1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thiết kế hệ thống xử lí nước thải khu chăn nuôi tập trung với công suất QTB ngày đêm = 4400m3

98 643 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 2,39 MB

Nội dung

Đồ án tốt nghiệp: “Thiết kế hệ thống xử lý nước thải khu chăn nuôi tâp trung” LỜI MỞ ĐẦU Sản phẩm từ chăn nuôi là một trong những loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Thịt các động vật máu nóng như thịt heo, thịt bò, thịt gia cầm có chứa nhiều axit amin cần thiết, các chất béo, chất khoáng, vitamin và một số chất thơm. Thịt là thức ăn dễ chế biến dưới dạng nhiều món ăn ngon vì vậy nó là thức ăn hàng ngày trong bữa ăn của chúng ta. Còn sữa, trứng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và năng lượng cần thiết cho hoạt động sống hàng ngày của cơ thể. Cũng như các ngành công nghiệp khác, trong những năm gần đây, công nghiệp chăn nuôi cũng đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Các sản phẩm chăn nuôi đã đáp ứng được phần nào nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, ngoài những đóng góp về mặt kinh tế, những sản phẩm dinh dưỡng cần thiết cho cuộc sống của con người, công nghiệp chăn nuôi cũng bộc lộ nhiều hạn chế. Một trong số đó là vấn đề về nước thải chăn nuôi, mặc dù nước thải chăn nuôi gia súc, gia cầm gây ô nhiễm môi trường rất lớn nhưng hầu hết các cơ sở chăn nuôi lớn nhỏ hiện nay đều chưa có hệ thống xử lí thích hợp và hoạt động có hiệu quả. Nguyên nhân của việc trên là do ý thức của nhà quản lí chưa coi việc xử lí chất thải là thật cần thiết. Mặt khác ngành chăn nuôi là ngành sản xuất chưa có lợi nhuận cao, chưa ổn định về cơ sở trang trại và chưa tìm được công nghệ xử lí chất thải thích hợp. Chính vì vậy việc đầu tư, nghiên cứu, lựa chọn và áp dụng những kĩ thuật xử lí chất thải chăn nuôi phù hợp, đặc biệt là nước thải hiện nay trở nên quan trọng và bức thiết. Trên cơ sở đó, tôi chọn đề tài: “ Thiết kế hệ thống xử lí nước thải khu chăn nuôi tập trung với công suất Q TB ngày đêm = 4400m 3 ” làm đề tài tốt nghiệp. GVHD: Đoàn Thị Hoài Nam SVTH: Hồ Ngọc Hiếu – Lớp 06SH. Trang 1 Đồ án tốt nghiệp: “Thiết kế hệ thống xử lý nước thải khu chăn nuôi tâp trung” CHƯƠNG 1 LẬP LUẬN KINH TẾ VÀ KỸ THUẬT 1.1. Sự cần thiết phải đầu tư và xây dựng nhà máy Nguồn nước thải chăn nuôi là một nguồn nước thải có chứa nhiều hợp chất hữu cơ, virus, vi trùng, trứng giun sán… Nguồn nước này có nguy cơ gây ô nhiễm các tầng nước mặt, nước ngầm và trở thành nguyên nhân trực tiếp phát sinh dịch bệnh cho đàn gia súc. Đồng thời nó có thể lây lan một số bệnh cho con người và ảnh hưởng đến môi trường xung quanh vì nước thải chăn nuôi còn chứa nhiều mầm bệnh như: Samonella, Leptospira, Clostridium tetani,…nếu không xử lý kịp thời. Bên cạnh đó còn có nhiều loại khí được tạo ra bởi hoạt động của vi sinh vật như NH 3 , CO 2 , CH 4 , H 2 S, . . .Các loại khí này có thể gây nhiễm độc không khí và nguồn nước ngầm ảnh hưởng đến đời sống con người và hệ sinh thái. Chính vì vậy mà việc thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho các trại chăn nuôi là một hoạt động hết sức cần thiết. 