1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thiết kế một số sơ đồ tư duy bằng phần mềm imindmap 7 0 1 sử dụng trong dạy học phần một và phần hai chương trình sinh học 10 trung học phổ thông

74 792 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 3,5 MB

Nội dung

nghiên cứu về phần mềm imindmap 7.0.1 và thiết kế sơ đồ tư duy sinh học lớp 10 trên phần mềm này góp phần nâng cao chất lượng dạy học sinh học ở trường trung học phổ thông nói chung và sinh học lớp 10 nói riêng. bản thiết kế cực kì đẹp mắt, khoa học và chất lượng cao.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN KHOA: KHOA HỌC TỰ NHIÊN & CÔNG NGHỆ

- -

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ MỘT SỐ SƠ ĐỒ TƯ DUY BẰNG PHẦN MỀM IMINDMAP 7.0.1 SỬ DỤNG TRONG DẠY HỌC PHẦN MỘT

VÀ PHẦN HAI - CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC 10 -

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Sinh viên : Trần Đức Minh Thành Chuyên ngành : Sư pha ̣m Sinh ho ̣c Khóa học : 2011

Đắk Lắk, 5/2015

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN KHOA: KHOA HỌC TỰ NHIÊN & CÔNG NGHỆ

- -

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ MỘT SỐ SƠ ĐỒ TƯ DUY BẰNG PHẦN MỀM IMINDMAP 7.0.1 SỬ DỤNG TRONG DẠY HỌC PHẦN MỘT

VÀ PHẦN HAI - CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC 10 -

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Sinh viên : Trần Đức Minh Thành

Chuyên nga ̀nh : Sư pha ̣m Sinh ho ̣c

Người hướng dẫn: ThS Phan Văn Xuân

Đắk Lắk, 5/2015

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy hướng dẫn: Thạc sĩ Phan Văn Xuân, đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp

Tôi xin cảm ơn quý thầy, cô trong ngành Sinh học - Trường đại học Tây Nguyên Đặc biệt là Thạc sĩ Nguyễn Thị Thủy đã chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường THPT Cao Bá Quát - Tp Buôn

Ma Thuột - Tỉnh Đắk Lắk đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để tôi thực nghiệm

Sư phạm trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp của mình

Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy, cô giáo và học sinh các lớp 10A6, 10A7, 10A8, 10A9 - Trường THPT Cao Bá Quát - Tp Buôn Ma Thuột - Tỉnh Đắk Lắk, các bạn sinh viên lớp Sư phạm Sinh học K11, Sư phạm Sinh học K12 - Trường Đại học Tây Nguyên đã nhiệt tình giúp đỡ, cộng tác, ủng hộ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này

Đắk Lắk, tháng 5 năm 2015

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Đặt vấn đề 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Giới hạn đề tài 2

4 Ý nghĩa đề tài 2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 3

1.1.1 Tư duy 3

1.1.1.1 Khái niệm tư duy 3

1.1.1.2 Các thao tác tư duy 3

1.1.1.3 Tư duy mở rộng 4

1.1.1.4 Tư duy sáng tạo 5

1.1.2 Sơ đồ tư duy 5

1.1.2.1 Nguồn gốc sơ đồ tư duy 5

1.1.2.2 Khái niệm sơ đồ tư duy 6

1.1.2.3 Quy tắc thiết kế sơ đồ tư duy 6

1.1.2.4 Các bước vẽ sơ đồ tư duy 8

1.1.2.5 Giới thiệu một số phần mềm thiết kế sơ đồ tư duy 9

1.1.2.6 Phần mềm ImindMap 7.0.1 11

1.2 PHÂN TÍCH CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC 10 - THPT 16

1.2.1 Cơ sở phân tích 16

1.2.1.1 Hệ thống kiến thức trong chương trình Sinh học lớp 10 16

1.2.1.2 Các nguyên tắc Sư phạm khi dạy chương trình Sinh học 10 17

1.2.2 Phân tích nội dung và cấu trúc chương trình sinh học - THPT 17

1.2.2.1 Phân tích nội dung Sinh học lớp 10 - THPT 17

1.2.2.2 Phân tích cấu trúc logic của chương trình SGK Sinh học lớp 10 - THPT 19

1.2.3 Nhiệm vụ chương trình Sinh học 10 - THPT 21

1.2.3.1 Nhiệm vụ hình thành kiến thức 21

1.2.3.2 Nhiệm vụ phát triển 21

1.2.3.3 Nhiệm vụ hình thành nhân cách 22

1.3 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 24

Trang 5

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26

2.1 ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 26

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 26

2.1.2 Khách thể nghiên cứu 26

2.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 26

2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26

2.3.1 Phương pháp nghiên cứu lí thuyết 26

2.3.2 Phương pháp điều tra Sư phạm 26

2.3.2.1 Thiết kế và sử dụng phiếu điều tra đối với giáo viên 26

2.3.2.2 Thiết kế và sử dụng phiếu điều tra đối với sinh viên 26

2.3.2.3 Thiết kế và sử dụng phiếu điều tra đối với học sinh 26

2.3.3 Phương pháp thống kê toán học 27

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 28

3.1 SƠ ĐỒ TƯ DUY PHẦN I, PHẦN II - SINH HỌC 10 - THPT 28

3.2 THU THẬP SỐ LIỆU 29

3.2.1 Mục đích 29

3.2.2 Đối tượng 29

3.2.3 Nội dung 29

3.2.4.1 Bố trí thực nghiệm đối với học sinh 29

3.2.4.2 Bố trí thực nghiệm đối với giáo viên 29

3.2.4.3 Bố trí thực nghiệm đối với sinh viên 29

3.3 KẾT QUẢ 30

3.3.1 Đối với học sinh 30

3.3.2 Đối với giáo viên phổ thông 34

3.3.3 Đối với sinh viên 36

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 40

4.1 KẾT LUẬN 40

4.2 KIẾN NGHỊ 40

TÀI LIỆU THAM KHẢO 41

PHỤ LỤC 42

Trang 6

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1 Số lượng sơ đồ tư duy phần một "Giới thiệu chung về

Bảng 3.2 Số lượng sơ đồ tư duy chương I "Thành phần hóa học

Bảng 3.3 Số lượng sơ đồ tư duy chương II "Cấu trúc của tế bào" 28

Bảng 3.4 Số lượng sơ đồ tư duy chương III "Chuyển hóa vật chất

Bảng 3.5 Số lượng sơ đồ tư duy chương IV "Phân bào" 29

Trang 8

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

Hình 1.3 Các thanh công cụ trên ImindMap 7.0.1 12

Hình 1.4 Các biểu tượng có sẵn trên ImindMap 7.0.1 12

Hình 1.5 Một "ý tưởng trung tâm" mới được thiết lập 13

Hình 1.6 Thay đổi tiêu đề trên phần mềm ImindMap 7.0.1 13 Hình 1.7 Định dạng tiêu đề trên phần mềm ImindMap 7.0.1 13

Hình 1.8 Thay "ý tưởng trung tâm" trên phần mềm ImindMap 7.0.1 14

Hình 1.9 Di chuyển "ý tưởng trung tâm" trên ImindMap 7.0.1 14

Hình 1.10 Thay đổi kích thước trên phần mềm ImindMap 7.0.1 14

Hình 1.11 Thêm nhánh vào sơ đồ trên phần mềm ImindMap 7.0.1 15

Hình 1.12 Thêm tiêu đề cho nhánh trên phần mềm ImindMap 7.0.1 15

Hình 1.13 Thay đổi hình dạng nhánh trên phần mềm ImindMap 7.0.1 15

Hình 1.14 Xuất sơ đồ ra hình ảnh trên phần mềm ImindMap 7.0.1 16

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

Đổi mới phương pháp dạy học ở các bậc học đang được ngành Giáo dục và Đào tạo rất quan tâm Trong nhiều giải pháp đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy và học hiện nay thì đổi mới phương pháp giảng dạy được coi là giải pháp quan trọng hàng đầu Đổi mới phương pháp dạy học nhằm tìm ra phương pháp học phù hợp, giúp học sinh chủ động khám phá kiến thức, ghi nhớ và hệ thống kiến thức một cách khoa học

