Thiết kế phân xưởng sản xuất LPG từ khí đồng hành
Đồ án tốt nghiệp Mô phỏng và thiết kế phân xưởng sản xuất LPG từ khí đồng hành MỤC LỤC SVTH:Nguyễn Tiến Hưng SHSV:20091382 1 Đồ án tốt nghiệp Mô phỏng và thiết kế phân xưởng sản xuất LPG từ khí đồng hành MỞ ĐẦU Việt Nam có một tiềm năng về khí khá phong phú. Nhà máy chế biến khí ở Dinh Cố (Bà Rịa Vũng Tàu) hàng năm cung cấp 300.000 tấn khí hoá lỏng (LPG) chứa propan và butan. Do đặc điểm khí của Việt Nam chứa rất ít H 2 S (0,02g/m 3 ) nên đây là loại khí rất sạch, rất thuận tiện cho chế biến và sử dụng, điều này cho phép thu được sản phẩm LPG đạt chất lượng cao. Nếu từ LPG có thể chuyển sang các nguyên liệu cho tổng hợp Hữu cơ - Hoá dầu thì giá trị kinh tế sẽ cao hơn nhiều sơ với việc sử dụng làm nhiên liệu. Mặc dù hiện nay ở Việt Nam, LPG chủ yếu chỉ được sử dụng làm nhiên liệu đốt dân dụng nhưng trong tương lai các công nghệ chuyển hoá LPG thành các nguyên liệu cho tổng hợp Hữu cơ - Hoá dầu sẽ phát triển rất mạnh mẽ. Trong những năm gần đây, khí hơi đốt dầu mỏ hoá lỏng (Liquefied petroleum Gases - LPG) là một nguồn cung cấp hơi đốt rất quan trọng đối với nước ta, cả trong dân dụng và công nghiệp. Nó đóng một phần không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Từ thực tiễn quí báu này, dần dần từ chỗ chúng ta nhập khẩu khí dầu mỏ hoá lỏng chủ yếu, sang chủ động sản xuất được nhờ có nhà máy xử lý khí Dinh Cố, chế biến và xử lý một lượng lớn khí đồng hành từ các mỏ dầu của nước ta như: Bạch hổ, Đại Hùng, Rồng, Gần đây, chúng ta còn phát hiện và có những hướng phát triển mới đối với những mỏ khí lớn như: Lan Tây, Lan Đỏ, với qui mô lớn hơn, không chỉ dừng lại ở việc cung cấp LPG cho mục đích hơi đốt thông thường. Ngày nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam, nhu cầu sử dụng khí đốt ngày càng tăng. Chính vì thế mà nền công nghiệp khai thác và chế biến khí ngày càng phát triển để có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ. Ở Việt Nam trữ lượng khí phát hiện được rất nhiều hứa hẹn cho một tiềm năng to lớn của đất nước. Trong khi lượng dầu thô ngày càng giảm, cạn kiệt thì nguồn nguyên liệu khí mới coi như bắt đầu. Do đó trong những năm tới nhu cầu tiêu thụ khí sẽ tăng lên, đặc biệt là LPG và LPG có rất nhiều ưu điểm như: dễ vận chuyển, sạch, không độc hại, không ô nhiễm nhiệt năng cũng như năng lượng cung cấp cho các quá trình lớn SVTH:Nguyễn Tiến Hưng SHSV:20091382 2 Đồ án tốt nghiệp Mô phỏng và thiết kế phân xưởng sản xuất LPG từ khí đồng hành Trong tương lai không xa, LPG sẽ thay thế xăng cho các động cơ. Vì sử dụng nhiên liệu này có rất nhiều ưu điểm trong đó đặc biệt là không gây ô nhiễm môi trường và rất an toàn và lại rất rẻ. Hiện nay LPG chủ yếu được sư dụng trong lĩnh vực đun nấu, sinh hoạt, các lò công nghiệp. Ngoài ra trong vài năm