1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Hãy chứng minh đánh giá là một khoa học mô tả việc sử dụng một trong những thành tựu của khoa học đánh giá để quản lý

20 2,6K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 73 KB

Nội dung

Hãy chứng minh đánh giá là một khoa học. Mô tả việc sử dụng một trong những thành tựu của khoa học đánh giá để quản lý. Bình luận. 1 BÀI LÀM 1. Chứng minh đánh giá là một khoa học Đánh giá giáo dục là quá trình “thu thập, chỉnh lí, xử lí, phân tích một cách toàn diện, khoa học, hệ thống những thông tin về sự nghiệp giáo dục, để rồi phán đoán giá trị của nó nhằm thúc đẩy công cuộc cải cách giáo dục, nâng cao trình độ phát triển của giáo dục, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cộng đồng xã hội”. Đánh giá không chỉ là công cụ của quản lý giáo dục mà bản thân nó cũng chính là một khoa học với đầy đủ các đặc trưng vốn có của một khoa học, cũng có những thành tựu to lớn và những thành tựu đó lại được ứng dụng vào quản lý để quay trở lại đánh giá. Đánh giá là một khoa học, điều này được thể hiện qua những luận điểm sau đây: 1.1. Đánh giá có những đặc trưng cơ bản, khác biệt với các khoa học khác Với tư cách vừa là một lĩnh vực của khoa học quản lí giáo dục, vừa là một công cụ của quản lí giáo dục, đánh giá có những đặc trưng cơ bản sau: - Tính khách quan: Đánh giá trong giáo dục bao giờ cũng cần các thông tin thu thập về đối tượng được đánh giá, 2 thông tin đó phải đảm bảo tính toàn diện, tính hệ thống. Nghĩa là thông tin cần phải được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau có liên quan đến đối tượng đánh giá. - Tính khoa học: Trong đánh giá, thông tin đầu vào và đầu ra của đánh giá phải đảm bảo xử lý khoa học, chính xác, được phân tích và lưu trữ thuận tiện. - Tính thích ứng phổ biến: Khái niệm đánh giá trong giáo dục phải thích ứng và dễ sử dụng trong toàn bộ hệ thống giáo dục. - Tính mục đích: Đánh giá bao giờ cũng có mục đích, kết quả đánh giá phải được sử dụng cho mục đích của cá nhân, tổ chức để có những kế hoạch, chiến lược cải cách, nâng cao chất lượng giáo dục. 1.2. Đánh giá có hệ thống các khái niệm phạm trù liên quan Bên cạnh các đặc trưng, đánh giá còn có hệ thống các khái niệm liên quan: - Khái niệm giá trị: Khi một sự vật hiện tượng có những đặc trưng phù hợp với mong muốn, mục tiêu của con người thì nó mới có giá trị. Mỗi sự vật, hiện tượng, càng có nhiều đặc trưng phù hợp 3 thì càng có giá trị. Khái niệm giá trị có tính lịch sử và tính tương đối. Đánh giá bao giờ cũng gắn liền với giá trị, vì đánh giá là thước đo phản ảnh giá trị của sự vật hiện tượng. Phải thống nhất được quan niệm về giá trị thì mới tạo được sự đồng thuận trong đánh giá. Trong đánh giá, giá trị phản ánh mối quan hệ giữa chủ thể và khách thế đánh giá. - Khái niệm nhận thức: Đánh giá là một hoạt động nhận thức, thông qua đánh giá, con người nhận thức được bản chất của thế giới khách quan và xác định được trạng thái của con người đối với thế giới khách quan. Chỉ khi nào có nhận thức luận đúng đắn, một quan điểm lịch sử, khoa học, khách quan trong đánh giá mới có thể đảm bảo xác định được tính chỉnh thế của giá trị sự vật, mới có những kết luận đánh giá có giá trị, có tác dụng đối mới, cải tạo hoặc thích ứng với sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan. Quá trình nhận thức bao gồm 6 giai đoạn: Biết (tái hiện), Hiểu, Vận dụng, Phân tích, Tổng hợp, Đánh giá. Như vậy, đánh giá là bậc cao nhất của quá trình nhận thức. - Khái niệm thực tiễn: 4 Nhận thức của con người không thể tách rời thực tiễn. Thực tiễn là nguồn gốc của nhận thức và cũng là mục đích của nhận thức. Thực tiễn là nơi xuất phát của đánh giá và cũng là điểm kết thúc của quá trình đánh giá. Sự kiểm nghiệm này được thể hiện: Mức độ phát triển của khách thể