Trong quá trình thiết kế sơ đồ tư duy trên phần mềm ImindMap 7.0.1 tôi nhận thấy: phần mềm ImindMap 7.0.1 có nhiều ưu điểm như đơn giản, dễ sử dụng, giúp tiết kiệm thời gian hơn so với thiết kế trên giấy và có thể sử dụng trên nhiều thiết bị điện tử khác nhau Như vậy, phần mềm ImindMap 7.0.1 là một công cụ có thể nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy và học

Hơn nữa, nội dung phần một và phần hai trong chương trình Sinh học 10 - Trung học phổ thông tập trung nghiên cứu về các cấp độ của tổ chức sống, các thành phần cấu trúc và chức năng của tế bào Những nội dung này khi được thiết kế bằng sơ đồ

tư duy sẽ giúp học sinh dễ dàng hệ thống kiến thức, ghi nhớ nội dung bài học theo một trật tự logic, phát huy tính sáng tạo của học sinh Qua đó cũng góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy và học trong nhà trường

Hiện nay, có một số đề tài nghiên cứu về sơ đồ tư duy trong dạy học Sinh học như: "Quy trình thiết kế và sử dụng bản đồ tư duy dạy học phần II: Sinh học tế bào - sinh học 10 - Trung học phổ thông" của tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền Đề tài "Ứng dụng phương pháp sơ đồ tư duy nhằm nâng cao chất lượng dạy - học chương I

"Chuyển hóa vật chất và năng lượng" và chương III "Sinh trưởng và phát triển" - Sinh học 11 nâng cao - THPT" của sinh viên Đặng Thị Yến Nhi trường đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng Tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu về thiết kế sơ

đồ tư duy trên phần mềm ImindMap 7.0.1 để sử dụng trong dạy học phần một và phần hai - Sinh học 10 - Trung học phổ thông

Với những lí do trên, tôi đã chọn đề tài: "THIẾT KẾ MỘT SỐ SƠ ĐỒ TƯ DUY BẰNG PHẦN MỀM IMINDMAP 7.0.1 SỬ DỤNG TRONG DẠY HỌC PHẦN MỘT VÀ PHẦN HAI - CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC 10 - TRUNG HỌC PHỔ

Trang 10

2 Mục tiêu nghiên cứu

Thiết kế một số sơ đồ tư duy để sử dụng cho việc dạy - học phần một và phần hai trong chương trình Sinh học 10 - Trung học phổ thông

+ Thông qua việc nghiên cứu, có thể đưa ra đề xuất về giải pháp ứng dụng sơ

đồ tư duy để đổi mới phương pháp dạy và học môn Sinh học ở trường phổ thông

Trang 11

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1.1 Sơ đồ tư duy

1.1.1.1 Nguồn gốc sơ đồ tư duy

Sắp xếp ý tưởng, lập cấu trúc và phân loại theo kiểu tuần tự, ổn định cho một hoạt động hoàn toàn không ổn định, đây có thể là những vấn đề xưa cũ nhất của nhân loại Bản chất của tư duy là luôn vận động và không theo tuần tự Một ý tưởng mới nảy sinh từ một mạng lưới, từ những mối quan hệ chằng chịt với tập hợp các ý tưởng trước đó Một khái niệm mới phải bắt nguồn từ nhiều khái niệm trước đó Socrate (469 - 399, TCN) đã hiểu được những vấn đề này nhưng lại từ chối viết bất cứ tác phẩm nào về nó Bởi vì theo ông việc sắp xếp các đoạn ý tưởng theo tuần

tự sẽ làm suy nghĩ nghèo nàn đi Điều này giống như cuộc sống hàng ngày, ta ghi chú một vấn đề, rồi nhận ra rằng những ghi chú đó quá ít thông tin so với những gì chúng ta nghe thấy Nó cũng tương tự như sơ đồ thế giới được vẽ trên mặt phẳng,

sơ đồ đó không thể hiện hết Trái đất [8]

Aristote (384 - 332, TCN) người đầu tiên có ý tưởng phân loại - một ý tưởng có tính đột phá Theo một trường phái triết học ứng dụng và là người sẵn sàng thỏa hiệp, ông đề xuất một hệ thống logic làm cơ sở của tư duy, đồng thời quan tâm đến các giải pháp phân lớp tư duy Dựa vào khái niệm “giống” và “loài” - hai thành phần luôn có mặt trong một định nghĩa, ông đã vẽ nên sơ đồ đầu tiên của hoạt động tư duy Ngay

từ thời đó chúng ta đã có cơ sở để phân loại vật chất, chất lượng, nơi chốn [8]

Và kể từ đó, các nhà khoa học đều tuân thủ theo chuẩn mực tư tưởng của Aristote Như Buffon, người muốn sắp xếp lại thế giới vạn vật Đến Kant (1724 – 1804), người đặt ra câu hỏi con người có thể biết những gì, đều dùng khoa học phân loại

Trí tưởng tượng nảy sinh thật nhiều ý tưởng Hai bán cầu não có thể nhận định những ý tưởng đúng và sắp xếp những ý tưởng Có thể nói SĐTD nằm giữa ranh giới hai bán cầu não, nó vừa là phương tiện kết hợp khả năng hai bán cầu não, vừa

là công cụ tách biệt rạch ròi khi cần, vừa là phương tiện kỹ thuật sáng tạo mà cũng thể hiện sự chặt chẽ trong tư duy [8]

1.1.1.2 Khái niệm sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duy là biểu hiện của tư duy mở rộng, nó có chức năng tự nhiên trong tư

Trang 12

tiềm năng của bộ não Nó được áp dụng trong mọi mặt của cuộc sống, qua đó cải thiện hiệu quả hoạt động học tập và khả năng tư duy mạch lạc, nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động

Sơ đồ tư duy (mindmap) là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh để

mở rộng và đào sâu các ý tưởng

Sơ đồ tư duy có bốn đặc điểm chính sau:

- Đối tượng quan tâm được kết tinh thành một hình ảnh trung tâm

- Từ hình ảnh trung tâm, những chủ đề của đối tượng tỏa rộng thành các nhánh

- Các nhánh đều được cấu tạo từ một hình ảnh chủ đạo hay từ khóa trên một dòng liên kết Những vấn đề phụ cũng được biểu thị bởi các nhánh gắn kết với những nhánh có thứ bậc cao hơn

- Các nhánh tạo thành một cấu trúc liên kết với nhau [8]

1.1.1.3 Quy tắc thiết kế sơ đồ tư duy

Mục tiêu của các quy tắc trong SĐTD là tự do tư duy chứ không kìm hãm tư duy Như vậy, điều quan trọng là không nên nhầm lẫn giữa trật tự và cứng nhắc, tự do và hỗn độn Chúng ta thường có quan niệm tiêu cực, xem trật tự là cứng nhắc, kìm hãm

và chúng ta cũng nhầm lẫn sự hỗn độn thiếu cấu trúc là tự do Tự do tư duy thực sự là khả năng xây dựng trật tự từ hỗn độn Những quy tắc trong sơ đồ tư duy giúp chúng

ta làm điều này một cách dễ dàng hơn Có thể chia nhóm quy tắc là: quy tắc kỹ thuật

- Luôn dùng một hình ảnh trung tâm, vì hình ảnh thu hút sự tập trung của mắt và não kích thích vô số liên kết đồng thời giúp trí nhớ hiệu quả hơn

- Dùng hình ảnh ở mọi nơi trong SĐTD giúp cân bằng sự hưng phấn giữa các kỹ năng thị giác và ngôn ngữ của não