1.2. Giới thiệu chung về trại chăn nuôi Hòa Nhơn. 1.2.1. Vị trí địa lý. Trại chăn nuôi Hòa Nhơn nằm ở thôn Hòa Sơn, xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, được bố trí nằm cách xa các khu dân cư cũng như các công trình công cộng của nhà nước để đảm bảo đủ diện tích đất chăn nuôi, mặt khác tránh làm ô nhiễm không khí, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân. Hòa Vang là huyện ngoại thành duy nhất của thành phố Đà Nẵng. Các tuyến đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, Quốc lộ 14B đều chạy qua địa bàn huyện, tạo điều kiện rất tốt để cho huyện phát triển 1.2.2. Đặc điểm về tự nhiên Do trại thuộc địa bàn TP. Đà Nẵng nên mang đặc điểm tự nhiên của TP.Đà Nẵng trải dài từ 15°15' đến 16°40' Bắc và từ 107°17' đến 108°20' Đông. Phía bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía tây và nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp biển Đông. GVHD: Đoàn Thị Hoài Nam SVTH: Hồ Ngọc Hiếu – Lớp 06SH. Trang 2 Đồ án tốt nghiệp: “Thiết kế hệ thống xử lý nước thải khu chăn nuôi tâp trung” Trung tâm thành phố cách thủ đô Hà Nội 764km về phía Bắc, cách Thành phố Hồ Chí Minh 964km về phía Nam. Đà Nẵng nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,9 0 C. Độ ẩm không khí trung bình là 83,4%. Hướng gió chủ yếu vào mùa nóng là Đông Nam và vào mùa lạnh là Đông Bắc, tốc độ gió trung bình 3-4 m/s. Bảng 1.1.Nhiệt độ trung bình tháng và năm ở Đà Nẵng Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 TB năm T( 0 C) 21,4 23,9 22,8 25,8 29,0 30,5 28,4 28,7 27,9 26,3 25,2 21,2 25,9 Bảng 1.2. Độ ẩm tương đối trung bình ở Đà Nẵng Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 TB năm ϕ 84 85 84 83 77 71 80 78 82 86 86 88 82 1.2.3. Hệ thống giao thông vận tải. Thành phố Đà Nẵng nằm ở vị trí chiến lược của nước ta, giao thông thuận lợi cả về đường bộ, đường hàng không, đường sắt, đường biển và ngày càng được nâng cao, mở rộng. Tạo điều kiện cho việc tiêu thụ sản phẩm của nhà máy được rộng rãi. Trại nằm ở khu vực có hệ thống giao thông khá hoàn chỉnh, do đó việc mua giống, vận chuyển nguyên nhiên liệu và các sản phẩm của cơ sở tới nơi tiêu thụ rất thuận lợi và nhanh chóng. 1.2.4. Vùng nguyên liệu. Sử dụng giống vật nuôi của các trung tâm giống vật nuôi đóng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, chủ yếu là các giống heo lấy thịt. 1.2.5. Nguồn cung cấp điện GVHD: Đoàn Thị Hoài Nam SVTH: Hồ Ngọc Hiếu – Lớp 06SH. Trang 3 Đồ án tốt nghiệp: “Thiết kế hệ thống xử lý nước thải khu chăn nuôi tâp trung” Cơ sở sử dụng nguồn điện do điện lực Đà Nẵng cung cấp từ mạng điện lưới quốc gia, thông qua hệ thống cung cấp điện cho khu vực huyện Hòa Vang. Ngoài ra trang trại cần có máy phát điện dự phòng để đảm bảo nguồn điện được cung cấp liên tục. 1.2.6. Nguồn cung cấp nhiên liệu. Nhiên liệu được sử dụng trong trang trại là dầu DO và xăng, được cung cấp từ hệ thống cung cấp của thành phố. 1.2.7. Hệ thống cấp và thoát nước. Nguồn nước sử dụng cho sản xuất tại cơ sở là nguồn nước ngầm, được lấy từ giếng khoan có độ sâu 90m với công suất 12m 3 /h. Nước giếng sau khi được bơm lên tháp chứa có dung tích 30m 3 sẽ được xử lý sắt và mangan bằng hệ thống xử lý với công suất 150m 3 /8h trước khi đưa vào sử dụng. Lượng nước thải ra của cơ sở chủ yếu là từ hoạt động vệ sinh, xử lí chuồng trại vì vậy trong đó có chứa nhiều loại VSV gây bệnh và các chất tẩy rửa làm tăng các chỉ số ô nhiễm như độ pH, BOD, COD, SS vì vậy cần phải được đem qua xử lí rồi mới có thể đưa ra ngoài môi trường tự nhiên. 