báo cáo đề tài biến đổi khí hậu
Trang 1MỞ ĐẦU
Từ nhiều thập kỉ nay, nhiệt độ trung bình trên trái đất tăng lên, làm xuất hiệnngày càng nhiều những biểu hiện xuất cho thời tiết, giới tự nhiên như: tần suất vàcường độ của những đợt bão lụt, triều cường tăng đột biến, hạn hán xảy ra thườngxuyên, các vùng khí hậu cũng như các mùa trong năm bị thay đổi thất thường, mựcnước biển dâng cao, các dịch bệnh xuất hiện tràn lan…gây thiệt hại lớn cho nôngnghiệp, đa dạng sinh học, gây ra các cuộc chiến tranh dành tài nguyên, mất bản sắcvăn hóa vùng miền, tị nạn khí hậu, xung đột xã hội
Bóng đen biến đổi khí hậu đang trùm lên toàn cầu, chưa bao giờ con người cảmthấy thiên nhiên bị đa dọa dữ dội như hiện nay, nếu không điều chỉnh, thế giới sẽ ngàycàng ngập sâu vào các món nợ sinh thái, vào dịch bệnh, nghèo đói, vào xung đột xãhội…ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến thế hệ tương lai, vì sự đe dọa này lại chính
là do con người tạo ra chứ không phải do ai khác
Biến đổi khí hậu làm sự sống trên Trái Đất thay đổi thế nào? Gây ra những thiệthại gì? Mỗi con người chúng ra đã tham gia quá trình đẩy nhân loại đến hoàn cảnh này
ra sao? Con người đã làm gì để chống lại và thích nghi với biến đổi khí hậu? Chúng tahãy cùng tìm hiểu để trả lời các câu hỏi trên
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
MỤC LỤC 2
TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 4
I.1 Biến đổi khí hậu và các khái niệm liên quan 4
Chương II 9
DIỄN BIẾN KHÍ HẬU TRÊN THẾ GIỚI 9
NỖ LỰC GIẢI QUYẾT CHUNG VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRÊN THẾ GIỚI 18
III.1 Giải pháp thực hiện 18
III.1.1 Giảm Thiểu 18
III.1.2 Thích ứng 19
III.2 Thế giới đã làm gì? 20
III.2.2 COP 15 23
Chương IV 26
HIỆN TRẠNG, TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Ở VIỆT NAM 26
IV.2 Kịch bản biến đổi khí hậu ở Việt Nam 33
IV.2.1 Về nhiệt độ 33
IV.2.2 Về lượng mưa 35
IV 3 Kịch bản về nước biển dâng ở Việt Nam 37
IV.4 Khuyến nghị kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam 38
Chương V 39
NỖ LỰC VÀ GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA VIỆT NAM 39
V.1 Hoạt động của Việt Nam trong việc thực hiện Công ước khung liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu UNFCCC 39
Quyết định 47/2007/QĐ-TTg Về việc phê duyệt Kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị định thư Kyoto thuộc Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu giai đoạn 2007 – 2010 40
V.2 Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu 41
IV.2.1 Mục tiêu của chương trình 41
IV.2.2 Xây dựng các kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu 42
Trang 3Chỉ tiêu thực hiện 42
Các hoạt động chính 42
V.2.3 TỔ CHỨC THỰC HIỆN 48
KẾT LUẬN 50
Biến đổi khí hậu giờ đây là một thực tế đã được chứng minh trên cơ sở khoa học Chúng ta không dễ dãng dự báo chính xác tác động của việc phát thải khí nhà kính, và nếu xét khả năng dự đoán thì còn nhiều điều chưa chắc chắn về lĩnh vực khoa học này Song giờ đây chúng ta đã có thông tin và kiến thức để ghi nhận rằng có những rủi ro hết sức to lớn, có khả năng trở thành những thảm hoạ, như sự tan chảy băng ở vùng Greenland và miền Tây Nam cực hay sự đổi hướng của dòng nước nóng Gulf Stream sẽ dẫn đến những biến đổi to lớn về khí hậu 50
Để giữ gìn và chăm lo cho con cháu đòi hỏi chúng ta phải hành động ngay từ bây giờ Đây là một hình thức đảm bảo để phòng khi xảy ra những tổn thất to lớn Sự thật là chúng ta không biết khả năng thời điểm chính xác xảy ra những tổn thất như vậy, nhưng đó không phải là cái cớ để chúng ta không thực hiện các biện pháp phòng tránh Chúng ta biết mối nguy hiểm đang tồn tại Chúng ta biết thiệt hại do khí nhà kính gây ra là không thể đảo ngược trong một thời gian dài Chúng ta biết tình trạng đó gia tăng từng ngày nếu chúng ta không hành động 50
Về lâu dài, biến đổi khí hậu là mối đe doạ hết sức to lớn đối với phát triển con người, và ở một số nơi, nó đang cản trở nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong việc giảm tỷ lệ nghèo 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
Trang 4Chương I
TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
I.1 Biến đổi khí hậu và các khái niệm liên quan
I.1.1 Biến đổi khí hậu
a Khái niệm
"Biến đổi khí hậu (BĐKH) trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo" [1]
Đặc điểm của BĐKH:
Những thay đổi theo thời gian của các hình thái thời tiết trên toàn thếgiới, nhiệt độ trung bình tăng hay còn gọi là “sự nóng dần lên của trái đất”, tăng nồng
độ khí nhà kính thải ra từ các hoạt động của con người và đọng lại trong khí quyển
Diễn ra do các quá trình tự nhiên hoặc các tác động bên ngoài, do hoạtđộng của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển hay trong khai thác, sửdụng đất
Là quá trình diễn ra từ từ, khó bị phát hiện, không thể đảo ngược được
Diễn ra trên phạm vi toàn cầu, tác động đến tất cả các châu lục, ảnhhưởng đến tất cả các lĩnh vực của sự sống (động vật, đa dạng sinh học, cảnh quan, môitrường sống…)
Cường độ ngày một tăng và hậu quả ngày càng nặng nề, khó lườngtrước
b Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu
Nguyên nhân chủ yếu là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhàkính như CO2, CH4, N2O, HFCs, PFCs và SF6
CO2 phát thải khi đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí) và là nguồn khínhà kính chủ yếu do con người gây ra trong khí quyển CO2 cũng sinh ra tử cáchoạt động công nghiệp như sản xuất xi măng và cán thép
CH4 sinh ra từ các bãi rác, lên men thức ăn trong ruột động vật nhai lại, hệthống khí, dầu tự nhiên và khai thác than
N2O phát thải từ phân bón và các hoạt động công nghiệp
HFCs được sử dụng thay cho các chất phá hủy ôzôn (ODS) và HFC-23 là sảnphẩm phụ của quá trình sản xuất HCFC-22
Trang 5 PFCs sinh ra từ quá trình sản xuất nhôm.
SF6 sử dụng trong vật liệu cách điện và trong quá trình sản xuất magiê
Sự thay đổi khí hậu tự nhiên là do sự biến đổi trong quỹ đạo của Trái đất, bức
xạ mặt trời và các khí gây ra hiệu ứng nhà kính Các khí gây ra hiệu ứng nhà kính ởtrong khí quyển trái đất sẽ giữ nhiệt của mặt trời lại chứ không nhả lượng nhiệt nàyvào vũ trụ Quá trình hiệu ứng nhà kính tự nhiên giúp cho trái đất được sưởi ấm trong
4 tỉ năm qua
Ngoài ra do:
+ Bức xạ mặt trời
+ Động đất và núi lửa
+ Con người sử dụng nhiên liệu hóa thạch
+ Con người sử dụng phân bón, các loại hóa chất phục vụ cho trồng trọt và sinhhoạt, thuốc trừ sâu
+ Khai thác, sử dụng đất rừng, chăn nuôi gia súc
+ Khai thác và sử dụng tài nguyên nước
+ Chiến tranh
Khi con người chưa xuất hiện hoặc chưa có các hoạt động tác động mạnh làmthay đổi giới tự nhiên
c Các biểu hiện của sự biến đổi khí hậu
•Sự nóng lên của khí quyển và trái đất nói chung
•Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống củacon người và các sinh vật trên trái đất
•Sự dâng cao mực nước biển do tan băng dẫn tới sự ngập úng của các vùng đấtthấp, các đảo nhỏ trên biển
•Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khácnhau của trái đất dẫn tới nguy cơ đe doạ sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái
và hoạt động của con người
•Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trìnhtuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác
•Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phầncủa thuỷ quyển, sinh quyển, các địa quyển
I.1.2 Hiệu ứng nhà kính (HƯNK)
Hiệu ứng nhà kính là sự tăng lên về nhiệt độ của
trái đất do một vài khí nhất định trong khí quyển (ví dụ:
hơi nước, cacbon dioxit, nito oxit, và metan) đã giữ lại
năng lượng từ mặt trời truyền tới trái đất Không có
những khí này, nhiệt từ mặt trời sẽ không được giữ lại và nhiệt độ trung bình của trái
Trang 6đất sẽ lạnh hơn khoảng 15oC Các khí này được gọi là các khí nhà kính do cách màchúng làm ấm trái đất của chúng ta tương tự như cách người ta giữ nhiệt cho các ngôinhà làm bằng kính để trồng cây.