- Mỗi ảnh trung tâm dùng ít nhất ba màu Màu sắc kích thích trí nhớ và sáng tạo, tránh sự đơn điệu

Trang 13

- Kích cỡ trong các ảnh và xung quanh các từ Hình ảnh không gian ba chiều hay chữ viết nổi có hiệu ứng nhấn mạnh các phần tử quan trọng trong SĐTD

- Sử dụng sự tương tác ngũ quan là sự vận dụng tối đa ngũ quan cũng như cảm giác vận động thân thể trong các từ và hình ảnh

- Thay đổi kích cỡ, chữ in và dòng chữ chạy Có tác dụng nhấn mạnh tầm quan trọng tương đối giữa các thành phần cùng cấp Kích cỡ lớn có tác dụng nhấn mạnh

- Tổ chức dòng giúp phân cấp được rõ ràng

 Liên kết

Liên kết có vai trò tăng trí nhớ và sáng tạo nên cũng rất quan trọng Trong bộ não, liên kết chính là công cụ tích hợp giúp ta nắm bắt những cảm nghiệm của thế giới vật chất Một khi chúng ta đã xác định hình ảnh trung tâm và ý chủ đạo thì khả năng liên kết của não sẽ giúp ta đi sâu vào thế giới ý tưởng

- Dùng mũi tên để chỉ mối liên hệ cùng nhánh hay khác nhánh

- Dùng màu sắc để làm ký hiệu hay phân vùng trong SĐTD

- Dùng ký hiệu giúp ta dễ dàng tìm được mối liên hệ giữa các bộ phận trên SĐTD, nó giúp ta tiết kiệm thời gian

 Mạch lạc

- Mỗi dòng chỉ có một từ khóa

- Viết từ khóa trên vạch liên kết

- Vạch liên kết và từ luôn cùng độ dài

- Các vạch liên kết nối liền nhau và các nhánh chính luôn nối với ảnh trung tâm

- Vạch liên kết trung tâm phải dùng nét đậm

- Đường bao ôm sát các nhánh

- Ảnh vẽ thật rõ ràng

- SĐTD luôn nằm theo chiều ngang

- Luôn viết in thẳng đứng

- Tạo phong cách riêng

Tất cả chúng ta đều là những cá thể độc đáo riêng biệt SĐTD phải phản ánh được các mạng lưới và lối tư duy độc đáo trong mỗi con người

 Quy tắc về cách bố trí

 Trình tự phân cấp

Trang 14

Việc sử dụng phân cấp và phân hạng với ý chủ đạo có hiệu quả đẩy mạnh năng lực tư duy của não rất lớn

 Trình tự đánh số

Nếu SĐTD dùng cho mục đích cụ thể như soạn diễn văn, làm tiểu luận, bài kiểm tra, mà ta cần diễn đạt ý tưởng theo một trình tự cụ thể thì ta cần đánh số các nhánh

sơ đồ theo trình tự mong muốn [8]

1.1.1.4 Các bước vẽ sơ đồ tư duy

Bước 1: Xác định mục tiêu của sơ đồ tư duy

- Qua việc dạy học bằng SĐTD, học sinh đạt được những nội dung kiến thức, kỹ năng và thái độ nào đó là mục tiêu của SĐTD

- Mục tiêu về nội dung kiến thức được thể hiện trên từ khóa trung tâm Về kỹ năng được hình thành khi GV tiến hành bài lên lớp, HS tham gia xây dựng, báo cáo

và nghiên cứu SĐTD

Để xác định mục tiêu SĐTD, tôi nghiên cứu kỹ sách giáo khoa, sách GV

Bước 2: Thu thập thông tin

Tham khảo qua các SĐTD có liên quan từ các nguồn:

- Các sách liên quan đến SĐTD của Tony Buzan

- Các sách hướng dẫn vẽ SĐTD

- Các luận án, luận văn và khóa luận về SĐTD

- Các trang Website diễn đàn về dạy học bằng công nghệ và SĐTD

- Các sơ đồ tư duy có sẵn

Bước 3: Chuẩn bị

- Chọn lựa các từ khóa thể hiện được mục tiêu của SĐTD

- Chọn lựa hình ảnh phù hợp với nội dung của SĐTD

- Chọn lựa nội dung trọng tâm cho SĐTD

- Dự kiến các mối liên kết

Bước 4: Vẽ sơ đồ tư duy trên phần mềm IMindmap 7.0.1

- Sử dụng các công cụ có sẵn trên phần mềm để thiết kế SĐTD

- Sử dụng màu sắc, hình ảnh để trang trí cho SĐTD

Bước 5: Chỉnh sửa và hoàn thiện

- Chỉnh sửa từ khóa, hình ảnh cho chính xác, phù hợp với nội dung kiến thức

- Chỉnh sửa bố cục của sơ đồ tư duy [8]

Trang 15

1.1.1.5 Phần mềm ImindMap 7.0.1

 Giới thiệu phần mềm ImindMap 7.0.1

Phần mềm ImindMap 7.0.1 là một công cụ để thiết kế sơ đồ tư duy Đây là phiên bản có nhiều tính năng hơn so với các phiên bản ImindMap 5.4, ImindMap 6.0, ImindMap 6.2 Ở phiên bản 7.0.1 này có thêm một số chức năng mới như chức năng tạo nhánh nghệ thuật, công cụ vẽ Sketch, chia sẻ sơ đồ tư duy trực tuyến Chức năng tạo nhánh nghệ thuật cho phép người dùng thoải mái lựa chọn kiểu định dạng nhánh, phần mềm ImindMap 7.0.1 có sẵn một số mẫu nhánh nghệ thuật

để người dùng lựa chọn Nhờ đó mà sơ đồ tư duy cũng trở nên sinh động, hấp dẫn hơn và tự do hơn với khả năng sáng tạo của mỗi người Chức năng tạo nhánh nghệ thuật giúp sơ đồ tư duy trở nên đẹp mắt hơn, sáng tạo hơn qua đó cho phép người dùng thiết kế sơ đồ tư duy mang phong cách cá nhân độc đáo

Công cụ vẽ Sketch được tích hợp ở phiên bản này giúp cho việc thiết kế, vẽ hình ảnh sáng tạo mang phong cách cá nhân Người dùng có thể bổ sung vào sơ đồ tư duy các hình vẽ hoàn toàn bằng tay để giúp cho sơ đồ tư duy trở nên hấp dẫn hơn, sáng tạo hơn

Đặc biệt, với tính năng mở rộng được tích hợp ở phiên bản này cho phép người dùng chia sẻ sơ đồ tư duy đến người khác qua các tab liên lạc, địa chỉ mail, mạng xã hội Đây là công cụ kết nối của phần mềm ImindMap 7.0.1 giúp cho người dùng

có thể chia sẻ sơ đồ tư duy một cách dễ dàng và thuận lợi

Với những tính năng vượt trội so với các phiên bản ImindMap 5.4, ImindMap 6.0, ImindMap 6.2 nên ImindMap 7.0.1 trở thành một công cụ thiết kế sơ đồ tư duy

được đa số người dùng lựa chọn [9]

 Hướng dẫn thiết kế sơ đồ tư duy trên phần mềm ImindMap 7.0.1

 Khởi động ImindMap 7.0.1

Có thể khởi động phần mềm bằng 2 cách:

+ Cách 1: Nháy đúp chuột vào biểu tượng ImindMap7 ngoài desktop

Hình 1.1 Biểu tượng phần mềm ImindMap 7.0.1

+ Cách 2: Vào start  All programs ImindMap7

Trang 16

 Giao diện chính của chương trình

Hình 1.2 Giao diện phần mềm ImindMap 7.0.1

Hình 1.3 Các thanh công cụ trên ImindMap 7.0.1

 Tạo biểu tượng cho "ý tưởng trung tâm" Central Idea

Click vào New trên Menu File Chương trình sẽ xuất hiện các mẫu để tạo "ý tưởng trung tâm" Sau đó chọn hình phù hợp để bắt đầu tạo một sơ đồ tư duy mới