giá trị có phù hợp với kết quả đánh giá không? Mức độ thỏa mãn nhu cầu của chủ thể có giá trị có phù hợp với kết quả đánh giá không? Nguyện vọng chủ quan của chủ thể đánh giá có được đáp ứng không? Đánh giá trong giáo dục về thực chất cũng là quá trình phán đoán mức độ cao thấp của sự nghiệp giáo dục. Giá trị của sự nghiệp giáo dục ở đây nhằm chỉ mối quan hệ giữa đặc tính, tính chất của sự nghiệp giáo dục với nhu cầu của con người chủ thể trong thực tiễn xã hội. 1.3. Đánh giá có nội dung nghiên cứu Những nội dung nghiên cứu chủ yếu của đánh giá giáo dục như một ngành khoa học, bao gồm: - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động đánh giá: Loại hình đánh giá, quy trình đánh giá, chỉ đạo thực hiện đánh giá 5 - Nghiên cứu tìm ra các phương pháp thực thi cụ thể, như: Phương pháp xác định chuẩn cho các loại hình đánh giá, phương pháp thu thập, xử lý thông tin của các loại hình đánh giá, nghiên cứu áp dụng công nghệ tiên tiến vào quá trình đánh giá.v.v - Nghiên cứu các loại hình đánh giá cụ thể như đánh giá kết quả học tập, đánh giá giảng viên đại học, đánh giá phổ cập giáo dục. v.v 1.4. Đánh giá có đối tượng nghiên cứu Với tư cách là một ngành khoa học, đối tượng nghiên cứu của đánh giá là các loại hình hoạt động giáo dục, mối quan hệ của chúng, các chức năng của hoạt động giáo dục và nhu cầu thực thi các chức năng ấy trong hệ thống xã hội. Điều đó có nghĩa là đánh giá giáo dục nghiên cứu các phương thức hiệu quả nhất để giáo dục có thể phát huy cao nhất hiệu quả của các nguồn lực để đạt các mục tiêu về dân trí, nhân lực, nhân tài và nhân cách con người. Nói cách khác, đối tượng nghiên cứu của đánh giá giáo dục là hệ thống các mục tiêu của giá dục, cách thức và mức độ đạt được mục tiêu của các cơ sở giáo dục, tác động vào việc đạt được mục tiêu đối với nhu cầu phát triển của hệ thống xã hội. 6 1.5. Đánh giá có phương pháp nghiên cứu Những phương pháp thường dùng đánh giá hoạt động giáo dục bao gồm - Phương pháp lịch sử. Đây là phương pháp nghiên cứu, tìm kiếm, phát hiện qui luật và bản chất của sự vật trong quá trình chúng phát sinh, phát triển và triển vọng. Trong đánh giá giáo dục, phương pháp lịch sử được sử dụng khi cần thu thập, xử lí các thông tin mang tính hệ thống, tính qui luật, để tìm hiểu qui luật phát triển đặc thù, xu thế phát triển của một đối tượng nào đó trong sự nghiệp giáo dục. - Phương pháp điều tra. Đây là phương pháp thường dùng trong việc thu thập thông tin đánh giá từ các nguồn khác nhau thông qua các công cụ như bảng hỏi, phỏng vấn, phỏng vấn sâu, phỏng vấn cá biệt. Qua việc thu thập thông tin đánh giá từ các nguồn khác nhau cho phép chủ thể đánh giá xác định mức độ tương quan của các thông tin, từ đó xác định được các thông tin tin cậy và có giá trị phục vụ tốt cho quá trình phán đoán giá trị. - Phương pháp thực nghiệm. Phương pháp thực nghiệm cho phép thử nghiệm một biện pháp, một giả thuyết trong điều kiện thực có đối chứng với một mẫu ở tình trạng bình thường. Sau một thời gian nhất định so sánh, đối chiếu kết 7 quả của 2 cơ sở có thực nghiệm và cơ sở đối chứng từ đó có những kết quả về một kết luận đánh giá nào đó. - Phương pháp quan sát. Quan sát là một phương pháp dễ dùng nhất trong đánh giá. Chủ thể đánh giá có mặt trong tình huống tự nhiên của hoạt động giáo dục, quan sát có mục đích các hoạt động đang diễn ra thông qua đó thu được các thông tin đánh giá cần thiết. Tuy nhiên trong đánh giá giáo dục, quan sát chỉ cung cấp các thông tin trên bề mặt các sự kiện. Cần thêm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau mới có được cơ sở khoa học cho các phán đoán giá trị. - Phương pháp toán thống kê. Các phương pháp thường dùng là thống kê, mô hình toán… có sử dụng máy tính và các thành tựu khác của công nghệ thông tin. 1.6. Đánh giá có