tới LPG sẽ được sử dụng trong hầu hết các lĩnh vực của toàn xã hội. Chính vì thế những thập kỷ tới sẽ là thập kỷ của ngành công nghiệp hoá dầu - khí hoá lỏng LPG. Do đó, việc nghiên cứu thiết kế phân xưởng sản xuất LPG là rất cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước, giảm thiểu chi phí nhập khẩu từ nước ngoài. SVTH:Nguyễn Tiến Hưng SHSV:20091382 3 Đồ án tốt nghiệp Mô phỏng và thiết kế phân xưởng sản xuất LPG từ khí đồng hành PHẦN 1: TỔNG QUAN CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ NGUYÊN LIỆU KHÍ DẦU MỎ VÀ SẢN PHẨM KHÍ HOÁ LỎNG (LPG) 1. KHÁI NIỆM VỀ KHÍ DẦU MỎ Khí nắp và khí đồng hành ở điều kiện nhiệt độ và áp suất trong vỉa dầu, các hydrocacbon có khối lượng phân tử lớn thì ở trạng thái lỏng, các hydrocacbon khối lượng phân tử thấp thì ở trạng thái khí. Trong điều kiện cân bằng khí - lỏng, phần khí hoà tan trong lỏng, phần khác nằm ở không gian phía trên lớp lỏng. Khí nằm trong không gian phía trên của tầng dầu thô như cái nắp bằng khí thì gọi là khí nắp. Khí khai thác dầu mỏ từ lòng đất ra, do giảm áp suất và nhiệt độ khí hoà tan trong dầu mỏ sẽ thoát ra. Kết quả là từ chất lỏng một pha chuyển thành dòng hai pha: pha lỏng là dầu mỏ đã nhả khí, pha khí là khí dầu mỏ. Khí này thu được đồng thời với khai thác dầu, nó đi cùng với dầu từ mỏ lên khi khai thác nên gọi là khí đồng hành (KĐH). Các hydrocacbon thu được khi khai thác dầu mỏ gọi là khí dầu mỏ. [5] 1.1. Thành phần và đặc tính của khí dầu mỏ Những cấu tử cơ bản của khí dầu mỏ (KDM) là: Metan, etan, propan, butan (nonal và iso). Khí dầu mỏ khai thác được từ các mỏ dầu, đồng thời với quá trình khai thác dầu mỏ. Khí dầu mỏ chứa một lượng lớn propan, butan và các khí hydrocacbon nặng hơn với hàm lượng đáng kể thành phần những cấu tử cơ bản trong khí thay đổi trong một phạm vi khá rộng tuỳ theo mỏ dầu khai thác. Ngoài ra còn có H 2 O, H 2 S và các hợp chất chứa S, CO 2 , N 2 và Heli [1] SVTH:Nguyễn Tiến Hưng SHSV:20091382 4 Đồ án tốt nghiệp Mô phỏng và thiết kế phân xưởng sản xuất LPG từ khí đồng hành Bảng 1: Thành phần các hydrocacbon trong khí đồng hành Thành phần Khí đồng hành % thể tích % khối lượng CH 4 51,06 35,7 C 2 H 6 18,52 24,3 C 3 H 8 11,53 22,2 C 4 H 10 4,37 11,1 C 4 H 12 2,14 6,7 Phi hydrocacbon 12,38 - Người ta còn phân loại khí theo hàm lượng hydrocacbon từ propan trở lên. Các khí giàu propan, butan và cacbon hydro nặng (trên 150g/cm 3 ), được gọi là khí "béo" hoặc khí "ướt". Các khí hầu như chỉ gồm toàn metan và etan gọi là khí "khổ" hay khí "gầy" (từ propan trở lên, dưới mức 50g/cm 3 ). Thành phần khí gồm các cấu tử tính bằng phần trăm theo thể tích. Trong bảng 2 đưa ra thành phần KDM khai thác từ một vài mỏ của CHLB Nga. Bảng 2: Thành phần KDM khai thác từ một vai mỏ của CHLB Nga (% theo thể tích). [1] Các cấu tử Khí dầu