Hình 1.4 Các biểu tượng có sẵn trên ImindMap 7.0.1

Trang 17

Hình 1.5 Một "ý tưởng trung tâm" mới được thiết lập

 Chỉnh sửa Central Idea

 Thay đổi tiêu đề

Click đúp chuột vào Central Idea, sau đó tiến hành gõ tiêu đề mới vào rồi nhấn enter để thay đổi tiêu đề của "ý tưởng trung tâm"

Hình 1.6 Thay đổi tiêu đề trên phần mềm ImindMap 7.0.1

 Định dạng tiêu đề

Trên thanh công cụ có sẵn các thiết lập, người dùng có thể lựa chọn và thay đổi các thiết lập này để định dạng tiêu đề cho "ý tưởng trung tâm" bằng cách Click chuột vào Central Idea để chọn, sau đó sử dụng các nút trên thanh công cụ để định dạng văn bản Sau đó lựa chọn Font chữ, cỡ chữ, chữ đậm, chữ nghiêng, màu sắc của chữ hay có thể tăng hoặc giảm cỡ chữ của tiêu đề sao cho phù hợp với kích thước của "ý tưởng trung tâm"

Hình 1.7 Định dạng tiêu đề trên phần mềm ImindMap 7.0.1

 Thay đổi "ý tưởng trung tâm"

Thay đổi "ý tưởng trung tâm" bằng cách Click nút phải chuột, vào Central Idea, sau đó chọn Edit Central Idea Trong hộp thoại Open, chọn tập tin hình ảnh rồi

Click nút Open

Trang 18

Hình 1.8 Thay "ý tưởng trung tâm" trên phần mềm ImindMap 7.0.1

 Di chuyển "ý tưởng trung tâm"

Click chuột vào Central Idea để chọn (khi Central Idea đang được chọn sẽ có hình vuông màu xanh bao xung quanh) Sau đó kéo chuột để di chuyển

Hình 1.9 Di chuyển "ý tưởng trung tâm" trên ImindMap 7.0.1

 Thay đổi kích thước "ý tưởng trung tâm"

Dùng chuột kéo một trong 8 hình vuông màu xanh nhỏ xung quanh Central Idea

để thay đổi kích thước

Hình 1.10 Thay đổi kích thước trên phần mềm ImindMap 7.0.1

 Thêm nhánh (branch) vào sơ đồ

Trang 19

Khi đưa con trỏ vào ý trung tâm sẽ thấy xuất hiện một vòng tròn, đưa chuột vào

chính giữa vòng tròn hình màu đỏ click chuột trái và kéo ra sẽ được nhánh con

Hình 1.11 Thêm nhánh vào sơ đồ trên phần mềm ImindMap 7.0.1

 Thêm tiêu đề cho nhánh

Để thêm tiêu đề tiến hành click đúp chuột vào nhánh, sau đó gõ tiêu đề

Hình 1.12 Thêm tiêu đề cho nhánh trên phần mềm ImindMap 7.0.1

 Thay đổi hình dạng nhánh

Để thay đổi hình dạng của nhánh ta click để chọn nhánh Khi đó, trên nhánh sẽ xuất hiện 4 hình tròn nhỏ màu xanh Sau đó dùng chuột kéo các hình tròn này để điều chỉnh, thay đổi hình dạng nhánh

Hình 1.13 Thay đổi hình dạng nhánh trên phần mềm ImindMap 7.0.1

 Xuất sơ đồ tư duy ra dạng hình ảnh:

Sau khi đã hoàn chỉnh một sơ đồ tư duy, có thể xuất sơ đồ dưới dạng hình ảnh để chèn vào các tài liệu khác như Word, PowerPoint, bằng cách Click chọn menu

Trang 20

File, chọn Export, rồi chọn Image Thay đổi các tùy chọn cho phù hợp sau đó click nút Export Hộp thoại Image xuất hiện cho phép ta đặt tên tập tin và chỉ định nơi lưu tập tin Sau đó tiến hành lưu bằng cách đặt tên ở mục File name và nhấn Save

Hình 1.14 Xuất sơ đồ ra hình ảnh trên phần mềm ImindMap 7.0.1

Hình 1.15 Lưu sơ đồ vào thư mục

1.2 PHÂN TÍCH CẤU TRÖC SINH HỌC 10 - THPT

1.2.1 Cơ sở phân tích

1.2.1.1 Hệ thống kiến thức trong chương trình Sinh học lớp 10

* Hệ thống lí thuyết chủ đạo

Trang 21

Lí thuyết chủ đạo bao gồm hệ thống kiến thức cơ sở sinh học tế bào và cơ thể đơn bào Đó là:

Giới thiệu chung về thế giới sống

Thành phần hóa học của tế bào

Cấu trúc của tế bào

Chuyển hóa vật chất và năng lượng của tế bào

Phân bào

Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật

Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật

Virut và bệnh truyền nhiễm [2]

1.2.1.2 Các nguyên tắc Sư phạm khi dạy chương trình Sinh học lớp 10

Trong chương trình Sinh học lớp 10, hệ thống lí thuyết chủ đạo đóng vai trò rất quan trọng Các kiến thức ở phần này đã được đề cập tới trong chương trình cấp trung học cơ sở Do đó giáo viên cần diễn đạt đơn giản, dễ hiểu, phát huy được trí tưởng tượng và tính sáng tạo của học sinh

Sử dụng thường xuyên các phương tiện trực quan giúp học sinh hình dung được những vấn đề trừu tượng, thấy rõ bản chất của kiến thức, hình thành kiến thức mới Chương trình được thiết kế theo mạch kiến thức và theo kiểu đồng tâm, mở rộng dựa trên chương trình cấp trung học cơ sở trên các lĩnh vực: Sinh học đại cương, sinh học tế bào ở mức độ đơn giản Do đó, giáo viên cần khai thác nội dung cơ bản, nội dung của các lĩnh vực được nâng cao lên về chiều sâu và chiều rộng

Chú ý sử dụng các bài tập hợp lí giúp học sinh vận dụng kiến thức được học vào thực tế, học đi đôi với hành

Giáo viên cần khai thác khía cạnh thực tiễn giúp học sinh có kiến thức thực tế, nhất là thực tiễn Việt Nam [3]

1.2.2 Phân tích nội dung và cấu trúc chương trình Sinh học - THPT

1.2.2.1 Phân tích nội dung Sinh học lớp 10, trung học phổ thông

Phần một: Giới thiệu chung về thế giới sống hay nói cách khác giới thiệu về đối

tượng của Sinh học Trong thế giới sống, xét về thành phần cấu tạo bao gồm các cấp khác nhau từ phân tử đến sinh quyển, từ các nhóm sinh vật có tổ chức đơn giản đến các nhóm có tổ chức phức tạp hơn Do đó, phần thứ nhất nghiên cứu về các nhóm sinh vật có tổ chức khác nhau từ đơn giản đến phức tạp, trong đó giới thiệu một

Trang 22

trong những cách phân chia hiện nay được nhiều nhà khoa học tán thành, đó là phân chia thế giới sống thành năm giới: giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Nấm, giới Thực vật, giới Động vật

Trong phần này giới thiệu những đặc điểm cơ bản của mỗi giới đủ để phân biệt

về sự khác nhau giữa các giới Ngoài ra, còn thể hiện được mối quan hệ giữa các giới với nhau và thế giới sống có quá trình lịch sử phát sinh, phát triển, có quá trình vận động và tiến hóa

