Hệ thống tiêu chuẩn CIE: • Để thuận lợi cho quá trình tính toán và so sánh các màu với nhau, người ta tìm cách thể hiện các màu bằng những con số và sắp xếp chúng một cách có hệ thống, t
Trang 1VI CÁC KHÔNG GIAN MÀU:
• VI.1 Hệ thống tiêu chuẩn CIE:
• Để thuận lợi cho quá trình tính toán và so sánh các màu với
nhau, người ta tìm cách thể hiện các màu bằng những con số
và sắp xếp chúng một cách có hệ thống, trong đó mỗi màu có một vị trí nhất định được xác định bằng 3 đại lượng:
– tông màu hoặc ánh màu (H: hue or tone)
– độ bão hòa hoặc độ thuần sắc (Chromaticity)
– độ sáng (L: lightness)
• Hàng nghìn tông màu mà mắt ta cảm nhận được từ ánh sáng
màu và chất màu được sắp xếp trong một hệ thống chuẩn của
Ủy ban chiếu sáng quốc tế còn gọi là bản màu CIE(Commission Internationale de l’Eclairage) hay tam giác màu CIE.
• CIE đã định nghĩa các màu sơ cấp chuẩn, nguồn sáng chuẩn,
người quan sát chuẩn và góc quan sát chuẩn.
Trang 2VI.2 Không gian màu CIEXYZ (tự đọc):
Hệ thống XYZ được xây dựng dựa trên các đường cong phản ứng của các tế bào cảm nhận màu sắc của mắt người.3 màu sơ cấp dựa trên 3 đường cong phản ứng của mắt nên chúng
được coi là gần bằng với 3 màu RGB.
Như vậy, 3 màu sơ cấp ban đầu của hệ thống CIE cần sự thể hiện không gian với 3 trục X,Y,Z
Trang 3VI.3 Không gian màu CIEYxy:
Trang 4Không gian màu CIEYxy (tt)
Trang 5VI.4 Hệ thống CIELAB:
• Để thuận lợi hơn nữa cho việc tính toán
và so sánh các màu với nhau, năm 1976 CIE giới thiệu một hệ thống sắp xếp màu sắc CIELAB Trong đó sử dụng 3 thông số:
• L* : độ sáng
• a* : tọa độ màu trên trục đỏ - lục
• b* : tọa độ màu trên trục vàng – lam
Trang 7• Giao điểm của 2 trục a* và b* là điểm vô sắc (đen, ghi, trắng tùy thuộc vào độ sáng).Những đoạn có cùng tông màu trong mặt phẳng a* b* nằm trong một đoạn thẳng kéo dài từ điểm trung tâm ra phía ngoài.
Trục độ sáng L * có giá trị từ 0 - ứng với màu đen đến 100 - ứng với màu trắng Những màu có cùng độ sáng nằm trên mặt phẳng song song với mặt phẳng giấy
Trang 9VI.5 Hệ thống CIELCH:
• Không gian màu L*C*h* sử dụng chung biểu đồ với không gian màu L*a*b* nhưng thay vì sử dụng trục tọa độ vuông thì nó lại sử dụng trục tọa độ hình trụ
• Trong không gian màu này L* biểu thị độ sáng giống với L* trong không gian màu L*a*b*, C* là cường độ màu và h là góc tông màu
• Giá trị cường độ màu C* bằng 0 ngay tại tâm và gia tăng tùy thuộc khoảng cách từ tọa độ màu đến tâm
• Giá trị góc tông màu h được xác định khởi điểm tại trục a* và được tính bằng đơn vị độ :
• 0o là +a* (Đỏ: Red)
• 90o là +b* (Vàng: Yellow)
• 180o là –a* (Lục : Green)
• 270o là –b* (Lam: Blue)
• Các giá trị C* và h* được xác định từ a* và b* theo công thức:
Trang 12VI.6 Sự sai biệt về màu sắc trong hệ
thống CIELAB và CIELCH:
Trang 15• Sự khác nhau giữa màu 1 và màu 2 trong hệ thống CIELAB và CIELCH được xác định thông qua các hiệu số sau:
• Nếu ΔL* mang dấu + nghĩa là sự sai lệch màu theo chiều hướng sáng lên
và ngược lại
• Nếu Δa* mang dấu + nghĩa là sự lệch màu theo hướng đỏ hơn, mang dấu – nghĩa là theo hướng lục hơn
• Nếu Δb* mang dấu + nghĩa là vàng hơn, nếu mang dấu – nghĩa là theo
hướng lam hơn
• Giá trị sai biệt màu sắc trong 2 hệ thống trên được tính bằng giá trị ΔE*:
• Hai màu có giá trị ΔE*>1 tương ứng với khoảng cách màu mà mắt có thể nhận biết được sự khác biệt màu sắc giữa 2 màu đó Khoảng cách màu nhỏ hơn 1 : mắt không thể nhận ra sự khác biệt màu sắc giữa 2 màu
Trang 16Ví dụ:
Hãy dùng không gian màu L*a*b* và L*C*h* để thấy sự khác biệt về màu giữa
2 trái táo Dùng quả táo (1) (L*=43.31, a*=+47.93, b*=+14.12) là chuẩn để đo
sự khác biệt màu giữa quả táo thứ (2) (L*=47.34, a*=+44.58, b*=+15.16) với quả táo (1)
Trang 17VI.7 Sự sai lệch màu CMC: