1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thành tựu về khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật của Trung Quốc và Ấn Độ thời kì cổ trung đại

20 5,5K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 153 KB

Nội dung

NỀN VĂN MINH ẤN ĐỘ CỔ TRUNG ĐẠI Ấn Độ là một bán đảo hình tam giác, nằm ở phía Nam châu Á, nhưng hầu như ngăn cách với châu lục này bởi dải núi cao nhất thế giới, Himalaya nên còn được gọi là một « tiểu lục địa » Ấn Độ được chia thành 3 miền : miền núi Himalaya nằm ở phía Bắc như một bức tường thành che chắn cho Ấn Độ. Nơi đây còn là dãy núi linh thiêng, dãy núi định mệnh của người Ấn Độ. Vùng đồng bằng Ấn – Hằng, do hai con sông Ấn và sông Hằng bồi đắp phù sa tạo ra. Chính ở lưu vực hai con sông này đã hình thành nhà nước Ấn Độ. Vùng cao nguyên Đecan, nằm ở phía Nam Ấn Độ, chia Ấn Độ ra làm hai phần rõ rêt nhờ dãy núi Vindia. Phía nam dãy Vindia là vùng đồng bằng Đecan không được trù phú, màu mỡ ; phía Đông Đecan là núi Đông Gat, phía Tây Đecan là núi Tây Gat , là mảnh đất cổ xưa nhất của Ấn Độ. I. GIẢN LƯỢC VỀ LỊCH SỬ ẤN ĐỘ CỔ TRUNG ĐẠI: Ấn Độ có một nền văn minh lớn và lâu đời, nên nguồn tài liệu cũng như quá trình thành tựu nghiên cứu hết sức phong phú và đa dạng, không thể tóm gọn trong mấy trang sách một cách đầy đủ những thành tựu đó, mà chỉ có thể là mấy nét lớn. Trong phạm vi giới hạn cho phép, chúng tôi chỉ xin trình bày những thành tựu của Ấn Độ về mặt khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên, trước khi đi tìm hiểu thành tựu văn minh Ấn Độ, chúng ta nên tìm hiểu về lịch sử Ấn Độ cổ trung đại. Thời kì văn minh lưu vực sông Ấn (đầu TNK III đến giữa TNK II TCN) : Từ khoảng đầu TNK III TCN, nhà nước Ấn Độ đã ra đời. Thời kì Veda (giữa TNK II đến giữa TNK I TCN) : thời kì này, lịch sử Ấn Độ phản ánh các tập Veda nên gọi là thời Veda. Veda vốn là những tác phẩm văn học có 4 tập : Rich Veda, Xâm Veda, Atacva Veda và Yagiva Veda. Chủ nhân của thời kì Veda là người Arya (Người cao quý) mới di cư từ Trung Á và Ấn Độ. Địa bàn sinh sống của họ trong thời kì này chủ yesu là vùng lưu vực sông Hằng. Trong giai đoạn đầu của thời Veda, người Arya đang sống trong giai đoạn tan rã của chế độ nguyên thủy đến khoảng cuối TNK II TCN, họ mới tiến vào xã hội có nhà nước. Chính trong thời kì này, Ấn Độ đã xuất hiện hai vấn đề có ảnh hưởng rất quan trọng và lâu dài trong xã hội nước này : đó là chế độ đẳng cấp varna và đạo Balamon

NHÓM 3 Bộ giáo dục và đào tạo Ngày 08 tháng 09 năm 2010 Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội BỘ MÔN LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI BÀI TẬP NHÓM NHÓM 3 1. Hoàng Ngọc Cảnh 2. Nguyễn Quỳnh Chi 3. Nguyễn Thị Thái Hà 4. Nguyễn Đình Nghiệp 5. Lã Bích Ngọc 6. Trần Thị Mai 7. Lê Thị Thanh Thanh 8. Trần Thị Thơm 9. Nguyễn Thu Trang 10. Lê Anh Tú 1 NHÓM 3 ĐỀ BÀI: Thành tựu về khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật của Trung Quốc và Ấn Độ thời kì cổ - trung đại BÀI LÀM NỀN VĂN MINH ẤN ĐỘ CỔ TRUNG ĐẠI Ấn Độ là một bán đảo hình tam giác, nằm ở phía Nam châu Á, nhưng hầu như ngăn cách với châu lục này bởi dải núi cao nhất thế giới, Himalaya nên còn được gọi là một « tiểu lục địa » Ấn Độ được chia thành 3 miền : miền núi Himalaya nằm ở phía Bắc như một bức tường thành che chắn cho Ấn