Hình 1: Climate Change Booklet, Act on CO2, UK
Hiệu ứng nhà kính có thể mô tả bằng các bước sau:
1 Bức xạ mặt trời xuyên qua bầu khí quyển đến bề mặt trái đất
2 Một phần năng lương phản xạ lại không gian
3 Bề mặt trái đất bức xạ nhiệt vào không gian
4 Một phần nhiệt bị khác khí nhà kính trong khí quyển giữ lại
I.2.3 Sự ấm dần lên của trái đất
Một cụm từ đôi khi được sử dụng như một từ đồng nghĩa với biến đổi khí hậu làhiện tượng nóng lên toàn cầu, tuy nhiên chúng không phải là một Nóng lên toàn cầu là
xu hướng tăng lên về nhiệt độ trung bình của trái đất, nguyên nhân gây ra những thayđổi về khí hậu Trái nóng hơn có thể dẫn tới những thay đổi về lượng mưa, mực nướcbiển dâng và rất nhiều các tác động tới thực vật, đời sống hoang dã và con người Khicác nhà khoa học nói về vấn đề biến đổi khí hậu, họ quan tâm tới sự nóng lên toàn cầugây ra bởi các hoạt động của con người
I.2 Sự phát thải khí nhà kính – nguyên nhân chủ yếu gây ra biến đổi khí hậu
I.2.1 Sự phát thải khí nhà kính do tự nhiên
Các đầm lầy và ruộng lúa vừa là nguồn phát thải khí gây ấm nóng toàn cầu vàđồng thời là chậu chứa
Khí carbon dioxide (CO2) nhận được sự quan tâm lớn nhất khi nó trở thành khínhà kính, nhưng nó không phải là nhân tố duy nhất làm nóng trái đất CH4 cũng là thủphạm chính gây ra hiệu ứng nhà kính Mặc dù hàm lượng phát thải CH4 toàn cầu thấp
Trang 7hơn phát thải khí CO2 nhiều nhưng CH4 là một khí gây hiệu ứng nhà kính lớn hơn; mộttấn khí CH4 gây hiệu ứng nhà kính lớn hơn một tấn CO2 đến 23 lần.
Hiện nay, CH4 đang tăng khoảng 60% lượng phát thải toàn cầu từ các nguồn docon người gây ra, và hàm lượng CH4 trong khí quyển đã tăng khoảng 150 phần trăm từnăm 1750 [2]
Hiện nay, người ta tập trung chú ý vào hai nguồn khí CH4 như những nhân tốgây ô nhiễm tự nhiên là khu vực đầm lầy và các ruộng lúa
Sử dụng các số liệu vệ tinh, các nhà khoa khẳng định rằng các đầm lầy góp
53-58 % phát thải khí CH4 toàn cầu và các ruộng lúa góp hơn một phần ba số đó [2]
Đất ấm, ẩm ướt của đầm lầy là môi trường sống chủ yếu cho các vi khuẩn kỵ khísản sinh ra CH4 – và nói chung càng ấm và càng ẩm ướt, càng nhiều khí methane
Vì các ruộng lúa được giữ nước trong suốt mùa trồng trọt ở Nam Á và các khuvực sản xuất lúa gạo khác, ruộng lúa cũng như những nhà máy sản xuất methane lớn
I.2.1 Sự phát thải khí nhà kính do hoạt động của con người [3]
Kể từ thời kỳ tiền công nghiệp (khoảng từ năm 1750), con người đã sử dụngngày càng nhiều năng lượng, chủ yếu từ các nguồn nguyên liệu hóa thạch (than, dầu,khí đốt), qua đó đã thải vào khí quyển ngày càng tăng các chất khí gây hiệu ứng nhàkính của khí quyển, dẫn đến tăng nhiệt độ của trái đất
Những số liệu về hàm lượng khí CO2 trong khí quyển được xác định từ các lõibăng được khoan ở Greenland và Nam cực cho thấy, trong suốt chu kỳ băng hà và tanbăng (khoảng 18.000 năm trước), hàm lượng khí CO2 trong khí quyển chỉ khoảng 180-200ppm (phần triệu), nghĩa là chỉ bằng khoảng 70% so với thời kỳ tiền công nghiệp(280ppm) Từ khoảng năm 1.800, hàm lượng khí CO2 bắt đầu tăng lên, vượt con số300ppm và đạt 379ppm vào năm 2005, nghĩa là tăng khoảng 31% so với thời kỳ tiềncông nghiệp, vượt xa mức khí CO2 tự nhiên trong khoảng 650 nghìn năm qua
Hàm lượng các khí nhà kính khác như khí mêtan (CH4), ôxit nitơ (N2O) cũngtăng lần lượt từ 715ppb (phần tỷ) và 270ppb trong thời kỳ tiền công nghiệp lên1774ppb (151%) và 319ppb (17%) vào năm 2005 Riêng các chất khí chlorofluorocarbon (CFCs) vừa là khí nhà kính với tiềm năng làm nóng lên toàn cầu lớn gấp nhiềulần khí CO2, vừa là chất phá hủy tầng ôzôn bình lưu, chỉ mới có trong khí quyển docon người sản xuất ra kể từ khi công nghiệp làm lạnh, hóa mỹ phẩm phát triển
Đánh giá khoa học của Ban liên chính phủ về BĐKH (IPCC) cho thấy, việc tiêuthụ năng lượng do đốt nhiên liệu hóa thạch trong các ngành sản xuất năng lượng, côngnghiệp, giao thông vận tải, xây dựng… đóng góp khoảng một nửa (46%) vào sự nónglên toàn cầu, phá rừng nhiệt đới đóng góp khoảng 18%, sản xuất nông nghiệp khoảng
Trang 89% các ngành sản xuất hóa chất (CFC, HCFC) khoảng 24%, còn lại (3%) là từ cáchoạt động khác.