1.2.8. Nguồn cung cấp nhân công. Do công việc tại cơ sở chưa đòi hỏi trình độ cao vì vậy cơ sở chủ yếu sử dụng nguồn nhân lực hiện có trên địa bàn có giá thuê nhân công rẻ lại dễ dàng thích nghi với điều kiện sống trong vùng, tạo công ăn việc làm cho người dân. 1.2.9. Hợp tác hóa. Trại chăn nuôi heo Hòa Nhơn thực hiện các mối quan hệ hợp tác vơi các trung tâm giống vật nuôi trên địa bàn thành phố. Heo đủ khả năng xuất chuồng được đưa qua các lò mổ tại địa phương, sau đó thịt đã qua giết mổ được phân phối đến các đại lí chợ đầu mối trên Đà Nẵng và các vùng lân cận. CHƯƠNG 2 GVHD: Đoàn Thị Hoài Nam SVTH: Hồ Ngọc Hiếu – Lớp 06SH. Trang 4 Đồ án tốt nghiệp: “Thiết kế hệ thống xử lý nước thải khu chăn nuôi tâp trung” TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. 2.1. Các nghiên cứu trong và ngoài nước về xử lí nước thải chăn nuôi heo. Các nghiên cứu trong và ngoài nước về xử lí nước thải chăn nuôi heo. 2.1.1. 2.1.1. Các nước trên thế giới Các nước trên thế giới Ở Châu Á, các nước như: Trung Quốc, Thái Lan,… là những nước có ngành chăn nuôi công nghiệp lớn trong khu vực nên rất quan tâm đến vấn đề xử lý nước thải chăn nuôi. Nhiều nhà nghiên cứu Trung Quốc đã tìm ra nhiều công nghệ xử lý nước thải thích hợp như là:  Kỹ thuật lọc yếm khí  Kỹ thuật phân hủy yếm khí hai giai đoạn  Bể Biogas tự hoại Hiện nay ở Trung Quốc các bể Biogas tự hoại đã sử dụng rộng rãi như phần phụ trợ cho các hệ thống xử lý trung tâm. Bể Biogas là một phần không thể thiếu trong các hộ gia đình chăn nuôi heo vừa và nhỏ ở các vùng nông thôn, nó vừa xử lý được nước thải và giảm mùi hôi thối mà còn tạo ra năng lượng để sử dụng. Trong lĩnh vực nghiên cứu xử lý nước thải chăn nuôi heo tại Thái Lan thì trường đại học Chiang Mai đã có nhiều đóng góp rất lớn. - HYPHI (hệ thống xử lý tốc độ cao kết hợp với hệ thống chảy nút): hệ thống HYPHI gồm có thùng lắng, bể chảy nút và bể UASB. Phân heo được tách làm 2 đường, đường thứ nhất là chất lỏng có ít chất rắn tổng số, còn đường thứ hai là phần chất rắn với nồng độ chất rắn tổng số cao, kỹ thuật này đã được xây dựng cho các trại heo trung bình và lớn. Ở Nga các nhà nghiên cứu cũng nghiên cứu xử lý nước thải phân heo, phân bò dưới các điều kiện ưa lạnh và ưa nóng trong điều kiện khí hậu ở Nga. GVHD: Đoàn Thị Hoài Nam SVTH: Hồ Ngọc Hiếu – Lớp 06SH. Trang 5 Đồ án tốt nghiệp: “Thiết kế hệ thống xử lý nước thải khu chăn nuôi tâp trung” Một số tác giả Úc cho rằng chiến lược giải quyết vấn đề xử lý nước thải chăn nuôi heo là sử dụng kỹ thuật SBR (sequencing batch reactor). Ở Ý đối với các loại nước thải giàu Nitơ và Phospho như nước thải chăn nuôi heo thì các phương pháp xử lý thông thường không thể đạt được các tiêu chuẩn cho phép về hàm lượng về Nitơ và Phospho trong nước ra sau xử lý. Công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi giàu chất hữu cơ ở Ý đưa ra là SBR có thể giảm trên 97% nồng độ COD, Nitơ, Phospho. Nhận xét chung về công nghệ xử lý nước thải giàu chất hữu cơ sinh học trên thế giới là áp dụng tổng thể và đồng bộ các thành tựu kỹ thuật lên men yếm khí, lên men hiếu khí và lên men thiếu khí, nhằm đáp ứng các yêu cầu kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường. Trên cơ sở đó có thể đề xuất ra những giải pháp kỹ thuật phù hợp với từng điều kiện sản xuất cụ thể. 2.1.2. 