Độ. Nơi đây còn là dãy núi linh thiêng, dãy núi định mệnh của người Ấn Độ. Vùng đồng bằng Ấn – Hằng, do hai con sông Ấn và sông Hằng bồi đắp phù sa tạo ra. Chính ở lưu vực hai con sông này đã hình thành nhà nước Ấn Độ. Vùng cao nguyên Đecan, nằm ở phía Nam Ấn Độ, chia Ấn Độ ra làm hai phần rõ rêt nhờ dãy núi Vindia. Phía nam dãy Vindia là vùng đồng bằng Đecan không được trù phú, màu mỡ ; phía Đông Đecan là núi Đông Gat, phía Tây Đecan là núi Tây Gat , là mảnh đất cổ xưa nhất của Ấn Độ. I. GIẢN LƯỢC VỀ LỊCH SỬ ẤN ĐỘ CỔ TRUNG ĐẠI: Ấn Độ có một nền văn minh lớn và lâu đời, nên nguồn tài liệu cũng như quá trình thành tựu nghiên cứu hết sức phong phú và đa dạng, không thể tóm gọn trong mấy trang sách một cách đầy đủ những thành tựu đó, mà chỉ có thể là mấy nét lớn. Trong phạm vi giới hạn cho phép, chúng tôi chỉ xin trình bày những thành tựu của Ấn Độ về mặt khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên, trước khi đi tìm hiểu thành tựu văn minh Ấn Độ, chúng ta nên tìm hiểu về lịch sử Ấn Độ cổ trung đại. Thời kì văn minh lưu vực sông Ấn (đầu TNK III đến giữa TNK II TCN) : Từ khoảng đầu TNK III TCN, nhà nước Ấn Độ đã ra đời. Thời kì Veda (giữa TNK II đến giữa TNK I TCN) : thời kì này, lịch sử Ấn Độ phản ánh các tập Veda nên gọi là thời Veda. Veda vốn là những tác phẩm văn học có 4 tập : Rich Veda, Xâm Veda, Atacva Veda và Yagiva 2 NHÓM 3 Veda. Chủ nhân của thời kì Veda là người Arya (Người cao quý) mới di cư từ Trung Á và Ấn Độ. Địa bàn sinh sống của họ trong thời kì này chủ yesu là vùng lưu vực sông Hằng. Trong giai đoạn đầu của thời Veda, người Arya đang sống trong giai đoạn tan rã của chế độ nguyên thủy đến khoảng cuối TNK II TCN, họ mới tiến vào xã hội có nhà nước. Chính trong thời kì này, Ấn Độ đã xuất hiện hai vấn đề có ảnh hưởng rất quan trọng và lâu dài trong xã hội nước này : đó là chế độ đẳng cấp varna và đạo Balamon 1. Ấn Độ từ TK VI TCN đến TK XII : - Sự hình thành các quốc gia ở miền Bắc Ấn Độ và sự xâm lược của Alexandre Makedonia : Bắt đầu từ TK VI TCN, Ấn Độ mới có sử sách ghi chép về tình hình chính sự ở đất nước mình. Lúc bấy giờ, ở miền Bắc Ấn Độ có 16 nước, trong đó mạnh nhất là người Magada hạ lưu sông Hằng. Năm 327 TCN, sau khi tiêu diệt Ba Tư, quân đội Makedonia do Alexandre chỉ huy đã tấn công Ấn Độ, tiến đến tấn công Magada, nhưng cuộc chiến trường kì khiến quân đội Makedonia phải rút lui, để lại một lực lượng chiếm đóng ở hai cứ điểm đã chiếm được - Vương triều Morya (321 – 187 TCN) : ngay sau khi quan của Alexandre lui binh, nhân dân Ấn Độ đã dấy lên phong trào đấu tranh chống lại sự chiếm đóng của quan Makedonia. Thủ lĩnh phong trào này là Sandragupta, biệt hiệu là Morya (chim công). Quân Makedonia bị đuổi khỏi Ấn Độ, Morya làm chủ cả vùng Pungiap, tiến quân về phía Đông, giành được ngôi vui ở Magada, lập nên vương triều Morya – triều đại huy hoàng nhất trong lịch sử Ấn Độ cổ đại - Nước Cusan : trong khi Ấn Độ đang bị chia cắt nặng nề (TK I), tộc Cusan từ Trung Á tràn vào chiếm miền Tây Bắc Ấn Độ, lập thành một nước tương đối lớn. Vua Canixca của Cusan rất sùng đạo Phật, nên thời kì này, đạo Phật rất phát triển ở Ấn Độ. Sau khi Canixca chết, nước Cusan suy yếu đến TK V thì diệt vong - Vương triều Gupta và vương triều Hacsa : Trong TK III, Ấn Độ lại bị chia cắt trầm trọng. Năm 