua một số CLB bóng đá tiêu biểu tham gia giải đấu vô địch và hạng nhất quốc gia Việt Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu huy động các nguồn vốn đầu tư cho phát triển bóng đá chuyên nghiệp ở Anh, Nhật Bản và đối với Việt Nam giai đoạn 2005 đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Cơ s lý luận Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước Việt Nam. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của khoa học kinh tế chính trị, đặc biệt coi trọng phương pháp trừu tượng hóa khoa học, kết hợp logic lịch sử, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp toán thống kê, phương pháp điều tra. 6. Đóng góp của luận văn - Luận văn đã nêu những nguồn vốn đầu tư chủ yếu cho phát triển bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam như: ngân sách nhà nước, tài trợ, quảng cáo, bán vé, bản quyền truyền hình, chuyển nhượng cầu thủ. - Nêu thực trạng trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp về huy động nguồn vốn đầu tư cho phát triển bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của đề tài gồm 3 chương 8 tiết. Chương 1: Huy động vốn đầu tư cho phát triển bóng đá chuyên nghiệp – những vấn đề lý luận và thực tiễn. Chương 2: Thực trạng huy động vốn đầu tư phát triển bóng đá chuyên nghiệp ở Việt Nam. Chương 3: Định hướng và giải pháp đẩy mạnh huy động vốn đầu tư cho phát triển bóng đá chuyên nghiệp ở Việt Nam. Reference DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt 1. Nguyễn Thị Tuệ Anh (2006), Tác động của Đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưng kinh tế Việt Nam, Dự án Sida. 2. Lê Xuân Bá (2006), Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưng kinh tế Việt Nam, Nxb.Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 3. Báo cáo tổng kết công tác TDTT năm 2011, Tổng cục TDTT. 4. Báo cáo thống kê công tác TDTT năm 2012, 2013, Tổng cục TDTT. 5. Báo cáo hoạt động tài chính và tiếp thị tài trợ nhiệm kỳ VI (2009 – 2013), Liên Đoàn bóng đá Việt Nam. 6. Đỗ Đức Bình (2002), Giáo trình Kinh tế quốc tế, Nxb.Lao động - xã hội, Hà Nội. 7. Nguyễn Thị Cành (2004), Giáo trình phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu khoa học kinh tế, NXb.Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 8. Trần Văn Chử (2002), Giáo trình Kinh tế học phát triển, Nxb.CTQG, HN. 9. Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội. Giáo trình kinh tế đầu tư, Nxb Giáo dục, 1998. 10. Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội. Giáo trình kinh tế phát triển, Nxb Thống kê – 1997. 11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006): Văn kiện Đại đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb.CTQG, Hà Nội. 12. Kỷ yếu Hội thảo khoa học đề tài khoa học cấp nhà nước; mã số: KX.01.05/11-15, “Giải pháp phát triển kinh tế TDTT Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế”, TP. Hồ Chí Minh, 2013. 13. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (2013) Quy chế Bóng đá chuyên nghiệp – NXB TDTT, Hà Nội. 14. Dương Thị Bình Minh - Phùng Thị Cẩm Tú, “Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội về sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Thành phố Hồ Chí Minh”, Phát triển kinh tế, (226), tr.34- 42. 15. Phạm Văn Sâm (2001), Giải pháp chiến lược thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2001-2010, Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. 16. Lâm Quang Thành và các cộng sự (2007), Tài sản thể dục thể thao. Kinh doanh và Quản trị. NXB “TDTT”, Hà Nội, 2007. 17. Phạm Ngọc Viễn, Tô ̉ ng kết bo ́ ng đa ́ chuyên nghiê ̣ p qua 10 mùa giải thử nghiệm. Hà Nô ̣ i, 2011. 18. Phạm Ngọc Viễn, Đề a ́ n xây dư ̣ ng va ̀ pha ́ t triê ̉ n bo ́ ng đa ́ chuyên nghiê ̣ p ơ ̉ Viê ̣ t Nam giai đoa ̣ n 2002 – 2006, Hà Nội, 2002. 19. Ngô Doãn Vịnh “Đầu tư phát triển” NXB Chính trị quốc gia, HN 2002. Tiếng Anh 20. Dobson, S. and Goddard, J, (2004) “The Economics of Football”, Cambridge University Press. Tiếng Đức 21. Klaus Vieweg, (1996) “ Sponsoring im Sport”, Richard Boorberg Verlag. Website: 22. http://www.bongda.com.vn 23. http://luatdaiviet.vn 24. http://news.go.vn 25. http://www.tapchithethao.vn 26. http://VnExpress.net 27. http://vi.wikipedia.org 28. http://vtv.vn . vực vốn đầu tư để phát triển bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam là hết sức cần thiết và vấn đề Đầu tư cho phát triển bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam được chọn làm luận văn Thạc sĩ kinh tế, chuyên. trên thế giới về đầu tư nguồn vốn cho phát triển bóng đá chuyên nghiệp. Phân tích thực trạng huy động một số nguồn vốn đầu tư chính cho phát triển bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam hiện nay. Đưa. các nguồn vốn đầu tư trong bóng đá chuyên nghiệp. Qua đó nghiên cứu về huy động các nguồn vốn đầu tư cho sự phát triển bóng đá chuyên nghiệp ở Việt Nam thông qua một số CLB bóng đá tiêu biểu