2.1.2. Ở Việt Nam Ở Việt Nam Ở Việt Nam, nước thải chăn nuôi heo được coi là một trong những nguồn nước thải gây ô nhiễm nghiêm trọng. Việc mở rộng các khu dân cư xung quanh các xí nghiệp chăn nuôi heo nếu không được giải quyết thỏa đáng sẽ gây ra ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và gây ra những vấn đề mang tính chất xã hội phức tạp. Nhiều nguyên cứu trong lĩnh vực xử lý nước thải chăn nuôi heo đang được hết sức quan tâm vì mục tiêu giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, đồng thời với việc tạo ra năng lượng mới. Các nghiên cứu về xử lý nước thải chăn nuôi heo ở Việt Nam đang tập trung vào hai hướng chính, hướng thứ nhất là sử dụng các thiết bị yếm khí tốc độ thấp như bể lên men tạo khí Biogas kiểu Trung Quốc, Ấn độ, Việt Nam, hoặc dùng các túi PE. Phương hướng thứ nhất nhằm mục đích xây dựng kỹ thuật xử lý yếm khí nước thải chăn nuôi heo trong các hộ gia đình chăn nuôi heo với số đầu heo không nhiều. Hướng thứ hai là xây dựng quy trình công nghệ và thiết bị tương đối hoàn chỉnh, đồng bộ nhằm áp dụng trong các xí nghiệp chăn nuôi mang tính chất công nghiệp. Trong các nghiên cứu về quy trình công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi heo công nghiệp đã đưa ra một số kiến nghị sau: GVHD: Đoàn Thị Hoài Nam SVTH: Hồ Ngọc Hiếu – Lớp 06SH. Trang 6 Đồ án tốt nghiệp: “Thiết kế hệ thống xử lý nước thải khu chăn nuôi tâp trung” Công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi công nghiệp có thể tiến hành như sau: (1) xử lý cơ học: lắng 1; (2) xử lý sinh học: bắt đầu bằng sinh học kị khí UASB, tiếp theo là sinh học hiếu khí (Aerotank hoặc hồ sinh học); (3) khử trùng trước khi thải ra ngoài môi trường. Nhìn chung những nghiên cứu của chúng ta đã đi đúng hướng, tiếp cận được công nghệ thế giới đang quan tâm nhiều. Tuy nhiên số lượng nghiên cứu và chất lượng các nghiên cứu của chúng ta còn cần được nâng cao hơn, nhằm nhanh chóng được áp dụng trong thực tế sản xuất. 2.2. Giới thiệu về trại chăn nuôi Hòa Nhơn. Trại chăn nuôi Hòa Nhơn nằm trên địa bàn thôn Hòa Nhơn, xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng, là cơ sở chăn nuôi có qui mô trung bình. 2.2.1. Giới thiệu quy trình chăn nuôi heo của trại Hòa Nhơn. Trại Hòa Nhơn là trại chăn nuôi có quy mô trung bình với khoảng : 50-100 heo nái, 500-1000 con lợn thịt. Sau đây là quy trình chăn nuôi của trại: Để đảm bảo an toàn vệ sinh cung như tránh được các dịch bệnh, trong quá trình nuôi, vệ sinh chuồng trại thường xuyên, nước thải(nước tiểu,nước tắm, nước rửa chuồng, nước chảy từ xilô ủ thức ăn gia súc…), phân và thức ăn thừa được chuyển qua hệ thống xử lý chất thải của trại. GVHD: Đoàn Thị Hoài Nam SVTH: Hồ Ngọc Hiếu – Lớp 06SH. Trang 7 Đồ án tốt nghiệp: “Thiết kế hệ thống xử lý nước thải khu chăn nuôi tâp trung” Hình 2.1. Sơ đồ quy trình chăn