Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
43,8 KB
Nội dung
SO SÁNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH SẢN GIỮA CÁC DÒNG CÁ RÔ ĐỒNG Anabas sp Nguyễn Phương Vi 1 và Bùi Minh Tâm 1 Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ TÓM TẮT Đề tài nghiên cứu các chỉ tiêu sinh sản và tốc độ tăng trưởng của cá rô đồng đầu vuông so với cá rô đồng được nuôi trong trại và cá rô đồng tự nhiên để so sánh sự khác biệt giữa chúng. Với mục đích cung cấp thêm những thông tin cho người nuôi Thí nghiệm được tiến hành qua phép lai giữa ba dòng cá với nhau tạo ra 9 nghiệm thức khác nhau được ương nuôi trong bể xi măng. Tiến hành thu mẫu vào thời điểm 2 tháng và 4 tháng tuổi. Tỷ lệ cá đẻ từ 66,6% đến 100% qua các nghiệm thức. Sức sinh sản cao nhất ở NT3 (821 trứng/g cá cái), NT6 (798 trứng/g cá cái), NT9 (791 trứng/g cái cái). Thời gian hiệu ứng của LHRH-a, thời gian nở, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở, tỷ lệ dị hình giữa các nghiệm thức không có sự khác biệt. Tăng trưởng về khối lượng và chiều dài của các dòng cá từ lúc nở đến 2 tháng cao nhất là NT1 (0,043 g/ngày, 0,083 mm/ngày), thấp nhất là NT9 (0,02 g/ngày, 0,063 mm/ngày). Từ khóa: cá rô đồng, Anabas testudineus, sức sinh sản, tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ nở 1. GIỚI THIỆU Trong những năm gần đây bên cạnh cá tra là loài cá nuôi chủ lực ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) thì cá rô đồng cũng được nuôi khá nhiều do khả năng thích nghi rất tốt với điều kiện môi trường, đặc biệt là khả năng hô hấp khí trời qua cơ quan hô hấp phụ (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993; Nguyễn Thành Trung, 1998), sức sinh sản tương đối cao, phẩm chất thịt ngon được nhiều người ưa thích, đặc biệt là giá cả thị trường cũng tương đối cao hơn một số loài cá khác. Giống cá này được phát hiện cách đây hơn một năm ở tỉnh Hậu Giang, cá có kích thước và tốc độ tăng trưởng nhanh hơn rất nhiều so với cá rô đồng. Do đó vài năm trở lại đây, phong trào nuôi cá rô đồng đầu vuông ngày càng phổ biến tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Đây là một mô hình mới được nhiều nông dân áp dụng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình và địa phương. Nhiều nghiên cứu tương tự trên đối tượng cá tra như khảo sát một số đặc điểm hình thái sinh sản, sinh trưởng cá tra bạch tạng và cá lai giữa cá bạch tạng với cá bình thường (Vương Học Vinh, 2007). So sánh một số chỉ tiêu sinh sản và ương cá tra các nguồn cá bố mẹ khác nhau (Trần Minh Đức, 2010). những năm gần đây qua các hoạt động nghiên cứu cải tiến quy trình kỹ thuật sinh sản nhân tạo và ương nuôi cá Rô đồng, kết hợp việc quản lý môi trường nuôi tốt, sử dụng thức ăn công nghiệp kết hợp tự thức ăn tự chế biến thích hợp cho các giai đoạn phát triển đã góp phần cải thiện chất lượng hệ thống nuôi, nâng cao năng suất, thu nhập cho nông hộ, từng bước đáp ứng thật hiệu quả cho công tác chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng và vật nuôi hiện nay ở các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nuôi vỗ và kích thích sinh sản Cá rô đồng bố mẹ đầu vuông và rô đồng nuôi