320, vương triều Gupta thành lập, đến năm 535, vương triều này diệt vong. Năm 606, vua Hacsa lại dựng lên một vương triều tương đối hùng mạnh ở miền Bắc Ấn Độ. Chính trong thời kì này, nhà sư 3 NHÓM 3 Huyền Trang ở Trung Quốc đã sang Ấn Độ tìm kinh phật. Năm 648, Hacsa chết, quốc gia này cũng tan rã. - Từ đó cho đến TK XII, Ấn Độ bị chia cắt càng trầm trọng hơn và nhiều lần bị ngoại tộc xâm lược, đặc biệt là sự xâm lược của vương triều Hồi Giáo ở Apganixtan từ đầu TK XI. 2. Ấn Độ từ TK XIII đến TK XIX : - Thời kì Xuntan Deli (1206 – 1526) : năm 1206, tổng đốc của Apganixtan đã tách miền Bắc Ấn Độ thành một nước riêng, tự lập mình thành vua (Xutan), đóng đô ở Deli, gọi là nước Xutan Deli (Vương triều Hồi giáo Deli) - Thời kì Mogon (1526 – 1857) : nước Mông Cổ do Thành Cát Tư Hãn thành lập năm 1206. Sau khi Thành Cát Tư Hãn chết (1227) đế quốc Mông Cổ chia thành nhiều nước, dòng dõi của người Mông Cổ ở Trung Á đều Tuốc hóa và theo đạo Hồi. Từ TK XIII, người Mông Cổ ở Trung Á nhiều lần tấn công Ấn Độ. Năm 1526, họ chiếm được Deli, thành lập vương triều Mogon, đến năm 1857, thì vương triều này bị diệt vong II. THÀNH TỰU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN CỦA ẤN ĐỘ CỔ - TRUNG ĐẠI : Ấn Độ là một trong những nền văn minh rực rỡ ở phương Đông nói riêng và là một trong những đỉnh cao của văn minh nhân loại nói chung.Nền văn minh Ấn Độ nảy nở từ rất sớm với những thành tựu hết sức quý giá, trong đó có những thành tựu về khoa học tự nhiên mà chủ yếu là các thành tựu trên các lĩnh vực: thiên văn-lịch pháp, toán học, vật lí, y dược học. 1. Về thiên văn và lịch pháp : Về thiên văn và lịch pháp, Ần Độ là quê hương của các tôn giáo và tôn giáo đã chi phối rất lớn đến tư tưởng, hành động của người dân Ấn Độ. Họ tin vào các vị thần linh, tin vào trời, họ thờ phụng các vì tinh tú nên đã quan sát bầu trời, quan sát các vì sao để cúng tế… Từ đó dần dần họ có các kiến thức về thiên văn. Như vậy “thiên văn là đứa con ngẫu nhiên của môn chiêm tinh” (Will Durant - Lịch sử văn minh Ấn Độ). Các nhà thiên văn Ấn Độ cổ đại đã biết quả đất và mặt trăng đều hình cầu, biết được quỹ đạo của mặt trăng và tính được các kỳ trăng tròn, trăng 4 NHÓM 3 khuyết. Họ tính được trực kính của mặt trăng, các ngày nhật thực, nguyệt thực,vị trí của các lưỡng cực. Họ biết được năm hành tinh: Thuỷ, Hoả, Mộc, Kim, Thổ. Họ còn biết được một số chòm sao và sự vận hành của một số vì sao chính. Về sau, Aryabhata (thế kỷ V) có giảng về nhật thực, nguyệt thực, hạ chí, đông chí, xuân phân, thu phân. Ông còn biết được Trái Đất tự quay quanh trục: “Thiên cầu đứng yên vì quả đất quay chung quanh trục của nó nên ta thấy các tinh tú mọc mỗi ngày mỗi đêm”. Điều đó cho thấy người Ấn Độ khá hiểu biết về thiên văn và ngày càng phát triển. Tác phẩm thiên văn cổ nhất của Ấn Độ được biết đến ngày nay là quyển Siddhantas ( khoảng 425 TCN). Trên cơ sở hiểu biết về thiên văn, người Ấn Độ cũng đã sớm đặt ra lịch. Họ chia một năm thành mười hai tháng, mỗi tháng ba mươi ngày, mỗi ngày ba mươi giờ. Cứ năm năm thì có một tháng nhuận. Lịch có vai trò rất quan trọng trong đời sống của người dân Ấn Độ, nhất là trong sản xuất nông nghiệp. 