QUẢN lý THANH KHOẢN TRONG các NGÂN HÀNG THƯƠNG mại - NEU
QUẢN LÝ THANH KHOẢN TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Mc lc A. CÁC VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ THANH KHOẢN I. NHNG KHI NIM CƠ BN 1. CC KHI NIM CƠ BN VỀ THANH KHON 1.1Tính thanh khoản của tài sản – nguồn vốn – ngân hàng 1.1.1 Tính thanh khoản của tài sản: là khả năng chuyển tài sản thành tiền, được đo bằng thời gian và chi phí. - Tính thanh khoản của một tài sản phụ thuộc vào nhiều nhân tố, và có thể thay đổi theo thời gian giữa các vùng, các nước. - Ngân hàng nắm giữ danh mục tài sản với tính thanh khoản khác nhau. Kết cấu tài sản với tính chất thanh khoản khác nhau tạo nên tính thanh khoản của nhóm tài sản hoặc tổng tài sản. Tính thanh khoản của danh mục tài sản được đo bằng tỷ lệ của các tài sản có tính thanh khoản cao trên tổng tài sản (hoặc trên tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng). Tỷ lệ này càng cao, tính thanh khoản của tổng tài sản càng lớn. 1.1.2 Tính thanh khoản của nguồn vốn: - Ngân hàng huy động vốn để tạo lập nên các tài sản, trong đó có các tài sản có tính thanh khoản cao. Như vậy, khả năng huy động tạo khả năng thanh toán của ngân hàng, phản ánh tính thanh khoản của nguồn vốn.Tính thanh khoản của nguồn vốn được đo bằng thời gian và chi phí để mở rộng nguồn khi cần thiết. Thời gian và chi phí càng thấp, tính thanh khoản của nguồn càng cao. - Tính thanh khoản của nguồn phụ thuộc vào nhiều nhân tố như sự phát triển của thị trường tài chính, sự gia tăng thu nhập của dân cư và tính nhạy cảm của thu nhập đối với lãi suất, vị trí và mạng lưới ngân hàng 1.1.3 Tính thanh khoản của ngân hàng : - Tính thanh khoản của ngân hàng là khả năng của ngân hàng trong việc đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng, được tạo lập bởi tính thanh khoản của tài sản và tính thanh khoản của nguồn. - Một ngân hàng có tính thanh khoản cao khi có nhiều tài sản thanh khoản hoặc có khả năng mở rộng nguồn nhanh với chi phí thấp, hoặc cả hai, phù hợp với nhu cầu thanh khoản. 1 1.2 Cung – cầu thanh khoản 1.2.1 Cung thanh khoản: chính là khả năng cung ứng tiền của một ngân hàng thương mại nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hànơg, bao gồm việc giữ tài sản thanh khoản và khả năng huy động mới. Các nguồn cung thanh khoản: - Tiền mặt và tiền gửi của ngân hàng. -Thu từ việc chuyển đổi các tài sản phi tiền gửi thanh khoản thành tiền. - Thu nợ đến hạn của khách hàng. - Thu nhập từ các hoạt động khác. -Thu lãi từ tiền gửi và tiền vay. - Tiền gửi mới của khách hàng. 1.2.1 Cầu thanh khoản: là nhu cầu thanh toán của khách hàng của ngân hàng mà ngân hàng có nghĩa vụ đáp ứng. Các nguồn cầu thanh khoản: - Khách hàng rút tiền từ tài khoản. - Nhu cầu tín dụng của khách hàng tiềm năng. - Tiền vay đến hạn trả. - Chi phí bằng tiền và thuế xuất hiện trong quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ. - Thanh toán cổ tức bằng tiền mặt. 1.3Mua – bán thanh khoản : - Việc ngân hàng bán các tài sản để đáp ứng nhu cầu thanh khoản gọi là bán thanh khoản; việc mở rộng nguồn để đáp ứng nhu cầu thanh khoản gọi là mua thanh khoản trên thị trường. - Cả bán và mua thanh khoản đều gắn liền với chi phí: đó là tổn thất mà ngân hàng phải chấp nhận khi bán tài sản với giá thấp hơn dự tính, và lãi suất cao hơn mà ngân hàng phải trả để có nguồn mới. Chi phí này là cái giá mà ngân hàng phải trả để có được thanh khoản. 