trong trại được nuôi trong giai có kích thước theo chiều dài x rộng x sâu là 2x2x1,5 (m). Mật độ là 10 con/m 3 . Với tỷ lệ đực : cái là 1 : 1. Sử dụng thức ăn dùng cho nuôi vỗ cá bố mẹ là thức ăn công nghiệp Aquafeed 30% đạm. Khẩu phần: 4- 5% trọng lượng cá/ ngày, cho ăn 2 lần/ngày. Bảng 2.1 Thí nghiệm lai giữa ba dòng cá Đực Cái Đầu vuông (V) Rô nuôi (N) Rô tự nhiên (TN) Đầu vuông (V) ♂V x ♀V ♂V x ♀N ♂V x ♀TN Rô nuôi (N) ♂N x ♀V ♂N x ♀N ♂N x ♀TN Rô tự nhiên (TN) ♂TN x ♀V ♂TN x ♀N ♂TN x ♀TN Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Hormone sử dụng kích thích cá Rô đồng sinh sản gồm: LH-RHa (Trung quốc) + Domperidon (Hàn Quốc) với các liều lượng tùy thuộc vào mức độ thành thục sinh dục của cá bố mẹ nuôi vỗ dao động từ 60 – 100 (µg/kg). Liều lượng hormone dùng cho cá đực bằng 1/3 liều dùng cho cá cái (Nguyễn Văn Kiểm, 1999; Phạm Văn Khánh, 1999). Sau khi tiêm xong cho cá vào xô nhựa 60 lít, mực nước khoảng 2/3 xô. 2.2. Theo dõi các chỉ tiêu Nhiệt độ, ôxy hòa tan, pH của nước, tỷ lệ đẻ, thời gian hiệu ứng thuốc, sức sinh sản, tỷ lệ thụ tinh, thời gian trứng nở, tỷ lệ nở so với tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ dị hình. 2.3. Thí nghiệm ương cá Ương trong bể xi-măng với kích thước là 1x1x1 (m). Mật độ ương: 2000 con/m 3 . Thức ăn lòng đỏ trứng gà, khẩu phần 100-120% trọng lượng cá/ngày. Sang tuần thứ 3 cho ăn bột cá mịn 57% đạm 2.4. Thu mẫu cá và tính toán kết quả Sau 2 tháng nuôi tiến hành thu cá và đo các chỉ tiêu: tỷ lệ sống, khối lượng tổng mỗi bể, cân và đo chiều dài 30 con/bể. Tìm phương trình tương quan giữa khối lượng và chiều dài các dòng cá giai đoạn 2 tháng và 4 tháng. Mức độ phân cỡ cá giống cân và đo chiều dài cá. 2.5. Xử lý số liệu và đánh giá kết quả Tất cả số liệu được thu thập, phân tích và xử lý thống kê với phần mềm SPSS 16.0 và Excel. Kết quả được đánh giá thông qua giá trị trung bình. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Một số chỉ tiêu sinh sản 3.1.1. Điều kiện môi trường nước hệ thống ương. Các chỉ tiêu môi trường nước trong hệ thống ấp của thí nghiệm được trình bày qua bảng. Bảng 3.1 Chỉ tiêu môi trường nước trong hệ thống ấp Thời điểm đo Nhiệt độ ( o C) O 2 (mg/l) pH Sáng 25,83±0,29 5,33±0,29 7,23±0,06 Chiều 27,33±0,58 5,83±0,29 7,47±0,05 Ghi chú: Giá trị thể hiện là số trung bình ± độ lệch chuẩn. Thí nghiệm được tiến hành trong trại có mái che nên các yếu tố môi trường dao động không nhiều. Nhiệt độ nước dao động trung bình 25,83-27,33 o C, do hệ thống có sục khí nên hàm lượng ôxy hòa tan dao động 5,33-5,83 mg/l và pH dao động 7,23-7,47. Nhìn chung, các yếu tố nhiệt độ, ôxy hòa tan đều nằm trong khoảng thích hợp không làm ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm, thuận lợi cho sự phát triển của trứng và cá bột. 3.1.2. Tỷ lệ cá đẻ Kết quả thí nghiệm cho thấy NT4 (NxV) cho tỷ lệ đẻ cao nhất 100%, các nghiệm thức còn lại cho tỷ lệ đẻ 66,6%. So với kết quả của Phạm Văn Khánh (1999) cho sinh sản cá rô khi tiêm LHRHa với liều 80-100 µg/kg cho tỷ lệ đẻ 96-100%, thì kết quả của thí nghiệm thấp hơn nguyên nhân là do thời điểm tiến hành thí nghiệm vào lúc cuối mùa vụ sinh sản của cá rô nên tỷ lệ đẻ không cao. 3.1.3. Thời gian hiệu ứng Các kết quả nghiên cứu về thời gian hiệu ứng của các dòng cá đối với chất kích thích sinh sản được trình bày trong bảng 3.2. Bảng 3.2 Thời gian hiệu ứng của các dòng cá với thuốc kích thích sinh sản Nghiệm thức Thời gian hiệu ứng (giờ) (♂ x ♀) Cặp 1 Cặp 2 Cặp 3 Trung bình 1 (VxV) - 6,23 6,60 6,42±0,26 a 2 (VxN) 7,08 6,76 - 6,92±0,23 a 3 (VxTN) 6,80 6,52 - 6,66±0,2 a 4 (NxV) 6,48 7,06 6,71 6,75±0,29 a 5 (NxN) - 6,53 6,80 6,67±0,19 a 6 (NxTN) - 6,30 6,53 6,42±0,16 a 7 (TNxV) - 6,95 6,69 6,82±0,18 a 8 (TNxN) 6,96 - 6,58 6,77±0,27 a 9 (TNxTN) - 7,01 6,75 6,88±0,18 a Chú thích: (-) là các cặp cá không đẻ Kết quả từ bảng 3.2 cho thấy NT2 có thời gian hiệu ứng dài nhất (6 giờ 55 phút) và thời gian hiệu ứng ngắn nhất là NT1 và NT6 (6 giờ 25 phút). Tuy nhiên, thời gian hiệu ứng của cá đối với kích thích tố khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). 3.1.4. Sức sinh sản thực tế Các kết quả về sức sinh sản của các dòng cá được trình bày trong bảng 3.3. Bảng 3.3 Sức sinh sản thực tế của các dòng cá Nghiệm thức Sức sinh sản thực tế (trứng/g cá cái) (♂ x ♀) Cặp 1 Cặp 2 Cặp 3 Trung bình 1 (VxV) - 169 184 176,5±10,61 a 2 (VxN) 433 452 - 442,5±13,44 b 3 (VxTN) 852 790 - 821±43,84 c 4 (NxV) 174 189 196 186,3±11,24 a 5 (NxN) - 435 462 448,5±19,09 b 6 (NxTN) - 778 818 798±28,28 c 7 (TNxV) - 182 160 171±15,56 a 8 (TNxN) 445 - 473 459±19,80 b 9 (TNxTN) - 772 810 791±26,87 c Ghi chú: (-) là các cặp cá không đẻ. Các số liệu trong một cột có mang chữ cái giống nhau thì sai khác không có ý nghĩa có ý nghĩa P>0,05. Căn cứ vào số liệu cụ thể thì sức sinh sản cao nhất ở NT3 và thấp nhất ở NT7. Khi so sánh bảng thống kê thì không thấy khác biệt giữa các NT2, NT5 và NT8, ba nghiệm thức này có sự khác biệt với các nghiệm thức còn lại. Cũng không thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các NT3, NT6, NT9. Cũng như không khác biệt giữa các NT1, NT4, NT7. Theo Dương Nhựt Long (2004) sức sinh sản của cá rô đồng cao đạt khoảng 300.000 đến 700.000 trứng/kg cá cái thì so với kết quả thí nghiệm trong bảng trên chỉ có trường hợp cá cái là cá rô đồng tự nhiên và cá rô đồng được nuôi trong trại tương đối phù hợp. Trường hợp cá cái là cá rô đồng đầu vuông thì sức sinh sản thấp hơn bởi vì trọng lượng cá rô đồng đầu vuông cái rất lớn, khoảng 116-219 g/con trong khi đó cá rô đồng tự nhiên khoảng 17-44 g/con và cá rô đồng được nuôi trong trại khoảng 52-114 g/con. Vậy một con cá có trọng lượng càng cao dù đẻ nhiều hơn con có trọng lượng thấp hơn nhưng sức sinh sản (trứng/kg cá cái) thấp hơn. 3.1.5. Tỷ lệ thụ tinh Bảng 3.4 Tỷ lệ thụ tinh của trứng từ việc cho sinh sản các dòng cá bố mẹ Nghiệm thức (♂ x ♀) Tỷ lệ thụ tinh (%) Lần 1 Lần 2 Lần 3 Trung bình 1 (VxV) 78 64 69 70,33±7,09 a 2 (VxN) 70 58 56 61,33±7,57 a 3 (VxTN) 58 70 69 65,67±6,66 a 4 (NxV) 62 58 69 63±5,57 a 5 (NxN) 59 68 71 66±6,24 a 6 (NxTN) 59 72 65 65,33±6,51 a 7 (TNxV) 60 71 62 64,33±5,86 a 8 (TNxN) 71 59 61 63,67±6,43 a 9 (TNxTN) 63 75 72 70±6,24 a Kết quả cho thấy, tỷ lệ thụ tinh của NT1 cao nhất (70,33%), thấp nhất là NT2 (61,33%). Nhìn chung tỷ lệ thụ tinh của các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Trong thực tế sản xuất tỷ lệ thụ tinh của cá rô đồng chỉ từ 50-70%. Tỷ lệ trứng thụ tinh của các nghiệm thức được xem là tương đương nhau, đó là do cá cái và cá đực ở các nghiệm thức được cho đẻ thống nhất theo tiêu chuẩn chung cùng với điều kiện môi trường tương đồng trong suốt quá trình thí nghiệm. 