2. Về toán học : Về toán học, Ấn Độ cũng có nhiều phát minh về toán học tương đối toàn diện. Về số học: thành tựu nổi bật của họ là phát minh ra hệ thống các con số gồm mười chữ số (các con síp-chiffre). Trong đó phát minh vĩ đại nhất là số 0. Nhờ nó mà người ta biểu thị được tất cả các số lượng. Tuy nhiên, nhười ta thường lầm lẫn và quen gọi các con số này là số Ả rập vì người ta tìm thấy chúng đầu tiên ở các tài liệu của người Ả rập. Nhưng thực tế, các con số đó đã được khắc trên phiến đá của Asoka sớm hơn nhiều (256 TCN) và người ta đã thừa nhận phát minh ra số 0 là thành tựu của người Ấn Độ. Đánh giá về thành tự vĩ đại này, nhà bác họ Pháp Laplace (1749-1827) viết: « Chính nhờ Ấn Độ mà chúng ta biết được phương pháp tài tình chỉ dùng mười chữ số mà viết đủ các số, mỗi chữ số vừa có một giá trị tuyệt đối vừa có một giá trị số tuỳ theo vị trí của nó. Ý đó tế nhị mà quan trọng, ngày nay chúng ta cho là đơn giản quá nên không thấy được công lao của người Ấn Độ. Mà chính nhờ nó đơn giản mà làm toán hoá ra hết sức dễ dàng và hệ thống số học đáng được kể là sang kiến ích lợi nhất. Nếu có nghĩ rằng hai vị thiên tài bậc nhất thời cổ đại là Achimede và Apollonius mà cũng không tìm ra được hệ thống đó thì mới nhận định nổi sang kiến của người Ấn Độ tài tình đến như thế nào ». 5 NHÓM 3 Về đại số: người Ấn Độ đã có ý niệm về số âm, đặt ra các quy tắc về hoán vị, tổ hợp, tính được căn bậc hai của số 2, họ còn sáng tạo nên các bài toán đố đại số rất hay… Về hình học, người Ấn Độ tính được số pi (π = 3,1416), tính được diện tích hình vuông, hình chữ nhật, tam giác, đa giác; biết được mối quan hệ các cạnh của tam giác vuông… 3. Về vật lý : Về Vật lí, bên cạnh các thành tựu về thiên văn và toán học, người Ấn Độ còn đạt được một số thành tựu rất quý giá trên lĩnh vực vật lí học. Các nhà khoa học kiêm triết học Ấn Độ đã sớm nêu ra thuyết nguyên tử. Kanada, ngưới sáng lập triết lí vaisheshika cho rằng vạn vật do các nguyên tử tạo nên, mỗi hành (như ngũ hành của Trung Hoa: nước, lửa, đất…) có một thứ nguyên tử khác nhau, tạo nên sự khác nhau của vật chất. Còn các nhà triết học đạo Jain cho rằng nguyên tử nào cũng như nhau, chỉ có cách tổ hợp là khác nhau nên tác động khác nhau. Người Ấn Độ cũng sớm có hiểu biết về quang, nhiệt học: Kanada cho rằng ánh sáng và nhiệt là một biến thể của một bản thể. Udayana thì cho rằng mọi sức nóng đều do Mặt trời phát ra. Vachaspati lại cho rằng ánh sáng gồm những phần tử li ti từ các vật phát ra và đập vào mắt ta. Đây là một sự hiểu biết rất tiến bộ, giống với ngày nay. Người Ấn Độ còn sớm có ý niệm về sóng cơ học (các dao động cơ học của sợi dây đàn): Trong các sách âm nhạc cổ của người Ấn Độ có ghi họ có đo các sợi dây đàn từ chỗ cột đến chỗ có phím đàn và đã nhận thấy dây càng ngắn thì số rung càng nhiều và nốt nhạc càng cao. Ngoài ra người Ấn Độ còn biết xác định phương hướng bằng la bàn. Họ còn biết được thuyết trọng lực: trong sách Siddhantas có ghi: « Quả đất, do trọng lực của nó, hút tất cả mọi vật về nó ». 4. Về Y dược học : Về y dược học, Người Ấn Độ cũng đã sớm hiểu biết và có nhiều phát minh về y dược học. Từ thế kỉ VI TCN, các y sĩ Ấn Độ đã mô tả các dây gân, cách chắp xương sọ, thần kinh tùng, cân mạc, chi võng, màng hoạt dịch… Họ hiểu kỹ bộ tiêu hoá, các dịch vị, hiểu thức ăn biến hoá ở bao tử, rồi biến thành dưỡng trấp ra sao, rồi dưỡng trấp hấp thụ vào máu như thế nào. Họ có nhiều cách xem bệnh và chữa bệnh rất phong phú. Đặc biệt đã biết xem bệnh bằng nước tiểu. Họ có nhiều cách trị bệnh khác nhau: có cách trị 6 NHÓM 3 bệnh rất lạ lùng như nhịn ăn bảy ngày, có khi chưa đến ngày thứ bảy thì bệnh đã hết. Nếu sau bảy ngày mà chưa hết thì họ mới cho bệnh nhân dùng thuốc, nhưng rất ít. Họ trông cậy vào cách nhịn ăn, tắm rửa, tẩy, xông, chích máu bằng đỉa hoặc bấu giác hơn là trông vào thuốc. Người Ấn Độ cũng đã biết về vi trùng gây bệnh, chữa bệnh bằng thôi miên. Người Ấn Độ rất giỏi về giải độc rắn cắn. Cuốn sách thuốc cổ nhất của Ấn Độ ngày nay còn giữ được là kinh Atharna- Veda, có nhiều đoạn kể về các bệnh và triệu chứng của mỗi bệnh. Các nhà y học nổi tiếng của Ấn Độ thời đó là Sushruta và Charaka. Sushruta sống vào khoảng thế kỷ V TCN, ông dạy y khoa ở Benares. Ông có viết sách về chẩn bệnh và trị liệu bằng tiếng Phạn. Trong sách ông mô tả kỹ về các môn giải phẫu, sản khoa, kiêng cử, tắm gội, dược phẩm, cách nuôi trẻ và vệ sinh cho trẻ. Ông miêu tả nhiều về phép giải phẫu như cắt mày mắt, trị sán khí, mổ bàng quang lấy sạn, mổ bụng lấy thai… Ông còn kể ra 121 đồ dùng giải phẫu. Mặc dù gặp sự cản trở của những người theo đạo Balamon nhưng ông vẫn kiên quyết theo con đường giải phẫu vì ông cho rằng đó là con đường để y học phát triển. Sushruta đã chỉ rõ cách giải phẫu ra sao và khuyên xông khói để trừ độc-cách đầu tiên mà nhân loại dùng để phòng hủ trong môn giải phẫu. Ông còn nêu ra 1120 loại bệnh và chỉ ra cách chẩn bệnh là: vọng, văn, vãn, thiết. Như vậy,”Người Ấn Độ thời xưa đã biết hầu hết các thuật đại giải phẫu ngày nay, trừ thuật nối lại động mạch. Họ cắt tay, chân, mổ bụng, nắn lại các chỗ gãy xương, cắt trĩ”. Song song với thuật giải phẫu, người Ấn Độ còn chế tạo được thuốc tê. Còn Charaka đã soạn ra sách Samhita (tự điển y khoa), hiện nay vẫn còn giá trị. Trong sách đó, ông định rõ thiên chức của người y sĩ: “Trị bệnh thì đừng nghĩ tới mình, đừng vì lợi mà chỉ nên nghĩ đến nhiệm vụ cứu nhân độ thế thôi”. Điều đó cho thấy người Ấn Độ đã có ý thức trách nhiệm về nghề thầy thuốc, sớm quan tâm đến y đức. Quyển sách này đã được dịch ra tiếng Ả rập và nhiều thứ tiếng khác. Trên đây là một số thành tựu tiêu biểu trên một số lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên của văn minh Ấn Độ. Ngoài ra, họ còn đạt được nhiều thành tựu về hoá học, sinh học… Về hoá học, người Ấn Độ nổi tiếng về nấu sắt, kỹ nghệ: nhuộm, thuộc da, chế tạo xà phòng, thuỷ tinh, xi măng… Về sinh học, họ sớm hiểu biết về tinh trùng.Atreya (khoảng 500 TCN) cho rằng tinh trùng của người cha thoát khỏi cơ thể người cha, độc lập và tuy nhỏ tí 7 NHÓM 3 mà chứa đủ cơ thể của người cha rồi. Người Ấn Độ cũng khuyên hạn chế sinh dục bằng những phương pháp hợp lí. Họ cũng nêu được sự phát triển của thai nhi một cách chính xác, thậm chí có khi đoán được trai hay gái… Tóm lại, nền văn minh Ấn Độ đã đạt được những thành tựu khoa học tự nhiên hết sức rực rỡ, đa dạng trên các lĩnh vực.Các thành tựu trên nhiều mặt của khoa học tự nhiên đã góp phần làm nên nền văn minh Ấn Độ, đưa văn minh Ấn Độ lên đỉnh cao của văn minh nhân loại. NỀN VĂN MINH TRUNG QUỐC CỔ TRUNG ĐẠI Trung Quốc ở về phía Đông Châu Á, bên ven bờ Tây Thái Bình Dương; phía Đông giáp Triều Tiên; phía Bắc và Đông Bắc giáp Mông Cổ, Nga; phía Tây Bắc giáp Cazactan, Kecghidia, Tatgikitxtan; phía Tây và Tây Nam giáp Apghanixtan, Pakixtan, Ấn Độm Nepan, Sikkim, Butan; phía Nam giáp Mianma, Lào, Việt Nam; phía Đông và Đông Nam Trung Quốc là biển. Trung Quốc là một trong bốn trung tâm văn minh lớn của phương Đông cổ đại. Cũng như ba trung tâm khác (Ai Cập, Ấn Độ, Hy Lạp – La Mã), ở đây có hai dòng song lớn chảy qua là song Hoàng Hà ở phía Bắc và song Dương Tử ở phía Nam. - Hoàng Hà bắt nguồn từ vùng núi cao tỉnh Thanh Hải (miền Tây Bắc Trung Quốc), dài 5.400km, chảy qua 9 tỉnh, tạo thành một lưu vực rộng đến 752.000km2; bao gồm nhiều vùng ruộng đất phì nhiêu, đồng cỏ bao la Hoàng Hà từ xưa thương gây ra lũ lụt, nhưng do đó đã bồi đắp cho đất đai thêm màu mỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp khi công cụ sản xuất còn tương đối thô sơ. Chính vì vậy, nơi đây đã trở thành cái nôi của nên văn minh Trung Quốc. - Dương Tử (Trường Giang) dài 6.300km, cũng bắt nguồn từ vùng núi thuộc tỉnh Thanh Hải, từ đó chảy qua 10 tỉnh, thành, khu vực rồi đổ vào biển Đông. Lưu vực S. Dương Tử chiếm 1/5 diện tích toàn quốc, cũng là cái nôi của nên văn mình Trung Hoa Lịch sử cổ đại Trung Quốc kéo dài gần 2000 năm: từ khoẳng TK XXI TCN đến năm 221 TCN. Trong quá trình đó, địa bàn của Trung Quốc từ lưu vực Hoàng Hà đã dần dần được mở rộng. 8 NHÓM 3 Là một quốc gia rộng lớn nên khí hậu các nơi của Trung Quốc cổ đại không giống nhau: miền Tây đất cao, nhiều núi, khí hậu khô hanh; miền đông thấp hơn, lại gần biển nên khí hậu tương đối ôn hòa. I. GIẢN LƯỢC LỊCH SỬ TRUNG QUỐC QUA CÁC TRIỀU ĐẠI 1. Nhà Hạ (TK XXI – XVI TCN) 2. Nhà Thương (TK XVI – XI TCN) 3. Nhà Chu (TK XI – năm 221 TCN) Theo sử sách cũ, mỗi triều đại trong Tam Đại đều được sáng lập bởi một nhân vật kỳ tài hoặc đấng minh quân hiền đức, nhưng rốt cục cả ba triều đại đều tan rã bởi những hôn quân ám chúa, hoang dâm tàn bạo, đam mê tửu sắc. Ngoài ra, sự suy vi và đi tới diệt vong của cả ba triều đại đều gắn với vai trò thúc đẩy của những nhân vật phụ nữ: Nhà Hạ thì có bạo chúa Kiệt và nàng Muội Hỷ; nhà Thương thì có Trụ Vương và nàng Đát Kỷ; nhà Chu thì có Lệ Vương (vua tàn bạo), U Vương (vua tăm tối) và nàng Bao Tự, Sự thật đó chẳng qua là cái nhìn lệch lạc của các nhà sử gia phong kiến về thân phận của những phụ nữ tài sắc hơn người nhưng bất hạnh Các nhà sử học hiện đại cho rằng chưa có đủ chứng tích cụ thể để nghiên cứu tỉ mỉ, kĩ lưỡng nhà Hạ - triều đại mở đầu Tam Đại. Tuy nhiên, theo những di tích khảo cổ và sách sử cũ thì có thể tin rằng “triều đại” nửa hư nửa thực này là cả một giai đoạn mở đầu cho sự xuất hiện chế độ chiếm hữu nô lệ ở Trung Hoa thời cổ đại 4. Xuân Thu – Chiến Quốc (Tây Chu – Xuân Thu – Chiến Quốc: năm 770 – 475 TCN) Đầu TK VII TCN, bốn nước Tề, Sở, Tấn, Tần thôn tính dần một số nước nhỏ xung quanh, trở thành những nước mạnh đương thời, chiếm cứ Bắc, Đông, lưu vực sông lớn, và phía Tây Trung Quốc. Cho cuối thời Xuân Thu, nhiều nước nhỏ bị tiêu diệt, chỉ còn lại bảy nước là Tề, Sở, Yên, Hàn, Triệu, Ngụy, Tần (Chiến Quốc thất hùng) 5. Thời kì phong kiến ở Trung Quốc: Khoảng năm 221 TCN, nước Tần tiêu diệt 6 nước còn lại, lập ra Nhà Tần, chấm dứt thời kỳ Chiến Quốc, mở ra cục diện thống nhất cho cả vùng Trung Nguyên, mở đầu thời kì Phong kiến kéo dài hơn 2000 năm ở Trung Quốc. Tuy nhiên, nhà Tần sụp đổ quá nhanh, nền thống trị chỉ duy trì vẻn vẹn có 15 năm. Nhà Tần diệt vong, sau một thời kỳ hỗn chiến giữa 9 NHÓM 3 các phe phái, Trung Quốc lại được tái thống nhất dướ triều Hán (năm 206 – 220 TCN) Tiếp đó là một loạt các triều đại lần lượt thay thế nhau sau những cuộc phân tranh giữa các thế lực cát cứ hoặc sự xâm nhập của ngoại tộc: 6. Ngụy: 220 – 265 7. Tấn: 265 – 420 8. Nam – Bắc triều: 420 – 581 9. Tùy: 581 – 618 10.Đường: 618 – 907 11.Ngũ Đại: 907 – 960 12.Tống: 960 – 1279 13.Nguyên: 1271 – 1368 14.Minh: 1368 – 1644 15.Thanh: 1644 – 1911 II. NHỮNG THÀNH TỰU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN CỦA TRUNG QUỐC CỔ - TRUNG ĐẠI: Trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, người Trung Hoa cũng có những phát minh vô cùng quan trọng. 1. Về toán học: Về toán học: Theo truyền thuyết, từ thời Hoàng Đế, người Trung Quốc đã biết phép đếm lấy 10 làm cơ sở. Đến thời Tây Hán, ở Trung Quốc đã xuất hiện một tác phẩm toán học nhan đề là “Chu bề toán kinh”. Sách này nói về lịch pháp, thiên văn, hình học (tam giác, tứ giác, ngũ giác), số học (phân số, sô thường)… Đặc biệt, đâylà t ác phẩm toán học của Trung Quốc sớm nhất nói về quan hệ giữa ba cạnh của tam giác vuông giống như định lí Pitago Thời Đông Han xuất hiện một tác phẩm quan trọng trong lịch sử toán học của Trung Quốc – tác phẩm: “Cửu chương toán thuật”. Tác phẩm này chia thành 9 chương, trong đó, chứa đựng các nội dung như 4 phép tính, phương pháp khai căn bậc hai và bậc ba, phương trình bậc một, số âm, sô dương, cách tính diện tích các hình, thể tích các hình khối, diện tích xung quanh và thể tích hình cầu, quan hệ giữa ba cạnh của tam giác vuông. Đến thời Ngụy, Tấn, Nam – Bắc triều, Lưu huy và Tổ Xung Chi là hai nhà toán học nổi tiếng nhất. Lưu Huy đã chú giải sách “Cửu chương toán 10 [...]... dụng và vẽ hình các cây thuốc đó Vì vậy, tác phẩm này không chỉ là một tác phẩm dược học có giá trị mà còn là một tác phẩm thực học quan trọng Ngoài ra, các mặt khác như địa lí, nông học cũng có những thành tựu rất to lớn III THÀNH TỰU VỀ KHOA HỌC KỸ THUẬT CỦA TRUNG QUỐC CỔ - TRUNG ĐẠI: Ở lĩnh vực khoa học kĩ thuật, người Trung Quốc đã có những phát minh to lớn ảnh hưởng đến cả nhân loại 1 Kỹ thuật. .. rằng, thành tựu rực rỡ nhất về thiên văn học cổ Trung Hoa biểu hiện ra ở việc định chế lịch pháp; đó là thành công của việc kết hợp lý luận thiên văn học với thực tiễn sản xuất ở thời cổ đại 3 Về y dược học: Về y dược học: Nền y dược Trung Quốc có lịch sử phát triển lâu đời và vẫn giữ vai trò quan trọng trong cuộc sống hiện nay không những ở Trung Quốc mà còn cả trên Thế Giới Từ thời Chiến Quốc, ở Trung. .. tiên tìm ra định luật thứ nhất về sự chuyển động Định luật ấy đã được tìm ra tại Trung Hoa” (Robert K.G Temple: Thiên tại khoa học Trung Quốc – trích từ tạp chí thông tin UNESCO – số tháng 10 – năm 1988) Điều này đủ để thấy rằng, khoa học tự nhiên và khoa học kĩ thuật của Trung Quốc cổ trung đại đã đạt đến sự phát triển bậc nhất thế giới KẾT LUẬN : Có rất nhiều những vấn đề mà nhóm chúng tôi chưa đề... XIII, phát minh này của Trung Quốc được truyền qua các nước Ả Rập, tiếp đó chuyển sang châu Âu vào khoảng TK XIV, được cải tiến nhiều lần và áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực chế tạo đạn dược Trung Quốc đã là một quốc