mỏ Quibisep Volgagrat CH 4 39,91 76,25 C 2 H 6 23,31 8,13 C 3 H 8 17,72 8,96 C 4 H 10 (n và iso) 5,78 3,54 C 5 H 12 (và cao hơn) 1,1 3,33 CO 2 0,46 0,83 H 2 S 0,35 0,83 N 2 và khí trơ 11,36 1,25 Bảng 3 dưới đây cho biết thành phần khí dầu mỏ khai thác được ở một vài mỏ của Việt Nam. Bảng 3: Thành phần hoá học trung bình của KDM ở Việt Nam (theo % thể tích) [1] Các cấu tử Khí dầu mỏ Bạch hổ Đại hùng Rồng CH 4 73 77 78 SVTH:Nguyễn Tiến Hưng SHSV:20091382 5 Đồ án tốt nghiệp Mô phỏng và thiết kế phân xưởng sản xuất LPG từ khí đồng hành C 2 H 6 13 10 3,0 C 3 H 8 7,0 5,0 2,8 C 4 H 10 2,9 3,3 1,0 C 5 H 12 2,5 1,2 1,0 N 2 0,5 0,5 13,0 CO 2 0,7 3,0 2,0 Từ các số liệu nêu trên thấy rằng các cấu tử cơ bản của KDM là các hydrocacbon no, các parapin, dãy đồng đẳng của metan. Do đó trong khí dầu mỏ thành phần thay đổi trong khoảng khá rộng, các cấu tử từ C 2 trở lên đã chiếm phần lớn đáng kể trong thành phần khí. Điều đó rất quan trọng trong việc chọn công nghệ chế biến thích hợp, sử dụng hợp lý nguồn nguyên liệu và sản phẩm nhận được. 1.2. Tiềm năng, trữ lượng và việc chế biến, sử dụng khí dầu mỏ trên thế giới và ở Việt Nam Khí dầu mỏ (KDM) là nguồn chính cung cấp các nguyên liệu quan trọng nhất cho công nghệ hoá học và dầu khí. Thực tế nhiều nước trên thế giới đã cho thấy rằng với trữ lượng dầu lớn, có thể tổ chức sản xuất ở qui mô lớn có lợi nhuận cao các sản phẩm etan, khí hoá lỏng (LPG), các hydrocacbon khác, và nhiên liệu cho động cơ. Do hiệu quả cao của nhiên liệu khí và sự quan tâm ngày càng tăng đến các sản phẩm của nó trên thị trường thế giới, nhiều nước khai thác dầu khí đã xây dựng, mở rộng, và trang bị các nhà máy chế biến khí. Trong những năm gần đây ở các nước Trung Đông (Iran, Arập - Xêút, Baran, ) dự định hoàn thành và khai thác chế biến và vận chuyển khí đồng hành với tổng giá thành khoảng 33 tỷ đô la. [15] Trong những năm gần đây, nhiều nước trên thế giới có xu hướng tăng công suất các nhà máy chế biến khí. Tại hội nghị khí thế giới lần thứ 20 ở copenhagen (Đan Mạch) tháng 6 năm 1997, người ta đã đưa ra dự báo về nhu cầu khí trên thế giới đến năm 2030, chủ yếu dựa vào dự báo về nhu cầu khí cho sản xuất điện như sau. [16] Bảng 4: Dự báo về nhu cầu khí trên thế giới Năm 2000 2010 2020 2030 SVTH:Nguyễn Tiến Hưng SHSV:20091382 6 Đồ án tốt nghiệp Mô phỏng và thiết kế phân xưởng sản xuất LPG từ khí đồng hành Khu vực Đông nam á và Châu Đại Dương 103 132 157 185 Toàn thế giới 2547 3190 3650 4088 (Đơn vị: tỷ m 3 khí) Khí dầu mỏ của Việt Nam nói chung chứa rất ít H 2 S (0,02 g/m 3 ) nên là loại khí sạch rất thuận lợi cho việc chế biến, sử dụng, an toàn với thiết bị và không gây ô nhiễm môi trường. [5] Với tiềm năng về khí khá phong phú, nước ta có điều kiện phát triển công nghiệp dầu khí trên toàn lãnh thổ. Việc khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên quí giá này trong tương lai ngành công nghiệp này sẽ là một ngành công nghiệp phát triển mạnh, đóng góp đáng kể vào sự phát triển của đất nước. 2. GIỚI THIỆU VỀ LPG 2.1. LPG và sử dụng LPG Hoá lỏng khí dầu mỏ là quá trình tách đơn giản, vốn đầu tư ít hơn so với các quá trình tách triệt để. Thông thường người ta chỉ tách riêng metan thuần độ cao làm nguyên liệu sản xuất metanol, còn metan lẫn etan làm khí đốt công nghiệp, gia dụng phát điện hoặc xuất khẩu theo đường ống dẫn khí, hoặc tách metan + etan cho sản xuất amoniac, urê, còn lại phần hoá lỏng LPG (Liquefied petroleum Gases). [5] Thành phần hoá học chủ yếu của LPG là hydro hoá dạng parafin, có công thức chung là: CnH 2n+2 như: Propan (C 3 H 8 ) Propylen (C 3 H 6 ) Butan (C 4 H 10 ) Butylen (C 4 H 8 ) Tuy nhiên vẫn có khả năng xuất hiện dấu vết của Etan (C 2 H 6 ), Etylen (C 2 H 4 ) hoặc pentan (C 5 H 12 ), Butadien - 1,3 (C 4 H 6 ) có thể xuất hiện nhưng không đạt tới tỷ lệ đo được. SVTH:Nguyễn Tiến Hưng SHSV:20091382 7 Đồ án tốt nghiệp Mô phỏng và thiết kế phân xưởng sản xuất LPG từ khí đồng hành LPG được sản xuất từ nguồn nguyên liệu chính là khí đồng hành (KĐH) và từ các quá trình chế biến dầu mỏ như: Alkyl hoá, cracking xúc tác, polyme hoá, isome hoá Nhưng hiện nay tổng sản lượng LPG thu được từ quá trình chế biến KĐH chiếm 62% khối lượng. Ngày nay, LPG được sử dụng trong sinh hoạt, công nghiệp hoá dầu, nhiên liệu đặc biệt, do nhu cầu ngày càng cao về việc bảo vệ môi trường nên LPG được đặc biệt quan tâm. [21] 2.2. Một số đặc tính hoá lý thương mại 2.2.1. Trạng thái tồn tại Ở điều kiện nhiệt độ và áp suất thường, LPG tồn tại ở trạng thái hơi. Do LPG có tỷ số giãn nở lớn: một đơn vị thể tích gas lỏng tạo ra 270 đơn vị thể tích gas hơi, vì vậy để thuận tiện và kinh tế trong tồn chứa, vận chuyển, LPG được hoá lỏng bằng cách nén vào các bình chứa chịu áp lực ở nhiệt độ thường hoặc làm sạch hoá lỏng để tồn chứa ở áp suất thường. Khi chuyển từ pha lỏng sang pha hơi, LPG thu nhiệt. Năng lượng cần thiết lấy từ bản thân LPG và từ môi trường xung quanh, vì vậy nhiệt độ LPG và bình chứa giảm xuống. Đặc biệt khi quá trình hoá hơi xảy ra dữ dội gây giảm áp đến áp suất khí quyển, LPG làm lạnh không khí, bình chứa gây nên hiện tượng tạo tuyết hoặc sương (khi này nhiệt độ đạt đến nhiệt độ điểm sương). Ngược lại khi hơi LPG ngưng tụ chuyển sang pha lỏng thì LPG toả nhiệt dẫn đến làm tăng nhiệt độ LPG và thiết bị công nghệ tồn chứa đẫn đến tăng áp suất của LPG. 2.2.2. Nhiệt độ sôi Ở áp suất khí quyển: propan sôi ở -42 0 C và Butan sôi ở -0,5 0 C. Chính vì vậy, ở nhiệt độ và áp suất thường LPG bay hơi dữ dội và nếu LPG tiếp xúc với da có thể gây ra bỏng lạnh nặng khi nhiệt độ giảm sút lớn. Bảng 5: Đặc tính của propan và butan thương phẩm. [4] TT