Từ năm 1840 đến 2004, tổng lượng phát thải khí CO2 của các nước giàu chiếmtới 70% tổng lượng phát thải khí CO2 toàn cầu, trong đó ở Hoa Kỳ và Anh trung bìnhmỗi người dân phát thải 1.100 tấn, gấp khoảng 17 lần ở Trung Quốc và 48 lần ở ẤnĐộ
Riêng năm 2004, lượng phát thải khí CO2 của Hoa Kỳ là 6 tỷ tấn, bằng khoảng20% tổng lượng phát thải khí CO2 toàn cầu Trung Quốc là nước phát thải lớn thứ 2với 5 tỷ tấn CO2, tiếp theo là Liên bang Nga 1,5 tỷ tấn, Ấn Độ 1,3 tỷ tấn, Nhật Bản 1,2
tỷ tấn, CHLB Đức 800 triệu tấn, Canada 600 triệu tấn, Vương quốc Anh 580 triệu tấn.Các nước đang phát triển phát thải tổng cộng 12 tỷ tấn CO2, chiếm 42% tổng lượngphát thải toàn cầu so với 7 tỷ tấn năm 1990 (29% tổng lượng phát thải toàn cầu), chothấy tốc độ phát thải khí CO2 của các nước này tăng khá nhanh trong khoảng 15 nămqua Một số nước phát triển dựa vào đó để yêu cầu các nước đang phát triển cũng phảicam kết theo Công ước Biến đổi khí hậu
Năm 1990, Việt Nam phát thải 21,4 triệu tấn CO2 Năm 2004, phát thải 98,6 triệutấn CO2, tăng gần 5 lần, bình quân đầu người 1,2 tấn/năm (trung bình của thế giới là4,5 tấn/năm, Singapo 12,4 tấn, Malaysia 7,5 tấn, Thái Lan 4,2 tấn, Trung Quốc 3,8 tấn,Inđônêxia 1,7 tấn, Philippin 1,0 tấn, Myanma 0,2 tấn, Lào 0,2 tấn) Như vậy, phát thải các khí CO2 của Việt Nam tăng khá nhanh trong 15 năm qua, songvẫn ở mức thấp so với trung bình toàn cầu và nhiều nước trong khu vực Dự tính tổnglượng phát thải các khí nhà kính của Việt Nam sẽ đạt 233,3 triệu tấn CO2 tương đươngvào năm 2020, tăng 93% so với năm 1998
Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là trong khi các nước giàu chỉ chiếm 15% dân số thếgiới, nhưng tổng lượng phát thải của họ chiếm 45% tổng lượng phát thải toàn cầu; cácnước châu Phi và cận Sahara với 11% dân số thế giới chỉ phát thải 2%, và các nướckém phát triển với 1/3 dân số thế giới chỉ phát thải 7% tổng lượng phát thải toàn cầu
Đó là điều mà các nước đang phát triển nêu ra về bình đẳng và nhân quyền tại cáccuộc thương lượng về Công ước khí hậu và Nghị định thư Kyoto
Trang 9Chương II
DIỄN BIẾN KHÍ HẬU TRÊN THẾ GIỚI
II.1 Hạn hán và nhiệt độ tăng cao
Hạn hán làm cạn kiệt nguồn nước sinh hoạt và tưới tiêu, gây ảnh hưởng nghiêmtrọng đến nền nông nghiệp của nhiều nước Hạn hán gây thiệt hại về kinh tế như thiếunước cho thủy điện, cháy rừng, thiếu nước để nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi…Hậuquả làm cho sản lượng lương thực, thực phẩm bị đe dọa nghiêm trọng, một số lượnglớn dân số trên trái đất đang và sẽ chịu cảnh đói khát
Nhiệt độ tăng trung bình từ năm 1906 đến 2005 là 0,740C, từ năm 1995 đến
2006 được xếp vào những năm có nhiệt độ bề mặt trái đất nóng kỉ lục [4]
Hình 2 Hạn hán hoành hành ở Paraguay khiến nhiều gia súc bị chết khô
vì thiếu nước (trang trại Tres Marias, Tây Bắc Chaco) ảnh: Reuters
Bản Báo cáo thứ ba của IPCC cho thấy từ cuối thế kỷ 19 nhiệt độ trung bình bềmặt Trái đất đã tăng xấp xỉ 0,2-0,6oC Thập kỷ 90 của thế kỷ 20 là thập kỷ nóng nhấttrong 1000 năm qua ở bán cầu Bắc Hai giai đoạn có nhiệt độ tăng nhanh nhất là 1910-
1945 và từ 1976 đến nay với khoảng 0,15oC/thập kỷ Mức tăng nhiệt độ của biển chỉbằng khoảng một nửa mức tăng nhiệt độ không khí bề mặt đất Những phân tích mớicho thấy hàm lượng nhiệt của đại dương toàn cầu tăng lên rõ rệt từ những năm 1950,trong đó hơn một nửa lượng nhiệt tăng lên này xảy ra ở lớp nước bên trên, tươngđương với mức tăng khoảng 0,040C/thập kỷ
Trang 10Hình 3 Sự thay đổi nhiệt độ đại dương và đất liền trên toàn cầu (Nguồn: IPCC 2007)
Hiện nay, các vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của hạn hán là các nước thuộcchâu Phi, Nam Mỹ, Ấn Độ Các nước này đang chịu những đợt hạn hán kéo dài, lượngmưa ở các khu vực này khá thấp Theo ước tính đến năm 2020, sẽ có khoảng 75 đến
250 triệu người dân châu Phi thiếu nguồn nước sinh hoạt và canh tác, dẫn đến sảnlượng nông nghiệp của lục địa này sẽ giảm khoảng 50%
Các đợt nắng nóng khủng khiếp đang diễn ra thường xuyên hơn gấp khoảng 4 lần
so với trước đây, hậu quae của các đợt nắng nóng này là nguy cơ cháy rừng, các bệnhtật do nhiệt độ cao gây ra, đóng góp vào việc làm tăng nhiệt độ trung bình của trái đất
Ở nước ta, miền Trung là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề của các đợt nắng nóng, gióphơn Tây Nam thổi từ Lào sang, mang theo không khí khô của lục địa làm cho nhiệt
độ tăng cao, sông hồ khô cạn, cây cối khô héo, con người không đủ sức chống đỡ thờitiết khắc nghiệt
Vào năm 2003, ở châu Âu, đợt nắng nóng kéo dài đã làm thiệt mạng khoảng 35ngàn người Đó là dấu hiện đáng báo động của những thay đổi ngày càng tồi tệ của khíhậu [4]
Hình 4 : Diễn biến độ chênh lệch nhiệt độ bề mặt trái đất từ năm 1861 – 2000 [5]
II.2 Bão lũ và mực nước biển dâng cao
Trang 11Trong những năm gần đây, bão lụt tăng lên cả về số lượng và sức tàn phá của nó.Theo ước tính, chỉ riêng ở Mỹ, trong vòng 100 năm qua (từ 1905 đến 2005), số lượngnhững cơn bão mạnh đã tăng không ngừng
Nếu từ 1905 - 1930 chỉ có khoảng trung bình 3,5 cơn/năm thì con số này là 5,1trong khoảng 1931-1994, và lên đến 8,4 từ 1995-2005
Mức độ thiệt hại về sinh mạng và vật chất do các cơn bão và các trận lụt lội gây
ra cũng đang ở mức kỷ lục
Nhiệt độ ngày càng tăng cao trên trái đất khiến cho mực nước biển đang dầndâng lên, nhiệt độ tăng làm các dòng sông băng, biển băng, núi băng tan chảy và làmtăng lượng nước đổ vào các biển và đại dương Từ năm 1961, mực nước biển trungbình trên toàn cầu dâng cao với tốc độ trung bình là 1,8mm/năm (1,3 - 2,3 mm/năm),
và từ năm 1993 ở mức 3,1 mm/năm (2,4 - 3,8 mm/năm, do sự dãn nở vì nhiệt, tan các
mũ băng và những tảng băng ở vùng cực [4]
Các nước nằm sát biển như Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc thì nguy cơ bị mấtđất canh tác, đất sống ngày càng cao Hơn nữa, nước biển xâm nhập vào các con sông,cùng với triều cường làm cho diện tích đất canh tác bị mặn hóa, sẽ làm thay đổi cơ cấucây trồng, thay đổi tính đa dạng sinh học đất liền và hệ sinh thái nước ngọt
Hình 5: Global Warming – Jane Genovese)
Nước biển dâng là sự dâng mực nước của đại dương trên toàn cầu, trong đókhông bao gồm triều, nước dâng do bão… Nước biển dâng tại một vị trí nào đó có thểcao hơn hoặc thấp hơn so với trung bình toàn cầu vì có sự khác nhau về nhiệt độ củađại dương và các yếu tố khác Mực nước biển được đo thông qua hệ thống thiết bị đotriều ký đặt tại các trạm hải văn hoặc các máy đo độ cao vệ tinh
Theo Báo cáo đánh giá lần thứ tư của Ban liên chính phủ về BĐKH (IPCC), sựnóng lên của hệ thống khí hậu đã rõ ràng được minh chứng thông qua số liệu quan trắcghi nhận sự tăng lên của nhiệt độ không khí và nhiệt độ nước biển trung bình toàn cầu,
sự tan chảy nhanh của lớp tuyết phủ và băng, làm tăng mực nước biển trung bình toàncầu
Trang 12Mực nước biển tăng phù hợp với xu thế nóng lên do sự đóng góp của các thànhphần chứa nước trên toàn cầu được ước tính gồm: giãn nở nhiệt của các đại dương, cácsông băng trên núi, băng Greenland, băng Nam cực và các nguồn chứa nước trên đấtliền.