nuôi heo. 2.2.2. Thành phần, tính chất nước thải. 2.2.2.1. Thành phần. Chất thải gia súc bao gồm: + Phân từ gia súc. + Chất độn chuồng. + Nước thải từ chuồng trại: nước tiểu, nước tắm gia súc, nước rửa vệ sinh chuồng trại. + Các nguyên liệu chăn nuôi dư thừa: thức ăn thừa, thứa ăn mất phẩm chất. + Xác súc vật chết. + Các sản phẩm nông nghiệp dư thừa như lá cây, cành cây, vỏ hột… + Nước chảy từ các xilo chứa thức ăn gia súc. GVHD: Đoàn Thị Hoài Nam SVTH: Hồ Ngọc Hiếu – Lớp 06SH. Trang 8 Hệ thống xử lý nước thải Nước tắm Nước vệ sinh chuồng Nước thải (bao gồm phân, thức ăn thừa, Chất độn chuồng ) Nước vệ sinh chuồng trại Đồ án tốt nghiệp: “Thiết kế hệ thống xử lý nước thải khu chăn nuôi tâp trung” 2.2.2.2. Tính chất. a. Phân. Là những chất liệu trong thức ăn mà cơ thể không sử dụng hoặc không thể tiêu hóa được và thải ra ngoài cơ thể. Loại phân thải ra mỗi ngày phụ thuộc vào giống, loài gia súc, độ tuổi, thành phần thức ăn và trọng lượng của gia súc. Bảng 2.1.Lượng phân thải ra hàng ngày của heo được phân loại như sau : Cân nặng của heo Lượng phân thải ra (kg/ngày) Dưới 10kg 0.5-1 Từ 15-45kg 1-3 Từ 45-100kg 3-5 Nguồn: Nguyễn Thị Hoa Lý – 1994 Thành phần của phân: Những chất không tiêu hóa được hoặc thoát khỏi sự tiêu hóa của VSV hay các men tiêu hóa( chất xơ, protien không tiêu hóa được), axit amin thoát khỏi sự hấp thụ( axit uric được thải qua nước tiểu), các khoáng chất cơ thể không sử dụng được K 2 O, P 2 O 5 , MgO, CaO… Các chất cặn bã của dịch tiêu hóa: trypsin, pepsin Các mô trốc ra từ men tiêu hóa và chất nhờn theo phân ra ngoài. Các VSV bị nhiễm trong thức ăn, ruột: virus, vi trùng, ấu trùng, trứng giun sán bị tống ra ngoài. Bảng 2.2.Thành phần hóa học của phân: GVHD: Đoàn Thị Hoài Nam SVTH: Hồ Ngọc Hiếu – Lớp 06SH. Trang 9 Đồ án tốt nghiệp: “Thiết kế hệ thống xử lý nước thải khu chăn nuôi tâp trung” Thành phần hóa học( % trọng lượng khô) Chất tan dễ tiêu Ni tơ Phospho C/N 7.02 0.83 0.47 20-25 Nguồn: Ngô Kế Sương-nguyễn Lân Dũng 1997 b. Nước tiểu. Thành phần của nước tiểu phụ thuộc vào dinh dưỡng và điều kiện khí hậu. Nước tiểu gia súc là loại phân bón giàu đạm và Kali, hàm lượng lân ít. Bảng 2.3.Lượng nước tiểu thải ra hàng ngày: Cân nặng Lượng nước tiểu (kg/ngày) Dưới 10kg 0.3-0.7 Từ 15-45kg 0.7-2 Từ 45-100kg 2-4 Nguồn: Nguyễn Thị Hoa Lý – 1994 Bảng 2.4.Thành phần hóa học của nước tiểu heo: Đặc tính Đơn vị Giá trị Vật chất khô g/kg 30.9-35.9 NH 4 -N g/kg 0.13-0.40 N t g/kg 4.90-6.63 Tro g/kg 8.5-16.3 Urea Mmol/l 123-196 Cacbonates g/kg 0.11-0.19 Ph 6.77-8.19 Nguồn: Nguyễn Thanh Cảnh và cộng tác viên 1997-1998 Nước phân chuồng là nước từ các đống phân chảy ra, phần lớn là nước tiểu gia súc hòa lẫn nhiều chất hòa tan của phân đặc và có chứa thêm một lượng nước rửa chuồng. GVHD: Đoàn Thị Hoài Nam SVTH: Hồ Ngọc Hiếu – Lớp 06SH. Trang 10 [...]... Thiết kế hệ thống xử lý nước thải khu chăn nuôi tâp trung BOD5 = 2817 mg/l SS = 615 mg/l 4.1 Xác định lưu lượng nước thải - Lưu lượng nước thải trung bình theo giờ: h Qtb = 4400 = 183,33 m3/giờ 24 - Lưu lượng nước thải trung bình theo giây: s Qtb = 183,33 = 0,051 m3/s = 51 l/s 3600 s Với Qtb = 51 l/s thì k = 1,8 [Bảng 3.2 – 3, tr 100] Với k: hệ số không điều hoà chung của nước thải - Lưu lượng nước. .. Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải khu chăn nuôi tâp trung Bể lắng 2 Clo Bể tiếp xúc Clo Hồ sinh học Đường nước Đường bùn Đường khí Đường cát Đường hóa chất Nguồn tiếp nhận 3.3 Thuyết minh dây chuyền công nghệ Nước thải từ mạng thu gom nước được đưa về hệ thống xử lí qua các rãnh cống được bố trí tại khu vực chăn nuôi Tại đây nước thải được xử lí lần lượt qua các công trình đơn vị... mô hình xử lý nước thải của một số trang trại - Quy trình : NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI PHÂN HẦM BIOGAS HỐ LẮNG CẶN LẮNG Ủ PHÂN PHÂN BÓN NƯỚC THẢI ĐÃ XỬ LÝ THẢI RA NGUỒN Quá trình xử lý phân và nước thải được tách riêng Nước thải chăn nuôi được xử lý bằng hệ thống biogas, phân được thu gom và xử lý riêng bằng quá trình làm phân bón Cặn lắng từ khâu xử lý nước thải được thu gom xử lý chung với phân và nước rỉ... nước thải lớn nhất theo ngày: ngày ngày Qmax = k × Qtb = 1,8 × 4400 = 7920 m3 /ngày - Lưu lượng nước thải lớn nhất theo giờ: h h Qmax = k × Qtb = 1,8 × 183,33 = 330 m3/giờ - Lưu lượng nước thải lớn nhất theo giây: s s Qmax = k × Qtb = 1,8 × 0,051 = 0,092 m3/s = 92 l/s 4.2 Tính toán các công trình đơn vị 4.2.1 Song chắn rác 1 2 hs h Do công suất nhỏ và lượng rác không lớn, nên ở công đoạn xử lý sơ bộ nước. .. CHUYỀN CÔNG NGHỆ 3.1 Cơ sở lựa chọn dây chuyền xử lí nước thải Để xác định được dây chuyền công nghệ xử lí cần phải phân tích được các chỉ tiêu gây ô nhiễm, công việc này có tính chất rất quan trọng vì nó quyết định dây chuyền công nghệ và hiệu suất của quá trình xử lí nước thải Việc lựa chọn sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lí nước thải dựa vào : - Tính chất, thành phần, chế độ thải của nước thải -... án tốt nghiệp: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải khu chăn nuôi tâp trung  Hiệu quả xử lý Đối với nước thải chăn nuôi, có thể áp dụng các phương pháp sau :  Phương pháp cơ học  Phương pháp hóa lý  Phương pháp sinh học Do trong nước thải chăn nuôi có chứa 70-80% chất hữu cơ nên ta chọn xử lý sinh học là phương pháp chính Công trình xử lý sinh học thường được đặt sau các công trình xử lý cơ học, hóa... đặt nghiêng so với hướng dòng chảy một góc 60° ÷ 75° để tăng hiệu quả và tiện lợi khi làm vệ sinh GVHD: Đoàn Thị Hoài Nam SVTH: Hồ Ngọc Hiếu – Lớp 06SH Trang 23 Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải khu chăn nuôi tâp trung 3.3.2 Ngăn tiếp nhận nước thải Nước thải của trại được bơm từ ngăn thu nước thải trong trạm bơm nước thải vào ngăn tiếp nhận nước thải trong trạm xử lí, theo đường... 2.4 Các phương pháp xử lí nước thải chăn nuôi heo Việc xử lý nước thải chăn nuôi heo nhằm giảm nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải đến một nồng độ cho phép có thể xả vào nguồn tiếp nhận Việc lựa chọn phương pháp làm sạch và lựa chọn quy trình xử lý nước phụ thuộc vào các yếu tố như:  Các yêu cầu về công nghệ và vệ sinh nước  Lưu lượng nước thải  Các điều kiện của trại chăn nuôi GVHD: Đoàn Thị... 26 Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải khu chăn nuôi tâp trung Hình 3.5 Bể UASB 3.3.6 Bể lắng ly tâm đợt 1 Bể lắng ly tâm đợt 1 dùng để loại bỏ bớt các tạp chất