Các đặc tính ĐV đo Propan Butan SVTH:Nguyễn Tiến Hưng SHSV:20091382 8 Đồ án tốt nghiệp Mô phỏng và thiết kế phân xưởng sản xuất LPG từ khí đồng hành 1 Nhiệt độ tới hạn 0 C 95 150 2 Điểm sôi 0 C -45 0 3 Tỷ trọng thể lỏng (d15/4) - 0,51 0,575 4 Tỷ trọng thể hơi (d KK = 1) - 1,52 2,01 5 Thể tích riêng thể hơi ở 0 0 C và 760 mmHg m 3 /kg 0,51 0,385 6 Thể tích riêng thể hơi/lỏng ở 0 0 C m 3 /kg 274 233 7 Áp suất hơi ở 0 0 C; 50 0 C Kg/cm 2 47,57÷57 17÷21,5 1,03 ÷ 2,0 5÷ 6,25 8 Ẩn nhiệt bay hơi ở 15 0 C Kcal/kg 85,5 89 9 Năng suất toả nhiệt thực tế (nét) Năng suất toả nhiệt thực tế 9 (nét) Kcal/kg Kcal/Nm 3 11000 21000 10900 28400 10 Năng suất toả nhiệt chung (gross) Năng suất toả nhiệt chung (gross) Kcal/kg Kcal/Nm 3 11900 23400 11800 30700 11 Không khí cần để đốt cháy Không khí cần để đốt cháy Kg/kg LPG M 3 /m 3 LPG 15,6 23,5 15,3 30,0 12 Khí CO 2 trên lý thuyết % SP đốt cháy 13,9 14,1 2.2.3. Tỷ trọng Tỷ trọng thể lỏng: ở điều kiện 15 0 C, 760mmHg, tỷ trọng của propan bằng 0,51 và của butan bằng 0,575. Như vậy ở thể lỏng tỷ trọng của LPG xấp xỉ bằng một nửa tỷ trọng của nước. Tỷ trọng thể khí: ở điều kiện thường 15 0 C, 760mmHg, tỷ trọng của propan hơi bằng 1,52 và của Butan hơi bằng 2,01. Như vậy ở thể hơi tỷ trọng của LPG gần gấp hai lần tỷ trọng không khí. [17] 2.2.4. Áp suất hơi bão hoà Áp suất hơi bão hoà của LPG phụ thuộc vào nhiệt độ bên ngoài của thiết bị và tỷ lệ thành phần Butan/propan. LPG với thành phần 70% propan và 30% butan có áp suất hơi bão hoà 6kg/cm 2 , ở cùng điều kiện nhiệt độ 20 0 C, khi thay đổi thành phần hổn hợp, áp suất hơi bão hoà cũng thay đổi. Áp suất hơi của gas phụ thuộc rất lớn vào môi trường xung quanh. Nhiệt độ môi trường càng cao, áp suất hơi trong bồn chứa càng lớn. Bảng 6: Áp suất hơi bão hoà của hỗn hợp Butan/Propan theo tỷ lệ %, theo nhiệt độ, kg/cm 2 Propan (%) 100 90 80 70 60 50 40 30 20 10 - Butan (%) - 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 SVTH:Nguyễn Tiến Hưng SHSV:20091382 9 Đồ án tốt nghiệp Mô phỏng và thiết kế phân xưởng sản xuất LPG từ khí đồng hành 0 C -10 2,4 2,2 2,0 1,8 1,5 1,2 0,9 0,7 0,3 - - 0 3,3 3,55 3,2 2,9 2,5 2,2 1,8 1,3 1,3 0,5 - 10 6,6 5,2 4,7 4,3 3,8 3,4 2,8 2,4 1,7 1,1 0,5 20 7,6 7,1 6,5 6,0 5,4 4,8 4,1 3,4 2,8 1,9 1,1 30 10,1 9,45 8,7 8,0 7,3 6,7 5,7 4,8 3,8 2,8 1,3 40 13,1 12,3 11,5 10,5 9,7 8,7 7,7 6,6 5,4 4,2 2,3 50 17,0 15,9 14,3 13,7 12,6 11,3 10 8,7 7,3 6,7 4,1 60 21,0 19,8 18,5 17,2 16,0 14,3 12,8 11,2 8,3 7,6 5,5 2.2.5. Tính giãn nở Tỷ lệ giãn nở của propan và butan (hai thành phần chính trong LPG) như sau: Bảng 7: Tỷ lệ giản nở của LPG Propan 1 thể tích chất lỏng cao 270 thể tích hơi ở 1 at Butan 1 thể tích chất lỏng cao 238 thể tích hơi ở 1 at Điều này mang một ý nghĩa kinh tế rất lớn so với các loại khí nén khác, vì chỉ cần ít không gian, tức