3.1.7. Tỷ lệ nở. Các kết quả tỷ lệ nở được ghi nhận trong bảng 3.5. Bảng 3.5 Tỷ lệ nở của trứng từ các dòng cá Nghiệm thức (♂ x ♀) Tỷ lệ nở (%) Lần 1 Lần 2 Lần 3 Trung bình 1 (VxV) 98 97 99 98±1,00 a 2 (VxN) 93 97 96 95,33±2,08 a 3 (VxTN) 98 96 95 96,33±1,53 a 4 (NxV) 96 94 98 96±2,00 a 5 (NxN) 98 95 97 96,67±1,53 a 6 (NxTN) 98 94 97 96,33±1,73 a 7 (TNxV) 95 95 98 96±1,73 a 8 (TNxN) 94 98 95 95,67±2,08 a 9 (TNxTN) 99 96 98 97,67±1,53 a Tỷ lệ nở của trứng có liên quan đến nhiều yếu tố, trong đó điều kiện môi trường như nhiệt độ, ôxy hòa tan, pH đóng vai trò rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến trứng. Nhưng các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến phôi đều được loại trừ vì chúng đều nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của phôi. Vì vậy, tỷ lệ nở của trứng ở các nghiệm thức đều cao, cao nhất là ở NT1 (98%) , thấp nhất là NT2 (95,33%). So với kết quả tỷ lệ nở của cá rô đồng có thể đạt đến 99,6% (Dương Nhật Long, 2004) thì tỷ lệ nở của thí nghiệm có thể chấp nhận được. 3.1.9. Tỷ lệ dị hình Trong suốt quá trình phát triển của phôi, có hai thời kỳ nhạy cảm nhất với các yếu tố môi trường. Đó là thời kỳ phôi vị và thời kỳ phần đuôi tách khỏi noãn hoàng. Ở hai thời kỳ này mọi sự thay đổi đột ngột các yếu tố môi trường (nhất là nhiệt độ) đều có ảnh hưởng xấu đến phôi (tỷ lệ dị hình cao, tỷ lệ phôi chết cao trước khi nở) (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009). Bảng 3.6 Tỷ lệ dị hình của các dòng cá Nghiệm thức (♂ x ♀) Tỷ lệ dị hình (%) Lần 1 Lần 2 Lần 3 Trung bình 1 (VxV) 0 2 3 1,67±1,53 a 2 (VxN) 1 3 2 2,00±1,00 a 3 (VxTN) 1 0 3 1,33±1,53 a 4 (NxV) 2 1 1 1,33±0,58 a 5 (NxN) 3 2 2 2,33±0,58 a 6 (NxTN) 1 1 0 0,67±0,58 a 7 (TNxV) 2 1 2 1,67±0,58 a 8 (TNxN) 1 3 0 1,33±1,53 a 9 (TNxTN) 2 2 0 1,33±1,15 a Điều kiện môi trường đều nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển phôi, nhiệt độ nằm trong khoảng từ 25,83-27,33 0 C nên ảnh hưởng rất ít đến phôi, vì vậy tỷ lệ dị hình ở các nghiệm thức là rất thấp, cao nhất là NT5 2,33% và thấp nhất là ở NT6 0,67%. 3.2. Một số chỉ tiêu kỹ thuật ương cá 3.2.1. Điều kiện môi trường Kết quả một số yếu tố môi trường các bể ương được trình bày trong bảng 3.7. Bảng 3.7 Kết quả một số yếu tố môi trường của các bể ương Thời điểm đo Nhiệt độ ( o C) O 2 (mg/l) pH Sáng 27,04±0,43 4,30±0,35 7,16±0,17 Chiều 27,86±0,49 5,02±0,42 7,58±0,22 Trong suốt thời gian nghiên cứu, các yếu tố môi trường nước luôn được ổn định và dao động trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của cá. Nhiệt độ trung bình dao động khoảng 27,04- 27,86 o C, hàm lượng ô-xy hòa tan trong nước khoảng 4,3-5,02 mg/l và pH khoảng 7,16-7,58. Trong quá trình ương, các chỉ tiêu môi trường như nhiệt độ nước, hàm lượng ôxy hòa tan thay đổi từ 27-29,8 0 C, 3,12-4,6 ppm