1.4 Trạng thái thanh khoản ròng (Net liquidity position – NPL) NPL = Cung thanh khoản – cầu thanh khoản. Có ba khả năng có thể xảy ra sau đây: 2 - Thặng dư thanh khoản: Khi cung thanh khoản vượt quá cầu thanh khoản (NPL>0), ngân hàng đang ở trạng thái thặng dư thanh khoản. Nhà quản trị ngân hàng phải cân nhắc đầu tư số vốn thặng dư này vào đâu để mang lại hiệu quả cho tới khi chúng cần được sử dụng đáp ứng nhu cầu thanh khoản trong tương lai. - Thâm hụt thanh khoản: Khi cầu thanh khoản lớn hơn cung thanh khoản (NPL<0), ngân hàng phải đối mặt với tình trạng thâm hụt thanh khoản. Nhà quản trị phải xem xét, quyết định nguồn tài trợ thanh khoản lấy từ đâu, bao giờ thì có và chi phí bao nhiêu. - Cân bằng thanh khoản: Khi cung thanh khoản cân bằng với cầu thanh khoản (NPL=0), tình trạng này được gọi là cân bằng thanh khoản. Tuy nhiên, đây là tình trạng rất khó xảy ra trên thực tế. 2. CC KHI NIM MỞ RỘNG VỀ THỊ TRƯỜNG 2.1Thị trường tiền tệ liên ngân hàng 2.1.1 Tại sao cần biết về thị trường tiền tệ liên ngân hàng: Thị trường tiền tệ (TTTT) liên ngân hàng đóng một vai trò quan trọng đối với các ngân hàng thương mại. Các ngân hàng vay vốn trên thị trường này nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu thanh khoản tức thời của mình. Những biển đổi nhỏ nhặt nhất của lãi suất trên thị trường liên ngân hàng (như lãi suất qua đêm …) biểu thị những vấn đề đáng quan tâm đến thanh khoản của toàn hệ thống ngân hàng thương mại. 2.1.2 Các vấn đề cơ bản cần quan tâm: TTTT liên ngân hàng hình thành trên cơ sở các ngân hàng có sự mất cân đối về kỳ hạn trong hoạt động kinh doanh, nghĩa là các ngân hàng cùng nhau tạo lập nên một thị trường mà qua đó có thể cho nhau vay vốn nhằm giải quyết vấn đề mất cân đối kỳ hạn của từng ngân hàng. TTTT liên ngân hàng là một phần của thị trường tiền tệ trong thị trường tài chính. Được hình thành qua quan hệ cung - cầu của các ngân hàng. Lãi suất cho vay trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng cũng được quyết định bởi quan hệ cung - cầu. Đây là thị trường vốn ngắn hạn giữa các ngân hàng với nhau do ngân hàng trung ương tổ chức để giải quyết nhu cầu vốn giữa các ngân hàng thương mại để bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng. * * * Ngày 7/10/1992, thị trường liên ngân hàng ở Việt Nam đã ra đời theo chỉ thị số 07/CT-NH1 của Thống Đốc NHNN, cho phép các tổ chức tín dụng được thực hiện việc cho vay và đi vay lẫn nhau. Thành viên tham gia thị trường liên ngân hàng: Các ngân hàng thương mại. Các ngân hàng thương mại cổ phần. 3 Tổ chức tín dụng khác. Ngân hàng nhà nước. Môi trường pháp lý cho hoạt động của thị trường liên ngân hàng ngày càng được hoàn thiện. * Chỉ thị số 07/CT-NH1 của Thống Đốc NHNN cho phép các tổ chức tín dụng được thực hiện cho vay và đi vay lẫn nhau. * Quyết định số 114/QD-MD14 ngày 21/6/1993 ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của thị trường liên ngân hàng. * Quyết định số 190/ QĐ- NH14 ngày 6/10/1993 bổ sung sửa quy chế và hoạt động về thị trường liên Ngân hàng. * Quyết định số 189/QD-NH14 ngày 6/10/1993 ban hành bảo lãnh vay vốn trên thị trường liên ngân hàng. * Quyết định số 1310/2001/QD-NHNN ban hành vay vốn của các tổ chức tín dụng. * * * a. Phân loại thị trường tiền tệ liên Ngân hàng. a.1 Thị trường nội tệ liên ngân hàng. Thành lập và đi vào hoạt động từ năm 1993 dưới hình thức thị trường tập trung. Thành