là thiết bị công nghệ nhỏ cho tồn chứa vận chuyển. Gas có tốc độ bốc hơi nhanh và toả lan trong không khí với một thể tích bằng 270 lần lớn hơn một đơn vị thể tích ở trạng thái lỏng. Do đó, trong mọi trường hợp không được để gas xì thoát ra ngoài khi khu vực xung quanh do có nguồn lửa hở, vì dễ bị bắt cháy. 2.2.6. Giới hạn cháy nổ Giới hạn cháy nổ của LPG trong hỗn hợp không khí - gas được trình bày trong bảng 8. Bảng 8: Giới hạn cháy của LPG trong hỗn hợp không khí - gas.[4] TT Nhiên liệu Giới hạn cháy nổ dưới (%) thể tích Giới hạn cháy nổ trên (% thể tích) 1 Propan 2,2 10,0 2 Butan 1,8 9,0 3 Khí than 4,0 29,0 4 Khí than ướt 5,0 46,0 5 Hydro 4,0 75,0 6 Axetylen 2,5 80,0 7 Xăng 0,5 7,0 2.2.7. Nhiệt trị SVTH:Nguyễn Tiến Hưng SHSV:20091382 10 [...]... Đồ án tốt nghiệp Mô phỏng và thiết kế phân xưởng sản xuất LPG từ khí đồng hành Kiểu đĩa này có kết cấu vững chắc, nhẹ và không đắt Thiết kế vận hành đĩa này đơn giản hơn so với các loại đĩa khác CHƯƠNG 2: CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT LPG 1 THU HỒI LPG TỪ CÁC QUÁ TRÌNH TRONG NHÀ MÁY LỌC DẦU LPG được tạo thành từ các quá trình xử lý và chế biến dầu thô như là một sản phẩm phụ từ các thiết bị hoá học Phần Propan,... cung cấp 1 lượng sản phẩm nhẹ(khoảng 5-8% thể tích nguyên liệu) để sản xuất LPG [25] 2 SẢN XUẤT LPG TỪ KHÍ TỰ NHIÊN VÀ KHÍ ĐÔNG HÀNH LPG tách từ khí tự nhiên và khí đồng hành có lượng Propan, Butan khác nhau rất nhiều, phụ thuộc vào bản chất của mỏ dầu khí và công nghệ xử lý khí Mức đô nhận Propan, Butan và các hydrocacbon nặng hơn từ khí phụ thuộc vào bản chất của khí và công nghệ xử lý khí [1] SVTH:Nguyễn... SHSV:20091382 30 Đồ án tốt nghiệp Mô phỏng và thiết kế phân xưởng sản xuất LPG từ khí đồng hành Hình 2.Quá trình Cracking xúc tác Phân xưởng chuyển hóa khí dầu mỏ có giá trị thấp thành sản phầm có giá trị cao(Naphtha và diesel).Ngoài ra ta còn thu được lượng sản phẩm nhẹ có hàm lượng khoảng 16.5-22% khối lượng nguyên liệu đầu được đem đi sản xuất LPG [25] 1.3 Phân xưởng Reforming xúc tác SVTH:Nguyễn Tiến... phân ly sản phẩm ở mỗi giếng hoặc một nhóm giếng Trên cơ sở đó mỗi giếng hoặc nhóm giếng có trang thiết bị phân ly và bể chứa xác định sản lượng giếng Các thiết bị này được đặt gần giếng khoan [2] Khí và dầu mỏ được phân ly ở 0,2 đến 0,4 Mpa, chất lỏng được bơm đi, khí từ SVTH:Nguyễn Tiến Hưng SHSV:20091382 33 Đồ án tốt nghiệp Mô phỏng và thiết kế phân xưởng sản xuất LPG từ khí đồng hành thiết bị phân. .. sạch khí là vô cùng quan trọng và cần thiết Quá trình làm sạch khí bao gồm: - Làm sạch khí khỏi các tạp chất cơ học - Sấy khí - Làm ngọt khí [2] 2.1.3 Quá trình sấy khí Nếu có lượng nước trong khí đồng hành, khí tự nhiên nó sẽ tạo điều kiện hình SVTH:Nguyễn Tiến Hưng SHSV:20091382 34 Đồ án tốt nghiệp Mô phỏng và thiết kế phân xưởng