gia có nền khoa học kĩ thuật phát triển Trung Quốc là quê hương của bốn phát minh lớn: kim chỉ nam, thuốc sung, giấy và kĩ thuật in ấn loát “Có lẽ tới hơn... sang một số nước châu Âu khác 2 Kỹ thuật ấn loát: Thứ hai, kĩ thuật ấn loát: Theo sử sách còn ghi chép, kỹ thuật ấn loát đã xuất hiện ở Trung Quốc vào thời Tùy (581 – 618), cách ngày nay khoảng 1300 năm, và in bằng ván khắc Cách in bằng ván khắc có lẽ đã bắt đầu từ việc in dập văn bia (làm thác bản) và việc sử dụng phổ biến con dấu (ấn chương) thay cho chữ kí Vì vậy, Trung Quốc là nước đầu tiên trên thế... trọng, có giá trị kinh tế, kỹ thuật rất lớn trong lĩnh vực sản xuất giấy Tuy nhiên vấn chưa xác định được loại giấy này được sản xuất lần đầu vào thời điểm nào Kỹ thuật làm giấy của Trung Quốc trước hết được truyền sang các nước trong khu vực (Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản), tiếp đó truyền sang các nước trong Ả Rập (khoảng giữa TK VIII) TK XII, kỹ thuật làm giấy của Trung Quốc được truyền sang Tây... nhiên ở thời xa xưa Lịch sử thiên văn học cổ đại của Trung Hoa có thể được coi là một bộ lịch sử lịch pháp Hàng mấy nghìn năm trước đây, ngay từ thời nhà Ân, nghề trồng trọt và chăn nuôi của Trung Hoa đã khá phát đạt Nắm vững đặc điểm và quy luật chuyển biến của thời tiết có tác dụng quyết định đối với việc trồng trọt và thu hoạch cũng như đối với việc chăn nuôi Chính vì thế mà trong văn giáp cốt và. .. Cương) tìm thấy ở Đôn Hoàng có niên đại vào khoảng TK XIV, hay bộ sách “Tây Hạ văn phật kinh” (Khắc in bằng bộ chữ rời của người Tây Hạ) có niên đại vào đầu TK XIV Ngay từ thời đường, kỹ thuật ấn loát của Trung Quốc đã truyền sang Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam và theo con đường tơ lụa truyền sang Iran, Ai Cập và các nước Ả Rập, rồi tiếp tục truyền sang Châu Âu Vào năn 1456 một thợ in người Đức là... chúng tôi chưa đề cập hết, trong giới hạn cho phép, chúng tôi chỉ xin trình bày ngắn gọn những nét chính trong lịch sử Trung Quốc - Ấn Độ cổ trung đại và những 19 NHÓM 3 thành tựu chính mà thôi Bài luận của nhóm còn rất nhiều thiếu sót, mong thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến Xin chân thành cảm ơn ! 20 ... bị quan thái y của vua Tần ghen ghét nên bị ra lệnh giết chết Về sau, ông được tôn sung là ông tổ của ngành mạch học ở Trung Quốc Từ Hán về sau ở Trung Quốc càng có nhiều thầy thuốc giỏi, trong đó nổi tiếng nhất là Hoa Đà (? – 208) Ông là một thầy thuốc đa năng, giỏi về các khoa nội, ngoại, phụ, nhi và châm cứu Song, sở trường của ông là khoa ngoại Hoa Đà đã phát minh ra phương pháp dung rượu gây mê . Tatgikitxtan; phía Tây và Tây Nam giáp Apghanixtan, Pakixtan, Ấn Độm Nepan, Sikkim, Butan; phía Nam giáp Mianma, Lào, Việt Nam; phía Đông và Đông Nam Trung Quốc là biển. Trung Quốc là một trong bốn trung. cổ đại - Nước Cusan : trong khi Ấn Độ đang bị chia cắt nặng nề (TK I), tộc Cusan từ Trung Á tràn vào chiếm miền Tây Bắc Ấn Độ, lập thành một nước tương đối lớn. Vua Canixca của Cusan rất sùng. Mai 7. Lê Thị Thanh Thanh 8. Trần Thị Thơm 9. Nguyễn Thu Trang 10. Lê Anh Tú 1 NHÓM 3 ĐỀ BÀI: Thành tựu về khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật của Trung Quốc và Ấn Độ thời kì cổ - trung đại BÀI

Ngày đăng: 20/08/2015, 10:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w