viên: các tổ chức tín dụng giao dịch vốn và vay mượn lẫn nhau thông qua NHNN. NHNN vừa là người tổ chức, giám sát và thành viên tham gia thị trường với vai trò người cho vay cuối cùng trên thị trường liên ngân hàng dưới các hình thức: + cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán. + cho vay bổ sung vốn ngắn hạn. + bảo lãnh cho tổ chức tín dụng thành viên vay vốn của thành viên khác trên thị trường. Từ 2001 đến nay, thị trường nội tệ liên ngân hàng được chính thức tự do, toàn bộ các giao dịch trên thị trường được thực hiện trực tiếp giữa các thành viên, NHNN chỉ thực hiện can thiệp vào cung - cầu vốn và nhu cầu thanh khoản thông qua thị trường mở. a.2 Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Thành lập và đi vào hoạt động từ năm 1994 Thành viên: các tổ chức được phép kinh doanh ngoại hối. NHNN vừa là người điều hành thị trường vừa là người mua bán cuối cùng với khối lượng lớn các loại ngoại tệ để can thiệp vào thị trường khi cần thiết. 4 Việc công bố tỷ giá chính thức dựa trên tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Lãi suất ngoại tệ và lãi suất nội tệ được gắn kết với nhau thông qua nghiệp vụ SWAP ngoại tệ làm cho việc kiểm soát điều hành lãi suất và tỷ giá được đặt trong mối quan hệ chặt chẽ hơn, có cơ sở khoa học hơn, góp phần làm cho tỷ giá phản ánh chính xác hơn giá trị thực của đồng Việt Nam. b. Hoạt động của thị trường liên ngân hàng trong thời gian qua. b.1 Doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng. Từ năm 2002 đến nay doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng tăng khoảng 20%/năm đã phản ánh được phần nào vai trò của thị trường liên ngân hàng với tư cách là “kênh” dẫn vốn quan trọng của tổ chức tín dụng: +Tăng hiệu quả sử dụng vốn của tổ chức tín dụng. + Đảm bảo an toàn hoạt động kinh doanh toàn hệ thống. b.2 Hình thức giao dịch trên thị trường liên ngân hàng. Giữa các tổ chức tín dụng có 2 hình thức giao dịch: + Mở khoản tiền gửi lẫn nhau và giao dịch qua điện thoại, fax, mạng vi tính… về điều khoản của món vay và thực hiện chuyển tiền. + Hoạt động mua bán lẫn nhau tại trung tâm thanh toán bù trừ của NHNN. Giữa các tổ chức tín dụng, NHNN và tổ chức tín dụng khác thực hiện mua bán vốn cũng dựa trên 2 hình thức: + Cho vay (tái cấp vốn). + Cho vay theo bộ hồ sơ khách hàng. VD: Ở ngân hàng VIB bank đã cung cấp các hình thức giao dịch trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng các hình thức sau: - Giao dịch mua bán ngoại tệ giao ngay. - Giao dịch mua bán kỳ hạn. - Giao dịch kết hợp giữa mua bán ngoại tệ và tiền gửi. - Giao dịch trên thị trường tiền tệ. - Các giao dịch khác theo yêu cầu của khách hàng. Nhìn chung hình thức giao dịch trên thị trường liên ngân hàng khá nghèo nàn về mặt công cụ và thời hạn. b.3 Lãi suất liên ngân hàng trong thời gian qua. Từ ngày 16/5/2008 áp dụng cơ chế lãi suất theo lãi suất cơ bản của NHNN. 5 * Năm 2008: Mức cao nhất trong năm 2007 là 17%. 