những chức năng quan trọng Đánh giá có các chức năng sau: - Chức năng định hướng: Đánh giá giáo dục được tiến hành trên cơ sở của mục tiêu giáo dục. Nó tiến hành phán đoán độ sai lệch giữa hiện trạng thực tế và mục tiêu đề ra trước đó, làm cho khoảng cách này ngày một ngắn hơn. Chính vì vậy đánh giá giáo dục có khả năng chỉ ra phương hướng về mục tiêu, tôn chỉ giúp các trường lập kế 8 hoạch dạy và học. Đánh giá giáo dục chỉ ra phương hướng phấn đấu cho giáo viên và học sinh, cho các cơ sở giáo dục và đào tạo nói chung. Chức năng định hướng của đánh giá tồn tại khách quan, không bị ý chí cá nhân của con người chi phối . Ngoài ra đánh giá giáo dục còn có khả năng tác động và bảo đảm tính thông suốt cho quá trình thực hiện các mục tiêu, chính sách giáo dục. - Chức năng đốc thúc, kích thích, tạo động lực: Thông qua đánh giá, giáo dục có thể kích thích tinh thần học hỏi và vươn lên không ngừng của những đối tượng được đánh giá, từ đó tạo ra một môi trường cạnh tranh chính thức hoặc phi chính thức. Trong quá trình quản lí dạy và học, căn cứ vào đặc đIểm công việc và qui luật hoạt động của ngành giáo dục chúng ta có thể sử dụng đánh giá để đôn đốc, tăng cường tinh thần cạnh tranh giữa các đối tượng được đánh giá. Từ đó có thể giúp cho những đối tượng này thực hiện được những mục tiêu đề ra trong tương lai. - Chức năng sàng lọc, lựa chọn: Trong thực tế chúng ta phải thường xuyên tiến hành lựa chọn, sàng lọc, phân loại đối tượng. 9 Kết quả của quá trình đánh giá sẽ giúp phân loại, sàng lọc đối tượng và từ đó sẽ có những chiến lược phù hợp với từng loại đối tượng, giúp đối tượng tiến bộ không ngừng. - Chức năng cải tiến, dự báo: Nhờ có đánh giá mới phát hiện được những vấn đề tồn tại trong công tác dạy và học, từ đó tiến hành sử dụng các biện pháp thích hợp để bù đắp những chỗ thiếu hụt hoặc loại bỏ những sai sót không đáng có. Đó chính là chức năng cải tiến và dự báo của đánh giá. Ví dụ, nhờ có phân tích và nghiên cứu từng khâu, từng bước trong quản lí giáo dục và kiểm tra đánh giá tính chính xác, độ thích hợp của các hoạt đọng giáo dục, chúng ta mới có thể phán đoán hoặc dự báo các vấn đề hoặc các khâu còn yếu kém trong công tác dạy và học. Đây sẽ là căn cứ đáng tin cậy để tiến tới việc xác lập mục tiêu cải tiến giáo dục. Để tiến tới mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng dạy và học, không thể thiếu đánh giá: đó chính là một trong những ý nghĩa thực tế quan trọng nhất của công tác đánh giá. 1.7. Đánh giá có những thành tựu quan trọng Đánh giá cũng giống như các ngành khoa học khác, đều có những thành tựu nhất định trong lịch sử phát triển của 10 [...]...mình, những thành tựu đó được con người vận dụng vào trong thực tiễn quản lý (để quay trở lại đánh giá) Những thành tựu đó là: các bộ chuẩn về tiêu chí đánh giá, quy trình đánh giá (chuẩn cơ sở giáo dục, chuẩn chức danh, chuẩn kiến thức, kĩ năng…); các mô hình đánh giá trong giáo dục… Cụ thể như sau: - Các bộ chuẩn: + Chuẩn kiến thức, kỹ năng: Chuẩn kiến thức kỹ năng là một thành tựu của khoa học đánh giá. .. yêu cầu Hãy mô tả việc sử dụng một trong những thành tựu của khoa học đánh giá để quản lý tôi xin mô tả một thành tựu quan trọng đã và đang được thực hiện tại nhà trường, đó là công tác kiểm định chất lượng giáo dục Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục của tỉnh, cung cấp nguồn nhân lực cho tỉnh, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục... đạo đức - Các mô hình đánh giá: Ngoài các thành tựu kể trên, khoa học đánh giá còn để lại thành tựu là các mô hình đánh giá Có thể kể đến các mô hình chủ yếu sau đây: + Mô hình đánh giá theo mục tiêu (Goal-based), hay mô hình E B Taylor + Mô hình CIPP + Mô hình đánh giá sự khác biệt (Discrepancy Evaluation Model) + Mô hình đánh giá không theo mục tiêu (Goal – Free model) 13 Tóm lại, từ những phân tích... từ những phân tích trên đây có thể khẳng định đánh giá là một khoa học 2 Mô tả việc sử dụng một trong những thành tựu của khoa học đánh giá để quản lý Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc là đơn vị hiện nay em đang công tác Trường được thành lập năm 1997 theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc Trải qua 17 năm hoạt động, nhà trường không ngừng mở rộng quy mô và đa dạng hóa loại hình hoạt động trên cơ... giá Nó là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kỹ năng của môn học, hoạt động giáo dục mà học sinh cần phải và có thể đạt được sau từng giai đoạn học tập Chuẩn kiến thức, kỹ năng là căn cứ để biên soạn sách giáo khoa, quản lý dạy học, đánh giá kết quả giáo dục ở từng môn học, ngành học, hoạt động giáo dục nhằm bảo đảm chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục Đồng thời nó là cơ sở pháp lý cho... trọng của khoa học đánh giá giáo dục ở Việt Nam Dựa trên một bộ chuẩn đã xác định một cách khách quan đảm bảo độ tin cậy, chủ thể đánh giá so sánh với các đổi tượng để đánh giá mức độ phù hợp chuẩn của các đối tượng Đây là cách đánh giá đảm bảo độ tin cậy và độ giá trị cao, cung cấp cho các đối tượng đánh giá độ chênh lệch so với chuẩn để có kế hoạch phấn đầu đạt chuẩn Hiện nay, từ mầm non, tiểu học, ... Trường đã thành lập Hội đồng tự đánh giá để chỉ đạo công tác tự đánh giá và kiểm định chất lượng của nhà trường Hội đồng tự đánh giá của trường do Hiệu trưởng làm Chủ tịch, có 17 thành viên gồm: Ban Giám hiệu, Chủ tịch công đoàn, Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, một số trưởng, phó các phòng khoa và một số CBGV Ban thư kí của Hội đồng gồm 6 thành viên do Trưởng phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng làm trưởng... sang nền giáo dục đại học theo định hướng của thị trường Trong bối cảnh đó, kiểm định chất lượng trở thành một công cụ hữu hiệu của nhiều nước trên thế giới để duy trì các chuẩn mực chất lượng giáo dục đại học và không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học Kiểm định chất lượng là một quá trình đánh giá bên ngoài nhằm đưa ra một quyết định công nhận một trường đại học hay một chương trình đào tạo của nhà... đại học đã có các bộ chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục - Bộ test Các bộ test là một trong các thành tựu quan trọng của khoa học đánh giá Các bộ test nhằm đo các chỉ số phát triển 12 của con người về các khía cạnh khác nhau, có thể kể tên một số bộ test dưới đây: IQ: Chỉ số thông minh EQ: Chỉ số thông minh cảm xúc AQ: Chỉ số vượt khó SQ: Chỉ số thông minh xã hội PQ: Chỉ số đam mê CQ: Trí thông minh. .. qui định Một đánh giá không nhằm mục đích đưa ra một quyết định công nhận thì không phải là kiểm định chất lượng Kiểm định, trong tiếng Anh - Mỹ là Accreditation, còn trong tiếng Anh – Anh là Recognition 17 Kiểm định chất lượng giáo dục là một vấn đề khá mới mẻ ở Việt Nam nhưng đến nay, một hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục đã được triển khai trong cả nước, từ cấp tiểu học đến đại học Nằm trong xu . Hãy chứng minh đánh giá là một khoa học. Mô tả việc sử dụng một trong những thành tựu của khoa học đánh giá để quản lý. Bình luận. 1 BÀI LÀM 1. Chứng minh đánh giá là một khoa học Đánh giá. định đánh giá là một khoa học 2. Mô tả việc sử dụng một trong những thành tựu của khoa học đánh giá để quản lý Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc là đơn vị hiện nay em đang công tác. Trường được thành. đến yêu cầu Hãy mô tả việc sử dụng một trong những thành tựu của khoa học đánh giá để quản lý tôi xin mô tả một thành tựu quan trọng đã và đang được thực hiện tại nhà trường, đó là công tác

Ngày đăng: 23/08/2015, 15:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w