Cần chú ý rằng, quá trình nhận thức về thế giới sống, không phải phát minh nào cũng được mọi người thừa nhận ngay vì mỗi vấn đề thường được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và mỗi nhà khoa học lại nhìn nhận ở những góc cạnh khác nhau và

do vậy, cùng một thời điểm tồn tại những quan điểm khác nhau về một vấn đề nào

đó Ở bậc sau phổ thông, sự nhận thức về thế giới sống, người học được cung cấp những quan điểm khác nhau để tiện cho việc nghiên cứu Nhưng ở phổ thông, chỉ chọn một quan điểm mà được nhiều nhà khoa học thừa nhận để dạy và học

Phần hai: Sau khi khắc họa về cấu trúc của thế giới sống, từ phần hai trở đi sẽ

lần lượt nghiên cứu cấu trúc và chức năng của từng cấp tổ chức từ phân tử, bào quan, tế bào và cơ thể đơn bào Trong đó có hai cấp tổ chức cơ bản là tế bào và cơ thể đơn bào (đó là vi sinh vật) Để đảm bảo tính cấu trúc hệ thống như vốn nó đang tồn tại thì cấp phân tử và bào quan được nghiên cứu trong chủ đề "Sinh học tế bào", cấp cơ thể đơn bào và tế bào có nhiều đặc điểm tương đồng như trao đổi chất nhưng cơ thể đơn bào lại có những đặc điểm riêng như hoạt động sống độc lập ngoài môi trường, thực hiện chức năng như một cơ thể Như vậy, mọi đặc điểm có ở

tế bào cũng có ở cơ thể đơn bào, ngược lại những đặc điểm có ở cơ thể đơn bào chưa hẳn đã có ở tế bào Cũng như vậy, đặc điểm của bào quan cũng có ở tế bào, nhưng đặc điểm của tế bào chưa hẳn đã có ở bào quan Đặc điểm ở cấp độ phân tử

có ở cấp bào quan nhưng đặc điểm ở bào quan chưa hẳn cũng có ở cấp phân tử Điều này định hướng cho việc học tập: Cấp tổ chức này có những đặc điểm cơ bản

gì về cấu trúc và chức năng, đồng thời phải chỉ ra những đặc điểm nào mà cấp trên

có nhưng từ cấp dưới kế cận tạo nên lại không thể có được Như vậy, sẽ thấy rõ hệ thống lớn không phải là cộng các hệ thống nhỏ kế tiếp nó, mà mỗi cấp có cấu trúc đặc trưng, như vậy thế giới sống được cấu trúc theo thứ bậc từ nhỏ đến lớn và tạo

Trang 23

thành hệ thống chặt chẽ, mỗi cấp thực hiện một chức năng riêng không thể thay thế được, thế giới sống là thể thống nhất Mỗi cấp cơ bản có tính độc lập tương đối

Phần ba: Vi sinh vật tuy là cấp cơ thể nhưng là những cơ thể có tổ chức còn đơn

giản Vi sinh vật có nhiều đặc điểm giống tế bào, nên phần này chỉ nghiên cứu những đặc điểm cấu trúc và hoạt động đặc trưng mà chỉ cấp cơ thể đơn bào mới có được như: đặc điểm về cấu trúc tế bào của cơ thể đơn bào mà tế bào không có, môi trường dinh dưỡng, đặc điểm của chuyển hóa vật chất và năng lượng, sự tổng hợp

và phân giải các chất, đặc điểm sinh trưởng của mỗi loài trong môi trường sống khác nhau Trong phần này còn đề cập tới một dạng sống đặc biệt đó là virut Virut

là thực thể chưa có cấu tạo tế bào, có kích thước siêu nhỏ (đo bằng nanômet) và có cấu tạo rất đơn giản Để nhân lên, virut phải nhờ bộ máy tổng hợp của tế bào, vì thế virut phải kí sinh nội bào bắt buộc Tuy virut chưa có cấu tạo tế bào nhưng ở bậc THPT thì virut vẫn được xếp vào cùng vi sinh vật để tiện nghiên cứu Còn ở bậc học cao hơn phổ thông có thể tách virut thành môn học riêng [3]

1.2.2.2 Phân tích cấu trúc logic của chương trình SGK Sinh học 10 - THPT

Phần một: Giới thiệu chung về thế giới sống

Phần hai: Sinh học tế bào

Chương I: Thành phần hóa học của tế bào

Trang 24

Chương II: Cấu trúc tế bào

7 tiết (4 lí thuyết + 1 bài tập + 1 thực hành + 1 kiểm tra)

Cấu trúc tế bào nhân sơ

Tế bào nhân thực

Cấu trúc và chức năng của các bộ phận, các bào quan trong tế bào

Vận chuyển các chất qua màng sinh chất

Thực hành: Quan sát tế bào dưới kính hiển vi, thí nghiệm co và phản co nguyên sinh chất ở tế bào

Chương III: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào

7 tiết (4 lí thuyết + 1 thực hành + 1 ôn tập + 1 kiểm tra)

Chuyển hóa năng lượng

Vai trò enzim trong chuyển hóa vật chất

Hô hấp tế bào, quang tổng hợp

Thực hành: Một số thí nghiệm về enzim

Chương IV: Phân bào

3 tiết (3 lí thuyết + 1 thực hành)

Chu kì tế bào và các hình thức phân bào ở sinh vật nhân thực

Thực hành: Quan sát các kì phân bào qua tiêu bản

Phần ba: Sinh học vi sinh vật

Chương I: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật

3 tiết (2 lí thuyết + 1 thực hành)

Các kiểu chuyển hóa vật chất, các quá trình tổng hợp và phân giải

Thực hành: Ứng dụng lên men

Chương II: Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật

4 tiết (2 lí thuyết + 1 thực hành + 1 kiểm tra)

Ảnh hưởng của các yếu tố hóa học và vật lí lên sinh trưởng của vi sinh vật

Thực hành: Quan sát một số loại vi sinh vật và bào tử nấm mốc

Trang 25

Chương III: Virut và bệnh truyền và miễn dịch

6 tiết (3 lí thuyết + 1 bài tập + 1 ôn tập + 1 kiểm tra)

Sự nhân lên, tác động có lợi và có hại của virut

Khái niệm truyền nhiễm và miễn dịch [3]

1.3 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Lí thuyết về sơ đồ tư duy được Tony Buzan xây dựng và tổng hợp trong các quyển sách nói về sơ đồ tư duy của tác giả như: "Cải thiện năng lực trí não", "Bản

đồ tư duy trong công việc", "Lập bản đồ tư duy", "Nền tảng và ứng dụng của bản đồ

tư duy", "Sơ đồ tư duy"

Trong quyển sách "Lập bản đồ tư duy", tác giả đã giới thiệu về sơ đồ tư duy cũng như các bước để thiết kế một sơ đồ tư duy, tác dụng của sơ đồ tư duy và đặc biệt là ứng dụng lí thuyết sơ đồ tư duy trong nhiều lĩnh vực khác nhau

Trong những năm gần đây, lí thuyết về sơ đồ tư duy được nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam Nhiều nhà nghiên cứu đã và đang bắt tay vào nghiên cứu về cách thiết kế cũng như sử dụng sơ đồ tư duy trong các lĩnh vực như , kinh doanh, tư vấn nhiều đề tài nghiên cứu sơ đồ tư duy trong giáo dục cũng được nghiên cứu một cách kĩ lưỡng Tiến sĩ Trần Đình Châu và Tiến sĩ Đặng Thị Thu Thủy là hai tác giả đầu tiên ở Việt Nam đã đề xuất phổ biến sơ đồ tư duy tới hệ thống các trường học Trong những năm qua, nhiều lớp tập huấn đã được tổ chức cho đội ngũ cốt cán ở các vùng miền 63 tỉnh thành trong cả nước [11]