17/2 mức lãi suất này là 25% 19/2 mức lãi suất này đã lên đến mức không tưởng do: +Nguồn cho vay bị hạn chế. + Xảy ra tình trạng đầu cơ tích trữ trong giá vàng. +Ngân hàng ồ ạt công bố tăng lãi suất huy động bằng VND. + Nhu cầu tiền đồng của các ngân hàng là vô cùng lớn do ngân hàng cần tiền để đảm bảo tính thanh khoản, để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ tài chính với nhà nước (17/3 phải mua 20300 tỷ tín phiếu bắt buộc). Ngày 16/9/2008 có quyết định: “ Các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh (lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay) bằng VND đối với khách hàng không vượt quá 150% lãi suất cơ bản do NHNN công bố”. Bước sang năm 2009, do thực hiện gói kích cầu của Chính phủ: cho các doanh nghiệp vay với mức lãi suất ưu đãi là 4%/năm nên lãi suất trên thị trường liên ngân hàng có xu hướng giảm mạnh. Tuy nhiên, thời kì này không kéo dài được lâu do tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại còn kém. Chính vì thế cuối năm 2009 và đầu năm 2010 đã manh nha 1 cuộc chạy đua lãi suất. * Năm 2010: - Đầu năm, lãi suất kỳ hạn qua đêm dao động từ 6,76%/năm đến 7,59%/năm, bình quân ở mức 7,24%/năm, tăng 0,29%/năm; lãi suất bình quân các kỳ hạn từ 3 tháng và 6 tháng vẫn là các kỳ hạn có mức bình quân cao nhất, lần lượt là 11,76%/năm và 11,83%/năm. Lãi suất các kỳ hạn còn lại dao động từ 8,40%/năm đến 11,27%/năm (ngoại trừ lãi suất không kỳ hạn). - Tuy nhiên, đến gần cuối năm 2010 thì lãi suất lại tăng khá nhanh khi mà các ngân hàng có xu hướng chạy đua lãi suất. Đến ngày 8/12, lãi suất giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng bằng VND kỳ này tăng ở tất cả các kỳ hạn. Trong đó, tăng mạnh nhất là lãi suất giao dịch bình quân qua đêm và 1 tuần với các mức tăng lần lượt là 2,39% và 1,19%. Các kỳ hạn còn lại có các mức tăng từ 0,06% đến 0,79%. Lãi suất bình quân qua đêm ở mức 11,33%/năm, tăng 2,39% so với kỳ trước. Lãi suất các kỳ hạn còn lại đều dao động quanh mức 13% và 13,5%. Lãi suất bình quân cao nhất trong tuần là kỳ hạn 3 tháng. - Một điều tất yếu là sự can thiệp của NHNN và cuộc chạy đua lãi suất này. Ngày 14/12/2010, Ngày 14/12, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành văn bản số 9779/NHNN-CSTT yêu cầu các tổ chức tín dụng: ấn định lãi suất huy động vốn bằng đồng Việt Nam (lãi suất tiền gửi, lãi suất giấy tờ có giá ) của các tổ chức (trừ tổ chức tín dụng) và cá nhân, bao gồm cả khoản chi khuyến mại dưới mọi hình thức không vượt quá 14%/năm. * Năm 2011: 6 - Bước vào những tháng đầu năm 2011, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng có xu hướng giảm nhẹ, tuy nhiên tất cả các kì hạn lãi suất đều trên mức 13%/năm. Cụ thể: Ngày 8/2, lãi suất qua đêm ở mức 13,19%/năm, giảm nhẹ so với ngày 29/1 (13,50%/năm). Các kỳ hạn giảm là lãi suất kì hạn 1 tuần, 2 tuần, 3 tháng lần lượt ở mức từ 13,50 %/năm xuống 13,42%/năm, từ 13,48%/năm xuống 13,18%/năm, từ 13,50%/năm xuống 13,33%/năm. Các kỳ hạn lãi suất 6 tháng, 12 tháng đều giữ nguyên ở mức 13,50%/năm. Riêng kỳ hạn 1 tháng có sự gia tăng đáng kể từ mức 12,88%/năm lên 13,38%/năm. - Thực trạng cần chú ý: Thị trường tiền tệ liên ngân hàng được tổ chức nhằm nhu cầu chủ yếu đáp ứng nhu cầu thanh khoản của ngân hàng. Thực tế hiện nay, tình trạng các tổ chức tín dụng (chủ yếu là các ngân hàng nhỏ) vay vốn từ thị trường và sử dụng vào các mục đích (dùng để đầu tư, cho vay…) đã gây ra những hậu quả xấu. Các khoản đầu tư, cho vay có chất lượng không cao dẫn đến khả năng thu hồi thấp, thêm nữa khi nhu cầu thanh khoản thực xuất hiện, các ngân hàng này không có khả năng đáp ứng được. NHTW đang thực hiện cuộc thanh tra những ngân hàng thuộc diện nghi ngờ và có biện pháp xử lí nghiêm ngặt. 2.2 Thị trường của tài sản thanh khoản Tại sao thị trường cho tài sản thanh khoản lại xuất hiện? Tạo lập một thị trường hiệu quả cho tài sản thanh khoản sẽ thu hút được các tổ chức tín dụng trong nền kinh tế tham gia, tăng cường lượng cung - cầu. Tại một thời điểm bất kì sẽ luôn tồn tại nhu cầu mua (hoặc bán) tài sản thanh khoản đó, ngân hàng có thể bán hoặc mua tài sản thanh khoản trong khi giảm thiểu tối đa độ trễ và nguy cơ bị ép giá. 2.2.1 Đặc điểm của thị trường của tài sản thanh khoản: - Đây là thị trường sẵn sàng để các tài sản thanh khoản có thể chuyển thành tiền mặt một cách nhanh chóng. - Giá của các tài sản phải ổn định, dù tài sản lớn như thế nào hay cần được bán nhanh ra sao, thị trường vẫn đủ sâu để chấp nhận với mức giá thay đổi không đáng kể. - Thị trường phải có khả năng đảo chiều để cho người bán tài sản có thể mua lại với mức tổn thất không đáng kể. Tài sản thanh khoản cũng được xác định dựa trên 3 đặc điểm trên. Những tài sản có tính thanh khoản cao nhất của ngân hàng bao gồm: Tín phiếu kho bạc (trái phiếu chính phủ ngắn hạn), tiền gửi tại ngân hàng trung ương ngân hàng khác, thương phiếu được chấp nhận thanh toán (có thể tái chiết khấu với chi phí thấp)…. 2.2.2 Giới thiệu một thị trường của tài sản thanh khoản: - Một thị trường tài sản thanh khoản điển hình ứng với các loại giấy tờ có giá do NHNN phát hành là Thị trường mở (Open Market Operation), viết tắt là OMO. 7 - Các thành viên tham gia thị trường mở tại Việt Nam bao gồm NHNN và các tổ chức tín dụng có đủ điều kiện theo quy định của NHNN: (có tài khoản tiền gửi tại NHNN, có đủ phương tiện cần thiết để tham gia OMO, và có đăng ký tham gia OMO). - Thị trường mở là nơi NHNN và các đối tác của NHNN được chủ động tham gia mua bán giấy tờ có giá (GTCG) với NHNN và lãi suất thực sự là mang tính thị trường. Thông qua thị trường mở, các ngân hàng có thể sử dụng các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để đầu tư vào các GTCG để thu được lợi tức và đáp ứng nhu cầu dự trữ thứ cấp. Khi cần thiết, các ngân hàng có thể bán lại các GTCG này trên thị trường mở để giải quyết khó khăn về nguồn vốn. Các thành viên tham gia thị trường mở thường là các đối tác có độ tin cậy cao, nên việc mua bán GTCG trên thị trường mở có độ an toàn rất cao. II. RỦI RO THANH KHOẢN. 1. RỦI RO THANH KHON LÀ GÌ? Rủi ro thanh khoản là khả năng xảy ra tổn thất cho ngân hàng khi nhu cầu thanh khoản thực tế vượt quá khả năng thanh khoản dự kiến. 2. NGUYÊN NHÂN CỦA RỦI RO THANH KHON. a. Nguyên nhân từ bên ngoài: Đây là nhóm nguyên nhân khách quan đến từ thị trường không thể tránh khỏi: do khủng hoảng nền kinh tế, khủng hoảng khu vực tài chính, các tin đồn thất thiệt b. Nhóm nguyên nhân xuất phát từ phía các tổ chức tín dng: Không dự tính trước nhu cầu tài trợ khoản cho vay, không đáp ứng nhu cầu rút tiền ngay, thiếu đa dạng hóa các loại hình tài trợ, các loại tiền, mất cân đối về thời gian đáo hạn, rủi ro thanh khoản cục bộ trong từng loại tiền tệ, giảm sút uy tín đối với công chúng… và còn rất nhiều các nguyên nhân khác. 3. DIỄN BIẾN CỦA RỦI RO THANH KHON: Ngân quỹ của ngân hàng suy giảm liên tục trong nhiều tháng do ngân hàng bị hạn chế trong huy động, hoặc do ngân hàng có các tài sản chất lượng kém, không có khả năng thu hồi để hoàn trả. Dòng tiền lớn rút đột ngột do yếu tố mất ổn định vĩ mô, do thông tin bất lợi cho ngân hàng. Khủng hoảng và hoảng loạn ngân hàng luôn dựa vào khủng hoảng tài chính. Phần lớn khủng hoảng là do chu kỳ kinh tế: khi chu kỳ kinh tế đang đi lên, nhiều doanh nghiệp mở rộng vay, khi chu kỳ kinh