và 29-32 0 C, 2,0-3,44ppm không ảnh hưởng bất lợi cho sự tăng trưởng và phát triển của cá rô đồng (Phạm Văn Khánh và ctv, 1999). Do cá con đặc trưng là cường độ dinh dưỡng cao, tốc độ tăng trưởng nhanh nên đòi hỏi cao về hàm lượng ôxy hòa tan. Giai đoạn còn nhỏ, cá con có ngưỡng ôxy cao, cao nhất ở giai đoạn phôi tự do và cá bột. Vì vậy, cá rất dễ bị chết khi môi trường thiếu ôxy. Tương tự như ôxy, khả năng thích ứng cao với pH rất hạn chế, chỉ trong phạm vi hẹp. Cá sẽ bị chết khi môi trường có pH thấp và pH cao. (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009). 3.2.2. Tốc độ tăng trưởng Các kết quả tăng trưởng về khối lượng và chiều dài cá giống ở các dòng cá giai đoạn từ lúc mới nở đến 2 tháng tuổi được trình bày trong bảng 3.8. Bảng 3.8 Tăng trưởng về khối lượng và chiều dài các dòng cá giai đoạn từ lúc mới nở đến 2 tháng tuổi Nghiệm thức Tăng trưởng khối lượng Tăng trưởng chiều dài (g/ngày) (mm/ngày) 1 (VxV) 0,043±0,024 c 0,083±0,017 d 2 (VxN) 0,041±0,035 c 0,078±0,018 cd 3 (VxTN) 0,038±0,030 bc 0,077±0,019 bcd 4 (NxV) 0,037±0,018 bc 0,075±0,014 bcd 5 (NxN) 0,034±0,018 bc 0,074±0,013 bc 6 (NxTN) 0,033±0,013 bc 0,074±0,011 bc 7 (TNxV) 0,035±0,016 bc 0,077±0,012 bcd 8 (TNxN) 0,028±0,015 ab 0,070±0,011 ab 9 (TNxTN) 0,020±0,005 a 0,063±0,005 a Qua bảng trên ta thấy tốc độ tăng trưởng không cao, do thí nghiệm bố trí trên bể xi măng che sáng nên động vật phiêu sinh không thể phát triển được, điều đó đã làm cho tốc độ tăng trưởng của cá rô rất thấp so với ương trong ao. Từ kết quả thí nghiệm, tốc độ tăng trưởng về khối lượng cao nhất là ở NT1 (0,043 g/ngày) khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với NT8 và NT9 nhưng sai khác không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với các nghiệm thức còn lại. NT9 có tốc độ tăng trưởng khối lượng thấp nhất (0,02 g/ngày) khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với NT8 nhưng lại khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại. Đối với tốc độ tăng trưởng về chiều dài thì cao nhất là NT1 (0,083 mm/ngày) khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với NT5, NT6, NT8 và NT9 nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với các nghiệm thức còn lại. Và tốc độ tăng trưởng chiều dài thấp nhất là NT9 (0,063 mm/ngày) khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với NT5, NT6 và NT8 nhưng lại khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với các nghiệm thức còn lại. Nhìn chung ở giai đoạn này tốc độ tăng trưởng về khối lượng thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng của chiều dài, và tốc độ tăng trưởng của cá rô đồng đầu vuông lúc nào cũng cao nhất kế đến là các nghiệm thức lai của nó, và thấp nhất là cá rô đồng tự nhiên. 