Trận lụt lịch sử ở Băng La Đét
Băng La Đét là một trong những vùng châu thổ lớn trên thế giới với hệ thốngsông ngòi dày đặc và phân bố khắp đất nước, lớn nhất là hệ thống sông Hằng, sôngBrahmaputra và Meghna Là một đất nước thường xuyên bị bão tấn công, gây sónglớn, nhưng nó lại là một nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp, thiếu vốn đầu tư và
cơ sở hạ tầng cần thiết, thiếu năng lực thể chế, phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên…Điều đó làm cho Băng La Đét rất dễ bị tổn thương trước các ảnh hưởng của BĐKH.Năm 1998 – trận lụt thế kỉ đã xảy ra ở đấy nước Băng La Đét, nhấn chìm 2/3 đấtđai trong biển nước, trên 1.000 người chết, 30 triệu người thành vô gia cư, khoảng10% diện tích trồng lúa toàn quốc bị mất trắng Ngập lụt kéo dài không thể trồng cấylại nên hàng chục triệu hộ phải đối mặt với khủng hoảng lương thực
Trẻ em suy dinh dưỡng gấp đôi sau lụt, mười lăm tháng sau lụt, 40% trẻ em cótình trạng dinh dưỡng kém vào thời gian ngập lụt vẫn chưa trở lại được mức dinhdưỡng cũ
Cơn lụt đi qua nhưng những hậu quả của nó thì vẫn tồn tại mãi Trẻ bị tác động
có thể không bao giờ có khả năng phục hồi sau hậu quả Hộ nghèo phải chịu đựngtrong thời gian trước mắt do cắt giảm tiêu dùng và bệnh tật gia tăng, và do phải gánhchịu nợ nần chồng chất hơn
Nguồn: Báo cáo Phát triển Con người 2007-2008, UNDP
Biến đổi khí hậu và khủng hoảng nước ở Trung Quốc
Trung Quốc là đất nước có những biểu hiện rõ nhất về ảnh hưởng của biến đổikhí hậu Trong 50 năm qua, tốc độ nước biển dâng ở Trung Quốc là 2,5 mm/năm[tacdongcuarbdkh… ], kèm theo đó là sự sụt lún của nền đất Kết quả khảo sát của bộtài nguyên và đất đai Trung Quốc năm 2003 cho thấy từ tháng 9/2002 đến 9/2003,Thượng Hải lún thêm 13mm, năm 2004 Thượng Hải lún thêm 13mm
Một trong những hậu quả nghiêm trọng của nước biển dâng là gia tăng xói lở bờbiển, kéo theo sự xâm nhập mặn tại các vùng cửa sông và tầng ngậm nước, làm chotình trạng thiếu nước ngọt trở lên trầm trọng và gia tăng đất nhiễm mặn tại các vùngđồng bằng ven biển Kể từ năm 1855 đến nay, bờ biển khu vực phía bắc tỉnh Giang Tô
đã lùi sâu vào 20km và 14.000 km2 đồng bằng châu thổ sông Trường Giang, ChâuGiang đã bị nhấn chìm [4]
Trang 13Vào năm 2020, nhiệt độ trung bình ở Trung Quốc dự báo sẽ cao hơn 1,1-2oC so với mứcnăm 1961-1990
Những gì đang xảy ra với các núi băng ở Trung Quốc tạo nên cuộc khủng hoảng an ninhsinh thái toàn cầu gay gắt nhất Trước mắt, lưu lượng nước gia tăng do băng tan có thể gây
lũ lụt nhiều hơn Về lâu dài, núi băng co lại sẽ cắt nguồn nước và làm biến đổi nhiều vùngrộng lớn Lưu lượng các sông Dương Tử, Hoàng Hà và những dòng sông khác bắt nguồn từCao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng sẽ giảm đi, làm gia tăng căng thẳng đối với các hệ sinhthái dựa vào nước Thành phố Thượng Hải đặc biệt dễ bị tổn thương do những nguy cơ liênquan đến biến đổi khí hậu Nằm ở cửa sông Dương Tử, chỉ cao 4m trên mực nước biển,thành phố này đặc biệt dễ bị ngập lụt Bão, lốc gia tăng và lưu lượng dòng chảy quá cao gópphần làm ngập lụt đến cực độ Tất cả 18 triệu dân Thượng Hải có nguy cơ ngập lụt Mựcnước biển dâng cao và tần suất bão tăng lên đã đưa thành phố này vào danh sách các thànhphố gặp nguy hiểm Tuy nhiên, tổn thương chủ yếu tập trung vào khoảng 3 triệu người tạmtrú vừa từ nông thôn ra, sống tạm bợ tại các công trường hay khu vực dễ bị ngập lụt, quyềnlợi hạn chế, số dân này có nguy cơ phải chịu rủi ro
Nguồn: Báo cáo Phát triển Con người 2007-2008, UNDP
Cơn bão Katrina lịch sử ở Mỹ
Nằm ở bờ vịnh Gulf Coast của Mỹ, New Orleans là một trong những khu vực cónguy cơ bão cao nhất thế giới Tháng 8 năm 2005, bão Katrina tàn phá New Orleans, nógây nhiều thiệt hại cho con người và tài sản vật chất trên quy mô lớn, nó cướp đi mạng củahơn 1.500 người, làm 780.000 người mất nhà cửa, phá hủy, gây thiệt hại đến 200.000 ngôinhà, làm hỏng cơ sở hạ tầng của thành phố
Nguồn: Báo cáo Phát triển Con người 2007-2008, UNDP
II.3 Diện tích băng bao phủ bề mặt trái đất giảm, các sông băng đang dần biến mất
Cùng với nhiệt độ trái đất tăng cao, các lớp băng trên sông băng, núi băng, đạidương trên các châu lục đang dần tan rã với tốc độ đáng lo ngại Nó không chỉ ảnhhưởng đến các nước có diện tích băng bao phủ mà nó tác động lên toàn cầu, lên tất cảcác sinh vật sống trên trái đất – một cách trực tiếp hoặc gián tiếp
Trong vòng 13 năm kể từ 1991 đến 2004, số băng tan chảy ở châu Âu gấp đôi sovới 30 năm trước đó (1961-1990), có khoảng 160.000 sông băng trên thế giới từ dãyRocky Mountains đến dãy Himalaya đang co dần
Cao nguyên Tây Trạng được mệnh danh “Mái nhà của thế giới” có dãy Himalayavới đỉnh Everest cao nhất thế giới, có trên 36.000 tảng băng, diện tích 49.873km2,trong đó 84% nằm trên cao nguyên Hiện trung bình diện tích băng biến mất hằng năm131,4km2, bằng 2 lần diện tích thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc
Trang 14Vào năm 2002, dải băng Larsen B nặng 500 tỷ tấn ở Nam Cực vỡ thành hàngnghìn khối, tan chảy…Hay ở dãy núi Caucasus (Nga), một khối băng nặng ba triệu tấn
vỡ khỏi sông băng Maili, lăn xuống và chôn vùi ngôi làng Karmadon bên dưới cácmẩu băng đá dày 150m [6]
Hình 6: Climate Change – A Wisconsin
Activity Guide
Thông thường, diện tích băng biển ở
Bắc cực đạt trị số thấp nhất vào tháng 9
Tính đến cuối tháng 9 năm 2005, diện tích
băng biển Bắc cực giảm thấp hơn trị số
trung bình 4 năm gần đây và thấp hơn 20% so với trung bình 1979-2004, đạt trị sốthấp nhất kể tờ khi có quan trắc vệ tinh (1979)
Hình 7 Chênh lệch diện tích
phủ băng (10 6 km 2 ) hàng tháng gian
đoạn 1973 -2004 so với trị số trung
bình cùng gian đoạn ở Bắc Băng
Dương [5]
II.4 Tị nạn môi trường xuất
hiện và ngày càng nghiêm trọng
Biến đổi khí hậu, phá hủy hệ sinh thái, thiệt hại nông – lâm – ngư nghiệp, nướcbiển dâng, hạn hán kéo dài khiến cho lương thực và nước ngọt ngày càng khan hiếm,đất đai dần biến mất
Nhưng điều trái ngược là dân số thế giới ngày càng tăng, tiếp tục tăng, nhu cầu
về lương thực – nơi ở - nước uống… tăng cao khiến cho các cuộc xung đột, tranhchấp, chiến tranh giữa các nước và vùng lãnh thổ đang xảy ra, ngày càng tăng về sốlượng và mức độ gay gắt của nó