tế đi xuống, giá cả giảm, lợi nhuận giảm, các doanh nghiệp khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng, rủi ro tín dụng xảy ra. Các tổn thất này làm giảm thu nhập ròng của ngân hàng, và nếu tổn thất với quy mô lớn, sẽ trực tiếp làm giảm vốn của ngân hàng. Khi mà các khoản cho vay xấu được tích lũy lại, người gửi tiền trở nên dễ hoảng sợ, rút tiền hàng loạt, làm cho ngân hàng mất khả năng chi trả, phải đóng cửa. Có thể có ngân hàng kinh doanh chưa bị thua lỗ, song do tính lan truyền tâm lý giữa những người gửi tiền mà tiền gửi cũng có thể bị rút rất lớn. Các ngân hàng nhỏ, khả năng dự trữ thấp 8 thường là đối tượng đầu tiên bị tàn phá bởi cơn hoảng loạn. Nếu khả năng cứu vãn của Ngân hàng Trung ương thấp, tính trạng hoảng loạng có thể lan rộng trong toàn hệ thống, dẫn đến khủng hoảng thanh khoản. Ngân hàng từ giảm khả năng chi trả, đến mất khả năng chi trả trong ngắn hạn. Để thoát khỏi sụp đổ, ngân hàng phải huy động hoặc vay mượn các nguồn tiền mới với chi phí đắt đỏ, hoặc bán các tài sản hiện có với giá thấp (chịu thua lỗ). Mức nhẹ của rủi ro thanh khoản (không gắn với khủng hoảng thanh khoản) là khả năng xảy ra tổn thất, làm giảm thu nhập của ngân hàng. Cao hơn ngân hàng có thể bị phá sản. 4. NHNG VỤ RỦI RO THANH KHON NỔI TIẾNG. a. TRÊN THẾ GIỚI: i. Ngân hàng Barings Anh quốc: Barings là ngân hàng đầu tư lâu đời nhất, danh tiếng và rất có uy tín tại Anh, được thành lập năm 1762. Barings có uy tín tới nỗi Nữ hoàng Anh Elizabeth cũng là một trong những khách hàng truyền thống của ngân hàng này. Tuy nhiên, một biến cố lớn đã xảy ra với Barings khi Nick Lesson, Giám đốc chi nhánh Barings tại Singapore bỏ trốn vào năm 1995. Lesson đã dùng 1.4 tỉ USD vốn của ngân hàng đáng nhẽ được sử dụng cho các dự án trong tương lai vào đầu cơ mua cổ phiếu bất động sản tại Thị trường chứng khoán Tokyo. Có ai ngờ, trận động đất kinh hoàng tại thành phố Kobe, Nhật Bản cùng năm đó đã khiến Lesson thua hết số tiền 1.4 tỉ USD chơi chứng khoán - tương đương với khoản lợi nhuận Barings tích luỹ hàng năm. Khi Lesson bỏ trốn và sự việc bị tiết lộ, toàn bộ khách hàng của Barings đã đổ xô tới rút tiền, dẫn tới việc ngân hàng phải tuyên bố phá sản vào ngày 26/2/1995. Đây được coi là sự kiện không chỉ chấn động hệ thống ngân hàng Anh mà còn được nhiều ngân hàng lớn trên thế giới lấy đó làm bài học kinh nghiệm. ii. Rủi ro thanh khoản ở các NHTM Argentina năm 2001. Argentina là nền kinh tế lớn thứ ba của khu vực Mỹ La tinh. Điều gì đã xảy ra: - Năm 2000: Argentina thông báo kế hoạch thắt lưng buộc bụng, cắt giảm chi tiêu và tìm kiếm sự giúp đỡ từ phía IMF. - Tháng 11 năm 2001: Những người Argentina hồ nghi đã rút khoảng 1,2 tỷ USD từ các tài khoản ngân hàng của họ. - Tháng 12 năm 2001: chính phủ can thiệp để ngăn cản các dòng tiền chảy khỏi ngân hàng: ra hạn mức rút tiền là 1000 USD/tháng. Thay các khoản tiền gửi bằng trái phiếu 10 năm của chính phủ. - Tháng 1 năm 2002: thả nổi tiền, Peso bị mất giá 29%; USD/peso = 1,4 9 - Tháng 12 năm 2002: USD/peso=2,6. Những người Argentina đã rút trên 100 triệu USD khỏi ngân hàng mỗi ngày. Chính phủ đã ra hạn mức rút tiền mới là 500 USD/tháng. - Tháng 3 năm 2002: Tài sản của ngân hàng được chuyển đổi sang tiền Peso trong khi các khoản tiền gửi bằng USD. Các ngân hàng dự tính sẽ lỗ khoảng từ 10-20 tỷ USD do việc chuyển đổi này. USD/peso = 3,75, các ngân hàng bắt đầu thiếu tiền mặt. - Tháng 4 năm 