Hiện nay, đã có một số đề tài nghiên cứu về sơ đồ tư duy trong dạy học Sinh học

ở bậc trung học phổ thông như: "Quy trình thiết kế và sử dụng bản đồ tư duy dạy học phần II: Sinh học tế bào - Sinh học 10 - Trung học phổ thông" của tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền Đề tài này đã xây dựng được các quy trình thiết kế cũng như quy trình sử dụng bản đồ tư duy để dạy học phần II: Sinh học tế bào - Sinh học 10 - Trung học phổ thông Tuy nhiên, đề tài này mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu quy trình thiết kế và quy trình sử dụng bản đồ tư duy mà chưa nghiên cứu sâu việc thiết

kế các sơ đồ tư duy [12]

Đề tài "Ứng dụng phương pháp sơ đồ tư duy nhằm nâng cao chất lượng dạy - học chương I "Chuyển hóa vật chất và năng lượng" và chương III "Sinh trưởng và phát triển" - Sinh học 11 nâng cao - THPT" của sinh viên Đặng Thị Yến Nhi trường đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng cũng đã nghiên cứu thành công việc ứng dụng sơ

Trang 26

đồ tƣ duy nhằm nâng cao chất lƣợng dạy và học Đề tài này cũng chƣa nghiên cứu sâu việc thiết kế các sơ đồ tƣ duy [13]

Trong những năm qua, nhiều sáng kiến kinh nghiệm của các giáo viên THPT cũng đã thành công trong việc thiết kế và sử dụng sơ đồ tƣ duy trong dạy học phần I

và phần II - Sinh học 10 - THPT Tuy nhiên chƣa có đề tài nào nghiên cứu việc thiết

kế sơ đồ tƣ duy trên phần mềm ImindMap

Nhƣ vậy, việc thiết kế và lồng ghép sơ đồ tƣ duy nhằm nâng cao chất lƣợng dạy

và học là rất cần thiết Tuy đã có nhiều đề tài nghiên cứu về sơ đồ tƣ duy trong dạy học Sinh học - trung học phổ thông, nhƣng chƣa có đề tài nào nghiên cứu về thiết

kế và sử dụng sơ đồ tƣ duy trên phần mềm ImindMap 7.0.1 Vì vậy, tôi hi vọng đề tài sẽ góp phần làm phong phú thêm cơ sở lí thuyết của việc ứng dụng sơ đồ tƣ duy trong dạy và học Sinh học cũng nhƣ chứng minh tính hiệu quả của đề tài, nhằm nâng cao chất lƣợng dạy và học

Trang 27

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Các sơ đồ tư duy sử dụng trong dạy học phần một và phần hai - Sinh học 10 - Trung học phổ thông Phần mềm ImindMap 7.0.1

2.1.2 Khách thể nghiên cứu

Quá trình dạy học Sinh học 10 - Trung học phổ thông

2.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Thiết kế hệ thống sơ đồ tư duy để sử dụng cho việc dạy và học phần một và phần hai - Sinh học 10 - Trung học phổ thông

- Tìm hiểu thực trạng sử dụng sơ đồ tư duy của giáo viên trong các tiết giảng dạy

- Tìm hiểu thực trạng sử dụng sơ đồ tư duy của sinh viên trong học tập và vận dụng sơ đồ tư duy vào dạy học Sinh học

- Thực nghiệm Sư phạm giảng dạy 2 bài thuộc chương II – Phần hai – Sinh học

10 và điều tra mức độ tiến bộ của học sinh sau tiết học có lồng ghép sơ đồ tư duy

2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Nghiên cứu các tài liệu về lý thuyết sơ đồ tư duy, các giáo trình lý luận dạy học, sách giáo khoa và các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu

2.3.2 Phương pháp thực nghiệm Sư phạm

2.3.2.1 Thiết kế và sử dụng phiếu điều tra mức độ sử dụng sơ đồ tư duy của giáo viên trong các tiết giảng dạy

B1: Chuẩn bị phương pháp và mẫu phiếu điều tra mức độ sử dụng sơ đồ tư duy

của giáo viên trong các tiết giảng dạy

B2: Triển khai chi tiết và tiến hành điều tra mức độ sử dụng sơ đồ tư duy trong các tiết giảng dạy đối với 24 giáo viên trường THPT Cao Bá Quát - Tp Buôn Ma Thuột - Tỉnh Đắk Lắk

Trang 28

B2: Triển khai chi tiết và tiến hành điều tra 61 sinh viên lớp Sư phạm Sinh học K11 và 26 sinh viên lớp sư phạm Sinh học K12 - Trường đại học Tây Nguyên B3: Tổng hợp, xử lí kết quả thực nghiệm

2.3.2.3 Thiết kế và sử dụng phiếu điều tra mức độ tiến bộ của học sinh sau tiết học có lồng ghép sơ đồ tư duy

B1: Chuẩn bị phương án và thiết bị thực nghiệm là giáo án, sơ đồ tư duy, phần mềm ImindMap 7.0.1, phiếu điều tra mức độ tiến bộ của học sinh sau tiết học có lồng ghép sơ đồ tư duy,

B2: Tiếp cận, giới thiệu về sơ đồ tư duy và giảng dạy 2 tiết / 1 lớp có lồng ghép

sơ đồ tư duy đối với 4 lớp: 10A6, 10A7, 10A8, 10A9 THPT Cao Bá Quát - Tp Buôn Ma Thuột - Tỉnh Đắk Lắk, cụ thể qua 2 bài:

+ Bài 7: Tế bào nhân sơ

+ Bài 8: Tế bào nhân thực

B3: Triển khai chi tiết và tiến hành điều tra sự tiến bộ của học sinh sau giờ học có lồng ghép sơ đồ tư duy

B4: Tổng hợp, xử lí kết quả thực nghiệm

2.3.3 Phương pháp thống kê toán học

Các số liệu thu được trong thực nghiệm Sư phạm được xử lý bằng phương pháp thống kê toán học để xác định các tham số đặc trưng mang tính khách quan Sau đó dùng phần mềm Microsoft Office Excel để vẽ biểu đồ

Trang 29

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Trong phạm vi và thời gian nghiên cứu đề tài, tôi đã thiết kế được 22 sơ đồ tư duy để sử dụng vào giảng dạy phần một và phần hai - Sinh học 10 - THPT

3.1 SƠ ĐỒ TƯ DUY PHẦN MỘT, PHẦN HAI - SINH HỌC 10 - THPT

 Phần một: Giới thiệu chung về thế giới sống

Tổng số 3 sơ đồ tư duy và được sắp xếp theo các nội dung sau:

Ôn tập phần một: Giới thiệu chung về thế giới sống 1

Bảng 3.1 Số lượng sơ đồ tư duy phần một "Giới thiệu chung về thế giới sống"

 Phần hai: Sinh học tế bào - Chương I: Thành phần hóa học của tế bào

Tổng số 5 sơ đồ tư duy và được sắp xếp theo các nội dung sau:

Ôn tập chương I Thành phần hóa học của tế bào 1

Bảng 3.2 Số lượng sơ đồ tư duy chương I "Thành phần hóa học của tế bào"

 Chương II: Cấu trúc của tế bào

Tổng số 4 sơ đồ tư duy và được sắp xếp theo các nội dung sau:

Vận chuyển các chất qua màng sinh chất 1

Bảng 3.3 Số lượng sơ đồ tư duy chương II "Cấu trúc của tế bào"

Trang 30

 Chương III: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào

Tổng số 5 sơ đồ tư duy và được sắp xếp theo các nội dung sau:

 Chương IV: Phân bào

Tổng số 4 sơ đồ tư duy và được sắp xếp theo các nội dung sau:

Bảng 3.5 Số lượng sơ đồ tư duy chương IV "Phân bào"

3.2 THU THẬP SỐ LIỆU

3.2.1 Mục đích

Thực nghiệm Sư phạm nhằm thu thập số liệu, kiểm chứng tính hiệu quả của việc

sử dụng, lồng ghép sơ đồ tư duy trong dạy học phần một và phần hai - Sinh học 10 - Trung học phổ thông