Trang 15Ngày nay, bên cạnh tị nạn do chiến tranh, do xung đột, còn xuất hiện một loại tịnạn mới – đó là tị nạn môi trường Họ không lánh nạn bởi cảnh bạo lực hoặc những vụhành quyết mà vì cảnh màn trời chiếu đát mỗi khi ngập lụt hay hạn hán kéo dài, không
II.5 Thiệt hại về kinh tế
Các thiệt hại về kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra cũng ngày càng tăng theo nhiệt
độ trái đất Các cơn bão lớn làm mùa màng thất bát, tiêu phí nhiều tỉ đô la; ngoài ra, đểkhống chế dịch bệnh phát tán sau mỗi cơn bão lũ cũng cần một số tiền khổng lồ Khíhậu càng khắc nghiệt càng làm thâm hụt các nền kinh tế
Lấy ví dụ, trong đợt bão hồi năm 2005, bang Louisiana (Mỹ) bị thiệt hại đến 135
tỉ đô la, và trong mấy tháng tiếp theo, thu nhập của toàn bang giảm đến 15%
Các tổn thất về kinh tế ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống Người dân phảichịu cảnh giá cả thực phẩm và nhiên liệu leo thang; các chính phủ phải đối mặt vớiviệc lợi nhuận từ các ngành du lịch và công nghiệp giảm sút đáng kể, nhu cầu thựcphẩm và nước sạch của người dân sau mỗi đợt bão lũ rất cấp thiết, chi phí khổng lồ đểdọn dẹp đống đổ nát sau bão lũ, và các căng thẳng về đường biên giới
Hình 8 Người dân sống trong cảnh tị nạn môi trường - Ảnh: Care.org
Trang 16Hình 9 BĐKH làm thời tiết lạnh
bất thường , cá chết hàng loạt tại một
nông trại ở Thiểm Tây (Trung Quốc)
-ảnh: Peuters
Có thể tóm lược các ảnh hưởng tiềm tàng về kinh tế xã hội chính của mực nước biểndâng như sau:
- Tăng nguy cơ thiệt hại về tài sản và các nơi cư trú vùng ven biển
- Tăng rủi ro ngập lụt và tỷ lệ thương vong
- Phá huỷ các công trình bảo vệ bờ biển và các công trình cơ sở hạ tầng khác
- Suy giảm các nguồn tài nguyên tái tạo và sinh kế
- Suy giảm các chức năng du lịch, giải trí và giao thông
- Thiệt hại về các giá trị về văn hóa
- Nảy sinh các vấn đề mới về tái định cư
- Tác động đến nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản do suy giảm chất lượng đất vànước
II.6 Dịch bệnh
Nhiệt độ tăng cùng với lũ lụt và hạn hán đã tạo điều kiện thuận lợi cho các convật truyền nhiễm như muỗi, ve, chuột,… sinh sôi nảy nở, truyền nhiễm bệnh gây nguyhại đến sức khỏe của nhiều bộ phận dân số trên thế giới Hơn nữa, thời tiết khắc nghiệt
và sự gia tăng về cả cường độ và mật độ của thiên tai (bão, lũ lụt…) cũng ảnh hưởngđến đời sống sinh hoạt của người dân những nơi chịu ảnh hưởng
Tổ chức WHO đưa ra báo cáo rằng các dịch bệnh nguy hiểm đang lan tràn ởnhiều nơi trên thế giới hơn bao giờ hết Những vùng trước kia có khí hậu lạnh giờ đâycũng xuất hiện các loại bệnh nhiệt đới
Hàng năm có khoảng 150 ngàn người chết do các bệnh có liên quan đến biến đổikhí hậu, từ bệnh tim do nhiệt độ tăng quá cao, đến các vấn đề hô hấp và tiêu chảy
Tại Hội nghị Bảo tồn Thế giới của IUCN diễn ra tại Tây Ban Nha hồi tháng10,các chuyên gia của Hiệp hội Bảo tồn Động vật hoang dã (WCS) đã công bố bản báocáo có tựa đề “Bệnh dịch của động vật hoang dã thời thay đổi khí hậu” Bản báo cáo
Trang 17liệt kê 12 loại dịch bệnh có thể lan truyền do thay đổi khí hậu và đưa ra những giảipháp cùng nghiên cứu ban đầu nhằm ngăn chặn bệnh dịch lan tràn.
Bệnh nhiễm kí sinh trùng babesia
Trang 18Chương III
NỖ LỰC GIẢI QUYẾT CHUNG VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
TRÊN THẾ GIỚI
III.1 Giải pháp thực hiện
Để đối phó với Biến đổi khí hậu, thế giới có 2 vấn đề chính cần phải giải quyết
Đó là Giảm tác động của Biến đổi khí hậu và Thích ứng với biến đổi khí hậu
III.1.1 Giảm Thiểu
Để có thể giảm tốc độ của biến đổi khí hậu, con người cần phải giảm bớt sự phụthuộc của mình vào nhiên liệu hóa thạch Sử dụng những nguồn năng lượng khônghoặc thải ra ít khí gây hiệu ứng nhà kính sẽ cho phép con người chuyển đến một lốisống mới góp phần bảo vệ môi trường toàn cầu được tốt hơn
Việc cắt giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch bằng cách tiết kiệm năng lượng
là cách mà mọi người, ở mọi lứa tuổi đều có thể chung tay giúp sức
Thay đổi các thói quen để giữ cho nhiệt độ trong nhà gần hơn với nhiệt độ ngoàitrời và mua những món đồ sản xuất tại địa phương không cần phải vận chuyển xa cũng
có thể giúp ta giảm bớt việc xả khí nhà kính ra môi trường Đôi khi những thay đổinhỏ trong cuộc sống hàng ngày cũng có thể dẫn đến thay đổi lớn Dưới đây là một vàibiện pháp đơn giản, để có thể ứng dụng để giảm lượng khí CO2 tiêu thụ và dấu chânsinh thái ngay trong sinh hoạt hàng ngày của mình
Tiêu thụ năng lượng
Các máy phát điện đốt cháy lượng lớn nhiên liệu hóa thạch và là nguồn thải khínhà kính lớn nhất Mọi người đều có thể giảm bớt lượng điện họ sử dụng trong cuộcsống hàng ngày nhờ những bước đơn giản như:
• Sử dụng các thiết bị điện một cách hiệu quả, sử dụng đèn compact, tắt đèn vàcác thiết bị không cần thiết, tái sử dụng vật liệu xây dựng, và lắp đặt các hệthống cách nhiệt
• Kết hợp tiết kiệm năng lượng với sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo
Lựa chọn phương thức di chuyển
Giao thông vận tải là nguồn thải khí nhà kính lớn thứ hai Đi bộ, đạp xe, đoàn xevận tải, kết hợp các chuyến đi và sử dụng các phương tiện vận tải số lượng lớn lànhững cách rất đơn giản đề làm giảm sự thải khí từ các phương tiện giao thông
• Đi bộ hay xe đạp là thải ít khí CO2 nhất
• Xe buýt và tàu hỏa tiêu tốn ít tài nguyên hơn ô tô nhiều
Trang 19• Sử dụng xe buýt, xe tải và ô tô với hiệu suất nhiên liệu cao có thể thu hẹp đáng
kể kích thước Dấu chân cũng như làm giảm lượng khí thải độc hại
Ô tô và máy bay là những loại phương tiện giao thông tiêu tốn nhiều năng lượngnhất Hạn chế các phương tiện này là điểm then chốt để giảm lượng CO2 thải ra môitrường
Lựa chọn lương thực cá nhân
• Sử dụng protein có nguồn gốc thực vật thay vì động vật
• Đặc biệt chú ý tránh sử dụng các loại thực phẩm có nguồn gốc từ các loài sinhvật đang bị đe dọa hay từ việc đánh bắt thủy sản không được quản lý
• Sử dụng và phát triển các nguồn nông sản tại chỗ, không có thuốc trừ sâu là làmlợi cho nền kinh tế địa phương, nhờ đó giảm thiểu tác hại của quá trình chế biến
đề này Và hãy theo dõi và đóng góp vào phần Cam kết Xanh để cùng thực hiện!