sản xuất LPG từ khí đồng hành thành các hydrat với hydrocacbon Các hydrat... SHSV:20091382 29 Đồ án tốt nghiệp Mô phỏng và thiết kế phân xưởng sản xuất LPG từ khí đồng hành định hoá bị tách ra trong quá trình tinh chế ở cột phân đoạn dầu thô Các thành phần của LPG này là propan, n-butan và isobutan Ngoài ra LPG còn được sản xuất từ các quá trình chuyển hoá như reforming xúc tác, cracking nhiệt, cracking xúc tác và hydrocracking Thành phần của LPG này phụ thuộc vào các quá trình trên... và thiết kế phân xưởng sản xuất LPG từ khí đồng hành 2.1 Chuẩn bị khí để chế biến 2.1.1 Thu gom và phân li dầu và khí 2.1.1.1 Thu gom khí Dựa trên tính chất lý hóa của hỗn hợp khí để lựa chọn hướng chế biến, công nghệ chế biến khí cho phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế quốc dân Trước khi đưa khí vào chế biến phải qua công đoạn chuẩn bị để thực hiện yêu cầu chung đối với sản phẩm Quá trình thu gom khí. .. cao [2] 2.2 Các công nghệ sản xuất LPG 2.2.1 Sản xuất LPG bằng phương pháp nén Hình 4.Sơ đồ công nghệ sản xuất LPG bằng phương pháp nén khí a Tháp cất phân đoạn d Thiết bị gia nhiệt b Thiết bị tách lỏng khí e Tháp phân ly c Máy nén f Tháp cất loại etan g Tháp tách propan Sản phẩm hơi ở trên cao từ tháp cất phân đoạn được nén đến 1,2 đến 1,5 Mpa nhờ máy nén và kết hợp với sản phẩm ngưng tụ đỉnh tháp... không khí hoặc nước, sau đó được chuyển trực tiếp đến tháp phân ly Pha lỏng từ tháp phân ly đi qua tháp cất loại etan, sản phẩm hơi từ đó quay vòng lại máy phân ly để tăng vòng quay LPG Pha hơi từ máy phân ly mà thành phần chủ yếu là etan được dùng làm khí nhiên liệu Còn dòng sản phẩm lỏng từ cột cất etan là LPG được chia làm 2 loại gồm propan và butan trong tháp tách propan [1] 2.2.2 Sản xuất LPG bằng... lên, những hạt này kết hợp lại thành những hạt lớn và có thể lắng xuống dưới tác dụng của trọng lực SVTH:Nguyễn Tiến Hưng SHSV:20091382 23 Đồ án tốt nghiệp Mô phỏng và thiết kế phân xưởng sản xuất LPG từ khí đồng hành Dựa và hình dạng và chế độ mà người ta phân loại thiết bị dạng đứng và dạng nằm ngang Cấu tạo thiết bị gồm 4 phần cơ bản sau: đầu A có tác dụng giảm tốc độ dòng chảy phân tách sơ bộ lỏng . phỏng và thiết kế phân xưởng sản xuất LPG từ khí đồng hành MỤC LỤC SVTH:Nguyễn Tiến Hưng SHSV:20091382 1 Đồ án tốt nghiệp Mô phỏng và thiết kế phân xưởng sản xuất LPG từ khí đồng hành MỞ ĐẦU Việt. và thiết kế phân xưởng sản xuất LPG từ khí đồng hành PHẦN 1: TỔNG QUAN CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ NGUYÊN LIỆU KHÍ DẦU MỎ VÀ SẢN PHẨM KHÍ HOÁ LỎNG (LPG) 1. KHÁI NIỆM VỀ KHÍ DẦU MỎ Khí nắp và khí đồng. SHSV:20091382 4 Đồ án tốt nghiệp Mô phỏng và thiết kế phân xưởng sản xuất LPG từ khí đồng hành Bảng 1: Thành phần các hydrocacbon trong khí đồng hành Thành phần Khí đồng hành % thể tích % khối lượng CH 4 51,06