3.2.3. Tương quan giữa khối lượng và chiều dài. Kết quả về mối tương quan giữa khối lượng và chiều dài của các dòng cá giai đoạn 2 tháng tuổi được trình bày trong bảng 3.9. Bảng 3.9 Tương quan giữa khối lượng và chiều dài của các dòng cá giai đoạn 2 tháng tuổi Nghiệm thức Phương trình tương quan Hệ số xác định (♂ x ♀) 1 (VxV) y = 0,0243x 2,7664 R 2 = 0,9619 2 (VxN) y = 0,0184x 2,9813 R 2 = 0,9907 3 (VxTN) y = 0,0263x 2,7538 R 2 = 0,9869 4 (NxV) y = 0,039x 2,5438 R 2 = 0,9680 5 (NxN) y = 0,0225x 2,8732 R 2 = 0,9809 6 (NxTN) y = 0,0249x 2,8051 R 2 = 0,9748 7 (TNxV) y = 0,0181x 2,9858 R 2 = 0,9604 8 (TNxN) y = 0,0223x 2,8681 R 2 = 0,9318 9 (TNxTN) y = 0,0411x 2,4097 R 2 = 0,9200 Tăng trưởng là sự gia tăng về kích thước và khối lượng, theo Mai Đình Yên (1989) thì giai đoạn đầu cá tăng nhanh về chiều dài, giai đoạn trưởng thành cá tăng nhanh về khối lượng, để thích nghi với tập tính sống của loài. Tương quan giữa khối lượng và chiều dài các dòng cá trong thí nghiệm được thể hiện qua các phương trình tương quan. Hệ số b dao động từ 2,4097 đến 2,9858 và hệ số R 2 dao động từ 0,92 đến 0,9907 cho thấy được chiều dài và khối lượng của các dòng cá tương quan chặt chẽ, và hệ số b<3 cho biết cá còn ở giai đoạn nhỏ và tốc độ tăng trưởng về chiều dài nhanh hơn tốc độ tăng trưởng về khối lượng. Hệ số b<3 cũng thể hiện được hình dạng của các dòng cá đó là hình dạng thon dài và hệ số b càng nhỏ thì cá càng tăng trưởng về chiều dài hơn là tăng trưởng về khối lượng. 3.2.3. Tỷ lệ sống Cá bột ăn động vật phiêu sinh là thức ăn ưa thích có chất lượng cao đối với mọi loài. Nó có vai trò thúc đẩy sự phát triển và nâng cao tỷ lệ sống cho cá. Tuy nhiên, do ương trên bể xi măng có mái che nên động vật phiêu sinh không phát triển được nên tỷ lệ cá hao hụt rất nhiều. Tỷ lệ sống của các dòng cá cao nhất ở NT1 (7,15%), thấp nhất là ở NT9 (5,75%). Hình 3.1 Tỷ lệ sống của các dòng cá giai đoạn 2 tháng tuổi 3.2.4. Mức độ phân hóa kích thước của các dòng cá Nhóm cá có chiều dài nhỏ hơn 4cm. Ở thời điểm hai tháng tuổi thì nhóm cá có chiều dài nhỏ hơn 4cm chiếm tỷ lệ thấp ở các nghiệm thức, trong đó thấp nhất thuộc về NT1 và NT7 (3,33%), nhưng đặc biệt ở nghiệm thức NT9 lại chiếm tỷ lệ cao nhất (50%). Nhóm cá có chiều dài 4–5cm. Nhóm cá có chiều dài 4–5cm chiếm tỷ lệ cao ở các nghiệm thức, trong đó cao nhất là ở NT4 (70%), và thấp nhất là NT9 (46,67%). Nhóm cá có chiều dài lớn hơn 5cm. Nhóm cá có chiều dài lớn hơn 5cm chiếm tỷ lệ tương đối thấp ở các nghiệm thức, trong đó cao nhất là ở NT1 (46,67%) và thấp nhất là ở NT9 (3,33%). Hình 3.2 Tỷ lệ phân hóa kích cỡ các dòng cá giai đoạn 2 tháng tuổi. 4. KẾT LUẬN - Tỷ lệ cá đẻ từ 66,6% đến 100%, sức sinh sản cao nhất ở NT3 (821 trứng/g cá cái), NT6 (798 trứng/g cá cái), NT9 (791 trứng/g cái cái). Thời gian hiệu ứng của LHRH-a, thời gian nở, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở, tỷ lệ dị hình giữa các nghiệm thức không có sự khác biệt. - Tăng trưởng về khối lượng và chiều dài của các dòng cá từ lúc nở đến 2 tháng cao nhất là NT1 (0,043 g/ngày, 0,083 mm/ngày), thấp nhất là NT9 (0,02 g/ngày, 0,063 mm/ngày). - Tương quan giữa chiều dài và khối lượng lúc 2 tháng tuổi với hệ số b dao động từ 2,4097 đến 2,9858 và hệ số R 2 dao động từ 0,92 đến 0,9907. - Qua 2 tháng ương thì tỷ lệ sống cao nhất là NT1 (7,15%), thấp nhất là NT9 (5,75%). - Mức độ phân hóa kích thước ở các nghiệm thức có sự chênh lệch. Giai đoạn 2 tháng tuổi thì nhóm cá có chiều dài nhỏ hơn 4cm dao động từ 3,33–50%, nhóm từ 4–5 cm dao động từ 46,67– 70%, nhóm từ 5 cm trở lên dao động từ 3,33–46,67%. [...]