III.1.2 Thích ứng
Bên cạnh những biện pháp giảm thiểu, chúng ta cũng cần những biện pháp đốiphó, thích nghi, sống cùng biến đổi khí hậu và tránh thiệt hại tối đa, phổ biến nhữngchính sách, truyền thông các biện pháp ứng phó như: chuyển đối sinh kế, chống lũ, sửdụng công nghệ xanh, trồng rừng, mô hình quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng(CBDRM),…
Đó là:
- Nghiên cứu các giống cây trồng mới chịu được hạn hán, sống được trong nướcngập mặn, nước lợ, trong môi trường nước để thích ứng với tình trạng nước biển dâng
- Nghiên cứu các giống gia súc, gia cầm thích nghi với nước biển dâng, với sự
ấm dần lên của trái đất
Trang 20III.2 Thế giới đã làm gì?
Tại hội nghị cấp cao Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu ở Copenhagen (ĐanMạch) vào tháng 12/2009, cộng đồng quốc tế đã đạt được thỏa thuận về việc thực hiệnnhững biện pháp ngăn chặn biến đổi khí hậu và tiếp tục thảo luận về những giải pháplâu dài khống chế mức gia tăng của nhiệt độ trái đất
Tại diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) lần thứ 40 diễn ra tại Davos (Thụy Sĩ) vàohồi tháng 1/2010, bảo vệ môi trường và ngăn chặn sự nóng lên của trái đất cũng là mộtchủ để được đề cập và dành được sự quan tâm của nhiều nhà lãnh đạo các nước Tạihội nghị, các nhà lãnh đạo cho rằng, để bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khíhậu, mỗi năm thế giới cần đầu tư khoảng 500 tỷ USD để phát triển cơ sở hạ tầng nănglượng có khí thải CO2 thấp - nhân tố cần thiết để hạn chế nhiệt độ Trái đất tăng thêm
2oC [7]
Tại Hội nghị WEF, nhiều đại biểu tham dự đã nêu bật tầm quan trọng của việctiếp tục hợp tác để giải quyết vấn đề ứng phó biến đổi khí hậu Giám đốc Quỹ Tiền tệquốc tế (IMF) Dominique Strauss-Kahn đã đề nghị thành lập Quỹ Xanh, trị giá 100 tỷUSD/năm, nhằm giúp các nước đang phát triển giảm bớt tác động của biến đổi khíhậu Theo ông Strauss-Kahn, các quốc gia đang phát triển bị hạn chế về tài chính dànhcho các giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu do đang phải dồn tiền để chống khủnghoảng kinh tế Ông nhấn mạnh: "Mô hình tăng trưởng mới sẽ là giảm tỷ lệ thải khícác-bon và nỗ lực chống lại biến đổi khí hậu không thể bị cản trở chỉ vì thiếu tàichính"
Sau đây là 2 nội dung tiêu biểu, dẫn chứng chứng tỏ sự quan tâm của các quốcgia trước hiện tượng biến đổi khí hậu đang ngày càng diễn ra mạnh mẽ, gây hậu quảnặng nề cho toàn bộ sinh vật sống trên thế giới
III.2.1 Nghị định thư Kyoto
Biến đổi khí hậu với biểu hiện chủ yếu là hiện tượng ấm lên toàn cầu Sự ấm lêntoàn cầu do hiệu ứng các khí nhà kính nhân tạo đã và đang tác động mạnh mẽ đến hệthống khí hậu trái đất Nhằm bảo vệ hệ thống khí hậu, cộng đồng Quốc tế đã có nhiều
nỗ lực để giảm nhẹ biến đổi khí hậu Tại Hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc vềMôi trường và Phát triển ở Rio de Janeiro, Braxin, tháng 6 năm 1992, Công ước khungcủa Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (United Nations Framework Convention on Climate Change - UNFCCC) đã được 155 nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam,
ký kết tham gia Mục tiêu chính của UNFCCC là ổn định nồng độ khí nhà kính trongkhí quyển ở mức có thể ngăn ngừa được sự can thiệp nguy hiểm của con người vào hệthống khí hậu trên trái đất, bảo đảm an ninh lương thực và tạo điều kiện cho sự pháttriển kinh tế - xã hội của loài người một cách bền vững
Trang 21Nghị định thư Kyoto là 1 văn bản pháp lý để thực hiện Công ước khung của Liênhợp quốc về biến đổi khí hậu, bản dự thảo được kí kết vào ngày 11 tháng 12 năm 1997tại Hội nghị các bên tham gia lần thứ ba (3rd Conference of the Parties) khi các bêntham gia nhóm họp tại Kyoto – Nhật Bản, và chính thức có hiệu lực vào ngày 16 tháng
2 năm 2005 Nội dung quan trọng của Nghị định thư Kyoto là đưa ra chỉ tiêu giảmphát thải khí nhà kính có tính ràng buộc pháp lý đối với các nước phát triển và cơ chếgiúp các nước đang phát triển đạt được sự phát triển kinh tế - xã hội một cách bềnvững thông qua thực hiện "Cơ chế phát triển sạch" (CDM) Dự án CDM được đầu tưvào các lĩnh vực như: năng lượng, công nghiệp, giao thông vận tải, nông nghiệp, lâmnghiệp và quản lý chất thải
Kể từ tháng 11/2007 đã có khoảng 175 nước kí kết tham gia chương trình này.Trong đó có khoảng 36 nước phát triển (với liên minh Châu Âu được tính là một)được yêu cầu phải có hành động giảm thiểu khí thải nhà kính mà họ đã cam kết cụ thểtrong nghị trình Nghị định thư cũng được khoảng 137 nước đang phát triển tham gia
kí kết trong đó gồm Brazil, Trung Quốc và Ấn Độ nhưng không chịu ràng buột xa hơncác vấn đề theo dõi diễn biến và báo cáo thường niên về vấn đề khí thải
a Các quốc gia thực hiện nghị định thư Kyoto - Các quốc gia thực hiện được
chia làm hai nhóm:
+ Nhóm các nước phát triển-còn gọi là Annex I là các nước sẽ phải tuân theo cáccam kết nhằm cắt giảm khí gây hiệu ứng nhà kính, và buộc phải có bản đệ trìnhthường niên về các hành động cắt giảm khí thải, nếu không đáp ứng được yêu cầu đặt
ra như trong bản kí kết sẽ phải cắt giảm thêm 1.3 lượng khí vượt mức cho phép trongthời hạn hiệu lực tiếp theo của nghị định thư
+ Các nước đang phát triển-hay nhóm các nước Non-Annex I là các nước khôngchịu ràng buộc các nguyên tắc ứng xử như Annex I nhưng có thể tham gia vào Chươngtrình cơ cấu phát triển sạch)
Như vậy, Nghị định thư bao gồm 3 cơ chế cơ bản Đó là:
- Cơ chế liên kết thực hiện (Joint Implementation-JI)
- Cơ chế phát triển sạch (Clean Development Mechanism-CDM)
- Cơ chế buôn bán quyền phát thải quốc tế (International Emission Trade - IET)
b Mục tiêu chính của nghị định thư Kyoto: Cân bằng lại lượng khí thải trong