3.2.2 Đối tượng

- Giáo viên trường THPT Cao Bá Quát - Tp Buôn Ma Thuột - Tỉnh Đắk Lắk

- Học sinh các lớp 10A6, 10A7, 10A8, 10A9 THPT Cao Bá Quát - Tp Buôn Ma Thuột - Tỉnh Đắk Lắk

- Sinh viên lớp Sư phạm Sinh học K11, K12 - Trường Đại học Tây Nguyên

3.2.3 Nội dung

- Dạy 2 bài trong phần hai - Sinh học 10 có lồng ghép sơ đồ tư duy

Trang 31

- Đánh giá tính hiệu quả của việc lồng ghép sơ đồ tư duy trong dạy học phần một

và phần hai - Sinh học 10 - Trung học phổ thông Cụ thể qua 2 bài:

+ Bài 7: Tế bào nhân sơ

+ Bài 8: Tế bào nhân thực

- Thu thập số liệu, đánh giá tính hiệu quả của việc lồng ghép sơ đồ tư duy trong dạy học phần một và phần hai - Sinh học 10 - Trung học phổ thông

3.3 KẾT QUẢ

3.3.1 Đối với học sinh

Điều tra 154 học sinh thuộc 4 lớp: 10A6, 10A7, 10A8, 10A9 - THPT Cao Bá Quát - Tp Buôn Ma Thuột - Tỉnh Đắk Lắk

 Bảng 1: Bảng số liệu và biểu đồ thể hiện tâm trạng của học sinh khi tham gia giờ học có sử dụng sơ đồ tư duy

Qua số liệu, biểu đồ thể hiện tâm trạng của học sinh sau khi tham gia giờ học có

sử dụng sơ đồ tư duy, cho thấy 90% học sinh cảm thấy thích thú và phấn khởi khi được tham gia tiết học có sử dụng sơ đồ tư duy, trong đó có 58,44% cảm thấy thích thú và 31,82% thấy phấn khởi Bên cạnh đó, có 9,74% học sinh cảm thấy tiết học bình thường và không có học sinh nào cảm thấy mệt mỏi trong các tiết học có sử dụng sơ đồ tư duy

Qua ý kiến của học sinh, các em chia sẻ rằng: Được tham gia tiết học có lồng ghép sơ đồ tư duy các em cảm thấy rất thích, sơ đồ tư duy có nhiều màu sắc đẹp mắt, nhiều hình ảnh sinh động, phù hợp Hơn nữa, cách trình chiếu các nhánh theo thứ tự cũng khơi dậy sự tò mò, khám phá kiến thức

Bên cạnh đó, tuy chiếm một tỉ lệ nhỏ (9,74%) các học sinh cảm thấy tiết học có

sử dụng sơ đồ tư duy cũng bình thường như các tiết học khác Các em học sinh này

Trang 32

chia sẻ thêm, vì các em đã từng biết đến sơ đồ tư duy và khi giáo viên sử dụng sơ đồ

tư duy trong các tiết học để ôn tập, củng cố bài học thì học sinh chỉ được quan sát giáo viên trình chiếu, tổng hợp kiến thức sau đó trình bày, triển khai các ý tưởng chứ chưa được trực tiếp vẽ sơ đồ tư duy ngay tại lớp học nên cảm thấy tiết học bình thường Các em học sinh mong muốn trong các tiết học thì giáo viên nên tạo điều kiện để học sinh được vẽ sơ đồ tư duy ngay tại lớp học, điều này sẽ giúp các em khám phá kiến thức một cách chủ động hơn, sáng tạo hơn, qua đó mà khả năng ghi nhớ, trình bày kiến thức cũng được nâng cao

Có thể thấy rằng, việc lồng ghép sơ đồ tư duy trong các tiết dạy thì thái độ và tâm trạng các em có chuyển biến tích cực, các em hứng thú hơn trong học tập Mặt khác,

sơ đồ tư duy đã làm cho tiết học trở nên sinh động hơn, học sinh cảm thấy thích thú hơn trong việc triển khai, khám phá các đơn vị kiến thức Tuy nhiên, theo ý kiến của một số học sinh thì giáo viên nên tạo điều kiện, phân phối thời gian trong một tiết học để học sinh được tham gia vào việc thiết kế sơ đồ tư duy, góp phần rèn luyện một số kĩ năng như phân tích, so sánh, tổng hợp

 Bảng 2: Bảng số liệu và biểu đồ thể hiện khả năng bao quát nội dung bài học của học sinh sau khi tham gia giờ học có sử dụng sơ đồ tư duy

độ trung bình Qua đây cũng cho thấy sau khi tham gia tiết học có sử dụng sơ đồ tư duy thì khả năng bao quát nội dung bài học ở mức độ khá, tốt chiếm tỉ lệ hơn 95% Các em cho biết, bằng việc sơ đồ hóa toàn bộ kiến thức trọng tâm của bài học trên một sơ đồ tư duy giúp các em có cái nhìn bao quát về các nội dung quan trọng

Trang 33

Hơn nữa, sơ đồ tư duy sắp xếp các nhánh và nội dung theo một trật tự logic, khoa học nên cũng giúp các em triển khai các ý tưởng theo một thứ tự hợp lí Nhờ vậy

mà các em rèn luyện được cho mình một số kĩ năng cần thiết như: kĩ năng ghi nhớ,

kĩ năng phân tích, tổng hợp, kĩ năng khái quát hóa, kĩ năng so sánh các nội dung trên một sơ đồ tư duy

 Bảng 3: Bảng số liệu và biểu đồ thể hiện khả năng trình bày kiến thức của học sinh sau khi tham gia giờ học có sử dụng sơ đồ tư duy

Qua tỉ lệ trên cho thấy, sơ đồ tư duy mới chỉ phát huy khả năng trình bày kiến thức của học sinh phần lớn ở mức độ khá Các em chia sẻ rằng, vì các nội dung thể hiện trên sơ đồ tư duy ở dạng các từ khóa, các mối liên hệ giữa các nhánh cho nên đối với các học sinh mới biết đến sơ đồ thì các em tỏ ra lúng túng, chưa biết triển khai kiến thức dựa trên sơ đồ tư duy, hơn nữa, sơ đồ tư duy do người khác thiết kế, xây dựng nên các em cũng gặp khó khăn trong việc triển khai các đơn vị kiến thức được trình bày trong sơ đồ tư duy

Các em cho biết thêm, dựa vào sơ đồ tư duy, các em có thể trình bày kiến thức theo một hệ thống logic, khoa học hơn, vì sơ đồ tư duy phân chia hệ thống các nhánh theo một thứ tự nhất định, các mối liên kết rõ ràng, phân chia màu sắc hợp lí giúp các em dễ dàng hơn trong việc triển khai các đơn vị kiến thức Khi dựa vào sơ

đồ tư duy để triển khai kiến thức, các em chủ yếu dựa vào từ khóa ở các nhánh kết hợp với hình ảnh, các mối liên kết để phân tích, tổng hợp, so sánh từ đó rút ra nội dung chính của bài học

Trang 34

 Bảng 4: Bảng số liệu và biểu đồ thể hiện khả năng ghi nhớ kiến thức của học sinh sau khi tham gia giờ học có sử dụng sơ đồ tƣ duy

tỉ lệ 34,41%

Các em cho biết, sơ đồ tƣ duy có hệ thống các nhánh chính với các từ khóa trọng tâm cùng với các màu sắc riêng biệt giúp các em ghi nhớ kiến thức một cách dễ dàng hơn Bên cạnh đó, chỉ có 9/154 học sinh có khả năng ghi nhớ kiến thức ở mức