2002: Argentina yêu cầu các ngân hàng đóng cửa vô thời hạn. Các ngân hàng chịu tổn thất: - HSBC tiết lộ rằng cuộc khủng hoảng ở Argentina đã làm mất 1850 triệu USD trong năm tài chính 2001. Michael Smith, tổng giám đốc HSBC ở Argentina nói: “Điều này giống như chết đi sống lại cả ngàn lần”. - Scotia Bank dự định sẽ rút chi nhánh của mình khỏi Argentina vì không chịu nổi rủi ro. iii. Rủi ro thanh khoản của các ngân hàng Nga năm 2004 Vào tháng 7 năm 2004, các ngân hàng của Nga đứng trước nguy cơ rủi ro thanh khoản rất lớn. - 9/7/2004: Một đại gia trong ngành Ngân hàng Nga - Guta Bank - thông báo tạm khoá các tài khoản tiền gửi trên toàn quốc do chi trả trong tháng 6 vượt 10 tỷ rúp (tương đương 345 triệu USD). Ngân hàng đã đóng cửa 76 chi nhánh và ngừng hoạt động hơn 400 máy ATM - 10/7/2001: Ngay sau khi Guta khoá các tài khoản tiền gửi, người dân đổ xô đi rút tiền ở ngân hàng khác để đề phòng rơi vào hoàn cảnh tương tự - 16/7/04: Các NH Nga đã từ chối cung cấp tín dụng cho nhau, lãi suất tiền gửi tăng song khách hàng vẫn ồ ạt xếp hàng rồng rắn bên ngoài các toà nhà NH để chờ đến lượt rút tiền. - 17/7/04: Ngân hàng Alfa, đại gia thứ 4 trong ngành tài chính Quyết định áp dụng biện pháp cấp bách là phạt 10% số tiền nếu khách hàng rút trước thời hạn. Cùng lúc, báo chí trích lời một cơ quan quản lý tài chính Nga tuyên bố 10 ngân hàng nữa có thể sẽ bị đóng cửa trong nay mai. Tuy nhiên, một số phương tiện thông tin đại chúng lại tiết lộ họ có trong tay danh sách đen với 27 ngân hàng đang bên bờ vực phá sản. - 18/7/04: Thống đốc NHTW Sergei Ignatiev và tổng thống Putin tuyên bố không hề có danh sách đen và khủng hoảng như vậy nhất thời là do tâm lý. Ông Sergei Ignatiev Quyết định giảm các tỷ lệ dự trữ tiền mặt của các ngân hàng 7% từ xuống 3,5% nhằm tăng khả năng thanh khoản, đồng thời áp dụng hàng loạt biện pháp cứu Guta. - 20/7/2004: Nhiều ngân hàng đã sụp đổ. Những người gửi tiền tràn đến các nhà băng để rút tiền vì lo ngại cuộc khủng hoảng tài chính năm 1998 tái diễn và họ sẽ 10 [...]... thanh khoản của các ngân hàng thương mại và các trung gian tài chính khác, các nhà nghiên cứu đã xây dựng các lý thuyết quản lý thanh khoản Các lý thuyết này trình bày mối quan hệ biện chứng giữa quản lý cung, cầu thanh khoản và môi trường hoạt động của ngân hàng 5.1 Lý thuyết cho vay thương mại Lý thuyết cho vay thương mại hình thành dựa trên việc nghiên cứu thanh khoản của các ngân hàng từ đầu thế kỷ... đảm bảo thanh khoản Lý thuyết cho vay thương mại, bên cạnh việc phân tích tính thanh khoản của các khoản cho vay thương mại, đã không chú ý tới tính chất của nguồn vốn của ngân hàng và tính thanh khoản cho vay phi thương mại, từ đó cho rằng các khoản cho vay phi thương mại là không đảm bảo tính thanh khoản và không thích hợp với ngân hàng thương mại Nguồn vốn của ngân hàng, dù có thể là toàn các khoản. .. động quản lý thanh khoản của các ngân hàng Việt Nam vẫn tồn tại nhiều rủi ro, việc tồn đọng vốn, gây mất thanh khoản cho các ngân hàng thương mại Tuy nhiên ở đây chúng ta chỉ bàn đến vấn đề quản lý thanh khoản của các ngân hàng Việt Nam: 24 - Từ năm 1991 đến năm 2007, tình hình thanh khoản của các ngân hàng Việt Nam vẫn ở tình trạng khá tốt, tuy nhiên đã tiềm ẩn nhiều rủi ro thanh khoản của các ngân hàng. .. ngân hàng thương mại Hiện nay, có quá nhiều ngân hàng thương mại tại Việt Nam; do đó, để có được một hệ thống ngân hàng