môi trường ở mức độ có thể ngăn chặn những tác động nguy hiểm cho sự tồn tại vàphát triển của con người vốn chịu ảnh hưởng sâu sắc của môi trường Ngăn chặc sựcan thiệp của con người đến hệ thống khí hậu, ổn định nồng độ khí nhà kinh trong khíquyển
c Các nước đã thực hiện nghị định thư như thế nào
Trang 22Được 140 nước phê chuẩn, nhưng luật định của Nghị định thư Kyoto thì chỉ ápdụng đối với 35 nước công nghiệp phát triển Các nước này cam kết giảm bớt hoặc hạnchế phát thải sáu loại khí, chủ yếu là carbon dioxit thải ra do đốt than và sản xuất dầu.Chẳng hạn, đến năm 2010, Liên minh châu Âu (EU) sẽ giảm bớt lượng phát thảixuống 8% dưới mức của năm 1990, còn Nhật Bản là 6% [8]
Tuy nhiên, tiến độ đạt được sẽ rất hạn chế nếu không có sự tham gia của Mỹ Đấtnước phát thải nhiều nhất thế giới này đã quay lưng lại với Nghị định thư Kyoto và từchối thảo luận về việc cắt giảm khí nhà kính
Dự định sẽ giảm ở mức 7%, Mỹ đã ký nghị định thư vào năm 1997, nhưng rồi lạiquyết định rút lui vì cho rằng điều này sẽ gây thiệt hại đối với nền kinh tế Mỹ Tháng3/2001, Tổng thống Mỹ Bush viện cớ "chưa đủ bằng chứng khoa học" để rút lui khỏibản hiệp ước, mặc dù sau đó Viện Khoa học quốc gia Mỹ khẳng định sự đồng thuậntrong giới nghiên cứu về nguyên nhân gây ấm hóa toàn cầu
Do nghị định thư đòi hỏi phải được phê chuẩn bởi các nước chiếm 55% phát thảitoàn cầu, việc Mỹ rút lui đã đẩy Nga vào thế phải "gánh vác" cho bản hiệp ước.Moscow đã lưỡng lự suốt nhiều năm trời, trước khi phê chuẩn vào tháng 11 nămngoái, tạo điều kiện để nghị định thư có hiệu lực vào ngày 16/2 này Kyoto sẽ yêu cầuChính phủ các nước thường xuyên báo cáo về tình hình thực hiện, mặc dù trong một
số trường hợp triển vọng rất mờ nhạt Chẳng hạn, mức phát thải của Tây Ban Nhađang tăng gấp ba lần so với mức cho phép
Joke Waller-Hunter, trưởng ban thư ký hiệp ước, cho biết: "Vẫn còn quá sớm đểkết luận rằng chúng ta sẽ chẳng đạt được mục tiêu đề ra EU đã quyết định ghé vai vàosan sẻ bớt gánh nặng này, đồng thời cam kết trong phạm vi châu Âu: Khuyết điểm củanước này sẽ được bù đắp bởi các nước còn lại"
Việt Nam với Nghị định thư Kyoto
Việt Nam đã tham gia ký kết Nghị định thư Kyoto vào ngày 25/9/2002
Theo những tin tức đã công bố, đến tháng 12/2004, Việt Nam đã hoàn thành việchướng dẫn việc triển khai Cơ chế phát triển sạch (Clean Development Mechanism -CDM) Trong khuôn khổ chương trình CDM, nếu Việt Nam giảm được một lượngphát thải khí nhà kính thì sẽ được cấp giấy chứng nhận, gọi là Giảm phát thải được xácnhận (The Certified Emissions Reductions - CERs) CERs có thể dùng để bán như mộtthứ hàng hoá mới có giá trị và sẽ được bán cho các quốc gia, các tổ chức nước ngoài
có nhu cầu giảm phát thải khí nhà kính
Việc buôn bán CERs trong các dự án dựa trên cơ sở giảm phát thải theo cam kếtcủa Nghị Định thư Kyoto đã tăng lên nhanh chóng trong những năm vừa qua Hiệnnay, các tổ chức cũng như các nước có nhu cầu mua CERs lớn nhất là Ngân hàng Thếgiới, các công ty của Nhật Bản, Hà Lan Ngoài ra còn có một số nước Châu Âu cũng
Trang 23đang trong quá trình xúc tiến các chương trình CDM trong những năm 2003-2004.Đây cũng là một trong những thị trường có nhu cầu lớn về CERs Kinh doanh buônbán các sản phẩm CERs là hình thức hoàn toàn mới trên thị trường Hiện nay, giá củaCERs trên thị trường vào khoảng 4-6 USD/tấn CO2 tương đương
III.2.2 COP 15
III.2.2.1 Nội dung của COP
COP là hội nghị các bên tham gia (Conference of Parties), nơi các Bộ trưởng môitrường và các nhà ngoại giao đến từ nhiều nước khác nhau cùng họp mặt theo Côngước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC)
COP là nơi chính phủ các nước trên thế giới báo cáo về lượng phát thải khí nhàkính và chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu của từng quốc gia, và xem xét lại cácchiến lược nhằm theo sát tiến trình của Công ước
Hiện nay có 193 nước thành viên (được gọi là “các bên”) tham gia Hội nghịthượng đỉnh COP hàng năm Trong thời gian diễn ra hội nghị, các bên sẽ gặp gỡ vàthảo luận những cách thức để đạt được các mục tiêu của công ước trên thực tế
COP15 còn được gọi là Hội nghị thượng đỉnh về Biến đổi khí hậu lần thứ 15 tạiCopenhagen, Đan Mạch Hội nghị cấp cao này được tổ chức mỗi năm một lần vàCOP15 diễn ra từ 7-18 tháng 12 năm 2009 tại Bella Center, Copenhagen – Đan Mạch.Tại hội nghị, một thỏa thuận mới do Mỹ và 5 quốc gia mới nổi, trong đó cóTrung Quốc đưa ra nhằm đối phó với tình trạng ấm lên của Trái Đất Thỏa thuận nàymang tên hiệp ước Copenhagen (Copenhagen Accord) ), được soạn thảo trong cáccuộc đàm phán ngoài dự kiến kéo dài đến lúc kết thúc hội nghị các tổng thống và thủtướng của hơn 20 nước có nhiều ảnh hưởng trong nỗ lực chống biến đổi khí hậu toàncầu như Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và Nam Phi, cùng một số nước châu Âu
III.2.2.2 Mục tiêu của COP
Mục tiêu của COP15 năm nay là đạt được một thỏa thuận chung về biến đổi khíhậu toàn cầu để kế tiếp Nghị định thư Kyoto năm 1997 Các cam kết trong Nghị địnhthư Kyoto sẽ hết hiệu lực vào năm 2012 và cần có một thỏa thuận mới để nối tiếp ngaysau đó Các mục tiêu giảm thiểu phát thải mới cần được thống nhất trước năm 2012.COP3 diễn ra tại Kyoto, Nhật Bản năm 1997 Tại đó, một số nước phát triển kýkết vào Nghị định thư Kyoto đã đưa ra những cam kết có hiệu lực pháp lý nhằm giảmthiểu lượng phát thải khí nhà kính cho tới năm 2012 Điều này có nghĩa là khi mộtnước đã ký Nghị định thư Kyoto, luật pháp quốc tế sẽ buộc nước này phải hoàn thànhmục tiêu được giao Nghị định thư Kyoto là bước đầu tiên mà các nước phát triển đặttầm quan trọng cho vấn đề về phát thải khí nhà kính
Trang 24COP15 hi vọng đạt được một bước tiến xa hơn – bắt buộc các nước phát triển cắtgiảm lượng khí thải nhiều hơn nữa và bắt đầu cắt giảm phát khí thải ở các nước đangphát triển.