lơ lửng có trong nước thải trước khi xử lý sinh học Nước thải từ bể UASB được bơm vào bể lắng ly tâm đợt 1 Nước thải chảy vào ống trung tâm qua múi phân phối và vào bể Sau khi ra khỏi ống trung tâm, nước thải va vào tấm chắn... 21 Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải khu chăn nuôi tâp trung hàm lượng BOD, Nitơ tổng và photpho tổng trong nước thải cao Công việc loại bỏ Nitơ và photpho trong nước là rất khó, thường được xử lý bằng phương pháp sinh học 3.2 Lựa chọn qui trình công nghệ: Nước thải Song chắn rác Chôn lấp Bể tâp trung H2SO4 hoặc NaOH San lấp Bể lắng cát Bể điều hòa Bể UASB Nước sau tách bùn Bể nén . việc tiêu thụ sản phẩm của nhà máy được rộng rãi. Trại nằm ở khu vực có hệ thống giao thông khá hoàn chỉnh, do đó việc mua giống, vận chuyển nguyên nhiên liệu và các sản phẩm của cơ sở tới nơi tiêu. với số đầu heo không nhiều. Hướng thứ hai là xây dựng quy trình công nghệ và thiết bị tương đối hoàn chỉnh, đồng bộ nhằm áp dụng trong các xí nghiệp chăn nuôi mang tính chất công nghiệp. Trong các nghiên. Mặt khác muốn nước thải được xử lý tốt bằng phương pháp sinh học phải tiến hành trung hòa và điều chỉnh pH về 6.6 -7.6 Trung hòa bằng cách dùng các dung dịch axit hoặc muối axit, các dung dịch kiềm hoặc

Ngày đăng: 22/08/2015, 00:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Hoàng Huệ (1996), Xử lý nước thải, NXB Xây dựng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xử lý nước thải
Tác giả: Hoàng Huệ
Nhà XB: NXB Xây dựng
Năm: 1996
[2] Đoàn Thị Hoài Nam (2008), Công nghệ sinh học môi trường, Đại học Bách khoa Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghệ sinh học môi trường
Tác giả: Đoàn Thị Hoài Nam
Năm: 2008
[3] Lâm Minh Triết, Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Phước Dân (2004), Xử lý nước thải đô thị và công nghiệp, NXB Đại học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xử lý nước thảiđô thị và công nghiệp
Tác giả: Lâm Minh Triết, Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Phước Dân
Nhà XB: NXB Đại học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh
Năm: 2004
[4] Trần Thế Truyền (2006), Cơ sở thiết kế nhà máy, Đại học Bách khoa Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở thiết kế nhà máy
Tác giả: Trần Thế Truyền
Năm: 2006
[5] GS, TSKH Nguyễn Bin, PGS, TSĐõ Văn Đài, TS.Nguyễn Trọng Khuông, TS.Trần Xoa (2006), Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hóa chất và thực phẩm, Tập 1, NXB Đại học và kỹ thuật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hóa chất và thực phẩm
Tác giả: GS, TSKH Nguyễn Bin, PGS, TSĐõ Văn Đài, TS.Nguyễn Trọng Khuông, TS.Trần Xoa
Nhà XB: NXBĐại học và kỹ thuật Hà Nội
Năm: 2006
[6] GS, TSKH Nguyễn Bin, PGS, TSĐõ Văn Đài, TS.Nguyễn Trọng Khuông, TS.Trần Xoa (2006), Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hóa chất và thực phẩm, Tập 2, NXB Đại học và kỹ thuật Hà Nội.B. TÀI LIỆU INTERNET Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hóa chất và thực phẩm
Tác giả: GS, TSKH Nguyễn Bin, PGS, TSĐõ Văn Đài, TS.Nguyễn Trọng Khuông, TS.Trần Xoa
Nhà XB: NXBĐại học và kỹ thuật Hà Nội.B. TÀI LIỆU INTERNET
Năm: 2006

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w