... Định loại cá nước ngọt vùng ĐBSCL, Dương Nhật Long Giáo trình kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt, 2004 Tủ sách Đại học Cần Thơ Vương Học Vinh, 2007 Khảo sát một số đặc điểm hình thái sinh sản sinh trưởng cá tra bạch tạng và cá lai giữa cá bạch tạng với cá bình thường (Pangasius hypophthalmus) Luận án thạc sĩ, trường Đại học Cần Thơ Trần Minh Đức, 2010 So sánh một số chỉ tiêu sinh sản và ương cá tra (Pangasius... đặc điểm sinh học sinh sản và kỹ thuật sản xuất giống cá rô đồng Luận án thạc sĩ, trường Đại học Cần Thơ Nguyễn Văn Kiểm, 1999 Kỹ thuật sinh sản nhân tạo một số loài cá nuôi ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Đại học Cần Thơ Phạm Minh Thành, Nguyễn Văn Kiểm, 2009 Cơ sở khoa học và kỹ thuật sản xuất cá giống Đại học Cần Thơ Phạm Văn Khánh, 1999 Một số đặc điểm sinh học, kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá thịt... thủy sản nước ngọt Khoa thủy sản, trường Đại học Cần Thơ Mai Đình Yên, Nguyễn Văn Trọng, Nguyễn Văn Thiện, Lê Hoàng Yến, Hứa Bạch Loan, 1992 Định loại cá nước ngọt Nam bộ NXB khoa học và Kỹ thuật Hà Nội Nguyễn Thanh Phương et al, 2002 Nghiên cứu về ảnh hưởng của khẩu phần t hức ăn lên sự tăng trưởng của cá Rô đồng (Anabas testudineus) nuôi trong mương vườn – Jircas 2002 Nguyễn Thành Trung, 1998 Một số. .. cá tra (Pangasius hypophthalmus) từ các nguồn bố mẹ khác nhau Luận án thạc sĩ, trường Đại học Cần Thơ ABSTRACT The research compare differences on production and weigh gain rate figures among climbing perch sources and cultured and natural climbing perch in order to provide more information to farmers The research is conduced by cross-breeding among these above sources to create nine treatments that... cross-breeding among these above sources to create nine treatments that are cultured in concrete tanks Samples are selected in the second and fourth month Spawning rate fluctuates between 66.6% and 100% among treatments Besides, number of egg per spawn is highest in the treatment 3 (821 eggs/g female), followed by the treatment 6 (798 eggs/g female) and treatment 9 (791 eggs/g female) The time of LHRH-1... hatching and abnormal are not different significantly among treatments Weight gain and length gain of these specieses from hatching to the second month had the heghest point in treatment 1 (0.043 g/day, 0.083 mm/day) and the lowest point in treatment 9 (0.02 g/day, 0.063 mm/day) Keywords: climbing perch, Anabas testudineus, fecundity, fertilisation, hatching rate . SO SÁNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH SẢN GIỮA CÁC DÒNG CÁ RÔ ĐỒNG Anabas sp Nguyễn Phương Vi 1 và Bùi Minh Tâm 1 Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ TÓM TẮT Đề tài nghiên cứu các chỉ tiêu sinh sản. hình thái sinh sản, sinh trưởng cá tra bạch tạng và cá lai giữa cá bạch tạng với cá bình thường (Vương Học Vinh, 2007). So sánh một số chỉ tiêu sinh sản và ương cá tra các nguồn cá bố mẹ khác. trường hợp cá cái là cá rô đồng tự nhiên và cá rô đồng được nuôi trong trại tương đối phù hợp. Trường hợp cá cái là cá rô đồng đầu vuông thì sức sinh sản thấp hơn bởi vì trọng lượng cá rô đồng đầu