mạnh, việc sáp nhập các ngân hàng nhỏ và có thể sáp nhập ba ngân hàng thương mại lớn: Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển thành một ngân hàng tầm cỡ trong khu vực Nên quan niệm rẳng: có nhiều hay không nhiều số lượng ngân hàng thương mại không... năm, ngân hàng ước lượng nhu cầu thanh khoản của các tháng, quý trong năm Bất cứ khi nào cung thanh khoản và cầu thanh khoản không cân bằng với nhau, ngân hàng có một độ lệch thanh khoản Độ lệch này được xác định như sau: 18 Khe hở thanh khoản (liquidity gap) = Tổng cung thanh khoản (1) - Tổng cầu thanh khoản (2) Khi (1) > (2): Độ lệch thanh khoản dương → Ngân hàng phải nhanh chóng đầu tư phần thanh khoản. .. trước, các ngân hàng tập trung đáp ứng nhu cầu thanh khoản từ phía bên tài sản với lý thuyết cho vay thương mại, thì trong thế kỷ 20 các ngân hàng lớn đã chuyển sang lý thuyết quản lý nợ, nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản từ phía bên nguồn Chiến lược quản lý thanh khoản kết hợp đã trở nên phổ biến, dựa trên duy trì thanh khoản của cả tài sản và nguồn vốn Tùy từng thời kỳ, từng vùng, mà mỗi ngân hàng sẽ... tại ngân hàng Mối quan hệ với các khách hàng tiềm năng (có lượng tiền gửi lớn, hạn mức tín dụng cao…) bị sứt mẻ và chuyển sang các ngân hàng khác 1.2 Bản chất của công tác quản lí thanh khoản trong ngân hàng Hầu hết các vấn đề thanh khoản đều xuất hiện từ ngoài ngân hàng do những hoạt động tài chính của khách hàng Trên thực tế, các vấn đề về thanh khoản của khách hàng thường chuyển về phía ngân hàng. .. hàng Nếu khách hàng doanh nghiệp thiếu hụt dự trữ thanh khoản, sẽ thực hiện vay vốn ngân hàng hoặc rút tiền ra khỏi tài khoản tiền gửi, tạo ra các vấn đề với cầu thanh khoản của ngân hàng Bản chất của công tác quản lí thanh khoản trong ngân hàng có thể được đúc kết trong 2 nội dung sau: - Thứ nhất, rất hiếm khi tại một thời điểm tổng cầu thanh khoản bằng tổng cung thanh khoản, do đó, ngân hàng thường... thân ngân hàng như cán bộ, công nghệ, thị phần, uy tín Các nhân tố này có thể tác động nhu cầu thanh khoản tức thời (ngắn hạn) và xu hướng (dài hạn) 2.1.2 Cách thức ngân hàng sử dụng để quản lí cầu thanh khoản Cách thức mà các ngân hàng áp dụng để quản lý cầu thanh khoản có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự an toàn của hệ thống Sau đây là một số nội dung chính: 14 - Phân tích nhu cầu thanh khoản trong. .. thanh khoản cao và khả năng sinh lời cao hơn ngân quỹ: trái phiếu chính phủ, thương phiếu, khoản tín dụng chất lượng cao sắp mãn hạn… 3 CHIẾN LƯỢC QUẢN LÍ THANH KHOẢN CỦA CÁC NHTM: 15 3.1 Quản lý thanh khoản từ phía bên tài sản – Chiến lược dự trữ Chiến lược này yêu cầu ngân hàng tích lũy thanh khoản bằng cách nắm giữ các tài khoản thanh khoản (có tính thanh khoản cao) – Chủ yếu là tiền mặt và các . QUẢN LÝ THANH KHOẢN TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Mc lc A. CÁC VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ THANH KHOẢN I. NHNG KHI NIM CƠ BN 1. CC KHI NIM CƠ BN VỀ THANH KHON 1.1Tính thanh khoản của. liên ngân hàng: Các ngân hàng thương mại. Các ngân hàng thương mại cổ phần. 3 Tổ chức tín dụng khác. Ngân hàng nhà nước. Môi trường pháp lý cho hoạt động của thị trường liên ngân hàng. hiện các mục tiêu quản lý thanh khoản, nhà quản lý phải xác định cầu thanh khoản, bao gồm các yếu tố tạo nên cầu thanh khoản, các nhân tố tác động tới cầu thanh khoản, và ước lượng cầu thanh khoản. 2.1