III.2.2.3 Các hội nghị COP đã diễn ra
- Năm 1990, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc quyết định tính đến một công ước vềbiến đổi khí hậu Kết quả của việc này là 15 quốc gia đã ký kết cơ sở Công ước khung
về Biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc (UNFCCC) tại Hội nghị thượng đỉnh LiênHợp Quốc ở Rio de Janeiro vào năm 1992 Kể từ đó, 193 quốc gia bao gồm cả Hoa Kỳ
đã ký vào công ước này
- Năm 1995, Phiên đầu tiên của COP diễn ra ở Berlin, tại đó các bên nhận thấyrằng sự tham gia tự nguyện là chưa đủ để ứng phó với biến đổi khí hậu, và thống nhất
sẽ đạt được những cam kết ràng buộc trước năm 2000
- Năm 1997, tại COP3 Nghị định thư Kyoto được thông qua Các nước phát triểncam kết sẽ giảm ít nhất 5% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào 2012, nhưng Mỹ– nước thải ra khí CO2 nhiều thứ 2 trên thế giới, đã ngay lập tức tuyên bố không thôngqua hiệp ước này Trong khi đó, các quốc gia đang phát triển như Trung Quốc chỉ chấpnhận một cách không chính thức bản hiệp ước này
- Năm 2007, COP13 tại Bali là nơi các bên chấp thuận “Lộ trình Bali”, thành lậpmột nhóm đi đàm phán về hoạt động hợp tác lâu dài trước năm 2012 Việc này bắt đầucon đường đi tới hiệp định toàn cầu dự định đạt được tại COP15 Một hiệp định bềnvững sau COP15 là rất quan trọng
III.2.2.4 Nội dung của hiệp ước Copenhagen
Hiệp ước Copenhagen đặt hạn mức gia tăng nhiệt độ Trái Đất không quá 2 độ C
so với thời kỳ tiền công nghiệp theo khuyến cáo của các nhà khoa học, nhưng cao hơn
đề xuất 1,5 độ C của các quốc đảo
Về quỹ hỗ trợ các nước nghèo đối phó với biến đổi khí hậu, các nước giàu camkết đóng góp 10 tỷ USD giai đoạn từ năm 2010-2012, và đặt mục tiêu đến năm 2020huy động 100 tỷ USD từ nhiều nguồn khác nhau như nhà nước, tư nhân, song phương
và đa phương
Hiệp ước này quy định các cam kết của các nước giàu sẽ chịu sự giám sát chặtchẽ và minh bạch theo Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu(UNFCCC) Các nước đang phát triển sẽ đưa ra những cam kết về cắt giảm khí thảitrên tinh thần "tôn trọng chủ quyền quốc gia"
Văn kiện không tán thành mục tiêu được các nước giàu ủng hộ là giảm một nửakhí thải CO2 trên toàn cầu vào năm 2050, và không ấn định thời hạn chót biến thỏathuận thành một hiệp ước mang tính ràng buộc về pháp lý
Trang 25Dù không thông qua thỏa thuận trên, song quyết định cuối cùng của hội nghịgồm 193 nước này khẳng định các bên sẽ lưu ý đến Hiệp ước Copenhagen
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon cho rằng Hiệp ước Copenhagen là "sựkhởi đầu cần thiết", đồng thời cũng thừa nhận văn kiện này không đáp ứng được mọi
kỳ vọng của các nước Theo ông, Hiệp ước Copenhagen có thể được thực thi ngay từngày 1/1 tới và Liên hợp quốc sẽ cố gắng đưa ra một hiệp ước mang tính ràng buộc vềpháp lý sớm nhất có thể trong năm 2010
Việt Nam nỗ lực thực hiện chống biến đổi khí hậu toàn cầu
Tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nêu lên các quan điểm chính ViệtNam mang tới Hội nghị này với mong muốn các nước sẽ đạt được sự đồng thuận trongviệc đưa ra các thoả thuận quốc tế mới về ứng phó với biến đổi khí hậu qua 5 nội dungquan trọng [9]
- Một là, Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu và nội dung củaNghị định thư Kyoto với việc bổ sung, sửa đổi những quy định mới đối với nhữngnước có lượng phát thải lớn tiếp tục là các cơ sở pháp lý cơ bản để cộng đồng quốc tếhành động ứng phó với biến đổi khí hậu
- Hai là, các nước phát triển phải đi tiên phong đưa ra các cam kết mạnh mẽ vàmục tiêu cụ thể giảm phát thải khí nhà kính trong trung hạn, dài hạn mang tính chấtnghĩa vụ nhằm giới hạn nhiệt độ trung bình toàn cầu không tăng quá 2°C vào cuối Thế
kỷ này
- Ba là, các nước phát triển và các nước có lượng phát thải cao khí nhà kính phảitrách nhiệm hỗ trợ cho những nước đang phát triển, hỗ trợ đặc biệt cho các nước chịuảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, thông qua các cơ chếmới về tài chính, chuyển giao công nghệ, sử dụng Quỹ Thích ứng và giúp đỡ các nướcnày tăng cường năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu
- Bốn là, các nước đang phát triển cần tích cực đóng góp vào nỗ lực toàn cầuthông qua xây dựng và thực hiện các chương trình hành động giảm thiểu khí nhà kínhphù hợp với điều kiện của từng quốc gia (NAMAs) trên cơ sở tự nguyện, bảo đảm mụctiêu phát triển bền vững
- Năm là, Cộng đồng Quốc tế cần có một Tổ chức chung để điều phối việc ứngphó với biến đổi khí hậu toàn cầu
Trang 26Chương IV
HIỆN TRẠNG, TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Ở VIỆT NAM
Ở Việt Nam trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm đã tăng trongkhoảng 0,5-0,7oC, mực nước biển cũng dâng lên khoảng 20cm Biến đổi khí hậu đãlàm cho các thiên tai, đặc biệt là bão, lũ và hạn hán ngày càng ác liệt [3]
IV.1 Những biển hiện và tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam
IV.1.1 Thực trạng biến đổi khí hậu ở Việt Nam [10]
Theo số liệu quan trắc, biến đổi của các yếu tố khí hậu ở Việt Nam có những điểmđáng lưu ý sau:
- Nhiệt độ Trong khoảng 50 năm qua (1951 - 2000), nhiệt độ trung bình năm
ở Việt Nam đã tăng lên 0,7oC Nhiệt độ trung bình năm của 4 thập kỷ gần đây (1961 - 2000) cao hơn trung bình năm của 3 thập kỷ trước đó (1931- 1960) Nhiệt độ trung bình năm của thập kỷ 1991 - 2000 ở Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh đều cao hơn trung bình của thập kỷ 1931 - 1940 lần lượt là 0,8; 0,4 và 0,6oC Năm 2007, nhiệt độ trung bình năm ở cả 3 nơi trên đều cao hơn trung bình của thập kỷ 1931 -
1940 là 0,8 - 1,3oC và cao hơn thập kỷ 1991 - 2000: 0,4 - 0,5oC
- Lượng mưa Trên từng địa điểm, xu thế biến đổi của lượng mưa trung bình
năm trong 9 thập kỷ vừa qua (1911- 2000) không rõ rệt theo các thời kỳ và trên các vùng khác nhau: có giai đoạn tăng lên và có giai đoạn giảm xuống
- Mực nước biển Theo số liệu quan trắc trong khoảng 50 năm qua ở các trạm CửaÔng và Hòn Dấu, mực nước biển trung bình đã tăng lên khoảng 20 cm, phù hợp với xuthế chung của toàn cầu
- Số đợt không khí lạnh ảnh hưởng tới Việt Nam giảm đi rõ rệt trong hai thập kỷ gầnđây (cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI) Năm 1994 và năm 2007 chỉ có 15-16 đợt khôngkhí lạnh bằng 56% trung bình nhiều năm 6/7 trường hợp có số đợt không khí lạnhtrong mỗi tháng mùa đông (XI - III) thấp dị thường (0-1 đợt) cũng rơi vào 2 thập kỷgần đây (3/1990, 1/1993, 2/1994, 12/1994, 2/1997, 11/1997) Một biểu hiện dịthường gần đây nhất về khí hậu trong bối cảnh BĐKH toàn cầu là đợt không khí lạnhlớn cho sản xuất nông nghiệp
- Bão Vào những năm gần đây, số cơn bão có cường độ mạ đạo bão dịch chuyển dần
về các vĩ độ phía nam và mùa bão kết thúc cơn bão có quỹ đạo di chuyển dị thườnghơn
- Số ngày mưa phùn trung bình năm ở Hà Nội giảm dần tro 1990 và chỉ còn gần mộtnửa (15 ngày/năm) trong 10 năm gần đây, gây rét đậm, rét hại kéo dài 38 ngày trongtháng 1 và tháng 2 năm 2008 gây thiệt hại
IV.1.2 Nhận định về tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu ở Việt Nam [10]
Việt Nam đang đối mặt với nhiều tác động của BĐKH bao gồm tác động đếncuộc sống, sinh kế, tài nguyên thiên nhiên, cấu trúc xã hội, hạ tầng kỹ thuật và nền