độ trung bình chiếm 5,85% Các em cho biết, đối với các sơ đồ tƣ duy có số lƣợng nhánh ít thì khả năng ghi nhớ của các em ở mức độ khá tốt, nhƣng khi gặp sơ đồ tƣ duy với số lƣợng nhánh nhiều thì các em gặp một số khó khăn trong việc ghi nhớ Mặt khác, các em cho rằng, bản thân mới lần đầu đƣợc làm quen, tiếp xúc với sơ đồ

tƣ duy nên còn thấy bỡ ngỡ trong việc ghi nhớ các nội dung kiến thức

 Bảng 5: Bảng số liệu và biểu đồ thể hiện ý kiến của học sinh về việc sử dụng sơ

đồ tƣ duy trong dạy học Sinh học

Nên sử dụng nhiều 128 83.11

Trang 35

 Nhận xét: Những kết quả trong thực nghiệm cho thấy các học sinh khi tham gia giờ học có lồng ghép sơ đồ tư duy thì khả năng trình bày kiến thức một cách có

hệ thống, khả năng bao quát bài học và khả năng ghi nhớ đạt kết quả cao Từ những

số liệu thu thập được trong quá trình thực nghiệm sư phạm cũng cho thấy ưu điểm lớn nhất của sơ đồ tư duy đó chính là giúp học sinh ghi nhớ các nội dung kiến thức thông qua các từ khóa một cách hiệu quả, sơ đồ tư duy cũng góp phần làm cho tiết học trở nên sinh động hơn, sôi nổi hơn qua việc để cho học sinh tham gia vào việc phân tích, khám phá các đơn vị kiến thức trên các nhánh thông qua các từ khóa, hình ảnh then chốt Tuy nhiên, khi so sánh khả năng tiến bộ của học sinh sau khi tham gia giờ học có sử dụng sơ đồ tư duy thì khả năng trình bày, triển khai các đơn

vị kiến thức từ sơ đồ tư duy chưa mang lại hiệu quả cao nhất

Theo các em, vì các nội dung thể hiện trên sơ đồ tư duy ở dạng các từ khóa, các mối liên kết giữa các nhánh cho nên đối với các học sinh mới biết đến sơ đồ thì các

em tỏ ra lúng túng, chưa biết triển khai kiến thức dựa trên sơ đồ tư duy, hơn nữa, sơ

đồ tư duy do người khác thiết kế, xây dựng nên các em cũng gặp khó khăn trong việc triển khai các đơn vị kiến thức Đây là một thực tế khi áp dụng lồng ghép sơ đồ

tư duy vào các tiết dạy cho học sinh khối lớp 10 Để giải quyết vấn đề này, ngoài việc khuyến khích học sinh về nhà tự thiết kế sơ đồ theo hướng dẫn của giáo viên, sau đó học sinh tự mình thiết kế sơ đồ tư duy dựa trên các ý tưởng tư duy, sáng tạo thì giáo viên cũng lưu ý học sinh cần phải bám sát các nội dung trong sách giáo khoa để tìm ra các từ khóa, nội dung trọng tâm, nhờ đó mà khả năng phân tích, triển khai các đơn vị kiến thức của học sinh ngày một tiến bộ hơn

Tóm lại, kết quả thực nghiệm cũng chứng tỏ việc lồng ghép sơ đồ tư duy trong các tiết học là có hiệu quả Học sinh đã có những tiến bộ rõ rệt khi tiến hành lồng ghép sơ đồ tư duy vào trong các bài giảng Nhiều học sinh mong muốn trong các tiết học nên sử dụng sơ đồ tư duy nhằm giúp các em hệ thống kiến thức, ghi nhớ các đơn vị kiến thức một cách dễ dàng Ngoài ra, khi tiến hành lồng ghép sơ đồ tư duy vào các bài giảng thì tiết học cũng trở nên tích cực hơn

3.3.2 Đối với giáo viên phổ thông

Điều tra 24 giáo viên đang giảng dạy tại THPT Cao Bá Quát – Tp Buôn Ma Thuột - Tỉnh Đắk Lắk để tìm hiểu thực trạng việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học ở trường THPT

Trang 36

 Bảng 1: Bảng số liệu thể hiện mức độ hiểu biết của giáo viên về sơ đồ tư duy

Chưa bao giờ nghe thuật ngữ "sơ đồ tư duy" 0 0

Có nghe nói nhưng chưa bao giờ sử dụng 15 62.50

Có nghiên cứu về mặt lí thuyết nhưng chưa

Đã thiết kế và sử dụng trong dạy học 2 8.33

Qua bảng 1 cho thấy hầu hết các giáo viên tham gia làm phiếu thăm dò ý kiến đã biết đến sơ đồ tư duy và có 2 trong tổng số 24 giáo viên đã thiết kế và sử dụng sơ đồ

tư duy trong dạy học Bên cạnh đó, có 62,50% giáo viên đã từng biết đến sơ đồ tư duy nhưng chưa thiết kế và sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học

Hầu hết giáo viên đã biết đến sơ đồ tư duy qua nhiều đợt tập huấn các phương pháp dạy học tích cực Ngoài ra, sơ đồ tư duy cũng được báo chí, truyền hình, các đồng nghiệp giới thiệu nên cũng không còn xa lạ

 Bảng 2: Bảng số liệu thể hiện mức độ sử dụng sơ đồ tư duy của giáo viên

 Bảng 3: Bảng số liệu thể hiện mục đích sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học

Xây dựng cấu trúc bài học theo tiến trình dạy học 5 20.83

Ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh 24 100

Trang 37

Qua số liệu cho thấy, theo thầy - cô thì sơ đồ tư duy có thể được thầy - cô sử dụng với nhiều mục đích khác nhau Giáo viên thường sử dụng sơ đồ tư duy để tóm tắt nội dung bài học, ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh (100%) Một số mục đích khác thì được sử dụng ít hơn như kiểm tra, đánh giá (12,5%), mô hình hóa một đơn vị kiến thức (25%), xây dựng cấu trúc bài học theo tiến trình dạy học (20,83%)  Bảng 4: Bảng số liệu thể hiện ưu điểm và hạn chế của sơ đồ tư duy

Giúp trình bày ngắn gọn nội dung kiến thức 22 91.67

Rèn luyện khả năng tư duy bằng biểu tượng 13 54.17

Không thể sơ đồ hóa tất cả đơn vị kiến thức 19 79.17

Qua bảng số liệu cho thấy, theo giáo viên thì sơ đồ tư duy có một số ưu điểm như: giúp trình bày ngắn gọn nội dung kiến thức, giúp học sinh dễ nhớ bài, rèn luyện khả năng tư duy của học sinh Trong đó, có 91,67% giáo viên cho rằng: sơ đồ

tư duy giúp trình bày ngắn gọn nội dung kiến thức, dễ nhớ nội dung bài học (75%), giúp học sinh rèn luyện khả năng tư duy bằng biểu tượng (54,17%) Trong các ưu điểm thì sơ đồ tư duy có ưu điểm lớn nhất là giúp trình bày ngắn gọn nội dung kiến thức Có thể thấy sơ đồ tư duy có nhiều ưu điểm, những ưu điểm này sẽ góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THPT

Bên cạnh những ưu điểm thì sơ đồ tư duy cũng có một số hạn chế nhất định Sơ

đồ tư duy không thể hiện hết nội dung bài học (33,33%), sơ đồ tư duy không truyền đạt được hết ý tưởng (70,83%), không thể sơ đồ hóa tất cả các đơn vị kiến thức (79,17%) Một số ý kiến cho rằng: tuy có những hạn chế nhất định nhưng sơ đồ tư duy vẫn phát huy tính hiệu quả cao trong các tiết giảng dạy

Như vậy, Qua các bảng số liệu cho thấy việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học chưa được chú trọng nhiều Cụ thể, có đến 79,17% giáo viên chưa bao giờ sử dụng

sơ đồ tư duy trong dạy học Chỉ có một số ít (20,83%) giáo viên có sử dụng sơ đồ tư duy vào trong dạy học Tuy nhiên, mức độ sử dụng sơ đồ tư duy trong giờ lên lớp của các giáo viên này cũng rất hạn chế

Ngày đăng: 24/08/2015, 09:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w